Tải bản đầy đủ (.docx) (115 trang)

Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đặc thù để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động văn hóa thể chất tại các xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (817.01 KB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HUỲNH VŨ KHOA

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA THỂ CHẤT TẠI CÁC XÃ ĐIỂM
NÔNG THÔN MỚI TỈNH VĨNH LONG”

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


NGUYỄN HUỲNH VŨ KHOA

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ
ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
VĂN HÓA THỂ CHẤT TẠI CÁC XÃ ĐIỂM


NÔNG THÔN MỚI TỈNH VĨNH LONG

Chuyên ngành: Giáo dục thể chất
Mã số: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Lâm Quang Thành

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực; phản ánh tình hình xây dựng và phát triển văn hóa
thể chất tại các xã điểm nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015, chưa
được ai nghiên cứu, công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào
khác.
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 6 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Huỳnh Vũ Khoa


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng chân thành, tôi trân trọng cám ơn quý thầy, cô trong Ban
Giám hiệu Trường Đại học Thể dục Thể thao thành phố Hồ Chí Minh; quý thầy,
cô của trường Đại học Thể dục Thể thao và các trường Đại học khác tham gia
giảng dạy trong chương trình học tập của khóa Cao học 19 (2014 – 2016) đã

dành nhiều tâm huyết, truyền đạt những kiến thức quý báu trên các lĩnh vực liên
quan đến chuyên ngành Giáo dục Thể chất, giúp tôi có cơ sở lý luận, ứng dụng
nghiên cứu luận văn nầy.
Đặc biệt, trân trọng cám ơn Phó Giáo sư – Tiến sĩ Lâm Quang Thành đã
tậm tâm hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận
văn.
Trân trọng cám ơn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh
Long, các đồng chí trong Ban giám đốc Sở, lãnh đạo các phòng chức năng thuộc
Sở; phòng Văn hóa và Thông tin huyện, thị xã trong tỉnh Vĩnh Long và đồng
nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi, hợp tác, hỗ trợ tích cực cho tôi trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứuđề tài của luận văn.
Đề tài được hoàn thành, tuy nhiên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi
những hạn chế và sai sót, rất mong quý thầy, cô, đồng nghiệp thông cảm và góp
ý kiến để đề tài luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Trân trọng./.
Vĩnh Long, ngày 16 tháng 6 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Huỳnh Vũ Khoa


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..........................4
1.1 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển Văn hóa nói chung
và văn hóa thể chất nói riêng.................................................................................4
1.1.1..... Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập của đất nước........................................................................4
1.1.2 Phát triển văn hóa thể chất là một trong những nhiệm vụ để phát
triển nền văn hóa Việt Nam..........................................................................8

1.2 Một số khái niệm Văn hóa, văn hóa thể chất, thiết chế văn hóa.....................9
1.2.1Văn hóa..................................................................................................9
1.2.2 Khái niệm văn hóa thể chất và thể dục, thể thao................................11
1.2.3 Thiết chế và thiết chế văn hóa............................................................17
1.3 Cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa thể chất.................................................19
1.3.1Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội...........................................19
1.3.2 .......Nền văn hoá mà chúng ta đang xây dựng là nền văn hoá tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc...............................................................................20
1.3.3 . . .Nền văn hoá Việt Nam là nền văn hoá thống nhất mà đa dạng trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.................................................................20
1.3.4 Văn hoá là một mặt trận; xây dựng và phát triển văn hoá là một sự
nghiệp cách mạng lâu dài............................................................................21
1.3.5 Thể dục thể thao với chính trị, kinh tế và văn hóa.............................21
1.3.6 Chuẩn mực, tiêu chí, đặc thù, tiêu chí đặc thù....................................25
1.3.7 Tiêu chuẩn đánh giá hoạt động văn hóa thể chất và thiết chế văn
hóa, thể thao...............................................................................................27
1.4 Quan điểm chỉ đạo của Tỉnh Ủy Vĩnh Long về phát triển Văn hóa thể chất ở
cơ sở tỉnh Vĩnh Long thực hiện xây dựng nông thôn mới...................................28


1.4.1 Đại hội đại biểu lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long.........................28
1.4.2 Nghị quyết Đại hội lần thứ X Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long nhiệm kỳ 2015
– 2020..........................................................................................................28
1.4.3 Quy hoạch phát triển thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020,
định hướng đến năm 2030...........................................................................29
1.5. Khái quát đặc điểm tỉnh Vĩnh Long hoạt động văn hóa thể chất.................29
1.5.1. Vị trí địa lý, dân số, đơn vị hành chính.............................................29
1.5.2. Truyền thống lịch sử Vĩnh Long.......................................................30
1.5.3. Hoạt động văn hóa thể chất...............................................................32

1.6. Các đề tài nghiên cứu có liên quan...............................................................38
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.................42
2.1. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................42
2.1.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu......................................42
2.1.2. Phương pháp điều tra điều tra xã hội học..........................................42
2.1.3. Phương pháp phân tích SWOT..........................................................43
2.1.4 Phương pháp toán học thống kê.........................................................43
2. 2. Tổ chức nghiên cứu.....................................................................................44
2.2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu....................................................44
2.2.2 Khách thể nghiên cứu.........................................................................44
2.2.3 Thời gian, địa điểm nghiên cứu..........................................................45
2.2.4 Kế hoạch nghiên cứu..........................................................................45
2.2.5 Đơn vị - cá nhân phối hợp..................................................................46
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN.........................47
3.1 Thực trạng hoạt động văn hóa thể chất và xây dựng thiết thể thao ở xã điểm
nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long đến 2015............................................................47
3.1.1 Thực trạng hoạt động văn hóa thể chất...............................................47
3.1.2 Thực trạng đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa,thể thao......................61


3.1.3 . Dự báo những tác động phát triển văn hóa thể chất ở tỉnh Vĩnh Long
theo phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức)............70
3.2 Xây dựng nhóm các tiêu chí đặc thù về hoạt động văn hóa thể chất và xây
dựng thiết chế thể thao xã nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long..................................73
3.2.1 Nhóm tiêu chí đặc thù về hoạt động văn hóa thể chất gồm 07 tiêu chí
.....................................................................................................................73
3.2.2 Nhóm tiêu chí đặc thù về xây dựng thiết chế thể thao xã nông thôn
mới gồm 04 tiêu chí.....................................................................................76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................80
Kết luận.......................................................................................................80

Kiến nghị.....................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
TDTT

Thể dục thể thao

CBCCVC

Cán bộ công chức, viên chức

Sở VH,TT & DL

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

GĐTT

Gia đình thể thao

LLVT

Lực lượng vũ trang


GDTC

Giáo dục thể chất

VĐV

Vận động viên

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

ĐH – CĐ, THCN

Đại học, cao đẳng – trung học chuyên nghiệp

CLB

Câu lạc bộ

HLV

Huấn luyện viên

XHH


Xã hội hóa

HKPĐ

Hội khỏe Phù Đổng

TTVH-TT

Trung tâm Văn hóa, Thể thao

NVH-KTT

Nhà Văn hóa-Khu thể thao


DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG

TÊN BẢNG

Bảng 1.1

Tiêu chuẩn thiết chế Trung tâm văn hóa – Thể thao xã

Bảng 1.2

Tiêu chuẩn thiết chế Nhà văn hóa – Khu Thể thao ấp

Bảng 3.1


Tỷ lệ dân số tập luyện TDTT thường xuyên trên địa
bàn xãnông thôn mới tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2011
– 2015

Bảng 3.2

Số người tập luyện TDTT thường xuyên và tỷ lệ % trên
dân số của 22 xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2011 – 2015

Bảng 3.3

Tổng hợp số người tập luyện TDTT theo môn thể thao
ham thíchở 22 xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long
giai đoạn 2011 - 2015

Bảng 3.4

Thực trạng trình độ chuyên môn công chức văn hóa –
xã hội ở 22 xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2015

Bảng 3.5

Số lượng hướng dẫn viên, cộng tác viên thể dục thể
thao ở 22 xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long đến
năm 2015

Bảng 3.6


Tổng hợp kết quả tổ chức Đại hội TDTT cấp xã

Bảng 3.7

Bảng tổng hợp hiện trạng thiết chế TTVH - TT Xã,
NVH - KTT ấp đến năm 2015

Bảng 3.8

Tổng hợp tiêu chí chọn môn thể thao theo sở thích

Bảng 3.9

Tổng hợp tiêu chí tổ chức các giải thể thao truyền thống

TRAN
G

74


ĐỊNH NGHĨA, KHÁI NIỆM
(Căn cứ Luật Thể dục, Thể thao và Quyết định số 5139/QĐ-BVHTTDL
về hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành VHTTDL)

Người tập luyện

Là người tham gia rèn luyện thân thể hàng ngày

thể dục thể thao


bằng các phương pháp và phương tiện của thể dục

thường xuyên

thể thao, mỗi tuần ít nhất 3 lần, mỗi lần 30 phút và
trong một năm tập luyện liên tục 6 tháng trở lên

Gia đình tập luyện

Là những hộ gia đình có ít nhất 50% số người trong

TDTT

gia đình luyện tập TDTT thường xuyên

Giáo dục thể chất

Là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục
nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản
cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận
động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn
diện

Câu lạc bộ TDTT cơ

Là một tổ chức xã hội tự nguyện được thành lập tại

sở


các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang,
trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ để tổ chức, hướng dẫn tập luyện thể
dục thể thao cho người tập

Giải thể thao

Là các cuộc thi đấu do các liên đoàn thể thao quốc
gia, quốc tế, ngành thể dục thể thao trung ương và
địa phương tổ chức nhằm đánh giá, tuyển chọn vận
động viên và phát triển phong trào thể dục thể thao

Diện tích đất đai dành Là diện tích đất đã nằm trong quy hoạch được cấp
cho TDTT

có thẩm quyền phê duyệt (tỉnh, thành phố)

Chi cho hoạt động sự

Là những khoản kinh phí từ ngân sách trung ương,

nghiệp TDTT

địa phương, các khoản thu từ hoạt động thể dục thể


thể thao và nguồn kinh phí tài trợ, hỗ trợ từ các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước phục vụ cho các
hoạt động TDTT
Huấn luyện viên


Là người trực tiếp giảng dạy, đào tạo và huấn luyện
vận động viên các môn thể thao từ năng khiếu trở
lên, là người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ,
được chứng nhận về chuyên ngành thể dục, thể thao
từ bậc trung cấp trở lên hoặc có chứng chỉ chuyên
môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể
thao quốc tế tương ứng cấp.

Vận động viên

Là những người tập luyện thường xuyên có hệ
thống về một hoặc nhiều môn thể thao để tham gia
thi đấu thể thao và được cơ quan quản lý nhà nước
về thể dục thể thao có thẩm quyền công nhận

Trọng tài

Là những người điều khiển và xác định kết quả thi
đấu thể thao theo luật thi đấu của từng môn thể thao
và được cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể
thao công nhận.

Cộng tác viên TDTT

Là người có trình độ chuyên môn thể dục, thể thao,
thực hiện nhiệm vụ vận động, tổ chức, hướng dẫn
mọi người tập luyện thể dục, biểu diễn, thi đấu thể
thao và tham gia hoạt động phát triển phong trào thể
dục, thể thao ở cơ sở.


Sân vận động

Là sân thể thao cơ bản có đường chạy vòng khép
kín bao quanh sân bóng đá và một số sân xen kẽ
(thường bố trí ở hai đầu sân bóng đá) phục vụ các
môn thể thao khác: Nhảy xa, Nhảy cao, Ném đẩy…;


có khán đài và các công trình phục vụ cần thiết cho
khán giả và vận động viên như: Phòng thay quần áo,
Phòng trọng tài, Phòng huấn luyện viên, Phòng vận
động viên…
Nhà thi đấu thể thao

Là công trình TDTT trong nhà (thường là công trình
có khán đài) phục vụ cho tập luyện và thi đấu TDTT

Bể bơi

Là công trình TDTT chuyên dùng cho việc tập
luyện và thi đấu một số môn thể thao dưới nước
như: Bơi, lặn, bóng nước, nhảy cầu, bơi nghệ
thuật…

Hộ kinh doanh hoạt

Là do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc nhóm

động thể thao


người hoặc một bộ phận gia đình làm chủ, đăng ký
kinh doanh hoạt động thể thao tại một điểm, sử
dụng không quá 10 lao động, không có con dấu và
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối
với hoạt động kinh doanh thể thao

Đơn vị sự nghiệp thể

Là đơn vị do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

thao công lập

quyết định thành lập, có dự toán độc lập, có con dấu
riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của
pháp luật


1
LỜI MỞ ĐẦU
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về
thể dục, thể thao đến năm 2020 đã đặt ra một trách nhiệm mới cho các cấp, các
ngành và địa phương trong việc nâng cao đời sống và bộ mặt an ninh, chính trị,
kinh tế, văn hóa của nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng lần thứ 7 và Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị;Chính phủra Nghị
quyết số 24/2008/NQ-CP ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị
quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông

nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 16/2012/NQ-CP ban hành
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Chương trình đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ,lộ trình, tiêu chí và giải pháp; làm
cơ sở tiêu chuẩn để triển khai thực hiện phát triển mọi mặt đời sống chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.Cùng với các tiêu chí phát triển về kinh
tế, chính trị, xã hội thì tiêu chí phát triển về văn hóathể chất là một trong những
tiêu chí và là giải pháp quan trọng để xây dựng và đổi mới bộ mặt đời sống văn
hóa, thể chất, tinh thần của nhân dân ở nông thôn trong quá trình xây dựng nông
thôn mới ở tỉnh Vĩnh Long.
Sơ kết 5 năm của Tỉnh ủy Vĩnh Long (2011- 2015) đánh giá thực hiện
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
nông nghiệp, nông dân, nông thônvà sơ kết 3 năm (2011 – 2013) của Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Vĩnh Longvề triển khai thực hiện Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị
trên địa bàn tỉnh đã đánh giá:
“Bộ mặt Văn hóa nông thôn tỉnh Vĩnh Long từng bước được đổi mới, hệ
thống cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư xây dựng mới, thu nhập kinh tế hộ


2
dân và đầu người tăng, các thiết chế văn hóa được hình thành, góp phần đáp
ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình chỉ
đạo, tổ chức, điều hành xây dựng thiết chế văn hóa của tỉnh thời gian qua bộc
lộ những vướng mắc, khó khăn và hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến phát triển
bền vững. Đặc biệt, trong chỉ đạo, điều hành phát triển các hoạt động văn hóa,
thể chất còn nhiều lúng túng, bị động về phương pháp quản lý, tiêu chí tổ chức
thực hiện, giải pháp điều hành, công tác huy động sức dân, vận động xã hội hóa
còn bị động, tổ chức các loại hình hoạt động phong trào còn đơn điệu, chưa thu
hút, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất trang thiết bị vừa thừa, vừa thiếu chưa
đáp ứng nhu cầu.v.v..”.
Trước những nhận định và yêu cầu đặt ra, việc nghiên cứu đánh giá một

cách khoa học về thực trạng văn hóa thể chất tại các xã điểm nông thôn mới của
tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua là cần thiết, nhằm tìm ra những ưu điểm, đặt
ra yêu cầu mới, xây dựng những tiêu chí đặc thù, phù hợp trình độ quản lý, điều
kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương đểgiúp lãnh đạo ngành
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các cấp của tỉnh Vĩnh
Longtrong công tác chỉ đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, phát triển hoạt động
văn hóa thể chất tại các xã điểm nông thôn mới của tỉnh có chất lượng, đạt hiệu
quả cao và phát triển bền vữngtrong thời gian tới; góp phần phát triển kinh tế,
xã hội, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân tỉnh Vĩnh Long và thực hiện
thắng lợi Nghị quyết Đảng trên phạm vi toàn quốc.
Hiện nay, thông qua tìm hiểu ở các tỉnh lân cận khu vực Đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng, tạm thời vẫn chưa có đề tài
nghiên cứu về xây dựng các tiêu chí đặc thù về văn hóa thể chất nông thônmới,
mà chỉ áp dụng một số tiêu chí về thiết chế văn hóa theo bộ tiêu chí xây dựng
nông thôn mới của quốc gia và của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành.
Vì vậy, đề tài xác định nhiệm vụ đánh giá thực trạng hiệu quả ứng dụng các tiêu
chí về Văn hóa của quốc gia trên địa bàn xã nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long trong


3
thời gian đến năm 2015, từ đó đề xuất xây dựng các tiêu chí đặc thùphù hợp với
điều kiện kinh tế, thiên nhiên, môi trường, phát huy văn hóa truyền thống của
địa phương để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động văn hóa thể chất tại các
xã điểm nông thôn mới của tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới, góp phần nâng
cao mức hưởng thụ về văn hóa thể chất của nhân dân ở cơ sở tại tỉnh Vĩnh Long.
Trên cơ sở ý nghĩa và tầm quan trọng của những vấn đề trên, tôi xác định
chọn đề tài:“Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đặc thù để nâng cao chất
lượng hiệu quả hoạt động văn hóa thể chất tại các xã điểm nông thôn mới
tỉnh Vĩnh Long”
Mục đích nghiên cứu

Đánh giá thực trạng hoạt động văn hóa thể chất và xây dựng thiết chế thể
thao nhằm xây dựng các tiêu chí đặc thù để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt
động văn hóa thể chất tại các xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long, góp phần
nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa thể chất của nhân dân ở cơ sở.
Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Nghiên cứu thực trạng hoạt động văn hóa thể chất và xây dựng thiết
chế thể thao ở xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015.
2. Xây dựng các tiêu chí đặc thù để nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt
động văn hóa thể chất các xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long.


4
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về phát triển Văn hóa nói
chung và văn hóa thể chất nói riêng
1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển Văn hóa Việt Nam trong thời kỳ
đổi mới và hội nhập của đất nước
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII (1998):“Xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” là Nghị quyết có
ý nghĩa chiến lược, chỉ đạo quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa ở
nước ta.
Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ
nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, tự
cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại, làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội,
vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư;
tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học
phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Quan điểm chỉ đạo cơ bản trong quá trình xây dựng và phát triển sự
nghiệp phát triển văn hoá nước ta là: Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội,
vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội; nền văn
hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng
các dân tộc Việt Nam; xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân
do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hoá là
một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì
thận trọng.
Nhiệm vụ và giải pháp là: Xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn


5
cách mạng mới. Xây dựng môi trường văn hóa. Phát triển sự nghiệp văn học,
nghệ thuật. Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa. Phát triển sự nghiệp giáo
dục- đào tạo và khoa học công nghệ. Phát triển đi đôi với quản lý tốt hệ thống
thông tin đại chúng. Bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
Chính sách văn hóa đối với tôn giáo. Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa. Củng
cố, xây dựng và hoàn thiện thiết chế văn hóa.Mở cuộc vận động giáo dục chủ
nghĩa yêu nước gắn với thi đua yêu nước và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”. Xây dựng, ban hành luật pháp và các chính sách văn
hóa. Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn hóa. Nâng cao
hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
Kết luận của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ mười khóa IX
đã nhấn mạnh mục tiêu sau: Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh
tế là trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với không ngừng nâng
cao văn hóa- nền tảng tinh thần xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh
vực trên chính là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và
bền vững của đất nước. Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và
giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của văn

hóa Việt Nam đương đại, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát
huy các giá trị tốt đẹp của truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp nhận có chọn lọc
tinh hoa văn hóa thế giới, bắt kịp sự phát triển của thời đại. Vừa phát huy mạnh
mẽ tính đa dạng, bản sắc độc đáo của văn hóa các dân tộc anh em, làm phong
phú nền văn hóa chung của cả nước, vừa kiên trì củng cố và nâng cao tính thống
nhất trong đa dạng của văn hóa Việt Nam, đấu tranh chống các khuynh hướng
lợi dụng văn hóa để chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết dân tộc. Nghiên cứu, nắm
bắt kịp thời những thành tựu của văn hóa- thông tin hiện đại, huy động mọi
tiềm lực xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hóa, chăm lo các tài năng, chủ
động có kế hoạch, chính sách, cơ chế phù hợp để tạo điều kiện cho văn hóa
nước nhà phát triển vững chắc và đúng hướng trong thời kỳ mới.


6
- Văn kiện Đại hội X (2006) đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng
và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết
chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm
sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội”; đồng thời chỉ rõ: “Xây dựng nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của
xã hội và con người trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là
trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa- nền tảng tinh
thần của xã hội”1.
- Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ
sung, phát triển 2011) được Đại hội XI của Đảng thông qua đã xác định: “Xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn
diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân
chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời
sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển”.

- Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn nhận
định: “Sau hơn 20 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá
toàn diện và to lớn, bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi. Đời sống vật chất và
tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và
chưa đồng đều giữa các vùng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân
nông thôn còn thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc, vùng
sâu, vùng xa; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2006, tr.213.
1


7
vùng còn lớn, phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc. Những hạn chế, yếu kém
trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó nguyên nhân chủ quan
là chính: một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng
chậm được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; đầu tư từ ngân sách nhà nước và các
thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp
ứng yêu cầu phát triển; tổ chức chỉ đạo thực hiện và công tác quản lý nhà nước
còn nhiều bất cập, yếu kém” đề ra quan điểm mục tiêu và giải pháp phát triển
trong thời gian tới: “ Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực.
Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá
phong phú, đàm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và
xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân. Thực hiện chương trình
xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí cụ thể, phù hợp với đặc điểm từng

vùng, chú ý các xã còn nhiều khó khăn. Nâng cao chất lượng cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, thực hiện nếp sống mới ở
nông thôn.” [20]
-

Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09 tháng 6 năm 2014 của Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa XI:“Về xây dựng và phát triển Văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.Đảng tiếp tục khẳng
định phát triển kinh tế song song với phát triển văn hóa, xem: “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước.
Văn hóa phải được đặt ngang với kinh tế, chính trị, xã hội”.
Mục tiêu hướng đến là: “ Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam
phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần
vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển


8
bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”.
Nhiệm vụ là: Hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa
bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Nâng cao thể lực, tầm vóc con
người Việt Nam, gắn giáo dục thể chất với giáo dục tri thức, đạo đức, kỹ năng
sống, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2 Phát triển văn hóa thể chất là một trong những nhiệm vụ để
phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Phát triển Văn hóa thể chất là một trong những nhiệm vụ để phát triển nền
văn hóa Việt Nam đã được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Đại hội lần thứ IX

của Đảng đã xác định:“Phát triển thể dục thể thao là một bộ phận quan trọng
trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta…phát
triển thể dục thể thao là góp phần giáo dục đạo đức, nâng cao dân trí xã hội …,
đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt văn hóa cộng đồng...Thể dục, thể thao là
một bộ phận của nền Văn hóa, đầu tư cho phát triển thể dục thể thao, tức là đầu
tư cho sự phát triển…”.
Văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Xây dựng và
thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt
Nam. Đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao quần chúng và thể thao thành tích
cao”, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng về phát triển thể dục thể thao
nhằm nâng cao sức khỏe, thể lực và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của
nhân dân.
Nghị quyết số 08 – NQ/TW, ngày 01 tháng 12 năm 2011, Ban chấp hành
Trung ương Đảng ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát
triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; phát huy vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thể dục, thể thao hay văn hóa thể chất nói chung với quan
điểm: “ Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu khách quan của xã hội,


9
nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất lượng cuộc sống của nhân
dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí, đạo đức, xây dựng lối sống và
môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân,
mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế; đồng thời, là trách nhiệm của
các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và của mỗi người dân.
Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên lãnh đạo công tác thể dục, thể
thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao ngày càng phát triển.Đầu tư cho
thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển của đất nước. Tăng
tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thể dục,
thể thao và đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời phát huy

các nguồn lực của xã hội để phát triển thể dục, thể thao, phát huy mạnh mẽ vai
trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các hoạt động thể dục, thể
thao. Gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính dân
tộc, khoa học, nhân dân và văn minh. “
Trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “ Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt
động thể dục thể thao quần chúng. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân
rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, vận động và thu hút đông đảo
nhân dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, tạo điều kiện thuận lợi để phát
triển đa dạng các hình thức tổ chức tập luyệnthể dục thể thao ở cơ sở. Gắn việc
chỉ đạo phát triển phong trào thể dục, thể thao với Cuộc vận động “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở” với Chương trình xây dựng nông
thôn mới…”.
1.2 Một số khái niệm Văn hóa, văn hóa thể chất, thiết chế văn hóa
1.2.1Văn hóa
Văn hóa là một khái niệm trừu tượng bao trùm lên mọi mặt của đời sống
xã hội. Người ta thường nhìn nhận và đưa ra các định nghĩa tùy theo góc tiếp
cận và mục tiêu cụ thể khi nghiên cứu.


10
Nhìn chung, các khái niệm, quan điểm về văn hóa đều có những lý lẽ
riêng. Tuy nhiên phần lớn trong số đó là những định nghĩa miêu tả, chỉ bàn đến
một số khía cạnh cụ thể của văn hóa, điển hình là định nghĩa của Tylor, ông viết:
“Văn hóa, hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó là toàn bộ phức thể bao gồm hiểu
biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những khả năng
và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên của
xã hội” [39].
Ở Việt Nam, theo Đào Duy Anh quan niệm:
Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật tư tưởng của

loài người nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt.
Thực ra không phải là như vậy. Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm
vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội
cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại là không phải ở trong
phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các
phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: “Văn hóa
tức là sinh hoạt” [11].
Tại hội nghị quốc tế về văn hóa phi vật thể do UNESCO tổ chức vào
tháng 6 năm 2003, thuật ngữ văn hóa được thống nhất định nghĩa: “Là một tập
hợp các đặc trưng về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm của một xã hội
hoặc nhóm xã hội, bao gồm văn học và nghệ thuật, lối sống, cung cách ứng xử,
hệ thống giá trị, truyền thống và niềm tin”(Nguồn Internet). Theo quan niệm của
UNESCO, văn hóa bao gồm hai phương diện: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật
thể. Văn hóa vật thể như đình, đền, chùa, thành quách, lăng tẩm, các công trình
kiến trúc dân dụng và nghệ thuật…Văn hóa phi vật thể bao gồm các biểu tượng,
tri thức, kinh nghiệm, chuẩn mực và những giá trị tinh thần của đời sống…được
lưu truyền và biến đổi theo thời gian gắn liền với quá trình sáng tạo liên tục của
cộng đồng.


11
Theo Từ điển triết học, “Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiển xã hội lịch sử…”
Giáo sư Trần Ngọc Thêm (2008), định nghĩa về Văn hóa như sau: “Văn
hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với môi trường tự nhiên và xã hội” [40]; định nghĩa nhấn mạnh tính hệ
thống, tính giá trị (giá trị vật chất, giá trị tinh thần); cùng với chức năng tổ chức,
điều chỉnh, giao tiếp, thông tin, nhận thức, cảm xúc…hoạt động văn hóa thỏa
mãn đáp ứng nhu cầu của con người, tạo mối liên kết nhân cách, điều chỉnh

hành vi của bản thân và người khác; chính vì có chức năng điều chỉnh mà văn
hóa trở thành mục tiêu và là động lực phát triển xã hội.
Đặc tính của Văn hóa vừa là mục tiêu vươn tới vừa là động lực thúc đẩy
phát triển xã hội theo Nguyễn Đặng Duy (2004), thì: “Văn hóa là hệ thống
những giá trị chuẩn mực xã hội biểu hiện ra trong mọi lối sống, nếp sống vật
chất và tinh thần của một cộng đồng người hay một quốc gia”.[19]
Từ những khái niệm, quan điểm nêu trên và dựa vào vấn đề tiếp cận, đề
tài luận văn cho rằng các giá trị truyền thống của hoạt động phong trào thể dục
thể thao ở xã điểm nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long đã góp phần hình thành văn
hóa thể chất nông thôn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua.
1.2.2 Khái niệm văn hóa thể chất và thể dục, thể thao
- Văn hóa thể chất
Nghiên cứu của các nhà khoa học thể dục, thể thao hàng đầu Việt Nam
gồm: Phó giáo sư – Tiến sĩ Lâm Quang Thành, Phó giáo sư – Tiến sĩ Đào Mạnh
Hùng, Giáo sư – Tiến sĩ Dương Nghiệp Chí, Giáo sư – Tiến sĩ Lưu Quang Hiệp
và Phó giáo sư – Tiến sĩ Trần Đức Dũng (2014), đồng tác giả biên soạn giáo
trình Văn hóa học thể dục, thể thao thì Văn hóa học thể dục, thể thao ứng dụng
là lý luận văn hóa và sự ứng dụng của văn hóa vào lĩnh vực thể dục thể thao;
trong đó, thực chất thể dục, thể thao là văn hóa thể chất hay còn gọi là giáo dục


12
thể chất và thể thao; từ lâu đời nay, loài người đã xác định văn hóa học thể dục,
thể thao là một phạm trù của văn hóa, một hình thức biểu hiện của văn hóa.[14]
Như vậy, hiểu Văn hóa thể chất là bộ phận của Văn hóa nói chung, là một
loại hình hoạt động đặc biệt, nhằm hoàn thành các tố chất thể lực, năng khiếu,
tăng cường sức khỏe và khả năng làm việc. Các yếu tố của hoạt động nầy là các
bài tập phát triển thể lực có liên quan chặt chẽ với quá trình hình thành và phát
triển nền văn hóa, giáo dục chung của loài người. Văn hóa thể chất là tổng hợp
giá trị vật chất và tinh thần của xã hội loài người. Sự phát triển rộng khắp phổ

biến hiện nay của các môn thể thao khác nhau; nghệ thuật, dụng cụ, các trò chơi
vận động, xuất hiện đa dạng và phong phú; các bài tập thể chất đã làm giàu ý
nghĩa của giá trị văn hóa chung của nhân loại thông qua các hình thức, cấu trúc
mới của nền văn hóa thể chất.
Văn hóa thể chất là một bộ phận hữu cơ của nền văn hóa xã hội, có nội
dung cấu trúc đặc biệt qua việc sử dụng hợp lý sự vận động như một phương
tiện hiệu quả chuẩn bị thể lực nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế cuộc sống. Điều
hòa và phát triển tình trạng sức khỏe của con người, bao gồm các hình thức vận
động có mục đích, sự tổng hợp các thành tựu khoa học xã hội, tự nhiên trong
việc hình thành hệ thống những phương tiện, phương pháp và điều kiện nhằm
phát triển khả năng vận động của các thế hệ trong xã hội.Văn hóa thể chất là một
trong những phương tiện hiệu quả phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách, là
yếu tố xã hội nhằm tiến tới hoàn thiện thể chất con người.
- Về thể dục, thể thao
Phó giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Toán thì “Thể dục, thể thao là một bộ phận
hữu cơ của nền văn hóa xã hội”.[26 ]
Thể dục, thể thao ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người.
Lao động sản xuất là nguồn gốc cơ bản của thể dục, thể thao. Nói cách khác, đó
là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động thực tiễn cơ bản nhất.
Trong quá trình tiến hoá từ vượn thành người, lao động là nhân tố quyết định.


13
Cơ thể từ loài vượn thành người, bàn tay dùng để lao động, vỏ đại não để tư duy
và ngôn ngữ để giao tiếp... đều từ lao động mà phát triển thành như ngày nay.Từ
thời cổ xưa, con người thường có những hoạt động tế lễ dùng những động tác có
tính chất tượng trưng để biểu thị tình cảm, nỗi vui buồn, sự sùng bái thần linh.
Vũ đạo ra đời từ đó. Các động tác vật, giao đấu ra đời trong các cuộc xung đột
giữa các bộ lạc, người với dã thú. Ngoài ra còn có các trò chơi vui thích trong
lúc nhàn rỗi, giải trí và về sau còn thêm dần một số hoạt động rèn luyện thân thể

khác để phòng chữa một số bệnh. Tất cả những điều này đã góp phần quan trọng
để phát triển thể dục, thể thao. Sau này, do trình độ sản xuất, mức sống, khoa
học kỹ thuật, nhu cầu đào tạo và giáo dục ngày càng cao nên thể dục,thể thao
dần trở thành một lĩnh vực tương đối độc lập, có một hệ thống khoa học cho
riêng mình.
Muốn xem xét khái niệm TDTT cho đúng, đầy đủ, ít nhất cũng phải theo
bốn cách tiếp cận sau: Đây là một quá trình hoạt động nhằm tác động có chủ
đích, có tổ chức theo những nhucầu, lợi ích của con người (không phải ngẫu
nhiên, bẩm sinh, vô thức). Không có vận động sẽ không có sự sống. Không có
hoạt động (trong đó có hoạt động tập luyện) sẽ không thể phát triển thể chất tốt,
chưa nói tới tối ưu. Đặc điểm cơ bản, chuyên biệt của hoạt động này là sự vận
động tích cực của con người nhằm chủ yếu giữ gìn và phát triển sức lực hoạt
động của họ. Nhưng nó chỉ đem lại hiệu quả tốt nếu tập luyện đúng, sinh hoạt
hợp lý và đảm bảo những điều kiện tối thiểu khác. TDTT còn là một tổng thể
những giá trị có tính đối tượng rõ, những thành tựu về vật chất, tinh thần và thể
chất do xã hội tạo nên. Ngày nay những tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá trình
độ TDTT của mỗi nước là trình độ sức khoẻ và thể chất của nhân dân; tính phổ
cập của phong tràơ TDTT quần chúng, trình độ thể thao nói chung và kỷ lục thể
thao nói riêng, các chủ trương, chính sách, chế độ về TDTT và sự thực hiện; cơ
sở trang thiết bị về TDTT. Thể thao nâng cao và TDTT quần chúng nói chung về
cơ bản là thống nhất, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau nhưng không phải là một, lúc nào


×