Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (706.16 KB, 80 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH MINH HẢI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH MINH HẢI

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ,
SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
:
838.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn
thành. Các tư liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào, các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Vậy tôi viết lời cam đoan này kính đề nghị Học viện khoa học xã hội
xem xét cho phép tôi được bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người cam đoan

Đinh Minh Hải


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ, DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH.................................................. 6
1.1. Khái niệm và vai trò của quản lý, sử dụng quỹ đất công ích ..................... 6
1.2. Chủ thể, nội dung và phương thức quản lý quỹ đất công ích .................. 14

1.3. Chủ thể, nội dung, yêu cầu sử dụng quỹ đất công ích ............................. 21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ ĐẤT
CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG
NGÃI .............................................................................................................. 34
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và thực trạng quản lý, sử dụng quỹ
đất công ích trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi ........................... 34
2.2. Đánh giá thực trạng quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................... 44
2.3. Đánh giá thực trạng sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn huyện Mộ
Đức, tỉnh Quảng Ngãi ..................................................................................... 52
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ
DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘ ĐỨC,
TỈNH QUẢNG NGÃI ................................................................................... 57
3.1. Các giải pháp chung nâng cao hiệu quả quản lý quỹ đất công ích .......... 57
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất công ích trên địa bàn
huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi .................................................................... 61
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 của huyện Mộ
Đức .................................................................................................................. 38
Bảng 2.1. Cơ cấu đất công ích trên địa bàn huyện Mộ Đức năm 2015 .......... 41
Bảng 2.2. Diện tích đất công ích của các xã trên địa bàn huyện Mộ Đức
năm 2015 ......................................................................................................... 42

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 tại huyện Mộ Đức ...................... 38
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2015 tại huyện Mộ Đức . 39



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất là một bộ phận hợp thành quan trọng của môi trường sống, không chỉ
là tài nguyên thiên nhiên mà còn là nền tảng để định cư và tổ chức hoạt động
kinh tế, xã hội, không chỉ là đối tượng của lao động mà còn là tư liệu sản xuất
đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là một
hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các nước trên thế giới đều
phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai
thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển các ngành khác.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử
dụng đất ngày càng đa dạng và trở nên là vấn đề cấp thiết, cần có một cơ chế
quản lý hiện đại, thích hợp và sử dụng tiết kiệm hơn nguồn nguyên liệu quý giá
này. Tuy nhiên, với diện tích đất rộng khắp trên cả nước, với nhiều loại đất
được phân chia khác nhau, thì đội ngũ quản lý, các cơ quan chức năng về đất
đai hiện nay là chưa cân bằng, chưa đủ để làm tốt công tác kiểm tra, giám sát
về khai thác và sử dụng đất. Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác nữa
tác động đến việc quản lý và sử dụng đất ở nước ta hiện nay, do đó mà pháp
luật đất đai còn nhiều sơ hở, trong một số lĩnh vực, một số khâu, của hoạt động
quản lý, sử dụng còn nhiều thiếu sót và hạn chế.
Quản lý nhà nước đối với đất công ích là một vấn đề còn nhiều bất cập,
đó là loại đất được hình thành, với sự tự chủ trong việc xin giao, tự chịu trách
nhiệm quản lý và sử dụng đất công ích, của chính quyền địa phương. Diện
tích đất để lại, chủ yếu nhằm giải quyết tốt việc cải tạo và chỉnh trang diện
mạo nông thôn, làm cơ sở hạ tầng phát triển mọi mặt của địa phương. Sau hơn
20 năm thực hiện giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị
định số 64/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, chủ trương này đã góp
1



phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết được mối quan hệ lợi ích giữa
người sản xuất nông nghiệp và Nhà nước, không ngừng cải thiện, nâng cao
đời sống người nông dân. Tuy nhiên, trên thực tế việc quản lý và sử dụng quỹ
đất nông nghiệp nhất là đất nông nghiệp công ích còn gặp nhiều khó khăn, bất
cập.
Pháp luật đất đai quy định, mỗi xã phường, thị trấn được lập và để lại
quỹ đất công ích không quá 5% tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn xã
(Luật Đất đai 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm
1998, 2001, Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013); không quá 5%
đối với đất trồng cây hàng năm, lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản để phục
vụ cho nhu cầu công ích của địa phương.
Khái niệm quỹ đất công ích được quy định thành định chế cụ thể từ khi có
Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 1998,
2001; Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên trong thực tế
khái niệm về đất công ích và quản lý sử dụng đất công ích vẫn còn bỏ ngỏ đối
với các cấp quản lý và bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém …
Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi là địa bàn nằm gần trung tâm tỉnh lỵ,
có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng
cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, do đa số dân cư ở đây sống bằng nông
nghiệp trong khi thu nhập từ nông nghiệp không cao, từ đó gây áp lực lên việc
sử dụng đất đai ngày càng lớn.
Trong những năm qua, quỹ đất công ích trên địa bàn huyện được khai
thác và sử dụng có hiệu quả. Tuy nhiên, công tác quản lý quỹ đất nông nghiệp
nói chung và quỹ đất công ích nói riêng vẫn còn nhiều bất cập và vướng mắc
cần được tháo gỡ trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng
đất công ích.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực
2



trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công
ích trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta hiện nay, nội dung quản lý, sử dụng quỹ đất công ích ít có đề tài
nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này, có một số đề tài nghiên cứu về lĩnh vực
này như:
- Luận văn thạc sĩ “Thực trạng quản lý và sử dụng đất công ích tại
thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên” của tác giả Nguyễn Vũ Thụy năm 2015.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý quỹ đất công ích trên địa bàn quận Long
Biên, thành phố Hà Nội” của tác giả Ngô Ngọc Tuấn năm 2016.
Vì vậy, đây có thể được coi là công trình mới, nghiên cứu cả về lý luận và
thực tiễn quản lý nhà nước về quỹ đất công ích ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng
Ngãi. Tuy nhiên, để nghiên cứu thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu
tác giả cũng cần phải kế thừa, vận dụng có chọn lọc những kết quả nghiên cứu
của các công trình nêu trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên địa
bàn huyện Mộ Đức; đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử
dụng đất công ích nói chung và ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi nói riêng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp phục vụ việc hoàn
thiện chính sách pháp luật, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công
ích.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý đất công ích của UBND các
3



xã trên địa bàn huyện Mộ Đức.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng quản lý toàn bộ quỹ đất công ích trong phạm vi
địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử; quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản lý, sử
dụng đất nông nghiệp nói chung và quản lý quỹ đất công ích nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp; phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phương pháp tham vấn ý kiến các
chuyên gia.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý sử dụng đất
công ích trên các loại hình sử dụng đất.
- Cung cấp nguồn thông tin làm cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp
theo về chính sách pháp luật đất đai.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin cơ bản về thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất
công ích trên địa địa bàn huyện Mộ Đức.
- Là tài liệu tham khảo để đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất
công ích trên địa bàn huyện Mộ Đức; cung cấp thông tin giúp cho cơ quan
chuyên môn quản lý sử dụng quỹ đất công ích có hiệu quả hơn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài mục lục, danh mục các bảng biểu, mở đầu và danh mục tài liệu
4



tham khảo, nội dung của luận văn gồm có 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về quản lý, sử dụng quỹ
đất công ích.
Chương 2. Đánh giá thực trạng quản lý, sử dụng quỹ đất công ích trên
địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công
ích trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ,
DỤNG QUỸ ĐẤT CÔNG ÍCH
1.1. Khái niệm và vai trò của quản lý, sử dụng quỹ đất công ích
1.1.1. Khái niệm quản lý, sử dụng quỹ đất công ích
* Khái niệm quỹ đất công ích
Quỹ đất công ích hiện diện trong đời sống nông dân Việt Nam từ rất lâu,
tuy có tên gọi khác nhau nhưng mục đích và ý nghĩa gần như nhau: Quỹ đất
công làng xã (thời kỳ phong kiến), quỹ đất 5% hoặc quỹ đất phần trăm (thời kỳ
Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến trước Luật Đất đai 1993 có hiệu
lực), quỹ đất công ích (từ sau Luật Đất đai 1993 có hiệu lực đến nay); quỹ đất
công ích góp phần cải thiện đời sống cho đại bộ phận nông dân nông thôn, là
nguồn lực để cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định chính trị và phát triển kinh
tế xã hội địa phương, đặc biệt trong việc thực hiện “Chương trình mục tiêu
Quốc gia về xây dựng nông thôn mới” trong thời kỳ hiện nay.
Trong các quy định của pháp luật đất đai trước kia, cũng như Luật Đất
đai hiện hành không có một khái niệm cụ thể nào về quỹ đất công ích, nhưng
có thể rút ra từ các quy định đó một cách khái quát: Quỹ đất công ích là diện

tích đất mà mỗi xã, phường, thị trấn căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu
của địa phương, mà được giữ lại không quá năm phần trăm (5%) trong tổng
diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng
thủy sản của địa phương để thực hiện các mục đích công ích tại xã, phường,
thị trấn thuộc địa phương đó [18, tr.78-79]. Từ khái niệm trên có thể hiểu
rằng đất công ích là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, trích ra nhằm sử
dụng vào mục đích công ích và chỉ giữ lại trong giới hạn pháp luật cho phép

6


là từ 5% hoặc ít hơn so với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp có trong
phạm vi địa bàn địa phương.
* Khái niệm quản lý quỹ đất công ích
Quản lý
Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển,
liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất,
điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục
tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.
Quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý đặc biệt, theo đó chủ thể quản lý
được sử dụng quyền lực nhà nước gồm lập pháp, hành pháp và tư pháp để
quản lý mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; có tính tổ chức cao, ổn định, liên
tục trên cơ sở các chiến lược, chương trình, kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu
đã đặt ra.
Quản lý Nhà nước về đất đai
Quản lý đất đai bao gồm những chức năng, nhiệm vụ liên quan đến việc
xác lập và thực thi các quy tắc cho việc quản lý, sử dụng và phát triển đất đai
cùng với những lợi nhuận thu được từ đất (thông qua việc bán, cho thuê hoặc

thu thuế) và giải quyết những tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu và quyền
sử dụng đất.
Quản lý đất đai là quá trình điều tra mô tả những tài liệu chi tiết về thửa
đất, xác định hoặc điều chỉnh các quyền và các thuộc tính khác của đất, lưu giữ,
cập nhật và cung cấp những thông tin liên quan về sở hữu, giá trị, sử dụng đất
và các nguồn thông tin khác liên quan đến thị trường bất động sản. Quản lý đất
đai liên quan đến cả hai đối tượng đất công và đất tư bao gồm các hoạt động đo

7


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×