Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Thơ mạng đương đại việt nam (qua trường hợp nguyễn thế hoàng linh và nguyễn phong việt) ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.64 KB, 85 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ GIAO

THƠ MẠNG ĐƯƠNG ĐẠI VIỆT NAM
(QUA TRƯỜNG HỢP NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH
VÀ NGUYỄN PHONG VIỆT)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÊ THỊ DỤC TÚ

HÀ NỘI, 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ THƠ MẠNG VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI .... 8
1.1.Thơ mạng Việt Nam đương đại .................................................................. 8
1.2. Khái quát sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Thế Hoàng Linh, Nguyễn
Phong Việt ....................................................................................................... 14
Chương 2. THƠ NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH, NGUYỄN PHONG
VIỆT NHÌN TỪ CHIỀU KÍCH HIỆN THỰC........................................... 20
2.1. Những khát khao về tình yêu và nỗi cô đơn ............................................ 20
2.2. Những thông điệp dành cho tuổi trẻ......................................................... 29
2.3. Những suy tư về cuộc sống ...................................................................... 37


Chương 3. NHỮNG PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ
NGUYỄN THẾ HOÀNG LINH VÀ NGUYỄN PHONG VIỆT ............... 44
3.1. Thể thơ ..................................................................................................... 44
3.2. Giọng điệu ................................................................................................ 59
3.3 Ngôn ngữ ................................................................................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tần suất xuất hiện các từ ngữ biểu đạt tâm trạng tiêu cực trong thơ
Nguyễn Phong Việt ......................................................................................... 23
Bảng 2.2: Tần suất xuất hiện các từ ngữ biểu đạt tâm tạng tích cực .............. 23
Bảng 2.3: Tổng kết phân loại tâm trạng của chủ thể trữ tình trong thơ Nguyễn
Phong Việt ....................................................................................................... 23


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mạng internet ra đời đã làm thay đổi có tính bước ngoặt các quan niệm của
chúng ta về thế giới, văn bản, hệ thống kí hiệu, sự thu – phát thông tin, giao
dịch…Ở Việt Nam, mạng internet xuất hiện từ năm 1997 nhưng phải đến đầu
những năm 2000 mới phổ cập rộng rãi. Văn học mạng Việt Nam ra đời trong kỉ
nguyên số bùng nổ đó và trở thành một phần không thể thiếu của văn chương
Việt Nam đương đại. Theo số liệu của Tổ chức thống kê số liệu internet quốc tế,
năm 2015, Việt Nam có khoảng 45,5 triệu người dùng chiếm khoảng 48% dân
số, trong đó số lượng người dùng facebook chiếm hơn 30% , con số đó nói lên
một thực trạng, đó là có sự tồn tại song song giữa hai thế giới : thực và ảo, trong
đó, các cây bút trẻ trên mạng có sức ảnh hưởng nhất định tới đời sống văn học
đương đại. Bên cạnh sự phát triển của văn học mạng nói chung sẽ không thể

không nhắc đến bộ phận thơ mạng đang ngày càng lan rộng và chiếm người đọc
bằng tốc độ lan truyền và tính thời sự. Do đặc tính của “không gian” tồn tại, thơ
mạng hàm chứa trong mình hai đặc tính: Thơ và internet, từ chủ thể cho đến
người tiếp nhận cùng với môi trường lưu truyền, tồn tại đều thuộc về đặc tính
thứ hai này.
Trong rất nhiều tài khoản facebook làm thơ, có một số địa chỉ được cộng
đồng chú ý như hai cái tên Nguyễn Phong Việt và Nguyễn Thế Hoàng Linh. Đây
là hai nhà thơ mạng tiêu biểu cần phải nhắc đến trong phác thảo, nhận diện thơ
mạng Việt Nam đương đại. Địa chỉ facebook Nguyễn Phong Việt tính đến thời
điểm làm luận văn, có 20.405 người theo dõi, trên trang mạng xã hội facebook
có ba trang fanpage của anh, mỗi trang có đều có hàng chục nghìn người “lile”
(lượt thích). Còn Nguyễn Thế Hoàng Linh có 9.091 người theo dõi. Những con
số ấn tượng đó phần nào cho thấy vị thế của hai tác giả trên văn đàn thơ mạng
đương đại. Và các tập thơ của họ đều nằm trong danh sách best – seller của nhà
xuất bản, như tập thơ Đi qua thương nhớ của Nguyễn Phong Việt cho đến giờ đã
được tái bản đến lần thứ 8 (2017) với hơn 80.000 bản in. Các tập thơ của anh đều
1


được in ấn với những con số vô cùng ấn tượng giữa nền thơ ca đang có phần ảm
đạm của văn học nước nhà, với 5.000 bản in cho đợt đầu của Sao phải đau đến
như vậy. Đến nay Nguyễn Phong Việt đã có 120.000 bản thơ được tiêu thụ trên
thị trường. Cụ thể: Đi qua thương nhớ là 80.000 bản; Từ yêu đến thương là
20.000 bản; Sinh ra để cô đơn là 15.000 bản; Sống một cuộc đời bình thường là
15.000 bản và Về đâu những vết thương là 10.000 bản.
Nguyễn Thế Hoàng Linh là một tác giả có sức viết dồi dào, anh là tác giả
của tiểu thuyết Chuyện của thiên tài khá nổi tiếng. Bỏ dở đại học để viết văn,
đến nay, anh đã có nhiều tập thơ ra mắt đọc giả như Mầm sống, Uống một ngụm
nước biển, Em giấu gì ở trong lòng thế, Bé tập tô, Hở, Ra vườn nhặt nắng... Với
những thành tựu nhất định, thơ Nguyễn Phong Việt và Nguyễn Thế Hoàng Linh

đã được người đọc và giới phê bình quan tâm. Hiện nay, có nhiều bài viết nhận
xét, đánh giá về thơ của hai tác giả trên, chủ yếu đó là tình cảm yêu mến của
những người hiểu về tâm hồn thơ của tác giả. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn
thiếu những công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về thơ Nguyễn Phong
Việt và Nguyễn Thế Hoàng Linh. Đây là lí do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu
''Thơ mạng đương đại Việt Nam (Qua trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh
và Nguyễn Phong Việt)'' với mong muốn phát hiện những nét đặc sắc trong thơ
của một số gương mặt nhà thơ mạng và sự đóng góp của họ trong tiến trình phát
triển của văn học mạng Việt Nam đương đại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến thời điểm hiện tại, Internet đã có mặt tại Việt Nam được hơn 20
năm. Người Việt đã trở nên quen thuộc với một “không gian” mạng. Số lượng
báo in so với một trang online của chính tờ báo đó, một ấn phẩm in trên giấy so
với lượng tải về hay lượt xem trên mạng đều là những con số chênh lệch vô cùng
lớn. Đây là mảnh đất không giới hạn dành cho văn nghệ sĩ thể hiện tài năng cũng
như là miền đất hứa cho những đứa con tinh thần này của họ.
Mạng Internet khiến các nhà thơ Việt có một nơi để công bố các tác phẩm
của mình . Trên các diễn đàn văn chương, các blog cá nhân hay trên các trang
2


mạng xã hội như Facebook, Instagram…thơ phát triển mạnh mẽ về số lượng với
lực lượng sáng tác đông đảo trong đó có hai địa chỉ sáng về thơ trên mạng đó là
Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt. Nghiên cứu về thơ mạng, nhà
phê bình Nguyễn Thanh Tâm đánh giá: “Sau khi văn bản được post lên mạng,
đời sống của tác phẩm mới thực sự bắt đầu. Quá trình sáng tác có thể khởi sự từ
trước, nung nấu lâu dài, nhưng chỉ khi nó hiện ra theo một cách nào đó trong
không gian mạng, khi đó văn bản thơ mạng mới được ghi nhận một cách đúng
nghĩa” [40] . Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Hiếu thì có một nhận định tổng quan
về thơ mạng: “Diện mạo thơ ca trên mạng trong gần 20 năm qua chia thành hai

chặng” [11]. Chặng thứ nhất, 10 năm đầu với nhiều cách tân thẩm mĩ, thách
thức tầm đón đợi của độc giả. Chặng thứ hai, thập niên thứ hai của thế kỉ XXI,
thơ mạng quay trở lại với những giãi bày, tâm sự nỗi niềm.
Đánh giá về Nguyễn Thế Hoàng Linh, nhà văn Hồ Anh Thái, trong bài giới
thiệu tiểu thuyết Chuyện của thiên tài đã gọi Nguyễn Thế Hoàng Linh là “một
người làm thơ của thời đại internet” [50] . Ở bài viết này, Hồ Anh Thái đánh giá
cao sự phá cách trong đổi mới hình thức thơ của Linh ở thể lục bát. Điều này cho
thấy, Nguyễn Thế Hoàng Linh đã thuần thục thể thơ cổ điển trước khi “phá vỡ”
nó ra. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Minh Thái trong lần ra mắt tập thơ Hở của
Nguyễn Thế Hoàng Linh đã nhận xét: “Thơ của Nguyễn Thế Hoàng Linh mang
sắc vẻ trẻ trung nhưng cũng già dặn xa cách với những gì phù phiếm” [54], bà
đã chỉ ra được động lực bên trong thôi thúc Nguyễn Thế Hoàng Linh sáng tác đó
chính là khát khao được cống hiến, có thể thực hiện lí tưởng lớn lao của mình.
Vì lẽ đó, thơ Linh rất sâu đậm và triết lí. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đưa
ra lời khen dành cho Nguyễn Thế Hoàng Linh: “Đọc thơ Linh thì thấy thơ rất dễ,
nhưng sau đấy lại thấy làm thơ rất khó. Dễ vì đọc thơ Linh thấy cái gì đời sống
đô thị hôm nay cũng có, đó là cuộc sống của những người trẻ hôm nay đối diện,
bắt gặp, suy tư, thích nghi” [54]. Lời nhận xét này cho thấy Phạm Xuân Nguyên
đã có sự khảo sát kĩ lưỡng về thơ Linh để khái quát được dấu ấn đô thị trong thơ
của chàng trai này. Nhà báo Việt Quỳnh của báo Thể thao và Văn hóa thì hài
3


hước cho rằng Nguyễn Thế Hoàng Linh làm thơ “kiểu thiên tài” bởi hành động
thơ tưởng như rất ngẫu hứng của Linh mà Việt Quỳnh cho rằng điều này làm
nên giọng thơ đặc biệt khác lạ của anh.
Nguyễn Phong Việt từ khi ra mắt văn đàn đã được định danh cho những
mỹ từ “nhà thơ best – seller”, “hiện tượng xuất bản”. Vì lẽ đó có nhiều ý kiến
đánh giá về thơ Nguyễn Phong Việt. Nhà báo Hòa Bình, cây bút mảng văn hóa
của báo điện tử Dantri.com.vn cho rằng: “Nguyễn Phong Việt làm thơ có chất

bolero” [57], giữa thời buổi nhà nhà, người người hát nhạc bolero. Cách định
danh này xuất phát từ chất tự sự, tình cảm, kí ức vấn vương, thương nhớ vốn là
đặc sản của thơ Nguyễn Phong Việt. Và ông cho rằng thơ Nguyễn Phong Việt
hút người đọc chính bởi điều này. Nhà thơ Nguyễn Hữu Việt trong lần tuyển
chọn và giới thiệu thơ Nguyễn Phong Việt trên báo điện tử Nhân dân đã nhận
định về hành vi làm thơ của Việt là “chỉ viết về những gì mình thích, đồng cảm,
quen thuộc nhất”, viết để giải tỏa cảm xúc chứ không nghĩ mình đang sáng tạo
hay làm điều gì to tát. Với ý kiến này, Nguyễn Hữu Việt đã hiểu rất rõ động cơ
viết của Nguyễn Phong Việt. Ông còn cho rằng thơ Việt có nét duyên riêng ở
chính cấu trúc có phần đơn điệu thường thấy và những điều nhỏ nhặt người đọc
bắt gặp trong thơ anh thật nhẹ nhàng mà không kém phần trân quý.
Các nhà nghiên cứu đã thấy được những nét phác thảo đầu tiên của loại
hình thơ mạng nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở những gợi mở ban đầu. Thơ
mạng có đóng góp gì cho nền văn học đương đại của chúng ta? Tương lai của
thơ mạng ra sao? Vị thế và đóng góp của Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn
Phong Việt cho nền thơ trên mạng ở nước ta là gì? Đều là những vấn đề còn bỏ
ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trước hết đề tài “Thơ mạng Việt Nam đương đại (Qua trường hợp Nguyễn
Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt)”, nhằm mục đích định vị vị trí của hai
tác giả trên trong nền thơ mạng Việt Nam.

4


Mục đích chủ yếu của đề tài là tìm ra đặc điểm phong cách của thơ Nguyễn
Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt và qua đó có thể nắm bắt quá trình tiếp
nhận các tác phẩm thơ mạng của đối tượng công chúng trẻ tuổi.
Nghiên cứu và tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật đặc sắc của hai nhà
thơ. Qua đó, khái quát được cá tính sáng tạo, thành công nghệ thuật của Nguyễn

Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt cũng như những đóng góp của họ trong
sự nghiệp đổi mới và cách tân thơ ca Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện nội dung chính của đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát những
tác phẩm thơ tồn tại trên các website, diễn đàn văn học, các nhật kí điện tử
(blog), địa chỉ facebook viết bằng tiếng Việt ở cả trong nước và hải ngoại, nhưng
chủ yếu là ở trong nước. Facebook và blog cá nhân của Nguyễn Thế Hoàng Linh
và Nguyễn Phong Việt.
Những tác phẩm văn học được lưu trữ trong các thư viện online của hai tác
giả trên cũng các tập thơ đã được xuất bản của họ.
- Nhà thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh với 6 tập thơ
Lẽ giản đơn (2006), Nxb Hội nhà văn.
Mỗi quốc gia một thế giới (2009), Nxb Hội nhà văn.
Hở (2011), Nxb Hội nhà văn
Mật thư (2012), Nxb Văn hoá thông tin
Em giấu gì trong lòng thế (2013), Nxb Văn hoá – Thông tin
Ra vườn nhặt nắng (2015), Nxb Thế giới.
Nhà thơ Nguyễn Phong Việt với
Đi qua thương nhớ (2012), Nxb Văn học
Sống một cuộc đời bình thường (2013), Nxb Lao động
Sinh ra để cô đơn (2014), Nxb Văn học
Từ yêu đến thương (2015), Nxb Hội nhà văn
Về đâu những vết thương (2016), Nxb Hội nhà văn
Sao phải đau đến như vậy (2017) Nxb Văn nghệ
5


Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn liên hệ mở rộng đến một vài
sáng tác văn học, nghệ thuật khác của hai tác giả.
5 . Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Khảo sát bức tranh toàn cảnh thơ mạng Việt Nam đương đại
Qua những tác phẩm thơ đã đăng trên mạng tạo được dư luận cùng các tập
thơ đã xuất bản của Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt tìm ra đặc
điểm cơ bản về nội dung và hình thức của thơ mạng Việt Nam đương đại, đặc
biệt là thơ trẻ.
Là đề tài mang tính thời sự, cập nhật và rất mới mẻ, nên việc thực hiện mục
đích chính của luận văn là mô tả diện mạo của thơ mạng Việt Nam đương đại
qua hai trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt, chúng tôi
còn tiếp cận đối tượng ở nhiều góc độ với văn học giấy đương đại, luận văn sẽ
góp phần vào nhiệm vụ tìm hiểu sự vận động và phát triển của nền văn học nước
nhà thời kì đương đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp chủ yếu
sau đây:
Phương pháp cọn mẫu do khối lượng sáng tác trên mạng của cả hai tác giả
rất lớn nên chúng tôi không tiến hành nghiên cứu tất cả mà chỉ lựa chọn một số
đơn vị thơ.
Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
Phương pháp hệ thống, so sánh.
Phân tích tổng hợp
Nghiên cứu thi pháp học và phong cách học
Ngoài ra chúng tôi còn vận dụng linh hoạt một số phương pháp khác để
nhằm thực hiện tốt những yêu cầu đặt ra của đề tài.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Lần đầu tiên thơ mạng được tìm hiểu một cách hệ thống với nhiều phương

diện để có thể giúp bạn đọc nhận diện một cách khái quát về diện mạo của thơ
mạng Việt Nam trong lịch sử phát triển của văn học mạng thế giới, qua nghiên
cứu trường hợp Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt.
Đóng góp lớn nhất của luận văn là chỉ ra những đặc điểm của thơ ca mạng
với những đóng góp, ảnh hưởng qua hai gương mặt tiêu biểu.
Nghiên cứu thơ đương đại Việt Nam qua sự phát triển của thơ mạng là một
góc nhìn mới sẽ giúp luận văn có những đóng góp nhất định đối với lịch sử phát
triển của nền văn học nước nhà.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận , luận văn gồm 80 trang, được chia
thành ba chương:
Chương 1: Khái lược về thơ mạng Việt Nam đương đại.
Chương 2: Thơ Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt nhìn từ
chiều kích hiện thực.
Chương 3: Những phương diện nghệ thuật trong thơ Nguyễn Thế Hoàng
Linh và Nguyễn Phong Việt

7


Chương 1
KHÁI LƯỢC VỀ THƠ MẠNG VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1.Thơ mạng Việt Nam đương đại
1.1.1. Khái niệm văn học mạng
Văn học mạng hay văn học internet là một thuật ngữ của thời đại
internet, đến nay, vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Ra đời trong thời đại
công nghệ số, văn học mạng mang là một loại hình chứa đựng các yếu tố như:
Số hoá sách (văn học số từ văn bản đến siêu vân bản, xuất bản số văn
học truyền thống).
Văn học dùng những công nghệ hiện đại hỗ trợ.

Văn học mạng.
Như vậy khi cần cụ thể hoá khái niệm văn học mạng, chúng tôi cho rằng,
văn học mạng là quá trình tạo ra một tác phẩm văn học có sự gắn liền với
internet. Internet là môi trường để tác giả viết, công bố sản phẩm của mình,
độc giả cũng là các cư dân mạng, mọi nhận xét, góp ý thậm chí sự nối dài tác
phẩm đều được viết trên internet. Đặc biệt lúc này, mối quan hệ giữa tác giả
và độc giả trở nên gần gũi hơn bao giờ hết, người sáng tác tiếp thu ý kiến của
độc giả để sữa chữa hay thêm bớt tác phẩm.
Ngày 21/3/2008, tại Hội thảo Văn học mạng Việt Nam và trên thế giới
nhà thơ Inrasara đã trình bày quan điểm của mình văn học mạng qua bài tham
luận Viết - Đọc - Cảm nhận văn chương mạng, ông cho rằng: Văn học mạng
gồm ba bộ phận:
Các tác phẩm trên giấy viết trước hay cùng thời điểm được đưa lên trên
mạng.
Người viết ưu tiên dành đăng sáng tác ở mạng bởi nhiều lí do.

8


Bộ phận thứ ba là những tác giả chỉ xuất hiện trên không gian của
internet. Họ sống trong đúng “không gian diễn xướng” của mình, nghĩa là,
tác phẩm văn chương của họ được thai nghén, công bố trên mạng, chúng tồn
tại, nhận được sự tương tác cũng trên mạng. Những tác giả này là những cư
dân mạng toàn phần.
Như vậy trong ba bộ phận này, chỉ có bộ phận thứ ba mới là văn chương
mạng thực thụ. Nhưng con số này của văn học mạng Việt Nam chưa thực sự
nhiều, điều này khá khác biệt với văn học mạng của Trung Quốc – nơi nhà
văn có thể thu tiền tác quyền do lượng người xem rất lớn; các tác giả văn học
mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở việc đăng tác phẩm của mình lên mạng thì
người sáng tác khó có thể sống nổi bằng nghề. Đây cũng chính là một hạn chế

của văn học mạng.
1.1.2. Bối cảnh thời đại và sự xuất hiện của văn học mạng
Thành tựu về công nghệ thông tin là điều đáng kể hơn cả trong thế kỉ
XX, có thể nói như vậy vì nó làm thay đổi diện mạo của toàn nhân loại. Mạng
internet ra đời kể từ lần đầu tiên với ba máy tính thuộc Đại học
Massacchusette, đã có một bước tiến thần kì để đạt tới phạm vi sử dụng toàn
cầu ngày nay. Trong vô vàn các tiện ích mạng đem lại có việc tạo ra một
“không gian sống” khác cho con người. Những trang web văn học, blog, báo
điện tử, mạng xã hội đã kéo gần internet tới địa hạt của văn chương.
Năm 1997, internet vào Việt Nam, cũng giống như lịch sử quá khứ có sự
song song cùng tồn tại hai phương thức lưu truyền của văn học, đó là, truyền
miệng và văn học viết. Giờ đây, văn học đã có thêm một nơi mà nó có thể ấp
ủ, công bố, bình phẩm, đánh giá “hình hài”, hồn cốt sản phẩm của mình. Văn
học mạng mới đầu được khởi nguồn từ các diễn đàn (forum) rồi sau đó là
thời kì thống trị của các trang cá nhân (blog). Rất nhiều các diễn đàn trực
tuyến thu hút con số theo dõi, thành viên lên tới hàng chục, hàng trăm triệu
người, bao gồm nội dung riêng như: mục tâm sự thảo luận, tác phẩm dịch,
9


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full















×