Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ OL4 LÊN SỰ TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ OL4 LÊN SỰ
TĂNG TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA
CÁ RÔ PHI VẰN (Oreochromis niloticus)

Họ và tên sinh viên: TRẦN MINH HIỂN
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khóa: 2009 – 2011

Tháng 07/2011


NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG CỦA CHẤT DẪN DỤ OL4 LÊN SỰ TĂNG
TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG THỨC ĂN CỦA CÁ RÔ PHI VẰN
(Oreochromis niloticus)

Tác giả

TRẦN MINH HIỂN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư
ngành Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
PGS TS. LÊ THANH HÙNG


Tháng 07 năm 2011

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh;
Cùng quý thầy cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức
cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến với:
Thầy Nguyễn Văn Tư đã hướng dẫn cho tôi những bước đầu trong việc chuẩn
bị đề tài.
Thầy Lê Thanh Hùng, cô Võ Thị Thanh Bình đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ
cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị, ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản
trực thuộc Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng
các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn công ty Aquativ và anh Nguyễn Anh Ngọc đã hỗ trợ cho tôi
về mặt kỹ thuật.
Do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên luận văn khó tránh khỏi những sai
sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ phía quý thầy cô và các bạn
đọc để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT


Đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất dẫn dụ OL4 lên tăng trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn Oreochromis niloticus” được tiến hành tại trại thực
nghiệm trực thuộc Khoa Thủy Sản Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí
Minh từ ngày 09 – 04 – 2011 đến ngày 07 – 06 – 2011.
Nội dung nghiên cứu bao gồm một thí nghiệm với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp
lại ở mỗi nghiệm thức và được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên.
-NTA: thức ăn có 5% bột cá.
-NTB: thức ăn không có bột cá.
-NTC: thức ăn không có bột cá + 3% OL4 trộn sẵn.
-NTD: thức ăn chứa 5% bột cá + 3% OL4 phun bên ngoài viên thức ăn OL4.
-NTE: thức ăn không có bột cá + 3% OL4 phun bên ngoài viên thức ăn OL4.
Thí nghiệm được chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 cá được nuôi trong các bể
composite với thể tích 500 lít/bể và được cho ăn 2 lần mỗi ngày với lượng thỏa mãn
bằng các công thức thức ăn thí nghiệm để đánh giá các chỉ tiêu về tăng trọng, hiệu quả
sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống; giai đoạn 2, cá sau khi kết thúc thí nghiệm được gây sốc
bằng dung dịch ammonia tổng số để đánh giá khả năng chống chịu của cá đối với sự
bất lợi của điều kiện môi trường. Kết quả thu được như sau:
-Tỷ lệ sống của cá sau khi kết thúc thí nghiệm: tỷ lệ sống trung bình giữa các
nghiệm thức A, B, C, D và E lần lượt là 95,83%, 94,17%, 90,83%, 96,67% và 98,33%.
-Kết quả về tăng trưởng: trọng lượng trung bình của cá ở các nghiệm thức lần
lượt là: NTA đạt 108,03 g, NTB đạt 100,21 g, NTC đạt 92,12 g, NTD đạt 102,67 g và
NTE đạt 99,17 g. Về hệ số tăng trưởng đặc biệt: NTA đạt 3,52 %/ngày, NTB đạt 3,39
%/ngày, NTC đạt 3,23 %/ngày, NTC đạt 3,44 %/ngày, NTE đạt 3,37 %/ngày.
-Hiệu quả sử dụng thức ăn: hệ số chuyển đổi thức ăn của cá ở các nghiệm thức
A, B, C, D và E theo thứ tự lần lượt là: 1,39, 1,48, 1,54, 1,46 và 1,49. Lượng ăn tuyệt
đối của các nghiệm thức A, B, C, D và E khi kết thúc thí nghiệm lần lượt là: 2,11
g/cá/ngày, 1,94 g/cá/ngày, 1,80 g/cá/ngày, 2,02 g/cá/ngày, 2,00 g/cá/ngày. Hiệu quả sử
iii



dụng protein: NTA đạt 2,30, NTB đạt 2,18, NTC đạt 2,00, NTD đạt 2,22 và NTE đạt
2,10.
-Tỷ lệ sống trung bình của cá rô phi vằn khi gây sốc bằng dung dịch ammonia
tổng số là: NTA đạt 20%, NTB đạt 60%, NTC đạt 55%, NTD đạt 70% và NTE đạt
37,50%.
Không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê (P > 0,05) về hiệu quả sử dụng
thức ăn và tăng trọng của cá rô phi vằn thí nghiệm giữa nghiệm thức có bổ sung chất
dẫn dụ OL4 và nghiệm thức không có bổ sung chất dẫn dụ

iv


MỤC LỤC
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục

v


Danh sách các chữ viết tắt

viii

Danh sách các bảng

x

Danh sách các hình và đồ thị

xi

Chương 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới


3

2.2 Một vài đặc điểm sinh học của cá rô phi

4

2.2.1 Vị trí phân loại

4

2.2.2 Nguồn gốc và sự phân bố

4

2.2.3 Một vài đặc điểm hình thái một số giống cá rô phi nuôi phổ biến

6

2.2.4 Môi trường sống

7

2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng

8

2.2.6 Đặc điểm sinh sản

9


2.2.7 Đặc điểm dinh dưỡng

10

2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi

11

2.3.1 Nhu cầu protein của cá

12

2.3.2 Nhu cầu lipid

13

2.3.3 Nhu cầu carbohydrates

14

2.3.4 Nhu cầu vitamin

14

2.3.5 Nhu cầu muối khoáng

15

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng ăn của cá


17

2.4.1 Nhóm yếu tố môi trường

17
v


2.4.2 Nhóm yếu tố thức ăn

17

2.5 Chất dẫn dụ
2.5.1 Vai trò của chất dẫn dụ trong thức ăn cho thức ăn động vật
thủy sản

18

2.5.2 Một số chất có hoạt tính dẫn dụ

18

Chương 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

20


3.2 Nội dung nghiên cứu

20

3.3 Vật liệu nghiên cứu

20

3.3.1 Đối tượng nghiên cứu

20

3.3.2 Dụng cụ và vật liệu sử dụng trong quá trình nghiên cứu

20

3.3.3 Thức ăn cho cá thí nghiệm

21

3.4 Phương pháp nghiên cứu

23

3.4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá ảnh hưởng của chất dẫn dụ bổ sung vào
thức ăn lên tỷ lệ sống, sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá
rô phi vằn (Oreochromis niloticus)

23


3.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của chất dẫn dụ OL4 lên
khả năng chịu stress của cá rô phi vằn khi gây sốc bằng dung dịch
có nồng độ amonia tổng cộng (TAN) là 100 ppm (Oreochromis niloticus)

26

3.5 Phương pháp xử lý số liệu

27

Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

28

4.1 Các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm

28

4.1.1 Hàm lượng ôxy hòa tan

28

4.1.2 Độ pH

30

4.1.3 Nhiệt độ

31


4.1.4 Hàm lượng ammonia

33

4.2 Thức ăn thí nghiệm

34

4.3 Kết quả ảnh hưởng của chất dẫn dụ OL4 lên tỷ lệ sống, sự tăng tưởng
và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)

34

4.3.1 Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm

34

4.3.2 Tăng trưởng của cá thí nghiệm

35
vi


4.3.3 Hiệu quả sử dụng thức ăn

38

4.4 Ảnh hưởng của chất dẫn dụ OL4 lên khả năng chịu đựng của
cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) khi gây sốc bằng dung dịch
có nồng độ amonia tổng cộng (TAN) 100 ppm


41

Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

5.1 Kết luận

44

5.2 Đề nghị

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ LỤC

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FAO

Food and Agriculture Organization


NFI

National Fisheries Institute

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

USD

United States Dollar

GIFT

Genetically Improved farmed Tilapia

DO

Dissolved Oxygen

pH

potential of Hydrogen

Ctv

Cộng tác viên

TLS


Tỉ lệ sống

WG

Weight Gain

SGR

Specific Growth Rate

FCR

Food Conversion Ratio

FI

Feed Intake

PER

Protein Efficiency Ratio

NT A

Nghiệm thức A

NTB

Nghiệm thức B


NTC

Nghiệm thức C

NTD

Nghiệm thức D

NTE

Nghiệm thức E
viii


SD

Standard Deviation

BFAR NFFTC

Bureau of Fisheries and Aquaculture Resource National Fresh
water Fisheries Tecnology Center

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Đềmục

Trang


Bảng 2.1: Ngưỡng giới hạn và thích hợp các chỉ tiêu
chất lượng nước đối với cá rô phi
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn trong cùng điều kiện nuôi

8
9

Bảng 2.3: Phân biệt cá đực và cá cái rô phi

10

Bảng 2.4: Hàm lượng protein cần thiết cho cá rô phi (các nhóm loài và tuổi)

12

Bảng 2.5: Các acid amin thiết yếu

13

Bảng 2.6: Nhu cầu vitamin cho tăng trưởng của cá rô phi vằn

15

Bảng 2.7: Các nguyên tố muối khoáng cần thiết
cho dinh dưỡng thủy sản và động vật trên cạn
Bảng 3.1: Công thức thức ăn sử dụng trong thí nghiệm

16
22


Bảng 3.2: Kết quả phân tích thành phần dinh dưỡng
của chất dẫn dụ OL4

22

Bảng 4.1: Bảng phân tích thành phần thức ăn

34

Bảng 4.2: Tỷ lệ sống của cá thí nghiệm

35

Bảng 4.3: Trọng lượng ban đầu của cá rô phi khi bố trí thí nghiệm

35

Bảng 4.4: Trọng lượng cuối của cá rô phi thí nghiệm

37

Bảng 4.5: Hệ số tăng trưởng đặc biệt của cá rô phi vằn thí nghiệm

37

Bảng 4.6: Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá thí nghiệm

39


Bảng 4.7: Lượng ăn tuyệt đối của cá thí nghiệm

39

Bảng 4.8: Hiệu quả sử dụng protein của cá thí nghiệm

40

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Đề mục

Trang

Hình ảnh
Hình 2.1: Bảng đồ khu vực phân bố tự nhiên của cá rô phi

5

Hình 2.2: Hình dạng ngoài cá rô phi

6

Hình 3.1: Viên thức ăn thí nghiệm

23

Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm


24

Hình 3.3: Khu vực bố trí thí nghiệm

24

Đồ thị
Đồ thị 2.1: Sản lượng và giá trị của cá rô phi từ năm 1998 đến 2007

3

Đồ thị 4.1: Biến động DO (mg/L) vào buổi sáng
trong suốt quá trình thí nghiệm

29

Đồ thị 4.2: Biến động DO (mg/L) vào buổi chiều
trong quá trình thí nghiệm

29

Đồ thị 4.3: Biến động pH vào buổi sáng trong quá trình thí nghiệm

30

Đồ thị 4.4: Biến động pH buổi chiều trong quá trình thí nghiệm

31


Đồ thị 4.5 Biến động nhiệt độ buổi sáng (oC) trong quá trình thí nghiệm

32

Đồ thị 4.6: Biến động nhiệt độ buổi chiều (oC) trong quá trình thí nghiệm

32

Đồ thị 4.7: Biến động hàm lượng ammonia (ppm)
trong suốt quá trình thí nghiệm

33

Đồ thị 4.8: Tăng trọng của cá giữa các nghiệm thức

36

Đồ thị 4.9: Tỷ lệ sống của cá rô phi vằn thí nghiệm theo thời gian
khi gây stress bằng ammonia

41

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi trồng thủy sản phát triển ngày càng nhanh hơn các ngành sản xuất thực
phẩm khác, với mức tăng trưởng hằng năm là 8,8%/năm vào năm 1970. So với chỉ

1,2% đối với ngành khai thác thủy sản và 2,8% đối với các hệ thống chăn nuôi trên
mặt đất (Nguyễn Như Trí, 2008). Sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản năm 2009
đạt 145 triệu tấn trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 55,1 triệu tấn chiếm khoảng 46%
tổng sản lượng cá sử dụng làm thực phẩm được cung cấp; ước tính cung cấp 17 kg
(trọng lương sống) bình quân đầu người. Xét về một cách toàn cầu, thì cá nói chung là
nguồn cung cấp protein cho gần 1,5 tỷ người, sử dụng khoảng 20% nguồn đạm có từ
động vật và 3 tỷ người sử dụng khoảng 15%, bình quân đầu người (FAO, 2010).
Về khía cạnh thương mại, cá rô phi được xét là nhóm cá quan trọng đứng sau
nhóm cá chép với sản lượng cá rô phi đánh bắt toàn cầu là 769.936 tấn năm 2007
(FAO, 2009). Ngoài ra, Cá rô phi được nuôi với sản lượng tăng vào những năm 1990
và được xếp hạng thứ 8 trên toàn thế giới về nhóm cá được nuôi phổ biến, với sản
lượng nuôi đạt 2,5 triệu tấn năm 2007 đạt giá trị khoảng 3,3 tỷ USD. Năm 2008, cá rô
phi vằn (Oreochromis niloticus) được xếp hạng 5 trong những loài được nuôi nhiều
nhất trên toàn thế giới, với sản lượng nuôi khoảng 2,3 triệu tấn (FAO, 2009). Cá rô phi
vằn chiếm khoảng 84% tổng sản lượng cá rô phi xuất khẩu (FAO, 2009). Năm 2010
sản lượng cá rô phi vằn xuất khẩu được dự báo là sẽ đạt khoảng 2,5 triệu tấn đạt giá trị
khoảng 5 tỷ USD (FAO, 2010).
Do có phẩm chất thịt trắng, ít xương dăm,… Nên tại thị trường Hoa Kỳ, Cá rô
phi trở thành món ăn hải sản phổ biến đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ. Cá rô phi được
xếp vào trong tốp 10 món ăn hải sản lần đầu tiên vào năm 2002. Năm 2008 cá rô phi
giành được vị trí thứ 5 về những món hải sản được ưa chuộng chỉ đứng sau tôm, cá
thu, cá hồi và cá pollark (NFI, 2010).
1


Đối với mô hình nuôi thâm canh thì thức ăn công nghiệp là điều cần thiết cho
thành công cho vụ nuôi. Trước đây, bột cá được sử dụng như nguồn đạm chủ yếu để
sản xuất thức ăn chăn nuôi. Bài toán về tìm ra nguồn cung và giá cả thích hợp cho nhu
cầu sử dụng một số lượng lớn bột cá vẫn chưa giải được. Nhiều công trình nghiên cứu
được xây dựng để đánh giá khả năng thay thế của các nguồn đạm thực vật và động vật

đối với bột cá trong xây dựng khẩu phần thức ăn cho cá rô phi. Trong những nguồn
đạm này, bột đậu nành là một trong những nguồn nguyên liệu thay thế tốt nhất
(Nguyễn Như Trí, 2008). Tuy nhiên, thức ăn được chế biến từ các nguồn đạm thực vật
thường có mùi vị không hấp dẫn đối với cá nuôi; điều này cũng ảnh hưởng đáng kể
đến lượng ăn và tăng trọng của cá. Để giải quyết vấn đề này thì các chất dẫn dụ đã
được sử dụng để kích thích tính bắt mồi của cá từ đó góp phần cải thiện lượng ăn của
cá nuôi.
Do vậy, để đánh giá hiệu quả của sản phẩm OL4 chúng tôi đã thực hiện đề tài
“Nghiên cứu tác dụng của chất dẫn dụ OL4 lên sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
thức ăn của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá hiệu quả của chất dẫn dụ OL4 khi được bổ sung vào thức ăn lên:
- Tỷ lệ sống, sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá rô phi vằn
(Oreochromis niloticus).
- Khả năng chịu stress của cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) khi gây sốc bằng
dung dịch có nồng độ ammonia tổng cộng (TAN) 100 ppm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi cá rô phi trên thế giới

Đồ thị 2.1: Sản lượng và giá trị của cá rô phi từ năm 1998 đến 2007 (Nguồn: FAO fishery
statistics, 2009).

Qua Đồ thị 2.1 (FAO, 2009) Ta thấy sản lượng cá rô phi tăng đều và rất ổn định
qua các năm từ 897.099 tấn năm 1998 lên khoảng 2.500.000 tấn năm 2007. Sản lượng
cá rô phi năm 2007 tăng gần 24,8% so với năm 2006.

Năm 2008 sản lượng cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) trên thế giới đạt
khoảng 2,3 triệu tấn (FAO, 2009). Sản lượng cá rô phi vằn xuất khẩu chiếm khoảng
84% tổng sản lượng cá rô phi xuất khẩu (FAO, 2009; trích bởi Kamal Mjoun và ctv,
2010).
Trung Quốc đứng nhất về sản lượng cá rô phi xuất khẩu (chiếm 46 % sản lượng
cá rô phi toàn cầu), với sản lượng ước tính khoảng 1,15 triệu tấn năm 2009 từ 1,13
triệu tấn năm 2007 ( FAO, 2010). Những quốc gia sản xuất cá rô phi chính (từ năm
2003 – 2004) là Ai Cập (290.000 tấn), Indonesia (206.000 tấn), Philippines (241.000
tấn), Thái Lan (180.000 tấn), và Brazil (100.000 tấn) (FAO, 2010). Dự báo trong thập
niên tới Brazil là đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với Trung Quốc (FAO, 2010).
3


Trong khi Trung Quốc là nước đứng nhất về xuất khẩu cá rô phi thì Mỹ là thị
trường nhập khẩu cá rô phi lớn nhất. Theo Kamal Mjoun và ctv (2010), Hoa Kỳ nhập
khẩu khoảng 183,295 tấn sản phẩm cá rô phi năm 2009, ước tính giá trị khoảng 696,1
triệu USD (ERS, 2010). Trung Quốc là nước xuất khẩu sản phẩm cá rô phi vào Hoa kỳ
lớn nhất (70% tổng sản lượng cá rô phi nhập khẩu). Về sản lượng cá rô phi nhập khẩu
vào Hoa Kỳ, có 158.937 tấn sản phẩm đông lạnh và 24,358 tấn sản phẩm phi lê. Trung
Quốc cung cấp 82% tổng sản lượng cá rô phi đông lạnh nhập khẩu vào Hoa Kỳ
(nguyên con và phi lê), trong khi Ecuador, Honduras, và Costa Rica chiếm khoảng
87% về sản phẩm cá phi lê năm 2009 (FAO, 2009).
2.2 Một vài đặc điểm sinh học của cá rô phi
2.2.1 Vị trí phân loại
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis niloticus (Linnaeus)
Tên tiếng Anh: Nile tilapia

Tên tiếng Việt: cá rô phi vằn, cá rô phi Đài Loan
(Nguồn: Lê Hoàng Yến, 2006).
2.2.2 Nguồn gốc và sự phân bố
Cá rô phi thuộc họ Cichlidae, bộ cá vược Perciformes. Cho đến năm 1964,
người ta mới biết khoảng 30 loài cá rô phi, hiện nay con số đó khoảng 100 loài, trong
đó khoảng 10 loài có giá trị kinh tế (FAO, 2009).
Cá rô phi sống ở nhiều môi trường sống nước ngọt bao gồm cả dòng suối cạn,
ao, sông và hồ. Trong lịch sử, cá rô phi đã có tầm quan trọng trong đánh bắt cá nhỏ ở
châu Phi. Theo Freyer và Iles (1972) cho rằng những hóa thạch còn sót lại của cá rô
phi được tìm thấy ở châu Phi xác định khoảng 18 triệu năm tuổi.

4


Hình 2.1: Bản đồ khu vực phân bố tự nhiên của cá rô phi.
(Nguồn: ).

Những loài được nuôi phổ biến là cá rô phi vằn, rô phi xanh, rô phi đỏ và rô phi
đen trong đó loài nuôi phổ biên nhất là cá rô phi vằn ().
Ngày nay cá rô phi không những được nuôi ở châu Phi mà đã được phát tán và
nuôi ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Trong vài chục năm trở lại đây, chúng mới thực sự trở thành loài cá nuôi công nghiệp,
sản lượng lớn và giá trị kinh tế cao ().
Cá rô phi vằn có tên khoa học là Oreochromis niloticus, là loài cá có thịt ngon,
giá trị thương phẩm cao, nhanh lớn và dễ nuôi ở các mô hình nuôi khác nhau. Kết quả
nghiên cứu những năm gần đây cho thấy nuôi đơn cá rô phi hay nuôi ghép với các loài
cá khác, cá sinh trưởng nhanh và rất ít khi bị bệnh. Cá rô phi có khả năng chống chịu
tốt với các môi trường sống khác nhau và cho hiệu quả kinh tế cao
().
Ba giống cá rô phi phổ biến là Oreochromis, Tilapia và Sarotherodon; trong đó

cá rô phi vằn thuộc giống Oreochromis. Loài cá này phân bố tự nhiên ở Palestine,
sông Nile cũng như là hầu hết các vùng sông và hồ ở châu Phi. Cá rô phi được giới
thiệu vào Philipines vào vào 1972. Số lượng chúng ngày càng tăng lên do chúng sở
hữu khả năng kháng bệnh tốt, dễ đẻ, tăng trưởng tốt, phẩm chất thịt ngon, có khả năng
thích nghi với khoảng rộng các điều kiện môi trường bao gồm nhiệt độ và độ mặn
().

5


2.2.3 Một vài đặc điểm hình thái một số giống cá rô phi nuôi phổ biến

Hình 2.2: Hình dạng ngoài cá rô phi.
Loài cá rô phi vằn Oreochromis niloticus: Toàn thân phủ vẩy, ở phần lưng có
màu xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt. Trên thân có từ 7 - 9 vạch
chạy từ phía lưng xuống bụng. Các vạch đậm dọc theo vây đuôi ở từ phía lưng xuống
bụng rất rõ. Cá rô phi vằn là loài có kích cỡ thương phẩm lớn, tăng trưởng nhanh và đẻ
thưa hơn cá rô phi đen. Ðây là loài được nuôi phổ biến nhất trên thế giới và ở Việt
Nam hiện nay ().
Loài cá rô phi đen Oreochromis mossambicus: Toàn thân phủ vẩy, vẩy ở lưng
có màu xám tro đậm hoặc xanh đến hơi nhạt. Phần bụng có màu trắng xám hoặc xám
ngà. Trên thân và vây đuôi không có các sọc chạy từ phía lưng xuống bụng như ở cá rô
phi vằn. Cá rô phi đen (còn cọi là cá rô phi cỏ, rô phi sẻ) là loài lớn chậm, kích cỡ
thương phẩm nhỏ, đẻ mau nên không được ưa chuộng (). Ngoài ra,
còn một số giống cá rô phi khác như cá rô phi đỏ (cá diêu hồng) cũng được nuôi khá
phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long ().

6



2.2.4 Môi trường sống
Cá rô phi có thể chịu được độ biến động lớn của các thông số môi trường bao
gồm các chỉ tiêu như độ mặn, hàm lượng oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, và nồng độ
ammonia hơn các loài cá nước ngọt được nuôi khác.
2.2.4.1 Độ mặn
Nhìn chung, đa số các loài cá rô phi đều có khả năng thích nghi với độ mặn cao
mặc dù mức độ thích nghi với độ mặn khác nhau thì tùy thuộc vào từng loài. Cá rô phi
vằn là loài có khả năng chịu độ mặn thấp nhất (18o/ oo ; khi chuyển trực tiếp). Cá rô phi
sẻ (Tilapia zillii) là giống có khả năng chịu độ mặn cao nhất (EL – Sayed, 2006),
những loài cá rô phi khác có khả năng phát triển và sinh sản bình thường ở độ mặn tới
36o/ oo . Nhưng điều kiện thuận lợi cho cho cá rô phi (tăng trưởng và sinh sản) đo được
là ở độ mặn 19o/ oo (El – Sayed, 2006).
2.2.4.2 Hàm lượng oxy hòa tan (DO)
Cá rô phi có thể sống trong điều kiện mà môi trường nước có hàm lượng oxy
hòa tan thấp, thậm chí có thể đến 0,1mg/L (Magid và Babiker, 1975); nhưng hàm
lượng oxy hòa tan tối hảo cho sự phát triển là trên 3 mg/L (Ross, 2000).
2.2.4.3 Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố chính ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa của cá. Nhiệt độ
tối hảo cho sự phát triển của cá nằm trong khoảng 22oC và 29oC; việc đẻ trứng diễn ra
bình thường khi nhiệt độ cao hơn 22oC. Hầu hết các loài cá rô phi có thể sống khi nhiệt
độ xuống thấp 10oC, và tăng trưởng chậm khi nhiệt độ xuống dưới 20oC. Đối với rô
phi xanh là loài có khả năng chịu lạnh cao nhất, cá có thể sống khi nhiệt đô xuống 8oC,
trong khi những loài cá rô phi khác có thể chịu được nhiệt độ cao lên tới 42oC (Sarig,
1969; Caulton, 1982; Mires, 1995).
2.2.4.4 pH và ammonia
Những chỉ tiêu chất lượng nước khác ảnh hưởng đến cá rô phi bao gồm pH và
ammonia. Nhìn chung, cá rô phi có thể chịu được pH trong phạm vi từ 3,7 - 11, nhưng
khoảng pH thích hợp cho sự phát triển trong khoảng từ 7 đến 9 (Ross, 2000).
Ammonia gây độc khi đạt nồng độ 2,5 và 7,1 mg/L (đây là nồng độ ammonia
không phân li) đối với cá rô phi xanh và cá rô phi vằn theo thứ tự lần lượt (Redner và

Stickney, 1979; El – Sherif và ctv, 2008) và cá giảm lượng ăn, tăng trưởng khi
7


ammonia ở 0,1mg/L (El – Sherif và ctv, 2008). Khoảng ammonia thích hợp cho sự
phát triển của cá là khoảng dưới 0,05mg/L (El – Sherif và ctv, 2008).
Bảng 2.1: Ngưỡng giới hạn và thích hợp các chỉ tiêu chất lượng nước đối với cá rô
phi.
Chỉ tiêu

Giới hạn

Thích hợp cho

Nguồn trích

phát triển
Độ mặn (o/ oo )

Lên tới 36

19

(El – Sayed, 2006)

Hàm lượng oxy

<0,1

>3


(Magid và Babiker,1975; Ross,

hòa tan (mg/L)
Nhiệt độ (oC)

2000)
8–42

22-29

(Sarig, 1969; Morgan, 1972; Mires,
1995)

pH

3.7–11

Ammonia (mg/L) Lên tới 7,1

7–9

(Ross, 2000)

< 0.05

(El – Shafey,1998; (Red – ner và

NH 3


Stickney, 1979)

(Nguồn: Kama Mjoun và ctv, 2010).

2.2.5 Đặc điểm sinh trưởng
Tốc độ lớn của cá rô phi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, thức ăn, mật độ thả
và kỹ thuật chăm sóc. Khi nuôi thâm canh, cá lớn nhanh hơn khi nuôi bán thâm canh
hay nuôi ghép ().
Giai đoạn cá hương, trong ao nuôi cá từ hương lên giống, cá rô phi vằn có tốc
độ sinh trưởng khá nhanh từ 15 – 20 g/tháng. Từ tháng nuôi thứ 2 đến tháng nuôi thứ 6
tăng trưởng bình quân có thể đạt 2,8 – 3,2 g/con/ngày. Cá rô phi vằn có thể đạt trọng
lượng bình quân trên 500 g/con sau 5 – 6 tháng nuôi ().

8


Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi vằn trong cùng điều kiên nuôi.
Thời gian nuôi

Trọng lượng trung bình

2 tuần

8

1 tháng

40

2 tháng


145

3 tháng

240

4 tháng

330

5 tháng

470

6 tháng

585

Ghi chú

Sử dụng thức ăn viên công
nghiệp

(Nguồn: Nguyễn Văn Tư, 2003; trích bời Huỳnh Minh Huy)

2.2.6 Đặc điểm sinh sản
2.2.6.1 Thành thục sinh dục
Trong điều kiện ao nuôi cá rô phi thành thục sinh dục vào tháng thứ 3, 4 khi cá
có trọng lượng thông thường là 100 – 150 g/con (cá cái). Tuy vậy, kích thước thành

thục sinh dục của cá rô phi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc, điều kiện nhiệt độ và độ
tuổi. Cá nuôi trong mô hình thâm canh năng suất cao, cá cái tham gia sinh sản lần đầu
sinh sản khi trọng lượng đạt trên 200 g trong khi đó ở điều kiện nuôi kém, cá cái bắt
đầu đẻ khi trọng lượng cơ thể khoảng 100 g ().
2.2.6.2 Chu kỳ sinh sản của cá rô phi
Hầu hết các loài cá rô phi thuộc giống Oreochromis đều tham gia sinh sản
nhiều lần trong một năm. Trong điều kiện khí hậu ấm áp, cá rô phi đẻ quanh năm (từ
10 – 11 lứa ở các tỉnh phía nam; 5 – 7 lứa ở các tỉnh phía Bắc). Quan sát buồng trứng
cá rô phi cho thấy: trong buồng trứng lúc nào cũng có trứng ở các giai đoạn khác nhau.
Vì vậy, trong tự nhiên ở các ao nuôi cá rô phi chúng ta gặp rất nhiều cá con ở các cỡ
khác nhau (trừ ao nuôi cá rô phi đơn tính). Số lượng trứng mỗi lần đẻ từ vài trăm trứng
đến khoảng 2000 trứng. Chu kỳ sinh sản của cá rô phi thường kéo dài từ 3 – 4 tuần
().
2.2.6.3 Tập tính sinh sản
Ðến thời kỳ thành thục, vào mùa sinh sản các đặc điểm sinh sản thứ cấp của cá
rô phi rất rõ. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới cằm, viền vây ngực, vây lưng và
9


vây đuôi, khi đó ở con cái có màu hơi vàng. Ngoài ra, con cái có xoang miệng hơi chễ
xuống (Bảng 2.3) ().
Bảng 2.3: Phân biệt cá đực và cá cái rô phi
Ðặc điểm phân biệt

Cá đực

Ðầu

To và nhô cao.


Màu sắc

Lỗ niệu và lỗ sinh dục

Hình dạng huyệt

Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ có
màu hồng hặc hơi đỏ.

Cá cái
Nhỏ, hàm dưới trễ do ngậm
trứng và con.
Màu nhạt hơn.

2 lỗ: Lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu

3 lỗ: Lỗ niệu, lỗ sinh dục và

môn.

lỗ hậu môn.

Ðầu thoát lỗ niệu sinh dục dạng

Dạng tròn, hơi lồi và không

lồi, hình nón dài và nhọn.

nhọn như ở cá đực.


(nguồn: )

Trước khi đẻ cá đực đào tổ xung quang bờ ao, nơi có nền đáy cứng, độ sâu mực
nước từ 50 – 60 cm. Tổ đẻ có hình lòng chảo, đường kính tổ đẻ từ 30 – 40 cm, sâu từ 7
– 10 cm. Cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực tiến hành thụ tinh, sau khi thụ tinh cá cái nhặt
hết trứng vào miệng để ấp.
- Ở nhiệt độ 28oC thời gian ấp khoảng 4 ngày.
- Ở nhiệt độ 30oC thời gian ấp khoảng 2-3 ngày.
- Ở nhiệt độ 20oC thời gian ấp khoảng 6 ngày.
Cá sau khi nở lượng noãn hoàng lớn, cá rất yếu, cá mẹ tiếp tục ấp trong miệng
từ 4 – 6 ngày, cá mẹ “nhả” con và vẫn tiếp tục bảo vệ ở phía dưới trong 1 – 2 ngày
đầu. Cá bột khi còn nhỏ thường bơi thành đàn xung quanh ao, có thể quan sát được
vào lúc sáng sớm ().
2.2.7 Đặc điểm dinh dưỡng
Saha và ctv (2006) cho rằng cá rô phi có thể sử dụng thức ăn có hàm lượng chất
xơ và carbohydrates cao hơn các loài cá khác.
Tính ăn của cá rô phi thay đổi theo giai đoạn phát triển và môi trường nuôi. Cá
rô phi là loài cá ăn tạp thiên về thực vật, thức ăn chủ yếu là tảo và một phần thực vật
bậc cao và mùn bã hữu cơ. Ở giai đoạn cá con, từ cá bột lên cá hương, thức ăn chủ yếu
10


là động vật phù du. Từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành, thức ăn chủ yếu là
mùn bã hữu cơ và thực vật phù du. Cá rô phi có khả năng tiêu hoá các loài tảo xanh,
tảo lục mà một số loài cá khác không có khả năng tiêu hoá ().
Ðặc biệt cá rô phi có thể sử dụng rất có hiệu quả thức ăn tinh như: cám gạo, bột
ngô, khô dầu lạc, đỗ tương, bột cá ... và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Trong nuôi
thâm canh nên cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao (18 – 35% Protein)
().
Trần Văn Vỹ (2005) cho rằng cá rô phi có nhu cầu dinh dưỡng gần giống với cá

chép về thành phần tinh bột (dưới 40%), canxi (1,5 - 2%), P (1 - 1,5%), K, Na chỉ có
một điều khác là thức ăn của cá rô phi yêu cầu về hàm lượng đạm thấp hơn. Ðiều này
rất có ý nghĩa khi chế biến thức ăn công nghiệp cho cá rô phi.
2.3 Nhu cầu dinh dưỡng của cá rô phi
Do nhu cầu về dinh dưỡng thấp và có tập tính ăn tạp của cá rô phi đã làm cho
chúng trở thành loài cá dễ nuôi, không như những loài cá khác như cá hồi, khẩu phần
ăn đòi hỏi hàm lượng protein và lipid rất cao dựa trên nguồn đạm đắt tiền như bột cá.
Hơn thế nữa, cá rô phi có thể sử dụng tốt chất xơ và carbohydrates trong thức ăn hơn
những loài cá nuôi khác. Để đảm bảo cá tăng trưởng nhanh, đạt năng suất cao mà giá
thành sản xuất thấp thì khẩu phần thức ăn được cân đối các thành phần dinh dưỡng là
nền tảng cho việc thành công trong nuôi cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus). Nhu
cầu dinh dưỡng biến động nhẹ giữa các loài cá rô phi, nhưng yếu tố ảnh hưởng lớn
nhất là phụ thuộc vào kích cỡ cá nuôi (Kamal Mjoun và ctv, 2010).

11


2.3.1 Nhu cầu protein của cá
Theo Kamal Mjoun và ctv (2010), cá không có nhu cầu cụ thể đối với hàm
lượng protein thô, mà đúng hơn là chúng cần sự kết hợp các acid amin thiết yếu.
Protein được cá sử dụng một cách liên tục cho hoạt động duy trì, tăng trưởng và cho
chức năng sinh sản. Khi dược cho ăn vượt ngưỡng, protein có thể được sử dụng như là
nguồn cung cấp năng lượng; tuy nhiên, chức năng này không được xem trọng vì chi
phí cao của các nguồn protein. Nhu cầu protein của cá rô phi giảm theo tuổi cá và kích
thước cơ thể (Bảng 2.4), hàm lượng protein cao trong khẩu phần thức ăn cá bột (30 –
56%) và (30 – 40%) đối với cá rô phi con tuy nhiên đối với cá rô phi trưởng thành cần
hàm lượng protein thấp hơn (28 – 30%) (Winfree và Stickney, 1981; Jauncey, 1982;
Al Hafedh, 1999; Siddiqui; trích bởi Kama Mjoun và ctv, 2010). Cũng như những loài
cá sống ở nước ấm, cá rô phi cần 10 loại acid amin thiết yếu cần được cung cấp từ
nguồn thức ăn (Bảng 2.5). Có thể tạo được thức ăn có đủ thành phần acid amin thiết

yếu bằng cách kết hợp nguồn đạm từ thực vật và động vật, nếu cần thiết có thể bổ sung
thêm các acid amin tổng hợp để tạo công thức hoàn chỉnh.
Bảng 2.4: Hàm lượng protein cần thiết cho cá rô phi (các nhóm loài và tuổi).
loài

Phần trăm khẩu

Cỡ (g)

Tham khảo

phần (%)
0,5 – 68,3

40

45,0 – 76,3

40

0,84 – 22,8

40

Siddiqui và ctv.

40,4 – 108,0

30


(1988)

21,3 – 81,5

28

Twibell và

O. niloticus

O. niloticus x

Brown (1998)

O. aureus
O. aureus

Al Hafd (1999)

2,5 – 16,6

56

Winfree và
Stickney (1981)

S. mossambicus

1,83 – 8,5


40

(Nguồn Kama Mjoun và ctv, 2010).

12

Jauncey (1981)


Bảng 2.5: Các acid amin thiết yếu.
Amino acid

Nhu cầu (% trên protein thức ăn)
O. niloticusa

O. mossambicusb

Arginine

4,20

2,82

Histidine

1,72

1,05

Isoleucine


3,11

2,01

Leucine

3,39

3,40

Lysine

5,12

3,78

Methionine

2,68c

0,99

Phenylalanine

3,75d

2,50

Threonine


3,75

2,93

Tryptophan

1,00

0,43

Valine

2,80

2,20

Santiago và Lovell, 1988; bJauncey và ctv., 1983; ckhi có sự xuất hiện cystine với hàm lượng 0,54% protein

a

thức ăn; dcó sự xuất hiện cystine, tyrosine với hàm lượng 1,79% protein thức ăn. (Nguồn Kama Mjoun và ctv,
2010).

2.3.2 Nhu cầu lipid
Lipid là hợp chất hữu cơ có thành phần hóa học khác nhau, được ly trích từ
động và thực vật, nhờ các dung môi hữu cơ như ether hay acetone. Người ta phân biệt
lipid với các chất khác dựa vào đặc tính hòa tan (một tính chất vật lý hơn là tính chất
hóa học). Lipid bao gồm nhiều nhóm hóa học và chưa có sự thống nhất trong sự phân
loại các lipid. Theo MacDonald và ctv (1988), lipid được xếp thành hai nhóm khác

nhau dựa vào đặc tính chứa và không chứa gốc glycerol. Trong nhóm chứa glycerol,
lipid được xếp vào nhóm đơn giản và nhóm phức tạp. Lipid đơn giản là ester của các
acid béo với glycerol. Trong khi lipid phức tạp bao gồm nhiều nhóm khác (Lê Thanh
Hùng, 2008).
Lipid trong khẩu phần ăn là nguồn cung cấp năng lượng chính, là dung môi hòa
tan các vitamin trong dầu, có vai trò quan trọng trong cấu trúc màng tế bào, vai trò như
tiền thân của các hormone có bản chất là steroid, và là nguồn cung cấp các acid béo
thiết yếu. Winfree và Stickney (1981), đã tìm ra lượng lipid cần cho cá rô phi 2,5 g là
5,2%, giảm còn 4,4% khi cá đạt 7,5 g. Jauncey (2000), đề nghị rằng hàm lượng lipid
13


×