Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn quận sơn trà, thành phố đà nẵng ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605 KB, 94 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BIỆN THỊ THU

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI
SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BIỆN THỊ THU

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI
SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TỪ THỰC TIỄN
QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Hành chính
Mã số

: 838.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN TUẤN KHANH

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó
Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra, tôi đã hoàn thành luận văn với đề tài
“Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng”.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Tuấn
Khanh - người đã hướng dẫn, giúp em có cách tiếp cận một cách khoa học để
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong khoa Luật Hiến
pháp và Hành chính, cùng các thầy cô giáo Học viện Khoa học xã hội, những người
đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ và hỗ trợ trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo đơn vị, gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành đề tài.
Luận văn không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng
góp ý kiến quý báu của các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Biện Thị Thu


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ

Luật học "Quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn quận
sơn trà, thành phố Đà Nẵng" là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề
tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Tác giả luận văn

Biện Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY .................................................. 7
1.1. Khái quát về ma tuý và người nghiện ma túy ...................................................... 7
1.2. Quan niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương pháp quản lý nhà
nước đối với người sau cai nghiện ma túy ................................................................ 12
1.3. Những yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma
túy

........................................................................................................................ 19

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU
CAI NGHIỆN TẠI QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG..................... 29
2.1. Khái quát tình hình nghiện ma túy, công tác cai nghiện và quản lý sau cai
nghiện tại quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.......................................................... 29
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện tại quận Sơn Trà,
thành phố Đà Nẵng.................................................................................................... 39
2.3. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy tại
quận Sơn Trà ............................................................................................................. 55

Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC, HIỆU
QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN ............. 64
3.1. Phương hướng quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện thời gian tới .... 64
3.2. Giải pháp quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy..................... 66
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANCT

: An ninh chính trị

ANTQ

: An ninh Tổ quốc

Hội CCB

: Hội Cựu chiến binh

Hội LHPN

: Hội Liên hiệp Phụ nữ

LĐ-TB&XH

: Lao động - Thương binh và Xã hội


MTTQVN

: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

TTATXH

: Trật tự an toàn xã hội

UBND

: Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số liệu xử lý vi phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng (2012 – 2017) ..................................................................................................33
Bảng 2.2. Tổng hợp đối tượng liên quan đến ma túy từ năm 2012 - 2017 ...............34
Bảng 2.3. Tổng hợp phân loại đối tượng ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
năm 2017 ...................................................................................................................38
Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình thực hiện cảm hóa, giáo dục trên địa bàn quận Sơn
Trà năm 2016-2017 ...................................................................................................45
Bảng 2.5. Tình hình cấp kinh phí cho công tác cảm hóa, giáo dục, đào tạo nghề và
tìm kiếm việc làm năm 2016, 2017 tại thành phố Đà Nẵng .....................................47
Bảng 2.6. Chi phí cho quá trình huấn luyện, đào tạo nghề, khởi nghiệp ..................54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, tệ nạn ma túy được coi là hiểm họa đối với loài người và đã thực
sự trở thành vấn đề nóng bỏng, vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Và Việt Nam

cũng đang phải gánh chịu mối hiểm họa đó. Theo báo cáo rà soát, quản lý người
nghiện của Bộ Công an, tình hình nghiện ma túy ở nước ta những năm gần đây tiếp
tục diễn biến phức tạp. Số người nghiện ma túy đã xuất hiện ở 100% các tỉnh, thành
phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước; số
người tái nghiện chiếm tỷ lệ tương đối cao, có những nơi lên đến hơn 85%. Số
người nghiện ma túy ngày càng gia tăng và có những chuyển biến khó lường. Theo
Báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội năm 2017, cả nước có 210.751
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.617 người so với cùng kỳ năm 2015
(200.134 người).
Mặc dù công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện
được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, bổ sung
nguồn lực, kiên trì thực hiện trong nhiều năm qua và đã có những nỗ lực nhất định
nhưng do nhiều nguyên nhân, tình trạng người tái nghiện ma túy vẫn chiếm tỷ lệ
cao. Các số liệu cho thấy, dù đã có nhiều phương pháp cai nghiện được ứng dụng
rộng rãi ở Việt Nam nhưng tỉ lệ tái nghiện vẫn có thể lên đến hơn 85% trong năm
đầu tiên nếu không chăm sóc sau cai nghiện.
Với tình hình tội phạm ma túy ngày càng tinh vi và phức tạp, công tác quản
lý người nghiện ma túy, cai nghiện và sau cai nghiện ma túy còn nhiều bất cập thì
đòi hỏi tất yếu phải chú trọng hơn nữa về công tác quản lý nhà nước đối với người
sau cai nghiện và phải có sự vào cuộc của cả gia đình, toàn thể cộng đồng xã hội
cũng như của tất các cấp ngành, chính quyền địa phương để giúp người sau cai
nghiện có cuộc sống hòa nhập với cộng đồng một cách tốt hơn.
Thành phố Đà Nẵng nói chung và địa bàn quận Sơn Trà nói riêng không phải
là một trong những địa phương có số người nghiện ma túy đứng đầu cả nước nhưng

1


với thế mạnh về phát triển du lịch và các lễ hội, lượng du khách tập trung đông nên
các đối tượng lợi dụng để hoạt động mua bán và sử dụng ma túy trái phép ngày

càng nhiều, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó phát hiện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh
hưởng đến trật tự an ninh xã hội. Những năm qua, số người nghiện ma túy trên địa
bàn có xu hướng gia tăng về số lượng và ngày càng trẻ hóa. Công tác quản lý người
sau cai nghiện còn nhiều bất cập, thể hiện qua việc số tái nghiện còn chiếm tỷ lệ
cao. Nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt với đối tượng này sẽ tiềm ẩn
nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
Do vậy, trong những năm gần đây thành phố, UBND các quận huyện tập trung
đẩy mạnh công tác quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú. Nội dung quản lý sau cai
nghiện tại nơi cư trú bao gồm: Quản lý, hướng dẫn, giúp đỡ người sau cai nghiện
phòng, chống tái nghiện; tư vấn cho họ để thay đổi hành vi, nhân cách; Hỗ trợ học
nghề, tìm việc làm và tạo điều kiện để người sau cai nghiện tham gia các hoạt động
xã hội, hoà nhập cộng đồng.
Tuy nhiên, tỷ lệ thành công sau một đợt cai nghiện còn thấp, tỉ lệ tái nghiện
vẫn còn cao; Công tác giúp đỡ, tư vấn cho họ để thay đổi hành vi, nhân cách đã
được thực hiện nhưng chưa có chương trình cụ thể, hiệu quả chưa cao. Kết quả giải
quyết việc làm cho người nghiện ma túy sau chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế.
Hàng năm số đối tượng được tạo việc làm ở cộng đồng chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng
12%. Nguyên nhân của tình trạng này ngoài những khó khăn khách quan còn do:
Việc tư vấn kỹ năng sống chuyên sâu và tạo việc làm cho người sau cai
nghiện là một trong những nội dung quan trọng, là yêu cầu thiết yếu để cho đối
tượng tái hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện
nay việc giúp đỡ, tư vấn mới chỉ dừng lại ở đối thoại, tuyên truyền, vận động mang
tính giáo dục, chưa có mô hình hỗ trợ kỹ năng sống, hỗ trợ định hướng nghề phù hợp
và hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm với từng đối tượng, theo dõi quá trình ổn định
cuộc sống của đối tượng để hỗ trợ.

2


Công tác hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm không được phân loại đối

tượng, hỗ trợ học nghề theo xu hướng chung của xã hội là trên địa bàn cần nghề gì,
đào tạo nghề đó, ít quan tâm theo sở trường, sở thích của đối tượng. Nguồn kinh phí
hỗ trợ học nghề cào bằng, chủ yếu hỗ trợ các nghề ngắn hạn và kinh phí thấp, không
hỗ trợ chuyên sâu.
Chưa kết nối được với doanh nghiệp cần sử dụng lao động, lao động tự tìm
việc làm, có khi đi làm không đúng nghề đã được đào tạo. Các doanh nghiệp còn tâm lý
chưa tin tưởng đối với đối tượng sau cai nghiện khi nhận đối tượng vào làm việc.
Bản thân đối tượng và gia đình còn thờ ơ, phó mặc cho xã hội, không nỗ lực
tìm kiếm việc làm, không quyết tâm thay đổi cuộc đời.
Mặt khác, những cơ chế chính sách của Nhà nước ban hành nhiều năm đã lạc
hậu, không còn phù hợp với thực tế, không khuyến khích được các doanh nghiệp,
xã hội tham gia vào công tác thiện nguyện giúp đỡ, tư vấn, giải quyết việc làm cho
đối tượng.
Xuất phát từ thực trạng trên đây, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước
đối với người sau cai nghiện ma túy từ thực tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà
Nẵng” là cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, hoạt động phòng, chống ma túy, tổ chức cai
nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy ở Việt Nam đã được quan tâm nghiên cứu
ở nhiều góc độ và những cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến một số đề tài sau:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về tổ chức cai nghiện, quản lý sau cai
nghiện và tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai” mã số 02-X07 của Tiến sỹ
Nguyễn Thành Công, Hà Nội, 2003.
- Tài liệu “giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả”,
Cục Phòng chống tệ nạn xã hội, Hà Nội, 2007.
- Công trình nghiên cứu “Cai nghiện ma túy, thực trạng và giải pháp” của

3



Viện Nghiên cứu và ứng dụng dược liệu điều trị bệnh hiểm nghèo, Hà Nội, 2005.
- Công trình “Mô hình quản lý, giáo dục, tư vấn cho người nghiện ma túy tái
hòa nhập cộng đồng của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội – Sở Lao động TB&XH
thành phố Hà Nội, Câu lạc bộ B93, Hà Nội, 2003.
- Bài viết nghiên cứu “Chiến lược việc làm và đào tạo nghề thời kỳ 2001 –
2010” của Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, Tạp chí Lao động xã hội, 2001.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về ma túy, người nghiện ma túy, tội
phạm ma túy
- Sách “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng
ngừa” của Tiến sỹ Vũ Quang Vinh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2005.
- Luận án Tiến sỹ “Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống ma túy ở
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập” của Phan Thị Mỹ Hạnh, Hà Nội, 2016.
- Tài liệu nghiên cứu “Nghiện ma túy – điều trị và dự phòng” của Trường
Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 1998.
Bên cạnh đó cũng có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết liên quan
đến hai nhóm công trình nêu trên được công bố trên các tạp chí và sách báo.
Có thể thấy, các công trình nghiên cứu đã tập trung nghiên cứu các vấn đề
liên quan đến ma túy, nghiện ma túy, tệ nạn ma túy và cai nghiện ma túy trên cả hai
khía cạnh lý luận và thực tiễn. Từ đó tập trung nhấn mạnh các giải pháp cai nghiện và
hạn chế tội phạm về ma túy. Tuy nhiên chưa có nhiều đề tài nghiên cứu sâu về người
sau cai nghiện ma túy và quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy.
Trên cơ sở những vấn đề chưa được giải quyết trong các công trình đã được
công bố, tôi có tham khảo và tiếp thu có chọn lọc những vấn đề liên quan đến đề tài
nghiên cứu và tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà
nước đối với người sau cai nghiện ma túy trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
2.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý

4


luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy;
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản
lý nhà nước đối với người sau cai nghiện tại các quận trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng nói chung và tại quận Sơn Trà nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ quan niệm, đặc điểm, chủ thể, đối tượng, nội dung, phương thức
quản lý nhà nước đối với người sau cai nghiện ma túy;
- Phân tích, đánh giá đúng đắn thực trạng, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và
tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng của hoạt động động quản lý nhà nước đối với người
sau cai nghiện ma túy tại quận Sơn Trà;
- Đưa ra được quan điểm, định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng
cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với người sau cai nghiện tại quận Sơn Trà nói
riêng và các quận khác nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Pháp luật và công tác thực hiện pháp luật về quản lý sau cai nghiện
- Hoạt động quản lý Nhà nước đối với người sau cai nghiện
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đề tài nghiên cứu công tác quản lý đối với người sau cai nghiện
ma tuý có hồ sơ quản lý sau cai nghiện trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: nghiên cứu thực trạng quản lý Nhà nước đối với người sau cai
nghiện ma tuý từ năm 2012 đến năm 2017.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối và chủ trương của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và nghiên cứu liên ngành: Sử dụng

5


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×