Tải bản đầy đủ (.docx) (83 trang)

Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện ba tơ, tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.35 KB, 83 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH TÙNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN BA TƠ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH C ỒNG

HÀ NỘI, năm
2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THANH TÙNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI HUYỆN BA TƠ,
TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : C hình s ách cô ng
Mã số

: 838.04.02


LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH C ỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. LƯU VĂN QUẢNG
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Thực hiện chính
sách đối với người có công tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ”
là do tác giả thực hiện dưới dự hướng dẫn của PGS.TS. Lưu Văn


Quảng. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Kết quả
nghiên cứu của luận văn dựa trên quá trình thu thập thông tin,
khảo sát. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
T á c giả luận
văn

Nguyễn Thị Thanh
Tùng


DANH MỤC TÀI LIỆU
THAM KHẢO PH L C


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATK

: An toàn khu

KV 3



: Khu vực 3
: Quyết định

TQGC

: Tổ quốc ghi công

UBND

: Ủy ban nhân dân

UBMTTQVN

: Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam

VNAH

: Việt Nam Anh Hùng

Số hiệu

rri /V 1 *? 1 • Á

Tên bảng biểu

biểu
2.1


Đội ngũ công chức, cán bộ làm công tác chính sách người có

Trang

38

công trên địa bàn huyện
2.2

Số lượng người hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng

40

tháng toàn huyện
2.3

Số lượng người có công và thân nhân được điều dưỡng, phục
hồi sức khoẻ

42


MỞ ĐẦU
1. T ín h cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết, trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước
luôn chú ý đến nhân tố con người. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát
triển kinh tế xã hội. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước
của dân, do dân, vì dân”. Nhà nước ban hành những chế độ chính sách đối với người
có công nhằm góp phần giúp các đối tượng này có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Chính sách đối với người có công là một bộ phận cấu thành trong hệ thống an

sinh xã hội ở nước ta, là chính sách mang tính đặc thù của Việt Nam. Nó không chỉ
góp phần to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa, mà còn là định hướng giá trị cho toàn xã hội, đặc biệt là giáo dục thế
hệ trẻ trong việc gìn giữ, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Chính sách này
không chỉ là vấn đề trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài, mang tính nhân văn sâu
sắc, góp phần ổn định chính trị - xã hội; là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả
nhớ người trồng cây”, là sự “Đền ơn đáp nghĩa” chứ không phải là việc ban ơn.
Chính vì vậy, trong những năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính
sách, chế độ và tổ chức vận động toàn dân chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho
các gia đình người có công, giải quyết có hiệu quả những tồn đọng về chính sách sau
chiến tranh, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ,
tạo nên nét đẹp mới trong đời sống văn hoá - xã hội. Hệ thống chính sách từng bước
hoàn thiện, đạt nhiều thành tựu quan trọng, được mọi người đồng tình.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện từ thực tiễn huyện Ba Tơ cho thấy chính sách
này còn nhiều hạn chế, bất cập, đó là: diện đối tượng người có công chưa phủ kín;
điều kiện, tiêu chuẩn xác nhận người có công chưa thật sự khoa học, hợp lý; chế độ
trợ cấp ưu đãi chưa đạt mục tiêu ưu đãi xã hội gắn liền với tăng trưởng kinh tế, tiến
bộ và công bằng xã hội. Một số quy định của chính sách không mang tính kế thừa,


thiếu tính ổn định, luôn thay đổi, chưa phù hợp với thực tiễn dẫn đến khó thực hiện.
Nhiều chế độ ưu đãi được qui định ở Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
nhưng chưa có qui phạm hướng dẫn, chưa được thực thi trong đời sống. Phong trào
chăm sóc đời sống người có công với cách mạng qua các chương trình tình nghĩa
đang có xu hướng giảm dần. Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hoạt động hiệu quả thấp và
chưa mang ý nghĩa xã hội cao cả của nó.
Xuất phát từ những lý do trên, gắn với thực tế công tác của bản thân, tôi chọn
đề tài nghiên cứu với nội dung: “Thực hiện chính sách đối với người có công tại
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi ” đe làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành chính
sách công.

2. Tình hình n ghiên cứu đề tài
Chính sách người có công với cách mạng đã được nhiều tác giả quan tâm,
nghiên cứu và công bố các kết quả nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tác
giả đã có điều kiện tiếp cận các công trình như sau:
- Nguyễn Đình Liêu (1996), Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học: “Hoàn
thiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở Việt Nam - Lý luận và thực
tiễn”.
- Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Luận văn thạc sĩ luật học: “Hoàn thiện pháp
luật ưu đãi xã hội ở Việt Nam”.
- Phạm Hải Hưng, luận văn thạc sĩ quản lý hành chính công, trường Học viện
hành chính quốc gia (2007) “ Nâng cao năng lực của cơ quan hành chính Nhà nước
trong thực hiện pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng ở nước ta hiện nay”.
Bên cạnh đó có những nghiên cứu, bài viết có nội dung liên quan đến đề tài
luận văn này, như:
- Nguyễn Văn Thành (1994), Luận án tiến sĩ kinh tế: “Đổi mới chính sách kinh
tế - xã hội đối với người có công ở Việt Nam”.
- Đỗ Thị Dung (2010), “Đối tượng hưởng ưu đãi xã hội và một số kiến nghị”,
Tạp chí Luật học, (số 8), tr. 10-17.


- Hoàng Công Thái (2005), “Thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người
có công”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (số 7), tr. 28-31.
- Nguyễn Tiệp và Nhóm biên soạn (2011), Giáo trình “Các vấn đề chung về
chính sách xã hội”, Trường Đại học Lao động - Xã hội.
- Nguyễn Hiền Phương (2008), “Quan niệm về an sinh xã hội trên thế giới và
ở Việt Nam”, Tạp chí Luật học, (số 1), tr. 45-54.
- Lê Thị Hoài Thu (2006), Đề cương bài giảng Pháp luật an sinh xã hội Việt
Nam - chương trình đào tạo sau đại học.
Nhìn chung các bài viết, công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến nhiều
góc độ của văn bản pháp luật nói chung, văn bản quy phạm pháp luật nói riêng và

việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, phần lớn đều tập trung ở phương diện rộng,
nghiên cứu cả hệ thống chính sách an sinh xã hội hoặc nghiên cứu ở phương diện
quy mô toàn quốc, chưa đánh giá đúng thực trạng, chưa nêu cụ thể đâu là nguyên
nhân của những bất cập, tồn tại, hạn chế của quy định chính sách người có công với
cách mạng đang thực hiện.
Đối với huyện Ba Tơ, qua tìm hiểu đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu đề
tài: “Thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng
Ngãi". Đây là lý do để đề tài này được lựa chọn nghiên cứu. Thông qua đề tài này,
tác giả muốn làm rõ thêm một số vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý cho việc thực hiện
chính sách người có công với cách mạng để phù hợp hơn với thực tiễn, đáp ứng nhu
cầu xác đáng của người có công với cách mạng, góp phần giữ vững ổn định chính trị
- xã hội, giữ vững thành quả cách mạng, phát triển kinh tế - xã hội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khuôn khổ lý thuyết và khảo sát thực trạng thực hiện chính sách đối
với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, luận văn đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách này tại địa phương trong
thời gian tới.


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực thi chính sách công nói chung, thực thi
chính sách đối với người có công nói riêng.
+ Khảo sát thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công trên địa bàn
huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn từ 2012 đến 2017.
+ Chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc thực hiện chính sách đối với
người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách
đối với người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ , tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian
tới

4. Đối tượng và p hạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách đối với người có công từ
thực tiễn huyện Ba Tơ, cụ thể là các quy định về điều kiện, thủ tục, quy trình xác
nhận; việc tổ chức thực thi chính sách này cho các nhóm đối tượng thuộc diện thụ
hưởng chính sách theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài luận văn đề cập việc thực hiện chính sách người có
công với cách mạng trên địa bàn huyện Ba Tơ.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu trong khoảng thời
gian từ năm 2012 đến năm 2017.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài luận văn được nghiên cứu trên phạm vi địa
bàn huyện Ba Tơ
5. Phương p háp luận và phương p háp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn vận dụng các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước về chính sách xã hội nói chung và chính sách đối với người có công nói riêng.


5.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp sưu tầm tài liệu, là phương pháp rất quan trọng trong quá trình
thực hiện đề tài, để thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành thu thập các tài liệu có liên
quan, việc thu thập tài liệu là cả một quá trình tìm hiểu và thu thập từ nhiều nguồn
khác nhau như: Sưu tầm tìm kiếm các nguồn tài liệu có sẵn ở sách báo, các pháp
lệnh, thông tư, nghị định các văn bản, các chính sách liên quan đến lĩnh vực người
có công tại địa phương và mạng internet, các website của Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các trang mạng internet khác...
+ Điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra bằng bảng hỏi tiến hành phỏng vấn trực tiếp
với 100 người có công được lựa chọn ngẫu nhiên, mỗi xã 25 người được lựa chọn
ngẫu nhiên từ danh sách người có công đang nhận trợ cấp tại huyện. Nhằm thu thập
thông tin để làm rõ thực trạng nhu cầu hỗ trợ từ các chính sách, dịch vụ công tác xã

hội đối với người có công.
+ Quan sát thực tế: Tìm hiểu đời sống tâm lý của người có công thông qua các
hoạt động vãng gia. Song song với quá trình điều tra bằng bảng hỏi, các thông tin thu
thập được trong quá trình quan sát sẽ làm cơ sở bổ sung cho các thông tin liên quan
đến vấn đề cần nghiên cứu.
+ Phỏng vấn trực tiếp (phỏng vấn sâu): Chọn ngẫu nhiên một số người đã được
điều tra bằng bảng hỏi, tiến hành phỏng vấn sâu để thu thập thêm thông tin định tính
liên quan.
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp đánh giá, được sử dụng trong việc thống kê
những số liệu cụ thể về thực trạng việc thực hiện chính sách người có công, việc
thống kê và phân tích đòi hỏi phải có sự chính xác cao để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Sau khi thu thập tài liệu tác giả tiến hành thống kê phân tích xử lý số liệu, lựa chọn
số liệu theo những mục đích, yêu cầu cần làm .
6. Ý n ghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về lý luận:


Các đóng góp của luận văn góp phần bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống
cơ sở dữ liệu cho việc phân tích, hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn
nhằm giúp cho quá trình hoạch định, ban hành các chương trình, chính sách dành
cho người có công và việc tổ chức thực hiện chính sách này trong thực tiễn.
6.2. Về thực tiễn:
+ Đề tài luận văn là kết quả nghiên cứu thực tế, đánh giá đúng thực trạng công
tác quản lý và thực thi chính sách người có công trên địa bàn huyện Ba Tơ. Qua đó,
nêu ra những bất cập, hạn chế trong việc hoạch định, ban hành và thực thi chính sách
này ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
+ Nêu quan điểm, định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và
thực thi chính sách người có công trong giai đoạn tới.
+ Giúp các nhà quản lý, cơ quan ban hành chính sách nghiên cứu để xem xét
bổ sung, hoàn thiện chính sách; các cơ quan thực thi chính sách người có công trên

địa bàn huyện tham khảo, vận dụng vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.
Những đóng góp mới của luận văn
Làm sáng tỏ thêm những quy định của Nhà nước về chính sách người có công.
Nêu ra những vấn đề cần giải quyết trước mắt và lâu dài trong việc hoàn thiện,
ban hành chính sách người có công với cách mạng và tổ chức thực hiện. Từ các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các cơ quan tổ chức có thẩm quyền có
hướng vận dụng phù hợp với thực tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài luận văn được chia
thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách đối với người có công.
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách đối với người có công tại huyện Ba
Tơ tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2012 - 2017 và những vấn đề đặt ra.


Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách đối
với người có công..


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ C ÔNG

1.1.

Khái niệm n gưòì có côn g, ưu đãi đối với người có côn g và chính

sách, pháp luật về ưu đãi người có công
1.1.1.


Khái niệm người có công, ưu đãi đối với người có công

Mặc dù chính sách ưu đãi người có công với cách mạng đã được thực hiện từ
lâu, nhưng cho đến nay chưa có một văn bản pháp luật nào nêu rõ khái niệm “người
có công”. Tuy nhiên, căn cứ các tiêu chuẩn đối với từng đối tượng là người có công
mà Nhà nước đã quy định, trong một số công trình đã nêu nêu khái niệm “người có
công” theo 2 nghĩa sau:
Theo nghĩa rộng: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo,
tín ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác, đã tự nguyện cống hiến sức lực, tài năng, trí
tuệ, có người hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước và kiến
thiết đất nước. Họ là người có những thành tích đóng góp hoặc những cống hiến
xuất sắc phục vụ vì lợi ích của đất nước, của dân tộc được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền công nhận theo qui định của pháp luật". Ở đây có thể thấy rõ những tiêu
chí cơ bản của người có công, đó là phải có đóng góp, cống hiến xuất sắc và vì lợi
ích của dân tộc. Những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các cuộc đấu
tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và cũng có thể là trong công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước [17, tr. 18-19].
Theo nghĩa hẹp: “Người có công là những người không phân biệt tôn giáo, tín
ngưỡng, dân tộc, nam nữ, tuổi tác có những đóng góp, những cống hiến xuất sắc
trong thời kỳ trước cách mạng tháng Tám năm 1945, trong các cuộc kháng chiến
giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, được các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
công nhận theo qui định của pháp luậtỞ khái niệm này, người có công bao gồm


người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một
phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho sự nghiệp cách mạng [17, tr. 19].
Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số đặc điểm của người có công như sau:
Thứ nhất, người có công bao gồm người tham gia hoặc giúp đỡ cách mạng, họ
đã hy sinh cả cuộc đời mình hoặc một phần thân thể hoặc có thành tích đóng góp cho
sự nghiệp cách mạng.

Thứ hai, người có công là người có thành tích đóng góp hoặc cống hiến xuất
sắc và vì lợi ích của dân tộc, những đóng góp, cống hiến của họ có thể là trong các
cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc và cũng có thể là trong công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ ba, phạm trù người có công rất rộng, trong phạm vi hẹp, đối tượng người
có công là những người có công trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc ở thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam. Hơn nữa, chính sách người có công với cách mạng chủ yếu điều chỉnh đối
tượng này.
Để làm rõ hơn hơn vấn đề ưu đãi người có công với cách mạng, ta cần hiểu rõ
các khái niệm sau:
Ưu đãi: “Dành cho những điều kiện, quyền lợi đặc biệt hơn, so với đối tượng
khác. Ví dụ, chính sách ưu đãi trí thức. Một vùng đất được thiên nhiên ưu đã [32, tr.
1092].
Ưu tiên: “Đặc biệt trước những đối tượng khác, vì được coi trọng hơn. Ví dụ:
Ưu tiên nhận công nhân lành nghề vào làm. Được hưởng quyền ưu tiên [32, tr.
1092].
Với đặc điểm lịch sử của dân tộc Việt Nam, lịch sử của những cuộc đấu tranh
giành và giữ nước nên những người có công là một bộ phận lớn những người đã hy
sinh, cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, đó là những “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, những liệt sĩ, thương binh, người có


công giúp đỡ cách mạng... Họ là những người có công với cách mạng, với đất nước,
được Nhà nước và nhân dân ta ghi nhận, biết ơn sâu sắc. Do vậy, ưu đãi đối với
người có công với cách mạng xét ở một góc độ nào đó chính là những ưu đãi xã hội
(chính sách ưu đãi xã hội Việt Nam hiện nay cơ bản chỉ quy định về đối tượng này).
Tuy nhiên, đối tượng người có công với cách mạng được hưởng ưu đãi xã hội
không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có công với cách mạng mà còn được
hiểu theo nghĩa rộng, đó là những người đã cống hiến sức lực, năng lực, trí tuệ và

mạng sống của mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc, phát triển đất nước mà không có bất kỳ sự đòi hỏi, yêu cầu bù đắp nào.
Họ là những người có thành tích xuất sắc bảo vệ cho sự bình an của xã hội, làm rạng
danh đất nước, cống hiến, hy sinh vì lợi ích của đất nước, của dân tộc, được pháp
luật công nhận mà không có sự phân biệt tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi tác, giới
tính, nghề nghiệp., như Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà
kinh tế, Nhà khoa học có đóng góp xuất sắc.
Từ các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu ưu đãi người có công là việc nhà
nước, xã hội dành những điều kiện, quyền lợi đặc biệt hơn so với đối tượng khác vì
được đề cao, được coi trọng hơn. Ưu đãi người có công với cách mạng là sự đãi ngộ
đặc biệt cả về vật chất lẫn tinh thần của Nhà nước và xã hội nhằm ghi nhận, đền đáp
công lao đối với những người có công với cách mạng.
Ưu đãi người có công có thể hiểu là trách nhiệm của nhà nước thông qua việc
xây dựng những hệ thống chính sách cụ thể về sự ưu tiên và cơ chế thực hiện sự ưu
tiên đó. Vận động mọi người dân, các tổ chức chính trị - xã hội với truyền thống tốt
đẹp sẵn có, tổ chức các phong trào, đóng góp công sức để tạo cơ sở vật chất cho sự
ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
1.1.2. Khái niệm chính sách ưu đãi người có công và thực hiện chính sách
ưu đãi người có công
- Khái niệm chính sách ưu đãi người có công


Trước hết, để tìm hiểu khái niệm chính sách, cần làm rõ khái niệm chính sách
người có công của Đảng và Nhà nước. Vì chính sách là nội dung, linh hồn của pháp
luật. Pháp luật chỉ là hình thức pháp lý “thể chế hóa” chính sách mà thôi.
Chính sách: “Sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định,
dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra ". [32, tr. 106]
Chính sách người có công là đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước căn
cứ vào nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ cách mạng, dựa trên sự phát triển kinh tế - xã
hội mà Đảng, Nhà nước đưa ra những chính sách ưu đãi khác nhau đối với người có

công để ghi nhận những công lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao cả của họ, tạo mọi
điều kiện, khả năng đền đáp, bù đắp phần nào về đời sống vật chất, tinh thần đối với
người có công với nước. Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền (năm
1945), tuy còn nhiều khó khăn, phải đương đầu với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm
lược nhưng Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác xây dựng cũng như thực
hiện chính sách này. Ưu đãi người có công là một chính sách đặc biệt thực hiện cho
những đối tượng đặc biệt. Vì vậy, nó thể hiện rất rõ quan điểm, đường lối của Đảng
và Nhà nước với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, nhà nước có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc xây dựng chính sách người có công. Một mặt, nhà nước thông qua
các tổ chức chức năng của mình hoạch định các chính sách ưu đãi. Mặt khác, nhà
nước bằng các bộ máy của mình, triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi người có
công, đưa chính sách vào cuộc sống. Ngoài ra, nhà nước còn định hướng, động viên,
khuyến khích, ủng hộ và tham gia phát động các phong trào, tạo sức mạnh tổng hợp
về nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cư trong việc thực hiện chính sách ưu đãi
đối với người có công.
Chính sách người có công là chính sách vô cùng quan trọng, nó phản ánh sự
quan tâm, ý thức xã hội của nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế
hệ cha, anh đi trước. Vì vậy, nó có ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Làm tốt chính
sách người có công sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ vững thể chế. Ngược lại,


nếu không thực hiện tốt chính sách này, có thể sẽ dẫn đến mất ổn định chính trị - xã
hội, ảnh hưởng đến sự tồn vong của đất nước.
Thực hiện tốt chính sách người có công là góp phần vào thực hiện chính sách
con người của quốc gia, nhằm làm cho thế hệ trẻ, thế hệ tương lai ý thức trách nhiệm
của mình đối với xã hội, đối với Tổ quốc, sẵn sàng xả thân vì sự nghiệp của dân tộc,
của đất nước.
Chính sách người có công là một bộ phận của hệ thống chính sách xã hội mà
cụ thể là chính sách bảo đảm xã hội. Chính sách bảo đảm xã hội (hay còn gọi là an
toàn xã hội-an sinh xã hội) là sự bảo vệ của nhà nước, của xã hội đối với các thành

viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng. Trong hệ thống chính
sách an sinh xã hội ở nước ta, gồm có ưu đãi xã hội đối với những người có công lao
đối với đất nước; bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các thành phần kinh
tế; cứu trợ xã hội đối với những người không may bị rủi ro, khó khăn hoặc hiểm
nghèo. Như vậy, có thể thấy bảo đảm xã hội là sự bảo vệ, giúp đỡ của nhà nước, của
cộng đồng đối với mọi thành viên của mình, trong đó có người có công với cách
mạng. Tuy nhiên, chính sách ưu đãi xã hội không chỉ là sự bảo vệ, sự giúp đỡ mà
còn là sự thể hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của nhà nước, của cộng đồng đối với một bộ
phận dân cư đặc biệt - những người có công. Chính vì vậy, chính sách ưu đãi xã hội
có vị trí đặc biệt quan trọng trong chính sách xã hội nói riêng và trong hệ thống
chính sách bảo đảm xã hội nói chung.
- Khái niệm thực hiện chính sách ưu đãi người có công
Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “Chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để
thực hiện đường lối, nhiệm vụ. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất
định, trên những lĩnh vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của
chính sách tuỳ thuộc vào tính chất, đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá...
1

1 Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995, tr.475.


Thực hiện chính sách người có công được hiểu là: “ hoạt động của các chủ
thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định nhằm đưa chính sách người có
cong với cách mạng vào cuộc sống thông qua các công việc cụ thể theo trình tự, thủ
tục nhất định, như việc tổ chức xác nhận, quản lý và thực hiện các chính sách, chế
độ ưu đãi của nhà nước đối với các đối tượng người có công và thân nhân ”.
- Chủ thể thực hiện chính sách và đối tượng thụ hưởng chính sách
Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công. Một mặt
Nhà nước thông qua các tổ chức chức năng của mình ( mà ở đây là Bộ Lao động Thương binh và xã hội) hoạch định các chính sách ưu đãi đối với người có công,

trình lên các cơ quan có thẩm quyền (Chính phủ, Quốc hội) thông qua bằng các văn
bản pháp luật. Mặt khác, bằng các bộ máy của mình, các Bộ, ngành, địa phương
triển khai thực hiện các chính đối người có công , đưa chính sách vào cuộc sống.
Ngoài ra, còn động viên, khuyến khích, ủng hộ và tham gia phát động các phong trào
tạo ra sức mạnh tổng hợp về nguồn lực, nhân lực ở cộng đồng dân cư, các tổ chức
kinh tế - xã hội trong việc thực hiện chính sách đối với người có công.
Theo quy định tại Điều 2, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, đối
tượng được hưởng chế độ ưu đãi gồm người có công với cách mạng và thân nhân
của người có công với cách mạng.
Người có công với cách mạng bao gồm:
- Là những người có công với cách mạng được quy định tại Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng, cụ thể:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 là người
được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận đã tham gia tổ chức cách mạng
trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi
nghĩa tháng 8 năm 1945 là người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận


đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách
mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
+ Liệt sĩ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ
Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế hoặc vì lợi ích của Nhà nước, của nhân dân được
Nhà nước truy tặng Bằng “Tổ quốc ghi công” thuộc một trong các trường hợp pháp
luật quy định.
Quy định về thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
“Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” và được hưởng chế độ ưu đãi.
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng là những bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế và pháp luật đã
liệt kê những trường hợp quy định những người là Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng
chiến là người được Nhà nước tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng
vũ trang nhân dân”; người được Nhà nước tuyên dương Anh hùng Lao động trong
thời kỳ kháng chiến vì có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động, sản xuất phục
vụ kháng chiến.
+ Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh:
Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả
năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng
nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp theo
quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13;
Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân,
công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 12, Điều 1 của Pháp lệnh số
04/2012/UBTVQH13, được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người
hưởng chính sách như thương binh”.


+ Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng
lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị có thẩm
quyền cấp “Giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường hợp theo quy
định tại khoản 15, Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13.
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được cơ
quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu
từ tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử
dụng chất độc hoá học và do nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường
hợp: mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; vô sinh; sinh con dị
dạng, dị tật.
+ Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày
là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền công nhận trong thời gian bị
tù, đày không khai báo có hại cho cách mạng, cho kháng chiến, không làm tay sai

cho địch.
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm
nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến được tặng Huân chương kháng
chiến, Huy chương kháng chiến.
+ Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách
mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm, bao gồm: Người được tặng Kỷ niệm chương
“Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước”; người trong gia đình được tặng
Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách
mạng tháng Tám năm 1945; người được tặng Huân chương kháng chiến hoặc Huy
chương kháng chiến; người trong gia đình được tặng Huân chương kháng chiến hoặc
Huy chương kháng chiến.
1.2. Nội dung và quá trình tổ chức thực hiện chính sách người có cô ng
1.2.1. Nội dung chính sách ưu đãi người có công


Thực hiện chính sách người đối với người có công là một trong những công cụ
quan trọng trong việc quản lý xã hội. Trong lĩnh vực này, chính sách người đối với
có công thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người
có công, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân
nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp nghĩa, chăm lo cho người
có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và tạo điều kiện
thuận lợi để người có công xây dựng cuộc sống, tiếp tục khẳng định vai trò trong
cộng đồng xã hội. Nội dung thực hiện chính sách người có công, gồm có:
- Điều kiện xác nhận đối tượng người có công.
- Chi trợ cấp ưu đãi hằng tháng và trợ cấp một lần theo quy định hiện hành cho
các đối tượng.
- Các khoản chi ưu đãi khác, gồm: Chi cấp Báo Nhân Dân cho người hoạt
động cách mạng trước ngày 1-1-1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945
đến trước Tổng khởi nghĩa 19-8-1945; bảo hiểm y tế; trợ cấp lễ báo tử liệt sĩ; trợ cấp
mai táng phí; điều trị, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, chức năng lao động; quà tặng

của Chủ tịch nước, chi ăn thêm ngày lễ, Tết; thuốc đặc trị và các điều trị đặc biệt
khác cho thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh điều trị
vết thương, bệnh tật tái phát; giám định y khoa cho thương binh, bệnh binh, người
nhiễm chất độc hóa học, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh;
phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết đối với đối tượng quy định tại
Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21-11-2006 của
liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế; hỗ trợ tiền tàu,
xe đi khám, chữa bệnh, giám định thương tật; hỗ trợ tiền tàu, xe, lưu trú làm dụng cụ
chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định tại Thông tư liên tịch số
17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21-11-2006 của liên Bộ Lao độngThương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế; chi hỗ trợ thương binh, bệnh binh
nặng đang được nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở nuôi dưỡng NCC với cách mạng


về sống với gia đình. Mức chi do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội
quyết định sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính; chi công tác
mộ liệt sĩ: Khảo sát, tìm kiếm, quy tập mộ, đón nhận, an táng; hỗ trợ sửa chữa nâng
cấp, xây mới mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; hỗ trợ
thân nhân liệt sĩ thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sĩ; đón tiếp NCC với cách
mạng; trợ cấp ưu đãi trong giáo dục-đào tạo; các khoản chi ưu đãi khác theo quy
định của pháp luật..
- Chính sách người có công với cách mạng cần quy định chế định bảo đảm
việc làm cho người có công với cách mạng.
Giải quyết việc làm cho người có công với cách mạng (đối với những người
còn khả năng lao động) là vấn đề không chỉ có ý nghĩa kinh tế thuần túy mà còn có ý
nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc. Chính sách ưu đãi này nhằm bảo đảm quyền lợi và
nghĩa vụ cho đối tượng người có công với tư cách là người lao động, một công dân
của đất nước. Giải quyết tốt vấn đề việc làm là phát huy khả năng và tiềm lực của
họ, là sử dụng hợp lý lực lượng lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất cho xã hội.
Nhưng điều có ý nghĩa hơn cả là tạo điều kiện cho đối tượng người có công với cách
mạng khẳng định được mình trong giai đoạn mới của đất nước, góp phần giảm bớt

những khó khăn trong cuộc sống, tự hòa nhập cộng đồng.
- Chính sách người có công với cách mạng phải quy định việc chăm sóc sức
khỏe cho người có công với cách mạng.
Trong bối cảnh của cơ chế thị trường, vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người có
công với cách mạng cần thiết phải được xem xét và được điều chỉnh bằng chính sách
ưu đãi xã hội, có như vậy việc chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng này mới được
đảm bảo, khả năng lao động của họ mới được phục hồi và nâng lên. Trong công tác
chăm sóc sức khỏe cho người có công với cách mạng, nhất là các đối tượng thương
binh, bệnh binh thì các Bệnh viện/Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng, các
Trung tâm điều dưỡng tập trung luân phiên cho người có công với cách mạng có vai


trò rất quan trọng. Nhà nước cần phải có định hướng để quy hoạch các cơ sở này đủ
về số lượng, đảm bảo về chất lượng để chăm sóc tốt sức khỏe cho các đối tượng
người có công với cách mạng.
- Trong đời sống, con người không những có nhu cầu về vật chất mà còn có
nhu cầu về tinh thần. Đó là nhu cầu khách quan mà nhà nước và xã hội cần phải
quan tâm, đáp ứng. Đối với người có công với cách mạng cũng vậy, họ cần phải
được bảo đảm về đời sống tinh thần, đặc biệt những người đã bị thương tổn về mặt
thể chất như thương binh, bệnh binh thì họ cần và rất cần sự chăm sóc, động viên về
tinh thần nhằm thoát khỏi sự tự ti vì thương tật, bệnh tật, vì sức khỏe, giúp họ vươn
lên trong cuộc sống, hòa nhập cộng đồng.
- Các chế độ ưu đãi về ruộng đất, vốn, thuế... cũng cần được thực hiện với tinh
thần ưu đãi. Đồng thời, cần quy định những chính sách ưu đãi cho con thương binh,
bệnh binh nặng, con liệt sĩ, con người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học suy giảm khả năng lao động nặng trong thời gian đi học, như: ưu tiên trong
tuyển sinh, hỗ trợ kinh phí và cả trong việc tạo điều kiện giải quyết việc làm sau khi
ra trường.
1.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi người có công 1.2.2.1 Xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện chính sách Tổ chức thực hiện chính sách phải gắn với

chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội, với công cuộc công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Phải kết hợp ngay từ đầu chính sách kinh tế và chính sách xã hội
(giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội) kết hợp hài hòa trong từng
bước phát triển.
Việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách vì quá trình tổ chức
thực hiện chính sách là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài, vì thế
chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan nhà nước triển khai thực
hiện chính sách một cách chủ động hoàn toàn. Kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách được xây dựng trước khi đưa chính sách vào cuộc sống. Các cơ quan triển khai


thực hiện chính sách từ Trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch,
chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bao gồm những nội
dung cơ bản sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự kiến về hệ
thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và
chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm
của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện
chính sách.
Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến về các cơ
sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các
nguồn lực tài chính, các vật tư văn phòng phẩm...
Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về thời gian
duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền
chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và
thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu. Có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp
với một chương trình cụ thể của chính sách.
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến về tiến
độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện chính sách

bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền
hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước tham gia tổ chức điều hành
chính sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực
hiện chính sách.
1.2.2.2. Phổ biến tuyên truyền về chính sách
Sau khi bản kế hoạch triển khai thực hiện được thông qua, các cơ quan nhà
nước tiến hành triển khai tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Việc trước tiên cần làm
trong quá trình này là tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện chính


sách. Đây là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn với cơ quan nhà nước và các
đối tượng thực hiện chính sách. Phổ biến, tuyên truyền chính sách tốt giúp cho các
đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia thực thi hiểu rõ về mục đích, yêu
cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện hoàn cảnh nhất
định; và về tính khả thi của chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý
của nhà nước. Đồng thời, quá trình này giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách
nhiệm tổ chức thực hiện nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính
sách với đời sống xã hội để chủ động tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho
việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ
chức thực hiện chính sách được giao.
Việc làm này cần được tăng cường đầu tư về trình độ chuyên môn, phẩm chất
chính trị, về trang thiết bị kỹ thuật... nhằm nâng cao chất lượng tuyên truyền, vận
động. Trong thực tế có không ít cơ quan, địa phương do thiếu năng lực tuyên truyền,
vận động đã làm cho chính sách bị biến dạng, làm cho lòng tin của người dân vào
nhà nước bị giảm sút.
Tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách cần được thực hiện thường
xuyên, liên tục, kể cả khi chính sách đang được thi hành, để mọi đối tượng cần được
tuyên truyền luôn củng cố lòng tin vào chính sách và tích cực thực thi chính sách.
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thực hiện bằng nhiều hình thức như
trực tiếp tiếp xúc, trao đổi với các đối tượng tiếp nhận; gián tiếp qua các phương tiện

thông tin đại chúng... Tuỳ theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, tính chất của từng
loại chính sách và điều kiện cụ thể mà có thể lựa chọn các hình thức tuyên truyền,
vận động thích hợp.
I.2.2.3. Phân cong, phối hợp thực hiện chính sách
Bước tiếp theo sau bước tuyên truyền, phổ biến là phân công, phối hợp các cơ
quan, đơn vị tổ chức thực hiện chính sách theo kế hoạch được phê duyệt. Chính sách
được thực hiện trên phạm vi rộng lớn, tối thiểu cũng là một địa phương - vì thế số


×