Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHAI THÁC MỰC Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 69 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHAI THÁC MỰC
Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN DŨNG
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2007 – 2011

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2011


KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KHAI THÁC MỰC Ở TỈNH BÌNH THUẬN

Thực hiện bởi

NGUYỄN DŨNG

Khóa luận được đệ trình để hoàn tất yêu cầu cấp bằng Kỹ sư chế biến thủy sản

Giáo viên hướng dẫn
Th.S NGUYỄN THỊ THANH TRÚC

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 8 năm 2011



LỜI CẢM TẠ
Luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Chế biến thủy sản với đề tài “Khảo sát tình
hình khai thác mực ở tỉnh Bình Thuận” được hoàn thành nhờ có lời chỉ dẫn tận tình,
lời động viên và giúp đỡ của thầy cô, gia đình, bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí
Minh đã truyền đạt và hỗ trợ kiến thức cho tôi, để tôi hoàn thành tốt chương trình đại
học.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thanh Trúc, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa Thủy sản – trường Đại Học Nông
Lâm TP.Hồ Chí Minh đã hỗ trợ và động viên tôi trong quá trình học tập và làm đề tài
tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em trong Chi cục thủy sản tỉnh Bình
Thuận đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài ở tỉnh Bình Thuận.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành luận văn này.
Con xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến ba mẹ và anh chị em trong gia đình
đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận cho con trong suốt quá trình học tập.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát tình hình khai thác mực ở tỉnh Bình Thuận” đã được thực hiện
từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 7 năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Mục đích là đánh
giá kỹ thuật khai thác và hiệu quả kinh tế của ngành khai thác mực của tỉnh Bình Thuận.
Chúng tôi tiến hành điều tra theo 2 hướng:
 Thu thập số liệu thứ cấp: chúng tôi tiến hành điều tra số liệu thứ cấp tại Chi Cục
Thủy Sản, Chi cục thống kê tỉnh, Đài khí tượng thủy văn tỉnh, Trung tâm khuyến nông –

khuyến ngư tỉnh Bình Thuận. Nội dung số liệu thứ cấp bao gồm: hiện trạng khai thác thủy
sản và số liệu về các yếu tố thủy văn, điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội của tỉnh Bình
Thuận.
 Thu thập số liệu sơ cấp: chúng tôi tiến hành điều tra 200 hộ dân khai thác mực đã
được chọn trước dựa trên những thông tin của Chi cục thủy sản tỉnh Bình Thuận cung cấp
và mẫu điều tra được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Tức là xác định vùng điều tra và chọn
ngẫu nhiên một vài hộ trong vùng đó để điều tra (Phường Bình Hưng – Thành Phố Phan
Thiết, Mũi Né – Thành Phố Phan Thiết, Phước Thể – Huyện Tuy Phong, Cảng Lagi – Thị
xã Lagi).
Qua quá trình khảo sát tình hình khai thác mực ở tỉnh Bình Thuận, chúng tôi có
những nhận xét và kết luận sau đây:
 Số lượng tàu thuyền có công suất dưới 90 CV chiếm đa số. Trong 200 hộ ngư
dân điều tra có 153 chiếc tàu chiếm 76,5% tổng số hộ ngư dân điều tra. Qua đó cho thấy đa
số tàu thuyền khai thác mực là khai thác ven bờ.
 Khai thác mực tập trung vào bốn nghề chính là: nghề câu, nghề mành, nghề lưới
kéo đơn, nghề lưới kéo đôi.
 Hiệu quả kinh tế, chi phí cho một tháng biển chủ yếu là chi phí biến đổi (chi phí
nhiên liệu và chi phí lương thực thực phẩm). Trong bốn nghề khai thác mực, nghề câu có hệ
số sử dụng vốn cao nhất; nghề mành và nghề lưới kéo đơn có hệ số sử dụng vốn thấp. So
với nghề nuôi tôm thẻ chân trắng, hiệu quả kinh tế của nghề khai thác mực là cao. Tuy
nhiên, cũng có một số nghề khai thác kém hiệu quả (nghề mành và nghề lưới kéo đơn) cần
phải có biện pháp cải thiện hay chuyển đổi sang ngành nghề mới có hiệu quả kinh tế hơn.
iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT ..................................................................................................................... iii

MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ..............................................................................................ix
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu ..................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................... 3
2.1 Đặc điểm tự nhiên ..................................................................................................... 3
2.1.1 Vị trí địa lý – địa hình............................................................................................. 3
2.1.2 Địa hình .................................................................................................................. 4
2.2 Khí hậu ...................................................................................................................... 4
2.2.1 Nhiệt độ không khí ................................................................................................. 4
2.2.2 Gió .......................................................................................................................... 4
2.2.2.1 Mùa và hướng gió................................................................................................ 4
2.2.2.2 Tốc độ gió ............................................................................................................ 5
2.2.3 Mưa ......................................................................................................................... 5
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................................... 5
2.3.1 Dân số ..................................................................................................................... 5
2.3.2 Sự phân bố dân cư .................................................................................................. 6
2.3.3 Thành phần lao động .............................................................................................. 6
2.3.4 Hoạt động sản xuất ................................................................................................. 6
2.3.4.1 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp .................................................................. 6
2.3.4.2 Dịch vụ du lịch .................................................................................................... 6
iv


2.3.4.3 Nông nghiệp ........................................................................................................ 7
2.4 Một số loài mực ở Việt Nam ..................................................................................... 8
2.4.1 Mực nang ................................................................................................................ 8

2.4.2 Mực ống ................................................................................................................ 10
2.5 Nghề khai thác mực ................................................................................................. 12
2.5.1 Nghề câu mực ....................................................................................................... 12
2.5.2 Nghề mành............................................................................................................ 13
2.5.3 Nghề lưới kéo ....................................................................................................... 18
2.6 Tuyến khai thác thủy sản ......................................................................................... 27
2.7 Phân vùng khai thác thuỷ sản .................................................................................. 29
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA ...................................................................... 31
3.1 Thời gian – địa điểm thực hiện đề tài ...................................................................... 31
3.2 Phương pháp ............................................................................................................ 31
3.2.1 Đối tượng và phương pháp điều tra ...................................................................... 31
3.2.1.1 Thu thập số liệu sơ cấp ...................................................................................... 31
3.2.1.2 Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................... 31
3.2.2 Nội dung điều tra .................................................................................................. 31
3.2.2.1 Yếu tố kỹ thuật .................................................................................................. 31
3.2.2.2 Yếu tố kinh tế .................................................................................................... 31
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 32
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 33
4.1 Hiện trạng khai thác thủy sản tỉnh Bình Thuận ....................................................... 33
4.1.1 Năng lực tàu thuyền khai thác .............................................................................. 33
4.1.2 Cơ cấu nghề nghiệp và ngư cụ khai thác .............................................................. 34
4.1.3 Nguồn lao động và chất lượng lao động khai thác ............................................... 35
4.1.4 Thu nhập và đời sống ngư dân ............................................................................. 35
4.1.5 Sản lượng khai thác .............................................................................................. 37
4.1.6 Cơ sở hạ tầng phục vụ nghề khai thác thủy sản ................................................... 37
4.2 Ngư trường .............................................................................................................. 38
4.3 Mùa vụ ..................................................................................................................... 38
4.4 Phương pháp bảo quản ............................................................................................ 38
v



4.4.1 Sơ chế ................................................................................................................... 38
4.4.2 Bảo quản ............................................................................................................... 38
4.5 Hiệu quả kinh tế....................................................................................................... 40
4.5.1 Phân tích và đánh giá hiệu quả khai thác mực ..................................................... 40
4.5.1.1 Chi phí cố định .................................................................................................. 40
4.5.1.2 Chi phí biến đổi: là chi phí thực tế của tháng biển của ngư dân ....................... 40
4.5.1.3 Kết quả – hiệu quả khai thác mực ..................................................................... 41
4.5.2 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghề khai thác mực ........................................ 42
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 45
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 45
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................. 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 47
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DT

: Doanh thu

CP

: Chi phí

CPSX

: Chi phí sản xuất


TN

: Thu nhập

LN

: Lợi nhuận

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1 Biến động tàu thuyền khai thác và công suất giai đoạn 2001-2010 ..............33
Bảng 4.2 Cơ cấu nghề khai thác thủy sản phân theo các nhóm công suất ....................35
Bảng 4.3 Lợi nhuận và thu nhập trung bình của đội tàu khai thác trên tháng (1.000 đồng).36
Bảng 4.4 Tỷ lệ nước đá và mực (nước đá/mực) ............................................................39
Bảng 4.5 Chi phí một tháng biển ...................................................................................40
Bảng 4.6 Đánh giá hiệu quả kinh tế ..............................................................................41
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của 1 ha ao nuôi tôm thẻ chân trắng (2,5 – 3 tháng) ..........42
Bảng 4.8 So sánh hiệu quả kinh tế giữa các nghề khai thác mực..................................42

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bình Thuận ................................................................................... 3
Hình 2.2 Mực nang .......................................................................................................... 8
Hình 2.3 Mực ống .......................................................................................................... 10
Hình 2.4 Cấu tạo lưỡi câu .............................................................................................. 12

Hình 2.5 Các dạng đốc câu ............................................................................................ 13
Hình 2.6 Cấu tạo mành chụp ......................................................................................... 14
Hình 2.7 Cách lắp đặt dàn đèn....................................................................................... 15
Hình 2.8 Bố trí boang tàu .............................................................................................. 15
Hình 2.9 Bố trí lao động trên tàu ................................................................................... 16
Hình 2.10 Cấu tạo lưới kéo............................................................................................ 19
Hình 2.11 Áo lưới .......................................................................................................... 19
Hình 2.12 Các dạng cánh............................................................................................... 20
Hình 2.13 Các dạng đụt ................................................................................................. 21
Hình 2.14 Các dạng phao .............................................................................................. 22
Hình 2.15 Sơ đồ bố trí các thiết bị lưới kéo mạn .......................................................... 23
Hình 2.16 Quy trình kỹ thuật thao tác thả lưới kéo ....................................................... 24
Hình 2.17 Quy trình kỹ thuật thao tác thu lưới kéo ....................................................... 26
Hình 2.18 Sơ đồ bố trí trang thiết bị tàu lưới kéo đuôi ................................................. 27
Hình 2.19 Bản đồ phân tuyến vùng biển Việt Nam ...................................................... 28
Hình 2.20 Bản đồ vùng biển tỉnh Bình Thuận .............................................................. 29

ix


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Khai thác thủy sản là nghề truyền thống của người dân ven biển, đóng vai trò
quan trọng trong ngành thủy sản. Năm 2010, sản lượng khai thác thủy sản đạt 2.450,8
ngàn tấn so với sản lượng nuôi trồng thủy sản 2.706,8 ngàn tấn chiếm gần ½ sản lượng
thủy sản nước ta (www.vietlinh.com). Trong khai thác thủy sản, nguồn lợi thủy sản
ven bờ ở nước ta đã và đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản xa bờ là
nguồn lợi tiềm năng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Trong nguồn lợi thủy sản xa bờ, mực là một trong những loài thuỷ sản có tiềm

năng rất lớn và có giá trị kinh tế cao. “Mực là loài nhuyễn thể có sản lượng lớn và là
mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực đứng sau cá và tôm. Sản lượng mực rất lớn, chưa
kể sản lượng mực ống đại dương chưa được ngiên cứu ở vùng xa bờ Trung bộ và
Đông Nam bộ. Mực nang ở Việt Nam khoảng 34.000 tấn, sự đóng góp của các vùng
biển vịnh Bắc bộ, Trung bộ, Đông và Tây Nam bộ như sau: 2.658 tấn, 6.576 tấn,
16.636 tấn và 7.809 tấn. Mực ống thuộc họ Loliginidae toàn vùng biển Việt Nam
khoảng 62.454 tấn, trong đó vịnh Bắc bộ chiếm khoảng 9.977 tấn, Trung bộ khoảng
8.742 tấn, Đông Nam bộ chiếm tỷ lệ trội hơn khoảng 29.491 tấn, Tây Nam bộ chiếm
khoảng 14.243 tấn” (Nguyễn Việt Thắng, 2010).
Để đưa nghề khai thác thủy sản phát triển một cách bền vững, tăng sản lượng
thủy sản khai thác phải vươn tới khai thác xa bờ. Muốn vậy, một mặt nâng cao năng
lực khai thác, cải tiến kỹ thuật cho tàu thuyền và đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng phục
vụ nghề cá; mặt khác chuyển đổi ngành nghề mới (nuôi trồng thủy sản, dịch vụ nghề
cá) cho ngư dân cho những nghề khai thác kém hiệu quả để giảm cường lực khai thác
ven bờ. Với các vấn đề như trên, được sự phân công của khoa thủy sản Trường Đại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình
hình khai thác mực tỉnh ở tỉnh Bình Thuận”.
1


1.2 Mục tiêu
Thực hiện đề tài nhằm:
 Đánh giá kỹ thuật khai thác mực ở tỉnh Bình Thuận.
 Đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề khai thác mực ở tỉnh Bình Thuận.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


Hình 2.1 Bản đồ tỉnh Bình Thuận
2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.1.1 Vị trí địa lý – địa hình
Bình Thuận là tỉnh ven biển thuộc khu vực Nam Trung bộ, diện tích đất tự
nhiên là 785.462 ha, chiều dài bờ biển là 192 km, diện tích vùng lãnh hải là 52.000
km2.
 Phía Đông Bắc và Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận.
 Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
 Phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
 Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

3


2.1.2 Địa hình
Bình Thuận là tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi
những nhánh núi đâm ngang ra biển. Chia cắt lãnh thổ thành những khu vực nhỏ, phía
bắc và tây bắc có nhiều núi cao.
2.2 Khí hậu
Bình Thuận nằm trong miền khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc, khí hậu được hình thành bởi 3 nhân tố chính: điều kiện bức xạ, hoàn lưu
khí quyển và địa hình. Đặc biệt khu vực tỉnh Bình Thuận nằm ở cực Nam Trung bộ
với điều kiện địa hình chia cắt mạnh, tạo nên sự phân hóa khí hậu sâu sắc giữa các
vùng. Do vậy mối quan hệ thời tiết – khí hậu – thủy văn và các lĩnh vực nông – lâm –
ngư nghiệp càng thêm phức tạp.
2.2.1 Nhiệt độ không khí
Do nằm trong khu vực nhiệt đới cận xích đạo với điều kiện bức xạ dồi dào,
Bình Thuận có nền nhiệt độ cao quanh năm và ít bị biến động. Nhiệt độ trung bình
nằm trong khoảng 260C – 270C, nền nhiệt độ tăng dần từ Bắc ra Nam và từ Tây sang

Đông. Vùng đồng bằng ven biển, nhiệt độ các huyện phía nam thấp hơn các huyện
phía bắc. Nhiệt độ trong năm ở Hàm Tân 26,40C, Phan Thiết 26,70C, Phan Rí 26,90C.
Nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 5 hay tháng 6 (Hàm Tân 32,10C vào tháng 5,
Phan Thiết 32,70C vào tháng 5, Phan Rí 34,10C vào tháng 6).
2.2.2 Gió
2.2.2.1 Mùa và hướng gió
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ hoàn lưu gió mùa hoạt động của vùng
Đông Nam Á, Bình Thuận có 2 mùa gió chính trong năm: mùa gió Đông Bắc và mùa
gió Tây Nam.
 Mùa gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió
chủ yếu là Đông và Đông Bắc. Đây là thời kì hệ thống cao áp lạnh lục địa và cao áp
Tây Nam Thái Bình Dương khống chế bao trùm nước ta. Thời kì này thường xuyên có
những đợt không khí lạnh tràn về và tăng cường mạnh, trung bình khoảng 6 đến 8
ngày có một đợt gió mùa tăng cường.

4


 Mùa gió Tây Nam hoạt động từ tháng 6 đến tháng 9, hướng gió chủ yếu là
Tây và Tây Nam. Đây là mùa mưa rất thuận lợi cho nông – lâm – ngư nghiệp nói
chung và thủy sản nói riêng.
2.2.2.2 Tốc độ gió
Nhìn chung, tốc độ gió mùa đông lớn hơn mùa hạ. Trong đất liền gió mạnh nhất
từ tháng 1 đến tháng 3, ngoài biển gió mạnh nhất từ tháng 12 đến tháng 1 và tốc độ gió
nhỏ nhất vào tháng 5 và tháng 10. Tốc độ gió lớn nhất ở Bình Thuận thường xảy ra
vào mùa hạ, chủ yếu do giông tố hoặc lốc.
2.2.3 Mưa
Do địa hình nhỏ hẹp và bị chia cắt mạnh bởi những nhánh núi đâm ngang ra
biển chia cắt lãnh thổ thành những khu vực nhỏ. Đồng thời hình thành tấm bình phong
ngăn cản gió mùa Tây Nam mang ẩm đến cho đất liền, khiến lượng mưa ở đây nghèo

nàn. Đặc biệt là các huyện ven biển phía bắc Bình Thuận như: Bắc Bình, Tuy Phong là
vùng bán khô hạn có lương mưa ít nhất nước.
Lượng mưa thường phân bố không đều, giảm dần theo hướng Nam – Bắc và
Tây – Đông. Lượng mưa trong năm phân bố không đều cho 2 vụ, lượng mưa vụ mùa
(hè thu) chiếm 70 – 80 % trong năm, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào nửa cuối
mùa hạ. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến tháng 11. Tổng lượng mưa
trong năm dao động từ 530 – 2700 mm. Số ngày mưa trung bình trong một năm là 113
ngày.
2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.3.1 Dân số
Theo số liệu của chi cục thống kê tỉnh Bình Thuận thì dân số toàn tỉnh năm
2009 là 1.171,7 nghìn người. Mật độ dân số bình quân là 150 người /km2. Trong đó,
nam chiếm 49,7% và và nữ là 50,3%; dân số thành thị chiếm 39,4% và dân số nông
thôn chiếm 60,6%. Tốc độ tăng dân số bình quân là 1,14%. Nhìn chung sự phân bố
dân cư không đều chủ yếu tập trung ở thị trấn, thị xã và các khu vực sản xuất. Với sự
phát triển của ngành công nghiệp ngày càng cao đã thu hút lực lượng lao động từ nông
thôn, điều này làm cho sự gia tăng cơ học về lượng dân cư đáng kể. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến các ngành nghề ở nông thôn.

5


2.3.2 Sự phân bố dân cư
Hai hình thái quần cư thành thị và nông thôn đều tồn tại ở Bình Thuận. Vùng
quần cư thành thị được phân bố chủ yếu dọc theo đường quốc lộ 1A. Cơ cấu nghề
nghiệp của cư dân vùng này là sản xuất công nghiệp và phi nông nghiệp. Vùng quần
cư nông thôn nằm rãi rác ở các vùng sâu, vùng cao. Chủ yếu sản xuất nông nghiệp,
nguồn thu nhập khá thấp so với vùng quần cư thành thị.
Tóm lại sự phân bố dân cư ở Bình Thuận chủ yếu là quần cư nông thôn chiếm
phần lớn, điều đó cho thấy nền nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ chốt trong cơ cấu

kinh tế. Do vậy, tỉnh cần có sự hổ trợ và đầu tư hơn nữa để phát triển các ngành nghề ở
nông thôn.
2.3.3 Thành phần lao động
Nguồn lao động của tỉnh hiện nay rất lớn, theo số liệu thống kê năm 2009 trên
địa bàn tỉnh có tổng cộng có 720.386 người trong độ tuổi lao động; trong đó, đang làm
việc là 546.541 người. Tỷ lệ thất nghiệp chung trong độ tuổi lao động là 4,5% (thành
thị 4,9% và nông thôn 4,2%).
2.3.4 Hoạt động sản xuất
2.3.4.1 Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
Cơ cấu sản xuất chủ yếu đã và đang phát triển các ngành: may mặc, chế biến
thủy sản, chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí tiêu dùng và
cơ khí phục vụ công nghiệp.
2.3.4.2 Dịch vụ du lịch
Là một tỉnh ven biển khí hậu quanh năm nắng ấm, nhiều bãi biển sạch đẹp,
cảnh quan tự nhiên thơ mộng, giao thông thuận lợi. Nhiều khu vực ven biển có nhiều
điều kiện thuận lợi để kêu gọi đầu tư, xây dựng phát triển du lịch ở các lĩnh vực như
du lịch thể thao, nghỉ dưỡng biển, du thuyền, câu cá, sân golf, chữa bệnh và các hoạt
động vui chơi giải trí hấp dẫn khác. Bên cạnh đó Bình Thuận còn có rất nhiều di tích
lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh nổi tiếng khác như trường Dục Thanh, Mũi
Điện – Khe Gà, Núi Tà Cú, khu du lịch hồ Hàm Thuận – Đa Mi, Tháp Chăm Pô Sah
Inư, dinh Thầy Thím, chùa Hang.

6


2.3.4.3 Nông nghiệp
a. Trồng trọt
Bình Thuận trồng chủ yếu là lúa, thanh long, rau màu, mía, đậu, mì, cây ăn trái
và hoa kiểng. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nên vào những năm
gần đây nền nông nghiệp tỉnh có những bước chuyển đổi tiến bộ, nhằm góp phần đưa

nền kinh kế của tỉnh đi lên.
b. Chăn nuôi
Ngành chăn nuôi chủ yếu tồn tại ở mức hộ gia đình với các loại gia súc như:
trâu bò, gà vịt, heo. Vào những năm gần đây do sự chú trọng của tỉnh đã giải quyết tốt
được đầu ra nên việc thu mua sản phẩm được mở rộng, ngành chăn nuôi có chiều
hướng gia tăng và phát triển. Trong đó, bò thịt, heo, gà, vịt được người dân chú ý đến
nhiều nhất. Ngoài ra, có các loại hình kinh tế vườn đã phát triển với nhiều kiểu khác
nhau như cá, chim, lương.
c. Thủy sản
Bình Thuận có ngư trường rộng 52.000 km2, biển Bình Thuận là một trong
những ngư trường lớn của cả nước, trữ lượng hải sản từ 220 đến 240 ngàn tấn, phong
phú về chủng loại với nhiều loại hải sản đặc sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao như
tôm, điệp, sò lông, dòm, bàn mai. Diện tích ven sông ven biển có khả năng phát triển
nuôi tôm bán thâm canh khoảng 1.000 ha. Các vùng ven biển và đảo có thể phát triển
nuôi cá lồng bè các loại hải đặc sản (cá mú, tôm hùm). Trên biển Đông, huyện đảo Phú
Quý rất gần đường hàng hải quốc tế, là điểm giao lưu Bắc Nam và ngư trường Trường
Sa, thuận lợi để phát triển ngành chế biến hải sản, phát triển dịch vụ hàng hải, du lịch.
“Ba tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản ước đạt 11,525 triệu USD, giảm
21,3% so với cùng kỳ năm trước do thị trường tiêu thụ giảm và nguồn nguyên liệu chế
biến và rào sản kỹ thuật của các nước nhập khẩu về an toàn thực phẩm. Tháng 5/2010,
khai thác hải sản đạt 16.000 tấn. Trong 5 tháng đầu năm tăng lên 62.000 tấn hải sản,
chủ yếu là mực, do mực xuất hiện tuyến khơi, tuyến lộng và tuyến bờ”.
(Nguồn: agroviet.gov.vn)

7


2.4 Một số loài mực ở Việt Nam
2.4.1 Mực nang


Hình 2.2 Mực nang
Ở Việt Nam, thường bắt gặp 2 họ mực nang là Sepiidae và Sepiolidae. Tuy vậy,
họ thứ nhất thường có số lượng loài phong phú hơn (khoảng 14 loài) và là đối tượng
khai thác chính.
a. Mực nang vân hổ
Ngành: Mollusca
Lớp: Cephalopoda
Bộ: Sepioidae
Họ: Sepiidae
Giống: Sepia
Loài: Sepia tigris
Tên tiếng Anh: Pharaoh cuttlefish
Tên tiếng Việt: Mực nang vân hổ
Hình thái và kích thước: thân có hình bầu dục, có chiều dài gấp đôi chiều rộng, vây
rộng bao quanh thân. Nơi rộng nhất của vây bằng ¼ chiều rộng của thân. Các tua miệng dài
ngắn chênh lệch nhau không lớn, chiều dài của tua miệng theo công thức 4 > 3 > 2 > 1. Đối
với cá thể đực tua miệng thứ tư bên trái là tua miệng sinh dục. Vỏ nang mực hình bầu dục,

8


phần phía sau hình thành gai nhọn thô. Mặt lưng của thân có nhiều vân hình gợn sóng
giống da hổ. Mặt bụng màu xám trắng. Cá thể lớn có thân dài 200 – 300 mm, cá thể
nặng trung bình 1 – 2 kg, cá biệt có con nặng đến 5 – 6 kg.
Vùng phân bố: sống ở biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Ở Việt Nam mực nang
phân bố ở nhiều nhất là các ngư trường Bình Thuận, Kiên Giang.
Đặc điểm môi trường sống: là loài sống ở tầng đáy và tầng giữa nơi chất đáy cát
bùn có nhiều vỏ sò ốc, đá sạn.
Sinh sản: mực nang vân hổ thường tập trung thành đàn di cơ vào bờ biển để đẻ.
Thức ăn của chúng là các loài giáp xác, sò ốc và cá đáy.

b. Mực nang kim
Loài: Sepia aculeata (Văn Hasset, 1835)
Tên tiếng Anh: Needle cuttlefish
Tên tiếng Việt: Mực nang kim
Đặc điểm hình thái: mực to, thân tròn hình trứng, dài thân hơn rộng thân, mắt
phát triển, sau mi mắt dưới có cơ lồi phát triển kéo dài đến hết đầu. Vây dài hẹp nằm ở 2
mép thân. Phần cuối mai có gai nhọn. Bông xúc giác dài, dài gần bằng 1/3 tay xúc giác.
Các đĩa hút tay xúc giác xấp xỉ nhau. Ở con đực các đĩa hút bông xúc giác có 10 – 12
cái, ở con cái có 13 – 14 cái. Các màng bảo vệ bông xúc giác không đạt đến phần cổ và
không liền nhau ở đầu bông xúc giác, ở phần giữa tay giao phối có 4 – 6 hàng ngang xúc
giác rất nhỏ. Chiều rộng mai chiếm 30% – 37% chiều dài. Phía trước mặt bụng mai có
dạng sóng 2 đỉnh.
Phân bố: Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêsia và Việt Nam.
Mùa khai thác: quanh năm.
Ngư cụ khai thác: nghề bẫy, nghề lưới kéo đáy.
Kích thước khai thác: 200 – 300 cm
c. Mực nang vân trắng
Loài: Sepia latimanus (Quoy & Gaimard, 1832)
Tên tiếng Anh: Broadclub Cuttlefish
Tên tiếng Việt: Mực nang vân trắng

9


Đặc điểm hình thái: kích thước và hình dạng ngoài rất giống mực nang vân hổ
nhưng vòng sừng của các giác bám gốc xúc tay có nhiều răng sừng đầu không nhọn.
Mặt lưng của mực nang vân trắng có nhiều chấm vân màu trắng.
Sinh thái, địa lý phân bố: thường sống lẫn lộn với mực nang vân hổ. Vùng nhiệt
đới Thái Bình Dương. Các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông Trung Quốc là ngư trường có
sản lượng lớn. Ở Việt Nam khắp nơi đều có phân bố rãi rác, vùng biển Bình Thuận,

Kiên Giang, Khánh Hòa, Thanh Hóa là những nơi có ngư trường mực nang vân trắng
cho sản lượng lớn nhất Việt Nam.
2.4.2 Mực ống

Hình 2.3 Mực ống
Nguồn lợi mực ống ở Việt Nam khá phong phú về thành phần họ, loài, chủ yếu
thuộc 2 họ là Loliginidae và Omastrephiidae. Trong đó, họ thứ 2 là họ mực đại dương,
thường phân bố ở vùng khơi xa và kém giá trị kinh tế. Ở đây chỉ tập trung vào trữ
lượng của họ mực đất.
10


a. Mực ống beka
Họ: Loliginidae
Loài: Loligo beka (Sasaki, 1929)
Tên tiếng Anh: Mitre squid
Đặc điểm hình thái: thân hình ống thô ngắn. Từ vành áo đến gốc vây đuôi nhọn.
Chiều dài thân gấp 3 lần chiều rộng. Chiều dài vây xấp xỉ chiều dài thân. Ngang vây
ngắn hơn dài vây. Đầu nhỏ hơn thân, mắt phát triển. Các sắc tố tập trung nhiều ở phần
sống lưng, chạy dọc giữa bụng và mặt trên của vây. Mặt cắt ngang đôi tay 1 và đôi tay
4 hình hơi tam giác, các tay khác hình elíp. Công thức tay 4321. Đĩa hút đôi tay 3 to
nhất và lớn hơn cả đĩa hút tay xúc giác. Chiều dài bông xúc giác xấp xỉ chiều dài đôi
tay 1. Vòng sừng đĩa hút tay có 4 – 6 răng hình vuông phân chia gần nửa vòng sừng.
Vòng sừng giác bám lớn trên tay xúc giác có răng hình nón như nhau, phân bố khắp
vòng sừng, về phía sau răng hình nón nhỏ dần. Tay giao phối con đực là tay thứ 4 bên
trái. Chiều dài phần gai thịt bằng nửa chiều dài tay.
Phân bố: Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc, Nhật Bản, Inđônêsia và Việt Nam.
Mùa khai thác: quanh năm nhưng mùa khai thác chính là tháng 1 – 3, tháng 6 – 9.
Ngư cụ khai thác: câu, mành, vó, chụp kết hợp với ánh sáng.
b. Mực ống Formosana

Loài: Loligo formosana (Sasaki, 1929)
Tên tiếng Anh: Squid
Hình thái: là loại mực có kích thước lớn. Chiều dài thân gấp 6 lần chiều rộng, đuôi
nhọn, vây dài bằng 2/3 chiều dài thân. Các tua miệng dài, ngắn theo thứ tự 3 > 4 > 2 > 1. Ở
cá thể đực, tua miệng thứ 4 bên trái là tua sinh dục. Vỏ trong bằng chất sừng trong suốt, ở
giữa có gờ dọc. Da vỏ màu trắng hồng, có chấm đen nhỏ trên lưng. Cá thể lớn dài 350 – 400
mm, kích thước mực khai thác thừ 40 – 400 mm.
Vùng phân bố: phân bố từ vùng biển Nam Nhật Bản đến Đài Loan,Malaysia.
Dọc vùng biển Việt Nam từ Bắc vào Nam đều có: Hải Phòng, Thanh Hóa, Bình Định,
Phú Yên, Khánh Hòa và đặc biệt Bình Thuận là nơi có sản lượng khai thác mực ống
lớn nhất.
Đặc điểm môi trường sống: là động vật xa bờ, di cư, sống ở tầng mặt, có tính
hướng quang lớn.
11


2.5 Nghề khai thác mực
2.5.1 Nghề câu mực
Mỗi chuyến đi biển, tàu câu mực thường chở theo 15 – 20 chiếc thuyền thúng ra
ngư trường khơi cách bờ từ hàng chục đến hàng trăm hải lý tùy theo mùa vụ. Câu mực
được tiến hành vào ban đêm, đến ngư trường người ta thả thúng xuống biển, mỗi
người một thúng, một đèn thả trôi quanh thuyền để câu.
a. Ngư cụ
Nguyên tắc đánh bắt của nghề câu mực khơi là dùng lưỡi câu chùm có móc mồi
câu thả xuống nước biển sâu có thể tới 30 – 70 m. Khi con mực đã bám vào mồi thì
giật nhẹ dây câu để lưỡi câu móc vào thân mực rồi nhanh chóng kéo con mực lên
thuyền.
 Dây câu
+ Yêu cầu đối với dây câu là: mảnh, bền chắc. Dây câu càng mảnh khả năng
mực phát hiện ra dây càng khó, khi đó mực mạnh dạng ăn mồi và vướng câu. Dây câu

cũng phải đảm bảo cường độ đứt cao khi đối tượng lôi, kéo dây câu.
+ Màu sắc dây câu phải phù hợp với màu nước, không để cho mực phát hiện ra
dây, ở biển có thể chọn màu dây trắng.
+ Chiều dài dây phải đủ dài để có thể đưa mồi đến gần đối tượng câu. Tùy theo
khu vực câu ta có thể cố định chiều dài dây câu.
 Lưỡi câu
Rất nhiều dạng lưỡi câu kép thường được làm bằng thép hay hợp kim. Cấu tạo
lưỡi câu bình thường gồm ba phần cơ bản: đốc câu, thân câu, ngạnh câu. Riêng lưỡi
câu mực không có ngạnh câu.

Hình 2.4 Cấu tạo lưỡi câu

12


+ Đốc câu: là nơi dùng để buộc dây câu, phải đảm bảo sao cho khi dây câu đã
buộc vào đó rồi thì không thể bị duột ra khỏi lưỡi câu khi mực cắn câu và lôi kéo mồi.
Các dạng đốc câu:

Hình 2.5 Các dạng đốc câu
+ Thân câu: thân câu có dạng uốn thẳng, uốn lượn tròn, uốn thẳng dài, uốn gảy
khúc và uống đặc biệt
Yêu cầu đối với thân câu là phải dẻo, không gảy khi mực lôi kéo câu.
 Chì câu
Trọng lượng của chì tùy thuộc vào tốc độ dòng chảy, nếu chì nhẹ sẽ làm cho
mồi trôi dạt, khó xuống đến độ sâu cần thiết mà ta muốn câu, nhưng nếu chì quá nặng
sẽ khó phát hiện ra thời điểm cá cắn câu.
b. Phương pháp móc mồi và kỹ thuật câu
Phương pháp móc mồi: tùy theo loại mồi câu và đối tượng ta cần câu mà có
phương pháp móc mồi khác nhau. Yêu cầu cơ bản với kỹ thuật móc mồi như sau:

 Không để mồi xoay quanh lưỡi câu trong quá trình đang câu.
 Không thể mực phát hiện ra lưỡi câu có trong mồi.
 Cố gắng tạo hình dạng mồi càng giống ở trạng thái tự nhiên càng tốt.
2.5.2 Nghề mành
Là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân vùng biển, thường đánh bắt cá nhỏ
ven bờ như cá nục, cá trích, cá bạc má, mực ống. Nghề mành đèn hoạt động vào ban
đêm, dựa trên nguyên tắc dùng ánh sáng đèn măngsông hoặc đèn nêông để thu hút đàn
mực. Khi quan sát thấy đàn mực bị ánh sáng thu hút mạnh đến độ "say đèn", người ta
lựa chiều gió, hướng nước chảy thích hợp rồi thả lưới giăng sẵn; sau đó di chuyển ánh
sáng để dẫn đàn mực vào trên miệng lưới rồi nhanh chóng cất lưới lên để bắt mực.
Nếu thời tiết, gió, nước thuận lợi, mỗi đêm có thể đánh lưới từ 2 – 3 lần. Mùa vụ đánh
bắt của nghề mành đèn thường từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm.
13


a. Ngư cụ
 Lưới chụp

Hình 2.6 Cấu tạo mành chụp
1. Tăng gông (1a. chính, 1b. phụ)
2. Dây thắt đụt lưới
3. Giềng miệng (giềng luồng và giềng băng)
4. Giềng rút
5. Vòng khuyên
6. Áo lưới (than lưới, chao lưới và đụt lưới)
7. Dây căng lưới
 Trang bị ánh sáng
Đèn thu hút mực là loại bóng đèn cao áp thủy ngân, công suất 500 – 1000
w/bóng. Số lượng bóng đèn tùy theo yêu cầu mà trang bị cho phù hợp với kỹ thuật
khai thác và quy định chung về bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đèn gom mực là loại bóng

đèn có chiết áp điều chỉnh cường độ ánh sáng, công suất 1000 – 1500 w/bóng.

14


Cách lắp đặt đèn thu hút mực và đèn gom mực trên tàu:

Hình 2.7 Cách lắp đặt dàn đèn
1. Cabin
2. Giá đèn
3. Đèn thu hút mực
4. Đèn gom mực
+ Dàn đèn thu hút mực được lắp đặt ở hai bên mạn trái và phải ca bin của tàu.
+ Giá dàn đèn thu hút mực đặt trên nóc ca bin. Các bóng đèn thu hút mực phải
đặt cách nhau 0,65 m, nghiêng theo chiều thẳng đứng với góc 450 – 550, cách xa phía
ngoài thành ca bin khoảng 0,8 m và cách nóc ca bin khoảng 0,85 m.
+ Cần để treo đèn gom mực dài khoảng 2,5 m và đặt thẳng góc với thành ca
bin, bóng đèn cách sàn tàu khoảng 0,95 m.
b. Kỹ thuật khai thác

Hình 2.8 Bố trí boang tàu
15


×