Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền tại Tp.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ TRANG

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
DỰ ĐỊNH DUY TRÌ THAM GIA HỆ THỐNG
NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA
BÊN NHẬN QUYỀN TẠI TP.HCM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018


i

MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN ......................................................................................................... 1
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu của luận án ............................................................................. 1

1.1.1.



Bối cảnh nghiên cứu về mặt lý thuyết ................................................................. 1

1.1.2.

Bối cảnh về thực tiễn ........................................................................................... 6

1.1.3.

Ý nghĩa của nghiên cứu luận án........................................................................... 9

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu luận án .................................................................................. 11

1.2.1.

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .......................................................................... 11

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 11

1.2.3.

Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 11

1.2.4.

Nhiệm vụ của luận án ........................................................................................ 12


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 12

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu của luận án ..................................................................... 12

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 12

1.4.

Phương pháp nghiên cứu luận án .......................................................................... 13

1.5.

Kết cấu của luận án ................................................................................................. 14

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................... 16
2.1.

Tổng quan về nhượng quyền thương mại............................................................... 16

2.1.1.

Khái niệm về nhượng quyền thương mại .......................................................... 16


2.1.2.

Đặc điểm của nhượng quyền thương mại .......................................................... 20

2.1.3.

Vai trò của nhượng quyền thương mại .............................................................. 21


ii

2.2.

Các chủ thể tham gia hoạt động NQTM ................................................................. 22

2.2.1.

Bên nhượng quyền (Franchisor) ........................................................................ 22

2.2.2.

Bên nhận quyền (Franchisee) ............................................................................ 24

2.3.

Mối quan hệ Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền .............................................. 26

2.3.1.


Các giai đoạn của một mối quan hệ NQTM ...................................................... 26

2.3.2. Bất cân xứng trong mối quan hệ giữa Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền
và các vấn đề đặt ra .......................................................................................................... 28
2.3.3. Các công cụ cơ bản để duy trì mối quan hệ Bên nhượng quyền - Bên nhận
quyền và duy trì hệ thống NQTM .................................................................................... 29
2.4.

Dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền .......................... 30

2.4.1.

Khái niệm........................................................................................................... 30

2.4.2.

Vai trò của dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền ..... 31

2.5. Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên
nhận quyền .......................................................................................................................... 34
2.6. Mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền.................................................................................... 48
2.6.1. Cơ sở lý thuyết liên quan đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của
Bên nhận quyền ................................................................................................................ 48
2.6.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham
gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền ........................................................................ 57
2.7.

Tóm tắt chương 2 ..................................................................................................... 64


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 66
3.1.

Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu .................................................................. 66

3.1.1.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 66

3.1.2.

Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 66

3.2.

Quy trình nghiên cứu ............................................................................................... 68

3.2.1.

Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu định tính .................................................... 69

3.2.2.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................ 70

3.2.3.

Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................... 70


3.2.4.

Kết luận, hàm ý quản trị và hàm ý chính sách ................................................... 71

3.3.

Thang đo đo lường các khái niệm nghiên cứu ....................................................... 71

3.3.1.

Thang đo hướng ngoại ....................................................................................... 72


iii

3.3.2.

Thang đo sự đồng thuận..................................................................................... 72

3.3.3.

Thang đo sự tận tâm........................................................................................... 73

3.3.4.

Thang đo ổn định cảm xúc................................................................................. 73

3.3.5.

Thang đo sự tưởng tượng ................................................................................... 74


3.3.6.

Thang đo thực thi pháp luật NQTM .................................................................. 75

3.3.7.

Thang đo sự tin tưởng ........................................................................................ 75

3.3.8.

Thang đo sự hài lòng ......................................................................................... 76

3.3.9.

Thang đo sự cam kết .......................................................................................... 77

3.3.10. Thang đo dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền ....... 78
3.4.

Nghiên cứu định tính ............................................................................................... 78

3.4.1.

Kỹ thuật thực hiện nghiên cứu định tính ........................................................... 79

3.4.2.

Đối tượng thu thập dữ liệu cho nghiên cứu định tính ........................................ 79


3.4.3.

Kết quả nghiên cứu định tính ............................................................................. 81

3.5.

Nghiên cứu định lượng ............................................................................................ 86

3.5.1.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ ............................................................................ 86

3.5.2.

Nghiên cứu định lượng chính thức .................................................................... 90

3.6.

Tóm tắt chương 3 ..................................................................................................... 93

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DỰ ĐỊNH DUY TRÌ
THAM GIA HỆ THỐNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA BÊN NHẬN
QUYỀN ................................................................................................................................... 95
4.1.

Kết quả nghiên cứu chính thức ............................................................................... 95

4.1.1.


Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức................................................................ 95

4.1.2.

Đánh giá độ tin cậy của thang đo....................................................................... 96

4.1.3.

Phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Fator Analysis) ..................... 98

4.1.4.

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) ............ 101

4.1.5.

Kiểm định mô hình nghiên cứu (SEM) ........................................................... 108

4.2.

Thảo luận kết quả nghiên cứu .............................................................................. 115

4.2.1.

Về khái niệm đặc điểm cá nhân ....................................................................... 115

4.2.2.

Về khái niệm thực thi pháp luật NQTM .......................................................... 116


4.2.3.

Về khái niệm CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền........................ 117


iv

4.2.4. Về mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân và CLMQH Bên nhượng quyền - Bên
nhận quyền ..................................................................................................................... 118
4.2.5. Về mối liên hệ giữa thực thi pháp luật NQTM và CLMQH Bên nhượng
quyền - Bên nhận quyền ................................................................................................. 118
4.2.6. Về mối liên hệ giữa đặc điểm cá nhân và dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền ........................................................................................... 119
4.2.7. Về mối liên hệ giữa thực thi pháp luật NQTM và dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền................................................................................. 119
4.2.8. Về mối liên hệ giữa CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền và dự
định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền ......................................... 120
4.2.9. Vai trò của CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền trong mô hình
nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của
bên nhận quyền. .............................................................................................................. 121
4.3.

Tóm tắt chương 4 ................................................................................................... 121

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN, HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 123
5.1.

Kết luận................................................................................................................... 123


5.2.

Hàm ý và đóng góp của luận án ............................................................................ 129

5.2.1.

Hàm ý về mặt lý thuyết .................................................................................... 129

5.2.2.

Hàm ý quản trị đối với các Bên tham gia hệ thống NQTM............................. 131

5.2.3.

Hàm ý chính sách đối với Nhà nước................................................................ 140

5.3.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 145

5.4.

Tóm tắt chương 5 ................................................................................................... 146

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NCS ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

VIẾT
TẮT

1

AMOS

2

B2B

3
4
5
6

CFA
CFI
CLMQH
CMIN

7

CMIN/df

8

9
10
11
12
13
14

CP
DDCN
DTR
đtg
EFA
EU
GFI

15

HACCP

16

ISO

17
18

KFC
KMO

19


KOTRA

20
21
22

NCS

NQTM

23

RMSEA

24

S.E

25

SEM

26

SPSS

DIỄN GIẢI
Tiếng Việt


Tiếng Anh
Analysis
of
Moment
Structures
Giao dịch giữa các doanh Business to Business
nghiệp
Phân tích nhân tố khẳng định
Confirmatory Factor Analysis
Chỉ số thích hợp so sánh
Comparetive Fit Index
Chất lượng mối quan hệ
Chi bình phương
Chi-square
Chi-square điều chỉnh theo bậc
Chi-square/df
tự do
Chính phủ
Đặc điểm cá nhân
Dự định duy trì
Đồng tác giả
Phân tích nhân tố khám phá
Exploratory Factor Analysis
Châu Âu
Chỉ số thích hợp tốt
Good of Fitness Index
Hệ thống phân tích mối nguy Hazard Analysis & Critical
và kiểm soát điểm tới hạn
Control Points
Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu International Organization for

Chuẩn Hóa
Standardization
Gà Rán Kentucky
Kentucky Fried Chicken
Chỉ số KMO
Kaiser Meyer Olkin
Cơ quan Xúc tiến Thương mại Korea
Trade
Investment
và Đầu tư Hàn Quốc
Promotion Agency
Nghiên cứu sinh
Nghị định
Nhượng quyền thương mại
Root Mean Square Error
Chỉ số RMSEA
Approximation
Sai số
Standard Errors
Mô hình hóa cấu trúc tuyến
Structural Equation Modeling
tính
Phần mềm máy tính phục vụ Statistical Package for the
công tác phân tích thống kê
Social Sciences


vi

27

28
29

TTg
TW
UBND

Thủ tướng chính phủ
Trung ương
Ủy ban nhân dân

Uniform Franchise Offering
Circular

30

UFOC

Bảng giới thiệu về NQTM

31

Công ty cổ phần quảng cáo và
Vietnam National Trade Fair
VINEXAD hội
chợ
thương
mại
& Advertising Company
VINEXAD



vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Một số khái niệm về nhượng quyền thương mại......................................... 16!
Bảng 2.2: Các giai đoạn của mối quan hệ NQTM ....................................................... 26!
Bảng 2.3: Tổng hợp một số nghiên cứu về dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền ..................................................................................................... 41!
Bảng 2.4: Tổng hợp các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền ........................................................................................ 47!
Bảng 2.5: Phân loại lý thuyết về động cơ .................................................................... 50!
Bảng 3.1: Cơ cấu các chuyên gia được phỏng vấn trong nghiên cứu định tính .......... 80!
Bảng 3.2: Các biến quan sát được bổ sung từ kết quả nghiên cứu định tính ............... 81!
Bảng 3.3: Các thang đo (lần hai) của mô hình nghiên cứu lý thuyết ........................... 82!
Bảng 3.4: Các biến quan sát bị loại sau nghiên cứu định lượng sơ bộ ........................ 87!
Bảng 4.1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu chính thức ............................................................. 95!
Bảng 4.2: Đánh giá độ tin cậy thang đo ....................................................................... 96!
Bảng 4.3: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett (lần 4) .................................................. 98!
Bảng 4.4: Kết quả phân tích EFA (lần 4) cho khái niệm đặc điểm cá nhân, CLMQH,
thực thi pháp luật NQTM ............................................................................................. 99!
Bảng 4.5: Chỉ số KMO và kiểm định Bartlett ........................................................... 100!
Bảng 4.6: Kết quả phân tích EFA cho khái niệm dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM ........................................................................................................................ 100!
Bảng 4.7: Đánh giá độ tin cậy các thang đo khái niệm DDCN ................................. 102!
Bảng 4.8: Kiểm định giá trị phân biệt giữa các thang đo khái niệm DDCN ............. 103!
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy các thang đo khái niệm CLMQH .............................. 104!
Bảng 4.10: Kiểm định giá trị phân biệt giữa các thang đo khái niệm CLMQH ........ 105!
Bảng 4.11: Đánh giá độ tin cậy thang đo các khái niệm trong mô hình đo lường tới
hạn ............................................................................................................................. 107!

Bảng 4.12: Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm trong mô hình đo lường
tới hạn ........................................................................................................................ 107!


viii

Bảng 4.13: Trọng số (chưa chuẩn hóa) của mô hình ................................................. 110!
Bảng 4.14: Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N=350 ....................................... 110!
Bảng 4.15: Hệ số hồi quy (chuẩn hóa) của mô hình .................................................. 111!
Bảng 4.16: Sự khác biệt giữa mô hình bất biến và khả biến về thời gian hoạt động. 112!
Bảng 4.17: Trọng số (chuẩn hóa) của mô hình bất biến về thời gian hoạt động ....... 113!
Bảng 4.18: Sự khác biệt giữa mô hình bất biến và khả biến về xuất xứ thương hiệu 114!
Bảng 4.19. Trọng số (chuẩn hóa) của mô hình khả biến theo xuất xứ thương hiệu .. 115!
Bảng 5.1: Đánh giá thực trạng NQTM và dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền ................................................................................................... 126!


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu lý thuyết ...................................................................... 63!
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 68!
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu lý thuyết (sau khi nghiên cứu định lượng sơ bộ) ........ 90!
Hình 4.1: Kết quả CFA (chuẩn hóa) DDCN .............................................................. 102!
Hình 4.2: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của CLMQH .................................................... 104!
Hình 4.3: Kết quả CFA (chuẩn hóa) của mô hình đo lường tới hạn .......................... 106!
Hình 4.4: Kết quả mô hình SEM (chuẩn hóa) ........................................................... 109!


1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1.1.

Bối cảnh nghiên cứu của luận án
Nội dung này làm rõ khoảng trống về học thuật và nghiên cứu thực nghiệm,

qua đó nêu ý nghĩa nghiên cứu của luận án.
1.1.1. Bối cảnh nghiên cứu về mặt lý thuyết
Nhượng quyền thương mại (NQTM) mới xuất hiện ở Việt Nam khoảng 25
năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, trên thế giới
phương thức kinh doanh này xuất hiện từ giữa cuối thế kỷ thứ 19 (khoảng năm
1860), khi công ty Singer tại Hoa Kỳ thành lập một mạng lưới người bán lại cho
mặt hàng máy may (Antonowicz, 2011). Đây là phương thức kinh doanh thương
mại phát triển nhanh về thực tiễn cũng như nghiên cứu học thuật. Các nghiên cứu
về NQTM không những dưới giác độ tiếp thị, kinh doanh thương hiệu mà còn
nghiên cứu dưới giác độ pháp lý, quản lý tài chính, cấu trúc doanh nghiệp,…
(Grewal và đtg, 2011). Nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực thương mại như: Adeiza
và đtg (2017), Erlinda và đtg (2016), Dant và đtg (2013), Harif và đtg (2013),
Frazer và đtg (2012), Altinay và đtg (2012), McDonnell và đtg (2011), Chen
(2011), Weaven và đtg (2009), Frazer và đtg (2008), Ernández Monroy và đtg
(2005), Frazer (2003), Lee (1999), Allen và đtg (1994), Peterson và đtg (1990),…
và rất nhiều nhà khoa học về thương mại khác trên thế giới và ở Việt Nam đã quan
tâm nghiên cứu vai trò của phương thức kinh doanh này, đồng thời, lý giải nguyên
nhân sự phát triển nhanh chóng và sự tác động mạnh của nó đến hoạt động khởi
nghiệp ở các nước. Khi xem xét NQTM dưới nhiều giác độ khác nhau, người ta
khám phá và đưa ra các quan điểm khác nhau về phương thức kinh doanh này. Từ
đó, các nghiên cứu đã góp phần làm phong phú hơn kho tàng kiến thức về NQTM.
Có nhiều nghiên cứu mang tính học thuật về sự duy trì và phát triển NQTM,

nhưng đa số các học giả cho rằng, lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh là


2

mục tiêu và lợi ích chung mà cả hai Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền hướng
đến. Đây là những nhân tố quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ vì sự thua lỗ của
bên này sẽ tác động không thuận lợi đến bên kia và ngược lại. Một số nhà khoa học
khác lại cho rằng chất lượng sự duy trì và phát triển NQTM phụ thuộc vào chất
lượng mối quan hệ (CLMQH) Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền (Rubin, 1978;
Shane, 1996), mối quan hệ này được thể hiện qua ba yếu tố sau:
(1) Chất lượng hợp đồng NQTM quy định trách nhiệm, quyền quyết định và
chia sẻ nguồn lực giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền (Rubin,
1978; Pizanti và đtg, 2003). Hợp đồng NQTM phải là cơ sở để các Bên
kiểm soát chính sách, quyền lực và giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong
quá trình thực hiện NQTM (Stern và đtg, 1991; Forward và đtg, 1993).
Các nhà nghiên cứu cho rằng mối quan hệ Bên nhượng quyền - Bên nhận
quyền thiếu tính bền vững vì trong hợp đồng NQTM thường có những
điều khoản không công bằng đối với Bên nhận quyền, bao gồm: Các điều
khoản về lãnh thổ (Kaufmann và đtg, 1988; Hoy, 1994), tỷ lệ chia kết quả
của hoạt động NQTM (Stern và đtg, 1991), điều khoản bất lợi cho Bên
nhận quyền khi chấm dứt và các hạn chế đối với các hoạt động sau khi
chấm dứt hợp đồng NQTM (Forward và đtg, 1993). Do vậy, sự bất cân
xứng trong mối quan hệ Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền thể hiện
ngay trong hợp đồng NQTM và sự khác nhau về đặc điểm cá nhân của
Bên nhận quyền có ảnh hưởng đến sự xung đột, mức độ duy trì tham gia
hệ thống NQTM của Bên nhận quyền – yếu tố tác động đến sự thành công
hay thất bại của một hệ thống NQTM.
(2) Phát triển mối quan hệ Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền: Quan hệ
giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền là quan hệ giữa hai thực thể

pháp lý độc lập với sở hữu riêng biệt nhưng hoạt động của các Bên có
quan hệ cộng sinh với nhau (Rubin, 1978; Shane, 1996) nhằm đạt được
những lợi ích kinh doanh. Toàn bộ doanh thu của một hệ thống NQTM
được tính dựa trên lợi nhuận từ các cửa hàng của Bên nhận quyền kết hợp


3

với sự hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống (Kaufmann và đtg,
1988). Sự thành công trong kinh doanh của các Bên nhận quyền phụ thuộc
rất nhiều vào sự chuyển giao bí quyết, thương hiệu, kinh nghiệm và sự hỗ
trợ của Bên nhượng quyền (Dant và đtg, 1998; Nathan, 2004). Nếu Bên
nhượng quyền cố gắng cắt giảm chi phí bằng cách giảm chất lượng dịch
vụ hỗ trợ Bên nhận quyền, điều này có thể làm xấu đi hình ảnh và danh
tiếng của toàn bộ hệ thống NQTM (Combs và đtg, 2004). Như vậy, các
bên liên quan đến NQTM muốn duy trì mối quan hệ lâu dài và liên tục thì
phải tăng cường CLMQH giữa hai bên thông qua sự tương tác kết hợp
giữa lợi ích trước mắt và lâu dài trong mười năm hoặc nhiều hơn (Forward
và đtg, 1993).
(3) CLMQH trong hoạt động NQTM phụ thuộc nhiều vào năng lực của Bên
nhận quyền: Nguồn nhân lực, thông tin thị trường và khả năng tài chính để
tiếp cận các thị trường địa phương (Kaufmann và đtg, 1995; Nathan,
2004). Về lâu dài, mối quan hệ giữa hai bên ngày càng trở nên phụ thuộc
lẫn nhau (Nathan, 2004). Khi đó, các Bên nhận quyền sẽ có nhiều kiến
thức và kinh nghiệm về hệ thống NQTM hơn (Bradach và đtg, 1998;
Nathan, 2004) và có thể phát triển sản phẩm mới hoặc đưa ra giải pháp
mới cho các vấn đề trong toàn hệ thống NQTM thông qua các phương
pháp thích ứng địa phương (Dant và đtg, 1998; Nathan, 2004). Theo thời
gian, mặc dù Bên nhượng quyền đã dần quen thuộc với môi trường địa
phương - nơi mà họ thực hiện NQTM, nhưng họ phải đối mặt với những

vấn đề về chiến lược hỗ trợ, thúc đẩy và duy trì mối quan hệ với các Bên
nhận quyền và mức độ hài lòng của họ đối với hệ thống NQTM.
Tóm lại, trong giới nghiên cứu học thuật về NQTM, các nhà khoa học còn rất
nhiều ý kiến khác nhau, nhưng đều nhấn mạnh với đặc điểm chung: Phương thức
kinh doanh NQTM là phương thức kinh doanh giúp nhanh chóng mở rộng quy mô
kinh doanh và phát triển thương hiệu thông qua sự đầu tư của các Bên nhận quyền
trong hệ thống, cho nên, một hệ thống NQTM cần phải ổn định và phát triển về mặt


4

số lượng các Bên nhận quyền. Việc lựa chọn Bên nhận quyền có đủ tiềm lực tài
chính, năng lực quản lý tham gia vào hệ thống NQTM là rất cần thiết. Các nhà
nghiên cứu lý thuyết về NQTM cũng rất quan tâm nghiên cứu khám phá làm thế
nào để các Bên nhận quyền này tiếp tục duy trì mối quan hệ cộng sinh, duy trì sự
hợp tác – xây dựng – phát triển hệ thống NQTM. Đây là vấn đề rất quan trọng,
mang tính sống còn cho sự phát triển của một hệ thống NQTM. Có nhiều nghiên
cứu về duy trì hợp tác trong kinh doanh nói chung và duy trì tham gia hệ thống
NQTM nói riêng như: Adeiza và đtg (2017) đã chỉ ra rằng CLMQH Bên nhượng
quyền – Bên nhận quyền (thể hiện thông qua niềm tin, sự cam kết, hiệu quả giao
tiếp và sự hài lòng) có tác động đến dự định tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh doanh
NQTM của Bên nhận quyền; Erlinda và đtg (2016) đã nghiên cứu tác động của hình
ảnh thương hiệu của Bên nhượng quyền đến niềm tin của Bên nhận quyền và ảnh
hưởng của nó đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền;
Jena và đtg (2011) đã làm rõ mối liên hệ của việc xây dựng mối quan hệ giữa các
Bên trong việc duy trì mối quan hệ kinh doanh của người mua; Hanafiah (2009) đã
nghiên cứu trường hợp NQTM ở Malaysia về các mục tiêu đạt được và dự định duy
trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền; Lee và đtg (2008) thực hiện
nghiên cứu tác động của giao tiếp đến sự hài lòng và trung thành của Bên nhận
quyền đối với hệ thống NQTM; Venetis và đtg (2004) đứng trên góc độ mối quan

hệ để nghiên cứu ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ đến việc duy trì khách hàng;
Ulaga và đtg (2006) đưa ra mô hình tác động của giá trị mối quan hệ hợp tác kinh
doanh đến CLMQH và dự định duy trì, mở rộng hợp tác kinh doanh với nhà cung
cấp; Chiou và đtg (2004) đã chỉ ra tác động của giao tiếp, hỗ trợ dịch vụ và lợi thế
cạnh tranh của Bên nhượng quyền đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền; Morrison (1997) đã chứng minh về sự hài lòng về công việc
kinh doanh NQTM và đặc điểm cá nhân của Bên nhận quyền có ảnh hưởng đến kết


5

Trong hoạt động NQTM, đối với Bên nhượng quyền, Bên nhận quyền vừa là
khách hàng vừa là đối tác thành viên của hệ thống NQTM. Do vậy, khác với các
hoạt động kinh doanh thông thường, khách hàng ở đây (Bên nhận quyền) cần phải
được cân nhắc tuyển chọn sao cho có thể tham gia lâu dài vào quá trình phát triển

của Bên nhận quyền. Đặc điểm cá nhân của Bên nhận quyền có liên quan đến việc
lựa chọn Bên nhận quyền của Bên nhượng quyền cho hệ thống NQTM. Đồng thời,

nào, vấn đề này cần được nghiên cứu làm rõ hơn. Hơn nữa, tại các quốc gia đang
phát triển như Việt Nam, văn hóa, ngôn ngữ, pháp luật, con người, thu nhập, mức
sống,… có nhiều điểm khác biệt so với các nước phát triển. Vì vậy, hoạt động
NQTM, dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền sẽ có những
điểm chung nhưng có thể tồn tại những nhân tố, đặc thù riêng cần được khám phá


6

thêm thông qua các nghiên cứu mang tính học thuật và kiểm định qua nghiên cứu
thực tiễn.

1.1.2. Bối cảnh về thực tiễn
NQTM là một phương thức kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo
công ăn việc làm và góp phần phát triển nền kinh tế (Shane và đtg, 2006). Tính đến
tháng 09/2016, NQTM đã giải quyết chín triệu việc làm cho người lao động và
đóng góp 541,1 tỷ USD cho GDP của Mỹ (IFA, 2016). Tương tự ở một số quốc gia
khác, phương thức kinh doanh này đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế quốc gia
như Úc (138,8 tỷ USD), Đức (79 tỷ USD), Trung Quốc (63 tỷ USD), Brazil (36 tỷ
USD), Ấn Độ (4 tỷ USD) (Dant và đtg, 2011). Phương thức kinh doanh NQTM
được áp dụng trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: Nhà hàng, dịch vụ
nhà trọ, bán lẻ, dịch vụ cá nhân, ô tô, bất động sản, dịch vụ thương mại,… Trong
đó, ba lĩnh vực kinh doanh hiệu quả nhất đối với GDP của Mỹ là nhà hàng (30,5%),
dịch vụ thương mại (14,5%), dịch vụ nhà trọ (10,9%) (IFA, 2016). Điều này cho
thấy vai trò quan trọng của phương thức kinh doanh NQTM, đặc biệt là trong thời
gian tới. Theo ông Robert Cresanti - Chủ tịch Hiệp hội Nhượng quyền quốc tế
(IFA): “Thị trường NQTM toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh năm thứ 6 liên
tiếp, góp phần quan trọng tạo việc làm và tăng cơ hội kinh doanh trong nhiều lĩnh
vực, bất chấp những thách thức về pháp luật ở nhiều cấp độ khác nhau, tại các quốc
gia khác nhau” (trích Linh Tâm, 2016). Các nước Đông Nam Á như Singapore,
Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philipinnes đã xây dựng và phát triển hoạt động
NQTM nhiều năm nay. Đặc biệt, “Philipinnes đã cơ bản xây dựng ngành công
nghiệp NQTM một cách sôi động ngay cả khi chưa có hệ thống pháp lý đi kèm”
(theo ông Leo Dominguez - Giám đốc pháp lý và các tiêu chuẩn tinh thần - Hiệp hội
NQTM Philipinnes) (trích Linh Tâm, 2016).
Tại Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, hoạt động kinh doanh theo
phương thức NQTM trong các lĩnh vực nhà hàng, thức ăn nhanh, phân phối hàng
thời trang, cửa hàng tiện lợi,… đang trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Tuy
nhiên, hoạt động NQTM ở nước ta còn mang tính tự phát, chưa thể hiện sự chuyên


7


nghiệp, thiếu tính bền vững. Các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt
Nam chủ yếu dừng lại ở mô hình nhượng quyền cấp 1 (hình thức nhượng quyền độc
quyền). Một số thương hiệu nhượng quyền nước ngoài có áp dụng mô hình nhượng
quyền cấp 2 (hình thức nhượng quyền thứ cấp) như Jollibee, KFC, Texas Chicken,
Caffe Bene, BBQ King, Auntie Anne’s,… vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu (Nguyễn
Phi Vân, 2016). Từ 6 thương hiệu nhượng quyền nước ngoài vào Việt Nam năm
2007, đến tháng 09/2017 con số này đã tăng lên đến 188 thương hiệu (Phụ lục 7)
với các lĩnh vực nhượng quyền khác nhau như nhà hàng, thời trang, giáo dục, cửa
hàng tiện lợi (website Bộ Công thương, 2017),… Mặc dù trên thị trường đã xuất
hiện những thương hiệu nhượng quyền nội địa được nhiều người Việt Nam biết đến
như cà phê Trung Nguyên (đơn vị đầu tiên áp dụng hình thức nhượng quyền ở quy
mô lớn), Phở 24, cà phê mang đi Millano, Vesly, Wrap and Roll,… nhưng các hệ
thống nhượng quyền này hoạt động chưa thật sự chuyên nghiệp và chưa đạt được sự
thành công như mong đợi, thậm chí là thất bại như trường hợp của cà phê Trung
Nguyên. Một trong những nguyên nhân chính của thất bại này là chưa xây dựng
được CLMQH tốt giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, cũng như chưa thực
hiện đúng các cam kết cần thiết trong hoạt động kinh doanh NQTM, dẫn đến Bên
nhận quyền không duy trì tham gia lâu dài với hệ thống NQTM.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành
phố năm 2015 (Sở Khoa học Công nghệ Tp.HCM) “Hoạt động NQTM (Franchise)
trên địa bàn Tp.HCM – Thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển”, NCS và nhóm
nghiên cứu thấy được có nhiều điểm khác biệt giữa NQTM ở Việt Nam so với ở
nước ngoài. Trong đó, tính bền vững trong hoạt động NQTM rất được chú trọng ở
nước ngoài. Tuy nghiên, nghiên cứu sơ lược thực trạng NQTM của Việt Nam và
chuyên sâu tại thị trường Tp.HCM cho thấy tính bền vững còn khá hạn chế. Trong
khi Bên nhận quyền ở nước ngoài rất được chú trọng khi xem xét dự định tiếp tục
duy trì hay kết thúc tham gia hệ thống NQTM và thường có những tiêu chí để đánh
giá lại hoạt động kinh doanh khi tham gia hệ thống NQTM của họ có hiệu quả
không, nếu có hiệu quả sẽ tiếp tục và ngược lại. Tại Việt Nam, dự định tiếp tục



8

tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền có nhiều điểm khác biệt so với ở
nước ngoài. Tiêu chí hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa phải là nhân tố chi phối
dự định tiếp tục duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền Việt. Khi
tham gia hệ thống NQTM, Bên nhận quyền thấy hoạt động kinh doanh không hiệu
quả nhưng vẫn có thể có dự định tiếp tục tham gia hệ thống. Bởi vì, tại thị trường
Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, để tham gia hệ thống NQTM, Bên nhận
quyền thường bỏ ra chi phí đầu tư ban đầu lớn. Do đó, dù hệ thống NQTM hoạt
động không hiệu quả, Bên nhận quyền vẫn tiếp tục duy trì tham gia hệ thống với hy
vọng thu hồi lại vốn trong tương lai. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, dù
hoạt động có hiệu quả, Bên nhận quyền vẫn có thể từ bỏ hệ thống NQTM mà họ
đang tham gia. Họ từ bỏ để có thể độc lập kinh doanh. Từ những kiến thức về công
thức, nguyên vật liệu, quy trình sản xuất,… được tích lũy trong khoảng thời gian
tham gia hệ thống NQTM, Bên nhận quyền có thể tự kinh doanh mà không cần phải
mất khoản phí nào cho Bên nhượng quyền, cũng như không phải chịu sự kiểm soát
của họ. Bên cạnh đó, pháp luật NQTM tại Việt Nam còn chưa thật đầy đủ, sự quản
lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp đang hoạt
động theo phương thức NQTM nhưng chưa thực sự hiểu rõ về phương thức kinh
doanh này. Chính những điều này làm cho cả Bên nhượng quyền và Bên nhận
quyền dễ dàng bị vi phạm các thỏa thuận và không tiếp tục duy trì hợp tác phát triển
hệ thống NQTM. Do đó, để hoạt động NQTM ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM
nói riêng phát triển, Bên nhượng quyền không chỉ tập trung phát triển mạng lưới
cửa hàng mà còn cần có những hoạt động nhằm nâng cao dự dịnh duy trì tham gia
hệ thống của Bên nhận quyền trong tương lai. Vì vậy, những nghiên cứu về dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM là rất cần thiết cho sự phát triển hoạt động
NQTM. Do đó, luận án Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền tại Tp.HCM được nghiên cứu nhằm khám

phá và kiểm định những nhân tố then chốt góp phần đem đến dự định gắn bó, duy
trì lâu dài của Bên nhận quyền đối với hệ thống NQTM – điều kiện mang tính sống
còn của một hệ thống NQTM.


9

1.1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu luận án
Ý nghĩa của nghiên cứu Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền tại Tp.HCM nằm ở những đóng góp của luận án
về mặt học thuật và thực tiễn như sau:
1.1.3.1. Đóng góp về lý thuyết
− Kế thừa các nghiên cứu đã công bố, luận án tiếp tục phân tích, khám phá
các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của
Bên nhận quyền tại Tp.HCM.
− Nghiên cứu sự tác động của ba nhân tố: Thực thi pháp luật NQTM, đặc
điểm cá nhân của Bên nhận quyền, CLMQH Bên nhượng quyền - Bên
nhận quyền đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận
quyền.
− Làm rõ vai trò của nhân tố CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận
quyền trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì
tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
1.1.3.2. Đóng góp về thực tiễn
− Trên cơ sở lý thuyết khoa học, thực tiễn hoạt động NQTM và dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM tại Tp.HCM, luận án sẽ đóng góp các
hàm ý quản trị cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức
NQTM. Từ đó, doanh nghiệp có thể áp dụng trong việc xây dựng những
chính sách riêng nhằm nâng cao mức độ dự định duy trì tham gia của các
Bên nhận quyền trong hệ thống NQTM.
− Luận án sẽ đóng góp các hàm ý chính sách giúp hình thành môi trường

kinh doanh NQTM thuận lợi. Đồng thời, định hướng chiến lược phát
triển phương thức kinh doanh NQTM tại Việt Nam nói chung và
Tp.HCM nói riêng.
− Luận án trở thành tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác đào tạo các
chuyên gia ngành thương mại và các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự


10

phát triển các lý thuyết và thực tiễn liên quan đến NQTM.
1.1.3.3. Điểm mới của luận án
Nội dung của luận án có những điểm mới về học thuật như sau:
(1) Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhân tố: Thực thi pháp luật NQTM, đặc
điểm cá nhân và CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền có tác
động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền,
bổ sung vào nghiên cứu của Adeiza và đtg (2017), Dant và đtg (2013),
Chen (2011), McDonnell (2011), Ulaga và đtg (2006), Chiou và đtg
(2004), Morrison (1997), Vitell và đtg (1993). Bên cạnh đó, nghiên cứu
này điều chỉnh các thang đo được kế thừa từ nghiên cứu của Dant và đtg
(2013), Laverdière và đtg (2013), McDonnell (2011), Chiou và đtg (2004),
Vitell và đtg (1993) phù hợp hơn với hoạt động NQTM tại Tp.HCM.
(2) Kết quả của luận án cho thấy: Khi phân tích sự tác động của hai nhân tố:
CLMQH Bên nhượng quyền – Bên nhận quyền và đặc điểm cá nhân của
Bên nhận quyền đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên
nhận quyền, hai nhân tố này được xem xét là hai khái niệm đa hướng,
không xem xét sự tác động của từng yếu tố thành phần riêng lẻ của khái
niệm đa hướng như nghiên cứu của Erlinda và đtg (2016), Ulaga và đtg
(2006), Chiou và đtg (2004), Morrison (1997).
(3) Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu bằng mô hình hóa cấu trúc tuyến
tính (SEM) cho thấy: Thực thi pháp luật NQTM tác động mạnh hơn lên

CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền so với đặc điểm cá nhân;
CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền tác động mạnh nhất đến dự
định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền, kế tiếp là đặc
điểm cá nhân và cuối cùng là thực thi pháp luật NQTM.
(4) Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy, mối quan hệ giữa các khái niệm
trong mô hình nghiên cứu không có sự khác nhau về thời gian hoạt động
của các cửa hàng của Bên nhận quyền nhưng có sự khác nhau giữa thương
hiệu NQTM nước ngoài với thương hiệu NQTM trong nước.


11

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu luận án

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền tại Tp.HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Thiết kế mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì
tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến dự định duy trì
tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
(3) Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ dự định duy trì tham
gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền và các hàm ý chính sách đối với
Nhà nước về hoạt động NQTM.
1.2.3. Các câu hỏi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của luận án phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu dưới đây:
(1) Các nhân tố nào tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM

của Bên nhận quyền?
(2) Bản chất CLMQH Bên nhượng quyền - Bên nhận quyền và vai trò của nó
trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham
gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền là như thế nào?
(3) Các Bên tham gia trong hoạt động NQTM phải làm gì để mức độ duy trì
tham gia vào hệ thống NQTM của Bên nhận quyền mang tính ổn định và
bền vững.
(4) Nhà nước phải làm gì liên quan đến chính sách để phát triển hoạt động
NQTM ở Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng.


12

1.2.4. Nhiệm vụ của luận án
Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu
trên, nhiệm vụ của luận án được đặt ra gồm:
− Nghiên cứu tổng quan về NQTM và dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền. Từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu lý
thuyết.
− Nghiên cứu định tính nhằm khẳng định mô hình nghiên cứu lý thuyết,
khám phá các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống
NQTM của Bên nhận quyền và các biến quan sát cho từng nhân tố.
− Nghiên cứu định lượng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên
cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM
của Bên nhận quyền.
− Đề xuất được các hàm ý quản trị cho doanh nghiệp NQTM, cũng như
hàm ý chính sách đối với Nhà nước về hoạt động NQTM.
1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên
nhận quyền.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
− Về vấn đề nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia
hệ thống NQTM của Bên nhận quyền.
− Về thời gian: Hoạt động NQTM thực tiễn từ 2007 đến nay.
− Về không gian:
+

Tổng quan về thực trạng hoạt động NQTM Việt Nam nói chung và
Tp.HCM nói riêng để có bức tranh tổng thể về sự hình thành và phát triển
hoạt động NQTM, pháp luật NQTM và cơ chế quản lý Nhà nước đối với
hoạt động này.


13

+

Khảo sát dữ liệu để kiểm định mô hình các nhân tố tác động đến dự định
duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền: Tại Tp.HCM.
Tp.HCM là nơi diễn ra hoạt động NQTM sôi nổi nhất nước. Hơn 90% các
thương hiệu NQTM nước ngoài đăng ký ở Bộ Công thương đang hoạt
động tại Tp.HCM (Website Bộ Công thương, 2017), có thể kể đến các
thương hiệu như: Jollibee, KFC, McDonald, Texas Chicken, Caffe Bene,
BBQ King,... Bên cạnh đó, các thương hiệu NQTM nội địa cũng rất phát
triển như: Thời trang Ninomaxx, Foci, Giày T&T, bánh ngọt Kinh Đô
Bakery, bánh xèo Mười Xiềm, cà phê Millano, Vesly, Highland, Phở 24,...

Do vậy, nghiên cứu này chọn thực hiện khảo sát Bên nhận quyền tại thị
trường Tp.HCM.

− Về đối tượng khảo sát: Bên nhận quyền. Bên nhận quyền ở đây là các
doanh nghiệp hay cửa hàng nhận quyền, trong đó, lãnh đạo doanh nghiệp
hay quản lý cửa hàng là những người đại diện doanh nghiệp, cửa hàng
trong việc điều hành và đề xuất các quyết định cho hoạt động kinh doanh
NQTM (đối với thương hiệu đang nhận nhượng quyền) của đơn vị.
1.4.

Phương pháp nghiên cứu luận án
Luận án lựa chọn cả 2 phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định tính và

nghiên cứu định lượng nhằm xây dựng và kiểm định mô hình và các giả thuyết của
mô hình các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của
Bên nhận quyền. Cả hai phương pháp đều được NCS sử dụng trong các giai đoạn
của quá trình nghiên cứu, từ nghiên cứu định tính (Bước 1) đến nghiên cứu định
lượng sơ bộ (Bước 2) và nghiên cứu định lượng chính thức (Bước 3).
Ở giai đoạn nghiên cứu định tính, đầu tiên, NCS thực hiện kỹ thuật phỏng vấn
tay đôi với 15 chuyên gia, gồm các nhà nghiên cứu có trình độ, am hiểu về NQTM
và các doanh nhân đang kinh doanh NQTM nhằm xây dựng, điều chỉnh và bổ sung
các thang đo trong mô hình các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ
thống NQTM của Bên nhận quyền. Sau đó, NCS tiếp tục gặp 10 nhà nhận quyền đại
diện tại Tp.HCM để ghi nhận những góp ý giúp cho bảng câu hỏi rõ nghĩa, dễ hiểu.


14

Giai đoạn tiếp theo, NCS thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá sơ
bộ các thang đo trong mô hình nghiên cứu bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và

phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ 95 nhà
nhận quyền tại Tp.HCM cho thấy, từ 49 biến quan sát ban đầu có 14 biến quan sát
bị loại. Kết quả nghiên cứu ở hai giai đoạn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định
lượng sơ bộ đã giúp củng cố mô hình và thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho giai
đoạn nghiên cứu định lượng chính thức của luận án.
Giai đoạn nghiên cứu định lượng chính thức với kỹ thuật khảo sát 200 doanh
nghiệp và cá nhân nhận quyền (thu về được 178 phiếu trả lời hợp lệ), được lựa chọn
theo phương pháp chọn mẫu phát triển mầm và phương pháp ngẫu nhiên đơn giản.
NCS sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá lại và kiểm định
các thang đo trong mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến dự định duy trì
tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền. Ở giai đoạn này dữ liệu thu thập
được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 23.0 và phần mềm AMOS 23.0 và sử
dụng phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA), thực hiện kiểm định mô
hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua mô hình hóa cấu trúc tuyến tính
(SEM).
Nội dung chi tiết việc vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính, nghiên cứu
định lượng vào luận án sẽ được trình bày ở Chương 3.
1.5.

Kết cấu của luận án
Luận án Các nhân tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM

của Bên nhận quyền tại Tp.HCM có cấu trúc gồm năm chương với các nội dung
chính sau:
Chương 1 – Giới thiệu luận án
Bao gồm bối cảnh nghiên cứu, tổng quan nghiên cứu và đóng góp của luận án,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của luận án,
phương pháp nghiên cứu và kết cấu của luận án.



15

Chương 2 – Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết “Các nhân
tố tác động đến dự định duy trì tham gia hệ thống NQTM của Bên nhận quyền”.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu
Trình bày các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận án. Bao gồm:
Phương pháp nghiên cứu và phương pháp chọn mẫu, quy trình nghiên cứu, thang đo
đo lường các khái niệm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng sơ bộ. Ngoài ra, chương này còn đề cập đến một phần nội dung của
nghiên cứu định lượng chính thức: Thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp điều tra,
kích thước mẫu và phương pháp thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày hai nội dung chính: (i) Kết quả nghiên cứu định lượng
chính thức, gồm các nội dung: Thống kê mẫu nghiên cứu chính thức, phân tích độ
tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích nhân tố khẳng định
(CFA) và kiểm định mô hình nghiên cứu; (ii) thảo luận các kết quả nghiên cứu.
Chương 5 – Kết luận, hàm ý quản trị và hàm ý chính sách
Kết luận về kết quả nghiên cứu, đưa ra những hàm ý quản trị đối với Bên
nhượng quyền và Bên nhận quyền, đề xuất các hàm chính sách đối với Nhà nước về
quản lý hoạt động NQTM.


×