Tải bản đầy đủ (.ppt) (80 trang)

Bài thảo luận môn Luật Kinh Tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.15 KB, 80 trang )

Bài thảo luận

Giáo viên: Đỗ Thu Trang


Bài 1 chương 2
Hà là chủ Doanh nghiệp (DN) tư nhân kinh doanh câu lạc bộ thể hình ở làng quốc tế Thăng
Long – Hà Nội. Ngày 01 tháng 7 năm 2006, Thái là chủ cửa hàng dụng cụ thể thao Hàng
Cháo bán cho Hà 1 lô hàng trị giá 70 triệu VNĐ. Hà đã thanh toán 50 triệu, số còn lại khất
nợ. Do thua lỗ, Hà rao bán trên báo Mua bán. Đức tìm đến mua lại. Hà đăng báo 3 số liên
tiếp trên báo Hà Nội mới bố cáo bán doanh nghiệp và yêu cầu mọi cá nhân có liên quan đến
thanh toán công nợ. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, ủy ban nhân dân chấp nhận cho Hà bán DN
cho Đức.
Trong thợi gian đó Thái tham gia thế vận hội đua thuyền tại Mã Lai, ngày 20 tháng 8 năm
2006 về nước, không hay biết chuyện Hà bán DN cho Đức.
Thái yêu cầu Hà thanh toán, Hà từ chối vì đã bán toàn bộ DN cho Đức, kể cả thiết bị mua
của Thái cho người khác.
Thái tìm đến Đức, Đức từ chối vì không hay biết quan hệ nợ nần giữa Thái và chủ cũ.
Hãy nêu cách xử lí tình huống này.
Trả lời:
Theo khoản 2, Điều 145- Luật DN 2005: “sau khi bàn doanh nghiệp chủ doanh nghiệp tư
nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà DN chưa thực
hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.”
Trong trường hợp này, tuy Hà đã bán toàn bộ DN cho Đức nhưng giữa Hà, Thái và
Đức không hề có thỏa thuận nào khác ( Đức không biết hà nợ tiền Thái, Thái không hề biết
Hà đã bán DN). Vì vậy, Hà vẫn có trách nhiệm phải thanh toán hết số nợ còn lại cho Thái.


Bài 2 Chương 2
Công ty M có hai thành viên hợp danh: A và B. Có C, D, E là thành viên góp vốn B chết.
Người thừa kế của B không đủ điều kiện để trở thành thành viên hợp danh. A vẫn muốn


duy trì công ty M. Vậy hỏi: bằng cách nào?
Trả lời
Căn cứ Điểm h Khoản 1 Điều 134 LDN quy định: trường hợp thành viên hợp danh chết
hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá
trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó.
Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp
thuận.
Căn cứ Khoản 1 Điều 139 quy định:
Công ty có thể nhận thêm thành viên hợp danh hoặc thành viên góp vốn; việc tiếp nhận
thành viên mới của công ty phải được Hội đồng thành viên chấp thuận


Câu 3: Chương 2
Di là chủ doanh nghiệp tư nhân sản xuất dép nhựa ở Ngõ chợ Khâm Thiên. Đầu
năm 2006 , Do bận chuẩn bị mở một cơ sở mới ở Cầu Diễm, Di nhờ Sản bạn thân
điều hành doanh nghiệp hộ mình. Ngày 1/2/2006 Di và Sản kí 1 bản thoả thuận ,
theo đó Di thuê Sản làm giám đốc điều hành DN. Sản được hưởng 20% lợi nhuận
hàng tháng.
Ngày 20/3/2006 Sản mua của công ty nhựa Tiền Phong 1 lô hàng trị giá 80 triệu
đồng, hẹn sẽ thanh toán vào ngày 10/4/2006. Trong thời gian đó, ngày 28/3/2006
Di cho rằng Sản đã kí hợp đồng có giá trị lớn mà không hỏi ý kiến mình, nên huỷ
hợp đồng thuê Sản làm giám đốc.
Y hẹn, ngày 10/4/2006 Tiền Phong yêu cầu Sản thanh toán 80 triệu đồng, Sản từ
chối với lý do mình chỉ làm thuê cho Di.
Tiền Phong tìm đến Di, Di từ chối thanh toán, vì Sản mua số hàng lớn mà không
hỏi ý kiến Di.
Hết đường. Tiền Phong tìm đến luật sư, bạn hãy tư vẫn cho họ.


Trả Lời:

- Khoản 2 – Điều 143: Chủ DNTN có thể trực tiếp hoặc thuê người khác
quản lý, điều hành kinh doanh. Trường hợp thuê người khác quản lý thì chủ
doanh nghiệp phải đăng kí với cơ quan kinh doanh và phải chịu TN về hoạt
động kinh doanh của DN.
- Theo khoản 2 – Điều 143 thì Di thực hiện không đúng yêu cầu, Di đã vi
phạm luật. Như vậy khi căn cứ vào hợp đồng mà Di đã kí với Sản về chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sản trong DN khi Sản thay Di làm giám
đốc. Nếu Sản kí những hợp đồng lớn không thông qua ý kiến của Di và nằm
ngoài quyền hạn của Sản trong hợp đồng Di và Sản đã kí thì Sản phải chịu
TN thanh toán 80 triệu đồng cho Tiền Phong, còn nếu Sản kí hợp đồng với
Tiền Phong trong quyền hạn cho phép của mình thì Di sẽ là người chịu TN
trả tiền cho Tiền Phong.


Câu 4 chương 2
Doanh nghiệp tư nhân Hoa Ban do Ban là chủ chuyên cung cấp đá nát nền cho các công
trình xây dựng. Tháng 5-2006 Ban ký một hợp đồng nhận cung cấp cho Công ty xây dựng
Cầu Đôi 500 m2 đá xẻ hồng, giá 120.000 đồng/m2, Cầu Đôi đặt trước cho Ban 50 triệu.
Ngày 1-6-2006 Ban đột tử, để lại vợ góa tên là Hoa và hai đứa con 14 và 17 tuổi, không có
di chúc.
Ngày 1-9-2006, Hoa làm thủ tục đứng lên đăng kí kinh doanh doanh nghiệp tư nhân do
Hoa làm chủ, lấy tên mới là Hoa Đá.
Ngày 10-9-2006 Cầu Đôi đến gặp Hoa yêu cầu thực hiện hợp đồng đã ký trước đây. Hoa
từ chối, với lý do không thể cung cấp đá với giá 120.000 đồng/m2, yêu cầu Cầu Đôi ký hợp
đồng mới với giá 150.000 đồng/m2 vì hợp đồng cũ với Hoa Ban đã mất giá trị do doanh
nghiệp đã đổi thành Hoa Đá.
Cầu Đôi từ chối, yêu cầu Hoa trả lại 50 triệu đồng và lãi 3%/tháng. Hoa không chấp nhận
thanh toán. Giải quyết như thế nào? Là thẩm phán, anh chị quyết định vụ việc này như thế
nào?



Trả lời:
Theo K1 Đ141 LDN “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự
chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.”
Bản thân doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Quyền và nghĩa vụ của doanh
nghiệp tư nhân gắn liền với quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân. Theo K4 Đ3
LDN “chủ doanh nghiệp tư nhân cũng chính là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
tư nhân”.
Vì thế, khi chủ doanh nghiệp chết đi, hoạt động của doanh nghiệp tư nhân sẽ bị chấm dứt.
Những nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa thực hiện sẽ được đảm bảo
bằng tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp, những người thừa kế của chủ doanh nghiệp muốn tiếp tục duy trì hoạt động của
doanh nghiệp tư nhân đó, thì phải tiến hành đăng ký lại tương tự trường hợp bán doanh nghiệp
tư nhân được quy định tại Đ45 LDN
Theo qui định tại điều 636 BLDS thì: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có
các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.
Và tại khoản 1, điều 627 BLDS qui định: “Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác”.
Do vậy, khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết đi thì tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó trở thành
một phần di sản mà người chủ doanh nghiệp để lại. Và trong trường hợp này bà Hoa là người
thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản do ông ban để lại trong phạm vi di sản.


Câu 5 chương 2
A, B, C, D cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. A góp
800 triệu đồng. B góp vốn bằng giấy nhận nợ của công ty CP TM ( đối tác làm ăn của
công ty X mà B có mối quan hệ chặt chẽ). C góp vốn bằng ngôi nhà của mình được các
thành viên thỏa thuận định giá là 1,5 tỷ đồng do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ
được mở rộng( theo mặt bằng giá hiện tại chỉ khoảng 700 triệu đồng). D góp vốn bằng

1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn lại sẽ góp khi công
ty có yêu cầu.trong bản diều lệ họ thỏa thuận B làm GĐ, D làm CT HĐTV. Sau 1 năm
hoạt động công ty có lãi ròng là 800 triệu. Tuy nhiên các thành viê không thống nhất
thể thức phân chia. B cho rằng do D chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia trên
số vốn góp thực tế là 500 triệu. D không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của B
trong giấy nhận nợ của công ty là không hợp pháp và phần vốn góp của C cao hơn thực
tế, nên C chỉ được chia lãi trên số vốn góp thực tế là 700 triệu.
Vụ tranh chấp được khởi kiện tại tòa. Tòa xử lí như nào? Được biết công ty CP TM đã
thanh toán được 50% số nợ và hiện đang làm thủ tục phá sản và không thể đòi được
50% số nợ còn lại. Ai chịu trách nhiệm về số nợ 50% đó?


Giải quyết vụ tranh chấp như sau:
Theo K3 Đ18 Nghị định 102/2010/NĐ-CP “. Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo
cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số
vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.”
=>trên thực tế mới góp 1 phần vốn thì chỉ được chia lợi nhuận trên phần vốn thực góp.
Nếu trong điều lệ không có quy định khác.=> nếu trong điều lệ công ty không có quy
định thì D chỉ được chia lợi nhuận trên phần vốn đã góp.
Theo K4 Đ4 LDN 2005 quy đinh “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành
chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt
Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí
tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành
viên góp để tạo thành vốn của công ty.”
Theo Đ163 LDS 2005. Quy định về Tài sản “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và
các quyền tài sản.”
Giấy nhận nợ được coi là tài sản vậy góp vốn bằng giấy nhận nợ là hợp pháp.
D không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của B trong giấy nhận nợ của công ty
là không hợp pháp là sai.



Theo điểmD K1 Đ41 LDN 2005 về quyền của thành viên quy đinh “Được chia lợi nhuận
tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa
vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”
B được chia lợi nhuận trên phần tài sản của mình theo sự nhất trí định giá của cả
công ty là 1,2 tỷ.
Theo điểmD K1 Đ41 LDN 2005 về quyền của thành viên quy đinh “Được chia lợi
nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật”
B và C được chia lợi nhuận trên phần tài sản của mình theo sự nhất trí định giá của cả
công ty và được ghi trong điều lệ công ty.
Công ty TM phá sản khi các thành viên đã thỏa thuận để chấp nhận “giấy nhận nợ” là
một phần vốn góp và định giá theo K1 Đ30 LDN 2005, các bên có trách nhiệm phải biết
rằng góp vốn bằng “giấy nhận nợ” thì rủi ro có thể xảy ra, có thể đòi được nhưng cũng
có thể không đòi được nợ . Do vậy, khi đã góp vốn bằng “giấy nhận nợ” tuân thủ đúng
pháp luật thì tài sản này trở thành tài sản chung của của công ty => giữa các thành viên
phải liên đới chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp mà các thành viên đã định giá tại
thời điểm định giá. => phần nợ còn lại các thành viên phải cùng chịu trách nhiệm.


Bài 6 + bài 13 chương2 (của mai)
Ba cá nhân A,B,C đứng ra thành lập công ty hợp danh, đều là thành viên hợp danh.
Sau 1 năm kể tự ngày cấp giấy đăng ký kinh doanh. Thành viên A đăng ký thành lập 1
DN tư nhân. Khi biết điều này thành viên B và C quyết định khai trừ A ra khỏi công ty
nhưng A phản đối cho rằng quyết định của B và C là không đúng với luật doanh nghiệp
2005. Vậy anh chị hãy cho biết ý kiến về sự việc trên?
Trả lời:
Theo điều 133, khoản 1 Luật doanh nghiệp 2005: “ Thành viên hợp danh không đc
làm chủ DN tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường
hợp đc sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại”

Trong TH này A đã là thành viên hợp danh của công ty hợp danh do A,B,C thành lập, mà
A lại đăng ký thành lập 1 DN tư nhân và B,C không hề hay biết. Vì vậy A đã vi phạm
Luật doanh nghiệp 2005.
Khi biết A đăng ký thành lập DN tư nhân B,C đã quyết định khai trừ A ra khỏi công ty
như vậy là đúng, theo điều 138, khoản 3, điểm b. cũng theo đó phần vốn của A đc hoàn
trả công bằng và thỏa đáng ( điều 138, khoản 4). Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày chấm
dứt tư cách thành viên hợp danh, A vẫn phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài sản của
mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành
viên.( Điều 138, khoản 5 Luật doanh nghiệp 2005).
 A bị khai trừ ra khỏi công ty và công ty vẫn hoạt động bình thường dưới hình thức công
ty hợp danh.


Câu 7. Chương 2
A, B, C thành lập Cty TNHH Chu Du, kinh doanh các dịch vụ làm hộ chiếu, xin visa và
tổ chức đi du học và lao động nước ngoài, A góp 50%, B góp 30%, C góp 20% vốn.
A làm GĐ, B,C làm Phó GĐ.Đầu năm 2007, ngoài tham gia cty Chu Du, C còn cộng
tác với cty Kinh Lý kinh doanh cùng 1 loại dịch vụ với Chu du. Nhiều mối hàng của
Chu Du được C bí mật chuyển về Kinh Lý. Tháng 5/2007, A và B phát hiện nhiều
dấu hiệu về sự bất tín của C, mối quan hệ giữa 3 người trở nên căng thẳng. C đề nghị
bán phần của mình cho ng bạn tên D song A phản đối còn B đồng tình. Hơn thế nữa,
ngày 15/5/2007 với tư cách GĐ, A quyết định cách chức Phó GĐ của C và phạt tội
bội tín bằng cách khấu trừ 10% vốn góp của CCuối năm tài chính phần lợi chia cho
các thành viên được hạch toán là 300 triệu đồng. A quyết định chia lãi xuất như sau:
A được 150 triệu, B được 90 triệu, C được 30 triệu, phần còn lai 30 triệu được đưa
vào quỹ phát triển của cty. C phản đối, lập luận rằng Việt Nam không cấm 1 ng tham
gia nhiều công ty, phạt vạ và chia lợi nhuận như vậy là bất công, C tìm đến luật sư.
phải tư vấn như thế nào đây



Trả lời
Việc C tham gia vào công ty TNHH Chu Du nhưng lai cộng tác với công ty Kinh Lý
kinh doanh cùng ngành nghề và đã chuyển nhiều mối hàng về công ty Kinh Lý.
=>Như vậy C đã vi phạm điểm b khoản 5 điều 42 LDN 2005:
Tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích cho công ty và
gây thiệt hại cho người khác.
Khi sự việc bị A,B biết C đòi bán cổ phần của mình cho D, và bị A phản đối còn B thì
đồng tình.
C không được bán phần của mình cho D ngay mà phải chào bán cho các thành viên
của công ty ,vì theo điều 44 LDN 2005 thì C chỉ được bán khi các thành viên trong
công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chào bán.
Việc A bãi miễn C là có căn cứ,theo điểm đ khoản 2 điều 55 LDN (điểm đ: “giám
đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty,
trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng thành viên theo khoản 1 điều 52
LDN”)
Việc phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp A 150tr, B 90 tr,C 60 tr, riêng với C sẽ
phải bồi thương thiệt hại. theo khoản 5 điều 42 C phải chịu trách nhiệm khi nhân danh
công ty để thực hiên các hành vi của C


Bài 8 chương 2
Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
Điều lệ công ty hợp danh có 1 số nội dung sau:
1. Điều lệ công ty sẽ quy định Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc)
là người đại diện theo pháp luật của công ty.
 đúng. Theo điều 137, khoản 4 điểm đ LDN 2005 “ Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc có nhiệm vụ: Đại diện cho công ty trong quan hệ với các cơ
quan nhà nước, đại diện cho công ty với tư cách là bị đơn hoặc nguyên đơn trong các vụ
kiện, tranh chấp thương mại hoạc các tranh chấp khác”
2. Các thành viên của công ty hợp danh phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ

còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
 sai. Theo điều 134, khoản 2, điểm đ LDN 2005: chỉ có thành viên hợp danh mới phải
liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty
không đủ để trang trải số nợ còn lại của công ty. Theo điều 130, khoản 1, điểm c LDN
2005: Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm
vi số vốn đã góp vào công ty
3. Chủ DN tư nhân không thể trở thành thành viên của công ty hợp danh.
=> đúng. Theo điều 133, khoản 1 LDN 2005: thành viên hợp danh không đc làm chủ daonh
nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp
đc sự nhất trí của các thanhf viên hợp danh còn lại.


Bài 9 Chương 2 : Những nhận định sau đây đúng hay sai? giải thích tại sao?
a, Những doanh nghiệp có phần vốn của người nước ngoài được thành lập tại Việt Nam
chỉ được hoạt động theo hình thức công ty TNHH.
Sai. Căn cứ vào Khoản 1, Điều 13 LDN quy định “Tổ chức , cá nhân Việt Nam, tổ chức
cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy
định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.”
b, Trong cơ cấu vốn của công ty nhà nước chỉ có vốn do nhà nước đầu tư.
Sai. Căn cứ khoản 22 điều 4 LDN 2005 quy định:“Doanh nghiệp nhà nước là doanh
nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.”
c, Tất cả các công ty TNHH 1 thành viên phải có kiểm soát viên.
Sai. –Căn cứ khoản 3 điều 67 LDN 2005 quy định: “Trường hợp có ít nhất hai người được
bổ nhiệm làm đại diện theo ủy quyền thì cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bao gồm Hội
đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; trong trường hợp này
Hội đồng thành viên gồm tất cả người đại diện theo ủy quyền”
d, Tất cả cổ đông của công ty cổ phần đều có quyền biểu quyết tại đại hội đồng cổ đông của
công ty cổ phần đó.
Sai. Căn cứ khoản 3 điều 83 LDN 2005 quy định:
Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp đại hội đồng cổ

đông, đề cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát.


Câu 10 – Chương 2
Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích.
a, tổ chức, cá nhân, công dân Việt Nam có thể góp vốn,mua cổ phần ở các DN có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam  Đúng
Theo Khoản 1 điều 13 LDN 2005Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân
nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy
định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
b, khi bán DN tư nhân, chủ DN phải chám dứt tất cả các hợp đồng mà DN đang
thực hiện. sai,
Theo khoản 1 điều 145 – LDN 2005 quy định: “Chủ DNTN có quyền bán
doanh nghiệp của mình cho người khác. Chậm nhất mười lăm ngày trước ngày
chuyển giao doanh nghiệp cho người mua, chủ doanh nghiệp phải thông báo
bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải nêu rõ tên, trụ
sở của doanh nghiệp; tên, địa chỉ của người mua; tổng số nợ chưa thanh toán
của doanh nghiệp; tên, địa chỉ, số nợ và thời hạn thanh toán cho từng chủ nợ;
hợp đồng lao động và các hợp đồng khác đã ký mà chưa thực hiện xong và cách
thức giải quyết các hợp đồng đó.
Như vậy DN phải tím cách giải quyết hợp đồng chứ không phải chấm dứt hợp
đồng.


c, Thành viên ban kiểm soát của Cty CP phải là cổ đông của công ty đó  sai,
Theo khoản 2 điều 122 LDN 2005 Thành viên Ban kiểm soát không được giữ
các chức vụ quản lý công ty. Thành viên Ban kiểm soát không nhất thiết phải
là cổ đông hoặc người lao động của công ty.
d, Thành viên góp vốn của công ty hợp danh không thể bị khai trừ ra khỏi công
ty sai,

Theo khoản 3 điểm a điều 138 LDN 2005 Thành viên hợp danh bị khai trừ
khỏi công ty trong các trường hợp sau đây: Không có khả năng góp vốn hoặc
không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai.


Bài 11 chương 2:
Nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích tại sao?
a,Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu để huy động vốn?
=> Đúng vì theo khoản 3 điều 77 Luật doanh nghiệp_2005 về công ty cổ phần
Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.
Theo khoản 1 điều 85 Luật doang nghiệp_2005 về cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành.
b,Doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư?
=> Đúng vì theo khoản 3 điều 142 Luật doanh nghiệp_2005 về vốn đầu tư của chủ
doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư
của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.


c,Tất cả các hộ kinh doanh phải đặt và đăng ký tên riêng với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền?
=> Đúng vì theo khoản 1 điều 15 Luật doanh nghiệp_2005 về trình tự đăng ký kinh
doanh
Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh theo quy định của
Luật này tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về
tính trung thực, chính xác của nội dung đăng ký kinh doanh
Theo khoản 3 điều 31 về tên doanh nghiệp
Căn cứ vào quy định tại Điều này và các điều 33 và 34 của Luật này, cơ quan đăng ký
kinh doanh có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng kí của doanh nghiệp. Quyết
định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

d,Thành viên góp vốn không được tham dự và biểu quyết trong cuộc họp hội đồng
thành viên công ty hợp doanh?
=> Sai vì theo điểm a khoản 1 điều 140 về quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên.


Câu 12 chương 2
Dương,Thành, Trung, Hải cùng góp vốn thành lập công ty TNHH X, vốn điều lệ là 5 tỷ
đồng.
Dương góp 800 triệu đồng.
Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ là 1,3 tỷ của công ty CP TM ( đối tác làm ăn của
công ty X mà Thành có mối quan hệ chặt chẽ) được các bên nhất trí đánh giá là 1,2 tỷ
đồng.
Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình được các thành viên thỏa thuận định giá là 1,5
tỷ đồng do tin chắc con đường trước nhà đó sẽ được mở rộng( theo mặt bằng giá hiện
tại chỉ khoảng 700 triệu đồng).
Hải góp vốn bằng 1,5 tỷ đồng bằng tiền mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 500 triệu, số còn
lại sẽ góp khi công ty có yêu cầu.
Trong bản diều lệ họ thỏa thuận Thành làm GĐ, Hải làm CT HĐTV.
Sau 1 năm hoạt động công ty có lãi ròng là 800 triệu.
Tuy nhiên các thành viên không thống nhất thể thức phân chia.
Thành cho rằng do Hải chưa góp đủ vốn nên tỷ lệ lợi nhuận phải chia trên số vốn góp
thực tế là 500 triệu.
Hải không đồng ý và phản bác rằng phần vốn góp của Thành trong giấy nhận nợ của
công ty là không hợp pháp và phần vốn góp của trung cao hơn thực tế, nên Trung chỉ
được chia lãi trên số vốn góp thực tế là 700 triệu.
Hải đòi phần lợi nhuận là 50% trên số lợi nhuận là 800 triệu, Thành chỉ được chia lợi
nhuận khi đã bồi thường cho cty X ½ số nợ không đòi được vì cty TM đang làm thủ tục
phá sản và cty X không thể đòi được ½ số nợ đó.



Hỏi:
1.Góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp ko?Và đề định giá tài sản góp vốn như thế
nào? Nhũng vấn đề được đặt ra khi không đòi được nơ?
2.Các bên dự tính giá cả tài sản tăng lên để tính GT TS lớn hơn GT TS thực tế tại
thời điểm vốn góp có phù hợp không? Tại sao?
3.Trường hợp trên mới góp một phần vốn góp thì có được chia lợi nhuận trên cả
phần vốn góp đã cam kết hay không?
Trả lời:
1. Góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp ko?Và đề định giá tài sản góp vốn như
thế nào? Những vấn đề được đặt ra khi không đòi được nơ?
a, Theo K4 Đ4 LDN 2005 quy đinh “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở
thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là
tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị
quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ
công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.”
Theo Đ163 LDS 2005. Quy định về Tài sản “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản.”
Giấy nhận nợ được coi là tài sản vậy góp vốn bằng giấy nhận nợ là hợp pháp.


b, Theo K2 Đ30 LDN 2005 quy định“Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải
được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản
góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành
viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài
sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.”
=> khi doanh nghiệp được thành lập tài sản góp vốn bằng giấy nhận nợ đã được các
thành viên định giá và nhất trí giá trị là 1,2 tỷ . => vấn đề định giá tài sản góp vốn là

hợp pháp.
c, Khi các thành viên đã thỏa thuận để chấp nhận “giấy nhận nợ” là một phần vốn góp
và định giá theo K1 Đ30 LDN 2005, các bên có trách nhiệm phải biết rằng góp vốn
bằng “giấy nhận nợ” thì rủi ro có thể xảy ra, có thể đòi được nhưng cũng có thể không
đòi được nợ. Do vậy, khi đã góp vốn bằng “giấy nhận nợ” tuân thủ đúng pháp luật thì
tài sản này trở thành tài sản chung của của công ty => giữa các thành viên phải liên đới
chịu trách nhiệm đối với phần vốn góp mà các thành viên đã định giá tại thời điểm định
giá. => phần nợ còn lại các thành viên phải cùng chịu trách nhiệm.


2. Cũng theo K2 Đ30 LDN 2005 các thành viên đã nhất trí trong việc định giá tài sản
nên việc bên dự tính giá cả tài sản tăng lên để tính giá trị tài sản lớn hơn giá trị tài sản
thực tế tại thời điểm góp vốn là hợp lý.
3. Theo K3 Đ18 Nghị định 102/2010/NĐ-CP “. Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn
theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết và được chia lợi tức tương ứng với tỷ
lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.”
=>trên thực tế mới góp 1 phần vốn thì chỉ được chia lợi nhuận trên phần vốn thực góp.
Nếu trong điều lệ không có quy định khác.


Câu 14 chương 2
Công ty TNHH A có hai thành viên là B (tỷ lệ góp vốn là 80%) và C (tỷ lệ góp vốn là
20%).Theo Điều lệ của công ty thì thành viên có phần góp vốn nhiều hơn sẽ là Giám
đốc và là người đại diện theo pháp luật của công ty. B có con là D. B không có người
thân nào khác. B chết. Hỏi:
-D có thể trở thành thành viên của Công ty A không?
-D có là Giám đốc đương nhiên của Công ty A không?
-Giả sử D là thành viên của công ty TNHH A, nhưng D lại là người dưới 6 tuổi. Vậy
quyền và nghĩa vụ của D do bản thân D thực hiện hay phải thông qua người khác?
Trả lời:

1) D có thể trở thành thành viên của Công ty A không?
D là con trai duy nhất của B và B không còn người thân nào khác
D là người thừa kế của B theo điểm a khoản 1 điều 676 BLDS 2005: “Hàng thừa kế thứ
nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”;

Theo khoản 1 điều 45 LDN 2005 “trong trường hợp thành viên là cá nhân chết hoặc bị
toà án tuyên bố là chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành
viên đó là thành viên của công ty”
D trở thành thành viên của công ty


2)D có là giám đốc đương nhiên của công ty A không?
Theo khoản 1 điều 57 LDN 2005 tiêu chuẩn và điều kiện làm giám đốc hoặc tổng
giám đốc:
a) có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh
nghiepj theo qui định của luật này
b)là cá nhân sở hữu it nhất 10% vốn điều lệ của công ty hoặc người không phải
thành viên, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh
hoặc trong các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện
khác qui định tại điều lệ công ty.
=>nếu D thoả mãn tiêu chuẩn và điều kiện theo điều 57 thì D sẽ là giám đốc đương
nhiên của công ty A
3) D là thành viên của công ty TNHH A, D dưới 6 tuổi.
Theo điều 21 LDS 2005 người chưa đủ 6 tuổi không có năng lực hành vi dân sự,giao
dịch của người chưa đủ 6 tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập và thực
hiện.
Và theo khoản 2 điều 45 LDN 2005 trong trường hợp thành viên hạn chế hoặc mất
năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được
thực hiện thông qua người giám hộ
=>quyền và nghĩa vụ của D sẽ thực hiện thông qua người giam hộ



×