Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.56 KB, 23 trang )

Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta biết rằng kĩ năng sống là nhân tố quan trọng để con người vươn
lên gặt hái thành công. Tuy nhiên kĩ năng sống không phải tự nhiên mà có. Kĩ
năng sống là kết quả của quá trình học tập và rèn luyện bản thân mỗi con người.
Ở tất cả các bậc học, giáo dục kĩ năng sống đều cần phải được quan tâm giáo
dục, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học. Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ là
giúp trẻ rèn luyện những hành vi có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng;
giúp trẻ có khả năng bảo vệ, phòng ngừa và giảm thiểu các hành vi có nguy cơ
gây hại cho sức khoẻ, sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Kĩ năng sống
còn giúp trẻ ứng xử phù hợp nhất với các tình huống.
Thiết nghĩ, đây là một nội dung thiết thực, gắn liền với các hoạt động giáo
dục trong nhà trường. Cùng với xu thế, thế giới đang có sự thay đổi sâu sắc về
mọi mặt, khoa học kĩ thuật, công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, tác động
đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng
xử, quy tắc sống cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, các em dễ dàng học
theo, bắt chước một số thói hư, tật xấu gia nhập từ bên ngoài, thế giới trên mạng
internet.
Học sinh sống trong một xã hội phát triển cần phải được trang bị những
kỹ năng thích hợp để hòa nhập với cộng đồng, với xu thế toàn cầu hóa. Đối với
học sinh, đặc biệt là học sinh bậc Tiểu học cần phải được giáo dục rèn luyện kỹ
năng sống. Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi
vì các em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Lứa tuổi học sinh là lứa
tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích
tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, còn thiếu kinh
nghiệm sống, hiếu động, dễ bị lôi kéo,…Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho
thế hệ trẻ là vấn đề cấp thiết.
Kỹ năng sống cơ bản của học sinh bao gồm kỹ năng ứng xử hợp lí với các
tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo


Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 1

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

nhóm; kỹ năng rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe; kỹ năng phòng,
chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; kỹ năng
ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội;
suy nghỉ và hành động tích cực; học tập tích cực…v.v. Để giúp học sinh rèn
luyện được những kỹ năng đó, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động,
từ việc trang bị lí thuyết cho đến thực hành rèn luyện kỹ năng sống. Trong đó,
các hoạt động trải nghiệm mang ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đối với các hoạt động giáo dục của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ
nhiệm lớp, tổng phụ trách Đội, lãnh đạo trường…Cần phải tiến hành những
công việc hết sức tích cực, đa dạng về hình thức, phải cụ thể, thiết thực, kiên trì,
năng động và sáng tạo trên cở sở phát huy vai trò chủ động của học sinh, khích
lệ và động viên học sinh kịp thời.
Điểm mới của đề tài là: Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực
tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn. Thu hút, huy
động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia. Các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công
tác giáo dục.
Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể,
được thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động rèn
luyện kỹ năng sống cho học sinh. Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục
thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh, học sinh dần tự trang bị cho

mình các kĩ năng tự phục vụ, học tập hợp tác, phòng chống được một số dịch
bệnh, các bạo lực học đường. Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học
giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này. Hình thành lực lượng
nồng cốt có năng lực trong học sinh và làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng
sống cho các học sinh khác.
Với ý nghĩa đó trong thời điểm hiện tại là thích hợp, để tôi chọn đề tài
“Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học”.

Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 2

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Việc nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo rèn kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học”. Trước hết giúp cho tôi hiểu rõ hơn về công tác chỉ đạo
của mình nhằm nâng cao chất lượng cho học sinh trong trường tiểu học.
Khi nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sau một năm học lớp Một có thể
trang bị cho các em một số hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực, hành vi đạo
đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong mối quan hệ của các em với bản
thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và ý nghĩa của việc thực hiện theo các
chuẩn mực đó. Từng bước hình thành kỹ năng nhận xét, đánh giá hành vi của
bản thân và những người xung quanh theo các chuẩn mực đã học, kỹ năng lựa
chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ và tình
huống đơn giản, cụ thể của cuộc sống, biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện, hình
thành thái độ tự trọng, tự tin, yêu thương, tôn trọng con người, yêu cái thiện, cái

đúng, cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu. Giúp cho các em có
vốn kinh nghiệm sống phong phú, tự nhận biết các hành vi đạo đức từ thực tế
xung quanh các em qua các bài học, tranh ảnh, tiểu phẩm, sắm vai, các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, vận dụng vốn kinh nghiệm đó vào cuộc sống thực tế
hàng ngày. Giúp giáo viên say mê với công việc, yêu nghề mến trẻ.
Xuất phát từ những mục đích, ý nghĩa nêu trên, tôi tự xác định cho mình
một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và pháp lý của đề tài: phân tích, đối chiếu với
thực trạng của nhà trường trong thời điểm hiện tại để qua đó tìm ra các biện
pháp, giải pháp mới hiệu quả hơn cho các hoạt động.
- Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vừa mang tính chiến
lược, vừa mang tính cấp bách, là động cơ và cũng là nhiệm vụ của nhà trường,
cơ quan ban ngành đoàn thể xã, của cha mẹ học sinh thường xuyên và lâu dài.
- Đạt được các mục tiêu của giáo dục, định hướng theo bốn trụ cột: Học
để biết; Học để làm; Học để chung sống cùng nhau và học để khẳng định chính
mình.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 3

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện kỹ năng sống
giúp cho học sinh có tinh thần và thái độ học tập tự giác, tích cực, sống có lý
tưởng hoài bảo, ứng xử, hành động mang tính nhân văn. Nó giúp cho học sinh
có ý thức bảo vệ và rèn luyện cơ thể, tránh được vi phạm tệ nạn xã hội.
3. Đối tượng nghiên cứu :

Trong trường Tiểu học: Bao gồm học sinh các khối lớp, giáo viên Tổng
phụ trách đội, giáo viên, nhân viên trong trường, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền Phong, đội cờ đỏ học sinh làm cốt cán.
Ngoài nhà trường: Các lực lượng Công an xã, Xã Đoàn, Xã Đội, Cán bộ phụ
trách Văn hóa -Xã hội, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội cựu
giáo chức và đặc biệt là Hội Cha mẹ học sinh.
4. Giới hạn đề tài:
Trường tiểu học Y Jút – EaHding – Čư M’gar – Đăk Lăk
Bắt đầu thực nghiệm từ năm học 2016- 2017 đến năm học 2017-2018.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài đã nêu trên, tôi sử dụng các phương
pháp chủ yếu sau:
- Đọc các tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi Tiểu học và tài liệu liên quan tới
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Đọc tài liệu sách, báo, sách tham khảo
- Phương pháp quan sát: Thông qua việc dự giờ, thăm lớp của giáo viên.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng về trình độ chuyên môn, việc
thực hiện quy chế chuyên môn, việc soạn giảng...
- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức sinh hoạt tổ khối chuyên môn nắm
bắt các mặt khó khăn của trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh để có
sự điều chỉnh kịp thời và đề xuất các kiến nghị phù hợp với thực tế của đơn vị.
Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá cho học
sinh.
- Phương pháp thống kê: Thống kê kết quả giảng dạy của giáo viên và kết
quả học tập của học sinh.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 4

Trường tiểu học Y Jút



Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh có thể quan niệm là việc tổ chức các
hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú nhằm kích thích học sinh tham gia một
cách tích cực chủ động vào các quá trình hoạt động, qua đó hình thành hoặc thay
đổi hành vi của trẻ theo hướng tích cực nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn
diện; giúp học sinh có thể sông an toàn, khỏe mạnh và tích cực , chủ động trong
cuộc sống hằng ngày. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là giáo dục cho các
em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng hoặc thay đổi ở các
em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển toàn diện
nhân cách người học trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ và kỹ
năng phù hợp.
* Kỹ năng sống là gì?
Theo tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO),
kỹ năng sống là năng lực cá nhân để họ thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày, những kỹ năng đó gắn vói 4 trụ cột của giáo dục:
Học để biết: gồm các kỹ năng tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định
vấn đề, nhận thức được hậu quả của việc làm…;
Học để làm: gồm kỹ năng thực hiện công việcvà nhiệm vụ như kỹ năng
đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm..;
Học để làm người: gồm các kỹ năng cá nhân như ứng phó với căng
thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin…;
Học để chung sống: gồm các kỹ năng như giao tiếp, thương lượng, khẳng
định hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng thiết thực
mà con người cần để có cuộc sống an toàn và khỏe mạnh, đó là những kỹ năng
tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân có thể có để tương tác với những

người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay thách thức
của cuộc sống hằng ngày. Tương đồng với quan niệm của WHO, còn có quan
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 5

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

niệm kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội liên quan đến những tri thức,
những giá trịvà những thái độ, cuối cùng được thể hiện ra bằng những hành vi
làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và
thách thức của cuộc sống.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm giúp họ có một cuộc
sống lành mạnh và có hiệu quả. Kỹ năng sống được thể hiện ở những hành động
cá nhân và những hành động đó sẽ tác động đến những hành động của những
người khác cũng như dẫn đến những hành động nhằm thay đổi môi trường xung
quanh, giúp nó trở nên lành mạnh. Có thể thấy rằng kỹ năng sống bao gồm một
loạt các kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người. Về
bản chất, đó là kỹ năng tự quản lý bản thân và kỹ năng xã hội cần thiết để cá
nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả…
Nói cách khác kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi con
người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng
ứng phó trước các tình huống của cuộc sống. Kỹ năng sống hướng vào việc giúp
con người thay đổi nhận thức, thái độ và giá trị trong những hành động theo xu
hướng tích cực và mang tính chất xây dựng. Kỹ năng sống được hình thành
thông qua một quá trình sống, rèn luyện, học tập trong gia đình, nhà trường và
ngoài xã hội.

Vì vậy, kỹ năng sống của mỗi người vừa có tính cá nhân, vừa có tính xã
hội và chịu ảnh hưởng của gia đình, cộng đồng, dân tộc. Kỹ năng sống mang
tính cá nhân bởi vì đó là khả năng của mỗi cá nhân. Mặt khác kỹ năng sống có
tính xã hội là vì trong mỗi giai đoạn của sự phát triển xã hội, mỗi tôn giáo, cá
nhân được yêu cầu để có sự phù hợp với những kỹ năng sống ấy. Ví dụ: kỹ năng
sống của những người sống ở những vùng miền khác nhau có sự khác nhau.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học mẫu mực cho hành vi của
học sinh nói chung. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ và cách ứng xử của các
em trong quan hệ với người khác và với xã hội. Các em thường tin tưởng tuyệt
đối ở nơi thầy, cô giáo nên chúng thường bắt chước những cử chỉ tác phong của
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 6

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

thầy, cô giáo mình. ở trường các em còn được tiếp xúc với bạn bè, với tập thể
nhóm bạn, tổ, lớp; những hoạt động tập thể cũng ảnh hưởng không ít đến việc
hình thành, phát triển nhân cách và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a. Về địa phương:
- Trên cơ sở toàn bộ dân cư và địa giới hành chính xã Ea Hđing cách
trung tâm Huyện Čư M’gar 15 km về phía Bắc.
- Toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên 4.296 ha, có 8 thôn buôn ( trong
đó 1 thôn, 7 buôn) .Tổng dân số hiện nay là 2338 hộ, 10948 nhân khẩu. Dân tộc
tại chỗ có 7473 nhân khẩu, chiếm 68 % tổng số dân toàn xã, phần đa số dân địa
phương làm nông, thu nhập bình quân đầu người đạt 20 triệu đồng/ năm.

b. Khái quát về nhà trường, đội ngũ giáo viên, học sinh trường tiểu học
Y Jút
Trường Tiểu học Y Jút nằm trên địa bàn xã Ea Hđing. Từ năm thành lập
đến đến nay trường đã có nhiều chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Số
lượng và số lớp học sinh ngày càng tăng. Chất lượng học sinh năm sau đạt tốt
hơn năm trước. Hiện nay trường có 23 lớp với 602 học sinh, có 7 dân tộc anh
em cùng học tập. Nhưng chủ yếu là học sinh dân tộc Ê đê chiếm phần đa.
Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy học 1 buổi trên ngày:
hiện nay nhà trường có 16 phòng học trong đó có 1 phòng dạy tin học với 16
máy tính phục vụ cho dạy hoc; 1 máy chiếu; có 6 máy phục vu cho công tác
quản lý và chuyên môn ở các bộ phận; nhà trường đã có hệ thống mạng Internet
đến tận các phòng học và phòng chức năng ……..
Trong những năm qua nhà trường đã chú trọng công tác tổ chức quản lí ,
xây dựng đội ngũ cán bộ - giáo viên – nhân viên, đổi mới phương pháp dạy và
học để không ngừng nâng cao chất lượng cho học sinh. Cơ sở vật chất của nhà
trường ngày một khang trang, đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập, khuôn viên
trường ngày càng “ Xanh, sach, đẹp”.
c. Thuận lợi.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 7

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành từ Trung
ương đến địa phương, sự hỗ trợ của nhân dân, cha mẹ học sinh và cộng đồng xã
hội với sự nổ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ nhà giáo nên sự nghiệp GD

& ĐT Huyện Čư M’gar nói chung, Trường Tiểu học Y Jút nói riêng đã và đang
có nhiều thành quả đáng ghi nhận về phát triển quy mô và chất lượng giáo dục,
cơ sở vật chất nhà trường đã và đang được đầu tư xây dựng phát triển theo
hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa; trang thiết bị được trang bị đồng bộ, đáp ứng
tốt hơn yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường, phù hợp với nhu cầu
học tập của xã hội.
Về môi trường sư phạm trong nhà trường: Có Chi bộ Đảng lãnh đạo với
13 Đảng viên đầy tâm huyết; 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, tập thể sư
phạm trường Tiểu học Y Jút đoàn kết một lòng, đang nỗ lực thi đua thực hiện
chỉ thị 05 – CT/TW của Bộ chính trị; Chỉ thị 33/2006/CT – TTg của Thủ tướng
Chính phủ; Nghị định 68/2006/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng; thực
hiện Nghị quyết Trung ương IV(khóa XI) được lồng ghép trong việc thực hiện
các chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, các
cuộc vận động của ngành: “Hai không” , “Dân chủ, kỷ cương, tình thương,
trách nhiệm”; “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”; “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, …với những hiệu
quả thiết thực nhằm hướng tới sự phát triển bền vững ở nhà trường.
Về môi trường bên ngoài nhà trường: được các cấp, các ngành, chính
quyền địa phương quan tâm phối hợp chặt chẽ. Địa bàn nơi trường đóng Buôn
Jôk nằm trung tâm xã. Công tác xã hội hóa Giáo dục trên địa bàn đã được chú
trọng, huy động được nguồn lực của nhân dân, tạo được sự đồng thuận cao đối
với sự nghiệp giáo dục và công tác xã hội hóa giáo dục. Cách nhìn nhận, đánh
giá của xã hội đối với đội ngũ nhà giáo được nâng lên, đời sống của giáo viên
ngày càng được cải thiện, tạo được môi trường thuận lợi để duy trì và phát triển
đội ngũ.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 8


Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

d. Khó khăn
Xã Ea Hđing phát triển kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với nhiều dân tộc
sinh sống trên địa bàn, phong tục tập quán, truyền thống đa dạng và phong phú.
Thực tế đời sống của đa số học sinh theo học tại trường Tiểu học Y Jút còn gặp
nhiều khó khăn; số học sinh thuộc hộ nghèo tương đối đông, tỉ lệ học sinh người
đồng bao dân tộc thiểu số cao ( trên 72%). Việc tiếp thu bài của một số học sinh
rất chậm lại nhanh quên, kĩ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. Nhiều học
sinh ở xa trường nên việc đi lại còn gặp khó khăn (đặc biệt là và mùa mưa), số
học sinh tăng do nhu cầu học tập và nguyện vọng của nhân dân ngày càng tăng
(bình quân 26 học sinh/lớp); mục tiêu học ngày càng đa dạng…đặt ra yêu cầu
mới cho giáo dục, cho thầy cô giáo, người học, cho nhà trường, người lãnh đạo
và quản lý nhà trường.
Đội ngũ giáo viên đa số là nữ, nhiều giáo viên phần tuổi đời cao, một số
giáo viên nhà ở xa phần nào cũng ảnh hưởng đến sự sáng tạo, ngại đổi mới trong
công tác chuyên môn.
Cơ sở vật chất, thiết bị, các phòng chức năng chưa đầy đủ.
e. Đánh giá thực trạng một số kĩ năng sống của học sinh.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2017-2018.
* Khảo sát học sinh lớp 1: Nội dung: Tự sắp xếp sách vở đồ dùng học tập
đúng thời khóa biểu:
Tổng số học sinh được khảo sát là 126 em; Số học sinh biết tự sắp xếp
đúng là 26 em chiếm tỉ lệ 20,6%; Số học sinh cần sự trợ giúp của người lớn mới
sắp xếp đúng là 40 em, tỉ lệ 31,7%; số học sinh không tự sắp xếp được là 60 em
tỉ lệ 47,7%
* Khảo sát lớp 3: Nội dung: “Thảo luận nhóm” qua quan sát HS thực hành

thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH.
Tổng số học sinh được khảo sát 129 em; Số học sinh biết hợp tác nhóm
( biết lắng nghe, trao đổi ý kiến…) là: 47 em, tỉ lệ 36,4%; Số học sinh chưa biết
hợp tác nhóm là 82 em, tỉ lệ 64,6%
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 9

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

* Khảo sát lớp 4: Nội dung: “Điều hành cuộc họp lớp của lớp trưởng” qua
quan sát HS thực hành cùng GVCN:
Tổng số học sinh tham gia khảo sát 116 em trong đó:
Kỹ năng điều hành Biết cách, tự tin là 36 em, tỉ lệ 31%;
Chưa biết cách, còn rụt rè 80 em tỉ lệ 69%
* Khảo sát lớp 5A: Nội dung: ứng xử với bạn khi chơi các trò chơi dân
gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với GVCN, TPTĐ đánh giá
HS. Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể
Tổng số học sinh tham gia khảo sát 108 em trong đó
Biết cách ứng xử hài hoà khá phù hợp là 42 em tỉ lệ 38,9%;
Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi 66 em, tỉ lệ 61,1%
* Qua các tiết dự giờ, kiểm tra công tác chấm chữa ở vở học sinh: Đa số
học sinh chữ viết còn xấu, kĩ năng viết chưa đúng quy trình, bảo quản sách vở…
chưa tốt
* Từ kết quả trên có thể đánh giá như sau:
Vào đầu năm học đa số học sinh có kĩ năng sống còn hạn chế
Qua thực tế trên cho thấy nhưng học sinh có kĩ năng sống hạn chế đều do

các nguyên nhân sau:
- Đa số các em là học sinh đồng bào dân tộc vốn ngôn ngữ Tiếng việt còn
hạn chế nên việc giao tiếp các em còn rụt rè ngại giao tiếp
- Một số giáo viên nhận thức về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của công tác giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh chưa đầy đủ, chưa thực sự coi trọng việc giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh.
- Một số giáo viên chưa được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ
quản lý. Họ có nhận thức đúng về vấn đề giáo dục kĩ năng sống; song chưa thực
hiện đủ chức năng và nhiệm vụ của mình; việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ
năng sống cho học còn mang tính đối phó và tự phát, thiếu kế hoạch.
- Khi tổ chức dạy học còn quá chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức
cho học sinh mà coi nhẹ việc giáo dục kĩ nhăng sống cho các em.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 10

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- Một số học sinh chưa mạnh dạn tham gia các hoạt động tập thể.
- Một số gia phụ huynh học sinh còn bao bọc, làm thay việc co các con
không rèn cho các em tính tự giác độc lập.
Từ thực tế trên về kĩ năng sống của học sinh ở trường tiểu học Y Jút, tôi
thấy giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học là một việc rất cần thiết và
quan trọng và bước đầu có tác dụng nhất định trong toạ cho các em tự tin hơn
trong giao tiếp, tự giác trong học tập và có môi trường ứng xử văn hoá hơn.
3. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
a. Mục tiêu của giải pháp.

Nhằm giúp đỡ giáo viên nhà trường thực hiện tốt việc giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh, giúp các em trau dồi kĩ năng sống một cách bài bản, tự tin thể
hiện khả năng của mình.
Xuất phát từ những mục đích, ý nghĩa nêu trên, tôi tự xác định cho mình
một số nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Nghiên cứu lý luận về công tác quản lý, chỉ đạo nói chung và vai trò của
nó trong việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học ở
giai đoạn hiện nay
- Tìm hiểu, nhận thức đúng mức về vai trò, vị trí của Tổ trưởng, giáo viên
đối, các đoàn thể trong cộng đồng và gia đình với vấn đề giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực Đội ngũ, nhu cầu và
khả năng đáp ứng của tình hình thực tế của địa phương trong giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu về tăng cường công tác quản lý chỉ đạo
việc việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
- Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm qua từng thời kỳ để rút kinh nghiệm thực
hiện các bước sau cao hơn.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Giải pháp1: nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, nhân viên
về công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 11

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Xác định việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm

có vai trò quan trọng, thầy cô chính là cầu nối trung gian giữa nhà trường và
gia đình học sinh. Vì vậy, tôi đã triển khai, quán triệt lại trong hội đồng sư phạm
các văn bản của Bộ Giáo dục những nội dung và hướng dẫn thực hiện phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Qua việc giới
thiệu 5 nội dung của phong trào này, chúng tôi đã cung cấp, phân tích cho cán
bộ giáo viên một số khái niệm về kĩ năng sống, các loại kĩ năng sống và sự cần
thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
Theo WHO, kĩ năng sống được chia thành 2 loại là kĩ năng tâm lý xã hội
và kĩ năng cá nhân, lĩnh hội và tư duy, với 10 yếu tố như: tự nhận thức, tư duy
sáng tạo, giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp ứng xử với người khác, ứng phó
với các tình huống căng hẳng và cảm xúc, biết cảm thông, tư duy bình luận và
phê phán, cách quyết định, giao tiếp hiệu quả và cách thương thuyết .Tôi đã
nhấn mạnh với các thầy cô giáo sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh là giúp trẻ có cơ hội rèn luyện thói quen, biết cách đối diện và đương đầu,
vượt qua những khó khăn, thử thách trong học tập cũng như trong mọi hoạt
động khác.
Giúp trẻ rèn luyện, phát triển tính cách tự chủ, tự tin vào bản thân, có tinh
thần trách nhiệm cao, có khả năng diễn đạt, thuyết phục, hình thành lối sống
lành mạnh, phẩm chất đạo đức tốt, tương thân tương ái, biết chia sẻ, giúp đỡ
người khác.
Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kĩ năng
ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kĩ năng làm việc theo
nhóm, kĩ năng hoạt động xã hội; giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức
khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các
tệ nạn xã hội.
Vậy vai trò Giáo dục ki năng sống cho học sinh tiểu học là :
- Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
- Giáo dục kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung


Trang 12

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

- Giáo dục kĩ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ
thông.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông
là xu thế chung của nhiều nước.
Muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tốt, trước hết, mỗi thầy
giáo, cô giáo phải giáo dục cho học sinh bằng sự nêu gương. Thầy giáo, cô giáo
phải gương mẫu trong ứng xử, trong công việc …. Mỗi thầy cô giáo phải là một
tấm gương sáng về học tập và rèn luyện cho học sinh noi theo.
Để thực hiện được việc này, tôi đã xây dựng kế hoạch tham mưu cho Hiệu
trưởng phối hợp với Công đoàn và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của nhà trường
phát động toàn thể nhà giáo, người lao động của trưởng hưởng ứng tích cực
cuộc vận động " Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh” và "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo" do ngành phát động bằng việc đăng ký những nội dung học tập cụ thể.
Chúng tôi cũng đã tổ chức cho các tổ chuyên môn theo dõi, đánh giá, góp ý cụ
thể từng thành viên của tổ mình để kịp thời giúp nhau khắc phục kịp thời những
tồn tại của bản thân.
- Nội dung “Đẩy mạnh và đa dạng hóa hoạt động giáo dục và rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh”. Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể:
 Trường có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện. Tổ chức
các đợt tập huấn cho cán bộ giáo viên trong nhà trường về giáo dục kĩ năng sống
như:
+ Vai trò, tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.

+ Các kỹ năng sống cần thiết đối với học sinh Tiểu học.
+ Phương pháp rèn kỹ năng sống. Đặc biệt lồng ghép với các bộ môn:
Đạo đức, HĐNGLL, Nghệ thuật, Lịch sử, Địa lý.
+ Các bài tập tình huống về kỹ năng sống và cách giải quyết.
+ Kỹ năng tổ chức các trò chơi, tổ chức câu lạc bộ…trong trường học

Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 13

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chiệu trách nhiệm xây dựng các trò chơi dân
gian và triển khai đến tận học sinh. Phối hợp vời Công đoàn, chi đoàn và Đội
xây dựng các tiểu phẩm, sân khấu hóa các trò chơi dân gian.
 BGH cùng với Đội TNTP Hồ Chí Minh – TPT – GVCN - GVCB chịu
trách nhiệm về xây dựng các câu lạc bộ năng khiếu và câu lạc bộ rèn luyện kỹ
năng sống, phân công người hướng dẫn các câu lạc bộ này xây dựng kế hoạch
hoạt động cụ thể theo tuần, tháng, năm. - Nhà trường phối hợp với xã Đoàn tổ
chức thi tìm hiểu về nguồn và chăm sóc các khu vi tích văn hóa lịch sử ở trong
và ngoài xã, thăm các bà mẹ Việt nam Anh hùng, gia đình có công cách mạng
trong xã. Viết cam kết giửa nhà trường và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ
môn và Đội thiếu niên tiền phong về việc thực hiện giáo dục rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh.
Giải pháp2: Lựa chọn những kĩ năng thiết yếu, phù hợp với lứa tuổi,
đói tượng để tổ chức rèn luyện cho học sinh.
Như chúng ta đã biết, kĩ năng sống của con người thì rất đa dạng. Vì vậy,

để tập trung thực hiện có hiệu quả việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đặc
biệt là học sinh dân tộc thiểu số nhiều như trường tiểu học Y Jút ( trên 72%),
việc làm đầu tiên của chúng tôi là phải lựa chọn một số kĩ năng sống cần thiết,
phù hợp với thực tế của học sinh mình để tổ chức rèn luyện chứ không thực hiện
dàn trải.
Qua theo dõi và lập phiếu khảo sát, tôi đã chỉ đạo giáo viên lựa chọn ra
một số kĩ năng cần tập trung đó là: kĩ năng giao tiếp; kĩ năng hợp tác làm việc
theo nhóm; kĩ năng chia sẻ, cảm thông; kĩ năng làm các công việc lao động đơn
giản; kĩ năng thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng; kĩ năng tham gia giao
thông an toàn; kĩ năng phòng tránh tai nạn, thương tích. Và từ đó lựa chọn nội
dung, hình thức tổ chức phù hợp với từng kĩ năng.
Giải pháp 3:Tổ chức thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học.
Xác định “ Đổi mới phương pháp dạy học – Rèn kĩ năng sống cho học
sinh ” là một trong những mục tiêu lớn mà việc đổi mới phương pháp dạy học
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 14

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

hướng tới, tôi đã có nhiều biện pháp để chỉ đạo thực hiện tốt việc đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực, tự giác chủ động,
sáng tạo của học sinh, tăng khả năng làm việc theo nhóm, tạo được hứng thú
trong việc học của các em.
Giải pháp 4: Chỉ đạo tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm đầu tư
nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội – Sao hằng tuần.
Thông qua các buổi sinh hoạt Đội – sao nhi đồng, tiến hành tập huấn kỹ

năng sống, kỹ năng truyền thông cho đội cờ đỏ làm nồng cốt: Tổ chức tập huấn,
phát hành tài liệu, xem phim về các mô hình giáo dục rèn luyện kỹ năng sống.
Bằng phương pháp thảo luận những tình huống thực tiển, kết hợp với
phương pháp vấn đáp, hình ảnh trực quan để trang bị kiến thức kỹ năng cho các
em học sinh này. Đây là những hạt nhân nòng cốt của phong trào để “Trẻ em
truyền thông cho nhau” sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, thiết thực hơn.
Sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đội – sao nhi đồng hằng tuần có chất lượng là
một trong những biện pháp giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả vì đây là những
buổi sinh hoạt tập thể mà các en được phất huy các kĩ năng của mình, nhất là kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng nhận xét…Và cũng thông
qua sự thể hiện của các em giáo viên có thể điều chỉnh cho các em.
Giải pháp 5: tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Song song với việc chỉ đạo “ Đổi mới phương pháp dạy học - Rèn kĩ
năng sống cho học sinh”, tôi cũng đã nghiên cứu và chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt
động ngoài giờ lên lớp để giúp các em có môi trường rèn luyện kĩ năng cho
mình. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các hoạt động ngoại khoá là
những hoạt động mà các em có thể thực hành các kĩ năng sống của mình có hiệu
quả. Việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách thường
xuyên, với các hình thức nội dung phong phú có chất lượng sẽ tạo môi trường và
điều kiện để các em rèn luyện kĩ năng sống của mình.
Trong thời gian vừa qua tôi đã chỉ cho các tổ chức đoàn thể trong nhà
trường thực hiện một số nội dung cụ thể như sau:
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 15

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học


* Tổ chức truyền thông cho học sinh nhà trường:
- Vào các buổi chào cờ đầu tuần, hoặc các buổi sinh hoạt lớp; Lồng ghép
vào các ngày lễ lớn, các cuộc thi.
- Người thực hiện: Chủ yếu là Phó hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội, giáo
viên chủ nhiệm lớp và đội cờ đỏ cốt cán đã được tập huấn.
- Nội dung truyền thông: Các kỹ năng sống theo từng chủ đề:
+ Giáo dục đạo đức và giá trị đạo đức trong cuộc sống qua các câu ca dao,
thành ngữ, tục ngữ.
+ Kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm.
+ Phòng tránh đuối nước, phòng tránh cháy nổ, an toàn giao thông.
+ Phòng chống nghiện Game và tệ nạn xã hội.
+ Kỹ năng giao tiếp để an toàn, kỹ năng ứng xử văn hoá.
+ Các hình thức xâm hại trẻ em.
+ Kỹ năng đánh giá và tự đánh giá.
- Hình thức truyền thông: diễn thuyết, thi tìm hiểu, sân khấu hoá, tiểu
phẩm, thông qua các trò chơi dân gian.
+ Tổ chức thông qua hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao
,giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi.
+ Tổ chức tết trung thu cho học sinh toàn trường (thi lồng đèn), lồng ghép
các kỹ năng sống, thi các trò chơi dân gian, hội thao trong và ngoài nhà trường.
+ Phối hợp với bộ phận Đoàn–Đội tổ chức giao lưu với trường bạn,về
nguồn tìm hiểu các di tích văn hóa lịch sử trong huyện, tỉnh cho học sinh lớp 5.
Từ đó đã tạo một sân chơi lành mạnh giúp các em có điều kiện bộc lộ năng lực,
kỹ năng sống, sự hiểu biết, khả năng ứng xử tình huống, kỹ năng nhận xét đánh
giá,nhận thức đúng sai, kỹ năng tự bảo vệ rèn luyện bản thân, kỹ năng làm việc
hợp tác, ứng xử nhanh nhẹn linh hoạt văn minh lịch sự, rèn luyện nhân cách,
giáo dục đạo đức lối sống, hòa nhập tập thể… Tăng cường sự gắn bó đoàn kết
trong lớp, trong trường.


Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 16

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

c. Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp.
Các giải pháp, biện pháp mà tôi mạnh dạn nêu ra trong đề tài này có mối
quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau. Tất cả đều có ý nghĩa quan trọng và đóng
góp như nhau công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học
Y Jút.
Bên cạnh đó, để việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt kết quả tối
ưu, các giải pháp, biện pháp kể trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, bổ
sung cho nhau. Tất cả những giải pháp này đều hướng vào mục tiêu nâng cao
chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Sau khi tiến hành thử nghiệm vận dụng các giải pháp trên đây bản thân tôi
đã kiểm tra và nhận thấy có sự khác biệt rõ nét của việc hình thành các kĩ năng
sống của học sinh.
Điều tra khảo sát, thống kê lại sau khi thực hiện các giải pháp:
* Một số kĩ năng tự phục vụ của HS lớp1 : Số lượng khảo sát 126 em
trong đó có:
+ Tự sắp xếp SGK, vở theo thời khóa biểu ;Tự giác ngồi học bài ở nhà:
Số lượng 80 em, tỉ lệ 63,5%.
+ Chưa tự giác, Cần người lớn giúp đỡ: Số lượng: 30 em, tỉ lệ:23,8%
+ Không Tự sắp xếp, bố mẹ phải nhắc giúp nhắc nhở nhiều: số lượng 16
em; tỉ lệ: 12,6.

* Một số kĩ năng ở lớp 2 và lớp 3: Nội dung: “Thảo luận nhóm” qua
quan sát HS thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết TNXH.
Tổng số học sinh được khảo sát: 129 em trong đó:
+ Thực hành thảo luận nhóm Biết cách lắng nghe, hợp tác: 98 em; tỉ lệ
76%.
+ Chưa biết cách lắng nghe, hay tách ra khỏi nhóm: 31 em tỉ lệ: 24,8%

Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 17

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

* Một số kĩ năng ở lớp 4: Nội dung: “Điều hành cuộc họp lớp của lớp
trưởng” qua quan sát HS thực hành cùng GVCN: TSHS Kỹ năng điều hành
họp lớp.
Tổng số học sinh được khảo sát: 116 em trong đó
+ Biết cách, tự tin điều hành: 92 em; tỉ lệ; 79,3%
+ Chưa biết cách, còn rụt rè: 24 em; tỉ lệ 20,7%.
* Một số kĩ năng ở lớp 5A: Nội dung khảo sát: ứng xử với bạn khi chơi
các trò chơi dân gian tập thể. Khảo sát qua quan sát thực tế, kết hợp với
GVCN, TPTĐ đánh giá HS: Ứng xử tình huống trong chơi trò chơi tập thể.
Tổng số học sinh được khảo sát: 108 em trong đó:
+ Biết cách ứng xử hài hoà, phù hợp: 101 em; tỉ lệ: 93,5%
+ Hay cãi nhau, xô đẩy bạn khi chơi: 7 em; tỉ lệ: 6,5%.
Như vậy, qua kết quả khảo nghiệm có thể thấy, khi áp dụng các biện pháp
chỉ giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học, Tinh thần và thái độ học tập học

sinh được nâng lên, qua các tiết học lý thuyết, luyện tập, thí nghiệm thực hành
học sinh tự tin hơn, năng động hơn, mạnh dạn phát biểu ý kiến hơn. Thể hiện
qua việc đánh giá và hội ý rút kinh nghiệm sau các tiết dạy của giáo viên và
điểm thi đua hàng tuần của các lớp được nâng lên từng bước một cách rõ rệt:
+100% số tiết dạy của giáo viên, yêu cầu đánh giá ở mục về học sinh học
tập tích cực đều đạt điểm 3.
+Điểm thi đua hàng tuần: Tỉ lệ trung bình cao so năm học trước.
+Những em học sinh biết cách giải quyết mâu thuẫn và các xung đột phát
sinh trong và ngoài nhà trường, tình trạng các em nói chuyện riêng với nhau
giảm đáng kể. Đặc biệt là nạn đánh nhau, bạo lực học đường trong năm học này
không xảy ra.
+Khả năng diễn đạt trước đám đông của một bộ phận học sinh trước đây
rất nhút nhát, rụt rè nay tự tin hơn, dám nghĩ hơn, dám phát biểu nhận xét một
cách khá đầy đủ, lưu loát suy nghĩ của mình khi được yêu cầu phát biểu ý kiến.

Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 18

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

+Việc ứng xử giao tiếp có văn hóa, văn minh lịch sự hơn trước. Trong giờ
ra chơi, trong các hoạt động tập thể rất ít khi nghe các em nói bậy, nói leo, các
em gọi bạn, xưng hô khá thân mật.
+Thời điểm sau tết Nguyên đán học sinh trong trường chấp hành rất tốt
luật giao thông, không có học sinh vi phạm tệ nạn xã hội. Có thể nói học sinh
nhà trường đã thực hiện các mặt này rất tốt so với thời gian này của năm học

trước .
+Qua tìm hiểu các em đã có nhiều kỹ năng bảo vệ bản thân, năng lực
nhận thức và xử lý tình huống, không để bạn xấu rủ rê trốn học chơi game…
Do đó có thể kết luận về tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp chỉ đạo
giáo dục dục kĩ năng sống đạt kết quả khá cao, đáp ứng tốt cho mục tiêu nâng
cao giáo dục toàn diện cho học sinh của nhà trường.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Từ thực tiễn tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ở
trường Tiểu học Y Jút – EaHđing – Cư M’gar - Đăk Lăk để thực hiện có hiệu
quả giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học, chúng ta đã có thể
rút ra một số kết luận sau đây:
Một là: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động, để
học sinh tự cảm nhận, đánh giá, nhận xét qua các hành vi và từ đó hình thành
các kỹ năng; thực hiện sự phối hợp trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác
xã hội hoá trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
Hai là: giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình
thành cho học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù
hợp, ứng phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống; thúc đẩy hành vi mang
tính xã hội, giảm bớt tỷ lệ phạm pháp.
Ba là: giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối quan hệ thân thiện, cởi mở giữa
thầy, trò, sự hứng thú tự tin, chủ động sáng tạo trong học tập, nâng cao chất
lượng giáo.
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 19

Trường tiểu học Y Jút



Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Bốn là: giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương và nhân
cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm gương
sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước hết
“mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành
Giáo dục đang vận động.
Năm là: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một
sớm, một chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết
và ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Kỹ năng sống
rất đa dạng và mang đặc trưng vùng, miền đòi hỏi người giáo viên phải vận
dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học
sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương.
Sáu là: giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên,
nhà trường mà của cả xã hội, cộng đồng, có như vậy mới mong đào tạo ra được
những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế.
Từ thực trạng và phân tích thực trạng công tác giáo dục kỹ năng sống. Là
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn Trường tiểu học Y Jút – EaHđing – Cư
M’gar - Đăk Lăk. Tôi nhận thấy tầm quan trọng việc giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh tiểu học, mặc dù Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn không trực
tiếp tham gia giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một cách thường xuyên nhưng
đã xây dựng được kế hoạch tổ chức, chỉ đạo Cán bộ giáo viên, nhân viên và các
đoàn thể trong nhà trường lập kế hoạch và thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh một cách khoa học, có hiệu quả, góp phần nâng cáo chất lượng giáo
2. Kiến nghị.
a. Đối với trường.
Nâng cao hơn nữa, vai trò trách nhiệm của tổ chức công đoàn, đoàn thanh
niên, đội và giáo viên trong công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
b. Đối với giáo viên.


Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 20

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Phải nhận thức đúng vai trò của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh , coi
việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một việc làm thường xuyên để nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Đề tài này Tôi viết lên đây với ý kiến chủ quan của nghiên cứu. Vì thế
không tránh khỏi nhiều sai sót, tôi rất mong sự xem xét, đóng góp ý kiến của
các cấp lãnh đạo để đề tài của tôi có chất lượng và hiệu quả hơn khi áp dụng nó
vào giảng dạy thực tế.
Xin chân thành cảm ơn!
EaH'Đing, Ngày 15 tháng 03 năm 2018
Người viết

Hoàng Thị Dung

Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 21

Trường tiểu học Y Jút



Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

MỤC LỤC
TT
I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
a
b
c
d

Nội dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đối tượng nghiên cứu
Giới hạn của đề tài
Phương pháp nghiên cứu
PHẦN NỘI DUNG

Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Nội dung và hình thức của giải pháp:
Mục tiêu của giải pháp
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên

III
1
2

cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Kiến nghị

1
3
4
4
4
5
7
11
11
11
17
17


19
20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường tiểu học.
2. Luật giáo dục năm 2013.
3.

Quản lý hoạt động dạy học ở trường TH (Tài liệu bồi dưỡng cán bộ

quản lý) .
4. Thông tư 30 và 22 về đánh giá học sinh.
5. Bộ môn kỹ năng sống ( tác giả Lê Lương Thuận)
Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 22

Trường tiểu học Y Jút


Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

6. “ Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong phong trào “ xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” ( Tạp chí giáo dục số 214/2009 –
tác giả Phan Thanh Vân)
7. “ Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp” ( năm
2010- tác giả Phan Thanh Vân)
8. “ Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là gì?” ( Tác giả Trần Đăng Khoa)
9. Bộ sách giáo dục kĩ năng sống lớp 1,2,3,4,5 ( tác giả Phạm Quốc Việt)


Người thực hiện: Hoàng Thị Dung

Trang 23

Trường tiểu học Y Jút



×