Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở từ thực tiễn huyện sơn tịnh, tỉnh quảng ngãi ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.53 KB, 104 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÁI SƠN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÁI SƠN

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI

Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số
:
838.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN MINH ĐOAN

HÀ NỘI, năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và các thầy giáo, cô giáo
Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá
trình hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn Minh Đoan
- người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi phương pháp nghiên cứu trong
quá trình thực hiện Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban, ngành huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi, các đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung cấp cho tôi các
văn bản, số liệu liên quan đến Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thái Sơn



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ ......................................................................8
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở .......................................8
1.2. Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ................................................21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ......26
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG
CHÍNH TRỊ CƠ SỞ HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI ........................32
2.1. Khái quát một số yếu tố có ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của hệ thống
chính trị cơ sở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi .........................................................32
2.2. Thực tiễn tổ chức của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi.............................................................................................................36
2.3. Thực tiễn hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Tịnh,
tỉnh Quảng Ngãi.............................................................................................................42
2.4. Đánh giá chung về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở trên địa
bàn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi và những bài học được rút ra ...........................49
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC VÀ
HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI .............................................................64
3.1. Phương hướng ........................................................................................................64
3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi ...........................68
KẾT LUẬN ..................................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTCT

: Hệ thống chính trị

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

TCCSĐ

: Tổ chức cơ sở đảng

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, đổi mới HTCT là nhiệm vụ rất quan
trọng. Nhiệm vụ đó đã được Đảng ta khẳng định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991: “Toàn bộ hệ thống chính trị ở nước ta
trong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”. Như vậy, quyền lực của nhân dân
lao động có được đảm bảo hay không chính là tuỳ thuộc chủ yếu ở HTCT có được đổi
mới và hoàn thiện hay không. Khi công cuộc đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu,
Đảng ta chủ trương hướng mạnh về cơ sở, quan tâm củng cố cơ sở xã hội của chính trị,
đề cao các sáng kiến và tính chủ động từ cơ sở. Tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X, XI và XII đặc biệt coi trọng đổi mới HTCT ở cơ sở, nhất là ở cơ
sở nông thôn (xã, thị trấn). Đây cũng là thể hiện nhận thức mới của Đảng về đổi mới
HTCT. Những nguyên tắc, yêu cầu, nội dung, phương thức đổi mới HTCT cấp vĩ mô
chi phối quá trình đổi mới HTCT cấp cơ sở và sự đổi mới HTCT cơ sở có tác động
tích cực trở lại HTCT nói chung.
Trong suốt hơn 30 năm đổi mới, nhất là từ khi nước ta phát triển kinh tế thị
trường định hướng XHCN và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, vấn đề dân chủ, nhà
nước pháp quyền và đổi mới HTCT được quan tâm nổi bật, tạo mối quan hệ giữa dân
chủ với HTCT, dân chủ với HTCT ở cơ sở (xã, phường, thị trấn). Xu hướng ngày càng
hướng về cơ sở, hướng tới người dân, chú trọng chất lượng, hiệu quả hoạt động của
HTCT ở cơ sở, dân chủ hóa hoạt động bầu cử , chú trọng đức - tài trong tiêu chuẩn cán
bộ, thu hút và trọng dụng nhân tài,… là những bước tiến trong đổi mới HTCT. Nước ta
đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng về KT-XH, giữ vững ổn định về
chính trị và hiện nay đang đứng trước yêu cầu, thách thức mới của sự phát triển.
HTCT ở cơ sở giữ vị trí rất quan trọng trong HTCT nước ta. Với hơn 85% trong
tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở, cơ sở xã, phường, thị trấn là nơi mà toàn bộ
nhân dân cư trú, sinh sống và diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội. Vì vậy,
HTCT cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân thực
hiện quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà
nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy động mọi khả năng để phát triển KT-XH

và tổ chức cuộc sống cộng đồng dân cư, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và
1


thành thị.
Tuy nhiên, hiện nay hoạt động của HTCT cơ sở đang là khâu yếu nhất, là điểm
xung yếu nhất của thể chế chính trị nước ta. HTCT cơ sở vẫn còn nhiều mặt yếu kém,
bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, tổ chức, thực hiện và vận động quần chúng.
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong HTCT chưa được xác định rành mạch,
trách nhiệm còn chồng chéo; nội dung và phương thức hoạt động chậm được đổi mới,
còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Đội ngũ cán bộ, công
chức ở cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng. Chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá,
thường xuyên thay đổi, chưa đồng bộ. Có cơ sở đã trở thành điểm nóng, dân bất bình
khiếu kiện, tỏ thái độ giảm niềm tin ở tổ chức đảng và chính quyền…
Đối với huyện Sơn Tịnh, HTCT cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc tổ
chức nhân dân trên địa bàn thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
một cách thực sự. Là một huyện thuần nông, do những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và các yếu tố truyền thống, hoạt động của HTCT cơ sở ở đây còn có những đặc
trưng riêng. Tuy nhiên, gần đây trên địa bàn huyện đang tiềm ẩn những nhân tố gây
mất ổn định chính trị - xã hội. Nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, liên tục xảy ra,
với tính chất ngày càng phức tạp, qui mô, mức độ ngày càng lớn. Trong khi đó HTCT
cấp cơ sở của huyện còn rất yếu. Trình độ của đội ngũ cán bộ xã còn thấp, nội dung và
phương thức hoạt động chậm được đổi mới, hiệu quả hoạt động chưa cao đã làm cho
HTCT cấp cơ sở kém hiệu lực và đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc. Mặc dù Đảng, Nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của
HTCT cơ sở, nhưng việc cụ thể hóa và thực thi những vấn đề trên địa bàn vẫn còn
nhiều bất cập. Vì vậy, HTCT cấp cơ sở ở huyện Sơn Tịnh hiện nay đang là một trong
những nhiệm vụ cần phải được nghiên cứu, giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động, tránh những bất cập và đem lại hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo, quản lý.

Để đánh giá đúng thực tiễn tình hình tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở
huyện Sơn Tịnh hiện nay cũng như nêu ra một số vấn đề, giải pháp phù hợp nhằm góp
phần hoàn thiện tổ chức và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở
trên địa bàn này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của hệ thống chính
trị cơ sở từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2


2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Là một khâu yếu nhất, là điểm xung yếu nhất trong HTCT nước ta, vì thế HTCT
cơ sở ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vấn đề đổi mới tổ chức,
hoạt động và nâng cao chất lượng HTCT cơ sở xã, phường, thị trấn được Đảng và Nhà
nước ta thông qua trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương
khoá VII (Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 23/01/1995) về “tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước
nền hành chính”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá
VIII (Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/6/1997) về “phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
sạch, vững mạnh”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa
VIII (Nghị quyết 13-NQ/TW, ngày 16/8/1999) "Một số vấn đề về tổ chức, bộ máy của
hệ thống chính trị và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước"; Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (Nghị quyết số 17NQ/TW ngày 18/3/2002) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ
sở ở xã, phường, thị trấn”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
khóa X (Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 09/02/2007) về “đổi mới, kiện toàn tổ chức
bộ máy các cơ quan đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trung ương khóa X (Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 01/8/2007) về “đẩy
mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà
nước”; Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khoá X (Nghị

quyết số 22-NQ/TW ngày 02/02/2008) “về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên”; Kết luận Hội nghị lần thứ
bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn
thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở” (Kết luận số 64-KL/TW ngày
28/5/2013); Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII
(Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp
xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”…
Và vấn đề này trước đây nhiều năm cũng đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên
cứu, cụ thể như: TS. Lưu Minh Trị, “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở
nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Hà Nội, 1993; GS.
3


TS. Trần Ngọc Hiên, “Những vấn đề lý luận về hệ thống chính trị cơ sở”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1998; GS. Nguyễn Đức Bình, GS. TS. Trần Ngọc Hiên, GS.
Đoàn Trọng Truyến, Nguyễn Văn Thảo, PGS. TS Trần Xuân Sầm (đồng chủ nhiệm),
“Đổi mới và tăng cường hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn mới”, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1999; PGS. Nguyễn Quốc Phẩm (chủ biên), “Hệ thống chính trị
cấp cơ sở và dân chủ hoá đời sống xã hội nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số
các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; TS. Vũ
Hoàng Công, “Hệ thống chính trị cơ sở - Đặc điểm, xu hướng và giải pháp”, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002; TS. Đặng Đình Tân, “Chính quyền cấp
xã - những vấn đề đặt ra hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc hội,
Đặc san số 3 năm 2002; Lê Huy Thục - Đào Minh Thảo,“Nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở nước ta hiện nay: Quan niệm, vấn đề, giải pháp”,
Tạp chí Khoa học chính trị số 2/2002; GS.TS. Hoàng Chí Bảo (chủ biên), “Hệ thống
chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
TS. Chu Văn Thành (chủ biên), “Hệ thống chính trị cơ sở - Thực trạng và một số giải
pháp đổi mới”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; PGS.TS. Nguyễn Văn Vĩnh
(chủ biên), “Góp phần đẩy lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát triển đất nước”, NXB

Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005. Và các công trình khoa học khác nghiên cứu chủ đề
có liên quan đến HTCT cơ sở ở Việt Nam.
Gần đây, có rất nhiều nhà lý luận, nhà khoa học đang nghiên cứu về tổ chức và
hoạt động của HTCT ở cơ sở nhưng những vấn đề được nghiên cứu chủ yếu đi vào tổ
chức và hoạt động của HTCT cấp cơ sở ở tầm vĩ mô, bao quát chung cho cả nước. Các
công trình khoa học trên tiếp cận HTCT cơ sở từ nhiều cách, nhiều góc độ khác nhau, tìm
vạch nội hàm khái niệm HTCT, HTCT cơ sở, khái quát những đặc điểm, xu hướng vận
động, vị trí, vai trò của cơ sở và HTCT cơ sở; phân tích thực trạng tổ chức, hoạt động
và những bất cập của HTCT cơ sở, tìm vạch nguyên nhân và đề xuất các giải pháp đổi
mới HTCT ở cơ sở nước ta hiện nay, chưa đi sâu vào nghiên cứu phạm vi, đơn vị cụ
thể. Đặc biệt, ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi chưa có ai nghiên cứu về vấn đề này
và cũng chưa có công trình nào phân tích cụ thể thực trạng tổ chức và hoạt động của
HTCT cơ sở trên địa bàn huyện và cũng chưa có giải pháp cụ thể nào để đổi mới về tổ
chức và hoạt động của HTCT huyện Sơn Tịnh. Bởi lẽ, hiện nay tổ chức và hoạt động
của HTCT cơ sở từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vẫn còn nhiều điều
4


phải đi sâu nghiên cứu làm rõ như: Về tổ chức mặc dù đã có nhiều đổi mới, hoàn thiện
nhằm đáp ứng với yêu cầu đặt ra nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều điểm bất cập, chồng
chéo, chưa khoa học về tổ chức HTCT từ cấp huyện xuống xã; về phương thức, hiệu
quả hoạt động của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các hội, đoàn thể tuy đã có nhiều
đổi mới, đáp ứng với nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn hiện nay, góp phần xây dựng
HTCT trong sạch, vững mạnh nhưng vẫn còn không ít những tồn tại hạn chế trong
phương thức, hiệu quả hoạt động của HTCT.
Những tri thức mà các nhà khoa học nghiên cứu trước đây và hiện nay rất có ý
nghĩa và rất được trân trọng, thực sự là những tư tưởng quý giá đối với tác giả để tiếp
cận và kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề tổ chức và
hoạt động của HTCT cơ sở cùng với việc khảo sát thực tiễn ở huyện Sơn Tịnh, tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng và ở Việt Nam nói chung, và cũng sẽ là cơ sở để tác giả hoàn

thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình, đưa ra được giải pháp phù hợp để hoàn thiện tổ
chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở huyện Sơn Tịnh. Đây là một
trong những vấn đề rất cần thiết hiện nay để góp phần đưa huyện Sơn Tịnh phát triển
về mọi mặt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận phân tích, đánh giá làm rõ thực tiễn tổ chức và hoạt động của
HTCT cơ sở từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, đề tài nghiên cứu nhằm
củng cố thêm về tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở ở huyện Sơn Tịnh nói riêng, ở
các địa phương khác nói chung hiện nay trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đi lên
CNXH ở nước ta hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ nội dung, bản chất của các khái niệm: cơ sở, HTCT,
HTCT cơ sở, cấu trúc, nguyên tắc hoạt động của HTCT cơ sở,…, phân tích, đánh giá
thực tiễn tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng
Ngãi, đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu ứng dụng vào thực
tiễn đổi mới tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở trên địa bàn
5


huyện Sơn Tịnh hiện nay, bao gồm các tổ chức cơ sở Đảng, chính quyền nhà nước,
Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở các xã thuộc huyện Sơn Tịnh trong mối
quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
HTCT cơ sở thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi từ 2010 đến nay, nhất là
từ sau khi thực hiện Nghị quyết 123/NQ-CP ngày 12/12/2013 của Chính phủ về việc
điều chỉnh địa giới hành chính huyện Sơn Tịnh, huyện Tư Nghĩa để mở rộng thành phố

Quảng Ngãi và thành lập phường Trương Quang Trọng và tổ chức và hoạt động của
HTCT cơ sở của huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cùng các quan điểm,
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về tổ chức và hoạt động của
HTCT nói chung, HTCT cơ sở nói riêng để làm sáng tỏ vấn đề.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sự kết hợp của các phương pháp lịch sử,
phương pháp nghiên cứu chuyên ngành quản lý, phương pháp xã hội học như: phân
tích, tổng hợp, so sánh, thống kê hệ thống, phân tích tài liệu thông qua các báo cáo của
huyện,… nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở ở một địa bàn cụ thể
(huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi) sẽ làm phong phú thêm lý luận về cơ sở, HTCT,
HTCT cơ sở,…; sự cần thiết phải đổi mới tổ chức và hoạt động của HTCT cơ sở nói
chung và HTCT cơ sở huyện Sơn Tịnh nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu hoàn thiện
HTCT hiện nay.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Phân tích thực tiễn và đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và
hoạt động của các tổ chức trong HTCT cơ sở trên địa bàn huyện Sơn Tịnh trong tiến
trình hoàn thiện HTCT ở nước ta hiện nay. Bên cạnh mặt lý luận, luận văn còn có thể
làm tài liệu tham khảo trực tiếp cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở huyện Sơn Tịnh, cán bộ
quản lý ở các xã hoặc cho sinh viên thuộc bộ môn khoa học quản lý, nhà nước, pháp
6


luật và sinh viên các lớp chính trị - hành chính.
7. Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị
cơ sở
Chương 2: Thực tiễn tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở huyện
sơn tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
Chương 3: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ
thống chính trị cơ sở từ thực tiễn huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

7


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của hệ thống chính trị cơ sở
1.1.1. Khái niệm hệ thống chính trị cơ sở
Thuật ngữ "chính trị" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại “politika”, có nghĩa
là “công việc nhà nước” hay “những công việc xã hội”. Trong tiếng Hán cổ đại, “chính
trị” nghĩa là “chính sách quốc gia”, “công việc trị quốc”... Hiện nay, trên thế giới có
rất nhiều các cách hiểu khác nhau về khái niệm chính trị như: nghệ thuật của phép cai
trị; những công việc của chung; sự thỏa hiệp và đồng thuận; quyền lực và cách phân
phối tài nguyên hay lợi ích… Chính trị là lĩnh vực của đời sống xã hội, bao gồm các
hoạt động và các mối quan hệ liên quan đến các công việc và giải quyết các vấn đề
chung của toàn xã hội. Đây là biểu hiện bề ngoài của chính trị. Thực chất, chính trị là
mối quan hệ, sự tương tác giữa chủ thể xã hội với toàn bộ các tổ chức và thành viên
trong xã hội với quyền lực chi phối chứa đựng bên trong đó, quyền lực chung (quyền
lực xã hội), gọi là quyền lực chính trị.
Trong các công việc chung của xã hội thì công việc của nhà nước chiếm vị trí
quan trọng hàng đầu. Vì vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, thực chất chính trị là quan

hệ giữa các giai cấp, là những hoạt động xoay quanh vấn đề giành, giữ chính quyền và
sử dụng quyền lực nhà nước. Tất nhiên, chính trị không chỉ bao gồm các công việc của
nhà nước. Xã hội muốn tồn tại và phát triển thì còn hàng loạt vấn đề chung khác cần giải
quyết như các vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng, ý thức, đạo đức xã hội, các phương án
giải quyết các vấn đề chung của xã hội khác với giai cấp, tầng lớp nắm quyền... Vì vậy,
bên cạnh nhà nước trong xã hội còn tồn tại các tổ chức chính trị khác [6, tr.60-61].
Chính trị là một hiện tượng lịch sử, có quá trình ra đời, tồn tại và mất đi. Chính
trị chỉ tồn tại khi xã hội có giai cấp và nhà nước, nhưng không phải khi chính trị xuất
hiện thì khái niệm HTCT cũng xuất hiện. Khái niệm HTCT ra đời sau khái niệm chính
trị. Lịch sử tư tưởng chính trị phương Đông và phương Tây trước Mác chưa có khái
niệm HTCT. Cả Mác, Ăngghen, Lênin vẫn chưa dùng khái niệm HTCT. Tuy nhiên,
những nội dung về HTCT đã được Mác, Ăngghen, Lênin diễn đạt bằng những phạm
trù liên quan như: hình thức chính trị, thiết chế chính trị, thể chế chính trị, cơ cấu chính
8


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full













×