Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Xuất khẩu chè của việt nam sang thị trường các nước EU khi thực thi EVFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 71 trang )

Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TÊ QUỐC TÊ



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên đề tài:
XUẤT KHẨU CHÈ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG CÁC NƯỚC EU KHI THỰC THI EVFTA
Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Thời gian thực tập

: TS Nguyễn Xuân Hưng
:
:
: Kinh tế quốc tế
:
:

Hà Nội

Lớp: Kinh tế quốc tế



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

MỤC LỤC

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

DANH MỤC BẢNG BẢNG
STT

Kí hiệu

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1

Cơ cấu xuất khẩu chè Việt Nam theo thị trường
năm 2012-2016


30

2

Bảng 2.2

Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu chè Việt Nam
sang thị trường EU giai đoạn 2010-2015

37

3

Bảng 2.3

Thị phần nhập khẩu chè của Việt Nam tại thị
trường EU năm 2016

39

DANH MỤC HÌNH
STT

Kí hiệu

Tên hình

Trang

1


Hình 2.1

Chuỗi cung ứng và tiêu thụ chè ở Việt Nam

28

2

Hình 2.2

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam theo
thị trường năm 2016

32

3

Hình 2.3

4

Hình 2.4

Sản lượng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chè Việt
Nam sang EU giai đoạn 2010-2015

38

5


Hình 2.5

Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chè Việt
Nam sang EU giai đoạn 2010-2015

38

6

Hình 2.6

Cơ cấu sản lượng chè Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường các nước EU năm 2016

40

7

Hình 2.7

Cơ cấu sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu sang thị
trường các nước EU năm 2016

41

Quy trình xuất khẩu chè

34


Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

DANH MỤC TỪ VIÊT TẮT

Nghĩađầyđủ

STT

Chữviếttắt

1

EU

2

EVFTA

3

FTA

4

FDI


5

USD

6

KNXK

Kim ngạchxuấtkhẩu

7

NK

Nhậpkhẩu

8

XK

Xuấtkhẩu

9

TGDN

Tỷ giá danh nghĩa

10


TGTT

Tỷ giá thực tế

TiếngAnh

TiếngViệt

European Union

Liên minh ChâuÂu

EU Vietnam Free

HiệpđịnhThươngmạitự do

Trade Agreement

ViệtNam – EU

Free Trade Argeement

HiệpđịnhThươngmại
tự do

Foreign Direct
Investment
United States Dollar


Đầutưtrựctiếpnướcngoài
Đô la Mỹ

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thì
hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế mà đa số các quốc gia trên thế giới đang và
sẽ hướng tới trong tương lai và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một quốc gia với các
nền kinh tế khác trên thế giới, xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh về
xuất khẩu. Xuất khẩu ngày càng trở thành một hoạt động không thể thiếu
trong nền kinh tế mỗi quốc gia, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển.
Xuất khẩu góp phần lớn vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Việt Nam vẫn đang là một quốc gia nông nghiệp, các sản phẩm nông
nghiệp đang là mặt hàng chủ trong việc xuất khẩu và có đóng góp đáng kể và
GDP quốc gia. Các sản phẩm nông sản chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có thể
kể tới như gạo, cao su, cà phê, chè, hạt điều....”
“Trong cơ cấu ngành, chè tuy còn chiếm một tỷ lệ chưa cao trong ngành
tuy nhiên trong tương lai mặt hàng chè hứa hẹn sẽ chiếm tỷ lệ cao khi các hiệp
định thương mại Việt Nam ký kết với các quốc gia và khối kinh tế có hiệu lực.
“Năm 2014, xuất khẩu chè đạt hơn 130 nghìn tấn, với kim ngạch đạt

228,5 triệu USD. Trong số 180.000 tấn chè khô của năm 2014, Việt Nam xuất

khẩu được 130.000 tấn, còn sản lượng chè tiêu thụ nội địa vào khoảng 33.000
tấn, doanh thu 2.300 tỷ đồng. Với sản lượng và kim ngạch xuất khẩu nêu trên,
Việt Nam tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ,
Kenya và Srilanka (những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới) với thị
trường xuất khẩu rộng khắp 118 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo số liệu thống
kê từ tổng cục Hải quan, Pakistan là nước nhập khẩu chè lớn nhất của Việt
Nam cả về khối lượng và giá trị. Kim ngạch bình quân về giá trị đạt trên 40
triệu USD/năm, chiếm trên 20% tổng sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó thị trường EU đứng thứ sáu cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu
chè của Việt Nam. Sản lượng xuất khẩu chè Việt Nam sang EU năm 2014 đạt
4.475 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 6.800 nghìn Euro. Trong hơn 10 năm
qua, quan hệ thương mại Việt Nam – EU đã tăng gần 7 lần từ khoảng 6,3 tỷ
USD vào năm 2003 lên 41,2 tỷ USD vào năm 2015, đưa EU trở thành một
trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trong đó xuất khẩu
1

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

của Việt Nam sang EU đạt gần 31 tỷ USD và nhập khẩu từ EU vào Việt Nam
đạt hơn 10 tỷ USD. ”
“Sau 7 năm EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ 99,2% biểu thuế nhập
khẩu cho hàng hóa của Việt Nam và giúp cho ít nhất 42% kim ngạch xuất
khẩu ( tương đương 28 tỷ USD) có thể được hưởng thuế 0%. Đây sẽ là cú
hích rất lớn cho xuất khẩu của chúng ta". Tuy nhiên, Khi EVFTA có hiệu sẽ
tác động như thế nào tới hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang EU nói chung và

mặt hàng chè xuất khẩu sang EU nói riêng vẫn đang là câu hỏi được các nhà
nghiên cứu và doanh nghiệp quan tâm. Vì vậy với mục đích đánh giá tác động
của EVFTA tới việc xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường các quốc gia EU
nên em chọn đề tài:" Xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường các nước
EU khi thực thi EVFTA " làm nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp. ”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
“ Đề tài nghiên cứu làm rõ tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị
trường EU trong thời gian qua. Phân tích cơ hội và thách thức của ngành chè
xuất khẩu Việt Nam chè sang thị trường EU khi hiệp định thương mại tự do
Việt Nam EU (EVFTA) có hiệu lực. Từ đó đề xuất những định hướng và giải
pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè sang thị trường các nước EU trong
những năm tiếp theo. ”
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu chè Việt Nam sang thị
trường các nước EU và dự báo tác động của EVFTA
3.2. Phạm vi nghên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu chè của Việt Nam
sang thị trường EU từ năm 2009- 2016. Những quy định của EVFTA liên quan
tới tới hoạt động xuất khẩu chè và tác động của chúng tới hoạt động xuất
khẩu chè của Việt Nam”
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp suy diễn và quy nạp.
phương pháp phân tích thống kê
2

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

phương pháp so sánh
5. Kết cấu chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu chè của một quốc gia và đặc điểm
thị trường EU
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường các
nước EU và dự báo tác động của EVFTA
Chương 3: Định hướng của EVFTA và giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu chè sang thị trường các nước EU khi thực thi EVFTA.

3

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CHÈ CỦA MỘT QUỐC
GIA VÀ ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG EU
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chí đánh giá xuất khẩu chè
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu và xuất khẩu chè
“Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một
quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán. Tiền tệ ở
đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích

của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công
lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì
các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. ”
“Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của

nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc
hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu
đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói
riêng. ”
“Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có

thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể
đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
“Theo nghị định 57/1998/NĐ-CP (ban hành 31/7/1998) hướng dẫn về thi

hành luật thương mại đối với hoạt động xuất nhập khẩu thì: ''Hoạt động xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa là hoạt động mua, bán hàng hóa của thương nhân
Việt Nam với thương nhân nước ngoài theo các hợp đồng mua bán hàng hóa,
bao gồm cả hoạt động tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu hàng hóa''. Như vậy
có thể thấy hoạt động xuất khẩu diễn ra trên nhiều lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ
dưới nhiều hình thức khác nhau. ”
“Xuất khẩu chè là hoạt động bán hàng hóa cho quốc gia khác mà hàng
hóa ở đây chính là mặt hàng chè. ”
“ Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, thu hoạch quanh năm và sớm
cho thu hồi vốn, thích hợp với khí hậu và đất đai ở miền núi phía bắc và
trung du của nước ta. Tuổi thọ của chè kéo dài 50 - 70 năm, cá biệt nếu
4

Lớp: Kinh tế quốc tế



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

chăm sóc tốt có thể tới hàng trăm năm. Người ta trồng chè để lấy búp chè
có một tum và 2-3 lá. Chè được xếp vào mặt hàng nông sản và do vậy xuất
khẩu chè mang nhiều nét tương đồng với hoạt động xuất khẩu nông sản khác.
Hiện nay hoạt động xuất khẩu chè vẫn chưa được ổn định do tình hình sản
xuất và thu mua chè vẫn còn nhỏ lẻ và chưa được tập trung theo quy mô lớn. ”
1.1.2. Đặc đểm xuất khẩu chè


Chè là một trong những loại hàng hóa được Việt Nam xuất khẩu

nhiều trong những năm gần đây với nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Xuất khẩu Chè cũng được coi là xuất khẩu một loại hàng hóa. Do đó để hiểu
rõ được đặc điểm của xuất khẩu chè ta tiến hành tìm hiểu đặc điểm xuất khẩu
hàng hóa qua đó làm rõ đặc điểm của xuất khẩu chè. ”
“ Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là một mặt quan trọng trong hoạt động
thương mại quốc tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới. Nó là quá
trình bán những hàng hoá của quốc gia đó cho một hay nhiều quốc gia khác
trên thế giới nhằm thu ngoại tệ. ”
“ Như vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trong

nước đều là một quá trình trao đổi hàng hoá (bán hàng), đó là quá trình thực
hiện giá trị hàng hoá của người sản xuất hoặc người bán. Tuy nhiên, về hình
thức và phạm vi thì hoạt động xuất khẩu có nhiều điểm khác biệt mà các nhà
xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý. Theo đó hoạt động xuất
khẩu hàng hóa có những đặc điểm: ”



Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là người nước ngoài. Do

đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp
giống hoàn toàn như khi chinh phục khách hàng trong nước. Bởi vì, giữa hai
loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống,
phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và
cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu
sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài để đưa ra những hàng
hoá phù hợp. ”

5

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

Thứ hai, thị trường trong kinh doanh xuất khẩu thường phức tạp và khó

tiếp cận hơn thị trường kinh doanh trong nước. Bởi vì thị trường xuất khẩu
vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa
hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn. ”
“ Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thường là mua bán

qua hợp đồng xuất khẩu với khối lượng mua lớn mới có hiệu quả. ”

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu như thanh toán,
vận chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. ”
“Chè là hàng hóa thuộc nhóm mặt hàng nông sản và có những đặc điểm

riêng biệt với hàng hóa khác. Chính vì vậy đặc điểm của xuất khẩu chè sẽ có
những đặc điểm riêng ngoài những đặc điểm chung của đặc điểm xuất khẩu
hàng hóa nói trên. ”
Thứ nhất, Sản lượng chè xuất khẩu không đồng đều trong năm.
“Chè là hàng hóa thuộc mặt hàng nông sản có tính mùa vụ do đó sản

lượng xuất khẩu chè ra thị trường thế giới biến động theo mùa vụ trong năm.
Mùa vụ chính của chè vào mùa xuân hạ sản lượng thu hoạch chè vào mùa
xuân hạ cũng nhiều hơn so với mùa vụ thu đông. Chính điều này sẽ tác động
tới lượng cung mặt hàng chè xuất khẩu ra thị trường các nước đối tác. ”
Thứ hai, Giá cả chè xuất khẩu không ổn định.
“ Chè được xuất khẩu ra nước ngoài phải chịu sự cạnh tranh gắt gao với

sản phẩm chè từ các quốc gia khác trên thế giới và chịu sự ảnh hưởng từ sản
lượng chè do đó giá chè xuất khẩu cũng không đồng đều. Tùy thời gian và thị
trường xuất khẩu mà giá chè xuất khẩu sẽ có giá bán khác nhau. ”
Thứ ba, Quy định về về sinh an toàn thực phẩm


EU là một trong những thị trường có quy định khắt khe nhất về vệ sinh an

toàn thực phẩm. Chè thuộc nhóm hàng nông sản do đó để xuất khẩu chè sang
thị trường EU nói riêng và các thị trường quốc tế khác thì cần đảm bảo được

6


Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

yêu cầu về hàm lượng chất bảo vệ thực vật trong chè không vượt quá hàm
lượng cho phép trong chè. ”
Thứ tư, Quy định về bao bì nhãn mác
“Các sản phẩm chè trước khi được xuất sang EU ngoài chịu sự kiểm định

sát sao về vệ sinh an toàn thực phẩm còn phải chấp hành nghiêm chỉnh những
quy định về bao bì nhãn mác. Các sản phẩm chè xuất khẩu khẩu phải được
đóng trong túi giấy hoặc túi bạc đã được hút chân không với khối lượng 1kg/
túi hoặc 3kg/ túi. Trên bao bì sản phẩm cần được ghi đầy đủ thông tin trọng
lượng chè. Nếu sản phẩm không đảm bảo yêu cầu về bao bì nhãn mác thì sẽ
không được phép nhập khẩu vào thị trường EU cũng như không được hưởng
ưu đãi thuế quan từ EVFTA đem lại. ”
“Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ buôn bán trong

nước ra nước ngoài, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất
khẩu có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nước nhưng
cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. ”
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu chè
1.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu chè đối với nền kinh tế quốc dân
“Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu: Xuất khẩu tạo nên nguồn vốn
chính cho nhập khẩu, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất
nước. Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đòi hỏi phải có đầy đủ bồn
điều kiện: Nhân lực, Tài nguyên, vốn và kỹ thuật. song không phải quốc gia

nào cũng cũng có đủ bốn điều kiện đó và để giải quyết tình trạng này buộc họ
phải nhập khẩu từ bên ngoài những yếu tố không phải lợi thế so sánh của quốc
gia đó và quốc gia đó chưa có đủ khả năng đáp ứng. Vấn đề đặt ra lúc này là
làm thế nào để có đủ ngoại tệ cung cấp cho hoạt động nhập khẩu. ”
“Thực tiễn cho thấy, để có đủ khả năng và nguồn vốn cho nhập khẩu thì
một quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển có thể sử dụng nguồn chính
như: đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, vay nợ,viện trợ và thu từ hoạt động xuất
khẩu. ”

7

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

“Tầm quan trọng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ và viện trợ
thì không ai có thể phủ nhận được. Nhưng khi sử dụng nguồn vốn này thì
những nước đi vay phải chấp nhận thiệt thòi nhất định và dù bằng cách này
hay cách khác cũng phải hoàn vốn cho nước ngoài. Bởi vậy nguồn vốn ngoài
tệ quan trọng nhất mà mỗi quốc gia có thể trông chờ là từ hoạt động xuất
khẩu. Vì vậy, xuất khẩu là hoạt động chính tạo tiền đề cho nhập khẩu, quyết
định đến quy mô và tăng trưởng của nhập khẩu. ”
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển:
“Thành quả của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiệ đai đến sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế như là một yếu tố khách quan trong quá trình công
nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thế giới. ”

“Xuất khẩu là việc tiêu thụ những sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt
quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nếu nền kinh tees còn lạc hậu và chậm
phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản vẫn chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ
động chờ ở sự " thừa ra" của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé và tăng
trưởng chậm. Sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế rất chậm chạp”
“Coi thị trường và đặc biệt thị trường quốc tế là hướng quan trọng để tổ
chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát từ nhu cầu của thị trường
thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến dịch chuyeern
cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển”
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm, cải
thiện đời sống của nhân dân:
“Tác động của sản xuất đến đời sống bao gồm rất nhiều mặt. Trước hết
sản xuất hàng hóa xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và tạo
thu nhập không hề thấp cho người lao động. Bên cạnh đó, xuất khẩu còn
nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giúp tái sản xuất
ra sức lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú
cua nhân dân. Tham gia vào hoạt động xuất khảu không chỉ đơn thuần đem
theo hàng hóa đén với bạn bè quốc tế, góp phần vào việc mở rộng khả năng
tiêu dùng của nhân loại mà còn mang bản sắc dân tộc mình giới thiệu cho bạn
bè quốc tế. ”

8

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng


Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế quốc
tế của nước ta”
“Xuất khẩu thúc đấy các quan hệ kinh tế dối ngoại và làm cho nền kinh
tế nước ta gắn chặt với sự phân công lao động quốc tế. Hoạt động cuất khẩu ra
đời sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy quan hệ tín
dụng, đầu tư, vận tải quốc tế... Đến lượt mình các quan hệ kinh tế đối ngoại
tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu. ”
1.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với các doanh nghiệp
“Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội
tham gia vào cuộc cạnh tranh với các doanh nghiệp thế giới về giá cả, chất
lượng sản phẩm- những yếu tố đòi hỏi các doanh nghiệp phải hình thành một
cơ cấu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu buộc các donah nghiệp
luôn phải đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị kinh doanh, đồng thời có
ngoại tệ để đầut ư lại quá tình sản xuất không những về chiều rộng mà cả về
chiều sâu. ”
“Ngoài ra, sản xuất hàng hóa xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được
nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định cho người lao động, tạo ra ngoại tệ cho
quốc gia, có cơ hội học hỏi khoa học công nghệ từ các quốc gia phát triển qua
đó giúp doanh nghiệp cải tạo sản xuất đưa ra chiến lược đúng đắn đem lại lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp. ”
1.1.4 Các hình thức xuất khẩu
“Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức một doah nghiệp bán trực tiếp sản
phẩm của mình cho khách hàng ở thị trường mục tiêu, trực tiếp tiến hành các
giao dịch với đối tác nước ngoài thông qua tố chức của mình. Hình thức xuất
khẩu trực tiếp được áp dụng khi nhà xuất khẩu đủ tiềm lực đê mở đại diện
riêng và do đó kiểm soát được toàn bộ quá trình xuất khẩu thông qua đại diện
và hệ thống kênh phân phối. Hình thức phân phối này có ưu điểm là doanh
nghiệp chủ động tìm và khai thác, thâm nhập thị trường khi đó doanh nghiệp
có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Lợi nhuận thu được từ hình thức
xuất khẩu này thường cao hơn các hình thức xuất khẩu khác bởi không phải

qua khaai trung gian. Khi xuất khẩu bằng hình thức này doanh nghiệp có thể
khẳng định được thương hiệu, nâng cao uy tín và vị thế của mình. Tuy nhiên
xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi một lượng vốn lớn từ khâu sản xuất đến khâu lưu
9

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

thông và các doanh nghiệp phải am hiểu về thị trường quốc tế để tránh được
những rủi ro trong xuất khẩu”

Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức mà doanh nghiệp bán sản phẩm của
mình cho một bên trung gian sau đó bên trung gian sẽ bán lại cho khách hàng
ở thị trường mục tiêu ở một quốc gia. Hình thức này thường được các doanh
nghiệp mới tham gia xuất khẩu áp dụng vì chưa có nhiều hiểu biết về thị
trường mục tiêu. Ưu điểm của hình thức này là các doanh nghiệp không phải
bỏ nhiều vốn, không phải tiến hành các hoạt động xúc tiến quảng bá sản
phẩm, mức độ rủi ro giảm đi do chuyển sở hữu cho người trung gian. Nhược
điểm của hình thức này là lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm sút
do chia sẻ lợi nhuận với bên trung gian. ”
“ Buôn bán đối lưu: Là hình thức giao dịch mà xuất khẩu kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu, người bán hàng cũng đồng thời là người mua hàng, hàng hóa
đem trao đổi có giá trị tương đương nhau. Buôn bán đối lưu có nhiều loại như
buôn bán đối lưu thông thường, mua đối lưu, giao dịch bồi hoàn, chuyển nợ,
mua lại sản phẩm. Hình thức này dùng ngoại tệ nên phù hợp với các nước
thiếu ngoại tệ và hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu có nhu cầu mở rộng thị

trường, tăng doanh số bán hàng, thêm nữa phương thức này cũng ít rủi ro và
chi phí thấp. Các nhà xuất khẩu khi chọn phương thức mua bán đối lưu
thường phải kinh doanh thêm một mặt hàng nữa. ”
“ Xuất khẩu theo nghị định thư: Là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu tiến
hành xuất khẩu theo tiêu chí nhà nước giao cho về một hoặc một số mặt hàng
cụ thể cho chính phủ nước ngoài dựa trên nghị định thư đã đăng lý giữa hai
chính phủ. Hình thức này hạn chế được những rủi ro trong thanh toán, giảm
“chi phí giao dịch, quảng bá sản phẩm. ”
“ Xuất khẩu tại chỗ: Là hình thức kinh doanh xuất khẩu có xu hướng phát
triển rộng rãi vì có những ưu điểm tốt. Đặc điểm của loại hình này là hàng hóa
và dịch vụ chưa vượt qua ngoài biên giới quốc gia nhưng vẫn được coi là một
hoạt động xuất khẩu. Với hình thức này hàng hóa thuwongf được cung cấp
ngay tại trong nước cho các đoàn ngoại giao, cho các đại sứ quán. các lãnh sự
quán. các đoàn khách du lịch quốc tế... do đó giảm chi phí vận chuyển- giảm
thuế khi phải xuất sang quốc gia khác. Hình thức này rất phù hợp với các quốc
gia có du lịch phát triển. ”

10

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

“ Tái xuất khẩu: Là việc xuất khẩu trở lại nước ngoài những mặt hàng đã
nhập khẩu mà không qua chế biến. Tái xuất có thể được thực hiện bằng hai
hình thức: Tái xuất và chuyển khẩu. ”
1.1.5 Tiêu chí đánh giá hoạt động xuất khẩu chè

“ Xét về hoạt động xuất khẩu chè, chè Việt Nam đã xuất khẩu sang 120 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Thương hiệu chè Việt đã được đăng ký và bảo hộ tại 70
thị trường quốc gia và khu vực. Về chủng loại, chủ yếu Việt Nam xuất khẩu
chè đen (khoảng 78% tổng sản lượng xuất khẩu chè), ngoài ra còn có chè
xanh và các sản phẩm từ chè. Xuất khẩu chiếm hơn 80% sản lượng chè hàng
năm của Việt Nam, còn lại 20% dành cho thị trường trong nước. Chè xanh của
Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc và Trung Đông,
trong khi chè đen chủ yếu xuất khẩu sang Nga, Hoa Kỳ, Trung Đông và Đài
Loan. Các sản phẩm chè Ô long được xuất khẩu chủ yếu sang Đài Loan. ”
“Năm 2016, xuất khẩu chè đạt hơn 130 nghìn tấn, với kim ngạch đạt 235
triệu USD với tỷ lệ chè xanh chiếm khoảng 46% còn chè đen chiếm khoảng
53% còn 1% là các loại chè khác.. Đây là một dấu hiệu khả quan cho ngành
chè xuất khẩu Việt Nam. Với sản lượng xuất khẩu trên, Việt Nam tiếp tục
đứng ở vị trí thứ 5 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya và Srilanka
(những quốc gia xuất khẩu chè nhiều nhất thế giới). Thị trường xuất khẩu
chính của chè Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ,
Indonesia, Hà Lan,...Sắp tới khi các hiệp định thương mại tự do song phương
và đa phương Việt Nam đã kí kết trong thời gian qua có hiệu lực sẽ hứa hẹn
thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng rộng mở hơn. ”
1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu chè của một quốc gia
1.2.1 Yếu tố pháp luật
“Bao gồm hệ thống các luật tá động tới hoạt động xuất khẩu. Mỗi quốc
gia có một hệ thống pháp luật khác nhau vì thế có những quy định khác nhau
về hoạt động xuất khẩu. ”
Đối với xuất khẩu chè chịu ảnh hưởng các yếu tố sau:

11

Lớp: Kinh tế quốc tế



Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

“Thuế quan: Trong hoạt động xuất khẩu thuế quan là loại thuế đánh vào hàng
hóa tại biên giới khi hàng hóa đi từ hải quan của một nước sang lãnh thổ hải
quan của nước khác. cụ thể hơn, thuế quan là một lọai thế đánh vào mỗi đơn
vị hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu của mỗi quốc gia. Việc đánh thuế xuất
khẩu được chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có
lợi nhất cho nền kinh tế của quốc gia đó và mở rộng mối quan hệ kinh tế quốc
tế. Các doanh nghiệp Việt Nam để xuất khẩu chè sang thị trường EU cần nắm
rõ về quy định thuế quan mà các thành viên trong khối Liên Minh Châu Âu
dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành chè nói riêng.
Sắp tới khi EVFTA có hiệu lực cam kết xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và thuế
quan được giảm tiến dần về 0%. Điều này tạo những cơ hội lớn ngành xuất
khẩu chè Việt Nam”
“Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Đây là những quy định về tiêu
chuẩn về sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm , tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường sinh
thái đối với máy móc , thiết bị và dây truyền công nghệ ( không có chất phế
thải độc hại, tiếng ồn quá mức cho phép…). Những quy định này xuất phát từ
các đòi hỏi thực tế của đời sống và phản ánh trình độ phát triển đạt được của
nền văn minh nhân loại, có tác dụng bảo hộ đối với thị trường trong nước, hạn
chế và làm méo mó dòng vận động của hàng hóa trên thị trường thế giới. Hiện
nay, có đến 1/3 khối lượng buôn bán quốc tế gặp trở ngại do quá nhiều tiêu
chuẩn mà các quốc gia tự đặt ra. Đặc biệt là những rào cản kỹ thuật của thị
trường EU một trong những thị trường khó tính bậc nhất thế giới. Do vậy điều
này sẽ gây khó khăn cho ngành xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành
xuất khẩu chè Việt Nam nói riêng. ”

Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu chè như: Giá cả, số lượng
chè, quá trình giao vận..... ”
“Như vậy yếu tố pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng quyết
định tới ngành xuất khẩu chè. Việc nắm rõ những quy định của quốc gia, khối
liên minh mà doanh nghiệp dự định xuất khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp và
các tổ chức xuất khẩu sẽ tránh được những rủi ro thiệt hại không cần thiết. ”
1.2.2 Yếu tố văn hóa xã hội
“Văn hóa khác nhau cũng quy định việc xuất nhập khẩu hàng hóa khác
12

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

nhau. Nền văn hóa của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói
quen với người dân nước đó. Việc xuất khẩu chè sẽ mang văn hóa của nước ta
vào nước nhập khẩu. Nếu như ta cố tình giữ cho văn hóa Việt Nam thì đôi khi
nó lại là cản trở cho việc xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối liên
minh Châu Âu (EU). Trong khi các nước EU đánh giá rất cao về nguồn gốc
xuất xứ chè và chất lượng, tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất chè phân
tán, việc thu mua thì tập trung từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này
rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên xuất xứ sản phẩm chè cũng như khó
đảm bảo về chất lượng chè theo quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật do các nước
khối liên minh Châu Âu đưa ra. ”
“Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập khẩu. Chính vì
vậy mặt hàng chè của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu dung nước đó
hay không. Đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam với văn

hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố văn hoá còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố
sở thích, thói quen tiêu dùng của từng nước. Vì vậy chúng ta cần có sự tìm
hiểu kỹ lưỡng về nhu cầu của người tiêu dùng ở các quốc gia nhập khẩu để từ
đó đưa ra chính sách xuât khẩu phù hợp. ”
1.2.3 Yếu tố kinh tế
“Các yếu tố kinh tế tác động tới hoạt động xuất khẩu chè bao gồm các
chính sách hội nhập kinh tế quốc tế và tỷ giá hối đoái. ”
“Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế: Trong 10 năm trở lại đây nước ta
đã đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế , tham gia vào những sân chơi
chung của kinh tế quốc tế , là chuổi mắt xích trong chuỗi liên minh kinh tế
toàn cầu. Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại với các tổ
chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới như: Hiệp định thương mại tự do
(FTA) giữa Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, , Hiệp định Thương
mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA). Đặc biệt, Sắp tới khi
hiệp định thương mại tự do Việt Nam- EU đi vào thực thi cam kết xóa bỏ hàng
rào thuế quan và phi thuế quan sẽ giảm dần về mức 0% , điều này tạo những
cơ hội lớn cho ngành xuất khẩu nói chung và ngành xuất khẩu chè nói riêng. ”
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể
hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước ta. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ
giá hối đoái là nhân tố quan trọng để doanh nghiệp đưa ra những quyết định

13

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng


liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động
xuất khẩu nói riêng. ”
“Để nhận biết được sự tác động của tỷ giá hối đoái đối với các hoạt động
của nền kinh tế nói chung, hoạt động xuất khẩu nói riêng các nhà kinh tế
thường phân biệt tỷ giá hối đoái danh nghĩa (TGDN) và tỷ giá hối đoái thực tế
(TGTT) ”
“Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn
so với nước nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên
vật liệu đầu vào thấp hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho gia thành sản
phẩm ở nước xuất khẩu rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập
khẩu thì cầu về hàng nhập khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản
xuất hàng hoá ở trong nước. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nước
xuất khẩu tăng nhanh được các mặt hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể
tăng được lượng dự trữ ngoại hối”
1.2.4 Các yếu tố về tự nhiên và khoa học công nghệ
“Yếu tố khoa học công nghệ: Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ
chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu chè
nói riêng. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển làm cho sự giao thương
giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng cách về không gian và thời
gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. ”
“Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông
tin thị trường thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất
ít chi phí. ”
“Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước
xuất khẩu chè như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến chè còn thiếu máy móc
trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất
không ổn định,…gây khó khăn cho việc xuất khẩu chè. ”
“Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là
điều kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như

không biết áp dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa
hơn với các nước về kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả
cạnh tranh cho Việt Nam”
14

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

Về yếu tố tự nhiên: Khoảng cách địa lý giữa các nước sẽ ảnh hưởng đến
chi phí vận tải, tới thới gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng do
vậy, nó ảnh hưởng tới việc lựa chọn nguồn hàng, lựa chọn thị trường, mặt
hàng xuất khẩu…”
Vị trí của các nước cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn hàng, thị
trường tiêu thụ ví dụ: Việc mua bán hàng hoá với các nước có cảng biển có
chi phí thấp hơn so với các nước không có cảng biển. Thời gian thực hiện hợp
đồng xuất khẩu có thể bị kéo dài do bị thiên tai như bão, động đất…”
1.2.5 Yếu tố cạnh tranh quốc tế
“Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và
quyết liệt. Hoạt động xuất khẩu chè của nước ta muốn tồn tại và phát triển
được thì một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với
đối thủ cạnh tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín,… Đây là một thách thức
và là một rào cản lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam
về chè không chỉ có sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ mà
ngày nay sự lên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về
độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và
quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với doanh nghiệp nước ta.

Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ bị bóp
nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải
luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về giá cả,
tăng chất lượng mặt hàng chè. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh về mặt
hàng chè của Việt Nam”
1.2.6 Yếu tố thuộc về doanh nghiệp
“Về lao động: Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt
động. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá phải nhấn mạnh tới nhân tố con người
bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động, ảnh hưởng
của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm
việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không
khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung.
Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác các
nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò nhân tố
con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công
15

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm
thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn tinh thần. Khi
tinh thần làm việc của người lao động tăng cao thì năng suất làm việc của họ
cũng được tăng cao. ”
“Về khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp: Cơ sở vật chất
kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị

chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua
hàng, đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở
cho hoạt động kinh doanh.các khả năng này quy định quy mô và tính chất của
hoạt động kinh doanh xuất khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định tới hiệu
quả kinh doanh. Rõ ràng là, một doanh nghiệp có hệ thống kho hàng hợp lý,
các phương tiện vận tải đầy đủ và cơ động, các máy móc chế biến hiện đại sẽ
góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa và khả năng cạnh tranh trên thị trường
quốc tế. Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hợp đồng xuất
khẩu một cách có tính khả thi và hiệu quả hơn. Trong kinh doanh xuất khẩu,
thông thường các doanh nghiệp ngoại thương có cơ cấu vốn lưu động và cố
định theo tỷ lệ 8:2 hoặc 7:3 là hợp lý. Tuy vậy, việc tăng vốn cố định là cần
thiết nhằm góp phần mở rộng qui mô kinh doanh, cho phép xâm nhập và cạnh
tranh trên thị trường lớn hơn. ”
“Về mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp: Kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh
doanh của nó, một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh
được bố trí hợp lý là điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
nhằm tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất khẩu...một cách thuận tiện
hơn và do đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Nếu mạng
lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản
trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thương trường”
“ Tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu chè không chỉ chịu ảnh hưởng
của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế mà còn
chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp. Do đó để
họat động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cúu
các yếu thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tố

16


Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

thuộc môi trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Từ
đó có biện pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển mạnh
mẽ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề... để phát
huy hết lợi thế của đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu trong quá trình
hội nhập quốc tế hiện nay”
1.3 Đặc điểm thị trường chè EU
1.3.1 Đặc điểm, xu hướng tiêu dùng chè
1.3.1.1 Thị hiếu tiêu dùng chè EU
“Thị trường EU với hơn 500 triệu dân sống tại 28 quốc gia khác nhau là
thị trường nhập khẩu hấp dẫn với nhiều quốc gia xuất khẩu chè, trong đó có
Việt Nam. EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa do các quốc
gia có sự khác biệt về tập quán và đặc điểm tiêu dùng. Các nước thuộc EU
đều có nền kinh tế phát triển, do vậy người dân các nước EU có mức thu nhập
cao và có sự tương đồng về sở thích. Nhìn chung, hàng hoá được nhập khẩu
vào thị trường này phải đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc,
mẫu mã vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng Châu Âu thường có thói
quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng
những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu
đời cho nên sẽ đảm bảo chất lượng và an tâm cho người sử dụng. Hiện nay,
mặt hàng chè được người dân Châu Âu rất ưa chuộng do nhiều tác dụng tốt
cho sức khỏe. Hầu hết chè được sử dụng để pha uống liền. Chè đựng trong túi
nhúng sử dụng trong tách thay thế cho cách đóng gói chè pha ấm. Các túi chè
được đóng gói dạng hình tháp và ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường

với nhiều hãng khác nhau và nhiều mùi vị pha trộn đặc trưng. Khoảng 30%
lượng chè được sử dụng ở nhà và hơn 30% lượng chè được tiêu thụ tại các
nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, quán bar… Uống chè tại công sở cũng
đóng góp trên 30% lượng chè sử dụng ở EU. Phần lớn các cơ quan thường đặt
mua chè từ các công ty phân phối chè quy mô nhỏ hoặc mua lẻ trực tiếp từ các
nhà bán lẻ. Các cơ quan ở EU thường pha chè qua các máy pha chè tự động”
1.3.1.2 Xu hướng tiêu dùng chè trên thị trường EU
“ Từ những đặc điểm trên, có thể thấy người tiêu dùng thị trường EU có
mức thu nhập khá cao, do vậy người tiêu dùng cần những sản phẩm thương
hiệu gắn với chất lượng chứ không quan tâm đến giá cả. Họ cho rằng những
17

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ an toàn về chất lượng và yên tâm sử
dụng. Dưới đây là một số xu hướng tiêu thụ chè của người dân Châu Âu:
Nâng cao nhận thức về lợi ích sức khỏe. Yếu tố sức khỏe là một nhân tố quan
trọng hơn bao giờ hết trong việc lựa chọn thực phẩm của người tiêu dùng hiện
đại, chè cũng là một sản phẩm theo xu hướng này. Một số các nghiên cứu
khoa học cho thấy sử dụng chè đen và chè xanh có những tác dụng có lợi cho
sức khỏe của con người, chè hầu như không có calo nếu không dùng kết hợp
với các thành phần khác. Do đó chè là một đồ uống lý tưởng cho những người
quan tâm đến sự mảnh mai của cơ thể. Các loại chè thảo mộc ngày càng được
ưa chuộng Chè thảo mộc nói riêng và chè nói chung là sản phẩm tự nhiên phù
hợp với xu thế hiện nay. Chè xanh và chè thảo mộc được đánh giá có lợi cho

sức khỏe hơn hồng chè. Mặc dù chỉ với khối lượng nhỏ nhưng chè thảo mộc
và chè trái cây, chè hoa, chè gia vị đang tăng vọt về mức tiêu thụ. Các sản
phẩm chè hỗn hợp như chè gừng hay chè pha kết hợp với quế, bạch đậu khấu,
oải hương hay tiêu cũng có xu hướng tăng tiêu thụ ở thị trường EU. Bất kỳ
loại nào có vị hơi hăng đều tiêu thụ tốt. Các vị kiểu cam quýt như cỏ canh,
chanh lá cam hay quýt kết hợp với thảo mộc và gia vị cũng được tiêu thụ
nhiều. Chè xanh kết hợp với thảo mộc, hương vị, chè không có caffeine, có lợi
cho sức khỏe đều trở nên phố biến và dễ thành công hơn ở thị trường EU.
Thay đổi sở thích về sự tiện lợi và chất lượng Người dân Châu Âu đang ưa
chuộng sử dụng các sản phẩm tiện lợi chất lượng cao và có bao bì nhỏ. Những
túi chè nhỏ và có nhiều kiểu dáng mới như túi đựng chè hình chóp ngày càng
phổ biến. Bên cạnh đó, nhu cầu về chè sợi (nguyên lá) và chè đơn gốc cũng
đang tăng. Sự phục hồi của nền kinh tế hỗ trợ tăng trưởng đồ uống nóng Sau
tình trạng suy giảm kinh tế ở Châu Âu vào năm 2008, GDP và lòng tin của
người tiêu dùng về sự phục hồi của nền kinh tế đang dần dần được cải thiện.
Chỉ số cảm tính kinh tế (ESI) cho thấy mức độ tự tin của người tiêu dùng hiện
rất khả quan, tăng hơn 5% trong năm 2014. Nền kinh tế của Đức và Tây Ban
Nha cũng được dự báo tăng trưởng 1,6% và 1,4% trong năm 2015. Do đó
triển vọng tiêu thụ chè của thị trường EU tăng trưởng khá tốt. ”
“ Nhân tố môi trường: Chứng nhận bền vững trở nên phổ biến hơn 10 năm
qua, một số các loại giấy chứng nhận tập trung chính vào sản phẩm và
marketing đã nổi lên như một hiện tượng. Các giấy chứng nhận phổ biến nhất
hiện nay là UTZ, R.A, nhãn hiệu thương mại công bằng (Faitrade Labelling)
18

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

và sản phẩm hữu cơ. Do vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sang
thị trường này cần tham khảo thêm về BioFach fair, triển lãm hàng đầu thế
giới về sản phẩm hữu cơ để có được thêm dữ liệu thị trường. Bên cạnh đó, tìm
hiểu kỹ pháp luật EU về việc sản xuất chè hữu cơ. Người tiêu dùng tại thị
trường EU rất chú trọng đến các khía cạnh môi trường và xã hội liên quan đến
sản xuất hàng hóa. Thị phần hàng thực phẩm thân thiện với môi trường trên cả
hai phương diện (giảm lượng hóa chất trong thực phẩm và không gây ô nhiễm
môi trường) dự kiến sẽ tăng lên nhanh chóng. Bao bì có khả năng tái sinh và
những sản phẩm thân thiện với môi trường luôn dành được sự ưu ái của người
tiêu dùng. Giá của các loại chè có chứng nhận trên luôn ở mức cao. Bên cạnh
đó, người tiêu dùng EU khắt khe trong việc lựa chọn hàng hóa xuất phát từ
quan điểm đạo đức. Hàng hóa có được sản xuất với sự phân chia thu nhập
công bằng cho người lao động thực sự, trong những điều kiện lao động phù
hợp, không lạm dụng trẻ em… cũng là mối quan tâm lớn của thị trường. ”
1.3.2 Nhu cầu thị trường
“ Tính trung bình, lượng chè tiêu thụ ở Châu Âu lên tới 229.000 tấn/năm
trong giai đoạn 2011-2013 (theo số liệu Ủy ban Chè Quốc tế). Hiện nay, các
nước Đức, Vương quốc Anh, Nga đều có xu hướng tăng nhu cầu tiêu dùng
chè. Người dân có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng các
sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế biến
đặc biệt. Chè đen dưới mọi hình thức là sự lựa chọn số một của những người
thích uống chè ở EU, chiếm một thị phần ổn định 81% trên thị trường, phần
còn lại chè xanh. Tuy nhiên sự phổ biến của chè xanh đang tăng lên. Từ năm
2010 đến năm 2014, chè đen giảm 6% mỗi năm, trong khi chè xanh tăng gần
3% mỗi năm. Riêng trong năm 2014, chè đen và chè xanh được nhập khẩu
theo tỷ lệ 1:7 (theo Eurostat, 2015). Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ
các loại cây thảo mộc có xu hướng gia tăng. Ở phân khúc thấp, sản phẩm chè
được tiêu thụ chủ yếu là chè đen. Người tiêu dùng lựa chọn phụ thuộc vào giá

cả mà không yêu cầu cao về chất lượng hoặc chứng nhận bền vững. Thị
trường chính ở Châu Âu cho các loại chè này là Hà Lan, Bỉ, Nam và Đông
Âu, Vương quốc Anh và Ireland. Ở phân khúc trung, các sản phẩm chính là
chè truyền thống cũng như các loại chè túi lọc có chất lượng cao. Các sản
phẩm này cần có chứng nhận hữu cơ cũng như chứng nhận bền vững. Thị
trường Đức, Pháp, Áo là những thị trường Châu Âu hứa hẹn nhất đối với chè
19

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

chính thống. Trong đó, Đức là thị trường lớn nhất Châu Âu cho các sản phẩm
hữu cơ. Bên cạnh đó Áo cũng là một thị trường đầy hứa hẹn và có đặc điểm
thị trường tương tự như thị trường Đức mặc dù thị phần có nhỏ hơn đáng kể.
Thị trường Đông Âu cũng có nhu cầu ngày càng tăng với mặt hàng này. Ở
phân khúc cao cấp, gồm các sản phẩm chè đen và chè xanh chất lượng cao,
chè dạng lỏng (các loại thảo mộc, gia vị, trái cây, hoa…) và các loại chè đặc
sản như chè Ô long. Thị trường chính là Vương quốc Anh, Ireland, Thụy Sĩ,
khu vực Scandinavia, Pháp. Trong đó Scandinavia và Thụy Sĩ là các thị
trường chú trọng đến các sản phẩm hữu cơ, còn Vương quốc Anh, Ireland lại
chú trọng hơn đến các sản phẩm có tiêu chuẩn xã hội. Vương quốc Anh hiện
nay đang tiêu thụ 4% tổng sản lượng chè trên toàn thế giới và là tiêu thụ chè
lớn nhất tại Châu Âu, chiếm 51%. Đức là nước tiêu thụ lớn thứ 2 tại Châu Âu,
chiếm 12%. Người tiêu dùng Đức chủ yếu thích các loại chè lá, 60% loại chè
bán ra là loại hàng rời, còn 40% là loại chè túi. Trong đó 77% lượng chè được
uống ở Đức là chè đen, 23% thị phần còn lại là chè xanh. Mặc dù người dân

đã biết đến các lợi ích của thực phẩm sinh học đối với sức khỏe nhưng các sản
phẩm chè hữu cơ vẫn chưa thể tăng thị phần ở Đức và chỉ chiếm 2% tổng
lượng bán vốn khá nhỏ bé trên thị trường. Tiêu thụ chè ở các nhà hàng ở Đức
cũng đang tăng lên. Các sản phẩm của địa phương như "Tea Lounges" hay các
sản phẩm chè đặc biệt dành cho "Buổi chè trưa" ở các khách sạn hàng đầu của
Đức rất quen thuộc với người tiêu dùng tại Đức. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất về
chè vẫn là ở Đông Frisia, nơi luôn dẫn đầu về tiêu thụ chè ở Đức. Người dân ở
đây rất "nghiện" chè nên mức tiêu thụ lên tới 288 lít/người/năm, bằng gần 12
lần so với mức trung bình của cả nước. Người dân ở Đông Frisia tiêu thụ chè
đứng thứ 4 trên thế giới, cao hơn mức tiêu thụ của người Anh. Người Đức
uống chè không nhiều như người Anh hay người Trung Quốc nhưng họ nổi
tiếng là đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao nhất. Nhiều vườn chè trên thế giới
trồng những loại chè chất lượng hàng đầu để phục vụ riêng cho thị trường
Đức. Theo sau là Đức là Pháp với mức tiêu thụ chiếm 7% thị trường. Tây Ban
Nha cũng là nước có tăng trưởng tiêu thụ cao nhất trong vòng 5 năm qua với
mức trung bình 37%/ năm trong khi mức tiêu thụ Ba Lan giảm trung bình
21%/năm. Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung toàn cầu Chè trở thành một chủ đề
hấp dẫn hơn bao giờ hết trong các chuỗi cửa hàng ở Châu Âu không chỉ bởi
nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng mà còn bởi lợi nhuận tuyệt vời mà nó

20

Lớp: Kinh tế quốc tế


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Xuân Hưng

đem lại cho chủ cửa hàng. Nhiều nhà nhập khẩu, sản xuất và bán lẻ chè tại

Châu Âu cam kết cung cấp từ 50% đến 100% nguồn chè trong tương lai gần.
Điều này là một thách thức không nhỏ cho các nhà xuất khẩu để quản lý vị trí
và nguồn cung ứng của họ trong chuỗi sản phẩm (từ sản xuất đến chế biến cho
ngành công nghiệp bán lẻ ở Châu Âu). Các vấn đề như giấy chứng nhận, tăng
năng suất và đảm bảo nguồn cung sẽ thách thức năng lực của người nông dân
và các nhà xuất khẩu tại các nước sản xuất. Do đó các doanh nghiệp sản xuất
và xuất khẩu chè cần phối hợp chặt chẽ với nhau để nâng cao năng suất và giá
trị sản phẩm để đáp ứng nguồn cung cho thị trường này”
1.3.3 Tình hình cạnh tranh
1.3.3.1 Tình hình nhập khẩu
“ Khí hậu của Châu Âu không phù hợp để trồng chè, do vậy nguồn chè
trên thị trường Châu Âu chủ yếu do nhập khẩu. Nguồn chè sau khi nhập khẩu
sẽ được chế biến và tái xuất. Hiện nay, châu Âu vẫn chủ yếu nhập khẩu chè
đen nhưng xu hướng thị trường ngày càng thiên về chè xanh hơn chè đen. Tại
thị trường EU, Vương quốc Anh là nước nhập khẩu quan trọng nhất do nước
này nhập khoảng 49% khối lượng chè mà các nước thành viên EU cung cấp.
Tiếp theo là Đức, Ba Lan, Hà Lan tuy nhiên các nước này chủ yếu nhập khẩu
để tái xuất khẩu. Hầu hết chè trên thế giới được sản xuất tại Trung Quốc
(35%), Ấn Độ (21%). Bên cạnh đó, còn các nước sản xuất khác như Kenya,
Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Iran. Tổng sản lượng chè EU nhập khẩu
trong năm 2013 đạt 338 nghìn tấn. Sản lượng chè nhập từ các nước đang phát
triển chiếm 69% về mặt khối lượng và 24% về mặt giá trị. ”
1.3.3.2 Tình hình xuất khẩu
“ Tại thị trường Châu Âu, ngành chế biến chè của Đức giữ vị trí quan
trọng trên thị trường chè quốc tế. Cảng Hamburg được coi như trung tâm
thương mại chè Châu Âu, trung chuyển hơn 70% lượng chè nhập khẩu vào
Đức và 50% lượng chè vào Châu Âu. Hiệp hội kinh doanh chè hàng đầu Châu
Âu, Ủy ban Chè Châu Âu (ETC) đặt trụ sở tại Hamburg từ năm 2014. Xuất
khẩu chè của EU tiếp tục tăng trưởng trong năm 2013, đạt 111.000 tấn, trị giá
744 triệu euro. Khối lượng xuất khẩu tăng trung bình là 2,3% mỗi năm trong

giai đoạn 2009 - 2013. Xuất khẩu nội khối chiếm 80%, trong đó Đức chiếm
14%, Pháp 14%, Hà Lan 11% và Ba Lan 10%. Xuất khẩu sang các thị trường
21

Lớp: Kinh tế quốc tế


×