Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Phương pháp đánh giá HĐNGLL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.81 KB, 5 trang )

Phương pháp đánh giá HĐGDNGLL
1.Các tiêu chí đánh giá
Thế nào là một HĐGDNGLL được tổ chức tốt, có hiệu quả?
Có thể sử dụng các tiêu chí sau để đánh giá hiệu quả của
HĐGDNGLL:
• Có mục tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể đo được
• Có nội dung chương trình hoạt động cụ thể
• Các nội dung hoạt động cụ thể phải đáp ứng nhu cầu, phù
hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS
• Có sự phân công, chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng khi tổ chức
• Học sinh cảm thấy thích thú, bổ ích và thể hiện thái độ tích
cực khi tham gia
• Học sinh chủ động tổ chức và tự mình điều kiển các hoạt
động tập thể dưới sự cố vấn của giáo viên.
• Học sinh được trải nghiệm, được thể hiện, được rèn luyện
thông qua các nội dung hoạt động cụ thể
• Học sinh học được những kiến thức, kỹ năng mới và có thể
ứng dụng vào thực tế cuộc sống.
2.Cách thức đánh giá
Việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL được thực hiện bằng
nhiều con đường như: thông qua nhận xét của tập thể học sinh,
của các giáo viên; qua quan sát hoạt động của học sinh; qua trao
đổi, trò chuyện với các em; đánh giá qua hồ sơ, đánh giá qua sản
phẩm hoạt động do chính các em làm ra; đánh giá qua phiếu
hỏi/phiếu đánh giá, trắc nghiệm…
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá sau đây:
- Đánh giá bằng trắc nghiệm, các thang đo/thang tỷ lệ được
thiết kế chuẩn: Ví dụ: trắc nghiệm đánh giá Kĩ năng giải quyết
vấn đề; các thang đánh giá hành vi…
- Đánh giá theo mẫu phiếu tự đánh giá: mẫu phiếu tự đánh
giá được thiết kế phù hợp với mục tiêu, nội dung hoạt động.


Nên có sự thống nhất mẫu phiếu cho tất cả mọi thành viên trong
tập thể. Phiếu tự đánh giá được thiết kế tốt có tác dụng giúp học
sinh tự nhận biết bản thân, tự xem xét lại quá trình làm việc của
mình, đồng thời cung cấp cho giáo viên những thông tin cần
thiết để đánh giá học sinh.
- Đánh giá bằng phiếu hỏi: Phiếu hỏi sử dụng hệ thống câu
hỏi để thu thập thông tin phản hồi nhằm lượng hóa để đánh giá
mức độ nhận thức, trình độ kỹ năng và thái độ của học sinh đối
với các nội dung hoạt động. Hệ thống câu hỏi mở nhằm định
hướng giúp học sinh phát biểu trên giấy những thu hoạch của
bản thân sau hoạt động: nhận xét, kiến nghị, đề xuất... nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động.
- Đánh giá qua quan sát hoạt động thực tế: Quan sát là quá
trình tri giác trực tiếp đối tượng nhằm thu thập thông tin về đối
tượng hoặc kiểm tra thông tin về đối tượng. Khi quan sát, giáo
viên sử dụng tổng hợp các giác quan (chủ yếu bằng mắt) để theo
dõi, tri giác mọi diễn biến hoạt động của học sinh và tập thể học
sinh nhằm thu thập những thông tin phản ánh về các biểu hiện
của hành vi, thái độ, kỹ năng, tính tích cực hoạt động của học
sinh, làm cơ sở cho việc đánh giá. Giáo viên/học sinh có thể sử
dụng các tiêu chí thiết kế thành phiếu quan sát.
Quan sát được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động, từ
khâu chuẩn bị, diễn biến đến kết thúc hoạt động. Những thông
tin thu được từ quan sát mang tính sinh động, đa dạng, phong
phú, chân thực nhưng đôi khi bị nhiễu do tính chủ quan của chủ
thể quan sát. Do đó những thông tin thu thập được từ quan sát
cần được xử lý khách quan, có sự so sánh, đối chiếu với các
thông tin thu được từ các phương pháp khác nhằm tạo cơ sở cho
việc đánh giá học sinh một cách khách quan.
- Đánh giá qua phỏng vấn: phỏng vấn định tính là sử dụng

những câu hỏi mở để thu thập thông tin từ các cá nhân/nhóm,
nhằm thẩm định hoặc thu thập thông tin, minh chứng cho quá
trình tự đánh giá. Giáo viên/ học sinh có thể sử dụng một loạt các
câu hỏi mở được chuẩn bị trước hoặc nảy sinh trong quá trình
phỏng vấn nhằm khai thác thông tin.
- Đánh giá qua thảo luận/ tọa đàm nhóm: giáo viên có thể
tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi ý kiến với nhóm học sinh,
một số người có mối quan hệ với học sinh để có những thông tin
trực tiếp làm cơ sở cho việc đánh giá. Đây là sự trao đổi ý kiến
diễn ra đồng thời với nhiều người. Ví dụ: giáo viên với nhóm
học sinh; giáo viên với các cán bộ lớp; giáo viên với các thành
viên của Ban giám khảo; giáo viên với cha mẹ học sinh; giáo
viên chủ nhiệm với các giáo viên bộ môn... Thông tin thu được
có tính đa dạng, tạo cơ sở cho sự đánh giá khách quan. Tuy
nhiên, thông tin thu được có độ tin cậy đến đâu là điều giáo viên
phải suy nghĩ. Cần có sự chọn lọc, kiểm tra xác nhận mức độ tin
cậy khi tiếp nhận và xử lý thông tin để tránh sai lầm, tránh thành
kiến khi đánh giá học sinh.
- Đánh giá qua hồ sơ: là một tập hợp các tư liệu liên quan
đến chủ điểm cần đánh giá, do chính học sinh nỗ lực tạo ra hoặc
sưu tầm, thể hiện kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh đó.
- Đánh giá qua sản phẩm hoạt động: sản phẩm hoạt động
của học sinh hết sức đa dạng. Có thể là một bài báo tường, bài
viết luận về một chủ đề, một câu chuyện, một cảm nghĩ/ước
vọng, một bài thơ, một đoạn tự luận, một bức tranh, các sản
phẩm khéo tay v.v... Đó là những kết quả của một hoạt động cụ
thể do chính các em làm ra đánh dấu sự nỗ lực, sự sáng tạo trong
hoạt động của học sinh.
- Đánh giá qua bản thu hoạch cá nhân: bản thu hoạch có thể
được thể hiện dưới hai hình thức: (1) viết tự do - học sinh tự mình

tổng kết lại những gì các em thu hoạch được qua hoạt động. Qua
bài viết giáo viên có thể biết được nội dung hoạt động được học
sinh thích thú và mức độ cảm nhận của các em; (2) viết theo
hướng dẫn - học sinh viết thu hoạch tập trung vào những nội dung
theo yêu cầu của giáo viên. Bài viết loại này có thể tập trung kiểm
tra mức độ nhận thức, tình cảm của các em đối với những nội
dung trọng tâm.
Như vậy, để nắm được nhận thức, kết quả hoạt động của
học sinh, bài thu hoạch sau hoạt động sẽ giúp giáo viên thấy
được mức độ nắm vấn đề của học sinh sau hoạt động. Bài thu
hoạch cũng phản ánh tình cảm, hứng thú của học sinh với hoạt
động.
Các hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm, phiếu hỏi, phiếu
tự đánh giá, phiếu quan sát... đều có thể lượng hóa bằng điểm
số.
Thảo luận của học viên về tính khả thi, những vướng mắc
khi sử dụng các cách đánh giá trên đây vào HĐGDNGLL ?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×