Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

KHẢO SÁT THỊ HIẾU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ CÁ TRA, BASA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.97 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THỊ HIẾU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN
TỪ CÁ TRA, BASA

Họ và tên sinh viên: TRẦN THỊ THUẬN
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 07/2011


KHẢO SÁT THỊ HIẾU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CHẾ BIẾN
TỪ CÁ TRA, BASA

Tác giả

TRẦN THỊ THUẬN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
chế biến thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Tháng 07 năm 2011


i


CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài “Khảo sát thị hiếu đối với sản
phẩm chế biền từ cá tra, basa”, tôi đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn và giúp đỡ từ
phía nhà trường cũng như các cá nhân, tổ chức khác. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến:
-

Ban Giám Hiệu và toàn thể công nhân viên chức trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập tại trường.

-

Ban Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng tất cả quý thầy cô đã tận tình truyền đạt
kiến thức trong suốt thời gian học và thực hiện đề tài.

-

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh
Đức, người đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành đề tài này.

-

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Trương Quang Bình, người đã giảng
dạy và giúp đỡ cho tôi có thêm động lực trong thời gian học tập.

-


Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn lớp DH07CT cùng với các anh chị đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, do kiến thức còn hạn hẹp và bước đầu làm quen với phương pháp

nghiên cứu khoa học cũng như thời gian thực hiện có giới hạn nên đề tài không tránh
những sai sót, mong Quý thầy cô và các bạn góp ý thêm cho đề tài được hoàn chỉnh.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát thị hiếu đối với sản phẩm chế biến từ cá tra, basa” đã được tiến
hành tại thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ ngày 15/01/2011 đến ngày 15/07/2011.
Đề tài được tiến hành theo kiểu khảo sát thị trường, gồm hai nội dung chính: khảo sát
thực tế khách hàng tại một số siêu thị trên địa bàng thành phố và phỏng vấn người tiêu
dùng qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Nghiên cứu được thực hiện với 300 mẫu khảo sát qua
bảng câu hỏi, ngoài ra còn quan sát khách hàng tại năm siêu thị trên địa bàng thành
phố với tổng thời gian là 8 tuần cho hai buổi sáng và chiều.
Kết quả thu được như sau:
-

Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm chế biến từ cá tra, basa tại các quầy thủy sản
đông lạnh là 30% - 38%.

-

Tỷ lệ người tiêu dùng thích sản phẩm chế biến từ cá tra, basa cao hơn nhiều so
với tỷ lệ không thích và đang dần chuyển từ dùng các sản phẩm tươi sống sang
sản phẩm chế biến sẵn.


-

Các yếu tố có tác động đến sở thích của người tiêu dùng đó là độ tuổi, giới tính,
nghề nghiệp, thu nhập và quy mô hộ gia đình.

-

Tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng tập trung nhiều vào giá cả, sự
tiện dụng và thương hiệu sản phẩm.

-

Tỷ lệ hài lòng với chất lượng sản phẩm hiện nay là 50%, xu hướng tương lai có
38,7% sẽ dùng sản phẩm.

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA .................................................................................................................. i
CẢM TẠ ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................. viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................................x
Chương 1 ........................................................................................................................1
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1

1.2. Mục tiêu đề tài ..........................................................................................................2
1.3. Yêu cầu .....................................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa đề tài ............................................................................................................2
Chương 2 ........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................................3
2.1. Khái quát về dòng sản phẩm chế biến từ cá tra, basa ...............................................3
2.1.1. Dòng sản phẩm truyền thống .................................................................................3
2.1.2. Dòng sản phẩm đông lạnh .....................................................................................3
2.1.3. Dòng sản phẩm giá trị gia tăng ..............................................................................3
2.2. Giá trị dinh dưỡng thủy sản ......................................................................................4
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cá ......................................................................................4
2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cá tra, basa ........................................................................4
2.3. Tình hình thủy sản thế giới .......................................................................................5
2.3.1. Tình hình chung .....................................................................................................5
2.3.2. Thương mại thủy sản Nhật Bản sau thảm họa.......................................................6
2.4. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam.........................................................................7
2.4.1. Đặc điểm ngành thủy sản Việt Nam ......................................................................9
iv


2.4.2. Đánh giá tổng quan về thủy sản - mô hình SWOT .............................................10
2.4.2.1. Điểm mạnh .......................................................................................................10
2.4.2.2. Điểm yếu...........................................................................................................11
2.4.2.3. Cơ hội ...............................................................................................................13
2.4.2.4. Thách thức ........................................................................................................13
2.4.3. Vai trò ngành chế biến trong phát triển thủy sản Việt Nam ................................14
2.5. Khái quát ngành cá tra, basa Việt Nam ..................................................................15
2.5.1. Khó khăn và thách thức .......................................................................................16
2.5.2. Giải pháp..............................................................................................................17
2.6. Tổng quan hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ........................18

2.7. Tình hình kinh doanh của hệ thống siêu thị Co.op Mart ........................................19
2.8. Cơ sở lý luận về nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng ...........................................20
2.8.1. Kỹ thuật quan sát .................................................................................................20
2.8.2. Kỹ thuật phỏng vấn .............................................................................................21
2.8.3. Kỹ thuật thiết kế các công cụ điều tra .................................................................21
2.8.4. Kỹ thuật xử lý và phân tích số liệu ......................................................................21
Chương 3 ......................................................................................................................23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23
3.1. Thời gian và địa điểm .............................................................................................23
3.1.1. Thời gian thực hiện ..............................................................................................23
3.1.2. Địa điểm ..............................................................................................................23
3.2. Nội dung và phương pháp thực hiện ......................................................................24
3.2.1. Nội dung ..............................................................................................................24
3.2.2. Phương pháp thực hiện ........................................................................................24
3.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ...................................................................24
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ..............................................................................24
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................................25
Chương 4 ......................................................................................................................26
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................26
4.1. Kết quả quan sát khách hàng tại các siêu thị ..........................................................26

v


4.1.1. So sánh số người đến quầy và mua sản phẩm cá tra, basa tại các siêu thị ..........26
4.1.2. Kiểm định trị trung bình và tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm vào hai buổi sáng và
chiều...............................................................................................................................28
4.1.2.1. Kiểm định trị trung bình ...................................................................................28
4.1.2.2. Kiểm định tỷ lệ .................................................................................................29
4.1.3. Các sản phẩm được biết đến và thích dùng hiện nay ..........................................31

4.2. Thông tin chung về các phiếu khảo sát ..................................................................33
4.3. Kết quả tổng hợp và xử lý số liệu ...........................................................................34
4.3.1. Mức độ thích các sản phẩm chế biến từ cá tra, basa ...........................................35
4.3.1.1. Mức độ thích và tần suất sử dụng sản phẩm chế biến từ cá tra, basa ...............35
4.3.1.2. Mối liên hệ giữa mức độ thích và tần suất sử dụng..........................................36
4.3.1.3. Mức độ thích giữa các dòng sản phẩm chế biến từ cá tra, basa .......................37
4.3.2. Lý do thích và không thích sản phẩm ..................................................................38
4.3.2.1. Lý do người tiêu dùng thích sản phẩm chế biến từ cá tra, basa .......................38
4.3.2.2. Lý do người tiêu dùng không thích sản phẩm chế biến từ cá tra, basa ............39
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích của khách hàng............................................40
4.3.3.1. Độ tuổi ..............................................................................................................40
4.3.3.2. Giới tính ............................................................................................................41
4.3.3.3. Thu nhập ...........................................................................................................42
4.3.3.4. Quy mô hộ gia đình ..........................................................................................44
4.3.3.5. Nghề nghiệp ......................................................................................................44
4.3.4. Yếu tố hành vi và xu hướng tiêu dùng trong tương lai .......................................45
4.3.4.1. Mục đích mua và dịp dùng sản phẩm ...............................................................45
4.3.4.2. Tiêu chí lựa chọn sản phẩm ..............................................................................46
4.3.4.3. Đánh giá của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm hiện nay .....................47
4.3.4.4. Xu hướng tiêu dùng và lý do lựa chọn sản phẩm trong tương lai ....................48
4.4. Mô hình hồi quy logistic đa thức ............................................................................49
4.4.1. Xây dựng mô hình ...............................................................................................49
4.4.2. Đánh giá mô hình ................................................................................................52
Chương 5 ......................................................................................................................53

vi


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................................53
5.1. Kết luận...................................................................................................................53

5.2. Đề nghị ...................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................56
PHỤ LỤC .....................................................................................................................58

vii


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
USD (United States Dollars): Đô la Mỹ.
Ppm (parts per million ): Đơn vị đo mật độ.
DHA (Docosahexaenoic Acid): Acid béo thiết yếu.
EPA (Eicosapentaenoic Acid): Acid béo thiết yếu.
EAA (Essential amino-acids): Acid amin thiết yếu.
FAO (Food and Agricuture Oganization of The United Nations): Tổ chức Lương thực
và Nông Nghiệp Liên Hiệp Quốc.
VJEPA (Agreement on Vietnam-Japan Economic Partnership): Hiệp định Đối tác kinh
tế Việt Nam – Nhật Bản.
SWOT (Strength, Weakness, Opportunity and Threats): Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội
và mối đe dọa.
EU (European Union): Liên minh Châu Âu.
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới.
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hoá.
WWF (World Wide Fund For Nature): Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên.
VASEP (Vietnam Association for Seafood Exporters and Processors): Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu Thủy sản.
Kg (kilogram): đơn vị đo lường khối lượng.
Global GAP (Global Good Agricultural Practices): Tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm
tươi.
Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PNTR (Permanent-Normal-Trade-Relations): Quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn.
ASEAN (Association of South East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
CFA (Catfish Association): Hiệp hội cá da trơn Mỹ.
GSP (Generalised-system-of-preferences): Hệ thống ưu đãi tổng quát

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của cá tra thành phẩm ..............................................5
Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của cá basa thành phẩm ...........................................5
Bảng 2.3. Top 10 doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu thủy sản năm 2010 ....................9
Bảng 3.1. Tiến độ công việc .........................................................................................23
Bảng 4.1. Tỷ lệ người đến và mua sản phẩm cá tra, basa tại các siêu thị .....................28
Bảng 4.2. Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể độc lập ..................29
Bảng 4.3. Kiểm định giả thuyết về tỷ lệ của hai tổng thể độc lập ................................30
Bảng 4.4. Thông tin chung về mẫu khảo sát .................................................................34
Bảng 4.5. Kết quả so sánh mức độ thích, không thích với mức độ bình thường ..........50
Bảng 4.6. Kết quả so sánh giữa hai mức độ thích và không thích ................................51

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 4.1. Các sản phẩm từ cá tra, basa .........................................................................32
Hình 4.2. Khách hàng tại quầy thủy sản đông lạnh ......................................................32

Biểu đồ 2.1. Xuất khẩu cá tra, basa Việt Nam 11 tháng đầu năm 2010 .......................16
Biểu đồ 2.2. Lượt khách Co.op Mart theo từng năm ....................................................20
Biểu đồ 4.1. Số người đến và mua sản phẩm cá tra, basa tại siêu thị Maximark .........26
Biểu đồ 4.3. Số người đến và mua sản phẩm cá tra, basa tại siêu thị Sài Gòn .............27
Biểu đồ 4.4. Các sản phẩm được người tiêu dùng biết đến hiện nay ............................31
Biểu đồ 4.5. Hình thức biết đến sản phẩm ....................................................................32
Biểu đồ 4.6. Mức độ thích sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa ..................................35
Biểu đồ 4.7. Tần suất sử dụng sản phẩm ......................................................................36
Biểu đồ 4.8. Mối liên hệ giữa mức độ thích và tần suất sử dụng..................................36
Biểu đồ 4.9. Mức độ thích giữa các dòng sản phẩm .....................................................37
Biểu đồ 4.10. Đặc điểm sản phẩm ảnh hưởng đến mức độ thích của khách hàng .......38
Biểu đồ 4.11. Đặc điểm sản phẩm khiến khách hàng không thích ...............................40
Biểu đồ 4.12. Mối quan hệ giữa độ tuổi và sở thích .....................................................41
Biểu đồ 4.13. Mối quan hệ giữa sở thích và giới tính ...................................................42
Biểu đồ 4.14. Mối quan hệ giữa sở thích và thu nhập cá nhân .....................................43
Biểu đồ 4.15. Mối quan hệ giữa sở thích và thu nhập gia đình ....................................43
Biểu đồ 4.16. Mối quan hệ giữa quy mô hộ gia đình và sở thích .................................44
Biểu đồ 4.17. Mối quan hệ giữa nghề nghiệp và sở thích .............................................45
Biểu đồ 4.18. Mục đích mua sản phẩm cá tra, basa ......................................................45
Biểu đồ 4.19. Dịp dùng sản phẩm cá tra, basa ..............................................................46
Biểu đồ 4.21. Mối quan hệ giữa sở thích và đánh giá chất lượng sản phẩm ................47
Biểu đồ 4.22. Mối quan hệ giữa sở thích và xu hướng tiêu dùng trong tương lai ........48
Biểu đồ 4.23. Lý do lựa chọn sản phẩm trong tương lai ...............................................49

x


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành thủy sản Việt Nam đã từng bước
vương lên trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó đáng chú ý
nhất là sự phát triển của ngành cá tra, basa Việt Nam. Tuy nhiên, liên tục trong các
năm gần đây, giá cá tra xuất khẩu Việt Nam bị giảm sút trên thị trường thế giới. Theo
báo Công Thương (04/09/2010), năm 2010 giá xuất khẩu cá tra giảm từ 2,28 USD/kg
(năm 2009) xuống còn 2,13 USD/kg, trong 5 tháng đầu năm 2011 giá cá tra, basa xuất
khẩu có nhiều chuyển biến với mức giá từ 2,5 đến 3 USD/kg. Trong khi đó, các rào
cản thương mại ngày càng nhiều gây ra tác động tiêu cực đến đầu ra cá tra, cá basa. Về
phía người nuôi cá thì càng ngày họ càng phải gánh chịu nhiều rủi ro hơn do tính thiếu
bền vững của nghề này. Thực tế, trong những lần xuất khẩu gặp khó khăn, các doanh
nghiệp thủy sản đã chú trọng phát triển thị trường nội địa, tuy nhiên việc phát triển thị
trường nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn. Do đó cần có thêm nhiều nghiên cứu để
phát triển sản phẩm đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng và có thể bán được với
giá ổn định.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm thương mại lớn, ngày càng thu hút
nhiều thành phần dân cư về sinh sống và lập nghiệp – luôn được xem là thị trường nội
địa chủ yếu và quan trọng. Tại đây, tổng dân số ước tính trên 7.162.864 người chiếm
8,34% dân số cả nước (tính đến 0h ngày 01/04/2009, tổng cục thống kê). Thành phố
Hồ Chí Minh giữ vai trò quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, chiếm 20,2% tổng sản
phẩm và 27,9% giá trị sản phẩm công nghiệp quốc gia. Theo kết quả khảo sát năm
2009 cho thấy, thu nhập bình quân của thành phố là 2,445 triệu đồng/người/tháng theo
giá hiện hành cao nhất cả nước.

1


Năm 2009, Nguyễn Thị Trà My đã có bài nghiên cứu về thị hiếu người tiêu
dùng đối với cá tra, basa. Trong đó nêu lên kết luận rằng: cá tra, basa là mặt hàng được
nhiều người lựa chọn do giá cả phù hợp, thịt ngon, ít xương, hàm lượng dinh dưỡng
cao. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ đi sâu vào mặt hàng tươi sống, tập trung phỏng vấn

100 hộ gia đình tại quận Thủ Đức mà không có sự thâm nhập nghiên cứu sức mua thực
tế của người dân, hơn nữa nghiên cứu của Trà My (2009) chỉ dừng lại ở mức độ tiểu
luận nên còn nhiều giới hạn.
Đề tài “khảo sát thị hiếu đối với sản phẩm chế biến từ cá tra, basa” được tiến
hành nhằm cung cấp các thông tin cần thiết giúp đề xuất chiến lược cải tiến thị trường
góp phần cho việc phát triển ngành cá tra, basa Việt Nam. Từ thực tế cá tra, basa là sản
phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam, được người tiêu dùng nước ngoài ưa chuộng
nhưng lại chưa thành công trong phát triển sản phẩm tại chính sân nhà, đó là lý do vì
sao tôi chọn đề tài này.
1.2. Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng bao gồm những nhận định, đánh giá, thói
quen hay sở thích đối với sản phẩm chế biến từ cá tra, cá basa, cụ thể như sau:
- Xác định tỷ lệ người mua sản phẩm sau khi xem xét, lựa chọn.
- Đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích sản phẩm.
- Xác định xu hướng tiêu dùng trong tương lai.
1.3. Yêu cầu
- Khảo sát thực tế hành vi mua sắm của người tiêu dùng tại các siêu thị để tìm ra
xu hướng chung.
- Bố trí bảng câu hỏi với nội dung cần thiết và khảo sát người tiêu dùng để nhận
được những đánh giá khách quan.
1.4. Ý nghĩa đề tài
Tìm ra thị hiếu của người tiêu dùng đối với mặt hàng chế biến từ cá tra, basa từ
đó có thể nhận định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển sản phẩm
tại thị trường nội địa để tìm hướng khắc phục, nâng cao hình ảnh cá tra, basa trong mắt
người tiêu dùng.

2



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái quát về dòng sản phẩm chế biến từ cá tra, basa
2.1.1. Dòng sản phẩm truyền thống
Sản phẩm thủy sản truyền thống nói chung là những sản phẩm thủy sản được
chế biến và bảo quản bằng phương pháp thủ công cổ truyền, phương thức và kỹ thuật
chế biến mỗi một loại sản phẩm cũng có những đặc trưng riêng, có thể nói không theo
một tiêu chuẩn kỹ thuật nào mà phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân địa phương.
Ngày nay dòng sản phẩm này đã được đưa vào sản xuất ở mức độ công nghiệp trên
quy mô lớn, nhưng nhìn chung bản chất của quá trình này vẫn dựa trên nền kiến thức
cổ truyền.
Các sản phẩm thủy sản truyền thống hiện nay chủ yếu được chế biến từ các loài
thủy sản nước mặn, cũng có một số sản phẩm từ nước ngọt nhưng ít xuất hiện ở quy
mô công nghiệp và số lượng không nhiều. Sản phẩm truyền thống chế biến từ cá tra,
basa rất ít, chẳng hạn như khô lạt cá basa.
2.1.2. Dòng sản phẩm đông lạnh
Sản phẩm thủy sản đông lạnh nói chung là những sản phẩm được chế biến từ
động vật thủy sản và bảo quản bằng phương pháp lạnh đông. Mục đích của quá trình
lạnh đông thủy sản là hạ nhiệt độ xuống thấp, từ đó làm chậm lại quá trình ươn hỏng
và giúp bảo quản sản phẩm lâu hơn. Sản phẩm được bảo quản ở nhiệt độ càng thấp thì
càng ngăn được hoạt động phá hoại của vi sinh vật đồng thời quá trình thay đổi về mặt
hóa học dưới tác động của enzyme cũng diễn ra chậm hơn.
Cá tra, cá basa hiện nay được xuất khẩu cũng như phân phối tại thị trường trong
nước dưới hình thức chủ yếu là đông lạnh và các mặt hàng giá trị gia tăng. Các sản
phẩm đông lạnh chế biến từ cá tra, basa như cá nguyên con đông lạnh, phi lê đông
lạnh, cắt khúc đông lạnh…
2.1.3. Dòng sản phẩm giá trị gia tăng

3



Sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng là sản phẩm được chế biến từ những nguyên
liệu thủy sản kết hợp với những nguyên liệu khác như: các loại thực vật, động vật, phụ
gia thực phẩm,… để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn. Mục đích của quá trình này là
nhằm gia tăng giá trị cho nguyên liệu thủy sản, đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, tăng
kim ngạch và giảm sản lượng xuất khẩu.
Ngày nay, nhà sản xuất đã có thể tận dụng mọi bộ phận từ con cá tra, basa trong
chế biến, vì vậy các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, basa rất đa dạng. Một số sản
phẩm điển hình như cá kho tộ, cá xiên que sa tế, chạo cá, cá viên…
2.2. Giá trị dinh dưỡng thủy sản
2.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cá
Cá là một món ăn có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ
các loại vitamin. Lượng protein trong cá tương đối ổn định khoảng 16% - 17% tùy loài
cá. Protein chủ yếu là albumin, globulin, nucleoprotein. Nói chung, protein của cá dễ
đồng hóa và hấp thu hơn thịt. Về chất béo cá tốt hơn hẳn thịt, các acid béo chưa no
hoạt tính cao chiếm 90% trong tổng số lipid bao gồm oleic, linoleic, linolenic,
arachidonic, klupanodonic... Gan cá có nhiều vitamin A và D, vitamin nhóm B gần
giống thịt, riêng vitamin B1 thấp hơn thịt. Cá chứa 1% - 1,7% chất khoáng, cá biển
chứa nhiều khoáng hơn cá nước ngọt, cá biển chứa lượng Iod khá cao, như cá thu chứa
1,7 - 6,2 ppm Iod.
Ngày nay, các nhà khoa học đã cho thấy trong cá, nhất là cá biển có 2 chất dinh
dưỡng rất quý đối với sức khỏe con người, đó là các acid béo Omega 3 (EPA và
DHA). Chất DHA (Docosahexaenoic Acid) có nhiều trong acid béo chưa bão hòa của
cá. Nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng của tế bào não và hệ thần
kinh, có ảnh hưởng tới năng lực tìm tòi, phán đoán, tổng hợp của não. Nếu cơ thể thiếu
DHA, bộ não sẽ trì trệ, trí nhớ giảm sút, kém thông minh. Chất EPA (Eicosapentaenoic
Acid) cũng có nhiều trong acid béo chưa bão hòa của cá, có nhiều ở giống cá lưng
xanh. EPA giúp phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và nhồi máu cơ tim. EPA và
DHA rất dễ hòa tan trong dầu mỡ và bị phân hủy ở nhiệt độ cao, bởi vậy cá không nên
rán mà nên hấp, luộc hoặc nấu để bảo toàn 2 chất quý này. (Theo Y Khoa Net, 2010)

2.2.2. Giá trị dinh dưỡng của cá tra, basa

4


Cá tra, basa là hai loài có giá trị dinh dưỡng cao vì thành phần dinh dưỡng chứa
nhiều chất đạm, ít chất béo so với thịt, nhiều EPA và DHA, ít cholesterol. Lượng
protein trong cá tra, basa vào khoảng 23% đến 28%, tương đối cao hơn các loài cá
nước ngọt khác, bên cạnh đó lượng protein này vừa có chứa đầy đủ các acid amin cần
thiết lại vừa có tỷ lệ acid amin thiết yếu (EAA) rất cân bằng và phù hợp với nhu cầu
của con người. Về chất béo, các acid béo chưa no hoạt tính cao chiếm từ 50% - 70%
trong tổng số lipid, đây là vật chất quan trọng hỗ trợ cho nhiều cơ quan trong cơ thể
như hệ thần kinh, tuần hoàn. Nhiều nghiên cứu khoa học đã phát hiện rằng trong chất
béo chưa bảo hòa của cá tra, basa có chứa nhiều acid béo Omega 3 (EPA và DHA), là
các acid béo quan trọng mà cơ thể không tự tổng hợp được nên bắt buộc phải được
cung cấp từ thức ăn. Ngày nay, các nhà khoa học đã cho biết thêm hàm lượng
cholesterol trong cá tra, basa cực kỳ thấp, chỉ chiếm khoảng 0,02% thành phần thịt cá
(cụ thể là khoảng 22 mg đến 25 mg trên 100 g cá thành phẩm ăn được).
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của cá tra thành phẩm
Thành phần dinh dưỡng trên 100 g thành phẩm ăn được
Tổng năng

Chất

Tổng lượng

Chất béo

Cholesterol


Natri

lượng

đạm

chất béo (g)

chưa bão hòa

(%)

(mg)

cung cấp

(g)

0,025

70,6

(có DHA, EPA)

(calori)
124,52

(g)
23,42


3,42

1,78

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng của cá basa thành phẩm
Thành phần dinh dưỡng trên 100 g thành phẩm ăn được
Tổng năng

Chất

Tổng lượng

Chất béo

Cholesterol

Natri

lượng cung

đạm

chất béo (g)

chưa bão hòa

(%)

(mg)


cấp

(g)

0,022

70,6

(có DHA, EPA)

(calori)
170

(g)
28,03

7,02

5,00

2.3. Tình hình thủy sản thế giới
2.3.1. Tình hình chung
Trong những năm gần đây, thị trường thủy sản thế giới khá năng động, đa dạng
và phong phú với hàng trăm dạng sản phẩm được trao đổi mua bán. Thị trường trao
5


đổi thủy sản thế giới rất rộng gồm khoảng hơn 195 nước xuất khẩu và 180 nước nhập
khẩu, trong đó nhiều quốc gia vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu thủy sản như Mỹ, Pháp,
Anh…

Theo dự báo của FAO (2010), năm 2010 tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới
đạt khoảng 147 triệu tấn, tăng 1,3% so với năm 2009, sản xuất thủy sản năm 2011 sẽ
vẫn giữ được mức tăng trưởng 1,5%/năm, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản có
mức tăng 2,8%, sản lượng đánh bắt tăng ở mức 0,7%. Nuôi trồng thủy sản trước kia
chỉ góp phần nhỏ trong tổng sản lượng thủy sản toàn cầu, đã tăng gấp 50 lần từ những
năm 1950 đến 2008 và hiện nay chiếm khoảng 50% trong tổng sản lượng thủy sản sản
xuất trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Nông lương của Liên hiệp quốc (FAO), ước tính
53% thủy sản được coi là đã khai thác và thu hoạch triệt để đến gần giới hạn bền vững.
Sự tăng trưởng dân số và nhu cầu dinh dưỡng cao hơn gây sức ép ngày càng lớn đối
với nguồn cung cấp đang dần cạn kiệt và hệ sinh thái đang bị đe dọa. Thậm chí khi
chúng ta phụ thuộc nhiều hơn vào thủy sản nuôi, thức ăn thủy sản ngày càng khan
hiếm có thể đe dọa sự phát triển của ngành trong tương lai, do đó cần chuyển sang
các chiến lược bền vững hơn để đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ cộng đồng khai thác. So
sánh cung cầu dự kiến cho thấy nhu cầu về thuỷ sản và các sản phẩm thuỷ sản sẽ cao
hơn lượng cung tiềm năng. Hiện nay, Tổ chức Thương mại Thế giới đang thực hiện
các cuộc đàm phán nhằm thiết lập những quy định mới về trợ cấp thủy sản, chấm
dứt những chính sách không công bằng và phá hoại môi trường đồng thời đảm bảo
một sân chơi bình đẳng và nguồn tài nguyên phong phú cho ngư dân.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của thế giới qua phân tích vẫn còn rất lớn, đây là cơ
hội cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vấn đề còn lại là chất lượng thủy sản phải đáp
ứng được tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu, đó là yếu tố then chốt mà Việt Nam phải
thực hiện được trong quá trình thâm nhập thị trường nhập khẩu thế giới.
2.3.2. Thương mại thủy sản Nhật Bản sau thảm họa
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn, truyền thống trên thế giới. Thị
trường này chiếm 13% thị phần nhập khẩu cá phi lê đông lạnh, 17,3% thị phần nhập
khẩu tôm đông lạnh trên thị trường thế giới.

6



Ngày 11/03/2011, thảm họa động đất, sóng thần diễn ra bất ngờ, đã tàn phá khu
vực Đông Bắc Nhật Bản. Cảng cá lâu đời của Nhật là Hakodate, nằm tại mũi Nam đảo
Hokkaido đã bị phá hủy hoàn toàn. Nhiều cảng cá khác cũng như các cơ sở phục vụ
cho ngành thủy sản như tàu thuyền, nhà máy chế biến cũng bị thiệt hại nghiêm trọng.
Hoạt động chế biến thủy sản không thể phục hồi ngay do thiếu nguyên liệu, nhân công,
cơ sở vật chất… Thảm họa hạt nhân mang đến một mối lo ngại lớn hơn về độ an toàn
của các sản phẩm thực phẩm tại khu vực xung quanh nhà máy hạt nhân Fukushima.
Cho đến nay, mặc dù vẫn chưa có những kết luận rõ ràng về khả năng nhiễm xạ của
các loại thủy sản, cũng như chưa có những phát hiện hàng hoạt về thủy sản nguồn gốc
Nhật Bản bị nhiễm xạ, nhưng thông tin về các nhà máy hạt nhân tại Nhật Bản vẫn
khiến người tiêu dùng lo ngại.
Những diễn biến sau thảm họa có ảnh hưởng mạnh đến thương mại thủy sản
Nhật Bản. Nguồn cung thủy sản từ Nhật Bản bị gián đoạn, nhiều nhà giao dịch trên thế
giới dự đoán về khả năng Nhật Bản phải tăng cường nhập khẩu các sản phẩm như thịt
lợn, thịt gà và thủy sản. Với vị thế là một trong những nhà nhập khẩu và tiêu dùng
thủy sản hàng đầu thế giới, việc người tiêu dùng lo ngại khả năng nhiễm xạ của các
sản phẩm thủy sản nội địa, có thể giúp thúc đẩy tiêu dùng các sản phẩm nhập khẩu.
Phân khúc sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều nhất có thể là phân khúc sản phẩm
cao cấp do kinh tế Nhật thiệt hại nặng nề sau thảm họa và người tiêu dùng Nhật giảm
nhu cầu tới các nhà hàng hoặc chi tiêu vào các sản phẩm giá trị cao. Ngược lại, với
phân khúc sản phẩm trung cấp, đặc biệt là sản phẩm chế biến, đóng hộp hoặc đông
lạnh, sơ chế, nhu cầu tiêu dùng có thể tăng lên do giá cả hợp lý và phù hợp với nhu cầu
tự chế biến, tiêu dùng tại nhà. Tuy vậy, nhu cầu với các sản phẩm đông lạnh tại các
khu vực chịu ảnh hưởng của thảm họa có thể tăng ít hơn do người dân khu vực này
thiếu thiết bị đông lạnh, bảo quản hoặc chế biến thực phẩm. Đồng thời, tình hình thiếu
điện cũng làm ít nhiều ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm này của người
dân. (Phạm Kim Dung, 2011)
2.4. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam
Vượt qua nhiều khó khăn, ngành xuất khẩu thủy sản nước ta đã đạt được kết quả
mỹ mãn, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản cả nước đã vượt kế hoạch do Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn đề ra hồi đầu năm. Theo số liệu thống kê chính thức của Hiệp

7


hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản, năm 2010 xuất khẩu thủy sản cả nước đạt 1,353
triệu tấn, trị giá gần 5,034 tỷ USD (so với kế hoạch là 4,5 tỷ USD), tăng 11,3% về khối
lượng và 18,4% về giá trị so với năm 2009.
Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp chế biến thủy sản, năm 2009 các mặt
hàng thủy sản Việt Nam đã được xuất khẩu đến 162 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới, với sự tham gia của 969 doanh nghiệp. Trong số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam có thể kể đến các mặt hàng chính như: tôm đạt giá trị 2,106 tỷ USD,
tăng 42%; cá tra đạt giá trị 1,44 tỷ USD, tăng 28,4%; nhuyễn thể đạt giá trị 488,8 triệu
USD, tăng 9,7%; cá ngừ đạt giá trị 293 triệu USD, tăng 5,8%… Chỉ tính riêng trong số
10 thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam giá trị đã đạt 3,420 tỷ USD,
chiếm 68% tổng giá trị xuất khẩu và đều có mức tăng trưởng cao so với năm 2009,
trong đó thị trường Pháp tăng trưởng mạnh nhất, tăng khoảng 68%. Xét về giá trị thì
thị trường Mỹ đứng đầu về giá trị nhập khẩu với 971 triệu USD, chiếm khoảng 19,3%
tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Tiếp đến là Nhật Bản với 897 triệu USD,
chiếm khoảng 17,8%; Hàn Quốc với 386 triệu USD, chiếm 7,7%; Trung Quốc và
Hồng Kông với 247 triệu USD, chiếm 4,9%; Đức với 210 triệu USD, chiếm 4,1%.
(Báo Công Thương, 09/02/2011)
Về mạng lưới doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam hiện cũng không
ngừng mở rộng, hiện có hơn 300 doanh nghiệp đang xuất khẩu thuỷ sản vào EU và
hơn 400 doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc...

8


Bảng 2.3. Top 10 doanh nghiệp chế biến – xuất khẩu thủy sản năm 2010

STT Doanh nghiệp

Khối lượng (tấn) Giá trị (USD)

Tỷ lệ (%)

1

Minh Phu Seafood Corp

23.544

225.368.769

4,99

2

Vinh Hoan Corp

38.302

112.908.008

2,50

3

Quoc Viet Co.,Ltd


9.523

94.905.483

2,10

4

Hung Vuong Corp

44.687

88.275.623

1,95

5

Utxi Co

7.117

78.079.593

1,73

6

Camimex


6.582

71.757.217

1,59

7

Stapimex

7.063

71.478.627

1,58

8

Fimex VN

5.463

65.055.897

1,44

9

Phuong Nam Co.,Ltd


5.770

62.999.666

1,39

10

Cadovimex

12.307

57.143.561

1,26

(Nguồn Tổng cục Hải quan)
Cho đến nay các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cũng như tỷ
trọng khá cao trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Sự bùng nổ dân số thế giới cộng
với hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ngày càng làm thu hẹp đất canh
tác, cộng thêm diễn biến bất lợi của thiên nhiên sẽ làm cho lương thực thực phẩm là
mặt hàng chiến lược thế giới, trong điều kiện đó sản phẩm thủy sản ngày càng giữ vị
trí quan trọng. Vì vậy phát triển thủy sản không còn đơn thuần là sự đòi hỏi để giải
quyết công ăn việc làm và lương thực, mà là ngành sản xuất đầy hứa hẹn có lãi suất
cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường thế giới.
2.4.1. Đặc điểm ngành thủy sản Việt Nam
Sản phẩm chính của ngành là các loại tôm đóng gói, cá tra, basa phi lê. Các sản
phẩm này chủ yếu được tiêu thụ trong các cửa hàng thức ăn nhanh, các siêu thị và nhà
hàng cao cấp tại nhiều nước trên thế giới. Đa số các sản phẩm cũng chỉ qua sơ chế chứ
chưa phải là các sản phẩm mang giá trị gia tăng cao.

Nguyên liệu chính của ngành chế biến thủy sản xuất khẩu chủ yếu là cá tra, cá
basa, và tôm sú. Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm gần 70% diện tích nuôi trồng thủy
sản của cả nước, là vùng cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành.
Công nhân làm việc tại các nhà máy chế biến thủy sản chủ yếu là lao động phổ
thông, đa số là lao động nữ làm theo hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ và hưởng lương
9


theo sản phẩm. Nhà máy chế biến thủy sản thường tập trung tại những địa phương có
thuận lợi về nguyên liệu, nên xảy ra tình trạng thiếu lao động cục bộ.
Đặc điểm của các công ty chế biến là phải thường xuyên thực hiện các hợp đồng
xuất khẩu, nên nhu cầu về vốn chủ yếu là ngắn hạn, hầu hết các khoản vay của các
công ty là các khoản vay ngắn hạn. Nhu cầu vốn vay và tiền mặt còn tùy thuộc rất
nhiều vào tính mùa vụ, chu kỳ thu hoạch thủy sản nguyên liệu của nông dân.
Kinh nghiệm xuất khẩu trong nhiều năm qua cho thấy, quý 4 là thời điểm mà
các nước thuộc EU, Mỹ, Nga, Hàn Quốc... tiêu thụ rất mạnh hàng thủy sản đông lạnh
của Việt Nam và đây chính là thời điểm để các doanh nghiệp tăng tốc đạt chỉ tiêu.
Việc tăng trưởng "bùng nổ" sẽ bắt đầu từ tháng 6 - khi bước vào vụ thu hoạch tôm, và
sẽ kéo dài đến hết tháng 11. Có thể nói, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có tính mùa
vụ, phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu, đặc biệt là vào các tháng 6, 7, 8, 9.
2.4.2. Đánh giá tổng quan về thủy sản - mô hình SWOT
Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra
quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4
chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats
(nguy cơ). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị
trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh. Phân tích SWOT sẽ
giúp các doanh nghiệp “cân – đong – đo – đếm” một cách chính xác trước khi quyết
định thâm nhập thị trường quốc tế. (Edunet, 2010)
2.4.2.1. Điểm mạnh
- Điều kiện tự nhiên: khí hậu nhiệt đới, nhiều sông rạch, bờ biển dài, ít bị ràng

buộc về môi trường, có nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông rạch và 4.000 hòn đảo lớn
nhỏ tạo nên nhiều eo vịnh và đầm phá, điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng với năng lực
tái sinh học cao của vùng sinh thái nhiệt đới làm cho nguồn tài nguyên thủy hải sản rất
phong phú và đa dạng. Hiện cả nước có 15 ngư trường sâu từ 10 – 280 m, phần lớn có
thể khai thác quanh năm và 1 triệu ha nuôi trồng, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long
chiếm hơn 70% diện tích và 90% sản lượng nuôi xuất khẩu.
- Nguồn nhân công: nhân lực dồi dào, chi phí lao động thấp.

10


Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá,
tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu hộ
nông dân, đó là lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể góp phần quan trọng
trong sản xuất nghề cá. Đặc biệt, người dân Việt Nam có truyền thống cần cù chịu
khó, một thành phần lớn đã gắn bó và có kinh nghiệm lâu đời cũng là một lợi thế lớn
cho ngành thủy sản Việt Nam.
- Giá nguyên liệu: giá nguyên liệu tươi sống lên xuống thất thường nhưng nhìn
chung tương đối thấp, chủ yếu do nguồn nguyên liệu tại chổ và đa số tập trung theo
mùa vụ.
- Thị trường: hiện sản phẩm thủy sản Việt Nam có mặt trên khoảng 170 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Hàng thủy sản liên tục giữ thế gia tăng và ổn định trên thị trường thế
giới, đặc biệt là hình ảnh cá tra, basa. Mặt khác cơ cấu sản phẩm xuất khẩu rất phong
phú cả về chủng loại, mẩu mã, kích cở…phù hợp cho sự lựa chọn đa dạng của người
tiêu dùng.
- Chính sách nhà nước: Đảng và nhà nước ta đang rất quan tâm đến vấn đề phát
triển ngành thủy sản, coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn để phát triển đất nước. Chẳng
hạn đã có nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ rất lớn cho công việc chuyển đổi và
phát triển ngành thủy sản trên toàn quốc như: hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông

dân nuôi trồng thủy sản, khởi kiện ra WTO về việc Hoa Kỳ áp dụng cách tính thuế
chống bán phá giá tôm bất hợp lý đối với Việt Nam, điều chỉnh chính sách thuế nhập
khẩu nguyên liệu thủy sản dành cho chế biến… Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đã lắng nghe phản ánh của các doanh nghiệp thủy sản nhiều hơn, các
chính sách và giải pháp quản lý được đặt ra linh hoạt hơn, đáp ứng yêu cầu của sản
xuất kinh doanh.
2.4.2.2. Điểm yếu
- Dịch vụ hậu cần: khai thác thủy sản nhìn chung vẫn trong tình trạng quy mô
nhỏ, gần bờ; dịch vụ hậu cần nghề cá thiếu đồng bộ, chậm phát triển, chưa đáp ứng
yêu cầu và nâng cao hiệu quả khai thác xa bờ. Việc nuôi trồng chưa bảo đảm đủ giống
tốt và kỹ thuật nuôi cho những đối tượng nuôi chủ lực; tỷ lệ diện tích nuôi trồng theo
phương thức công nghiệp còn thấp. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học
và công nghệ vào phát triển thủy sản chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc ứng

11


dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng còn hạn chế. Dư thừa lao động ở các vùng
ven biển, cuộc sống vật chất thiếu thốn là sức ép rất lớn cả về kinh tế xã hội và môi
trường sinh thái đối với nghề khai thác thủy hải sản.
- Mức độ tổ chức: mức độ tổ chức của ngành công nghiệp thủy hải sản còn thấp.
Sự mất cân đối giữa khu vực sản xuất nguyên liệu và khu vực chế biến xuất khẩu, nói
rõ hơn là khu vực sản xuất nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu và chưa theo kịp
được khu vực chế biến xuất khẩu. Hơn nữa, môi trường cho phát triển thủy sản là môi
trường hết sức linh hoạt và nhạy cảm. Việc phát triển nuôi trồng và khai thác không
theo quy hoạch, không chú ý đảm bảo các điều kiện an toàn sinh thái và an toàn vệ
sinh thực phẩm sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng có tính chất lâu dài về môi
trường, xã hội và thị trường.
- Chất lượng nguyên liệu đầu vào: xử lý sản phẩm khi đánh bắt lên boong tàu
kém, đây là nguyên nhân làm cho tỷ lệ nguyên liệu sống bị thối, hỏng cao. Chủ yếu là

do thiếu diện tích lưu trữ có lắp đặt hệ thống bảo quản lạnh, lượng đá ướp lạnh sẵn có
ở mức độ hạn chế, bảo quản có vấn đề, một số dùng hóa chất cấm gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến chất lượng nguyên liệu. Ngoài ra điều kiện vệ sinh ở các nhà máy
chế biến kém là nguyên nhân chính dẫn đến các vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm,
làm giảm giá trị và hình ảnh thủy sản Việt Nam.
- Trình độ giáo dục: người nuôi và công nhân chiếm số lượng lớn và giữ vai trò
quan trọng trong phát triển thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên thành phần này đa số không
qua trường lớp đào tạo, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân. Bên cạnh đó, trình độ
quản trị doanh nghiệp, kiến thức marketing, ngôn ngữ và giao tiếp của các doanh
nghiệp thủy sản Viêt Nam còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh, mặc dù phần lớn
lãnh đạo Công ty là những người có trình độ và kinh nghiệm trong lĩnh vực thủy hải
sản nhưng trình độ của đội ngũ quản lý chưa đồng đều nên đây cũng là một hạn chế
lớn cần khắc phục.
- Khả năng tiếp cận các nguồn vốn/ hệ thống ngân hàng: hiện nay vẫn còn nhiều
hộ nuôi và doanh nghiệp chế biến thủy sản thiếu vốn do khó tiếp cận được nguồn vốn
vay, nguyên nhân chính của tình trạng này là do bên vay và các tổ chức tín dụng vẫn
chưa đáp ứng được các yêu cầu từ hai phía; thủ tục và thời gian xét duyệt kéo dài, qua

12


nhiều khâu; có sự phân biệt giữa các loại hình kinh doanh; đặc biệt khá nhiều hộ nuôi
và doanh nghiệp vẫn chưa biết rõ các điều kiện cần có để xin vay vốn ưu đãi...
- Nền kinh tế Việt Nam còn non trẻ trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt với nhiều
phương thức khác nhau trên thị trường thế giới.
2.4.2.3. Cơ hội
- Xu hướng tiêu thụ sản phẩm thủy sản trở nên phổ biến trên thế giới: thị trường
tiêu thụ ngày nay quan tâm nhiều hơn đến thuỷ sản như nguồn thực phẩm dinh dưỡng
quan trọng. Hiện nay, thuỷ sản trong thực đơn hàng ngày của người dân đang dần thay
đổi, sự gia tăng dân số và sự phát triển kinh tế xã hội là một trong những nguyên nhân

dẫn đến nhu cầu thuỷ sản trên toàn cầu không ngừng tăng cao. Nhìn chung, xuất khẩu
thuỷ sản cũng sẽ thuận lợi như nhiều ngành hàng xuất khẩu khác xét trong bối cảnh
chung: kinh tế thế giới, nhất là các nước Mỹ, EU, Nhật Bản,… là những thị trường
xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam đang trên đà phục hồi.
- Sự tiến bộ của công nghệ giúp thủy sản vẫn giữ được hương vị khi chế biến:
khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, xu hướng hội nhập kinh tế thế giới tạo điều
kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất
lượng sản phẩm thủy sản. Một thuận lợi khác là thuỷ sản Việt Nam vừa qua đã được
một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng. Cuối năm 2009, bộ Y tế và tiêu
dùng Tây Ban Nha đã ra thông báo công nhận cá tra, cá basa xuất khẩu của Việt Nam
đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Liên minh châu Âu.
- Giá thủy sản xuất khẩu nhìn chung cao và ổn định.
- Trữ lượng thiếu và nhu cầu cao trên thị trường thế giới.
- Lợi thế xuất khẩu về chính sách và thị trường: nói về những lợi thế xuất khẩu
mới về chính sách, thị trường cho hàng thuỷ sản Việt Nam, dễ thấy nhất là hiệp định
Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực. Theo đó, từ
01/10/2009 trên 86% hàng nông sản, thuỷ sản Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về
thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế suất nhập khẩu xuống 1% – 2%.
2.4.2.4. Thách thức
- Vấn đề thương hiệu: đây là một thách thức lớn mà ngành thủy sản đang phải đối
mặt. Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam hiện được xuất khẩu thông qua các nhà
nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau. Một số sản phẩm có

13


chất lượng cao đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường quốc tế với thương hiệu của riêng
mình, nhưng số đó vẫn còn rất ít. Việc sử dụng thương hiệu của nhà nhập khẩu trung
gian trên thực tế cũng là hình thức giúp đẩy mạnh xuất khẩu đối với nhiều doanh
nghiệp, nhưng xét về lâu dài thì đây không phải là một biện pháp đem lại hiệu quả cao.

- Thiếu nguyên liệu: chất lượng nguyên liệu đầu vào đôi khi chưa được đảm bảo
do thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, sản lượng nguyên liệu chưa ổn định do ảnh
hưởng mùa vụ và dịch bệnh,... làm cho nhiều công ty chế biến chỉ hoạt động sản xuất
ở mức độ cầm chừng.
- Rào cản kỹ thuật và các quy định mới liên quan đến thương mại: những đòi hỏi
về yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm của các nước nhập khẩu
ngày càng cao và chặt chẽ. Tiêu chuẩn chất lượng các mặt hàng Việt Nam xuất vào
các nước công nghiệp phát triển đều phải đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO hoặc tiêu chuẩn
tương đương của các nước Đức, Nhật, Hoa Kỳ,… đây là một khó khăn lớn đối với mặt
hàng thủy sản Việt Nam.
- Rào cản thuế quan và phi thuế quan: gánh nặng của rào cản thuế quan áp đặt lên
các doanh nghiệp là không nhỏ, chẳng hạn như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ
cấp, thuế môi trường... Các rào cản phi thuế quan gồm các quy định về xuất xứ và truy
xuất nguồn gốc, quy định về nhãn mác, tiêu chuẩn môi trường, các quy định riêng của
các tập đoàn và hệ thống bán lẻ, các chương trình hỗ trợ xuất khẩu, trợ giá, xúc tiến
quảng cáo...
- Rủi ro đầu tư và tài chính cao.
2.4.3. Vai trò ngành chế biến trong phát triển thủy sản Việt Nam
Ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản hiện nay đang là ngành kinh
doanh hấp dẫn và đã thu hút được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong nước.
Hiện nay nhu cầu thủy sản thế giới đang ngày càng tăng trong khi lượng cung có hạn
và xu hướng tiêu dùng của người dân thay đổi theo hướng tích cực cho ngành thủy sản
phát triển. Chế biến thủy sản là khâu cuối cùng, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm
thủy sản trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Những sản phẩm thủy sản chế
biến không những phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa mà còn được xuất khẩu, đem về
ngoại tệ cho đất nước. Những bước thăng trầm của ngành này luôn gắn liền với nhịp
sống chung của nền kinh tế đất nước, nhất là công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.

14



×