Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 6 tuổi ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Nhà
trường, thầy cô, bạn bè và gia đình.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên ThS. Nguyễn Thị Thanh
Nhàn, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này!
Xin chân thành cảm ơn Khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non, Khoa Khoa học Xã
hội, trường Đại học Quảng Bình đã dạy dỗ chúng em trong suốt thời gian ngồi trên ghế
nhà trường. Chính nhờ sự dạy dỗ của quý thầy cô mà em đã nhận được những kiến
thức bổ ích, đặc biệt là về chuyên ngành của mình để phục vụ cho bản thân và công
việc sau này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Mầm non Bảo Ninh, các giáo viên trong
trường và các cháu đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm
đề tài khóa luận này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu song do
kiến thức còn hạn chế, thời gian không nhiều và những lí do khách quan khác nên
không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng
khoa học để đề tài khóa luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, ngày….. tháng…..năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Hải


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu của đề tài là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một
công trình nào.
Tác giả

Nguyễn Thị Hải



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu

Chữ viết tắt

MTXQ

Môi trường xung quanh

TN

Thực nghiệm

ĐC

Đối chứng



Mức độ


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Tên bảng
Bảng 1.1. Phân phối chương trình giáo dục độ tuổi mẫu giáo lớn năm học
2017 - 2018
Bảng 1.2. Dự kiến tổng số hoạt động năm học 2017 - 2018
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của tích hợp giáo dục biển
đảo cho trẻ trong hoạt động học tập

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua hoạt động học
Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về thời điểm tích hợp giáo dục biển
đảo cho trẻ
Bảng 2.4. Nhận thức của giáo viên về việc lựa chọn các nội dung chủ
đề giáo dục biển đảo
Bảng 2.5 Nhận thức về việc lựa chọn hoạt động để giáo dục biển đảo
cho trẻ
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát mức độ biểu hiện bảo vệ biển đảo của trẻ
trước thử nghiệm
Bảng 3.2 Mức độ có nhu cầu và hứng thú với việc giáo dục biển đảo
của trẻ

Số trang
15
16
17

18

19

19

20

38

40


Bảng 3.3. Mức độ hiểu biết về môi trường biển và bảo vệ biển đảo

41

Bảng 3.4. Mức độ biểu hiện kĩ năng bảo vệ biển đảo của trẻ

42

Bảng 3.5. Mức độ thể hiện ý thức và thái độ giữ gìn, bảo vệ biển đảo
của trẻ
Bảng 3.6. Mức độ biểu hiện bảo vệ biển đảo của trẻ sau thử nghiệm

43
44


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Tên hình
Hình 3.1.Mức độ biểu hiện giáo dục biển đảo cho trẻ trước thực
nghiệm
Hình 3.2.Mức độ có nhu cầu và hứng thú với việc giáo dục bảo
vệ biển đảo của trẻ
Hình 3.3. Sơ đồ biểu hiện sự hiểu biết của trẻ về môi trường biển
và bảo vệ biển đảo

Số trang
39

40


41

Hình 3.4. Mức độ biểu hiện kĩ năng bảo vệ biển đảo của trẻ

42

Hình 3.5. Ý thức, thái độ và giữ gìn bảo vệ biển đảo của trẻ

43

Hình 3.6.Mức độ biểu hiện bảo vệ biển đảo của trẻ sau thực
nghiệm

44


MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3
5. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 4
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
8. Những đóng góp của đề tài .......................................................................................... 6
9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI.......................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 7

1.1.1. Các vấn đề về biển đảo Việt Nam ......................................................................... 7
1.1.2. Các vấn đề về giáo dục tích hợp ............................................................................ 9
1.1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh - lý của trẻ 5 - 6 tuổi........................................... 12
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 15
1.2.1. Nội dung chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non...................... 15
1.2.2. Thực trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh............. 16
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC BIỂN ĐẢO THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM
NON............................................................................................................................... 21
2.1. Lựa chọn và vận dụng các phương pháp dạy học một cách linh hoạt để tích hợp
giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ............................................................................... 21
2.2. Tích hợp giáo dục biển đảo trong xây dựng các chủ đề ......................................... 24
2.3. Xây dựng trò chơi học tập có tích hợp giáo dục biển đảo ...................................... 26
2.4. Tích hợp giáo dục biển đảo trong xây dựng tình huống học tập ............................ 28
2.5. Tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ ........ 29
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.................................................................. 31
3.1. Chọn bài soạn thực nghiệm .................................................................................... 31
3.2. Kết quả thực nghiệm............................................................................................... 38


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 46
1. Kết luận ..................................................................................................................... 46
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 48


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Là một bộ phận của biển Đông, biển và hải đảo Việt Nam chứa đựng nguồn lợi
sinh vật biển đa dạng, tài nguyên khoáng sản dồi dào, tiềm năng phát triển du lịch biển

rất lớn. Bên cạnh đó, vùng biển Việt Nam cũng là một phần trong tuyến đường biển
nhộn nhịp bậc nhất thế giới, do đó nơi đây có tầm chiến lược cực kì quan trọng và
thường xuyên bị tranh chấp. Suốt nhiều thế kỉ qua, biển đảo là yếu tố gắn bó máu thịt
với đời sống dân tộc ta. Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên và môi trường biển bị suy
thoái nghiêm trọng, vấn đề chủ quyền quốc gia thường xuyên bị xâm phạm. Do đó,
vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay là cần tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao ý thức
giữ gìn tài nguyên, môi trường biển, cũng như tăng cường hơn nữa công tác giáo dục
bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.
Thời gian gần đây, giáo dục biển đảo bước đầu đã được giảng dạy tích hợp trọng
một số môn học ở cấp Tiểu học tại Việt Nam. Tuy nhiên, giáo dục biển đảo chỉ là một
nội dung rất nhỏ trong giáo dục môi trường. Hơn nữa, hoạt động này mới chỉ là giải
pháp tình thế, chưa có hệ thống và chưa trở thành nhiệm vụ bắt buộc trong Nhà
trường. Do đó, chất lượng, hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và giáo
dục biển đảo nói riêng còn thấp, chưa tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở nước ta trong công cuộc hiện đại hóa và công nghiệp hóa.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên, rất
quan trong và có vị trí tương đương với các bậc học khác. Việc đưa giáo dục biển đảo
vào trong trường Mầm non là vô cùng cần thiết vì điều này sẽ giúp trẻ tạo ra những
phản xạ, thói quen đầu tiên về giữ gìn môi trường sống cũng như hình thành những ý
niệm đầu tiên về quyền làm chủ của đất nước đối với vùng biển Việt Nam, từ đó góp
phần hình thành nhận thức, ý kiến và kĩ năng cho các bậc học sau này.
Tuy nhiên, việc giáo dục biển đảo cho trẻ ở các trường Mầm non vẫn chưa thực
sự được chú trọng, các biện pháp giáo dục cho trẻ vẫn chưa được áp dụng thích hợp,
do đó đòi hỏi người giáo viên phải biết cách tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua các hoạt động học tập để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Kế thừa thành
quả của những người đi trước và xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định
lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động
giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”.
1



2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vùng biển và các đảo là yếu tố gắn bó máu thịt với đời sống của người dân và
mãi mãi quan trọng đối với dân tộc Việt Nam ta. Biển đảo không chỉ là nơi mưu sinh,
mà còn là nơi giao thương và tiếp giao văn hóa của người Việt với thế giới bên ngoài,
là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa. Biển đảo đã tạo tiền đề và điều kiện
thuận lợi để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như dầu khí, thủy sản,
hàng hải, du lịch. Chính vì thế, biển đảo luôn là địa bàn chiến lược quan trọng đối với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi vậy, nhiều cá nhân, tập thể trong và ngoài
nước đã cho ra những công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến tài nguyên,
môi trường, các hoạt động kinh tế hay vấn đề chủ quyền biển hải đảo Việt Nam. Cụ
thể như sau:
Nguyễn Ngọc Sinh, Hứa Chiến Thắng (1998), “Hiện trạng môi trường biển và
đới bờ Việt Nam”.
Ban Tuyên giáo Trung ương, Quân chủng Hải quân (2007), “Biển và hải đảo
Việt Nam”.
Lê Đức An (2008), “Tiềm năng kinh tế - xã hội hệ thống các đảo của Việt Nam”.
Nguyễn Chu Hồi (2012), “Ô nhiễm biển và quản lý ô nhiễm biển ở Việt Nam”.
Lê Đức An (1995), “Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế
xã hội, hệ thống đảo ven bờ biển Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội
biển”, Báo cáo tổng hợp đề tài KT,03.12, lưu trữ tại viện địa lý, viện khoa học và công
nghệ Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (2000), “Đánh giá hiện trạng và dự báo
diễn biến môi trường vùng ven bờ biển và biển ven bờ Đông Nam Bộ”, lưu trữ tại tổng
cục Môi trường, Hà Nội.
Nguyễn Bá Diến (2006), “Chính sách pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược
phát triển bền vững”, NXB Tư pháp, Hà Nội.
Nguyễn Văn Long (2007), “Nghiên cứu đặc điểm san hô, cỏ biển và một số hệ
sinh thái khác ở vịnh Đà Nẵng”, Báo cáo lưu trữ tại Viện Hải Dương học, Nha Trang.
Brice M.Claget (2011), “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung quốc

ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong biển Đông”, NXB chính trị quốc
gia sự thật, Hà Nội.

2


Nguyễn Văn Long (2013), “Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven bờ Phú Yên”,
Tạp chí khoa học và Công nghệ biển, số 1 Hà Nội.
Nhiều tác giả (2011), “Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý Hoàng Sa, Trường
Sa là của Việt Nam”, NXB trẻ TP Hồ Chí Minh.
Không chỉ có các công trình nghiên cứu về biển đảo Việt Nam, liên quan đến các
vấn đề nghiên cứu của đề tài còn có một số đề tài nghiên cứu về dạy học tích hợp ở
trường Mầm non như:
Lê Thị Thanh Hà (2004) với tác phẩm“Một số biện pháp giáo dục môi trường
cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non”.
Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân (2009) đã cho ra đề tài “Phương pháp cho
trẻ Mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh”.
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (2013) cũng đã nghiên cứu đề tài “Các biện pháp tích
hợp giáo dục môi trường cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về
môi trường xung quanh”.
Như vậy, nghiên cứu vấn đề về biển đảo và giáo dục tích hợp đã được nhiều nhà
khoa học quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu nội dung tích
hợp giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động ở trường Mầm non.
Với đề tài này, tác giả sẽ tập hợp nghiên cứu các biện pháp để tích hợp giáo dục biển
đảo để giúp các bé những hiểu biết sơ đẳng về môi trường.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
ở trường Mầm non, tác giả sẽ tiến hành xây dựng các biện pháp tích hợp giáo dục biển
đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động giáo dục ở trường Mầm non.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc đưa giáo dục biển đảo vào
trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mẫu giáo, trên cơ sở đó đề tài sẽ tiến hành
nghiên cứu thực trạng giáo dục vấn đề biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non.
- Trên cơ sở khoa học, đề tài đề xuất một số biện pháp tích hợp nhằm nâng cao
hiệu quả giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường Mầm non hiện nay.
- Ngoài ra, đề tài còn tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định hiệu quả của
các biện pháp tích hợp và khẳng định tính khả thi của đề tài.
3


5. Đối tượng nghiên cứu
Xây dựng các biện pháp tích hợp nội dung giáo dục biển đảo vào chương trình
giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non.
6. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn hẹp về thời gian nên trong phạm vi đề tài này, tác giả chỉ tập trung
nghiên cứu việc tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 6 tuổi ở trường Mầm non.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, hệ
thống hóa những vấn đề lý luận, những tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để
xác định các biện pháp tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm
non, đồng thời để vận dụng thiết kế các bài dạy cụ thể.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát quá trình giáo viên tổ chức hướng dẫn, từ đó tác giả có thể quan sát được
kết quả giáo dục biển đảo cho trẻ thông qua các hoạt động học tập ở trường Mầm non.
7.2.2. Phương pháp trò chuyện
Tiếp cận, trò chuyện với giáo viên và các trẻ để tìm hiểu những thuận lợi và khó
khăn của giáo viên trong quá trình tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông

qua các hoạt động giáo dục.
7.2.3. Phương pháp điều tra
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng các phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu thực
trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh, Đồng Hới,
Quảng Bình. Tác giả sẽ tiến hành khảo sát trên 15 giáo viên và 60 trẻ mẫu giáo lớn
trường Mầm non Bảo Ninh. Từ đó đánh giá thực trạng và làm cơ sở cho việc xây dựng
các vấn đề tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động giáo dục cho trẻ 5 - 6
tuổi ở trường Mầm non. Nội dung khảo sát tập hợp vào các vấn đề sau:
- Nhận thức của giáo viên về việc tích hợp giáo dục biển đảo vào các hoạt động
học tập.
- Các biện pháp mà giáo viên đã sử dụng để góp phần giáo dục biển đảo cho trẻ
thông qua các hoạt động học tập.

4


- Hiệu quả việc giáo dục biển cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua các hoạt động học tập tác
giả tiến hành khảo sát hiệu quả việc giáo dục biển cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non.
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm chứng lại kết quả của
việc tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động học tập. Qua đó
chứng minh cho giả thuyết khoa học mà đề tài đã đề ra.
- Đối tượng, địa bàn và thời gian thực nghiệm: Để thực hiện mục đích đề ra của
đề tài, tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trên 60 trẻ 5 - 6 tuổi của Trường Mầm
non Bảo Ninh. Cụ thể là:
 Lớp mẫu giáo lớn A (lớp đối chứng) và lớp mẫu giáo lớn C (lớp thực
nghiệm).
 Lớp đối chứng và lớp thử nghiệm chúng tôi lựa chọn số trẻ bằng nhau
(đều có 30 trẻ).
 Đặc điểm trẻ ở hai lớp đối chứng và thực nghiệm tương đương nhau về

trình độ nhận thức, ý thức và thể lực.
 Thời gian tiến hành thực nghiệm từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2018
- Nội dung thực nghiệm:
Trong quá trình thực nghiệm, tác giả đã tiến hành giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua hoạt động học tập bằng cách áp dụng các biện pháp sau:
 Lựa chọn và xây dựng nội dung giáo dục biển đảo thành các chủ đề
 Xây dựng các tình huống tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ
 Biện pháp hướng dẫn trẻ biết cách bảo vệ môi trường
 Tích hợp giáo dục biển đảo trong xây dựng tình huống học tập
 Tăng cường hoạt động ngoại khóa nhằm tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ.
Do thời gian và điều kiện không cho phép nên tác giả đã thiết kế được 3 giáo án và
tiến hành dạy trẻ trong hoạt động học có chủ đích “khám phá môi trường xung quanh”.
- Các bước tiến hành thử nghiệm:
Để đảm bảo kết quả của quá trình thực nghiệm với mục đích của đề tài tác giả
tiến hành các bước sau:
 Bước 1: Trước khi tiến hành thử nghiệm chúng tôi đã kiểm tra trình độ
ban đầu của trẻ ở lớp thử nghiệm và đối chứng và nhận thấy trình độ nhận
thức và ý thức và bảo vệ môi trường ở hai lớp tương đương nhau.
5


 Bước 2: Nghiên cứu và soạn giáo án thử nghiệm phù hợp với chương trình
chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường mầm non.
 Bước 3: Tiến hành giảng dạy thử nghiệm theo giáo án
 Bước 4: Trong quá trình dạy chúng tôi đã theo giỏi những biểu hiện và
mức độ nhận thức của trẻ trong hoạt động.
 Bước 5: Xử lý các kết quả quan sát sau quá trình dạy thử nghiệm bằng các
công thức toán học.
7.2.5. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu, phân tích các giáo án, kế hoạch hoạt động của giáo viên và các sản

phẩm của trẻ có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng một số công thức toán học để phân tích, xử lí các số liệu thu thập được
về mặt định lượng, nhằm khẳng định độ tin cậy của đề tài.
8. Những đóng góp của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
- Góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, các lý thuyết về vấn đề tích hợp giáo
dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non. Đồng thời, từ thực trạng nghiên cứu
bước đầu đã đề xuất các biện pháp tích hợp có hiệu quả.
- Đóng góp thêm số liệu, thông tin để thấy rõ hơn về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tư liệu tham khảo, thông tin học tập cho
các bạn sinh viên, giáo viên các khóa kế tiếp cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Góp phần mô tả thực trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non.
- Bằng một số giáo án theo chủ điểm, đề tài tiến hành thực nghiệm ở một số lớp
mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp tích hợp giáo
dục biển đảo.
- Kết quả nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo đối với các học giả, nhà khoa học,
nhà nghiên cứu, chuyên gia quan tâm đến nhà trẻ em.
9. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung gồm có 3 phần.
Chương 1. Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2. Một số biện pháp tích hợp giáo dục biển đảo thông qua các hoạt động
giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
6


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Các vấn đề về biển đảo Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm về biển đảo
Biển là một bộ phận của đại dương nằm ở gần hoặc xa đất liền và có những đặc
điểm riêng, khác với đại dương bao quanh về nhiệt độ, độ mặn, chế độ thủy văn, các
sinh vật trầm tích đáy, sinh vật [13].
Đảo là bộ phận đất nổi có diện tích nhỏ hơn lục địa, xung quanh có biển hoặc
đại dương bao bọc. Đảo có thể đứng lẻ loi hoặc tập trung thành quần đảo [13]. Một số
đảo có nguồn gốc lục địa: chúng cũng là những bộ phận của lục địa, nằm ở vùng thềm
lục địa. Một số đảo có nguồn gốc đại dương: đó là các đảo, quần đảo độc lập nằm xa
bờ lục địa, không có liên quan gì đến lục địa và thường do núi lửa hoặc các cấu trúc
san hô tạo thành [13].
1.1.1.2. Khái quát về vùng biển Việt Nam
a. Vùng biển
Vùng biển nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa.
- Nội thủy: Nội thủy là vùng nước ở phía trong đường cơ sở để tính lãnh hải của
mỗi quốc gia, bao gồm các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, cửa vịnh, các
vùng nước. Tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn tối cao và đầy đủ như trên
lãnh thổ đất liền. Người và tàu thuyền nước ngoài muốn vào phải xin phép và phải được
sự đồng ý của Việt Nam. Vùng nội thủy của nước ta mặc dù ở trên biển song vẫn được
coi như lãnh thổ trên đất liền [8].
- Lãnh hải : Lãnh hải Việt Nam, theo tuyên bố của Chính phủ nước ta ngày 12
tháng 5 năm 1977, có chiều rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1852m). Ranh giới phía ngoài
của lãnh hải được coi là biên giới quốc gia trên biển. Trên thực tế, đó là các đường
song song và cách đều đường cơ sở về phía biển 12 hải lý [8].
- Tiếp giáp lãnh hải: Tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm
bảo cho việc thực hiện chủ quyền của một nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của
nước ta cũng được quy định có chiều rộng 12 hải lý. Trong vùng này, Nhà nước ta có
quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các
quy định về y tế, môi trường, di cư, nhập cư,...[8].

7


- Vùng đặc quyền về kinh tế: Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng biển hợp với
lãnh hải có chiều rộng là 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta đã
có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước khác đặt các đường ống dẫn
dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng
không, đúng như các công ước quốc tế về Luật biển đã quy định [8].
- Thềm lục địa: Thềm lục địa nước ta cũng đã được Nhà nước quy định bao gồm
đáy biển và lòng đất dưới biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài
lãnh hải Việt Nam cho đên bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn
nữa. Nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở không đến 200 hải lý thì thềm lục
địa được tính cho đến 200 hải lý. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò,
khai thác, bảo vệ và quản lý các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam [8].
Như vậy, theo quan điểm mới về chủ quyền quốc gia thì Việt Nam có chủ
quyền trên một vùng biển khá rộng, khoảng 1 triệu km2 tại biển Đông.
b. Các đảo
Nước ta có trên 4.000 hòn đảo lớn nhỏ. Căn cứ vị trí chiến lược và các điều
kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
- Hệ thống đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời nước
ta, kiếm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế,
bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước ta. Đó là các đảo, quần đảo:
Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Lý Sơn,
Cồn Cỏ, Cô Tô, Bạch Long Vĩ,…[15].
- Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó
là các đảo như Cô Tô, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc.
- Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề các, du lịch và cũng
là căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo
thuộc huyện đảo Cát Bà, huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), huyện đảo Phú Quý

(Bình Thuận), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), huyện đảo Lý Sơn (Quảng
Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang),…[15].
- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:
 Quần đảo Hoàng Sa là quần đảo san hô, phân bố rải rác trong một phạm vi từ
khoảng kinh tuyến 111o đến 113o Đông; từ vĩ tuyến 15o45’B đến 17o15’B, ngang với
8


Huế và Đà Nẵng, phía ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, ở khu vực phía Bắc Biển Đông, trên
con đường biển quốc tế từ Châu Âu đến các nước ở phía Đông và Đông Bắc Á và giữa
các nước châu Á với nhau. Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 37 đảo, đá, bãi cạn nằm
trong phạm vi biển rộng khoảng 30.000km2, chi làm hai nhóm: nhóm phía Đông có
tên nhóm An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo, đá, bãi cạn, trong đó có hai đảo lớn là Phú
Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5km2; nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp
vòng cung nên gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó có đảo Hoàng Sa (diện tích gần
1km2), Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến,…
 Quần đảo Trường Sa cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 hải lý về phía
Nam, bao gồm hơn 100 đảo, đá, bãi ngầm, bãi san hô, nằm trải rộng trong một vùng
biển khoảng 180.000 km2, khoảng từ vĩ tuyến 6o30’B đến 12oB và khoảng từ kinh
tuyến 111o30’Đ đến 117o20’Đ, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung
Quốc) 595 hải lý.
Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí hết sức quan trọng đối với đất
nước ta. Trước hết, hai quần đảo này nằm giữa Biển Đông, nơi có những tuyến đường
hàng hải quan trong nhất của thế giới đi qua. Ngoài ra, do vị trí nằm trải dài theo
hướng bờ biển Việt Nam, Hoàng Sa và Trường Sa là những vị trí tiền tiêu bảo vệ
sường Đông của nước ta, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chứa đựng nhiều
nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn tài
nguyên dầu khí.
1.1.2. Các vấn đề về giáo dục tích hợp
1.1.2.1. Khái niệm về tích hợp

Tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn để học
sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm
giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống, thông qua đó hình thành những kiến thức,
kĩ năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn
đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống. Ngoài ra, tích hợp là lồng ghép các nội
dung cần thiết vào những nội dung vốn có của một môn học [6].
1.1.2.2. Quan điểm về giáo dục tích hợp
Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học, giáo dục theo hướng tích hợp là phù
hợp và có hiệu quả với bậc học Mầm non. Như Bredekamp viết: “Việc học không chỉ
xảy ra trong một phạm vi hạn hẹp của mỗi môn học, sự học và phát triển của trẻ mang
9


tính tích hợp. Mỗi hoạt động thúc đẩy mỗi mặt phát triển nào đó đồng thời cũng tác
động đến các mặt phát triển khác”. Vậy giáo dục tích hợp được hiểu như sau:
Tích hợp không phải là đặt cạnh nhau, liên kết với nhau mà là xâm nhập, đan xen
các đối tượng hay các bộ phận của đối tượng vào nhau tạo thành một chỉnh thể.
Tất cả các yếu tố xã hội, tự nhiên và khoa học của môi trường đan quyện vào
nhau tạo thành môi trường sống phong phú của trẻ. Xuất phát từ quan điểm này mà
chương trình giáo dục trẻ nhỏ được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp chủ đề. Giáo
dục tích hợp hay dạy học tích hợp nhấn mạnh việc kết hợp nhiều nội dung giáo dục (xã
hội, tự nhiên, khoa học) thông qua các hoạt động tích cực của cá nhân trẻ với môi
trường sống của mình. Với cách học này, trẻ được học một cách tự nhiên, không có
giới hạn tuyệt đối về thời gian, không gian và môn học.
Tích hợp được thể hiện nhiều cách khác nhau bao gồm tích hợp theo chủ đề và
tích hợp trong một hoạt động. Tích hợp theo chủ đề được hiểu là việc tổ chức các hoạt
động xoay quanh nội dung một chủ đề nào đó. Tích hợp trong một hoạt động đó là:
Khi tổ chức một hoạt động nhằm thúc đẩy một mặt phát triển nào đó, giáo viên cần
chú ý tác động cùng một lúc đến nhiều mặt phát triển khác nhau của trẻ. Bên cạnh đó,
tích hợp các lĩnh vực nội dung trong một hoạt động tức là khai thác nội dung của các

lĩnh vực khác nhau vào trong quá trình tổ chức một hoạt động nào đó.
1.1.2.3. Nội dung tích hợp giáo dục biển đảo
Để giáo dục biển đảo cho trẻ 5 -6 tuổi ở trường Mầm non cần tiến hành tích hợp
ở 4 nội dung sau:
Nội dung 1: Tài nguyên biển đảo
- Tài nguyên sinh vật: đa dạng về sinh học biển, lợi thủy, hải sản
- Tài nguyên phi sinh vật: khoáng sản, du lịch, hàng hải
Nội dung 2: Môi trường biển: bao gồm môi trường nước, môi trường đất, môi
trường không khí, môi trường sinh vật.
Nội dung 3: Hoạt động kinh tế biển đảo
- Phát triển năng lượng
- Phát triển cảng - hàng hải
- Phát triển du lịch
- Phát triển nghề cá

10


Nội dung 4: Vấn đề về chủ quyền biển đảo: bao gồm chủ quyền của Việt Nam
đối với các đảo, quần đảo, đặc biệt là 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa[12].
1.1.2.4. Ý nghĩa của việc tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ
Việc giáo dục biển đảo cho trẻ sẽ góp phần giải quyết nhiệm vụ phát triển trẻ một
cách toàn diện các mặt trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ. Cụ thể:
- Giáo dục biển đảo góp phần phát triển trí tuệ cho trẻ
Quá trình lĩnh hội tri thức về tự nhiên vô tính, động vật, thực vật, con người là
mối quan hệ đơn giản giữa các súc vật và hiện tượng tự nhiên phù hợp với đặc điểm
nhận thức của trẻ sẽ hoàn thiện các giác quan, tích lũy kinh nghiệm cảm tính ở trẻ,
hình thành các khái niệm đơn giản. Việc lĩnh hội tri thức về môi trường có liên quan
trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ khả năng nhận thức, tư duy logic, chú ý, ngôn ngữ, sự
quan sát, say mê… để phát triển tư duy và hình thành thế giới duy vật, cần cho trẻ tiếp

xúc sự vật hiện tượng xung quanh, dạy chúng tìm kiếm cách giải thích những hiện
tượng quan sát được và có ý thức về mối quan hệ giữa chúng. Dạy trẻ quan sát (tập
trung chú ý đến hiện tượng một cách có mục đích) là phát triển ở trẻ sự chú ý. Đây là
phẩm chất tâm lý có liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ, là điều kiện không thể
thiếu được để chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng học tập ở phổ thông.
- Giáo dục biển đảo góp phần phát triển tình cảm đạo đức cho trẻ. Giáo dục trẻ
tình yêu thiên nhiên, có thái độ giữ gìn, bảo vệ động, thực vật…Trẻ thường gắn bó và
coi trọng những gì chúng tự chăm sóc. Sự đa dạng của động thực vật ở trường Mầm
non, việc trẻ trực tiếp chăm sóc chúng sẽ hình thành những phẩm chất nhân cách quan
trọng như thái độ coi trọng lao động, biết yêu lao động, có thói quen lao động, có trách
nhiệm với công việc được giao.
- Giáo dục biển đảo góp phần phát triển thể chất và lao động. Hình thành ở trẻ
tình yêu lao động, thái độ bảo vệ tự nhiên, một số kỹ năng trồng cây và chăm sóc động
vật. Điều quan trọng là trẻ phải cảm thấy thích thú trong quá trình lao động, kết quả
lao động. Sự tiếp xúc và lao động trong tự nhiên còn cần thiết để củng cố sức khỏe của
trẻ và phát triển thể chất cho chúng (phát triển các cơ và củng cố hệ thần kinh của
chúng). Việc cho trẻ làm quen với lao động của người lớn trong tự nhiên, giáo dục sự
tôn trọng lao động của người lớn cũng góp phần hình thành ở trẻ tình yêu lao động.
-

Giáo dục biển đảo còn là phương tiện để phát triển thẩm mỹ. Cái đẹp của tự

nhiên có thể ảnh hưởng đến mọi trẻ. Khi cho trẻ làm quen với tự nhiên cần hướng sự chú
11


ý của trẻ đến sự náo nhiệt của thiên nhiên như tiếng thác, nước đổ, tiếng chim hót, tiếng
côn trùng kêu, tiếng rì rào của sóng biển, mùi vị của hoa sự vận động của động vật, thực
vật sống dưới biển. Trong quá trình đó, trẻ học được cách cảm nhận vẻ đẹp của tự nhiên
để từ đó chúng biết cảm nhận thế giới với mọi người sự hấp dẫn và đa dạng của nó.

1.1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh - lý của trẻ 5 - 6 tuổi
Từ 5 - 6 tuổi là giai đoạn có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình phát triển
chung của trẻ em. L.N.Tônxtoi đã nói về tầm quan trọng của giai đoạn này như sau:
“Tất cả những cái gì mà đứa trẻ đã có sau này trở thành người lớn đều thu nhận được
trong thời thơ ấu. Trong quảng đời còn lại những cái mà nó thu nhận được chỉ đáng
1% những cái đó mà thôi”.
Nhiều công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non và
tâm lý học sư phạm đã khẳng định việc dạy học và nâng cao chất lượng việc dạy học cần
phải được xây dựng trên những cơ sở đặc điểm phát triển tâm - sinh - lý của trẻ em. Bên
cạnh đó, trẻ thời kì này có đặc điểm là rất dễ uốn nắn và có mức độ phát triển nhanh,
chính vì vậy việc giáo dục tạo ra cho trẻ thói quen sống thân thiện với môi trường, có ý
thức đạo đức về giữ gìn, bảo vệ môi trường sẽ rất thuận lợi trong thời kì này[18].
1.2.3.1. Đặc điểm phát triển thể chất của trẻ 5-6 tuổi
Sự phát triển của trẻ em tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học. Trình tự
và tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố di truyền, môi trường sống,
phương pháp nuôi dưỡng, điều kiện xã hội, vệ sinh và sự rèn luyện thân thể một cách
có ý thức. Trong những năm đầu của cuộc sống, tốc độ phát triển của cơ thể trẻ rất
nhanh, biểu hiện qua sự phát triển chiều cao, cân nặng, vòng đầu, vòng ngực…và đây
là những chỉ số đặc biệt quan trọng để đánh giá sự phát triển thể lực của trẻ[18].
Hệ thần kinh của trẻ phát triển nhanh chóng từ 4 - 6 tuổi, quá trình ức chế dần
dần phát triển.Trẻ đã có khả năng phân tích, tổng hợp, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo
vận động và có khả năng phân biệt được các hiện tượng xung quanh.
Hệ vận động gồm hệ xương và hệ cơ. Trẻ 5 tuổi các vận động dần dần đi đến
hoàn thiện. Các vận động của trẻ bước đầu đã đạt mức độ chính xác, nhịp nhàng, nhịp
điệu ổn định, biết phối hợp hoạt động của mình với tập thể. Sang 6 tuổi, tốc độ trưởng
thành của trẻ tăng rất nhanh. Các vận động được hình thành một cách nhanh chóng và
dễ được cũng cố. Các vận động cơ bản được thực hiện tương đối chính xác, mềm dẻo,
thể hiện sự khéo léo trong vận động. Lực cơ bắp được tăng lên.
12



1.2.3.2. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5-6 tuổi
- Về phát triển ngôn ngữ
Trẻ 5 - 6 tuổi nhìn chung đã thực sự nắm vững tiếng mẹ đẻ, trẻ nắm được ý nghĩa
của từ vựng thông dụng, phát âm đúng với sự phát âm của người lớn, biết dùng ngữ
điệu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đặc biệt là nói đúng hệ thống ngữ pháp khá
phức tạp bao gồm những quy luật ngôn ngữ tinh vi nhất về phương diện cú pháp và về
phương diện tu từ, nói năng mạch lạc, thoải mái. Trẻ thích tham gia kể và nghe kể
chuyện. Trẻ hiểu được rằng ngôn ngữ có thể được viết dưới dạng các biểu tượng[18].
- Ý thức bản ngã và tính chủ định trong hoạt động tâm lý
Ở lứa tuổi này, trẻ đã tự ý thức được về bản thân, về những ưu, khuyết điểm của
mình mà không cần sự đánh giá của người lớn. Trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình phù
hợp với những chuẩn mực, những quy tắc của xã hội.
Nhờ vào hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo - hoạt động vui chơi mà các
hoạt động tâm lý bên trong được biến đổi một cách rõ rệt, từ những quá trình tâm lý
không chủ định chuyển sang những quá trình tâm lý chủ định, như tri giác có chủ định,
chú ý có chủ định, ghi nhớ có chủ định…
- Sự phát triển tư duy
Cùng với kiểu tư duy trực quan - hành động của trẻ em, ở giai đoạn này đã xuất
hiện kiểu tư duy trực quan hành tượng. Tư duy của trẻ dựa vào các biểu tượng mà trẻ
đã tích lũy - đó là sự chuyển tư tưởng từ hành động định hướng bên ngoài vào hành
động định hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm của hành động. Kiểu tư duy này
được phát triển và chiếm ưu thế trong suốt độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt phát triển mạnh
ở giai đoạn cuối lứa tuổi mẫu giáo (5 - 6 tuổi).
Kiểu tư duy trực quan - hình tượng phát triển mạnh mẽ, lúc này sẽ xuất hiện
một kiểu tư duy mới đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ. Kiểu tư duy này sẽ giúp trẻ
em đi sâu vào các mối quan hệ phức tạp của sự vật hiện tượng, nhìn thấy được bản
chất sự vật của hiện tượng mà tư duy trực quan - hình tượng không cho phép nhìn
thấy được. Hoạt động tâm lý của trẻ giai đoạn này đặc biệt nhạy cảm với nhũng hình
tượng sinh động cụ thể về các sự vật và hiện tượng. Tư duy của trẻ còn gắn liền với

cảm xúc và ý muốn chủ quan của trẻ. Trẻ chỉ suy nghĩ cả ghi nhớ những gì mà trẻ
thấy hứng thú.
Nhìn chung, trẻ 5 - 6 tuổi đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng mới - tư
duy trực quan biểu đồ và những yếu tố của kiểu tư duy logic.
13


- Tính tích cực nhận thức
Hứng thú là vô cùng quan trọng đối với sự nhận thức của trẻ. Trẻ luôn tò mò,
khám phá thế giới xung quanh. Trẻ luôn muốn chiếm lĩnh những đối tượng có nội
dung mới. Lòng mong ước hoạt động trí tuệ ngày càng thúc đẩy phát triển hứng thú
nhận thức, xu hướng nhận thức đã đuộc hình thành rõ rệt ở lứa tuổi mẫu giáo.
- Sự xuất hiện động cơ của hành vi
Trong thời kỳ này, trẻ đã hiểu rằng những hành vi của chúng có thể mang lại lợi
ích cho những người khác và chúng bắt đầu thực hiện những công việc vì người khác
theo sáng kiến của riêng mình. Ở lứa tuổi này đã bắt đầu hình thành quan hệ phụ thuộc
theo thứ bậc của các động cơ, được gọi là hệ thống thứ bậc của các động cơ. Đó là một
cấu tạo tâm lý mới trong sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo.
Hệ thống thứ bậc của các động cơ được hình thành ở tuổi này khiến cho toàn bộ
hành vi của trẻ nhằm theo một xu hướng nhất định. Đối với những đứa trẻ này cần áp
dụng những biện pháp giáo dục thích hợp, có hiệu quả nhằm thay đổi những cơ sở của
nhân cách đã được hình thành một cách bất lợi này, trước hết phải cảm hóa trẻ bằng tình
yêu thương, đồng thời lại đòi hỏi ở chúng sự yêu thương và quan tâm đến những người
xung quanh, tạo ra những tình huống để gợi lên ở trẻ những hành vi đạo đức tốt đẹp.
- Tính tự lực ở trẻ
Có thể nói rằng tính tự lực là phẩm chất quan trọng của nhân cách, sự tích lũy
kinh nghiệm thực tế trong khi hành động, sự phát triển xu hướng nhận thức và xu
hướng xã hội đã hình thành ở trẻ mẫu giáo nguyện vọng muốn được tự lực. Trẻ càng
lớn thì tính tự lực càng phát triển, tuy nhiên tính tự lực của trẻ không giống với hành vi
tự phát của chúng ta, bao giờ cũng có vai trò lãnh đạo và những yêu cầu của người lớn.

- Đặc điểm nhận thức về môi trường biển của trẻ 5-6 tuổi
Đặc trưng cơ bản của trẻ em là luôn thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh.
Trẻ luôn muốn khám phá các hiện tượng tự nhiên, muốn tìm hiểu về bản thân mình, trẻ
luôn đặt ra câu hỏi “Tại sao”, “Sao lại như thế”…
Tuy nhiên nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) về môi trường, nhất là
môi trường biển còn mang nặng cảm tính và tính trực quan hành động nên trẻ chỉ tập
trung, chú ý, ghi nhớ và tái hiện những sự vật hiện tượng mới lạ, hấp dẫn nghộ
nghĩnh …Vì vậy giáo dục biển đảo cho trẻ cần phải có những đồ dùng trực quan đẹp
mắt, cần phải cho trẻ được tiếp xúc trực tiếp với môi trường, với những tình huống
14


về môi trường cụ thể… có như vậy những kỹ năng, kiến thức về môi trường mới ăn
sâu vào tâm trí trẻ.
Trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) đã có khả năng tổng hợp, phân tích và khái quát hóa
những dấu hiệu bên ngoài, trẻ nhận biết được đâu là đúng, đâu là sai, cái gì nên làm và
cái gì không nên làm. Khả năng vận dụng những điều đã nhận biết vào việc liên hệ với
cuộc sống xung quanh của trẻ được nâng lên sâu và rộng hơn, trẻ thực hiện nghiêm túc
nghĩa vụ của mình. Trẻ hiểu được ý nghĩa của việc phải giáo dục biển đảo và trẻ biết
mình phải làm gì để giữ gìn bảo vệ môi trường.
Từ những đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trường, trong quá trình tổ chức giáo
dục trẻ cần chú ý cho trẻ được thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên, giao tiếp với bạn
bè và người lớn, thõa mãn những nhu cầu hiểu biết của trẻ, cần tăng cường yếu tố trực
quan sinh động trong quá trình giáo dục cho trẻ, ngoài việc cung cấp những kiến thức,
kỹ năng giáo dục, cần phải tiến hành cho trẻ được hành động trực tiếp thông qua trò
chơi hoặc giao việc cụ thể, bên cạnh đó cũng cần chú ý đến đặc điểm cá nhân của trẻ
để có biện pháp sư phạm tác động thích hợp, tránh sự gò bó, áp đặt trẻ trong quá trình
giáo dục.
Nói chung, với sự phát triển về tâm lý, thể chất cũng như trí tuệ của trẻ 5 - 6 tuổi,
chúng ta thấy rằng hoàn toàn có thể áp dụng được một số biện pháp phù hợp để giáo

dục biển đảo cho trẻ.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung chương trình giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non
Bảng 1.1. Phân phối chương trình giáo dục độ tuổi mẫu giáo lớn năm học 2017 - 2018
Chủ đề

Tuần 1

Bé đến
trường

4-8/9
Ngày hội đến
trường của bé

Bản thân
Gia đình
thân yêu
Nghề
nghiệp

2-6/10
Vui hội trăng
rằm
30/10-3/11
Những người
thân trong gia
đình bé
4-8/12
Nghề

nông/dịch vụ

Tuần 2
11-15/9
Trường
mầm non
của bé
9-13/10
Sinh nhật
của bé
6-10/11
Ngôi nhà
xinh của bé
11-15/12
Bác sỹ, y tá
15

Tuần 3

Tuần 4

18-22/9
Lớp mẫu
giáo của bé

25-29/9
Đồ dùng đồ
chơi của bé

16-20/10

Cơ thể bé

23-27/10
Các giác
quan

13-17/11
Đồ dùng
trong gia
đình bé
18-22/12
Cháu yêu
chú bộ đội

20-24/11
Ngày hội của
cô giáo
25-29/12
Nghề xây
dựng

Tuần 5

27/111/12
Nhu cầu
gia đình


Những con
vật thật

đáng yêu

1-5/1
Những con
vật nuôi
29/1- 2/2
Bé vui đón tết

8-12/1
Động vật
dưới nước
5- 9/2
Mùa xuân

15- 19/1
Động vật sống
trong rừng

22-26/1
Côn trùng

12-16/2
Nghỉ tết

19-23/2
Nghỉ tết

Thế giới
thực vật


26/2-2/3
Những bông
hoa đẹp

12- 16/3
Quả ngọt
quanh bé

19-23/3
Vườn rau
của Bé

Giao thông Hiện tượng
tự nhiên

2-6/4
Phương tiện
giao thông

5- 9/3
Ngày hội
8/3
9-13/4
Phân loại
phương tiện
giao thông

16-20/4
Hiện tượng
thiên nhiên


23-27/4
Nước

Quê hương trường Tiểu
học - Bác
Hồ

30/4-4/5
Quê hương,
danh lam…

Tết - Mùa
xuân

7-11/5
Trường Tiểu
học

26-30/3
Cây xanh
Bé thích

14-18/5
Bác Hồ kính
yêu

(Nguồn: Kế hoạch năm học 2017-2018, Trường Mầm non Bảo Ninh)
Bảng 1.2. Dự kiến tổng số hoạt động năm học 2017 - 2018 (đơn vị: tiết học)
Chủ đề

Trường Mầm non
Bản thân
Gia đình
Nghề nghiệp
Động vật
Tết-Mùa xuân
Thực vật
Giao thông-Hiện
tượng tự nhiên
Quê hương-Bác Hồ
Tổng số tiết học

Phát triển
thể chất
3
4
3
3
3
2
3

Khám phá xã
hội - khoa học
4
4
5
4
4
2

5

Ngôn
ngữ
3
3
5
3
4
1
4

Tạo
hình
3
3
4
4
3
2
5

4
3
4
3
3
1
4


Âm
nhạc
3
3
4
3
3
2
4

3

4

3

3

4

3

2

3

2

3


2

3

Toán

26
35
28
30
28
28
(Nguồn: Kế hoạch năm học 2017-2018, Trường Mầm non Bảo Ninh)

1.2.2. Thực trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh
1.2.2.1. Giới thiệu khái quát về trường Mầm non Bảo Ninh
Trường Mầm non Bảo Ninh là trường công lập, tọa lạc tại xã vùng biển Bảo
Ninh thuộc địa phận Thành phố Đồng Hới. Đây là một trong số các trường được xây
dựng khá lâu đời và có bề dày về thành tích hoạt động. Từ những năm đầu thành lập
đến nay, trường đã phát triển một cách nhanh chóng.
Về cơ sở vật chất, trường hiện có 12 phòng học (gồm 10 phòng kiên cố ở cụm
trung tâm, 02 phòng bán kiên cố ở cụm Hà Thôn), 02 phòng chức năng (phòng Nghệ
16


thuật, Hội trường), 04 phòng làm việc (phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng,
phòng Y tế, Văn phòng), 02 phòng bếp ăn (01 phòng kiên cố và 01 bán kiên cố ở cụm
Hà Thôn). Khuôn viên Nhà trường thoáng mát, có tường rào kiên cố, môi trường sạch
sẽ, an toàn, thân thiện. Nhìn từ xa trong trường như một công viên trẻ em xinh xắn với
nhiều loại đồ chơi xích đu, cầu trượt, nhà chòi và bập bênh, sân trường rợp cây xanh và

bóng mát. Có đủ hệ thống phòng học, phòng chức năng, sân chơi, công trình vệ sinh,
tường rào phục vụ hoạt động. Trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho việc dạy và học đầy
đủ theo quy định, có máy chiếu, máy vi tính, tivi để thực hiện công tác quản lý của Nhà
trường nhằm triển khai chương trình kidsmart, chương trình giáo dục Mầm non mới.
Về đội ngũ cán bộ trường có 49 người bao gồm 03 cán bộ quản lí, 31 giáo viên
trực tiếp đứng lớp, 01 giáo viên dạy năng khiếu, 12 nhân viên (01 kế toán, 01 y tế, 10
cấp dưỡng).
Có thể nói Trường Mầm non Bảo Ninh được người dân trong xã cũng như toàn
thành phố xem như một địa chỉ đáng tin cậy trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. Ở đây, các
bé sẽ luôn cảm thấy thoải mái, độc lập và tự tin phát triển khả năng của bản thân. Đồng
thời, các bé sẽ có một không gian học tập, vui chơi và làm quen với môi trường xung
quanh một cách hoàn hảo trong môi trường giáo dục vừa thân thiện, gần gũi, an toàn vừa
kích thích trí tò mò, khám phá của trẻ. Các cô đến với cháu bằng tất cả tấm lòng người mẹ
“Chưa làm mẹ nhưng chứa chan tình mẹ, bởi yêu nghề nên quý lớp măng non”.
1.2.2.2. Thực trạng giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi ở trường Mầm non Bảo Ninh
a. Nhận thức của giáo viên về vai trò của tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Nhận thức của giáo viên về vai trò của tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua các hoạt động học tập
Tác giả đã sử dụng phiếu điều tra đối với 15 giáo viên trường Mầm non Bảo
Ninh để tìm hiểu thực trạng việc giáo dục biển đảo cho trẻ trong hoạt động học tập
cũng như các điều kiện ảnh hưởng tới hiệu quả của việc giáo dục biển đảo cho trẻ và
điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục biển đảo cho trẻ.
Sau khi phát phiếu điều tra, thu thập và xử lý, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên về vai trò của tích hợp giáo dục biển đảo cho
trẻ trong hoạt động học tập
TT
1
2
3


Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng

Số lượng (trẻ)
Tỷ lệ (%)
10
66,7
5
33,3
0
0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)
17


Từ kết quả trên cho thấy hầu hết các giáo viên đã đánh giá cao tầm quan trọng
của việc tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông qua hoạt động học tập. Trong quá
trình tổ chức hoạt động, có 66,7% ý kiến giáo viên cho rằng việc tích hợp giáo dục
biển đảo thông qua hoạt động học tập là rất quan trọng. Còn 33,3% ý kiến là quan
trọng, không có ý kiến nào cho rằng việc tích hợp giáo dục cho trẻ thông qua hoạt
động học tập là không quan trọng. Như vậy, có thể khẳng định hoạt động học tập là
biện pháp giúp trẻ tiếp cận với môi trường một cách dễ dàng và thuận lợi nhất. Tuy
nhiên, các giáo viên mới chỉ nêu lên được tầm quan trọng của nó chứ chưa tích hợp
vào hoạt động học tập. Cho nên việc tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ ở trường Mầm
non vẫn đang còn rất hạn chế.
Nhận thức của giáo viên về mức độ thực hiện tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ
thông qua hoạt động học tập.
Sau khi phát, thu phiếu điều tra và xử lí số liệu, tác giả đã thu được kết quả nhận

thức của giáo viên về mức độ thực hiện tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ qua hoạt
động học tập như sau:
Bảng 2.2. Mức độ tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông qua hoạt động học tập
TT
1
2
3

Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không bao giờ

Số lượng (trẻ)
Tỷ lệ (%)
4
26,7
11
73,3
0
0
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả)

Từ bảng trên ta thấy, có 26,7% ý kiến của giáo viên cho rằng thường xuyên tích
hợp giáo dục biển đảo thông qua hoạt động học tập, không có giáo viên nào không
thực hiện và có đến 73,3% cho rằng không thường xuyên nghĩa là chỉ thỉnh thoảng
thực hiện, và khi chúng tôi hỏi thêm tại sao các giáo viên chỉ thỉnh thoảng tiến hành
giáo dục biển đảo cho trẻ thì các cô cho rằng thông qua các hoạt động trong chế độ
sinh hoạt hàng ngày thì chúng tôi tiến hành thường xuyên hơn. Như vậy, nhận thức
của giáo viên về việc tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông qua hoạt động học tập là

chưa cao, tỷ lệ thực hiện không thường xuyên chiếm số đông là vì các giáo viên cho
rằng khi tích hợp thông qua hoạt động học tập thì phải có môi trường cho trẻ trải
nghiệm và hình thành ý thức cho trẻ ngay từ đầu thì mới đạt hiệu quả.
- Nhận thức của giáo viên về thời điểm tích hợp giáo dục biển đảo cho trẻ thông
qua hoạt động học tập
18


×