Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SINH KẾ CÓ SỰ THAM GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 44 trang )

CẨM NANG
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SINH KẾ
CÓ SỰ THAM GIA

LƯU HÀNH NỘI BỘ

HÀ NỘI - 2015

000168


Tài liệu này được xuất bản với hỗ trợ của Liên minh Châu Âu (EU) và Tổ chức
Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO).
Nội dung của tài liệu này trong mọi trường hợp không thể hiện quan điểm
của EU hay FAO.


3

Lời cảm ơn
Cuốn cẩm nang này được biên soạn bởi Trung tâm
Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) kết hợp với Mạng
lưới các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam về Thực thi Lâm
luật, Quản trị rừng và Thương mại Lâm sản. Phương pháp
Đánh giá tác động sinh kế có sự tham gia (LIA) trong cuốn
sách này bắt nguồn từ phương pháp LIA do mạng lưới
VNGO-FLEGT xây dựng và thí điểm ở cấp quốc gia với sự
hỗ trợ của Forest Trends và FERN.
Chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến nhóm nghiên cứu,
UBND các huyện Phú Lương và Yên Bình, các cán bộ kiểm
lâm và lâm nghiệp địa phương, các cán bộ địa phương


khác và các cộng đồng sống dựa vào rừng tại Phú Lương
và Yên Bình đã tham gia vào nghiên cứu để tạo tiền đề cho
việc soạn thảo cuốn cẩm nang này.
Chúng tôi đặc biệt cảm ơn đội ngũ chuyên gia đã có
những phản hồi quý báu nhằm giúp hoàn thiện cuốn tài
liệu này.
Cuối cùng, chúng tôi chân thành cảm ơn Tổ chức Nông
Lương Liên hiệp quốc (FAO) vì những hỗ trợ quý báu và
cấp thiết để biên soạn cuốn cẩm nang này.


4

Lưu ý khi sử dụng cuốn cẩm nang
Mục đích biên soạn cuốn cấm nang là nhằm giới
thiệu một phương pháp nghiên cứu cộng đồng tiên
tiến và thúc đẩy vai trò quan trọng của xã hội dân
sự trong việc hỗ trợ cộng đồng cấp cơ sở. Phương
pháp Đánh giá tác động sinh kế (LIA) được mô tả
theo từng bước (hay giai đoạn) theo một trật tự
đơn giản và logic. Mỗi giai đoạn bắt đầu bằng định
nghĩa, tiếp theo là hướng dẫn cách thực hiện, rồi
đến ví dụ cụ thể từ hoạt động của SRD. Cách thức
trình bày này hy vọng sẽ dễ hiểu và hợp lý với người
đọc. Các ví dụ đưa ra trong cuốn cẩm nang này minh
họa việc ứng dụng phương pháp LIA trong đánh
giá sáng kiến FLEGT VPA. Phương pháp này có thể
được ứng dụng trong việc đánh giá các sáng kiến
và chính sách khác như REDD+, chính sách giao đất
giao rừng, quy hoạch và kiểm kê rừng, và các biện

pháp đảm bảo an sinh xã hội khác.


5

Cuốn cẩm nang này có thể sử dụng trong các
nghiên cứu thực địa ở cộng đồng bởi các tổ chức
nghiên cứu, tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội,
giới hàn lâm, viện nghiên cứu, các cơ quan chính
phủ, các doanh nghiệp tư doanh và quốc doanh,
các cơ quan quốc tế… trong việc đánh giá các tác
động của chính sách và luật pháp tới sinh kế của các
bên liên quan.
Cuối cùng, cuốn cẩm nang về LIA này là một tài
liệu mở, và theo thời gian cần được cập nhật và
hoàn thiện. Trên thực tế, SRD và mạng lưới VNGOFLEGT dự định sẽ kết hợp phương pháp LIA với
phương pháp định lượng để đưa ra một phương
pháp nghiên cứu toàn diện nhằm phục vụ cho các
hoạt động nghiên cứu sắp tới. Nhiều khía cạnh
trong phương pháp LIA sẽ được lặp lại hoặc điều
chỉnh để thích ứng môi trường luôn có sự thay đổi.


6

TÊN VIẾT TẮT
LIA – Đánh giá tác động sinh kế
PRA – Đánh giá nông thôn có sự tham gia
SRD – Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững
VNGO-FLEGT – Mạng lưới các tổ chức Phi chính

phủ Việt Nam về Thực thi lâm luật, Quản trị rừng và
Thương mại lâm sản


7

MỤC LỤC
Phần 1: Giới thiệu
Bối cảnh
Sự hình thành phương pháp Đánh giá tác động sinh
kế (LIA)
Phần 2: Phương pháp Đánh giá tác động sinh kế (LIA)
Công tác chuẩn bị
Giai đoạn 1: Xác định các nhóm dễ bị tổn thương
Giai đoạn 2: Phân tích tác động đối với các nhóm dễ
bị tổn thương
Giai đoạn 3: Xác định các nguyên nhân và xây dựng
các giải pháp giảm nhẹ tác động
Giai đoạn 4: Xây dựng kế hoạch giám sát


8

PHẦN I
GIỚI THIỆU
Bối cảnh
Năm 2010, Việt Nam bắt đầu đàm phán với Liên minh
Châu Âu về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA). Các tôn
chỉ về đảm bảo an sinh xã hội đòi hỏi sự tham gia với đầy
đủ thông tin của tất cả các bên liên quan chịu ảnh hưởng

bới VPA, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Để đạt
được mục tiêu này, SRD đã thực hiện dự án “Tăng cường
năng lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng sống phụ
thuộc rừng để tham gia hiệu quả vào tiến trình VPA” tài
trợ bởi chương trình EU FAO FLEGT. Trong dự án này, SRD
đã tiến hành đánh giá các tác động tiềm tàng của VPA đối
với sinh kế cộng đồng sống dựa vào rừng tại các huyện
được chọn. Các kết quả nghiên cứu được tổng hợp, tài
liệu hóa và phổ biến cho các bên liên quan trong tiến trình
VPA, bao gồm các nhà hoạch định chính sách và các tổ
chức quốc tế.
Khi Hiệp định VPA được thực thi tại Việt Nam, nó có
thể đưa đến những thay đổi trong hệ thống pháp lý và
thực thi pháp luật trong ngành lâm nghiệp. Ngay cả khi có
một lộ trình được chuẩn bị kỹ lưỡng, những thay đổi này,
trong ngắn hạn, có thể gây ra những khó khăn đối với
nhiều bên liên quan khác nhau, trong đó có các cộng đồng


9

sống dựa vào rừng mà sinh kế có thể bị đe dọa theo cấp
độ của thay đổi. SRD là một tổ chức tận tâm với việc hỗ
trợ cộng đồng cấp cơ sở, coi việc đánh giá tác động tiềm
tàng của VPA tới sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương
là một yêu cầu cấp bách.
Sự hình thành phương pháp Đánh giá tác động sinh kế
(LIA)
Để nghiên cứu về tác động tiềm tàng của VPA đối với
sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương, SRD tiến hành

thí điểm phương pháp mới là Đánh giá Tác động Sinh kế
(LIA). LIA được xây dựng bởi tổ chức Forest Trends dựa
trên nền tảng Lý thuyết về sự thay đổi. Theo đó, các mục
tiêu dài hạn được xác định trước, rồi xây dựng ngược lại
các mối liên hệ nhân quả giữa mục tiêu dài hạn, các mục
tiêu trung hạn và các giải pháp cụ thể.
SRD đã áp dụng phương pháp này vào nghiên cứu
cộng đồng, với sự tham gia triệt để của cộng đồng trong
các giai đoạn nghiên cứu. Theo yêu cầu của EU, các cộng
đồng sống dựa vào rừng rất dễ bị tác động bởi việc thực
thi VPA, chính vì vậy, vai trò và vị thế của họ trong tiến
trình đàm phán VPA phải được xem xét. Vì vậy, tham vấn
cộng đồng là cần thiết để đem tiếng nói của các cộng
đồng này đến bàn đàm phán. Đây cũng là cách thức củng
cố nguyên tắc FPIC (đồng thuận tự nguyện, báo trước và
được cung cấp đầy đủ thông tin) của xã hội dân sự.


10

LIA là một dạng nghiên cứu hành động có sự
tham gia (PAR). Điều đó có nghĩa là công việc
của nghiên cứu LIA được tiến hành bới các bên
liên quan, trong khi nhóm nghiên cứu đóng vai
trò trung tâm là thúc đẩy viên / hướng dẫn viên.
Phương pháp này được xây dựng dựa trên cơ
sở Lý thuyết về thay đổi, với trọng tâm là phân
tích “các kênh truyền tải tác động” và xây dựng
cây vấn đề và chuỗi kết quả. Từ đó, các biện pháp
giảm nhẹ có thể được xây dựng, và kế hoạch giám

sát thực hiện được đưa ra.


11

Một điều quan trọng cần ghi nhớ khi tiến hành nghiên
cứu LIA có sự tham gia là việc lựa chọn đối tượng bị tác
động bởi chính sách mới. Điều này rất quan trọng đối
với tính khách quan của nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu
phải bảo đảm tính đại diện của nhóm đối tượng tham gia
nghiên cứu. Các đối tượng chịu tác động cụ thể hay tiềm
tàng cần được đại diện và tham gia trong quá trình nghiên
cứu. Kỹ năng thúc đẩy cộng đồng, phổ biến trong hoạt
động PRA, được áp dụng triệt để. Nhóm nghiên cứu với
vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy và hướng dẫn các
đối tượng tham gia và đóng góp ý kiến, thông qua các
hội thảo tham vấn. Thông qua tiến trình này, các bên liên
quan, bao gồm các cộng đồng cấp cơ sở có cơ hội tìm
hiểu về những vấn đề có thể tác động đến sinh kế của họ,
chuẩn bị các giải pháp ứng phó với những tác động này.


12

Cuối cùng, LIA là một phương pháp nghiên cứu định
tính nên có những ưu điểm và nhược điểm như những
phương pháp khác. Một trong những ưu điểm rõ rệt
nhất là tiết kiệm chi phí. Vì không có bảng hỏi / phiếu điều
tra, chi phí chuẩn bị và tiến hành nghiên cứu là thấp. Mặt
khác, thiếu đi việc thu thập dữ liệu định lượng có nghĩa là

nghiên cứu LIA không phải là nghiên cứu định lượng. Một
ưu điểm khác của phương pháp LIA là sự tham gia tích
cực của các bên liên quan. Bằng việc tham gia vào nghiên
cứu, các nhóm dễ bị tổn thương có thể nâng cao năng lực
và hiểu biết. Nhận thức của họ được nâng cao, và họ có
thể tham gia tích cực vào vận động chính sách. Kết quả
đem lại có thể tuyệt vời, nhưng cũng đòi hỏi thời gian để
các nhóm này hiểu và tham gia một cách hiệu quả.


13

Ưu và nhược điểm của phương pháp LIA được trình bày
trong bảng dưới đây
Ưu điểm

Nhược điểm

Tiết kiệm chi phí (không có bảng
hỏi, phiếu điều tra, cơ sở dữ liệu)

Thiếu tính định lượng

Tham vấn các bên liên quan

Đòi hỏi về kỹ năng PRA và thúc
đẩy nhóm

Sự tham gia của các bên liên
quan vào nghiên cứu


Các bên liên quan cần thời gian để
tiếp thu vấn đề và tham gia hiệu
quả

Kết quả nghiên cứu rất khách
quan vì có sự tham gia của các
bên liên quan

Kết quả có thể không chính xác
vì đây là đánh giá tác động tiềm
tàng

Bằng việc tham gia vào nghiên
cứu, các bên liên quan nhận thức
được về VPA

Các bên liên quan cần thời gian
để hiểu tất cả các vấn đề kỹ
thuật

Phương pháp nghiên cứu tiên tiến Cần sự chấp thuận của giới hàn lâm


14


15



16

PHẦN II
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SINH
KẾ (LIA)
LIA là một tiến trình có sự tham gia, và logic của nó được
mô tả trong bảng dưới đây:

Tiến trình LIA
Xác định ưu tiên các
nhóm dễ bị tổn thương

Phân tích các nhóm
dễ bị tổn thương

Phân tích các
kênh truyền tải

Phân tích thể chế

Cây
vấn đề

Chuỗi
kết quả

Phân tích
rủi ro

GIải pháp

giảm nhẹ


17

Công tác chuẩn bị
Diễn giải:
Bước đầu tiên của tiến trình nghiên cứu là chuẩn bị. Phụ
thuộc vào phạm vi nghiên cứu, mức độ kỹ thuật, và số
lượng bên liên quan, công tác chuẩn bị có thể mất đến
hàng tuần.
Một chuyến thực địa đến khu vực nghiên cứu là cần thiết
để hiểu rõ về những điều kiện ban đầu. Các yếu tố quan
trọng như phong cách sinh hoạt, làm việc, văn hóa, thổ
ngữ, giáo dục… có thể ảnh hưởng đến nghiên cứu có
sự tham gia. Một số yếu tố khác như thời tiết, mùa vụ,
địa hình, địa điểm, đường xá… cũng quan trọng đối với
nghiên cứu có sự tham gia. Mục địch thứ hai của chuyến
thực địa là thiết lập quan hệ với đối tác địa phương để
họ trợ giúp hậu cần cũng như vận động các bên liên quan
tham gia nghiên cứu.
Nên tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức cho
các đối tác địa phương trước khi tiến hành nghiên cứu.
Điều này đặc biệt hữu ích nếu nghiên cứu có liên quan
đến nhiều khía cạnh kỹ thuật.


18

Ví dụ:

Hai chiến dịch truyền thông về FLEGT và VPA
đã được tổ chức tại huyện Phú Lương và Yên
Bình. Chiến dịch được tổ chức bời SRD và chính
quyền huyện với hơn 100 đại biểu địa phương.
Các đại diện của cộng đồng sống dựa vào rừng,
bao gồm hộ dân trông rừng, cơ sở chế biến gỗ
nhỏ và người lao động trong các cơ sở này được
khuyến khích tham gia. Tờ rơi, áp phích, trò chơi,
sân khấu … được sử dụng để tuyên truyền về
Quản trị rừng, FLEGT, VPA. Đây là một cách hay
để tuyên truyền các nội dung phức tạp.
Các ấn phẩm truyền thông cho người dân cũng
được sử dụng trong các chiến dịch. Quạt nhựa và
lich treo tường về FLEGT và quản trị rừng được
SRD phân phát cho đại biểu tham dự các chiến
dịch truyền thông.


19

Lịch tường về quản trị rừng

Quạt tay FLEGT


20

Giai đoạn 1: Xác định các nhóm dễ bị tổn thương
Diễn giải:
Công cụ sử dụng cho giai đoạn này là Phân tích các

bên liên quan và Phân tích thể chế.
Mục đích của việc phân tích bên liên quan là nhằm
tăng sự hiểu biết về các nhóm dễ bị tổn thương những người có thể bị ảnh hưởng một cách tiêu cực
bởi chính sách mới. Việc phân tích các bên liên quan
thường mô tả những đặc điểm như số lượng, độ tuổi,
giới tính, phân bố địa lý, thu nhập, tình trạng nghèo
đói, điều kiện gia đình, giáo dục và việc làm. Phân tích
bên liên quan cũng có thể chiếu theo góc độ giới, nếu
đối tượng nghiên cứu liên quan tới phụ nữ. Một số tổ
chức có chính sách bảo vệ trẻ em trong sứ mệnh của
họ; vì vậy việc phân tích bên liên quan cần xem xét các
vấn đề như lao động trẻ em, lạm dụng trẻ em…
Phân tích thể chế xem xét đến môi trường chính
trị, pháp lý, xã hội xung quanh các nhóm dễ bị tổn
thương. Khung pháp lý, quan hệ quyền lực, phong tục
tập quán địa phương có thể quy định, gây áp lực hoặc
ảnh hưởng tới các nhóm dễ bị tổn thương, vì vậy động
cơ và hành vi của các nhóm dễ bị tổn thương có thể
thay đổi dựa theo đó.


21


22

Các bước thực hiện:
Tổ chức một hội thảo tham vấn với đối tác địa phương
để xác định các nhóm dễ bị tổn thương (sơ đồ hóa).
Phân tích các đặc điểm của họ và đưa thông tin vào

bảng sau:

Các nhóm dễ
bị tổn thương

Diễn giải và lý do lựa chọn

Xếp hạng

Thảo luận và phân tích các nhóm dễ bị tổn thương.

Các nhóm dễ
bị tổn thương

Tác động bởi
chính sách A

Lợi ích từ
chính sách A

Rủi ro bởi
chính sách A


23

Thảo luận và phân tích môi trường thể chế xung quanh
các nhóm dễ bị tổn thương.

Thể chế


Quan hệ
quyền lực có sẵn

Lợi ích từ
chính sách A

Rủi ro từ
chính sách A

Bổ sung thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp như báo
cáo hành chính, báo cáo thường niên và định kỳ của
điạ phương và sách thống kê.
Nếu cần thiết, tổ chức chuyến thực địa để bổ sung và
xác minh dữ liệu.
.


24

Ví dụ:
Nhóm nghiên cứu đã tổ chức một hội thảo
giới thiệu về phương pháp LIA cho các cán bộ địa
phương tại Phú Lương và Yên Bình. Tham gia hội
thảo là những người đứng đầu các huyện, xã, cán
bộ lâm nghiệp và kiểm lâm. Ngày đầu tiên của hội
thảo đã cung cấp kiến thức cơ bản về VPA/FLEGT
và cái nhìn tổng quan về phương pháp LIA.
Ngày thứ hai bao quát toàn bộ bước một của
LIA – phân tích bên liên quan và thể chế. Đại biểu

chia làm 2 nhóm theo huyện Phú Lương và Yên
Bình. Được hỗ trợ bởi nhóm nghiên cứu, các
nhóm đã thảo luận và sơ đồ hóa các bên liên quan
trong chuỗi cung gỗ (hộ dân trồng rừng, cơ sở
chế biến gỗ quy mô nhỏ, công nhân, thương lái…)
Các nhóm có số lượng lớn và dễ bị tổn thương
nhất được xác định là hộ trồng rừng quy mô nhỏ
nhưng không có quyền sử dụng đất hợp pháp, và
hộ chế biến gỗ quy mô nhỏ không có khả năng
đáp ứng các quy định về kinh doanh. Các đại biểu
thảo luận chi tiết về đặc điểm của từng nhóm như
số lượng, phân bố địa lý, hoạt động sinh kế, thu
nhập, mức độ nghèo…


25

Nhóm nghiên cứu cũng hỗ trợ thảo luận nhóm
về khung thể chế và pháp lý xung quanh hai
nhóm dễ bị tổn thương. Các văn bản pháp luật
cấp quốc gia và địa phương về lâm nghiệp được
đưa ra thảo luận. Đại biểu tham gia vẽ sơ đồ mối
quan hệ giữa hai nhóm dễ bị tổn thương và các
cơ quan nhà nước.


×