Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Phân tích một số chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng nước sông gianh đoạn chảy qua thị xã ba đồn, quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 54 trang )

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
B. NỘI DUNG ..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ...................................................................... 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MẶT .................................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................................... 3
1.1.2 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt thế giới ......................................................................... 3
1.1.3 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam .................................................................. 5
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU ..................................................... 5
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên........................................................................................................ 5
1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................ 8
1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 8
1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT ................................. 8
1.4.1 COD (Chemical Oxigen Demand - Nhu cầu oxy hóa học) ......................................... 8
1.4.2 BODn (Biochemical Oxigen Demand after n days – Nhu cầu oxy sinh hóa sau n
ngày) ..................................................................................................................................... 9
1.4.3 Nitơ tổng .................................................................................................................... 10
1.4.4 Phospho tổng ............................................................................................................. 11
1.4.5 Chỉ tiêu vi sinh ........................................................................................................... 12
1.5 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
QCVN 08MT:2015/BTNMT.............................................................................................. 13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM ......................................................... 15
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 15
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 15
2.2.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 15
2.2.2 Chuẩn bị mẫu ............................................................................................................. 15
2.2.3 Các thông số và phương pháp phân tích.................................................................... 16
2.3 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM ................................................................................... 16
2.3.1. Đo hàm lượng COD (Chemical Oxigen Demand - Nhu cầu oxy hóa học) .............. 16
Nguyên tắc: ......................................................................................................................... 16
2.3.2 Đo hàm lượng BOD5 (Biochemical Oxigen Demand after 5 days – Nhu cầu oxy


sinh hóa sau 5 ngày) ........................................................................................................... 18
2.3.3 Đo hàm lượng nitơ tổng ............................................................................................ 21
2.3.4 Đo hàm lượng phospho tổng ..................................................................................... 23
2.3.5 Vi sinh vật: Coliform và E.coli.................................................................................. 25
2.4 XỬ LÍ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM .............................................................................. 27


2.4.1 Một số đặc trưng thống kê được sử dụng .................................................................. 27
2.4.2 Phân tích kết quả bằng phương pháp phân tích phương sai một yếu tố .................... 28
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................ 30
3.1 GHI CHÉP LẬP HỒ SƠ KHI LẤY MẪU................................................................... 30
3.2 XÂY DỰNG ĐƯỜNG CHUẨN .................................................................................. 30
3.3 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
NƯỚC SÔNG GIANH ....................................................................................................... 32
3.3.1 Kết quả quan trắc nhu cầu oxy hóa học (COD) ........................................................ 34
3.3.2 Kết quả quan trắc nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5) ...................................................... 36
3.3.3 Kết quả phân tích hàm lượng nitơ tổng ..................................................................... 37
3.3.4 Kết quả phân tích hàm lượng phospho tổng .............................................................. 37
3.3.5 Kết quả phân tích E.Coli ........................................................................................... 38
3.3.6 Kết quả phân tích coliform tổng số ........................................................................... 39
3.4 ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH HÀM LƯỢNG COD, BOD5, NITƠ TỔNG, PHOSPHO
TỔNG, E.COLI, COLIFORM TỔNG SỐ TRONG NƯỚC .............................................. 40
3.4.1 Đánh giá hàm lượng BOD5, E.Coli và coliform trong nước sông Gianh theo thời
gian. .................................................................................................................................... 40
3.4.2 Đánh giá hàm lượng BOD5, E.Coli và coliform trong nước sông Gianh theo
không gian. ......................................................................................................................... 41
3.5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ HIỆN TƯỢNG Ô NHIỄM NGUỒN
NƯỚC SÔNG ..................................................................................................................... 41
3.5.1 Giải pháp kỹ thuật ..................................................................................................... 41
3.5.2 Giải pháp quản lý....................................................................................................... 41

3.5.3 Giải pháp tuyên truyền giáo dục ................................................................................ 42
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 43
1. KẾT LUẬN ................................................................................................................... 43
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................. 43


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt ............................................ 13
Bảng 2.1 Thời điểm đo mẫu ............................................................................................... 16
Bảng 2.2 Bảng số liệu tổng quát ......................................................................................... 28
Bảng 2.3 Kết quả phân tích ANOVA một chiều ................................................................ 29
Bảng 3.1 Thời gian và điều kiện thời tiết khi lấy mẫu phân tích ....................................... 30
Bảng 3.2: Kết quả đo độ hấp thụ ứng với hàm lượng phospho tổng đợt 1 ........................ 30
Bảng 3.3: Kết quả đo độ hấp thụ ứng với hàm lượng phospho tổng đợt 2 ........................ 31
Bảng 3.4: Kết quả đo độ hấp thụ ứng với hàm lượng phospho tổng đợt 3 ........................ 31
Bảng 3.5 Kết quả phân tích đợt 1 ....................................................................................... 32
Bảng 3.6 Kết quả phân tích đợt 2 ....................................................................................... 33
Bảng 3.7 Kết quả phân tích đợt 3 ....................................................................................... 34
Bảng 3.8 Kết quả quan trắc hàm lượng COD (mg/l) ......................................................... 34
Bảng 3.9 Kết quả quan trắc hàm lượng BOD5 (mg/l) ........................................................ 36
Bảng 3.10 Kết quả phân tích hàm lượng nitơ tổng (mg/l) ................................................. 37
Bảng 3.11 Kết quả phân tích hàm lượng Phospho tổng (mg/l) .......................................... 37
Bảng 3.12 Kết quả phân tích E.Coli (MPN/100ml) ........................................................... 38
Bảng 3.13 Kết quả phân tích Coliform tổng số (MPN/100ml) .......................................... 39
Bảng 3.14 Kết quả phân tích Anova một chiều của BOD5, E.Coli và coliform theo thời
gian. .................................................................................................................................... 40
Bảng 3.15 Kết quả phân tích Anova một chiều của BOD5, E.Coli và coliform theo
không gian. ......................................................................................................................... 41



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Bản đồ sông Gianh khu vực thị xã Ba Đồn ............................................................ 6
Hình 1.2 Khu vực cửa sông Gianh ........................................................................................ 7
Hình 1.3 Khu vực dưới chân cầu Gianh ................................................................................ 7
Hình 1.4 Vi khuẩn E.coli .................................................................................................... 13
Hình 2.1 Đun hồi lưu mẫu .................................................................................................. 18
Hình 2.2 Chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr ................................................................. 18
Hình 2.3 Bình ủ trong phép đo BOD .................................................................................. 21
Hình 2.4 Bỉnh ủ đã cài đặt nhiệt độ .................................................................................... 21
Hình 2.5 Chuẩn bị mẫu ....................................................................................................... 23
Hình 2.6 Đun sôi mẫu ......................................................................................................... 23
Hình 2.7 Máy chưng cất đạm ............................................................................................. 23
Hình 2.8 Chuẩn độ dung dịch ............................................................................................. 23
Hình 2.9 Máy đo quang phổ DR5000 ................................................................................ 25
Hình 2.10 Quy trình phân tích các chỉ tiêu vi sinh ............................................................. 26
Hình 2.11 Nồi cách thủy ..................................................................................................... 27
Hình 3.1 Đồ thị đường chuẩn xác định phospho tổng đợt 1 .............................................. 30
Hình 3.2 Đồ thị đường chuẩn xác định phospho tổng đợt 2 .............................................. 31
Hình 3.3 Đồ thị đường chuẩn xác định phospho tổng đợt 3 .............................................. 32
Hình 3.4 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng COD ..................................................................... 35
Hình 3.5 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng BOD5 .................................................................... 36
Hình 3.6 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng nitơ tổng ............................................................... 37
Hình 3.7 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng phospho tổng ........................................................ 38
Hình 3.8 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng E.Coli ................................................................... 38
Hình 3.9 Biểu đồ biểu diễn hàm lượng coliform tổng số ................................................... 39


A. MỞ ĐẦU
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành
công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

quốc phòng, an ninh quốc gia. Từ xưa, con người đã sử dụng nguồn nước mặt để đáp
ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày (tắm, nước uống, tưới tiêu,...). Đến bây giờ thì nước
mặt vẫn là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất cho con người. Hiện
nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã cố tình
bỏ qua các tác động đến môi trường nước một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nguy cơ
thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và nước sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn
vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên Trái đất. Do đó con người cần phải
nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước.
Quảng Bình - khúc ruột miền Trung, nằm ở vùng eo hẹp của dải đất cong cong
hình chữ S với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, là nơi an nghỉ của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp và có nhiều di tích ghi dấu lịch sử một thời. Sông Gianh - con sông chảy
qua địa bàn tỉnh Quảng Bình có tên cội nguồn Linh Giang - là dòng sông linh thiêng cắt
ngang đất nước. Sông đã trở thành giới tuyến chia cắt đằng ngoài và đằng trong thời
Trịnh - Nguyễn phân tranh; cùng với thế núi thế sông đắc địa đã hun đúc cho con người
Quảng Bình một bản lĩnh cứng cỏi, vững vàng, một tâm hồn trong sáng và tự do. Trải qua
bao thăng trầm của lịch sử, sông Gianh một thời mang danh dòng sông chiến địa nay trở lại
dáng vẻ hiền hòa, thơ mộng vốn có của nó.
Sông Gianh giờ đây có vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế thị xã Ba
Đồn, con sông là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản phong phú đáp ứng nhu cầu thực phẩm
của nhân dân trong vùng cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tốc độ
phát triển đô thị cũng như quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong tỉnh Quảng
Bình và ở khu vực thị xã Ba Đồn diễn ra rất nhanh chóng. Khu vực sông Gianh hàng
năm phải tiếp nhận nhiều nguồn thải gây ô nhiễm môi trường từ các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội. Các chất ô nhiễm từ các nguồn công nghiệp (hoạt động cảng, giao thông
thủy, đóng và sửa chữa tàu, phá dỡ tàu cũ,...), nông nghiệp và sinh hoạt. Trong khi đó
các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, hệ thống cấp thoát nước chưa đủ khả
năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số đã tạo ra những tác động
tiêu cực không nhỏ lên hệ thống các hồ và sông trong thị xã. Ngoài ra, việc xử lý nước
thải ra môi trường của các nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng chưa được các cơ quan chức
năng sâu sát kiểm tra, quan tâm đúng mực hay việc thiếu ý thức của người dân đối với

rác thải sinh hoạt cũng gây ô nhiễm đối với nguồn nước trong các sông, hồ lân cận.
Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá chất lượng nước sông Gianh và xác định các
nguồn ô nhiễm là vô cùng quan trọng. Đó cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Phân tích một
1


số chỉ tiêu nhằm đánh giá chất lượng nước sông Gianh đoạn chảy qua thị xã Ba
Đồn, Quảng Bình” nhằm làm căn cứ cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi
trường và làm cơ sở để đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nước, đáp ứng nhu cầu
cấp nước cho thị xã Ba Đồn.
- Mục tiêu đặt ra cho đề tài này là:
1. Xác định các chỉ tiêu chất lượng nước sông Gianh đoạn chảy qua thị xã Ba Đồn.
2. Đưa ra những kết luận về một số chỉ tiêu (COD, BOD5, nitơ tổng, phospho tổng,
coliform tổng số, E.Coli) trong nước sông Gianh.
3. Từ đó so sánh với các quy chuẩn cho phép của quốc gia, làm cơ sở cho việc đề
xuất một số giải pháp xử lý hiện tượng ô nhiễm nguồn nước trên sông.
- Cấu trúc đề tài gồm 3 phần:
A. MỞ ĐẦU
B. NỘI DUNG
Chương I. TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
Chương II. NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM
Chương III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 TỔNG QUAN VỀ NƯỚC MẶT
1.1.1 Khái niệm
Nước mặt là nước chảy qua hoặc đọng lại trên mặt đất, sông, suối, kênh,
mương,… Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với
không khí nên các đặc trưng của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan, đặc biệt là oxy;
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng (riêng trường hợp nước trong các ao, hồ, đầm lầy
chứa chất lơ lửng và chủ yếu ở dạng keo;
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo;
- Chứa nhiều vi sinh vật.
Sông là vùng nước tự nhiên chảy liên tục hoặc không liên tục theo một hướng xác
định vào đại dương, biển, hồ, vùng đất trũng, đầm lầy hoặc các dòng nước khác.
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm… bị
các hoạt động của con người làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo
vệ thực vật, chất thải công nghiệp chưa được xử lý,… tất cả có thể gây hại cho con
người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành
phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt
quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật.
Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành phần của nó tồn tại những chất khác, mà các chất này
có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm
thường là khó khắc phục mà phải phòng tránh từ đầu. Trong quá trình sinh hoạt hằng
ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước
bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các nhà máy xí nghiệp xả khói
bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa các chất ô nhiễm
này sẽ theo nước mưa rơi xuống góp phần làm ô nhiễm nguồn nước.
1.1.2 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt thế giới
- Tổng lượng nước trên thế giới ước tính khoảng 332 tỷ dặm khối. Trong đó nước
đại dương chiếm 94,4% còn lại khoảng 2% tồn tại dạng băng tuyết ở các cực và 0,6%
ở các bể chứa khác. Trên 80% lượng băng tồn tại ở Nam cực và chỉ có hơn 10% ở Bắc

cực, phần còn lại ở các đỉnh núi hoặc sông băng. Lượng nước ngọt chúng ta có thể sử
dụng ở các sông, suối, hồ, nước ngầm chỉ khoảng 2 triệu dặm khối (0,6% tổng lượng
nước) trong đó nước mặt chỉ có 36.000 km3 còn lại là nước ngầm. Tuy nhiên, việc khai
thác nguồn nước ngầm để sử dụng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do
vậy nguồn nước mặt đóng vai trò rất quan trọng.

3


- Sự biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự suy giảm tài nguyên nước. Những
nghiên cứu trên thế giới gần đây đã dự báo tổng lượng nước mặt vào các năm 2025,
2070, 2100 tương ứng bằng khoảng 96%, 91%, 86% số lượng nước hiện nay, trong khi
đó vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Ô nhiễm chất hữu cơ: trên thế giới có khoảng 10% số dòng sông bị ô nhiễm hữu
cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l hoặc COD > 44 mg/l); 5% số dòng sông có nồng độ DO
thấp (<55% bão hoà); 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm hữu cơ nhẹ (BOD
khoảng 3 mg/l, COD khoảng 18 mg/l).
- Ô nhiễm do dinh dưỡng: Khoảng 10% số con sông trên Thế giới có nồng độ
nitrat rất cao (9 ÷ 25 mg/l), vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10
mg/1). Khoảng 10% các con sông có nồng độ phospho từ 0,2 ÷ 2 mg/1 tức cao hơn 20
÷ 200 lần so với các con sông không bị ô nhiễm. Hiện nay trên Thế giới có 30 ÷ 40%
số hồ chứa bị phú dưỡng hoá. Trên 30% trong số 800 hồ ở Tây Ban Nha và nhiều hồ ở
Nam Phi, Australia và Mehico cũng bị phú dưỡng hoá. Tuy nhiên các hồ cực lớn như
hồ Baikal (chứa 20% lượng nước ngọt toàn cầu) chưa bị phú dưỡng.
- Ô nhiễm do KLN: Nguồn chủ yếu đưa KLN vào nước là từ các mỏ khai thác, các
ngành công nghiệp có sử dụng KLN và các bãi chôn lấp chất thải công nghiệp. Trong
nước sông Rhine tại Hà Lan, nồng độ KLN không hoà tan trong nước tăng dần từ đầu
thế kỷ đến 1960, sau đó lại giảm dần nhờ các biện pháp xử lý nước thải. Nồng độ Hg,
Cd, Cr, Pb trong các năm 1990 tương ứng là 11 mg/1, 2 mg/1, 80 mg/1, 200 mg/1.
Nồng độ các nguyên tố này vào những năm 1960 tương ứng là 8 mg/1, 10 mg/1, 600

mg/1, 500 mg/1. Đến năm 1980 nồng độ Hg, Cd, Cr, Pb trong nước sông Rhine là 5
mg/l, 20 mg/l, 70 mg/l, 400 mg/l.
- Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp: có khoảng 25% số trạm quan trắc toàn cầu
phát hiện các hoá chất hữu cơ chứa Cl- như DDT, Aldrin, Dieldrin và PBC với nồng
độ < 10 mg/l. Tại một số dòng sông nồng độ các hoá chất này khá cao (100 ÷ 1000
mg/l) như sông Irent ở Anh, hồ Biwa và Yoda ở Nhật. Ô nhiễm do Clo hữu cơ nặng
nhất trên 100 mg/l là ở một số sông thuộc Columbia (DDT & Dieldrin) Indonexia
(PCB), Malaixia (Dieldrin) và Tazania (Dieldrin).
- Ô nhiễm do vi sinh vật gây bệnh: rất nhiều các sông hồ bị ô nhiễm vi sinh vật, nó
là nguyên nhân gây ra cái chết 25000 người/ngày ở các nước đang phát triển. Sông
Yamune trước khi chảy qua New Delhhi có 7500 feacal coliform/100ml, sau khi chảy
qua thành phố nồng độ feacal coliform lên tới 24.000.000/100ml.
- Việc ô nhiễm nguồn nước đã gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Có đến hơn
1 tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển không có cơ hội sử dụng nước sạch và
1,7 tỷ người sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là các vấn đề quan trọng nhất
trong tất cả vì ảnh hưởng của chúng tới sức khoẻ con người là rất lớn: chúng là nhân tố
4


chính gây ra hơn 900 triệu trường hợp mắc bệnh ỉa chảy hàng năm và từ đó dẫn đến
cái chết của hơn 2 triệu trẻ em, 2 triệu đứa trẻ này có thể sống sót nếu như chúng được
sử dụng nước sạch và sống trong điều kiện hợp vệ sinh. Bất cứ thời gian nào khoảng 2
triệu người bị mắc bệnh sán màng và khoảng 900 triệu người bị mắc bệnh giun móc.
Bệnh tả, bệnh thương hàn cũng liên tiếp tàn phá hạnh phúc con người.
- Như vậy nguồn nước mặt của chúng ta đang bị ô nhiễm rất nghiêm trọng và ảnh
hưởng rất lớn đến sức khoẻ của con người.
1.1.3 Hiện trạng ô nhiễm nước mặt ở Việt Nam
- Theo thống kê, tỷ lệ nước mặt trung bình tính theo đầu người với lượng nước
sinh ra trong lãnh thổ nước ta vào khoảng 10.240 m3/người/năm. Với mức độ tăng dân
số như hiện nay vào năm 2025 tỷ lệ này sẽ chỉ còn tương ứng 2.830 và 7660

m3/người/năm. Theo tiêu chuẩn của hội tài nguyên nước Quốc tế, quốc gia có tỷ lệ
nước bình quân đầu người thấp hơn 40.000 m3 được đánh giá là quốc gia thiểu nước.
Trong khi đó nguồn nước mặt của nước ta đang bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Theo kết quả quan trắc, cho thấy chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn
khá tốt nhưng vùng hạ lưu phần lớn bị ô nhiễm, nhiều nơi bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Chất lượng nước suy giảm mạnh: nhiều chỉ tiêu như BOD, COD, NH4, tổng N, tổng P
cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Đặc biệt mức độ ô nhiễm ngày càng tăng cao
vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ vào các con sông giảm. Hàm lượng BOD5 và N –
NH4+ ở một số hệ thống sông chính đã có hiện tượng vượt tiêu chuẩn cho phép và dao
động từ 1,5 – 3 lần. Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho
phép loại A (TCVN 5942 – 1995) từ 1,5 – 2,5 lần. Chỉ số coliform tại một số con sông
lớn cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép loại A từ 1,5 – 6 lần (TCVN 5942 – 1995).
- Tại các ao hồ kênh rạch và các con sông nhỏ trong nội thành các thành phố lớn
như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế cũng đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm
trọng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép 5 – 10 lần (đối với tiêu chuẩn nguồn nước mặt
loại B theo TCVN 5942 – 1995 ). Các hồ trong nội thành phần lớn ở trạng thái phú
dưỡng, nhiều hồ bị phú dưỡng hoá đột biến và tái nhiễm bẩn hữu cơ không còn khả
năng làm sạch nữa.
1.2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đặc điểm tự nhiên
1.2.1.1 Vị trí địa lý
 Thị xã Ba Đồn
- Ba Đồn là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, được thành lập theo nghị quyết số
125/NQ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 12 năm 2013 [2] tách ra từ huyện Quảng
Trạch. Thị xã Ba Đồn nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và giáp Biển Đông.

5


Thị xã Ba Đồn cách Đèo Ngang 29 km về phía nam, cách Đồng Hới 40 km về phía

bắc, ở tọa độ trung tâm: 106°15’15” kinh độ Đông; 17°28’07” vĩ độ bắc.
- Ba Đồn có diện tích 163,1828 km2, dân số năm 2013 là 115.196 người. Năm
2012, thị trấn Ba Đồn mở rộng đã được công nhận là đô thị loại IV[3]. Kinh tế thị xã
Ba Đồn phát triển so với các huyện khác ở trong tỉnh Quảng Bình. Địa danh Ba Đồn
có từ xa xưa. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, quân Trịnh có đóng 3 đồn ở phía bắc
Sông Gianh nên dân gian gọi nôm na là Ba Đồn cho dễ nhớ. Thị xã gồm 6 phường: Ba
Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận và 10 xã:
Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng
Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn.
 Sông Gianh
- Sông Gianh là con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực
ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh
Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch, thị xã Ba Đồn để đổ ra biển Đông ở Cửa
Gianh.
- Dòng chảy ở thượng nguồn theo hình chữ V với hướng chủ đạo là Tây Nam Đông Bắc. Từ điểm giáp ranh ba xã Thanh Thạch, Hương Hóa, Kim Hóa bắt đầu chảy
theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Tới ranh giới hai xã Kim Hóa và Lệ Hóa nó tiếp nhận
thêm nước từ một chi lưu nhỏ phía hữu ngạn, chảy về từ phía Tây. Phía dưới thị xã Ba
Đồn khoảng 3 km, sông Gianh tiếp nhận thêm nước từ chi lưu phía hữu ngạn, chảy ra từ
khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng.

Hình 1.1 Bản đồ sông Gianh khu vực thị xã Ba Đồn
- Sông Gianh dài khoảng 160 km, mùa lũ từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm khoảng 60
- 75% lượng dòng chảy hàng năm. Dòng cát bùn khoảng 1,93x105 tấn/năm, ứng với độ
đục trung bình năm 192 g/m³ và hệ số xâm thực 168 tấn/km² năm. Tàu thuyền có thể
qua lại đoạn sông ở hạ lưu, từ Cửa Gianh đến Ba Đồn 6 km, đến thị trấn Đồng Lê huyện
Tuyên Hóa là 47 km. Đoạn thượng lưu từ Khe Nét trở về nguồn dài khoảng 70 - 80 km,
lòng sông nhiều thác ghềnh. Khoảng 20 km đầu nguồn đá đổ ngổn ngang trong lòng
sông. Tới Đồng Tâm, lòng sông rộng khoảng 80 – 90m, lớn nhất 110 – 115m. Đoạn từ
6



các xã Phù Hóa, Quảng Tiên tới Thị xã Ba Đồn, lòng sông có 5 cồn, đảo nhỏ trên sông,
trong đó đảo dài nhất khoảng 3,8 km rộng nhất khoảng 0,8 km. Ngay dưới Ba Đồn lòng
sông rộng tới 1 km.

Hình 1.2 Khu vực cửa sông Gianh

Hình 1.3 Khu vực dưới chân cầu Gianh

1.2.1.2 Đặc điểm về chế độ thủy văn và thủy lực
- Quảng Bình có nguồn nước mặt phong phú nhờ hệ thống sông suối, hồ khá dày
đặc. Mật độ sông suối đạt 0,8 - 1,1 km/km2, tuy nhiên phân bố không đều và có xu
hướng giảm dần từ Tây sang Đông, từ vùng núi ra biển. Toàn tỉnh, có 5 hệ thống sông
chính đổ ra biển là: sông Roòn, Gianh, Lý Hoà, Dinh và Nhật Lệ [10].
- Nhìn chung, sông ngòi của Quảng Bình có đặc điểm chung là chiều dài ngắn và
dốc nên khả năng điều tiết nước kém, thường gây lũ lụt phát trong mùa mưa. Tốc độ
dòng chảy lớn nhất là trong mùa mưa lũ; tổng lượng dòng chảy vào mùa lũ chiếm từ
60 - 80% lượng dòng chảy cả năm.
- Sông Gianh bắt nguồn từ dãy Trường Sơn. Đoạn chảy qua huyện Tuyên Hóa dài
khoảng 70 - 80km, chảy qua huyện Quảng Trạch dài 15km và đổ ra biển ở cửa Gianh.
Đặc điểm về chế độ thuỷ triều:
- Vùng biển Quảng Bình nói chung và vùng cửa Gianh nói riêng có chế độ bán nhật
triều không đều, hầu hết các ngày trong tháng đều có hai lần nước lớn và hai lần nước
ròng. Thời gian triều dâng thường dưới 10 giờ, thời gian triều rút từ 15 - 16 giờ.
- Nhờ thủy triều mà phần hạ lưu sông Gianh nhận được lượng nước từ biển Đông,
cùng với lượng nước ngọt nhận được từ sông suối chảy từ thượng nguồn về, điều này làm
cho khối nước trong lòng sông Gianh luôn được xáo trộn. Các hệ thống dòng chảy điều
hòa khối nước, chu chuyển đều nguồn dinh dưỡng trong sông, tạo điều kiện cho các sinh
vật phát triển, phân bố khá đều trong thủy vực của sông Gianh [16].
Độ mặn:

Biến động theo mùa, mùa Hè vùng ven bờ có độ mặn 30 - 32‰, vùng lộng 32 34‰, ở các cửa sông có độ mặn 20 - 25‰ [16].

7


1.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
- Theo số liệu thống kê năm 2009, dân số trung bình toàn lưu vực là 445.769
người trong đó dân số đô thị là 35.821 người (8,036%) với 10.533 hộ, dân số nông
thôn là 409.948 người với 89.539 hộ.
- Tỷ lệ tăng dân số hàng năm có xu hướng giảm, năm 1995 là 2,42%; năm 2000
giảm xuống còn 1,47%; đến năm 2009 còn 1,21%.
- Sự phân bố dân cư trên lãnh thổ không đều, phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng
và ven biển. Mật độ dân số toàn lưu vực là 95,25 người/km2 cao nhất là Thị xã Ba
Đồn, thấp nhất là xã Thường Trạch (huyện Bố Trạch).
- Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm nhanh từ 24,5% năm 2000 xuống còn 12,12% năm
2009. Tuy nhiên mức thu nhập có sự chênh lệch giữa các vùng đô thị, đồng bằng ven
biển so với các vùng núi. [17]
1.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhạy cảm và cấp bách không chỉ riêng một
quốc gia nào, đặc biệt là môi trường nước. Vấn đề này đã được nhiều tác giả trong và
ngoài nước nghiên cứu, từ việc nghiên cứu lí thuyết đến thực tiễn.
Nhiều ao, hồ và sông ngòi tại các tỉnh thành, đô thị trên cả nước như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng trong đó có Quảng Bình đều trong
tình trạng ô nhiễm nặng. Trong thời gian qua, nhiều đề tai và công trình khoa học đã
nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước mặt bằng nhiều phương
pháp khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đã được công bố như: luận văn Thạc sĩ
của Vũ Thị Hiền về “Phân tích chất lượng nước của sông Tô Lịch và đề xuất một số
giải pháp xử lý”, trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; Niên
luận “Quan trắc và đánh giá chất lượng nước sông Hương năm 2008” của Lê Thị
Tịnh Chi, trường Đại học Khoa học Huế, hay luận văn Thạc sĩ khoa học của Nguyễn

Thị Hoàn, “Nghiên cứu phương pháp động học trắc quan xác định hàm lượng nitrit
trong mẫu nước nguồn và thực phẩm”,
Ở tỉnh Quảng Bình nói riêng, hàng năm Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có các
đợt quan trắc phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước tại các sông trên địa bàn tỉnh như
sông Nhật Lệ, sông Gianh, sông Dinh, sông Son, sông Lý Hòa và các hồ nội thành.
Tuy nhiên, sông Gianh thuộc khu vực thị xã Ba Đồn thì vẫn chưa có công trình nghiên
cứu và phân tích nào cụ thể chất lượng nước ở đây.
1.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
1.4.1 COD (Chemical Oxigen Demand - Nhu cầu oxy hóa học)
- COD là nhu cầu oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ trong điều kiện môi
trường oxy hóa mạnh và nhiệt độ cao. Về bản chất, đây là thông số được sử dụng để
xác định tổng hàm lượng các chất hữu cơ có trong nước, bao gồm cả nguồn gốc sinh
8


vật và vi sinh vật. Ở đây chất oxy hóa chính là oxy và quá trình oxy hóa được thực
hiện nhờ hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí. Như vậy, nếu xác định được lượng
oxy tiêu thụ trong quá trình này cũng có nghĩa là xác định được hàm lượng chất hữu
cơ trong môi trường.
- COD là một thống số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ nói
chung và cùng với thông số BOD5, giúp đánh giá phần ô nhiễm không phân hủy sinh
học của nước từ đó có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp.
- Trong môi trường nước tự nhiên, ở điều kiện thuận lợi nhất cũng cần đến 20 ngày
để quá trình oxy hóa chất hữu cơ được hoàn tất. Tuy nhiên, nếu tiến hành oxy hóa chất
hữu cơ bằng chất oxy hóa mạnh (mạnh hơn hẳn oxy) đồng thời lại thực hiện phản ứng
oxy hóa ở nhiệt độ cao thì quá trình oxy hóa có thể hoàn tất trong thời gian rút ngắn
hơn nhiều. Đây cũng là ưu điểm nổi bật của thông số này so với thông số BOD5.
Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy tương đương của các cấu trúc hữu cơ trong mẫu
nước bị oxy hóa bởi tác nhân hóa học có tính oxy hóa mạnh. Đây là một số phương
pháp xác định vừa nhanh chóng vừa quan trọng để khảo sát các thông số của dòng

nước và nước thải công nghiệp, đặc biệt trong các công trình xử lý nước thải. Phương
pháp này không cần chất xúc tác nhưng nhược điểm là không có tính bao quát đối với
các hợp chất hữu cơ (ví dụ: axit acetic) mà trên phương diện sinh học thực sự có ích
cho nhiều loại vi sinh trong nước. Trong khi đó nó lại có khả năng oxy hóa vài loại
chất hữu cơ khác nhau như xenlulozơ mà những chất này không góp phần làm thay đổi
lượng oxy trong dòng nước nhận ở thời điểm hiện tại.
Yếu tố cản trở: Đáng chú ý là clorua.
Các tác nhân khử vô cơ như nitrit, sunfua và sắt (II) sẽ làm tăng kết quả. Thực
tế có thể chấp nhận rằng nhu cầu oxy bao gồm tất cả tác nhân này và coi như một phần
của giá trị COD tổng số của mẫu.
Giảm cản trở của clorua (nhưng không loại trừ được hoàn toàn) bằng cách thêm
thủy ngân (II) sunfat. Chất này cùng với ion clo hình thành phức tan thủy ngân clorua
(II). Khi hàm lượng ion clorua vượt quá 1000 mg/l, phải áp dụng một quy trình được
cải biên cho phù hợp.
Các hidrocacbon thơm và pyridine bị oxy hóa không đáng kể. Một vài chất hữu
cơ dễ bay hơi có thể tránh khỏi sự oxy hóa do bay hơi. Các chất béo mạch thẳng bị oxy
hóa mạnh bởi bạc sunfat – axit sunfuric.
1.4.2 BODn (Biochemical Oxigen Demand after n days – Nhu cầu oxy sinh hóa
sau n ngày)
Thông số BOD của nước là lượng oxy cần thiết để vi khuẩn phân hủy các chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện chuẩn: ủ mẫu 5 ngày đêm trong

9


bóng tối ở nhiệt độ 20oC, giàu oxy và vi khuẩn hiếu khí. Nói cách khác, BOD biểu thị
lượng giảm oxy hòa tan sau 5 ngày:
BOD5 = DO0 – DO5
Điều kiện ủ mẫu là điều kiện thuận lợi nhất cho vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ, do
vậy thông số BOD5 sẽ càng lớn nếu mẫu nước càng chứa nhiều chất hữu cơ có thể

dùng làm thức ăn cho vi khuẩn hay là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học
(Carbonhydrat, protein, lipid…).
BOD là một thông số quan trọng:
- Là chỉ tiêu duy nhất để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh
học.
- Là tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng các dòng thải chảy vào các thủy vực thiên
nhiên.
- Là thông số bắt buộc để tính toán mức độ tự làm sạch của nguồn nước, phục vụ
công tác quản lý môi trường.
Yếu tố cản trở: Mẫu có chứa tảo cần phải lọc để tránh việc tạo ra kết quả cao
không bình thường. Kích thước lỗ của cái lọc 1,6 µm là phù hợp. Lọc có thể làm thay
đổi cơ bản kết quả BOD cho nên chỉ tiến hành lọc nếu thật sự thấy cần thiết trong đánh
giá chất lượng nước. Nếu tiến hành lọc thì kích thước lỗ lọc phải nêu trong báo cáo thử
nghiệm
1.4.3 Nitơ tổng
- Amoni được hình thành từ nitơ, trong các hợp chất vô cơ và hữu cơ, là nguồn
dinh dưỡng quan trọng đối với thực vật thủy sinh và tảo. Trong nước bề mặt tự nhiên
vùng không ô nhiễm, NH4+ có dạng vết (khoảng 0,05 mg/l). Nồng độ amoni trong
nước ngầm nhìn chung thường cao hơn nước mặt.
- Lượng amoni trong nước thải từ khu dân cư và nước thải các nhà máy hóa chất,
chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10 – 100 mg/l. Ở nhiệt độ và pH của nước sông,
amoni thường ở mức thấp, chưa gây hại cho thủy sinh vật. Tuy nhiên, khi pH và nhiệt
độ cao, amoni chuyển thành khí NH3 độc với cá và động vật thủy sinh. Trong nước
sông, pH trung tính và nhiệt độ khoảng 25oC vào mùa hè là có thể đủ điều kiện để
amoni chuyển thành khí.
- Nitrit và nitrat là các hợp chất có nguồn gốc từ nitơ, đây là nguồn dinh dưỡng
quan trọng cho thực vật và tảo. Nếu nồng độ nitrat > 10 mg/l sẽ rất thích hợp cho sự
phát triển của tảo và quá trình phân hủy (ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh do làm
giảm oxy hòa tan trong nước).
- Trong nước tự nhiên, các hợp chất chứa nitơ đáng lưu ý gồm NH4+ và NO3-, do

sự hiện diện với nồng độ cao của NH4+ là mối nguy hiểm tiềm tàng vì có thể khiến
nồng độ oxy hòa tan giảm mạnh do quá trình oxy hóa tiếp theo của NH4+. Trong khi
đó, NO3- quá nhiều trong nước là điều kiện thuận lợi cho các thực vật bậc thấp phát
10


triển quá mức (hiện tượng phú dưỡng hóa). Còn NO2- tuy có độc tính cao nhưng
thường hiện diện với nồng độ rất thấp trong nước mặt. Trạng thái dinh dưỡng của nước
tự nhiên được phân cấp và đánh giá thông qua nồng độ của nitrat trong nước.
- Ngoài ra, các hợp chất chứa nitơ là đối tượng được quan tâm khi sử dụng nguồn
nước để cấp cho sinh hoạt vì một số tác động chính có thể gây ra đối với sức khỏe con
người và động vật gồm:
- NH4+: có độc tính cao đối với thủy sinh, đặc biệt ở dạng phân tử (NH3).
- NO2-: nồng độ vượt quá mức cho phép có thể gây bệnh xanh da
Methehemoglobin ở trẻ em “Blue Baby”, đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
- NO3-: ở nồng độ cao có thể bị chuyển hóa thành NO2- gây hội chứng xanh da ở
trẻ em và tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày ở mọi lứa tuổi.
Yếu tố cản trở: Kết quả sẽ thấp nếu quá trình oxy hóa quá lâu.
Một số hợp chất nitơ hữu cơ rất khó oxy hóa.
1.4.4 Phospho tổng
- Phospho là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho thực vật và tảo. Phospho và những
hợp chất chứa phospho có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn
nước, do sự có mặt quá nhiều các chất này kích thích sự phát triển mạnh của tảo và vi
khuẩn lam. Trạng thái dinh dưỡng của nước tự nhiên được phân cấp và đánh giá thông
qua nồng độ của orthophosphate (trong phân tử chỉ có một nhóm phosphate) trong nước.
- Nguồn gốc các hợp chất chứa phospho có liên quan đến sự chuyển hóa các chất
thải của người và động vật, sau này là lượng phân lân khổng lồ sử dụng trong nông
nghiệp và các chất tẩy rửa tổng hợp có chứa phosphate sử dụng trong sinh hoạt và một
số ngành công nghiệp trôi theo dòng nước. Ngoài ra còn phải kể đến sự phong hóa các
khoáng phosphate cũng là nguyên nhân khiến phospho hiện diện trong nước tự nhiên.

- Trong các loại nước tự nhiên và nước thải, phospho hiện diện chủ yếu ở các dạng
phosphate. Các hợp chất phosphate được chia thành phosphate vô cơ và phosphate hữu cơ:
+ Phosphate vô cơ: bao gồm orthophosphate và polyphosphate. Trong nước tự
nhiên thì orthophosphate chiếm đa số, còn polyphosphate chỉ chiếm phần nhỏ. Các
chất này đều ở dạng hòa tan và thường bắt nguồn từ phân lân, nước lò hơi, nước thải
công nghiệp giặt tẩy…
+ Phosphate hữu cơ: phospho trong các liên kết với các chất hữu cơ, bao gồm cả
chất lơ lửng và các chất hòa tan. Loại này thường hiện diện trong các loại nước thải
sinh hoạt, nước thải sản xuất thực phẩm, nước thải chăn nuôi… và nồng độ có thể lên
tới vài chục mg/l.
Yếu tố cản trở:
- Silic: nồng độ cao hơn 5 mg/l sẽ làm tăng độ hấp thụ.
- Asenat tạo nên màu tương tự như màu đo octophotphat tạo ra. Cản trở này có thể
loại trừ bằng cách khử asenat thành asenic với natri thiosunfat.

11


- Hydro sunfua nồng độ cao hơn 2 mg/l có thể làm giảm đến mức chấp nhận được
bằng cách cho khí nitơ đi qua mẫu đã axit hóa.
- Flo với nồng độ cao hơn 200 mg/l kìm hãm hoàn toàn sự tạo màu.
- Các kim loại chuyển tiếp ảnh hưởng tới độ màu.
- Nước biển: độ mặn khác nhau có ảnh hưởng không đáng kể đến độ màu.
- Nitrit: nếu nồng độ trên 3,29 mg/l có thể gây ra sự nhạt màu.
1.4.5 Chỉ tiêu vi sinh
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài
thủy vi sinh. Tùy theo tính chất các loại vi sinh trong nước có thể có hại hoặc vô hại.
Trong đó, hai chỉ tiêu vi sinh Coliform tổng số và E.coli được sử dụng để đánh giá
chất lượng nước.
Coliforms được coi là vi khuẩn chỉ định thích hợp để đánh giá chất lượng nước

uống, nước sinh hoạt và nước nuôi trồng thủy sản (dễ phát hiện và định lượng), thường
tồn tại trong thiên nhiên và không đặc hiệu cho sự ô nhiễm phân. Vi khuẩn Coliforms
là nhóm những trực khuẩn đường ruột gram âm không bào tử, có khả năng sinh trưởng
hiếu khí ở nhiệt độ hoặc 350C ± 0.50C hoặc 370C ± 0.50C trong một môi trường nuôi
cấy có lactoza thể lỏng, kèm theo việc tạo thành axit và sinh khí trong vòng 24 giờ.[18]
Coliforms gồm 2 nhóm:
- Coliforms có nguồn gốc từ phân phát triển nhanh, khoảng 16 giờ trong môi
trường dinh dưỡng ở 440C, không mọc ở 40C trong 30 ngày. Là loại vi khuẩn ưa nhiệt,
nhiệt độ thích hợp nhất là 410C.
- Coliforms không có nguồn gốc từ phân, chúng có nguồn gốc thủy sinh hay từ
đất, mọc nhanh ở 40C trong 3- 4 ngày và 100C trong 1 ngày. Không mọc ở 410C, ở
440C ức chế hoàn toàn sự phát triển của tất cả các coliforms không có nguồn gốc từ phân.
Trong nhóm vi khuẩn Coliforms có phổ biến là Escherichia Coli (thường được
viết tắt là E.coli) hay còn được gọi là vi khuẩn đại tràng là một trong những loài vi
khuẩn chính ký sinh trong đường ruột của động vật máu nóng (bao gồm chim và động
vật có vú). Chúng sống vài tuần cho đến vài tháng trong bụi, phân, nước và ngoài tự
nhiên. Vi khuẩn này cần thiết trong quá trình tiêu hóa thức ăn và là thành phần của
khuẩn lạc ruột. E.coli là các vi khuẩn coliform chịu nhiệt có khả năng sinh indol từ
tryptophan trong vòng 24 giờ, ở nhiệt độ 440C ± 0.250C hoặc 44,50C ± 0.250C. Sự phát
hiện vi khuẩn E.Coli cho thấy nguồn nước đã có dấu hiệu ô nhiễm phân. [18]
E.coli lây truyền qua đường chân – tay – miệng. Chúng ta có thể nhiễm E.coli qua
tắm sông nếu nước bị nhiễm khuẩn hay nước chưa được khử trùng bằng chlorine.
E.coli lan truyền qua thức ăn nhiễm bẩn, các đồ uống như bơ sữa chưa tiệt trùng hoặc
nước bị ô nhiễm. Thực phẩm và nước bị nhiễm E.coli khó bị phát hiện vì mùi vị và
màu sắc không có gì thay đổi. Nguồn nước nhiễm bẩn là một trong những yếu tố quan
trọng hơn cả gây nên các bệnh liên quan đến tả, thương hàn, hay nhiễm trùng
máu…Phân người hay phân gia súc bị nhiễm E. coli là nguyên nhân gây lan nhiễm vào
12



trong nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước ao hồ, sông, thậm chí là nước ngầm... Hiện
nay ở nước ta, tỷ lệ người dân sử dụng nước sinh hoạt chưa qua xử lý còn cao. Đặc
biệt sự ô nhiễm môi trường thực sự đã tạo nên những đe dọa lớn tới sức khỏe con người.

Hình 1.4 Vi khuẩn E.coli
Một số phương pháp định lượng vi sinh vật trong nước:
- Phương pháp đếm trực tiếp;
- Phương pháp đếm khuẩn lạc;
- Phương pháp màng lọc;
- Phương pháp đo độ đục;
- Phương pháp MPN.
1.5 QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
QCVN 08MT:2015/BTNMT
Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước mặt được quy định tại bảng 1.1
Bảng 1.1: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
Giá trị giới hạn
TT
Thông số
Đơn vị
A
B
A1
A2
B1
B2
1
pH
6-8,5
6-8,5
5,5-9

5,5-9
2
BOD5 (20°C)
mg/l
4
6
15
25
3
COD
mg/l
10
15
30
50
4
Ôxy hòa tan (DO)
mg/l
≥6
≥5
≥4
≥2
5 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
mg/l
20
30
50
100
+
6

Amoni (NH4 tính theo N)
mg/l
0,3
0,3
0,9
0,9
7
Clorua (Cl )
mg/l
250
350
350
8
Florua (F-)
mg/l
1
1,5
1,5
2
9
Nitrit (NO 2 tính theo N)
mg/l
0,05
0,05
0,05
0,05
10
Nitrat (NO 3 tính theo N)
mg/l
2

5
10
15
311 Phosphat (PO4 tính theo P)
mg/l
0,1
0,2
0,3
0,5
12
Xyanua (CN-)
mg/l
0,05
0,05
0,05
0,05
13
Asen (As)
mg/l
0,01
0,02
0,05
0,1
14
Cadimi (Cd)
mg/l
0,005 0,005
0,01
0,01
15

Chì (Pb)
mg/l
0,02
0,02
0,05
0,05
16
Crom VI (Cr6+)
mg/l
0,01
0,02
0,04
0,05
13


17
Tổng Crom
18
Đồng (Cu)
19
Kẽm (Zn)
20
Niken (Ni)
21
Mangan (Mn)
22
Thủy ngân (Hg)
23
Sắt (Fe)

24
Chất hoạt động bề mặt
25
Aldrin
26 Benzene hexachloride (BHC)
27
Dieldrin
Tổng Dichloro diphenyl
28
trichloroethane (DDTS)
Heptachlor &
29
Heptachlorepoxide
30
Tổng Phenol
31 Tổng dầu, mỡ (oils & grease)
Tổng các bon hữu cơ
32
(Total Organic Carbon, TOC)
33
Tổng hoạt độ phóng xạ α
34
Tổng hoạt độ phóng xạ β

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

mg/l
mg/l
µg/l
µg/l
µg/l

0,05
0,1
0,5
0,1
0,1
0,001
0,5
0,1
0,1
0,02
0,1

0,1
0,2
1,0
0,1
0,2
0,001
1
0,2
0,1
0,02
0,1


0,5
0,5
1,5
0,1
0,5
0,001
1,5
0,4
0,1
0,02
0,1

1
1
2
0,1
1
0,002
2
0,5
0,1
0,02
0,1

µg/l

1,0

1,0


1,0

1,0

µg/l

0,2

0,2

0,2

0,2

mg/l
mg/l

0,005
0,3

0,005
0,5

0,01
1

0,02
1

mg/l


4

-

-

-

Bq/I
0,1
0,1
0,1
0,1
Bq/I
1,0
1,0
1,0
1,0
MPN hoặc
35
Coliform
CFU /100 2500
5000
7500
10000
ml
MPN hoặc
36
E.Coli

CFU /100
20
50
100
200
ml
Ghi chú: Việc phân hạng A1, A2, B1, B2 đối với các nguồn nước mặt nhằm đánh
giá và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng nước khác nhau,
được sắp xếp theo mức chất lượng giảm dần.
A1 – Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (sau khi áp dụng xử lí thông
thường), bảo tồn động vật thủy sinh và các mục đích khác như loại A2, B1, B2.
A2 – Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lí
phù hợp hoặc các mục đích sử dụng như loại B1, B2.
B1 – Dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có
yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 – Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.

14


CHƯƠNG II: NỘI DUNG VÀ THỰC NGHIỆM
2.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khảo sát, tìm hiểu về sông Gianh (dòng chảy, khí hậu, điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội) nhằm làm cơ sở đánh giá chất lượng nước sông Gianh ở khu vực thị xã Ba Đồn.
- Tìm hiểu, thu thập tài liệu về các nguồn thải, các điểm phát thải, các hoạt động
sản xuất kinh doanh ven sông Gianh có tác động đến chất lượng nước sông.
- Nghiên cứu, thu thập tài liệu liên quan đến một số chỉ tiêu chất lượng nước mặt.
- Lấy mẫu, bảo quản mẫu nước.
- Xác định, phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước sông Gianh gồm: COD,
BOD5, nitơ tổng, phospho tổng, E.Coli, coliform tổng số.

- So sánh các thông số quan trắc với quy chuẩn Việt Nam hiện hành nhằm đánh
giá chất lượng nước sông Gianh ở thị xã Ba Đồn, Quảng Bình.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian:
+ Địa điểm lấy mẫu: Sông Gianh, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình
+ Địa điểm xác định mẫu: Phòng thí nghiệm Hóa sinh – Môi trường của Trung
tâm Kỹ thuật Đo lường Thử nghiệm Quảng Bình, tiểu khu 10, phường Đồng Phú,
Đồng Hới.
- Thời gian nghiên cứu: Tháng 10/2017 đến tháng 05/2018 (trong đó, tháng đầu
tiên là nghiên cứu tài liệu, 5 tháng tiếp theo là lấy mẫu nước và tiến hành phân tích,
đánh giá; hai tháng cuối là viết bài khóa luận)
2.2.2 Chuẩn bị mẫu
- Phương pháp lấy mẫu: Mẫu nước phân tích được lấy theo phương pháp lấy mẫu
nước mặt đảm bảo TCVN 6663-6:2008 (ISO 5667-6:2005), Chất lượng lấy mẫu –
Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối.
- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước mặt tại sông Gianh, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình
- Cách lấy mẫu:
+ Khi chọn các chỗ trên cầu để lấy mẫu, cần bảo đảm rằng:
Chỗ đó nước đủ độ sâu để ngập chìm được bình lấy mẫu;
Khi bình lấy mẫu đã ngập dưới mặt nước thì đáy bình cũng sẽ không vướng phải bùn;
Trên cầu phải đủ thoáng đãng cho việc dùng bình lấy mẫu nhằm tránh bình lấy
mẫu bị nhiễm bẩn các vật chất bong ra từ cầu;
Khi lấy mẫu ở thành cầu phía trên dòng chảy, thực hành lấy mẫu không được để
cho bình lấy mẫu bị trôi vào vùng nước dưới cầu.
+ Từ đó, tôi tiến hành lấy mẫu nước vào chai làm bằng vật liệu polyme (chai
nhựa), chai được tráng nhiều lần bằng nước tại vị trí lấy rồi cho nước vào. Mẫu nước
15



được nạp đầy vào chai, loại bỏ bọt khí và đậy chặt nắp. Mẫu nước được chuyển ngay
về phòng thí nghiệm Hóa sinh – Môi trường của Trung tâm kỹ thuật Đo lường Thử
nghiệm Quảng Bình, chú ý vận chuyển trong điều kiện không có ánh sáng để tránh ảnh
hưởng đến kết quả đo.
- Tiến hành đo các thông số COD, BOD5, nitơ tổng, phospho tổng, E.Coli,
coliform tổng số.
- Tần suất lấy mẫu: Tiến hành lấy mẫu 3 đợt với các khoảng thời gian cách nhau 34 tháng.
Bảng 2.1 Thời điểm đo mẫu
Kí hiệu mẫu

Mẫu 1

Mẫu 2

Vị trí

Chân cầu Gianh

Cửa sông Gianh

Thời gian lấy mẫu

Đợt 1

Khoảng 8h00 – 9h30, ngày 30/10/2017

Đợt 2

Khoảng 8h00 – 9h30, ngày 28/02/2018


Đợt 3

Khoảng 8h00 – 9h30, ngày 23/04/2018

2.2.3 Các thông số và phương pháp phân tích
Để xác định được các thông số trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các
phương pháp riêng biệt, đặc thù:
- Xác định COD: Phương pháp đicromat, TCVN 6491:1999 [1]
- Xác định BOD5: Phương pháp pha loãng và cấy có bổ sung allylthiourea, TCVN
6001 – 1:2008 [2]
- Xác định nitơ tổng: Phương pháp vô cơ hóa xúc tác sau khi khử bằng hợp kim
Devarda, TCVN 6638:2000 [3]
- Xác định phospho tổng: Phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat, TCVN
6202:2008 [4]
- Xác định E.Coli và Coliform tổng số: Phương pháp nhiều ống - TCVN 6187 2:1996 [5]
2.3 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM
2.3.1. Đo hàm lượng COD (Chemical Oxigen Demand - Nhu cầu oxy hóa học)
Nguyên tắc:
- Đun hồi lưu mẫu thử với lượng kali đicromat đã biết trước khi có mặt thủy ngân (II)
sunfat và xúc tác bạc trong axit sunfuric đặc trong khoảng thời gian nhất định, trong quá
trình đó một phần đicromat bị khử do có sự có mặt các chất có khả năng bị oxy hóa.
Chuẩn độ lượng đicromat còn lại với sắt (II) amoni sunfat. Tính toán giá trị COD từ lượng
đicromat bị khử, 1 mol đicromat (Cr2O7-2) tương đương với 1,5 mol oxy (O2).
Phản ứng hóa học:
Chất hữu cơ + Cr2O72- + H+ AgSO4 CO2 + H2O + 2Cr3+
16


6Fe2+ + Cr2O72- + 14H+ 6Fe3+ + 2Cr3+ + 7H2O
Hàm lượng COD tính theo công thức:

COD (mg/l) =

(𝐴−𝐵).𝑁.8000
𝑚𝑙 𝑚ẫ𝑢

Trong đó:
A là số ml dung dịch muối Mohr tiêu hao khi chuẩn độ trắng.
B là số ml dung dịch muối Mohr tiêu hao khi chuẩn độ dung dịch mẫu.
N là nồng độ đương lượng của dung dịch muối Mohr.
8000 là hệ số chuyển đổi kết quả sang mg O2/ lít.
Nếu phần mẫu thử có chứa clorua lớn hơn 1000 mg/l cần phải áp dụng quy
trình khác.
a. Hóa chất, thiết bị, dụng cụ.
Hóa chất
- Axit sunfuric 4M
- Bạc sunfat – Axit sunfuric.
- Kali dicromat
- Sắt (II) amoni sunfat, dung dịch chuẩn có nồng độ, c[(NH4)2Fe(SO4)2- 6H2O] ≈
0,12 mol/l
- Kali hidro phtalat, dung dịch chuẩn, c(K1C8H5O4) = 2,0824 mmol/l
- Feroin, dung dịch chỉ thị.
Dụng cụ và thiết bị
Các dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và một số các dụng cụ sau:
- Bộ chưng cất hồi lưu, gồm có một bình hoặc ống phản ứng 250 ml có cổ nhám
để nối với một ống sinh hàn để tránh mất mát đáng kể các chất bay hơi.
Có thể phải làm mát sinh hàn bằng nước lạnh hoặc không khí lạnh.
- Làm sạch dụng cụ dùng để xác định COD bằng cách súc với nước cất sau mỗi
lần chuẩn độ. Không được sử dụng bất kì chất tẩy rửa nào.
- Bếp đun hoặc các phương tiện đốt nóng khác, có khả năng đun sôi mẫu trong
vòng 10 phút. Phải bảo đảm rằng các dụng cụ làm việc không gây ra quá nóng cục bộ

cho dung dịch đang được đun.
- Buret chính xác, dung tích 10ml, có vạch chia 0,02.
- Hạt sôi, hạt thuỷ tinh thô đường kính 2 mm đến 3 mm hoặc các loại hạt sôi khác,
được làm sạch theo qui trình.
Lưu ý khi chuẩn bị dụng cụ thuỷ tinh: Các dụng cụ thuỷ tinh cần được rửa sạch
cẩn thận và giữ không để bị bám bụi và chỉ để dùng riêng cho phép thử COD.
b. Cách tiến hành
Lấy mẫu và bảo quản mẫu
17


- Mẫu lấy vào lọ polyethylene. Phân tích mẫu càng sớm càng tốt và không để quá
5 ngày sau khi lấy mẫu. Nếu mẫu cần phải được bảo quản trước khi phân tích, thêm
10ml axit sunfuric cho 1 lít mẫu. Giữ mẫu ở 0oC đến 5oC. Lắc các lọ mẫu bảo quản và
phải đảm bảo chắc chắn rằng mẫu trong các lọ được đồng nhất khi lấy một phần mẫu
đem phân tích.
Cách tiến hành
- Chuyển 10 ml mẫu vào bình phản ứng
- Thêm 6 ml K2Cr2O7 0,01667M, thêm vài hạt sôi, lắc trộn đều, rồi thêm từ từ 14
ml dung dịch Ag2SO4 – H2SO4. Chú ý làm mát trong quá trình này để tránh bay hơi
làm mất mẫu.
- Đậy nắp, lắc để trộn đều mẫu, đặt ống phá mẫu vào bếp đun.
- Đun ở nhiệt độ 150oC trong 2h.
- Để nguội, chuẩn độ lượng dư dicromat bằng sắt (II) amoni sunfat 0,1M sử dụng
1 đến 2 giọt ferolin đến khi dung dịch mẫu chuyển từ màu xanh lục sang màu nâu đỏ
thì dừng lại.
- Tiến hành phép thử trắng song song cho mỗi lần xác định theo các bước giống
như phần mẫu thử, nhưng thay thế bằng 10ml nước cất.
- Tiến hành mẫu kiểm soát song song với mẫu thử, thay bằng 10ml dung dịch kali
hidrophtalat có nhu cầu oxi lí thuyết là 50 mg/l, quy trình thử nghiệm đạt yêu cầu nếu

kết quả của thử nghiệm ít nhất đạt 96% giá trị này.

Hình 2.1 Đun hồi lưu mẫu

Hình 2.2 Chuẩn độ bằng dung dịch muối Mohr

2.3.2 Đo hàm lượng BOD5 (Biochemical Oxigen Demand after 5 days – Nhu
cầu oxy sinh hóa sau 5 ngày)
Các bước tiến hành theo TCVN 6001-1:2008
Nguyên tắc: Điều quan trọng là cần được thực hiện bởi những nhân viên được
đào tạo phù hợp.
Mẫu nước cần phân tích được xử lý sơ bộ và pha loãng với những lượng khác
nhau của một loại nước loãng giàu oxy hòa tan và chứa các vi sinh vật hiếu khí, có ức
chế sự nitrat hóa.

18


Ủ mẫu ở nhiệt độ 20oC trong một thời gian xác định, năm ngày hoặc bảy ngày,
ở chỗ tối, trong bình đầy và nút kín. Xác định nồng độ oxy hòa tan trước và sau khi ủ.
Tính khối lượng oxy tiêu tốn trong một lít mẫu.
- Phản ứng hóa học xảy ra như sau:
Chất hữu cơ + O2 vi khuẩn CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm cố định.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BODn), tính bằng miligam oxy trên lít, tính theo công
thức:
BODn = [(p1 – p2)-

𝑉𝑡−𝑉𝑠
𝑉𝑡


.(p3 – p4)].

𝑉𝑡
𝑉 𝑠𝑎𝑚

Trong đó:
p1 và p2 là nồng độ oxy hòa tan của một trong các dung dịch thử ở điểm
“không” và của chính dung dịch thử sau n ngày, tính bằng miligam trên lít.
p3 và p4 là nồng độ oxy hòa tan của dung dịch mẫu trắng ở điểm “không”
và của dung dịch mẫu trắng sau n ngày, miligam trên lít.
Vsam là thể tích của mẫu dùng để chuẩn bị dung dịch thử, tính bằng
mililít.
Vt là tổng thể tích của dung dịch đó, tính bằng mililít.
a. Hóa chất, dụng cụ, máy móc
Hóa chất
- Nước: nước loại 3 theo phân loại trong TCVN 4581 (ISO 3696). Nước không
được chứa nhiều hơn 0,01 mg/l đồng, không chứa clo hoặc cloramin.
- Nước cấy, nếu bản thân mẫu nước không có đủ các vi sinh vật cần thiết, có thể
dùng nước cấy là nguyên liệu nuôi cấy có bán sẵn trên thị trường.
- Dung dịch muối, bảo quản trong bình thủy tinh ở nhiệt độ 0C đến 4C trong chỗ
tối. Các dung dịch sau đây bền trong sáu tháng. Cần được loại bỏ ngay khi có dấu hiệu
kết tủa hoặc sinh vật phát triển.
- Dung dịch đệm photphat, pH = 7,2.
- Dung dịch magie sunfat heptahydrat, p = 22,5 g/l.
- Dung dịch canxi clorua, p = 27,5 g/l.
- Dung dịch sắt (III) clorua hexahydrat, p = 0,25 g/l.
- Dung dịch axit clohydric (HCl) hoặc dung dịch axit sunfuric (H2SO4), C(H2SO4) 
0,25 mol/l, C(HCl)  0,50 mol/l, hoặc thích hợp.
- Dung dịch natri hydroxyt (NaOH), p 20 g/l hoặc thích hợp.
- Dung dịch natri sunfit (Na2SO3), p 50 g/l hoặc thích hợp.

- Axit gluco-glutamic, dung dịch kiểm tra.
- Dung dịch allylthiorea (ATU), p = 1,0 g/l.
Dụng cụ và thiết bị
19


Mọi dụng cụ thủy tinh cần phải sạch, không hấp thụ các hợp chất độc hoặc chất
phân hủy sinh học, luôn được giữ gìn để không bị nhiễm bẩn.
- Bình ủ, bình BOD, có nút đậy, dung tích từ 250 ml đến 300 ml hoặc 100 ml đến
125 ml, có nút mài thủy tinh, và nên dùng loại bình vai thẳng, hoặc bất cứ bình nào
tương tự. (hình 2.3)
- Tủ ủ, có khả năng duy trì được nhiệt độ (20 ± 2)C.
- Thiết bị xác định nồng độ oxy hòa tan, phù hợp với TCVN 7324:2004 (ISO
5813) hoặc TCVN 7325:2004 (ISO 5814).
- Phương tiện làm lạnh, nhiệt độ 0C đến 4C, dùng để vận chuyển và lưu giữ mẫu.

- Bình pha loãng, bình thủy tinh có nút đậy, dung tích phụ thuộc vào thể tích mẫu
pha loãng sử dụng, vạch chia 2,5 ml và 10 ml, hoặc bất cứ bình nào phù hợp cho việc
pha loãng.
- Thiết bị sục khí, chẳng hạn bình chứa khí nén hoặc một máy nén khí.
Chất lượng không khí sục không làm nhiễm bẩn mẫu do sục khí, đặc biệt là làm
nhiễm thêm chất hữu cơ, oxy hóa chất khử, hoặc kim loại. Nếu nghi nhiễm bẩn, thì
không khí cần được lọc và rửa.
b. Cách tiến hành
Lấy mẫu và bảo quản mẫu
- Mẫu được nạp đầy trong một bình kín ngay sau khi lấy mẫu và giữ ở nhiệt độ từ
0oC đến 4C cho đến khi phân tích. Tiến hành xác định BODn càng sớm càng tốt trong
vòng 24h kể từ khi mẫu được lấy.
- Phải đảm bảo là những chai chứa mẫu không làm tăng giá trị trắng.
Cách tiến hành

- Phần mẫu thử
- Trung hòa pH nằm trong khoảng 6 đến 8. Thực hiện đồng nhất mẫu: Lấy một thể
tích mẫu thử (hoặc mẫu đã xử lí sơ bộ) cho vào bình pha loãng và thêm 2 ml dung dịch
allylthioyrea cho vào mỗi lít nước pha loãng và thêm nước pha loãng cấy VSV đến
vạch. Lắc nhẹ để tránh bọt khí. Mẫu sau khi được chuẩn bị sẽ được nạp đầy vào bình
ủ, để cho dung dịch tràn đầy nhẹ.
- Đo nồng độ oxy hòa tan trong từng bình tại điểm “không”.
- Đặt các bình chứa dung dịch thử đã pha loãng vào buồng ủ và để nơi tối trong 5
ngày ± 4h ở 20oC. Sau khi ủ, xác định nồng độ oxy hòa tan trong mỗi bình (dùng
phương pháp đầu dò điện cực – TCVN 7325)
- Thử mẫu trắng: Tiến hành các bước như mẫu thử nhưng sử dụng bằng mẫu nước cất.
- Thử mẫu kiểm tra: Tiến hành các bước như mẫu thử nhưng sử dụng bằng mẫu
kiểm tra (axit gluco – glutamic) 20ml. Kết quả BOD5 của dung dịch kiểm tra phải nằm
trong khoảng 210 ± 40mg/l.
20


Hình 2.3 Bình ủ trong phép đo BOD

Hình 2.4 Bỉnh ủ đã cài đặt nhiệt độ

2.3.3 Đo hàm lượng nitơ tổng
Nguyên tắc: Dùng hợp kim Devarda để khử các các hợp chất nitơ về amoni. Sau
khi làm bay hơi đến gần khô thì chuyển nitơ thành amoni sunfat khi có mặt axit
sunfuric đậm đặc chứa kali sunfat ở nồng độ cao để làm tăng nhiệt độ sôi của hỗn hợp,
đồng thời có mặt đồng để làm xúc tác.
Giải phóng amoniac khỏi hỗn hợp bằng cách thêm kiềm và nước cất vào dung dịch
axit boric/chỉ thị. Xác định lượng amoni trong phần cất ra bằng cách chuẩn độ với axit
hoặc đo phổ ở bước sóng 655 nm.
Nồng độ nitơ tổng số, tính bằng miligam trên lít, được tính theo công thức:

pN =

𝑉1−𝑉2
𝑉0

.C(HCl).14,01.1000

Trong đó:
V0 là thể tích của phần mẫu thử, ml (thường là 50 ml).
V1 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn axit clohyric đã dùng để chuẩn độ, ml.
V2 là thể tích dung dịch tiêu chuẩn axit clohydric đã dùng để chuẩn độ mẫu
trắng, ml.
C(HCl) là nồng độ chính xác của dung dịch HCl đã dùng để chuẩn độ, mol/lít.
(14,01 là khối lượng nguyên tử tương đối của nitơ).
Biểu thị kết quả pN tính bằng mg/l hoặc bằng CN tính bằng µmol/l. Chuyển đổi
giữa pN và CN theo công thức: CN = 71,4 pN
a. Hóa chất, dụng cụ, máy móc
Hóa chất
Chỉ dùng các thuốc thử tinh khiết phân tích và nước cất không amoni.
- Axit clohidric, p = 1,18 g/ml.
- Axit sunfuric, p = 1,84 g/ml.
- Natri hydroxyt, dung dịch khoảng 300 g/l.
- Hợp kim Devarda [khoảng 45% (m/m) Al, 50% (m/m) Cu và 5% (m/m) Zn], dạng
bột. Chọn mua loại có hàm lượng nitơ càng thấp càng tốt.
- Kali sunfat, (K2SO4).
21


×