Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.35 KB, 82 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ TỪ HÒA

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỪ THỰC TIỄN
QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 838.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS ĐẶNG MINH TUẤN

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành gửi lời biết ơn sâu sắc đến Ban giám đốc,
các khoa, phòng và quý thầy, cô trong Học viện khoa học xã hội đã nhiệt tình
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính. Tôi xin trân
trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đặng Minh Tuấn, người đã trực tiếp
hướng dẫn, định hướng chuyên môn và dành thời gian, tâm huyết hướng dẫn
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Đà
Nẵng, UBND, Phòng Kinh tế Quận Sơn Trà, Hạt kiểm lâm liên Quận Ngũ


Hành Sơn – Quận Sơn Trà, Bên cạnh đó, tôi xin trân thành cảm ơn Lãnh đạo
cùng các đồng nghiệp công tác tại Ủy ban nhân dân phường Thọ Quang,
Quận Sơn Trà, Thành Phố Đà Nẵng và các Lãnh đạo Học viện khoa học xã
hội đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và
thực hiện Luận văn.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện Luận văn, tuy
nhiên củng không sao tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự
góp ý của quý thầy, cô và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Lê Từ Hòa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và những kết quả trong luận văn
Thạc sỹ Luật hiến pháp và luật hành chính “Quản lý nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng từ thực tiễn Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng” là hoàn toàn
trung thực, mọi số liệu và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lê Từ Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ VÀ
PHÁT TRIỂN RỪNG ...............................................................................................7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ........ 7

1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.................................. 15
1.3. Nội dung, hình thức, phương pháp quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
............................................................................................................................... 18
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng ..26
1.5. Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng...................................................................................................................31
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT
TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
...................................................................................................................................35
2.1. Thực trạng tài nguyên rừng và xâm hại rừng trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành
phố Đà Nẵng .......................................................................................................35
2.2. Đánh giá kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.......................................39
2.3. Những nguyên nhân kết quả và hạn chế trong quản lý nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng trên địa bàn Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng ......................50
Chương 3. CÁC QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG. .................................................... 54
3.1. Các quan điểm đổi mới quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng .............. 54
3.2. Các giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng..............57
KẾT LUẬN ..............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ủy ban nhân dân
Ban chỉ đạo
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phòng cháy chữa cháy-cứu nạn cứu hộ
Đặc dụng-Phòng hộ-Sản xuất


UBND
BCĐ
NN&PTNT
PCCC-CNCH
ĐD-PH-SX

Rừng đặc dụng

RĐD

Rừng phòng hộ

RPH

Rừng sản xuất

RSX

Phòng cháy, chữa cháy rừng
Bảo vệ và Phát triển rừng
Quản lý bảo vệ rừng
Môi trường rừng

PCCCR
BV&PTR
QLBVR
MTR

Phòng cháy và chữa cháy


PC&CC

Bảo vệ môi trường

BVMT

Bảo vệ rừng

BVR

Bảo tồn thiên nhiên

BTTN

Kiểm lâm địa bàn

KLĐB

Quản lý lâm sản

QLLS

Động vật hoang dã

ĐVHD


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
Bảng 2.1.


Tên bảng
Diện tích rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp phân bố

Trang
41

tập trung tại bán đảo Sơn Trà (vùng đệm của Khu Bảo
tồn thiên nhiên Sơn Trà) thuộc phường Thọ Quang.
Bảng 2.2.

Phân giao quản lý rừng và đất lâm nghiệp theo chủ
quản lý

42


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi
quốc gia, rừng có vai trò, vị trí vô cùng to lớn đối với việc phát triển kinh tế xã hội bền vững, bảo đảm Quốc phòng - An ninh (QPAN). Giá trị của rừng
không chỉ giới hạn trong giá trị các lâm sản mà bao hàm cả giá trị văn hóa, lịch
sử, bảo đảm môi trường sống của con người, điều hòa khí hậu và nguồn nước,
góp phần chống thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu... Rừng có giá trị rất đặc
biệt không chỉ đối với thế hệ hôm nay mà cả cho các thế hệ mai sau; rừng góp
phần vào các hoạt động kinh tế nhờ vào khả năng cung cấp nguyên liệu liên
tục, lâu dài với chất lượng nguyên liệu bảo đảm cho các ngành công nghiệp
như: chế biến gỗ, mỹ phẩm, vật liệu xây dựng, giấy, lấy tinh dầu, sợi dệt...
Hiện nay, việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để
phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, như xây dựng các công trình

thuỷ điện, khai thác các loại quặng. Thông thường các mỏ quặng, các khu vực
lòng hồ thuỷ điện nằm ở những khu rừng có trữ lượng gỗ lớn, khi tiến hành
khai thác có thể từ vài chục, thậm chỉ đến vài trăm hécta (ha) rừng bị phá. Bên
cạnh đó, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là nhân dân sống
ven rừng, gần rừng ở các tỉnh miền núi, đời sống của họ chủ yếu dựa vào khai
thác các sản phẩm từ rừng do vậy phần nào làm suy giảm từng ngày, từng giờ
nguồn tài nguyên rừng.
Việt Nam, từ khi đổi mới và hội nhập quốc tế đã có nhiều thay đổi về
quản lý nhà nước (QLNN) về công tác bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR).
Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành lần đầu tiên năm 1991 đến năm
2004 được sửa đổi, bổ sung; vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đã được đưa vào
mục tiêu kế hoạch phát triển KT-XH, Nghị quyết Đại hội VII của Đảng đã

1


khẳng định: Bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh việc trồng rừng, khoanh
nuôi, tái sinh rừng, phủ xanh và sử dụng đất trống, đồi núi trọc gắn với phân
bố lao động lên trung du, miền núi, thực hiện định canh, định cư, ổn định đời
sống của các dân tộc, mọi đất rừng đều có người làm chủ trực tiếp, kể cả rừng
kinh tế, rừng phòng hộ và các khu bảo tồn là nhiệm vụ hết sức quan
trọng.[32]
Nhờ vào những đổi mới trong quả trình QLNN trong những năm qua,
hoạt động (BV&PTR) đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: nhận thức
của người dân về (BV&PTR) được nâng lên, quan điểm đổi mới xã hội hoá về
(BV&PTR) được triển khai thực hiện bước đầu có hiệu quả; hệ thống pháp
luật về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) ngày càng được hoàn thiện phù hợp với
thực tiễn, chủ trương đổi mới quản lý hiện nay và thông lệ Quốc tế; Chính
quyền các cấp đã quan tâm nhiều hơn đến công tác QLBVR, tình trạng xâm
hại tài nguyên rừng (TNR) được ngăn chặn, đẩy lùi; thiệt hại về TNR do các

hành vi, vi phạm gây ra giảm, số vụ vi phạm Luật BV&PTR trên phạm vi
toàn quốc; Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm
2016, toàn quốc có tổng diện tích rừng là 14.377.682 ha, tăng 315.826 ha so
với năm 2015; độ che phủ rừng đạt 41,19%. Giá trị lâm nghiệp tăng bình quân
6,75%/năm trong giai đoạn 2013-2016; giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản
tăng hơn hai lần, ước cả năm 2017 đạt 7,6 đến 7,8 tỷ USD. Cùng với đó, dịch
vụ môi trường rừng trở thành nguồn tài chính quan trọng, góp phần nâng cao
hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng, tăng thu nhập cho chủ rừng, giảm áp lực
chi ngân sách hằng năm từ 1.200 đến 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, tình hình vi
phạm đối với rừng tự nhiên còn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, nhất
là khu vực Tây Nguyên và miền trung; một số vụ phá rừng nghiêm trọng,
nhưng chậm bị phát hiện và xử lý ở khu vực Tây Nguyên và các tỉnh Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, Bắc Cạn, Điện Biên... Việc xử lý vi

2


phạm còn thiếu kiên quyết, nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh trách
nhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tài
nguyên rừng, kỷ cương pháp luật và gây bức xúc trong xã hội. [5]
Bên cạnh đó vấn đề đói nghèo chưa được giải quyết triệt để, rừng đã
được giao nhưng khâu quản lý bảo vệ chưa được chặt chẽ, việc khai thác các
tài nguyên rừng, xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng không theo quy hoạch
đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ảnh hưởng lớn đến công tác
bảo vệ rừng. Do đó, việc nghiên cứu quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển
rừng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước về
bảo vệ và phát triển rừng là yêu cầu tất yếu của cả nước nói chung và của quận
Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng nói riêng.
Với những lí do đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng từ thực tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn

khóa học. Luận văn kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu trong
cùng lĩnh vực trước đó, đồng thời được cụ thể hóa phù hợp với thực tiễn công
tác bảo vệ và phát triển rừng từ thực tiễn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trong đó tác giả
biết đến một số công trình tiêu biểu sau:
Luận án Tiến sĩ ngành Điều tra quy hoạch rừng “Đánh giá quản lý rừng
bền vững và giám sát thực hiện sau khi được cấp chứng chỉ rừng tại công ty
lâm nghiệp bến hải, Tỉnh Quảng trị” của Hà Sỹ Đông, năm 2016, Trường Đại
học Lâm Nghiệp; Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả
nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề quản lý rừng bền vững và giám sát thực
hiện pháp luật đối với lĩnh vực QLBVR ở Việt Nam hiện nay và nêu bật các
yêu cầu đặt ra, cũng như xây dựng hệ thống các nguyên tắc điều chỉnh đối với
pháp luật QLBVR.

3


Luận văn Thạc sĩ Luật học “Vai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước
đổi với lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay" của Hà Công Tuấn, năm
2002, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu,
đánh giá thực trạng vai trò của pháp luật trong QLNN đối với lĩnh vực bảo vệ
rừng và đưa ra những giải pháp nâng cao vai trò của pháp luật trong QLNN đối
với lĩnh vực bảo vệ rừng.
Luận văn Thạc sĩ Luật học “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ
rừng ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Huyền, năm 2005, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nghiên cứu một số vấn đề
cơ bản của pháp luật bảo vệ rừng, đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện
pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng.
Luận án Tiến sĩ Luật kinh tế “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong

lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay” của Hà Công Tuấn, năm 2006,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tác giả nhấn mạnh trong
các công cụ quản lý nhà nước nói chung và quản lý bảo vệ rừng nói riêng thì
công cụ pháp luật đóng vai trò rất quan trọng.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết trên các tạp chí, báo và các tham luận trong
hội thảo của nhiều tác giả đề cập đến vấn đề này ở nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trong chủ đề này tập trung chủ yếu vào những đánh
giá vĩ mô, phân tích các chính sách tổng thể, chứ chưa đi sâu vào phân tích
thực trạng tổ chức và hoạt động QLNN về BV&PTR ở cấp độ địa phương.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về QLNN trong lĩnh vực
BV&PTR, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động QLNN về bảo vệ rừng tại
địa phương, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nâng cao
hiệu quả QLNN về BV&PTR tại Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

4


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn là:
- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về QLNN, đánh giá tổ chức và
hoạt động QLNN về BV&PTR.
- Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân tồn
tại của hoạt động QLNN về BV&PTR.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động QLNN về BV&PTR tại Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và hoạt động QLNN về

BV&PTR. Trên cơ sở phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn
chế, nguyên nhân tồn tại xuất phát từ hoạt động QLNN về BV&PTR và một
số yếu tố khác làm ảnh hưởng đến hoạt động QLNN trong lĩnh vực này.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng công tác QLNN về
BV&PTR trên địa bàn Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng từ năm 2011-2015,
từ đó đề ra giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian đến.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã dựa trên cơ sở phương pháp luận của
Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về pháp luật, về công tác quản lý và bảo vệ rừng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu: thông tin, số
liệu về hoạt động QLNN đối với lĩnh vực BV&PTR từ các Nghị quyết, Chỉ
thị, Phương án, Kế hoạch BV&PTR của Trung ương, của Thành phố Đà Nẵng

5


và Quận Sơn Trà, các báo cáo tổng kết công tác quản lý BV&PTR của Chi
cục Kiểm lâm và các ngành có liên quan từ năm 2011 đến 2015.
Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh; phương pháp
lịch sử; phương pháp đàm thoại (trao đổi ý kiến với những chuyên gia đầu
ngành, những người làm công tác thực tiễn lâu năm).
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đóng góp một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động
QLNN đối với công tác BV&PTR. Tìm ra những nguyên nhân đạt được kết
quả và những hạn chế trong công tác BV&PTR.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích, đánh giá về cơ sở lý luận, thực tiễn từ công tác
PT&BVR giúp các nhà lãnh đạo Quận Sơn,Trà thành phố Đà Nẵng có thêm
các giải pháp mới, trên cơ sở đó xây dựng những phương án, kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng tại địa phương hiệu quả hơn.
Luận văn cũng có thể dùng làm tư liệu nghiên cứu cho những ai quan
tâm đến vấn đề này.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên
địa bàn Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Các quan điểm và giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về bảo
vệ và phát triển rừng.

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×