Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) CỦA MÔ HÌNH TÔMLÚA VÀ MÔ HÌNH CHUYÊN TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN NĂNG SUẤT CAO Ở BA TỈNH SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM
SÚ (Penaeus monodon) CỦA MÔ HÌNH TÔM-LÚA VÀ MÔ
HÌNH CHUYÊN TÔM QUẢNG CANH CẢI TIẾN NĂNG SUẤT
CAO Ở BA TỈNH SÓC TRĂNG, BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

SVTH: TRỊNH XUÂN HIẾU
Ngành: NGƯ Y
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 6/2011


KHẢO SÁT VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI TÔM SÚ (Penaeus
monodon) CỦA MÔ HÌNH TÔM-LÚA VÀ MÔ HÌNH CHUYÊN TÔM
QUẢNG CANH CẢI TIẾN NĂNG SUẤT CAO Ở BA TỈNH SÓC TRĂNG,
BẠC LIÊU VÀ CÀ MAU

Tác giả

Trịnh Xuân Hiếu

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản


Giáo viên hướng dẫn
ThS. Nguyễn Thanh Tâm
ThS. Phan Thanh Lâm

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2011

i


LỜI CẢM ƠN
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Xin cảm ơn gia đình, người thân đã ủng hộ về vật chất và tinh thần để tôi hoàn
thành đề tài này.
- Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban
Chủ Nhiệm Khoa Thủy Sản cùng các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức và tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
- Thầy Nguyễn Thanh Tâm, anh Phan Thanh Lâm và anh Trần Quốc Chương
đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
- Bạn bè đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt những năm tháng học tập.
- Các chủ trại nuôi chuyên tôm và tôm lúa ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đã
nhiệt tình cung cấp số liệu, thông tin cho tôi trong quá trình điều tra.
- Do có những hạn chế về thời gian và kiến thức có hạn nên đề tài không tránh
khỏi những sai sót. Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp, sửa chữa của quý thầy
cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT

Đề tài “Khảo sát và so sánh hiệu quả kinh tế nuôi tôm sú của mô hình tôm lúa
và chuyên tôm ở 03 tỉnh: Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau” được thực hiện từ ngày
15/11/2010 đến ngày 12/05/2011, bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ và
cán bộ kỹ thuật của các hộ nuôi tôm lúa và chuyên tôm tại địa bàn 03 tỉnh. Một số kết
quả chính từ quá trình khảo sát thực tế 80 hộ (gồm: 40 hộ tôm lúa và 40 hộ chuyên
tôm):
- Về kinh tế xã hội: Số lao động trung bình tham gia nuôi tôm là khoảng 2
người/hộ. Đa số là những người lớn tuổi . Trình độ học vấn còn hạn chế.
- Về kỹ thuật nuôi: Diện tích nuôi tôm cuả nông hộ ở mô hình chuyên tôm (2,44
ha) lớn hơn diện tích mô hình tôm lúa (1,24 ha), nhìn chung diện tích 2 mô hình tương
đối lớn, trung bình đạt 1,84 ha/hộ. Người dân có kinh nhiệm nuôi từ nhiều năm. Dịch
bệnh thường xảy ra vào tháng 3, với bệnh đầu vàng, đốm trắng và mềm thân xuất hiện
nhiều nhất (Đầu vàng: 12,5%, đốm trắng: 6,25%, mềm thân: 6,25%)
- Về hiệu quả kinh tế: Năng suất nuôi tôm trung bình của mỗi nông hộ đạt
khoảng 756 kg/ha/vụ, trong đó mô hình tôm lúa đạt 657,21 kg/ha/vụ, chuyên tôm đạt
820,42 kg/ha/vụ. Cả 2 mô hình nuôi tôm đều đem lại lợi nhuận tương đối khá cho
người dân. Mức chi phí đầu tư bình quân cho 1 ha nuôi tôm khoảng 63.558.000 đồng,
lợi nhuận cho 1 ha nuôi tôm là khoảng 24.287.000 đồng (tôm lúa khoảng 17.959.000
đồng, chuyên tôm khoảng 30.615.000 đồng).

iii


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iii

MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH .............................................................................. ix
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ ......................................................................................x
Chương 1. MỞ ĐẦU ...................................................................................................1
1.1

Đặt vấn đề .........................................................................................................1

1.2

Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2

Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1

Sơ lược về tôm sú .............................................................................................3

2.1.1 Phân loại ...........................................................................................................3
2.1.2 Phân bố .............................................................................................................4
2.1.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú ..........................................................................4
2.2

Tình hình nghiên cứu mô hình tôm lúa trên thế giới ........................................6

2.2.1 Giới thiệu mô hình tôm-lúa ..............................................................................6
2.2.2 Điều kiện áp dụng và mùa vụ của mô hình tôm-lúa.........................................7
2.2.3 Giống loài .........................................................................................................7
2.2.4 Năng suất ..........................................................................................................8
2.3


Tình hình nghiên cứu mô hình tôm lúa và chuyên tôm ở ĐBSCL ..................8

2.3.1 Giới thiệu chung về ĐBSCL ............................................................................8
2.3.2 Tình hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL ...................................................................10
2.3.3 Thực trạng tình hình nghiên cứu và sản xuất của mô hình luân canh tôm-lúa ở
ĐBSCL …………………………………………………………………………….11
iv


Chương 3 ...................................................................................................................18
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................18
3.1

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................18

3.2

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................19

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................19
3.2.2 Xử lý và phân tích số liệu ...............................................................................19
Chương 4 ...................................................................................................................22
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................................22
4.1

Hiện trạng kinh tế xã hội ................................................................................22

4.1.1 Kích cỡ nông hộ và lao động (LĐ) .................................................................22
4.1.2 Tuổi và trình độ học vấn của nông hộ .............................................................23

4.1.3 Kinh nghiệm nuôi và nguồn kỹ thuật nuôi tôm ..............................................26
4.1.4 Ngành nghề sản xuất khác của nông hộ .........................................................27
4.1.5 Diện tích sản xuất của nông hộ .......................................................................28
4.1.6 Nguồn vốn sản xuất của nông hộ ...................................................................29
4.2

Hiện trạng nuôi tôm của nông hộ ...................................................................30

4.2.1 Chuẩn bị ao (% số hộ điều tra) .......................................................................30
4.2.2 Nguồn giống của nông hộ...............................................................................31
4.2.3 Chăm sóc và quản lý .......................................................................................31
4.2.4 Quản lý môi trường nước của nông hộ ...........................................................35
4.3

So sánh hiệu quả kinh tế 02 mô hình.............................................................38

4.3.1 Chi phí khấu hao (KH) của nuôi tôm .............................................................38
4.3.2 Chi phí biến đổi (BĐ) của nông hộ ................................................................39
4.3.3 Hiệu quả sản xuất nuôi tôm của nông hộ .......................................................40
4.4

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi.......................................41

Chương 5 ...................................................................................................................44
v


KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................................44
5.1


Kết luận ...........................................................................................................44

5.2

Đề nghị ...........................................................................................................45

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1. BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƯỜI NUÔI TÔM
PHỤ LỤC 2. THÔNG TIN KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3.TƯƠNG QUAN NĂNG SUẤT TÔM VỚI MỘT SỐ YẾU TỐ
PHỤ LỤC 4. SO SÁNH CÁC GIÁ TRỊ TRUNG BÌNH
PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRA

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
QCCT: Quảng canh cải tiến
BTC: Bán thâm canh
TC: Thâm canh
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
BTS: Bộ Thủy Sản
KHKT: Khoa học kỹ thuật
PL: Postlarvae
FAO: Food and Agriculture Organization
DT: Diện tích
TB: Trung bình


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
NỘI DUNG

TRANG

Bảng 4.1 Kích cỡ nông hộ và lao động ........................................................................23
Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ .............................................................................................24
Bảng 4.3 Kinh nghiệm nuôi tôm ..................................................................................26
Bảng 4.4 Ngành nghề sản xuất của nông hộ ................................................................28
Bảng 4.5 Diện tích sản xuất của nông hộ .....................................................................29
Bảng 4.6 Nguồn vốn sản xuất của nông hộ ..................................................................30
Bảng 4.7 Chuẩn bị ao ...................................................................................................30
Bảng 4.8 Mật độ thả nuôi ..............................................................................................31
Bảng 4.9 Bệnh tôm .......................................................................................................34
Bảng 4.10 Quản lý môi trường nước ............................................................................36
Bảng 4.11 Chi phí khấu hao .........................................................................................39
Bảng 4.12 Chi phí biến đổi ...........................................................................................39
Bảng 4.13 Hiệu quả kinh tế về nuôi tôm của 2 mô hình/ ha/ vụ ..................................41
Bảng 4.14 Tương quan đa biến giữa các biến và năng suất tôm nuôi trung bình/ha của
nông hộ ..........................................................................................................................42

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
NỘI DUNG


TRANG

Hình 2.1 Tôm sú .............................................................................................................3
Hình 2.2 Cơ quan sinh dục phụ tôm Sú..........................................................................4
Hình 2.3 Mô hình luân canh tôm – lúa .........................................................................13
Hình 3.1 Bản đồ vùng thu mẫu .....................................................................................18

ix


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ
NỘI DUNG

TRANG

Biểu đồ 4.1 Phân bố lao động gia đình.........................................................................23
Biểu đồ 4.2 Phân bố tuổi chủ hộ...................................................................................25
Biểu đồ 4.3 Trình độ học vấn của chủ hộ .....................................................................25
Biểu đồ 4.4 Nguồn kỹ thuật nuôi..................................................................................27
Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ nguồn gốc giống của nông hộ ..........................................................31
Biểu đồ 4.6 Thời gian xuất hiện bệnh ..........................................................................35

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1


Đặt vấn đề
Vài năm trở lại đây, trong nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở Đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL), nghề nuôi tôm sú đã trở thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế
cao, làm thay đổi cơ cấu kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo
cho người dân nông thôn. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP), năm 2010, diện tích nuôi tôm sú cả nước đạt 613.718 ha, tổng sản lượng
gần 333.000 tấn ( />01/3119/lan-dau-tien-viet-nam-xuat-khau-tom-vuot-2 ty-usd.aspx)
Trước tình hình đó, xu hướng phát triển ngành nuôi tôm công nghiệp ngày càng
được chú trọng và đầu tư rộng rãi trong cả nước. Tuy nhiên, với nhu cầu phát triển và
mở rộng nhanh chóng, nghề nuôi tôm đã từng bước cải tiến nhưng vẫn gặp nhiều khó
khăn về vốn, kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, con giống và dịch bệnh…
Nghị quyết số 09/2000/NQ-CP v/v cho phép chuyển đổi diện tích đất nhiễm
mặn sản xuất kém hiệu quả sang nuôi tôm sú đã góp phần thúc đẩy sự gia tăng diện
tích nuôi tôm ĐBSCL trong giai đoạn vừa qua. Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông
nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản diễn ra mạnh nhất ở khu vực ĐBSCL. Đối tượng được
nhân dân lựa chọn nuôi trồng là tôm sú nuôi nước lợ đối với các tỉnh ven biển. Đến
năm 2010, diện tích nuôi tôm-lúa chiếm 29%tổng diện tích nuôi toàn vùng ĐBSCL,
trong khi mô hình chuyên tôm là 59%. 02 mô hình này chiếm tỷ trọng khá cao trong
cơ cấu diện tích nuôi tôm sú ở ĐBSCL, và cũng góp phần lớn trong việc tạo việc làm
và thu nhập cho người dân vùng ĐBSCL (Phan Thanh Lâm & ctv, 2011). Những năm
gần đây, nông dân các địa phương ven biển ĐBSCL trúng đậm mô hình “con tôm ôm
cây lúa” và mô hình chuyên tôm trên nền đất lúa chuyển đổi cũng phát triển mạnh mẽ.
Vì hiệu quả cao của các mô hình nuôi tôm này mấy năm qua dẫn đến diện tích tăng đột
biến, vượt xa quy hoạch, quản lý và khả năng đáp ứng của hệ thống thủy lợi.
1


Chính vì vậy việc điều tra thu thập thông tin và so sánh để đánh giá tổng quan
về khu vực nuôi chuyên tôm và tôm lúa ở 03 tỉnh: Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, và để

biết được tình hình nuôi thực tế của các nông hộ, từ đó đề xuất một số biện pháp phát
triển một cách hiệu quả, điều đó là rất cần thiết cho định hướng phát triển lâu dài. Từ
mục đích trên, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.
Hồ Chí Minh, đồng thời được sự chấp thuận của Ban quản lý dự án “Nghiên cứu biến
động giá tôm nước lợ Việt Nam, giai đoạn 3” do NACA và Viện Nghiên cứu NTTS2
thực hiện, chúng tôi thực hiện đề tài: “Khảo sát và so sánh hiệu quả kinh tế nuôi
tôm sú của mô hình nuôi tôm lúa và mô hình chuyên tôm quảng canh cải tiến
năng suất cao ở ba tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau”.
1.2

Mục tiêu của đề tài
Đánh giá điều kiện kinh tế xã hội, kỹ thuật nuôi, so sánh hiệu quả kinh tế và xác

định các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của 2 mô hình nuôi tôm – lúa và chuyên tôm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Sơ lược về tôm sú

2.1.1 Phân loại
Tên khoa học :

Penaeus monodon
Arthopoda (Chân khớp)


Ngành:
Lớp:

Crustacea (Giáp xác)

Lớp phụ:

Malacostraca

Bộ:

Decapoda (Mười chân)

Bộ phụ:

Macrura natantia (Bơi lội)

Họ:

Penaeidae (Tôm he)
Giống:

Penaeus

Loài:

Penaeus monodon (Fabricus, 1798)

Hình 2.1 Tôm sú


3


2.1.2 Phân bố
Tôm sú phân bố rộng rãi trên thế giới, ở vùng Ấn Độ Dương, Tây Thái Bình
Dương, từ Pakistan tới Nhật, từ quần đảo Malaysia đến Úc, đặc biệt phân bố tập trung
ở vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Philipines, Indonesia và Malaysia (Farfante và
Kensley, 1997). Tây đến phía nam Australia, từ vịnh Moreton (Queensland) đến eo
Exmouth (Dore và Frimodt, 1987). Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 30E đến
155E từ vĩ độ 35N tới 35S xung quanh các nước vùng xích đạo.
2.1.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú
Solid (1988) cho biết tôm sú thường lột xác vào ban đêm. Tôm càng lớn thời
gian lột xác càng dài ra. Giai đoạn còn nhỏ thì tốc độ tăng trưởng nhanh, càng về sau
tốc độ tôm tăng trưởng càng chậm.
Kích thước tối đa của tôm sú đực có chiều dài thân: 24,7 cm; tôm cái chiều dài
thân: 26,6 cm. Tuổi thọ của con đực là 1,5 năm, con cái 2,0 năm. P. monodon có thể
đạt kích cỡ thương phẩm 25 – 30 g/con trong vòng 3 – 4 tháng sau khi thả PL vào ao
nuôi (Rosenberry, 1997).
Tôm thành thục sau 8 tháng. Tôm đực có cơ quan sinh dục phụ là Petasma nằm
giữa gốc đôi chân bò thứ nhất, tôm cái có cơ quan sinh dục phụ là Thelycum nằm ở
gốc đuôi chân bò thứ 5.

Hình 2.2 Cơ quan sinh dục phụ tôm Sú
(Nguồn: Phạm Bá Vũ Tùng và ctv, 2008)
4


Tập tính ăn và loại thức ăn của tôm sú khác nhau theo giai đoạn sinh trưởng.
Giai đọan ấu trùng Nauplius tiêu hóa noãn hoàng. Giai đoạn ấu trùng Zoea lớn hơn

tôm bắt mồi thụ động bằng các phụ bộ với các loại thức ăn phù hợp với cỡ miệng, đặc
biệt ăn thực vật phù du với 2 giống tảo Silic thích hợp là Chaetoceros và Skeletonema
(Apud, 1984). Ở giai đoạn Mysis tôm chuyển sang ăn một số loài động vật phù du,
luân trùng và ấu trùng Nauplius của Artermia. Giai đoạn PL tôm ăn giun nhiều tơ, ấu
trùng tôm, cua, nhuyễn thể, mùn bã hữu cơ. Hall (1962) tôm Sú trưởng thành có tập
tính ăn tạp.
Điều kiện môi trường sống tự nhiên:
- Nhiệt độ: Trong khoảng nhiệt độ 18 – 33 °C. Nhiệt độ tối ưu cho tôm sú sống
và tăng trưởng trong khoảng 28 – 31 °C (Lester và ctv, 1992).
- Độ mặn: Tôm sú có khả năng chịu đựng độ mặn từ 1 – 57%o. Tôm sú sống và
phát triển tốt ở độ mặn 10 – 35%o, với độ mặn tối ưu cho tôm sú là 26 – 28,5%o
(Chen, 1990).
- Hàm lượng oxy hoà tan trong nước: Tôm sú có thể phát triển bình thường
trong khoảng oxy hòa tan 3,5 – 9 mg/lít. Tôm sú PL có thể chịu đựng nồng độ oxy hòa
tan thấp đến 2 ppm; Tôm ấu niên (0,2 – 0,5 gr) có thể chịu đựng ở nồng độ oxy hòa tan
2,2 ppm và bắt đầu chết khi ở nồng độ oxy 0,5 – 1,2 ppm chỉ trong vòng 30 phút, và
chết ngay nếu ở nồng độ oxy 0,4 – 0,7 ppm (Chiu-Liao,1992).
- Độ pH : Theo Boyd (1992) tôm sẽ không sống được nếu pH <4 hay pH >10.
Khoảng pH từ 7 – 9 được xem là bình thường trong ao nuôi tôm. Theo các tác giả khác
thì pH tối ưu cho tôm Sú nuôi là 7,5 – 8,5 và biến động trong ngày <0,5.
- Độ kiềm: Mặt nước có lượng kiềm tổng cộng 80 – 200 mg/l thì thích hợp cho
sự phát triển của tôm sú.
- Ammonia (NH 3 ): NH 3 làm giảm tăng trưởng tôm 1 – 2 % ở nồng độ 0,1 ppm
và pH 8 (Wickens, 1976). Vì vậy nước nuôi tôm nên có NH 3 < 0,1 ppm. Mức độ độc

5


của ammonia tăng lên khi nồng độ oxy hòa tan thấp. Gây tôm chết ở nồng độ cao (>4
mg/Lít).

- Nitrite (NO 2 ) / Nitrate (NO 3 -) : Ở nồng độ >1 ppm, NO 2 gây stress cho tôm
PL và ấu niên và có thể gây chết nếu độ mặn thấp. Khi nồng độ tăng từ 1 đến 2 ppm,
NO 2 gây chết PL10 ở độ mặn 1 – 3 %o (Boker, 1996). Theo Boyd (1992) nồng độ
NO 2 cao nhất có thể chấp nhận được là 4 – 5 ppm.
- H 2 S: Kungvankji và Chua (1986) khẳng định H 2 S rất độc hại đối với các sinh
vật sống đáy và các loài tôm có đặc tính vùi mình như tôm sú. Khi pH nước giảm thì
độ độc của H 2 S tăng lên rất nhanh. Khi nhiệt độ nước tăng thì độ độc của H 2 S cũng
tăng lên.
- Carbondioxide (CO 2 ): Theo Boyd (1992) nồng độ chấp nhận được cho ao
nuôi tôm là <20 ppm.
2.2

Tình hình nghiên cứu mô hình tôm lúa trên thế giới

2.2.1 Giới thiệu mô hình tôm-lúa
Nuôi tôm nước lợ luân canh trong ruộng lúa có từ rất sớm tại Bengal của Ấn Độ
được miêu tả bởi Pillay và Bose (1957) và Jhingran (1975). Nhiều vùng đất trồng lúa
không hiệu quả, chuyển sang mô hình nuôi tôm và luân canh lúa đã mang lại hiệu quả
và tăng thu nhập cho người nuôi. Các giống loài tôm và giống lúa rất đa dạng và phụ
thuộc vào từng vùng khác nhau. Mô hình tôm-lúa được áp dụng ở ĐBSCL từ 30 đến
40 năm trước (Preston và ctv, 2003). Việc xâm nhập mặn đã làm cho diện tích trồng
lúa bị thu hẹp dần và việc trồng lúa chỉ tiến hành một vụ trong mùa mưa trong năm ở
vùng ven biển (Preston và ctv, 2003).
So với độc canh con tôm, luân canh tôm-lúa có tính bền vững sinh thái cao hơn.
Tuy nhiên, ảnh hưởng môi trường lớn nhất đó là vấn đề lắng đọng bùn gắn liền với
hình thức nuôi tôm tự nhiên dựa vào trao đổi nước. Mô hình nuôi thả tôm giống cho
thấy tính bền vững về môi trường nhưng còn gặp rủi ro với dịch bệnh và nguồn giống.

6



Đây là những kết quả nghiên cứu mới được công bố của trường đại học Sydney,
Australia ( />2.2.2 Điều kiện áp dụng và mùa vụ của mô hình tôm-lúa
Theo FAO (1987), hiện nay các vùng nuôi tôm-lúa phổ biến trên thế giới có
cùng điều kiện nước triều dâng và xâm nhập mặn vào đồng ruộng, vụ trồng lúa diễn ra
vào mùa mưa và vụ nuôi tôm vào mùa khô. Những giống lúa được quan tâm trồng
luân canh với nuôi tôm trong mùa mưa độ mặn thấp phải đạt các điều kiện chịu phèn
và chịu mặn cũng như lũ.
Ở Ấn Độ, hệ thống canh tác có vị trí nằm kế hệ thống thuỷ lợi, được duy trì ở
độ sâu trong ruộng là 30 cm, lúa được cấy khi nước hạ độ mặn thấp vào mùa mưa.
Xung quanh ruộng được đào mương và thả cá hay tôm để nuôi (Pillay và Bose, 1957;
Jhingran, 1975). Mùa trồng lúa tập trung vào mùa mưa trung bình vào thời gian từ
tháng 7 đến tháng 9, khi đó nước lợ bao xung quanh có độ mặn thấp. Mùa khô, từ
tháng 4 – 8 thả giống tôm nước lợ (Raman và Menon, 1963).
Ở Bangladesh, tại vùng nuôi phía Tây Nam với 80% sản phẩm tôm sú (Penaeus
monodon) chịu ảnh hưởng nước mặn xâm nhập trong mùa khô (từ tháng 2 đến giữa
tháng 8) người ta cũng áp dụng mô hình nuôi tôm trong mùa khô mang lại thu nhập
cho người dân nông thôn, và mùa mưa từ giữa tháng 8 đến tháng 9 độ mặn giảm nên
được thay thế bằng trồng lúa (Islam và ctv, 2005).
Đánh giá môi trường biến động trong hệ thống canh tác tôm-lúa được xác định
tại Bangladesh. Độ sâu mực nước từ 15 – 25 cm, nhiệt độ 26 – 28 °C, và độ mặn từ 0 –
2% 0 , pH từ 7,5 – 8, oxy hoà tan 4 – 4,5 mg/L, PO 4 – P 2,5-3,7 µg-at/l, và NO 3 – N =
2,2 – 5,8 µg-at/l (Ghosh và ctv, 1985; Islam và ctv, 1998). Độ mặn trong đất và nước
cao về mùa khô và giảm dần trong mùa mưa (thấp hơn 2% 0 trong suốt mùa mưa), mức
độ nhiễm mặn này không ảnh hưởng đến năng suất lúa (Mondal và ctv, 2006).
2.2.3 Giống loài
Các giống loài tôm cá được nuôi trong mô hình rất đa dạng. Chúng chịu được
độ mặn thấp như Mugil parsia, M. tade, Rhinomugil corsula, Lates calecrifer, Mystus
7



gulio, Prawns-Palaemon carcinus, Macrobrachium rude, Metapenaeus monoceros, M.
brevicornis and Penaeus semisulcatus (Pillay và Bose, 1957; Jhingran, 1975). Hầu
như 80% sản lượng là tôm nuôi trong hệ thống canh tác này với các loài như Penaeus
indicus, P. semisulcatus, Metapanaeus monoceros, M. dobsoni, Macrobrachium spp.,
Palaemon styliferus, Caridina gracilirostris và Acetes sp. Mullets (Mugil parsia, M.
tade, M. cephalus) và pearl spot và chromide (Etroplus suratensis; E. maculatus cihlids) (Raman và Menon, 1963).
2.2.4 Năng suất
Hiên nay người nuôi tôm tại Ấn Độ đã sử dụng phương pháp bón phân và thức
ăn cho kết quả tốt hơn so với những năm trước khi không bổ sung thức ăn và phân
bón. Trong hệ thống canh tác luân canh tôm, cá và lúa, năng suất lúa đạt 5.000 tấn trên
10.000 acres (Raman, 1968) (1 acres = 0,4 ha).
Mô hình canh tác tôm-lúa ở Bangladesh được đánh giá không bền vững, năng
suất nuôi tôm rất thấp, dao động từ 29 – 277 kg/ha/năm, và xuất hiện bệnh virus càng
ngày càng tăng trong hệ thống canh tác tôm-lúa (Islam và ctv, 2005). Năng suất lúa
trồng trong hệ thống canh tác này được đánh giá là thấp, từ 1 – 3 tấn/ha (Karim,
2006). Các nhà chuyên môn đánh giá rằng những thành công này quá khiêm tốn so với
tiềm năng hiện có của khu vực (Mondal et al., 2006). Để giảm tính rủi ro do bệnh
virus gây ra, người ta đã nghiên cứu thêm đối tượng cá rô phi dòng GIFT và tôm càng
xanh nuôi chung trong hệ thống trồng lúa trong mùa mưa nhằm tăng thêm thu nhập
của người dân trong vụ trồng lúa (Hazrat và ctv, 2003; Alam và ctv, 2007).
2.3

Tình hình nghiên cứu mô hình tôm lúa và chuyên tôm ở ĐBSCL

2.3.1 Giới thiệu chung về ĐBSCL
ĐBSCL có diện tích tự nhiên là 3,96 triệu ha, chiếm 12% diện tích cả nước.
trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 2,9 triệu ha, đất sản xuất lâm nghiệp là
430.770 ha, đất khác chiếm 277.000 ha và đất chuyên dùng khoảng 262.682 ha
(Nguyễn Ngọc Anh, 2005).


8


Nhiệt độ trung bình hằng năm trên 27 – 28 °C, tháng có nhiệt độ trung bình
thấp nhất là tháng 12 và tháng 1 (25 – 26 °C), tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là
tháng 4 và tháng 5 (28 – 29 °C). Lượng mưa trung bình hàng năm toàn vùng là 1.520 –
1.800 mm, phân bố không đều theo thời gian và không gian. Suốt mùa mưa (tháng 05
đến tháng 10) lượng mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm, và lượng mưa rất ít
trong mùa khô (tháng 11 đến tháng 4).
ĐBSCL bị chia cắt bởi hệ thống sông tự nhiên kết hợp với hệ thống sông ngòi
chằng chịt đã tạo thành hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, rửa
mặn và cũng là hệ thống đường thủy vận chuyển tốt, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng
hoá, nông sản. Mùa lũ thường kéo dài 5 tháng với lượng nước chiếm khoảng 3/4 tổng
lượng nước cả năm, và 7 tháng mùa khô cạn, lượng nước còn lại rất ít. Do đó, thủy
triều có ảnh hưởng rất lớn đến phần lớn vùng hạ lưu sông Mê kông, toàn bộ ĐBSCL
của Việt Nam. Do ảnh hưởng của thủy triều, nước mặn từ biển thường tràn vào sâu
trong đất liền vào mùa khô. Mức độ xâm nhập mặn tùy thuộc vào sự xâm nhập của
nước biển, và tùy vào mùa trong năm, cao điểm vào các tháng có lượng mưa thấp,
khoảng tháng 3 – 4. ĐBSCL có khoảng 1,8 – 2,1 triệu ha đất tự nhiên chịu ảnh hưởng
của mặn, tập trung ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng và Kiên Giang, phần lớn là đất bị nhiễm mặn kết hợp với phèn, ngập nước (Lê
Sâm, 2003).
Theo Bộ Nông Nghiệp và PTNT (2001), ĐBSCL được chia ra làm 06 vùng sinh
thái: vùng ven và giữa sông Tiền và sông Hậu, vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tây sông
Hậu, vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Bán đảo Cà Mau, vùng ven biển Đông. Trong
đó các vùng bị ảnh hưởng mặn chính là vùng Bán đảo Cà Mau với diện tích tự nhiên
946.000 ha. Diện tích hiện đang sử dụng 676.000 ha, gồm các loại đất mặn và đất phèn
mặn. Yếu tố chính ảnh hưởng đến sản xuất của vùng là thiếu nước ngọt và ảnh hưởng
mặn.

Diện tích nuôi thủy sản nước mặn, lợ chỉ tập trung ở 8 tỉnh ven biển vùng
ĐBSCL là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và
Kiên Giang. Năm 2005, diện tích thả tôm đạt 564.650 ha, tăng 142.458 ha so với năm
9


2001 (diện tích năm 2001: 422.192 ha) và đến năm 2010 đạt: 567.000 ha, tăng 2.350
ha so với năm 2005 (Nguyễn Ngọc Anh, 2005). Trong giai đoạn 2005-2010, diện tích
nuôi bắt đầu ổn định, sự thay đổi lớn là xu hướng chuyển đổi từ mô hình nuôi mức độ
thấp (QC, QCCT) sang mô hình thâm canh (BTC và TC) (Phan Thanh Lâm và ctv,
2011).
2.3.2 Tình hình nuôi tôm sú ở ĐBSCL
Theo Lê Quang Trí và ctv (2004), tại khu vực ĐBSCL xu thế chuyển đổi cơ cấu
sản xuất, hệ thống canh tác từ năm 2000 đến nay đã biến động rất mạnh, chủ yếu từ đất
nông nghiệp sang các hệ thống canh tác trong đó nuôi trồng thủy sản lợ mặn là chủ lực
do tác động bởi Nghị quyết 09. Sự phát triển này đã góp phần trong việc gia tăng tốc
độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập người sản xuất và cải thiện cuộc sống trong những
năm đầu. Tuy nhiên trong quá trình phát triển các hệ thống canh tác này cũng phát sinh
các vấn đề thiếu đồng bộ về phát triển giữa các khu vực kinh tế, giữa sản xuất với cơ
sở hạ tầng và nguồn nhân lực, đồng thời gây chuyển đổi mạnh về đời sống xã hội và
biến động về tài nguyên thiên nhiên, hệ sinh thái, các vấn đề môi trường.
Tính đến năm 2006, diện tích nuôi tôm sú của Việt Nam lên đến 670,8 ngàn ha
với tổng sản lượng lên đến 346 ngàn tấn (Bộ Thủy sản. 2007), trong đó diện tích nuôi
khu vực ĐBSCL chiếm gần 90% của cả nước. Mặc dù còn nhiều vấn đề trở ngại cần
giải quyết cho sự phát triển ổn định của nghề nuôi tôm sú Việt Nam, diện tích và sản
lượng nuôi tôm sú vẫn tiếp tục gia tăng trong những năm trở lai đây (Phạm Bá Vũ
Tùng và ctv, 2008)
Năng suất tôm sú nuôi bình quân có xu hướng tăng theo thời gian từ 0,35 tấn/ha
lên đến 1,06 tấn/ha năm 2008, đưa tốc độ tăng năng suất bình quân đạt 12,5%/năm (Lê
Tiêu La và ctv, 2009).

Theo dự kiến, trong năm 2011, diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước sẽ đạt
640.000 ha, sản lượng đạt 460.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 320.000 ha và
tôm chân trắng đạt 140.000 ha. Diện tích nuôi tôm nước lợ cả nước trong năm 2010
đạt trên 639.000 ha, sản lượng đạt gần 470.000 tấn. Sản xuất tôm giống tuy còn nhiều
10


bất cập nhưng nhìn chung chất lượng giống tôm nước lợ trong năm 2010 được kiểm
soát khá chặt chẽ, sản xuất giống tôm sú, tôm thẻ chân trắng đạt 43 tỷ con, cung cấp tại
chỗ ở các tỉnh có điều kiện tự nhiên, môi trường phù hợp. Theo Tổng cục Thủy sản,
năm 2010 diện tích nuôi tôm nước lợ trong cả nước bị thiệt hại hơn 60.000 ha, trong
đó diện tích tôm bị bệnh là 26.000 ha chiếm hơn 4% diện tích nuôi cả
nước.( />5581742.epi).
Theo VASEP (2010) con tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu thủy sản
chủ lực của Việt Nam và đã cạnh tranh được với một số thị trường xuất khẩu thế giới;
kim ngạch xuất khẩu tôm đạt gần 2 tỷ USD, tăng 23,47% so năm 2009. Tôm sú đạt
tổng sản lượng gần 335.000 tấn ( />2.3.3 Thực trạng tình hình nghiên cứu và sản xuất của mô hình luân canh tômlúa ở ĐBSCL
Mô hình nuôi tôm luân canh trong ruộng lúa được chính thức quan tâm khi
công nghệ sinh sản tôm biển tại Việt Nam thành công cung ứng hàng loạt cho người
nuôi. Các tỉnh đồng bằng có điệu kiện xâm nhập mặn trong thời gian 6 tháng nước
ngọt và 6 tháng nước mặn trong năm đã linh hoạt trong quy hoạch vùng nuôi tôm luân
canh mang lại cho người dân thu nhập đáng kể từ năm 1980 đến nay. Người dân đầu
tư nhiều hơn như thả thêm con giống, cung cấp thêm thức ăn hoặc các đầu tư khác
(Preston và ctv, 2003). Các cuộc điều tra cho thấy, lợi nhuận trên mô hình nuôi tôm
luân canh với trồng lúa mang lại lợi ích cao so với trồng một vụ lúa tại Mỹ Xuyên-Sóc
Trăng và huyện Giá Rai-Bạc Liêu, từ đó cũng dẫn đến diện tích trồng lúa thu hẹp đáng
kể, người dân trông chờ vào vụ nuôi tôm để tăng thu nhập. Tâm lý này gây cho người
nuôi thờ ơ với ruộng lúa ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia và khu vực.
Mô hình luân canh tôm-lúa đạt hiệu quả thấp là do nhiều nguyên nhân. Hệ
thống thuỷ lợi phục vụ nuôi tôm chưa được đầu tư đúng mức, còn khá mỏng, không

đồng bộ. Hàng loạt các yếu tố về môi sinh, nuôi trồng thuỷ sản khác gây ô nhiễm môi
trường nước dẫn đến tôm sú chết hàng loạt trên diện rộng. Khoa học công nghệ, con
giống, công tác khuyến ngư còn yếu kém (Đỗ Khắc Thịnh và ctv, 1997). Phần lớn
11


nông dân được sử dụng hệ thống thuỷ lợi nội đồng phục vụ trồng lúa trước đây hoặc tự
đào, xẻ kênh mương không theo quy trình thiết kế kỹ thuật, dẫn đến không đảm bảo
yêu cầu cấp thoát nước ao đầm vuông nuôi tôm. Nông dân thả nhiều vụ tôm trong
năm, không cách ly được với mầm bệnh. Để nâng mô hình tôm-lúa đúng với tiềm
năng của nó còn nhiều việc phải làm. Ngoài ra, sản xuất tôm sú giống tại địa phương
hiện nay chỉ mới đáp ứng được 25 – 30% so với nhu cầu.
Năm 2003, mô hình lúa-tôm ở Sóc Trăng, Cà Mau bị thiệt hại nặng. Tại huyện
Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) có đến gần 10.000 ha lúa chết và cũng không thu hoạch được
tôm. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau, ngay cả mô hình của các nhà khoa học trình diễn nhằm
nhân rộng cũng không thành công. Trong khi đó, tại hai huyện Phước Long, Hồng Dân
của tỉnh Bạc Liêu mô hình luân canh lúa tôm lại gặt hái những thành công nhất định.
Theo Sở Thủy sản Bạc Liêu cũ (nay là Sở NN – PTNT), năm 2003 mô hình luân canh
tôm-lúa đã đem lại hiệu quả mỗi ha lãi từ 25 – 30 triệu đồng (Minh và ctv, 2003). Đến
năm 2008, theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau, đây là năm sản xuất một vụ
lúa trên đất nuôi tôm thành công nhất từ khi chuyển dịch đến nay. Với tổng diện tích
gieo cấy là 43.415 ha, đạt 166,98% so kế hoạch (26.000 ha) và tăng 11.685 ha so với
năm 2007. Tổng diện tích lúa tôm thu hoạch 42.272 ha, đạt 97,34% so với diện tích
gieo cấy và tăng 11.343 ha so với năm 2007 (tăng 36,6%). Năng suất bình quân đạt 3,5
tấn/ha, tăng 0,2 tấn/ha so với năm 2007.
Tại Cà Mau, vào thời điểm năm 1999 – 2000, tỉnh có chủ trương chuyển dịch
cơ cấu sản xuất trên diện rộng theo hướng phát triển mô hình nuôi thuỷ sản, Mô hình
nuôi luân canh tôm-lúa cũng được thực hiện chủ yếu tại Cái Nước có năng suất từ 200
– 300 kg/ha không bổ sung thức ăn vào ruộng(Cao Phương Nam, 2003). Diện tích
tôm- lúa của Bạc Liêu đến nay khoảng 29.000 ha, năng suất tôm nuôi khoảng 250300kg/ha (Sở Nông nghiệp &PTNT Bạc Liêu, 2008).

Kiên Giang là tỉnh có diện tích chuyển đổi sang tôm - lúa lớn nhất, đến nay diện
tích tôm lúa của tỉnh là 60.000 ha và năng suất nuôi cũng tương đương năng suất của
tỉnh Bạc Liêu (Sở Nông nghiệp &PTNT Kiên Giang, 2008).

12


Nuôi tôm-lúa đang được xem là mô hình canh tác thích hợp cho vùng nhiễm
mặn theo mùa và bước đầu được đánh giá là có tính bền vững và được sự chấp thuận
rộng rãi của nông dân do tính hiệu quả về mô hình. Các tác động tiêu cực của việc
nuôi tôm đến chất lượng đất và sản lượng vụ trồng lúa tiếp theo cho đến nay vẫn chưa
có nghiên cứu nào khẳng định. Thực tế phát triển mô hình tôm-lúa thời gian qua ở
ĐBSCL cũng chưa cho thấy những tác động tiêu cực này (Phan Thanh Lâm và ctv,
2009).

Hình 2.3 Mô hình luân canh tôm – lúa
2.3.3.1 Mùa vụ thả giống tôm
Theo thống kê từ 1997 đến nay, người dân trong vùng nuôi tôm theo mô hình
luân canh tôm-lúa, thời gian thả giống khác nhau phụ thuộc vào điều kiện khí hậu của
vùng nuôi mức độ và thời gian xâm nhập, chu kỳ nuôi và yếu tố tài chính trong lúc đó.
Thế nhưng người dân thường thả giống từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, nhưng tập
trung vào tháng 1 hàng năm (Preston và ctv, 2003). Bình quân chu kỳ nuôi của các hộ
từ 3 – 6 tháng tuỳ theo mật độ thả và phương thức thu hoạch của nông hộ và thời gian
ngọt hoá của vùng. Đa số người nuôi ít quan tâm đến vụ trồng lúa, chỉ tập trung vào
tôm nuôi trong ruộng kết quả không trồng lúa để nuôi luân canh vì lợi nhuận nuôi tôm
phá vỡ sinh thái, mô hình điển hình một số hộ dân ở Mỹ Xuyên-Sóc Trăng và huyện
Giá Rai-Bạc Liêu.
Tại vùng nuôi luân canh tôm-lúa ở Cà Mau, thời gian thả nuôi tôm vào mùa khô
dao động từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau và thu hoạch từ tháng 5 – 6 và vụ trồng lúa
diễn ra vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 7 – 8 thu hoạch từ tháng 10 – 12.

13


2.3.3.2 Về mật độ thả nuôi và năng suất tôm nuôi
Mật độ thả nuôi trên đối tượng tôm sú là chủ yếu được ghi nhận trong mô hình
nuôi tôm-lúa luân canh biến động khác nhau tuỳ thuộc vào kinh nghiệm của người
nuôi, vùng nuôi và khả năng tài chính đầu tư cho mô hình. Các nghiên cứu điều tra và
thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trong ruộng lúa cho thấy dao động từ 0,5 –
10 con/m2. Kết quả điều tra của Preston và ctv (2003) cho thấy rằng người nuôi thả
giống tăng mật độ theo từng năm điển hình bình quân mật độ thả năm 1997, mật độ
thả trung bình 1,4 PL/m2, 1,7 PL/m2 (năm 1999). Trong đó các vùng khảo sát cho thấy
Mỹ Xuyên – Sóc Trăng người dân nuôi mật độ cao hơn so với vùng Bạc Liêu và Cái
Nước - Cà Mau.
Tỷ lệ sống của tôm nuôi trong mô hình tôm lúa là 83 – 94%, trung bình 89% ở
Bạc Liêu và Cái Nước – Cà Mau (Preston và ctv, 2003; Cao Phương Nam, 2003).
Năng suất nuôi tôm mô hình luân canh được đánh giá còn thấp dao động từ 80 – 392
kg/ha/vụ vào những năm 1997 – 1999 (Preston và ctv, 2003).
Điểm đặc trưng của mô hình QCCT tại khu vực Đầm Dơi là việc xuống giống
và thu hoạch được tiến hành song song và hầu như quanh năm. Có trên 94% các nông
hộ thả giống 1 lần/tháng và số ít còn lại thả 2 lần trong 1 tháng. Mật độ thả giống trung
bình của các nông hộ được điều tra là 1,5 ± 0,935 con/m2 và khá ổn định. Trung bình
có đến 79,41% số hộ có thu hoạch tôm hằng tháng, và tỷ lệ số hộ có thu hoạch tôm khá
ổn định trong suốt 12 tháng điều tra. Năng suất thu hoạch tôm trung bình của các hộ
tương đối ổn định là 20 kg/tháng (240 kg/năm). Kích cỡ tôm thu hoạch trung bình khá
lớn 30 con/kg. Tuy nhiên, để nâng cao năng suất cho loại hình nuôi này từ năng suất
240 kg/ha lên 350 kg/ha hay 500 kg/ha đòi hỏi chúng ta phải có các chiến lược thả
giống về quy cỡ, mật độ, mùa vụ và các giải pháp thu hoạch hợp lý cần được quan tâm
nghiên cứu nhiều hơn nhằm góp phần nâng cao tính bền vững của mô hình (Ngô Văn
Hải và ctv, 2011)
2.3.3.3 Sự biến động môi trường trong suốt quá trình nuôi tôm trong ruộng lúa

Với mô hình nuôi trong hệ thống canh tác tôm-lúa với độ sâu mực nước 0,6 –
0,8 m. Yếu tố môi trường trong ao nuôi luân canh biến động rất lớn theo mùa và theo
14


×