Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Lập báo cáo quyết toán thuế tại công ty tuấn ân miền tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.51 KB, 30 trang )

Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Phần I - Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, Thuế là khoản đóng góp bắt buộc theo quy định của pháp luật
của các cá nhân và pháp nhân đối với Nhà nước không mang tính đối giá và hoàn trả trực
tiếp. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN, giúp Nhà nước điều chỉnh các hoạt động sản
xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế, đảm bảo bình đẳng giữa
những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội. Hơn nữa thuế còn tham gia điều tiết vĩ
mô nền kinh tế bằng các loại thuế như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập các nhân, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu...
Thuế được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và từ các đối tượng khác nhau trong
xã hội. Với những đối tượng khác nhau thì có những quy định khác nhau về đối tượng
chịu thuế, mức thuế suất và cách tính thuế khác nhau. Thuế có ý nghĩa rất quan trọng đối
với doanh nghiệp, nó là nghĩa vụ mà các doanh nghiệp phải thực hiện và nó ảnh hưởng
nhiều đến lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại Thuế được ban hành và đã đi vào thực tế của
cuộc sống. Trong đó có thuế GTGT và thuế TNDN được áp dụng rộng rãi đối với tất cả
các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, lưu thông và phân
phối hàng hóa trên thị trường.
Vì vậy, công tác kế toán kê khai quyết thuế GTGT và thuế TNDN luôn được các
doanh nghiệp quan tâm. Thông qua công tác kế toán kê khai quyết toán thuế GTGT và
thuế TNDN giúp doanh nghiệp xác định được nghĩa vụ thuế của mình đối với NSNN,
cũng như giúp doanh nghiệp xác định số thuế GTGT và thuế TNDN được hoàn lại hoặc
miễn giảm nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những ý nghĩa thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Kê khai, quyết toán
Thuế tại Công ty Tuấn Ân Miền Tây” làm báo cáo chuyên đề của mình.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế


2. Mục tiêu nghiên cứu:
Một là: Tìm hiểu khái quát Công ty Tuấn Ân, vận dụng các kiến thức đã được học để tìm
hiểu khái quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của Công ty Tuấn
Ân Miền Tây trong 2 năm 2010 và 2011.
Hai là: Tìm hiểu quá trình kê khai, quyết toán Thuế tại Công ty Tuấn Ân Miền Tây.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu quá trình kê khai, quyết toán thuế GTGT, thuế TNDN
tại Công ty Tuấn Ân Miền Tây.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian:
Tên công ty: Công ty Tuấn Ân Miền Tây
Địa chỉ: 40D, Đường 3/2, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ
Thời gian:
- Nghiên cứu tổng quan tình hình về tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của
công ty trong 2 năm 2010 và 2011
- Tìm hiểu thực trạng kê khai, quyết toán thuế giá trị gia tăng trong tháng 10/2012
và thuế TNDN trong năm 2011
Thời gian: Từ ngày 25/12/2012 đến ngày 25/1/2012.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Phần II - Nội dung và kết quả nghiên cứu
I. Tổng quan về Công ty Tuấn Ân:
1. Giới thiệu về Công ty Tuấn Ân:
Do điều kiện về mặt thời gian, cũng như sự hạn chế về điều kiện không gian cho phép
nên tôi xin lấy chi nhánh của Công ty Tuấn Ân tại miền Tây để mô tả quá trình kê khai,
quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN.
Tên gọi: Công ty Cổ Phần Tuấn Ân Miền Tây
Địa chỉ: 40D, Đường 3/2, Hưng Lợi, Ninh Kiều, Cần Thơ

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các thiết bị điện
Mã số thuế: 1800716570
Phương pháp tính Thuế GTGT: Áp dụng phương pháp khấu trừ
1.1. Lịch sử hình thành:
Tiền thân là Cơ sở sản xuất Tuấn Ân, ra đời từ năm 1987 tại TP.HCM. Đến năm 2008,
chúng tôi đã cơ cấu lại hệ thống công ty Tuấn Ân, do đó công ty CP Tập đoàn Tuấn Ân được
thành lập với 14 thành viên, trong đó có 1 công ty chính là Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Tuấn
Ân được chuyển đổi từ Công ty TNHH SX & TM Thiết bị Điện Tuấn Ân đảm nhiệm sản xuất –
kinh doanh xuất nhập khẩu và nhà máy sản xuất thiệt bị điện với diện tích 31.600m2. Từ ngày
thành lập cho đến nay, Công ty Tuấn Ân đã cung cấp những sản phẩm có chất lượng cho thị
trường ngành Điện lực, Công nghiệp và tạo được uy tín cao trên thị trường nghành điện.
Hiện nay, Tập đoàn Tập đoàn Tuấn Ân sản xuất và kinh doanh trong 3 lĩnh vực chính: thiết
bị điện, năng lượng và xây dựng.
Về lĩnh vực Thiết bị điện, Tập đoàn có chức năng sản xuất và cung cấp thiết bị đóng cắt và
bảo vệ cho lưới điện phân phối và các trạm hạ thế và trung thế đến 35KV, chuỗi cách điện treo
Polymer 25 KV – 35 KV – 110 KV, phụ kiện đấu nối cho đường dây phân phối và truyền tải đến
220 KV, phụ kiện cho cáp bọc cách điện ABC, phụ kiện cho máy biến thế, hộp bảo vệ công tơ,
tủ – hộp phân phối hạ thế và các trang cụ an toàn – thi công. Trong hoạt động thương mại, Tập


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

đoàn Tuấn Ân cung cấp các sản phẩm của các hãng nổi tiếng như AB CHANCE, OHIO BRASS,
BURNDY, SIEMENS, NU.LEC tại Việt Nam, với các sản phẩm như FCO, LBFCO, chống sét
van, Fuselink, DS, máy cắt, Recloser, LBS, chuỗi cách điện treo Polymer và các trang cụ an toàn
– thi công.
Về lĩnh vực Năng lượng, Tập đoàn có chức năng chuyên thiết kế, thi công, lắp đặt các công
trình điện, công trình chiếu sáng sử dụng năng lượng mặt trời & gió cho dân dụng và công
nghiệp nhằm khai thác nguồn năng lượng tái tạo, góp phần tiết kiệm điện năng. Hiện tại công ty
hợp tác với Solarlab – Viện Vật lý TPHCM (thuộc Viện Khoa học & Công nghệ VN) xây dựng

các công trình điện mặt trời sử dụng công nghệ SIPV – Madicup thông minh (Giải thưởng Cúp
vàng Techmart 2009) nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn cuộc sống.
Về lĩnh vực Xây dựng, Tập đoàn có chức năng chuyên sản xuất, cung cấp và lắp đặt các
loại cửa nhựa, cửa nhôm, cửa cuốn, cửa kéo, cửa tự động, hộp kính và kính an toàn theo nhu cầu
của Quý Khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các loại công tắc – ổ cắm điện cho hệ
thống điện dân dụng với chất lượng hàng đầu Việt Nam phục vụ cho những nhà phố, biệt thự,
chung cư, toà nhà văn phòng, khách sạn hoặc trung tâm thương mại....Với đội ngũ sản xuất có kỹ
năng chuyên nghiệp và kỹ thuật thi công hiện đại, chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho Quý
Khách hàng các sản phẩm có tính thẩm mỹ tuyệt vời cùng độ chính xác và chất lượng cao nhất.
Trong hoạt động thương mại, Tập đoàn có chức năng cung cấp các sản phẩm của các hãng nổi
tiếng trên thế giới như thanh uPVC profile REHAU (CHLB Đức), SANLIAN (Trung Quốc) ;
phụ kiện kim khí như ROTO/GU (CHLB Đức), GQ (Trung Quốc)....
Hiện nay, các Công ty Điện lực lớn như Công ty Điện lực TPHCM, Công ty Điện lực 1,
Công ty Điện lực 2, Công ty Điện lực 3, Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hoà, Công ty Điện
lực Đồng Nai, Công ty Điện lực Hà Nội, Điện lực trực thuộc Thành phố, Điện lực tỉnh, các Công
ty xây dựng điện, công ty thương mại, Ban Quản lý Dự án các Công trình điện, các khu Công
nghiệp, các công ty chiếu sáng, hải đảo, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp….đã
và đang sử dụng các sản phẩm chất lượng.
Các sản phẩm do công ty sản xuất và cung cấp đều đạt chất lượng cao phù hợp với tiêu
chuẩn quốc tế như ANSI, AS, IEC, NEMA, và tiêu chuẩn Việt Nam.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

1.2. Cơ cấu tổ chức


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

2. Khái quát về tình hình Tài sản, Nguồn vốn và Kết quả kinh doanh qua 2 năm

2010 và 2011 của Công ty Tuấn Ân Miền Tây
2.1. Khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty Tuấn Ân Miền Tây
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán
2011
CHỈ TIÊU
A.TSNH
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1.Tiền

Số tiền

2010
Số tiền

%

2011/2010
±

%

%

2,693,360,424

54.60

5,823,585,315

99.84


(3,130,224,891)

(0.54)

723,174,382

14.66

4,072,092,902

69.81

(3,348,918,520)

(0.82)

723,174,382

14.66

4,072,092,902

69.81

(3,348,918,520)

(0.82)

840,205,146


17.03

1,033,480,874

17.72

(193,275,728)

(0.19)

814,735,234

16.52

1,033,480,874

17.72

(218,745,640)

(0.21)

2. Các khoản tương đương tiền
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
1. Đầu tư ngắn hạn
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước cho người bán


25,469,912

3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
5. Các khoản phải thu khác
6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
IV. Hàng tồn kho

1,120,304,406

22.71

718,011,539

12.31

402,292,867

0.56

1. Hàng tồn kho

1,120,304,406

22.71

718,011,539

12.31


402,292,867

0.56

9,676,490

0.20

-

9,676,490

9,676,490

0.20

0.17

9,676,490

1.00

2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

-


4. Tài sản ngắn hạn khác

-

B - TSDH

2,239,155,443

45.40

9,614,990

0.16

2,229,540,453

231.88

II. Tài sản cố định

2,239,155,443

45.40

9,614,990

0.16

2,229,540,453


231.88

17,826,123

0.36

9,614,990

0.16

8,211,133

0.85

33,091,818

17,481,818

0.30

15,610,000

0.89

-15,265,695

-7,866,828

(0.13)


(7,398,867)

0.94

1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luy kế
2. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luy kế
3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con

2,221,329,320
2,221,329,320

-

2,221,329,320


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
V. Tài sản dài hạn khác
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN


4,932,515,867

100.00

5,833,200,305

100.00

(900,684,438)

(0.15)

A. NỢ PHẢI TRẢ

791,564,950

16.05

1,684,569,047

28.88

(893,004,097)

(0.53)

I. Nợ ngắn hạn

791,564,950


16.05

1,684,569,047

28.88

(893,004,097)

(0.53)

1,654,940,787

28.37

(949,718,290)

(0.57)

-

63,522,975

NGUỒN VỐN

1.Vay và nợ ngắn hạn
2. Phải trả người bán

705,222,497

14.30


3. Người mua trả tiền trước

63,522,975

1.29

4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

22,819,478

0.46

29,628,260

0.51

(6,808,782)

(0.23)

B - VỐN CHỦ SỞ HỮU

4,140,950,917

83.95

4,148,631,258

71.12


(7,680,341)

(0.00)

I. Vốn chủ sở hữu

4,140,950,917

83.95

4,148,631,258

71.12

(7,680,341)

(0.00)

4,000,000,000

81.09

4,000,000,000

68.57

0

-


5. Phải trả người lao động
6. Chi phí phải trả
7. Phải trả nội bộ
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
9. Dự phòng phải trả ngắn hạn
10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
II. Nợ dài hạn
1. Phải trả dài hạn khác
2. Vay và nợ dài hạn
3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm

1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Vốn khác của chủ sở hữu
4. Cổ phiếu quỹ
5. Quỹ đầu tư phát triển
6. Quỹ dự phòng tài chính
7. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
8. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

140,950,917

148,631,258

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
2. Nguồn kinh phí
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN


4,932,515,867

100.00

5,833,200,305

100.00

(900,684,438)

(0.15)


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

2.1.1. Khái quát về tình hình Tài sản của công ty qua 2 năm 2010 và 2011:
Qua bảng cân đối kế toán (Bảng 1) ta thấy: Tình hình Tổng tài sản của công ty trong
năm 2011 giảm 900 triệu đồng, tương ứng 15% so với năm 2010 do:
Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2011 giảm 3,1 tỷ đồng, tương ứng với 54% trong đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2011 giảm 3,3 tỷ đồng, tương ứng với
82% so với năm 2010.
Phải thu khách hàng năm 2011 giảm gần 220 triệu đồng, tương ứng với 21% so với
năm 2010 chứng tỏ công ty đã hạn chế được việc chiếm dụng vốn từ bên ngoài.
Hàng tồn kho năm 2011 tăng 402 triệu đồng, tương ứng với 56% so với năm 2010
như vậy công ty đã sử dụng một khoản tiền để mua hàng dự trữ để đảm bảo quá trình
mua bán được diễn ra liên tục và nhanh chóng hơn.
Tài sản dài hạn của công ty năm 2011 tăng hơn 2,2 tỷ đồng, tương ứng với 232% so
với năm 2010, như vậy trong năm 2011 công ty đã đầu tư vào TSDH rất lớn và chỉ tập
trung vào tài sản cố định, và trong năm 2011 công ty có phát sinh thêm một chi phí quyền
sử dụng đất tương ứng với khoản mục TSCĐ vô hình với giá trị hơn 2,2 tỷ đồng. Đây

cũng chính là nhân tố làm cho tổng TSDH của công ty tăng nhanh trong năm 2011 và góp
phần làm giảm tổng tài sản của công ty trong năm 2011 xuống còn 900 triệu đồng.
2.1.2. Khái quát về tình hình Nguồn vốn của công ty qua 2 năm 2010 và 2011:
Qua bảng cân đối kế toán (Bảng 1) ta thấy: Tình hình Tổng nguồn vốn của công ty
trong năm 2011 cũng giảm 900 triệu đồng, tương ứng 15% so với năm 2010, mức giảm
này cũng đúng bằng mức giảm của tổng tài sản trong năm 2011 do:
Nợ phải trả năm 2011 giảm 893 triệu đồng, tương ứng 53% so với năm 2010, chứng
tỏ công ty ngày càng độc lập hơn về mặt tài chính và khoản mục này cũng chính là khoản
mục chính trong bảng cân đối kế toán làm ảnh hưởng đến tổng nguồn vốn của công ty.

Trong đó:


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Phải trả người bán năm 2011 giảm gần 950 triệu đồng, tương ứng với 57% so với năm
2010, như vậy chứng tỏ công ty cũng ít chiếm dụng vốn từ bên ngoài hơn so với năm
2010.
Các khoản mục khác như Người mua trả trước tiền hàng tăng 100% nhưng so với
tổng Nợ phải trả thì chiếm tỷ trọng không lớn, và khoản mục Thuế và các khoản phải nộp
cũng giảm 23% so với năm 2010 nhưng số tiền vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong số tổng Nợ
phải trả của năm 2011.
2.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 và 2011:
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

CHỈ TIÊU

2011

2010


2011/2010

Số tiền

Số tiền

±

%

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

4,890,480,297

4,011,590,281

878,890,016

22%

2. Các khoản giảm trừ doanh thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ

4,890,480,297

4,011,590,281

878,890,016


22%

4. Giá vốn hàng bán

4,577,718,612

3,692,307,519

885,411,093

24%

312,761,685

319,282,762

-6,521,077

-2%

6. Doanh thu hoạt động tài chính

2,132,619

2,310,200

-177,581

-8%


7. Chi phí tài chính

1,818,020

1,063,469

754,551

71%

70,558,374

33,890,792

36,667,582

108%

169,538,549

208,885,083

-39,346,534

-19%

72,979,361

77,753,618


-4,774,257

-6%

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

- Trong đó: Chi phí lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
11. Thu nhập khác

4,121

12. Chi phí khác

11,129

13. Lợi nhuận khác

-7,008

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

72,972,353

77,753,618

-4,781,265


-6%

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

12,770,162

19,438,405

-6,668,243

-34%

60,202,191

58,315,213

1,886,978

3%

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Doanh thu của công ty năm 2011 tăng 878 triệu đồng, tương ứng 22% so với năm
2010, được tạo từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế


Giá vốn hàng bán tăng 24% do lạm phát càng ngày tăng làm cho giá các yếu tố đầu
vào của hàng hóa dịch vụ tăng và có thể do một số nguyên nhân khác nữa, ví dụ như:
công tác quản lí thu mua không hiệu quả làm đội chi phí lên,... Nếu do lạm phát thì doanh
nghiệp không thể tác động được vì đó là tình trạng chung của các doanh nghiệp, nhưng
nếu do công tác thu mua thì doanh nghiệp cần có những chính sách phù hợp để giải quyết
tình trạng này.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2011 giảm 6% so với năm 2010 là do
chi phí tài chính của công ty năm nay tăng 71%, chi phí bán hàng tăng 108%, chi phí
quản lý doanh nghiệp giảm 19%.
Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2011 giảm 6% tuy nhiên lợi nhuận sau thuế năm
2011 tăng 3% so với năm 2010.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

II. Thực trạng quá trình kê khai, quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN tại Công ty
Tuấn Ân Miền Tây
1. Kê khai thuế GTGT (Tháng 10/2012):
Công ty Tuấn Ân Miền Tây thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, sử dụng Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT (Ban hành kèm theo Thông tư số
28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của BTC). Công ty sử dụng phần mềm hỗ trợ kê khai
thuế 3.1.4.
Theo phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT nộp hàng tháng được tính bằng cách
lấy số thuế GTGT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào phải nộp được thể hiện trên Bảng kê
hàng hóa và dịch vụ mua vào và Bảng kê hàng hóa và dịch vụ bán ra.
Để kê khai thuế GTGT nộp trong tháng, kế toán tập hợp hóa đơn GTGT đầu vào
và hóa đơn GTGT đầu ra để lên Bảng kê, rồi lấy đó làm cơ sở để làm lập tờ khai thuế. Kê
khai thuế GTGT trên phần mềm bao gồm: 01 Tờ khai Thuế GTGT (mẫu số 01/GTGT),
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT), Bảng kê hóa

đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT).
Công ty kê khai thuế GTGT tháng 10/2012 trong thời hạn quy định (chậm nhất là
vào ngày 20 tháng sau): ngày 19/11/2012, nộp thuế GTGT tháng 10/2012 vào ngày
20/11/2012.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

TRÌNH TỰ KÊ KHAI THUẾ GTGT
Hoá đơn hàng hoá, dịch
vụ mua vào

Bảng kê hoá đơn
hàng hoá, dịch vụ
mua vào

Hoá đơn hàng hoá, dịch
vụ bán ra

Tờ khai
thuế GTGT

Bảng kê hoá
đơn hàng hoá,
dịch vụ bán ra

Quyết toán thuế
GTGT

1.1. Kê khai thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu 01_2/GTGT):

Để thực hiện chế độ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Công ty thực
hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Hóa đơn GTGT (mẫu 01/GTKT- 3LL)
- Hóa đơn chứng từ đặc thù
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào (Mẫu 01-2/GTGT)
- Sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào
Căn cứ vào các hóa đơn mua hàng phát sinh trong tháng kế toán nhập vào các chỉ
tiêu trong Bảng kê theo thứ tự các cột từ (1) đến (11), cụ thể: (1) Số thứ tự, (2) Ký hiệu
hóa đơn, (3) Số hóa đơn, (4) Ngày tháng năm phát hành hóa đơn, (5) Tên người bán, (6)
Mã số thuế người bán, (7) Mặt hàng, (8) Giá trị HHDV chưa có thuế GTGT, (9) Thuế
suất (%), (10) Thuế GTGT, (11) Ghi chú hoặc thời hạn thanh toán trả chậm.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Trong đó, cột số (9) Thuế suất (%) kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT của hàng hóa
dịch vụ mua vào để điền mức thuế suất đối với từng loại hàng hóa dịch vụ tương ứng. Cột
số (10) là số tiền Thuế GTGT tương ứng đối với mặt hàng hóa đó.
Các hàng hóa, dịch vụ mua vào được chia thành 5 chỉ tiêu trên Bảng kê hàng hóa
dịch vụ mua vào cụ thể như sau:
1. Hàng hóa, dịch vụ dung riêng cho SXKD chịu thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ
thuế
2. Hàng hóa, dịch vụ không đủ điều kiện khấu trừ thuế
3. Hàng hóa, dịch vụ dung chung cho SXKD chịu thuế và không chịu thuế đủ điều
kiện khấu trừ thuế
4. Hàng hóa, dịch vụ dùng chung cho dự án đầu tư đủ điều kiện được khấu trừ thuế
5. Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT
Bộ phận mua hàng sẽ nhận được Liên 2 của tờ Hóa đơn GTGT do người bán cung
cấp khi mua hàng, sau đó sẽ bàn giao lại cho kế toán Liên 2 này. Đây là căn cứ để kế toán
tiền hành nhập vào Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào (Mẫu 01_2/GTGT).

TRÌNH TỰ QUÁ TRÌNH LÊN PHỤ LỤC 01_2/GTGT
Hoá đơn hàng
hoá, dịch vụ
mua vào

Bảng kê hoá đơn
hàng hoá, dịch vụ
mua vào trên Excel

Bảng kê hoá đơn
hàng hoá, dịch vụ
mua vào trên HTKK

Trong tháng 10/2012, công ty có tổng cộng 20 hóa đơn GTGT của HHDV mua vào,
nhưng do điều kiện khách quan cũng như chủ quan tôi đã thu thập được 03 hóa đơn
HHDV mua vào trong đó: 01 Hóa đơn GTGT ngày 19/10/2012 ở dòng thứ tự số 12 và 02
Hóa đơn GTGT ngày 30/10/2012 ở dòng thứ tự số 17 và số 18 được kèm vào trong bài
làm.
Căn cứ vào các hóa đơn này kế toán tiến hành nhập vào Bảng kê hàng hóa dịch vụ
mua vào (Mẫu số 01_2/GTGT) cụ thể như sau:


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Chỉ tiêu số (1) và (2) được bỏ trống, vì tất cả các hàng hóa dịch vụ mua vào không
đủ điều kiện khấu trừ kế toán đã xác định và loại bỏ ra khỏi bảng kê.
Tất cả các hàng hóa, dịch vụ mua vào có hóa đơn chứng từ hợp lệ kế toán sẽ tiến
hành nhập vào chỉ tiêu số (3) của Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào.
Trên Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào tháng 10/2012 được kẹp vào bài, có Hóa
đơn số 0000830 ngày 19/10/2012, ký hiệu TA/12P, công ty mua hàng hóa của Công ty

Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân có mã số thuế: 0301140466, mặt hàng: Thiết bị điện, Giá
trị HHDV mua vào chưa có thuế: 91.909.320đ, Thuế suất 10%, Thuế GTGT: 9.190.932đ,
do công ty được Công ty Cổ phần Thiết bị điện Tuấn Ân cho phép thanh toán trong vòng
360 ngày nên kế toán sẽ ghi vào cột Ghi chú số (11) trên Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua
vào là 360 ngày. Còn tất cả các Hóa đơn GTGT còn lại đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh
toán trong tháng nên kế toán không cần ghi chú vào cột này.
Các chỉ tiêu (4) và (5) được bỏ trống vì công ty không có đầu tư dự án và không có
hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT.
Tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào được tổng cộng số liệu từ cột 8 các dòng
tổng các chỉ tiêu hàng hóa 1, 2, 3.
Tổng số thuế GTGT của giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào được tổng cộng số liệu
từ cột 10 các dòng tổng các chỉ tiêu hàng hóa 1, 2, 3.
Tổng Giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào chưa có thuế trong tháng 10/2012 là:
273.729.428đ ở dòng Tổng của cột số (8) trên Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào được
phần mềm HTKK đưa vào chỉ tiêu số (23) trên tờ khai 01/GTGT.
Tổng Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào trong tháng 10/2012 là:
27.354.253đ ở dòng Tổng của cột số (10) trên Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào được
phần mềm HTKK đưa vào chỉ tiêu số (24) trên tờ khai 01/GTGT.
Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này chỉ tiêu số (25) trên Tờ khai 01/GTGT
phần mềm HTKK sẽ không tự động ghi nhận mà kế toán sẽ nhập số tiền vào đúng bằng
số phát sinh trong kỳ trên Tờ khai 01/GTGT ở chỉ tiêu số (24) với số tiền 27.354.253đ


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Các hóa đơn, chứng từ mua vào thu thập được và Bảng kê hóa đơn, chứng từ,
hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu 01_2/GTGT) đã được kèm theo sau trang này.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế


1.2. Kê khai thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 01_1/GTGT):
Công ty sử dụng hoá đơn GTGT tự in sau khi đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục
thuế) và được chấp thuận bằng văn bản. Hoá đơn GTGT tự in đảm bảo phản ánh đầy đủ
các nội dung thông tin theo quy định của hoá đơn GTGT
Để thực hiện chế độ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế Công ty thực
hiện chế độ hoá đơn, chứng từ theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.
- Hóa đơn GTGT (Mẫu 01/GTKT- 3LL)
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra (Mẫu 01-1/GTGT)
- Sổ theo dõi thuế GTGT đầu ra
Căn cứ vào các hóa đơn bán hàng phát sinh trong tháng kế toán nhập các chỉ tiêu
trong Bảng kê theo thứ tự các cột từ (1) đến (10), cụ thể: (1) Số thứ tự, (2) Ký hiệu hóa
đơn, (3) Số hóa đơn, (4) Ngày tháng năm phát hành hóa đơn, (5) Tên người mua, (6) Mã
số thuế người mua, (7) Mặt hàng, (8) Doanh số bán chưa có thuế GTGT, (9) Thuế suất
GTGT áp dụng, (10) Ghi chú.
Trong đó cột (9) Thuế GTGT sẽ được phần mềm HTKK tự động tính toán dựa trên
loại hàng hóa ở chỉ tiêu (1) hoặc (2) hoặc (3) hoặc (4).
Các loại hàng hóa dịch vụ bán ra được chia theo thuế suất GTGT và thể hiện trên
các chỉ tiêu từ 1 đến 5, cụ thể:
1. Hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT
2. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 0%
3. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 5%
4. Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10%
5. Hàng hóa, dịch vụ không phải tổng hợp trên tờ khai 01/GTGT


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Khi bán hàng, người bán hàng sẽ lập Hóa đơn GTGT bao gồm 3 Liên, Liên 1: được lưu
lại cuốn, Liên 2: Giao cho khách hàng, Liên 3: Nội bộ. Kế toán dùng Liên 3 này làm căn

cứ để lên Bảng kê Hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 01-1/GTGT).
TRÌNH TỰ QUÁ TRÌNH LÊN PHỤ LỤC 01_1/GTGT
Hoá đơn hàng
hoá, dịch vụ
bán ra

Bảng kê hoá đơn
hàng hoá, dịch vụ
bán ra trên Excel

Bảng kê hoá đơn
hàng hoá, dịch vụ
bán ra trên HTKK

Trong tháng 10/2012, công ty có tổng cộng 34 hóa đơn GTGT của HHDV bán,
nhưng do điều kiện khách quan cũng như chủ quan nên tôi đã thu thập được 03 hóa đơn
HHDV bán ra trong đó: 01 Hóa đơn GTGT ngày 17/10/2012 ở dòng thứ tự số 12, 01 Hóa
đơn GTGT ngày 30/10/2012 ở dòng thứ tự số 27 và 01 Hóa đơn GTGT ngày 31/10/2012
ở dòng thứ tự số 33 được kèm vào trong bài làm. Cụ thể:
Chỉ tiêu loại hàng hóa 1, 2, 3, 5: Để trống vì Công ty chỉ bán hàng hóa chịu thuế
suất 10% và không có hàng hóa không phải kê khai trên tờ khai 01/GTGT.
Chỉ tiêu hàng hóa 4: Công ty chỉ bán ra các hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT 10%
nên được liệt kê đầy đủ vào chỉ tiêu này.
Tổng doanh thu HHDV bán ra trong tháng 10/2012 là 316.098.234đ được tổng cộng
số liệu từ cột 8 các dòng tổng các chỉ tiêu hàng hóa 1, 2, 3, 4.
Tổng doanh thu HHDV bán ra chịu thuế GTGT trong tháng 10/2012 là
316.098.234đ được tổng cộng từ cột 8 các dòng tổng chỉ tiêu hàng hóa 2, 3, 4.
Tổng số thuế GTGT của HHDV bán ra trong tháng 10/2012 là 31.609.823đ được
cộng từ cột 9 các dòng tổng chỉ tiêu hàng hóa 2, 3, 4.
Các chỉ tiêu được phần mềm tự động đưa lên hoặc kiểm tra với tờ khai 01/GTGT:

Tổng số liệu cột 8 của chỉ tiêu 1 - Hàng hóa dịch vụ không chịu thuế của bảng kê
được đưa lên chỉ tiêu [26] của Tờ khai 01/GTGT.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Tổng số liệu cột 8 của chỉ tiêu 2 - Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 0% đưa lên chỉ
tiêu [29] của Tờ khai 01/GTGT.
Tổng số liệu cột 8 của chỉ tiêu 3 - Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 5% đưa lên chỉ
tiêu [30] của Tờ khai 01/GTGT.
Tổng số liệu cột 9 của chỉ tiêu 3 đưa lên chỉ tiêu [31] của Tờ khai 01/GTGT.
Tổng số liệu cột 8 của chỉ tiêu 4 - Hàng hóa dịch vụ bán ra thuế suất 10% đưa lên chỉ
tiêu [32] của Tờ khai 01/GTGT với số tiền 316.098.234đ.
Tổng số liệu cột 9 của chỉ tiêu 4 đưa lên chỉ tiêu [33] của Tờ khai 01/GTGT với số
tiền 31.609.823đ.
Các hóa đơn, chứng từ bán ra thu thập được và Bảng kê hóa đơn, chứng từ,
hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu 01_1/GTGT) đã được kèm theo sau trang này.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

1.3. Quyết toán thuế GTGT tháng 10/2012:
Sau khi hoàn tất quá trình nhập Bảng kê 01_2/GTGT và Bảng kê 01_1/GTGT thì
các chỉ tiêu trên tờ khai sẽ được phần mềm HTKK tự động chuyển sang Tờ khai
01/GTGT như đã mô tả ở các quá trình trên. Các chỉ tiêu còn lại trên Tờ khai 01/GTGT
được xác định như sau:
Chỉ tiêu [22]: Đây là số thuế GTGT còn được khấu trừ của kỳ trước chuyển sang
được lấy từ chỉ tiêu [43] trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ trước (tức là tháng 09/2012). Do
trong tháng 09/2012 không có số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau nên chỉ
tiêu này để trống.

Chỉ tiêu [27] = [29] + [30] + [32] với số tiền 316.098.234đ
Chỉ tiêu [28] = [31] + [33] với số tiền 31.609.823đ
Chỉ tiêu [34] = [26] + [27] với số tiền 316.098.234đ
Chỉ tiêu [35] = [28] với số tiền 31.609.823đ
Chỉ tiêu [36] = [35] - [25] với số tiền 4.255.570đ
Nếu có Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước thì kế toán sẽ nhập vào số tiền
tương ứng vào chỉ tiêu số [37]
Nếu có Điều chỉnh giảm thuế GTGT của các kỳ trước thì kế toán sẽ nhập vào số tiền
tương ứng vào chỉ tiêu số [38]
Công ty không có điều chỉnh tăng, giảm thuế GTGT của các kỳ trước nên các chỉ
tiêu này được để trống.
Chỉ tiêu số [39] được phần mềm HTKK tự động kết chuyển vào từ phụ lục
01_5/GTGT vào, do công ty không có bán hàng vãng lai ngoại tỉnh nên không sử dụng
phụ lục này, vì vậy chỉ tiêu [39] không có số phát sinh.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Chỉ tiêu [40a] = [36] - [22] + [37] - [38] - [39] > 0 : Do số thuế GTGT đầu ra trong
tháng 10/2012 lớn hơn số thuế GTGT đầu vào nên số thuế GTGT phải nộp trong kỳ sẽ
được phần mềm HTKK ghi vào chỉ tiêu này với số tiền 4.255.570đ
Chỉ tiêu [40b]: Do công ty không có dự án đầu tư nên để trống
Chỉ tiêu [40] = [40a] - [40b] với số tiền 4.255.570đ
Chỉ tiêu [41] = [36] - [22] + [37] - [38] - [39] < 0 : Do số thuế GTGT đầu ra trong
tháng 10/2012 lớn hơn số thuế GTGT đầu vào nên số thuế GTGT chưa khấu trừ hết kỳ
này không có.
Chỉ tiêu [42]: Thuế GTGT đề nghị hoàn, do không có thuế GTGT đề nghị hoàn lại
nên chỉ tiêu này để trống.
Chỉ tiêu số [43] = [41] - [42]: Số liệu trên chỉ tiêu này sẽ được chuyển vào chỉ tiêu
[22] trên Tờ khai thuế GTGT của kỳ tiếp theo.

Trong tháng 10/2012 công ty không có thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ
sau nên chỉ tiêu [43] này để trống.
Thông qua tờ khai, kế toán tiến hành kiểm tra đối chiếu trước khi in nộp cho cơ
quan thuế để xác định số thuế GTGT còn phải nộp trong kỳ của công ty ở chỉ tiêu số [40]
nếu có, sau đó sẽ tiến hành nộp tờ khai cho cơ quan thuế và nộp tiền vào NSNN nếu có.
Khi nộp tiền vào NSNN, người nộp tiền sẽ nhận được Giấy nộp tiền vào NSNN mẫu
số: C1-02/NS Theo TT số 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011 của BTC.
Tờ khai thuế GTGT mẫu 01/GTGT, sổ chi tiết tài khoản 1331, 3331 và giấy nộp
tiền thế GTGT tháng 10/2012 vào NSNN đã được kèm vào bài làm sau trang này.


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

2. Kê khai, quyết toán thuế TNDN
2.1. Kê khai thuế TNDN tạm tính (Quý 3/2011):
Công ty sử dụng tờ khai thuế TNDN tạm tính theo mẫu số 01A/TNDN (Ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của BTC) và sử dụng phần
mềm HTKK phiên bản 3.1.4
Vào cuối Quý 3/2011 kế toán sẽ tiến hành xác định kết quả kết quả kinh doanh
trong của Quý 3/2011 để xác định doanh thu và chi phí phát sinh trong quý.
Doanh thu phát sinh trong quý 3/2011 là 1.069.441.104đ được xác định bằng tổng
doanh thu của 03 tháng (tháng 7, tháng 8 và tháng 9) bao gồm: Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính để nhập vào chỉ tiêu số [21]
Chi phí phát sinh trong quý 3/2011 là 1.050.373.422đ được xác định bằng tổng chi
phí của 03 tháng tháng (tháng 7, tháng 8 và tháng 9) bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí
quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí tài chính để nhập vào chỉ tiêu số [22]
Lợi nhuận phát sinh trong quý 3/2011 là 19.067.682đ được phần mềm HTKK tự
động xác định trên chỉ tiêu [23] = [21] - [22]
Nếu trong quý có điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế như phát sinh các
khoản thu nhập khác thì kế toán sẽ nhập số phát sinh vào chỉ tiêu [24]

Nếu trong quý có điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế như phát sinh các
khoản chi phí khác thì kế toán sẽ nhập số phát sinh vào chỉ tiêu [25]
Do trong quý 3/2011 không có phát sinh điều chỉnh tăng, giảm nên được để trống
Thu nhập chịu thuế trong quý 3/2011 là 19.067.682đ được xác định tại chỉ tiêu
[26] = [23] + [24] - [25]
Nếu có thu nhập miễn thuế thì kế toán sẽ nhập vào chỉ tiêu số [27]


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Nếu những năm trước có lỗ và có đăng ký thì theo số đã đăng ký bao gồm: Lỗ các
năm trước và lỗ quý trước, kế toán sẽ nhập vào chỉ tiêu số [28]
Do trong quý 3/2011 không có thu nhập miễn thuế và số lỗ chuyển kỳ này nên 2
chỉ tiêu này được để trống.
Thu nhập tính thuế TNDN trong quý 3/2011 với số tiền 19.067.682đ được xác
định trên chỉ tiêu [29] = [26] - [27] - [28]
Chỉ tiêu [30] theo quy định về mức thuế suất thuế TNDN hiện hành, kế toán sẽ
nhập vào chỉ tiêu này 25
Thuế TNDN dự kiến miễn giảm được xác định trên chỉ tiêu số [31], do công ty
không có nên chỉ tiêu này được để trống.
Thuế TNDN phải nộp trong quý 3/2011 với số tiền 4.766.921đ được xác định ở
chỉ tiêu số [32] = [29]x[30]-[31]
Các quý khác lập và kê khai tương tự như trên.
Tờ khai thuế TNDN tạm tính Quý 3/2011 mẫu số 01A/TNDN và các Quý
1/2011, Quý 2/2011 và Quý 4/2011 đã thu thập được kèm theo bài làm sau trang
này.
Trong đó tờ khai thuế TNDN tạm tính của Quý 1/2011 và Quý 2/2011 các chỉ tiêu
được đánh số khác so với Quý 3/2011 và Quý 4/2011 do vào các quý này (Quý 1/2011,
Quý 2/2011) mẫu 01A/TNDN sử dụng theo thông tư 60/2007/TT-BTC ngày 14/6/2007
của BTC.



Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

2.2. Kê khai, quyết toán thuế TNDN (Năm 2011):
Công ty sử dụng Tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu số 03/TNDN (Ban hành kèm
theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của BTC), các phụ lục đi kèm bao
gồm: Phụ lục Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh mẫu số 03-1A/TNDN (Ban hành
kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của BTC), Phụ lục Thuế
TNDN được ưu đãi mẫu số 03-3A/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TTBTC ngày 28/02/2011 của BTC).
Công ty nộp tờ khai thuế TNDN năm 2011 theo đúng quy định (Ngày 30/3 của
năm tiếp theo): ngày 06/03/2012
Cuối năm, kế toán sẽ lập Báo cáo tài chính năm 2011 bao gồm: Bảng cân đối kế
toán mẫu số B-01/DN (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/3/2006 của BTC), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu số B-02/DN (Ban hành
kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC), Báo cáo Lưu
chuyển tiền tệ mẫu số B-03/DN (Ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/3/2006 của BTC) và Thuyết minh báo cáo tài chính mẫu số B-09/DN (Ban hành
kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC).
Căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đã lập cho năm tài chính 2011,
kế toán sẽ nhập các chỉ tiêu tương ứng vào Phụ lục 03-1A/TNDN đi kèm tờ khai quyết
toán thuế TNDN năm 2011 trên phần mềm HTKK. Các chỉ tiêu trên Phụ lục 031A/TNDN được xác định cụ thể như sau:
Chỉ tiêu [01] với số tiền 4.890.480.297đ được lấy từ mã 01 của Báo cáo
KQHĐKD
Chỉ tiêu [02] do công ty không có hoạt động xuất khẩu nên để trống
Trong năm, công ty không phát sinh các khoản Chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại, không có các loại thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp phải nên các chỉ tiêu [04], [05], [06] và [07] để trống.



Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Chỉ tiêu [03] được tổng hợp bởi các chỉ tiêu [04], [05], [06] và [07] tức là:
[03] = [04] + [05] + [06] + [07] nên cũng không có phát sinh
Chỉ tiêu [08] với số tiền 2.132.619đ được lấy từ mã số 21 của Báo cáo KQHĐKD
Chỉ tiêu [10] với số tiền 4.577.718.612đ được lấy từ mã số 11 của Báo cáo
KQHĐKD
Chỉ tiêu [11] với số tiền 70.558.374đ được lấy từ mã số 24 của Báo cáo KQHĐKD
Chỉ tiêu [12] với số tiền 169.538.549đ được lấy từ mã số 25 của Báo cáo
KQHĐKD
Chỉ tiêu [09] với số tiền 4.817.815.535đ được tổng hợp bởi các chỉ tiêu [10], [11]
và [12] tức là: [09] = [10] + [11] + [12]
Chỉ tiêu [13] với số tiền 1.818.020đ được lấy từ mã số 22 của Báo cáo KQHĐKD
Chỉ tiêu [14] được lấy từ mã số 23 của Báo cáo KQHĐKD, do công ty không có
lãi vay nên chỉ tiêu này để trống
Chỉ tiêu [15] = [01] - [03] + [08] - [09] - [13] và sẽ đúng bằng mã số 30 của Báo
cáo KQHĐKD với số tiền 72.979.361đ
Chỉ tiêu [16] với số tiền 4.121đ được lấy từ mã số 31 của Báo cáo KQHĐKD
Chỉ tiêu [17] với số tiền 11.129đ được lấy từ mã số 32 của Báo cáo KQHĐKD
Chỉ tiêu [18] = [16] - [17] và sẽ đúng bằng mã số 40 của Báo cáo KQHĐKD với
số tiền (7.008đ)
Chỉ tiêu [19] = [15] + [18] sẽ đúng bằng mã số 50 của Báo cáo KQHĐKD với số
tiền 72.972.353đ


Chuyên đề Lập Báo Cáo Quyết Toán Thuế

Sau khi kết thúc quá trình nhập liệu vào Phụ lục 03-1A/TNDN, kế toán tiền hành
ghi nhận, phần mềm HTKK sẽ chuyển các dữ liệu trên phụ lục này sang Tờ khai quyết
toán thuế TNDN mã số 03/TNDN. Cụ thể:

Số tiền ở cột 4 có số tiền 72.972.353đ với mã số A1 của Tờ khai 03/TNDN sẽ
được phần mềm HTKK tự động lấy từ chỉ tiêu [19] trên phụ lục 03-1A/TNDN
Các mã số từ B1 đến B11 của Tờ khai 03/TNDN công ty không có phát sinh nên
để trống.
Mã số B12 = A1+B1-B7 với số tiền 72.972.353đ vì các chỉ tiêu từ B1 và B7 công
ty không có nên mã số này đúng bằng mã số A1
Mã số B14 công ty không có nên để trống
Mã số B13 = B12 - B14 với số tiền 72.972.353đ
Mã số C1 = B13 với số tiền 72.972.353đ
Mã số C2, C3 trong năm 2011 doanh nghiệp không có nên để trống
Mã số C4 = C1 - C2 - C3 với số tiền 72.972.353đ
Mã số C5 do công ty không có nên để trống
Mã số C6 = C4 - C5 với số tiền 72.972.353đ
Mã số C7 = C6 x 25% được phần mền HTKK tự động ghi nhận và tính toán với số
tiền 18.243.088đ
Do công ty được ưu đãi về thuế TNDN nên từ số tiền ở chỉ tiêu C7 của Tờ khai
01/TNDN, kế toán sẽ vào Phụ lục 03-3A/TNDN để nhập số tiền 18.243.088đ vào cột số 4
của chỉ tiêu [7] tờ Phụ lục 03-3A/TNDN
Các chỉ tiêu [1], [2], [3], [4], [5] và [6] của Phụ lục 03-3A/TNDN công ty không
có nên để trống


×