Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Thi hành các hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785.03 KB, 79 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN VĂN PHƯỚC

THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN VĂN PHƯỚC

THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 8.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN HIỂN



Hà Nội - 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐÂU .......................................................................................................... 1
Chương 18: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH8 CÁC HÌNH
PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO..................................................................... 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm thi hành các hình phạt không tước tự do ............. 8
1.2. Nội dung điều chỉnh của pháp luật và nguyên tắc thi hành hình phạt
không tước tự do ............................................................................................. 13
1.3. Các điều kiện đảm bảo thi hành các hình phạt không tước tự do ............ 30
Chương 236: THỰC TRẠNG THI HÀNH CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG
TƯỚC TỰ DO36 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH ..................................................................................................... 36
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình tội phạm trên
địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh ............................................. 36
2.2. Thực tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do trên địa bàn huyện Củ
Chi, thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 38
Chương 355: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THI HÀNH
CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................... 55
3.1. Quan điểm bảo đảm thi hành các hình phạt không tước tự do trên địa bàn
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh .......................................................... 55
3.2. Giải pháp bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt không tước tự do trên địa
bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh ................................................... 58
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật Hình sự

TAND

: Tòa án nhân dân

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKS

: Viện kiểm sát

VKSND

: Viện Kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Kết quả xét xử trên địa bàn huyện Củ ChiError! Bookmark
not defined.
Bảng 2.2: Tình hình thi hành hình phạt không tước tự do trên địa bàn
huyện Củ Chi ................................................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐÂU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống xã hội, pháp luật là cơ sở cho hành vi xử sự của các chủ
thể nhưng thực tế có nhiều chủ thể vi phạm pháp luật, thậm chí bị coi là tội
phạm theo Bộ luật Hình sự. Đối với hành vi bị coi là tội phạm thì việc điều
tra, truy tố, xét xử được thực hiện bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và kết quả
của quá trình TTHS được thể hiện bằng bản án, quyết định hình sự được tôn
trọng và bảo đảm thi hành. Thực tế cho thấy rằng việc xét xử các vụ án hình
sự cũng như việc thi hành các bản án hình sự liên quan trực tiếp đến các
quyền cơ bản của con người, đặc biệt là các quyền tự do về thân thể, danh dự,
nhân phẩm, quyền sở hữu tài sản… của cá nhân nên đòi hỏi các cơ quan có
thẩm quyền phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền theo quy
định pháp luật, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó có định hướng:
“Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư
pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người
phạm tội. Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải
tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm…Xác định rõ trách nhiệm
của UBND xã, phường, thị trấn và của cơ quan chuyên môn của UBND dân
tỉnh, thành phố trong việc thi hành các hình phạt không phải là hình phạt tù để
thực hiện nghiêm túc các bản án của tòa án. Từng bước thực hiện việc xã hội
hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là
cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án” [2].
Trên cơ sở định hướng trên, việc xét xử các vụ án hình sự cũng như thi
hành án hình sự thời gian qua đã có những chuyển biến tích cực, đặc biệt là
các Tòa án chủ động phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan Công an,
chính quyền địa phương tổ chức thi hành án và quản lý các đối tượng phải thi
hành các hình phạt không tước quyền tự do và các biện pháp tư pháp. Tuy
1


nhiên, qua nghiên cứu, khảo sát thực tế công tác thi hành án hình sự nói

chung, ở địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cho thấy
rằng các cơ quan có thẩm quyền mới chỉ chú trọng đến việc thi hành hình phạt
tù, tử hình mà chưa chú trọng đến công tác thi hành các hình phạt không tước
quyền tự do. Các cơ quan có thẩm quyền (TAND, UBND, Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể các cấp) chưa thực sự phát huy đầy đủ vai trò, trách nhiệm
trong quản lý, chỉ đạo, phối hợp, giám sát việc thi hành án của người phải
chấp hành án, nhất là trong việc giám sát, cảm hóa, giáo dục giúp đỡ những
người chấp hành án hình sự tại cộng đồng dân cư nên việc chấp hành án trong
nhiều trường hợp không nghiêm, các vi phạm phát sinh không được xử lý kịp
thời nhằm đảm bảo tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa việc tái phạm.
Nguyên nhân của thực trạng này là hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật về thi hành hình phạt không tước tự do còn có những vướng mắc,
bất cập; chưa có sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan có thẩm
quyền trong quá trình thi hành án; cơ chế giám sát, chế tài xử lý trách nhiệm
đối với người không chấp hành án cũng như người có trách nhiệm trong thi
hành án chưa cụ thể, chưa nghiêm minh; ý thức pháp luật của người chấp
hành án còn hạn chế nên trong một số trường hợp người phải thi hành các
hình phạt không tước tự do tiếp tục có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm
tội mới...
Thực trạng và nguyên nhân nêu trên đòi hỏi phải có những phương
hướng, giải pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt
không tước tự do nhằm đảm bảo mục đích của các hình phạt này và góp phần
vào đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Thi hành các
hình phạt không tước tự do từ thực tiễn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí
Minh” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu
nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự do nói chung và trên
2


địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

2. T nh h nh nghi n c

đề tài

Liên quan đến công tác thi hành án nói chung, thi hành các hình phạt
không tước quyền tự do nói riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu được
công bố ở các góc độ khác nhau. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu
liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn như: “Hình phạt bổ sung quy
định tại Bộ luật Hình sự năm 1999” của tác giả Lê Hoà và Hương Giang đăng
trên Tạp chí Tòa án, số l/2001. tr.31 và tiếp theo; “Một số vấn đề cần giải
quyết khi áp dụng các quy định của Điều 30 Bộ luật hình sự về hình phạt bổ
sung là quản chế và phạt tiền” của tác giả Nguyễn Thị Mai đăng trên Tạp chí
Kiểm sát, Số Xuân (1-2004), tr. 41; “Bàn về áp dụng hình phạt quản chế và
hình phạt tước một số quyền công dân theo quy định của Bộ luật Hình sự”
của tác giả Vũ Thành Long đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 12 (11-2007), tr. 12
và tiếp theo; “Tìm hiểu hình phạt và quyết định hình phạt trong Luật Hình sự
Việt Nam” của tác giả Đinh Văn Quế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
“Hoàn thiện một số quy đinh của Bộ luật Hình sự năm 1999 trong giai đoạn
xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” của tác giả Trịnh Tiến
Việt đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 7 (219)/2006, tr 66-70;
“Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay”
của tác giả Nguyễn Trọng Hách đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số
5, 2002; “Thực trạng công tác thi hành án hình sự và những kiến nghị” của
tác giả Nguyễn Phong Hòa đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân, số 21, tháng
11, 2006; “Tìm hiểu hình phạt và các biện pháp tư pháp trong luật hình sự
Việt Nam” Trần Minh Hưởng, Nxb Lao động, Hà Nội, 2007; “Một số vấn đề
lý luận về hình phạt trong Luật hình sự” của tác giả Trịnh Quốc Toản đăng
trên Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011) tr.143-156…
Ngoài ra, liên quan đến đề tài cũng còn có nhiều công trình nghiên cứu
3



được công bố trên các báo, tạp chí….Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng các
công trình được công bố đã phân tích, làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
về thi hành các hình phạt không tước tự do nhưng chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập trực tiếp đến thi hành hình phạt không tước tự do từ thực tiễn
tại một địa bàn cụ thể là huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài này sẽ nhận diện, đánh giá tương đối toàn diện về thi hành
các hình phạt không tước quyền tự do ở huyện Củ Chi để từ đó đưa ra các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự nói chung, công tác thi
hành các hình phạt không tước tự do ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghi n c
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận
về thi hành các hình phạt không tước tự do dưới góc độ thể chế và thực tiễn
thi hành ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự
do nói chung và ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong thời
gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về thi hành các hình phạt không
tước tự do như: xây dựng khái niệm, làm rõ nội dung, đặc điểm, nguyên tắc
của thi hành các hình phạt không tước tự do và các yếu tố ảnh hưởng đến thi
hành các hình phạt không tước tự do.
- Đánh giá thực trạng thi hành các hình phạt không tước tự do của các
cơ quan có thẩm quyền trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
(trong đó tập trung vào những vấn đề tồn tại, vướng mắc và nguyên nhân).
4



- Luận giải các quan điểm và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp
luật, nâng cao hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự do đáp ứng yêu
cầu công tác thi hành án hình sự nói chung và ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ
Chí Minh nói riêng trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghi n c
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là cơ sở lý luận về thi
hành các hình phạt không tước quyền tự do và thực trạng thi hành các hình
phạt không tước tự do ở huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh để từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành các hnh
phạt không tước tự do.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo quy định của BLHS năm 2015 thì các hình phạt được áp dụng cho
cả cá nhân và pháp nhân thương mại, tuy nhiên, trong phạm vi luận văn thạc
sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu các hình phạt không tước tự do đối với cảnh
cáo, phạt tiền và cải tạo không giam giữ là những hình phạt chính được áp
dụng cho cá nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.
5. Phương pháp l ận và phương pháp nghi n c
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, hệ thống các quan
điểm, học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng
Cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật; xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; cải cách hành chính và cải
cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật
5



biện chứng của triết học Mác - Lênin theo quan điểm phát triển, toàn diện,
lịch sử, cụ thể; kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản như: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh và tổng kết thực tiễn. Cụ thể:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng chủ yếu tại Chương 1
để phân tích cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, từ đó khái quát hóa thành
những quan điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các nội dung tại các chương
khác của luận văn.
- Phương pháp phân tích, so sánh được áp dụng nhằm làm rõ những nội
dung của Chương 2. Đây là chương đánh giá thực trạng thi hành các hình phạt
không tước tự do tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, qua đó nhận diện
những ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp ở Chương 3.
- Phương pháp phân tích, chứng minh được sử dụng chủ yếu ở Chương
3 nhằm làm rõ những quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao
hiệu quả thi hành các hình phạt không tước tự do.
6. Ý nghĩa lý l ận và thực tiễn của l ận văn
- Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, tương đối toàn diện về cơ
sở lý luận, thực tiễn thi hành các hình phạt không tước tự do. Luận văn đã chỉ
ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của thực trạng thi hành các hình
phạt không tước tự do tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề
xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật; nâng cao hiệu quả thi hành các hình
phạt không tước tự do nói chung và tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng. Vì vậy luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên cao học khi nghiên cứu về thi hành án hình sự cũng như thi hành các
hình phạt không tước tự do tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
7. Cơ cấ của l ận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.
6



Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành các hình phạt không tước
tự do
Chương 2: Thực trạng thi hành các hình phạt không tước tự do trên địa
bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thi hành các hình phạt
không tước tự do trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.

7


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH
CÁC HÌNH PHẠT KHÔNG TƯỚC TỰ DO
1.1. Khái niệm và đặc điểm thi hành các h nh phạt không tước tự
do
1.1.1. Khái niệm thi hành hình phạt không tước tự do
Trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, hình phạt là một trong những đối
tượng nghiên cứu chủ yếu, theo đó hình phạt có thể được tiếp cận dưới nhiều
góc độ khác nhau. Có quan điểm cho rằng: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế
nhà nước nghiêm khắc nhất được quy định trong Luật hình sự, do Tòa án áp
dụng cho chính người đã thực hiện tội phạm, nhằm trừng trị và giáo dục họ,
góp phần vào việc đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ chế độ và trật
tự xã hội cũng như các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân” [7, tr.29]. Có
quan điểm cho rằng: "Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc của Nhà
nước, được luật quy định, do Toà án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với
người phạm tội và được thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích
của họ nhằm giáo dục, cải tạo giáo dục họ và phòng ngừa tội phạm, đảm bảo
cho luật hình sự thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và đấu tranh phòng chống

tội phạm” [16, tr. 34]. Cũng có quan điểm cho rằng: "Hình phạt là biện pháp
cưỡng chế do Toà án quyết định trong bản án đối với người có lỗi trong việc
thực hiện tội phạm và được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế các quyền
và lợi ích do pháp luật quy định đối với người bị kết án [17, tr. 110]....Mặc dù
có nhiều quan điểm khác nhau về hình phạt nhưng theo các nhà lập pháp thì
"Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước do Tòa
án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại
đó” [18]. Tuy nhiên, về nguyên tắc, việc áp dụng hình phạt phải trên cơ sở cá
thể hóa trách nhiệm hình sự của chủ thể tội phạm tương ứng với tính chất,
8


mức độ của hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng như các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ của tội phạm, vì vậy, pháp luật quy định nhiều loại hình phạt khác
nhau.
Theo quy định của BLHS năm 2015, hình phạt được chia thành hình
phạt chính và hình phạt bổ sung, theo đó hình phạt chính được tuyên độc lập
đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, còn
hình phạt bổ sung chỉ có thể áp dụng cùng với một hình phạt chính và người
phạm tội có thể bị áp dụng một hoặc một số loại hình phạt bổ sung.
Tiếp cận dưới góc độ quyền tự do của cá nhân thì hình phạt có thể được
chia thành hình phạt tước tự do và hình phạt không tước tự do, vì vậy, theo
quy định của pháp luật hiện hành, có thể xác định phạm vi các hình phạt
không tước tự do gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; Cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; tước một số
quyền công dân và tịch thu tài sản. Như vậy, trong số các hình phạt trong
BLHS thì các hình phạt như cấm cư trú, quản chế và trục xuất không được
xác định là các hình phạt không tước tự do, bởi vì, các hình phạt này mặc dù
không tước quyền tự do thân thể của người bị kết án (cách ly khỏi xã hội)

nhưng về bản chất đã tước bỏ quyền tự do cư trú (cấm cư trú) của người bị kết
án tại một số đơn vị hành chính nhất định hoặc buộc phải cư trú tại một đơn vị
hành chính (quản chế) hay cấm cư trú trên lãnh thổ Việt Nam (trục xuất). Từ
cách tiếp cận như trên, có thể khái niệm: Hình phạt không tước tự do là biện
pháp cưỡng chế của Nhà nước do Tòa án quyết định áp dụng nhằm buộc
người bị kết án phải thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi phù hợp
với việc không tước bỏ, hạn chế các quyền tự do thân thể, tự do cư trú của
người bị kết án.
Như vậy, khi các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật thì các cơ
quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức thi hành theo đúng quy định
9


pháp luật nhằm cải tạo, giáo dục người bị kết án và góp phần quan trọng vào
công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, đối với mỗi loại hình
phạt thì việc tổ chức thi hành án cũng có những đặc thù nhất định, phù hợp
với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà họ gây ra đã được
TAND nhân danh Nhà nước quyết định. Từ đó, căn cứ vào tính chất của các
hình phạt không tước tự do, có thể khái niệm: Thi hành các hình phạt không
tước tự do là việc cơ quan, người có thẩm quyền buộc người chấp hành án
phải chấp hành các hình phạt không tước tự do mà Tòa án đã tuyên phù hợp
với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội theo bản án đã có hiệu
lực pháp luật.
1.1.2. Đặc điểm thi hành các hình phạt không tước tự do
Thi hành các hình phạt không tước tự do có vai trò quan trọng trong
việc đảm bảo thi hành bản án hình sự có hiệu lực pháp luật, vì vậy, ngoài các
đặc điểm chung của thi hành án hình sự, thi hành các hình phạt không tước tự
do có một số đặc điểm đặc thù nhất định.
Thứ nhất, thi hành hình phạt không tước tự do mang tính chất mệnh
lệnh hành chính mà không mang tính chất tố tụng.

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của thi hành hình phạt không tước tự
do, bởi vì xuất phát từ bản chất của hình phạt được áp dụng thì việc thi hành
hình phạt không tước tự do nhằm giáo dục, cải tạo và giám sát người phải
chấp hành hình phạt trongmôi trường sống và làm việc bình thường mà không
phải bị cách ly khỏi đời sống xã hội. Việc cải tạo của người bị kết án được
thực hiện dưới sự giám sát, theo dõi, giáo dục bởi các cơ quan nhà nước,
chính quyền địa phương địa phương, tổ chức xã hội và gia đình. Hay nói cách
khác là mặc dù căn cứ để thi hành các hình phạt không tước tự do là bản án,
quyết định của Tòa án, nhưng quá trình thi hành các hình phạt không tước tự
do được thực hiện với những hoạt động, biện pháp mang tính chấp hành,
10


mệnh lệnh hành chính mà không mang tính chất tố tụng. Vì vậy, hiệu quả thi
hành các hình phạt không tước tự do phụ thuộc nhiều vào sự tự giác, nghiêm
chỉnh chấp hành pháp luật của người bị kết án và sự phối hợp của các cơ
quan, tổ chức liên quan ở địa phương để giám sát, giáo dục người bị kết án.
Thứ hai, mức độ giám sát, cưỡng bức trong thi hành các hình phạt
không tước tự do thấp hơn so với thi hành hình phạt tù.
Về nguyên tắc, tính chất cưỡng chế của hình phạt được thể hiện ở mức
độ tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người phạm tội, trong đó những
quyền cơ bản và quan trọng nhất là quyền được sống, quyền tự do thân thể. Vì
vậy, tính chất, mức độ cưỡng chế của việc thi hành các hình phạt không tước
tự do thể hiện ở ngay tính chất "không tước tự do" của hình phạt, theo đó
người bị kết án không bị cưỡng bức tước bỏ, hạn chế quyền tự do thân thể và
bị áp đặt chế độ giam giữ, lao động, cải tạo khắt khe, nghiêm khắc như việc
thi hành hình phạt tù (tù có thời hạn hoặc tù chung thân). Việc cải tạo người
phạm tội trong thi hành các hình phạt không tước tự do chủ yếu được thực
hiện trên cơ sở các biện pháp thuyết phục, mệnh lệnh hành chính, vì vậy, mức
độ giám sát, quản lý đối với người bị kết án không tước tự do cũng như những

hạn chế quyền và lợi ích sẽ thấp hơn nhiều so với việc thi hành các hình phạt
tước tự do đối với người bị kết án. Điều này cũng thể hiện tính nhân đạo trong
chính sách hình sự của Nhà nước đối với người bị kết án và đòi hỏi sự tự giác,
tự nguyện thi hành án của người bị kết án không tước tự do.
Thứ ba, việc thi hành các hình phạt không tước tự do được thực hiện
bởi nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Về nguyên tắc, việc thi hành hình phạt tùy thuộc vào tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội do Tòa án quyết định trong bản án có hiệu
lực thi hành. Vì vậy, để phù hợp với tính chất đa dạng của các hình phạt
không tước tự do, pháp luật quy định nhiều cơ quan có thẩm quyền thi hành.
11


Điều này thể hiện rõ tại các quy định của Luật Thi hành án hình sự và các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: việc thi hành hình phạt cảnh
cáo do Tòa án thi hành ngay tại phiên tòa; việc thi hành hình phạt cải tạo
không giam giữ được giao cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội giám sát, giáo
dục; thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản do cơ quan thi hành án dân sự
thực hiện. Việc giao cho nhiều cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thi hành các
hình phạt không tước tự do thể hiện sự cá biệt hóa trách nhiệm cũng như
phối hợp trong việc tổ chức thi hành án theo hướng xác định rõ trách nhiệm
và từng bước xã hội hóa để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước
thực hiện một số công việc thi hành án đã đề cập trong Nghị quyết số
49/NQ-TW của Bộ Chính trị.
Thứ tư, việc thi hành hình phạt không tước tự do đòi hỏi phải phát
huy vai trò của cộng đồng trong việc giáo dục, cải tạo người phải chấp hành
án...
Khác với người phải chấp hành hình phạt tước tự do thì người chấp hành
hình phạt không tước tự do được cải tạo dưới sự giám sát, giúp đỡ và giáo
dục của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và gia

đình- đây là những nhân tố quan trọng trong việc cảm hóa, cải tạo người phải
chấp hành án. Về mặt hình thức thì về cơ bản, người phải chấp hành án được
hòa nhập bình thường trong xã hội với các chế độ sinh hoạt bình thường nếu
có ý thức tự giác cải tạo, nhưng thực tế người phải chấp hành án đều có
những mặc cảm, tự ti nhất định về những lỗi lầm đã phạm phải. Vì vậy, để
người phải chấp hành án thực sự hòa nhập bình thường với xã hội và tích cực
lao động, học tập, rèn luyện, tu dưỡng thì cộng đồng có vai trò rất quan
trọng. Các cơ quan nhà nước, tổ chức, gia đình cần có sự động viên, giám
sát, tạo điều kiện để người phải chấp hành án vượt qua được những mặc cảm,
định kiến về thân phận mình thông qua các biện pháp tích cực như tạo việc
12


làm, thu hút sự tham gia của những người phải chấp hành án vào các hoạt
động xã hội để họ thấy được ý nghĩa, vai trò của mình với cộng đồng, gia
đình để từ đó tự giác cải tạo, tích cực hòa nhập đầy đủ với cộng đồng, xã hội
bằng những hành vi hợp pháp và hướng thiện.
1.2. Nội d ng điề chỉnh của pháp l ật và ng y n tắc thi hành h nh
phạt không tước tự do
1.2.1. Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thi hành hình phạt hình
phạt không tước tự do
Như đã đề cập về giới hạn nghiên cứu của luận văn ở phần Mở đầu, tác
giả tập trung phân tích nội dung điều chỉnh của pháp luật đối với việc thi hành
các hình phạt không tước tự do là cảnh cáo, phạt tiền và cải tạo không giam
giữ
1.2.1.1. Thi hành hình phạt cảnh cáo
Theo Điều 34 của BLHS 2015 (trước đây là Điều 29 BLHS năm 1999)
thì cảnh cáo là hình phạt được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.
Như vậy, việc áp dụng hình phạt đối với người phạm tôi khi có đủ hai điều

kiện: một là, người phạm tội ít nghiêm trọng (mức cao nhất của khung hình
phạt do BLHS quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù đến 03 năm) và hai là, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng
chưa đến mức miễn hình phạt (theo BLHS thì có 22 trường hợp được coi là
tình tiết giảm nhẹ và được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp đáng được
khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự.
Căn cứ quy định của Điều 71 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thì
hình phạt cảnh cáo được thi hành ngay tại phiên tòa do Tòa án tuyên; trong
thời hạn 07 ngày, kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án đã xét xử sơ
thẩm phải gửi bản án cho người bị phạt cảnh cáo, cơ quan thi hành án hình sự
13


Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, UBND cấp xã,
đơn vị quân đội nơi người bị phạt cảnh cáo cư trú hoặc làm việc, Sở Tư pháp
nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm có trụ sở và cơ quan thi hành án hình sự Công
an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm theo
dõi, thống kê, báo cáo theo quy định.
Như vậy, mặc dù hình phạt cảnh cáo là hình phạt chính được thi hành
ngay tại phiên tòa nhưng với việc chuyển giao bản án cho cơ quan thi hành án
hình sự Công an cấp huyện, UBND cấp xã, Sở Tư pháp... chứng tỏ rằng
người bị kết án vẫn cần phải giám sát, giáo dục tại cộng đồng để người bị kết
án nhận thức được chính sách khoan hồng của Nhà nước giành cho mình,
nhận thức được trách nhiệm đối với gia đình, tổ chức, chính quyền địa
phương để phấn đấu lao động, làm việc để trở thành người có ích cho gia đình
và cho xã hội; đồng thời phòng ngừa người bị kết án tiếp tục vi phạm pháp
luật hay phạm tội.
1.2.1.2. Thi hành hình phạt tiền
Hình phạt tiền được áp dụng đối với người phạm tội được quyết định
theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm và tình hình tài sản của người bị kết

án nhằm buộc người bị kết án phải nộp một khoản tiền nhất định để nộp vào
ngân sách của Nhà nước. Theo quy định hiện hành, việc thi hành hình phạt
tiền có tính chất thi hành phần "dân sự" trong các bản án, quyết định có hiệu
lực pháp luật, nên nên việc thi hành hình phạt này được thực hiện theo trình
tự, thủ tục thi hành án dân sự.
Theo quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ
sung năm 2014 (gọi chung là Luật Thi hành án dân sự) và các văn bản hướng
dẫn thi hành thì khi nhận được bản án của Tòa án có tuyên hình phạt tiền thì
Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành
án chủ động. Trên cơ sở quyết định thi hành án, Chấp hành viên cơ quan Thi
14


hành án dân sự được giao nhiệm vụ thi hành sẽ tống đạt quyết định thi hành
án cho người bị kết án (người phải thi hành án); thông báo thời gian tự
nguyện thi hành án; phối hợp với UBND cấp xã và các cơ quan, tổ chức liên
quan xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án, động viên,
thuyết phục người phải thi hành án tự nguyện thi hành hình phạt tiền.
Trường hợp qua xác minh cho thấy người phải thi hành án có điều kiện
thi hành án (tài sản, thu nhập) thì Chấp hành viên thuyết phục, động viên
người phải thi hành án tự nguyện thi hành. Nếu người phải thi hành án không
tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành
án cần thiết để đảm bảo thi hành án. Theo quy định của Luật THADS thì các
biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng để buộc người phải thi hành án
thi hành hình phạt tiền bao gồm: khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý
tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án; trừ vào thu nhập của người
phải thi hành án; kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài
sản đang do người thứ ba giữ; khai thác tài sản của người phải thi hành án
[13, Điều 71]. Trên cơ sở biện pháp cưỡng chế được áp dụng, Chấp hành viên
phối hợp với VKSND cùng cấp, các cơ quan, tổ chức liên quan (cơ quan

Công an, cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; cơ quan đăng ký giao dịch bảo
đảm; cơ quan bảo hiểm; tổ chức tín dụng...) và UBND cấp xã tổ chức việc
cưỡng chế theo trình tự, thủ tục quy định đối với mỗi biện pháp cưỡng chế.
Trong trường hợp phải cưỡng chế kê biên tài sản của người phải thi hành án
thì sau khi kê biên, Chấp hành viên ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá để
định giá tài sản và ký hợp đồng với tổ chức đấu giá để bán tài sản kê biên và
thu tiền thi hành án; trường hợp tại tỉnh, thành phố nơi cơ quan thi hành án
dân sự có trụ sở không có tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức đấu giá tài sản
từ chối bán tài sản hoặc giá trị tài sản dưới 10.000.000 đồng, tài sản tươi sống,
mau hỏng thì Chấp hành viên tự bán đấu giá tài sản đã kê biên để thi hành án.
15


Trường hợp qua xác minh cho thấy người phải thi hành án không có
điều kiện thi hành án (tài sản, thu nhập) thì cơ quan Thi hành án dân sự ra
quyết định về việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành và công khai thông
tin trên Trang thông tin điện tử của các Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và
Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp,
đồng thời, gửi quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án cho UBND
cấp xã nơi xác minh để niêm yết công khai. Tuy nhiên, trong quá trình thi
hành án, tùy từng trường hợp, pháp luật quy định người phải thi hành án được
xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản tiền phạt thu nộp cho ngân
sách nhà nước. Cụ thể là:
- Người phải thi hành án được xét miễn nghĩa vụ thi hành án khi có đủ
các điều kiện: Không có tài sản hoặc có tài sản nhưng tài sản đó theo quy định
của pháp luật không được xử lý để thi hành án hoặc không có thu nhập hoặc
có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án và
người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra
quyết định thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị
dưới 2.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi

hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước có giá trị từ 2.000.000
đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
- Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp
ngân sách nhà nước được xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại khi có đủ
các điều kiện: thuộc trường hợp quy định nêu trên và hết thời hạn 05 năm, kể
từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị dưới
5.000.000 đồng hoặc hết thời hạn 10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành
án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000
đồng.
- Người phải thi hành án đã thi hành được một phần khoản thu nộp
16


ngân sách nhà nước mà thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều
này thì được xét giảm một phần nghĩa vụ thi hành án khi có một trong các
điều kiện: Hết thời hạn 05 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần
nghĩa vụ còn lại có giá trị từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, mỗi lần
giảm không quá một phần tư số tiền còn lại phải thi hành án; và hết thời hạn
10 năm, kể từ ngày ra quyết định thi hành án mà phần nghĩa vụ còn lại có giá
trị từ trên 100.000.000 đồng, mỗi lần giảm không quá một phần năm số tiền
còn lại phải thi hành án nhưng tối đa không quá 50.000.000 đồng.
- Người phải thi hành án đã tích cực thi hành được một phần án phí,
tiền phạt nhưng lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên
tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục thi hành được
phần nghĩa vụ còn lại hoặc lập công lớn thì được xét miễn thi hành phần
nghĩa vụ còn lại.
Việc miễn, giảm chỉ được xét một lần trong một năm đối với mỗi bản
án, quyết định và căn cứ để xác định thời hạn xét miễn, giảm nghĩa vụ thi
hành án là quyết định thi hành án lần đầu.
1.2.1.3. Thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

Cải tạo không giam giữ là một loại hình phạt chính trong hệ thống hình
phạt được quy định trong BLHS, theo đó không tước tự do, không buộc người
phạm tội cách ly khỏi gia đình, nơi làm việc cũng như xã hội. Mục đích của
hình phạt này là tạo điều kiện cho người bị kết án được cải tạo, học tập trong
môi trường xã hội bình thường, khuyến khích họ trở thành người có ích cho
xã hội.
Nội dung của hình phạt là Tòa án giao người bị kết án cho cơ quan, tổ
chức nơi người đó làm việc, học tập hoặc UBND cấp xã nơi người đó cư trú
để giám sát, giáo dục và gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với
cơ quan, tổ chức hoặc UBND cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người đó.
17


Trong thời gian chấp hành án, người bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ
theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phần thu nhập
từ 05% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập được thực
hiện hằng tháng; trong trường hợp đặc biệt, Tòa án có thể cho miễn việc khấu
trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bản án. Nếu người bị phạt cải tạo
không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp
hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng
đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ (Thời gian lao động phục vụ
cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không quá 05 ngày trong 01
tuần).
Về trình tự, thủ tục thi hành án, theo Luật Thi hành án hình sự năm
2010 thì để thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, Tòa án đã xét xử phải
ra quyết định thi hành án ghi rõ họ tên người ra quyết định; bản án được thi
hành; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; thời
hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ; hình phạt bổ sung; tên cơ quan
có nhiệm vụ thi hành; UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát,
giáo dục người chấp hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra

quyết định thi hành án, Tòa án phải gửi quyết định thi hành án cho người chấp
hành án; VKSND cùng cấp; Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện
nơi người chấp hành án cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi
người chấp hành án làm việc và Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi
hành án có trụ sở.
Tiếp đến, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định thi hành án, cơ quan Thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi
hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ triệu tập người chấp hành án đến
trụ sở cơ quan thi hành án để ấn định thời gian người chấp hành án có mặt tại
UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục và cam kết việc
18


chấp hành án và lập hồ sơ thi hành án (Hồ sơ thi hành án bao gồm: Bản án đã
có hiệu lực pháp luật; Quyết định thi hành án; Cam kết của người chấp hành
án và các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án).
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày triệu tập người chấp hành án, cơ
quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp
quân khu phải giao hồ sơ cho UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám
sát, giáo dục. Trước khi hết thời hạn chấp hành án 03 ngày, UBND cấp xã,
đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục bàn giao hồ sơ thi hành án cho
cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự
cấp quân khu để cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo
không giam giữ ngay khi hết thời hạn chấp hành án. Giấy chứng nhận phải
gửi cho người chấp hành án, UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám
sát, giáo dục, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã
ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Để đảm bảo hiệu quả thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ, pháp
luật cũng quy định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, nghĩa vụ của người chấp hành
án, cơ quan, tổ chức liên quan. Cụ thể là:

- UBND cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục người
chấp hành án có nhiệm vụ: tiếp nhận hồ sơ, tổ chức giám sát, giáo dục người
chấp hành án; phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người chấp hành
án; yêu cầu người chấp hành án thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình; có biện
pháp giáo dục, phòng ngừa khi người đó có dấu hiệu vi phạm pháp luật; biểu
dương người chấp hành án có nhiều tiến bộ hoặc lập công; giải quyết cho
người chấp hành án được vắng mặt ở nơi cư trú theo quy định; phối hợp với
cơ quan thi hành án dân sự thực hiện khấu trừ một phần thu nhập của người
chấp hành án theo quyết định của Toà án để sung quỹ nhà nước; phối hợp với
gia đình và cơ quan, tổ chức nơi người chấp hành án làm việc, học tập trong
19


việc giám sát, giáo dục người đó; lập hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời
hạn chấp hành án, miễn chấp hành án gửi cơ quan có thẩm quyền; nhận xét
bằng văn bản và lưu vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành án của người chấp
hành án khi người đó chuyển đi nơi khác; xử phạt vi phạm hành chính theo
thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
đối với người chấp hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức kiểm điểm
người chấp hành án…
- Người chấp hành án có nghĩa vụ: chấp hành nghiêm chỉnh cam kết
của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân,
nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập;
chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa
vụ nộp phần thu nhập bị khấu trừ theo bản án của Tòa án; phải có mặt theo
yêu cầu UBND cấp xã nơi được giao giám sát, giáo dục; khai báo tạm vắng
trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên; ba tháng một lần phải
nộp bản tự nhận xét về việc thực hiện nghĩa vụ chấp hành án cho người trực
tiếp giám sát, giáo dục về việc chấp hành pháp luật; trường hợp đi khỏi nơi cư
trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi

người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình UBND cấp xã được giao giám sát,
giáo dục người đó; phải kiểm điểm khi vi phạm nghĩa vụ chấp hành án và đã
bị nhắc nhở từ hai lần trở lên nhưng vẫn còn tiếp tục vi phạm. Đồng thời, để
đảm bảo hiệu quả thi hành án, pháp luật còn quy định người chấp hành án còn
phải thực hiện chế độ lao động, học tập, theo đó được bố trí công việc bảo
đảm yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục, được hưởng tiền lương và chế độ
khác phù hợp với công việc mà mình đảm nhiệm, được tính vào thời gian
công tác, thời gian tại ngũ theo quy định của pháp luật; người chấp hành án
được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì
được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó; người chấp hành án được
20


×