Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI MUA CÁ BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.1 KB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI MUA CÁ BIỂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Họ và tên sinh viên: VÕ TẤN DY
Ngành: CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Niên khóa: 2007 - 2011

Tháng 06/2011


KHẢO SÁT THỊ HIẾU NGƯỜI MUA CÁ BIỂN
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tác giả

VÕ TẤN DY

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Chế biến Thủy sản

Giáo viên hướng dẫn
TS. NGUYỄN MINH ĐỨC

Tháng 06/2011


i


CẢM TẠ
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn đến:
 Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
 Ban chủ nhiệm khoa Thủy sản và Quý thầy cô các khoa đã tận tình dạy dỗ,
truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học tập tại trường.
 Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Đức – người
thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cám ơn đến Ban quản lý các siêu thị:
Maximark 3/2, Maximark Cộng Hòa, Siêu thị Sài Gòn, Siêu thị Co.opMart Nguyễn
Đình Chiểu, Co.opMart Xa lộ Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể
tiến hành thực tập, khảo sát thực tế để hoàn thành khóa luận.
Con xin cảm ơn và chúc sức khỏe gia đình, đặc biệt là ba mẹ, người đã sinh
thành, chăm lo, nuôi dưỡng con thành người, luôn thương yêu, động viên và là điểm
tựa tinh thần cho con trên suốt chặng đường con đã đi qua.
Xin cảm ơn đến tất cả bạn bè đã động viên, ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường.
Cuối cùng, do kiến thức còn hạn hẹp, bước đầu thực hiện đề tài, tiếp xúc với
phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như thời gian làm đề tài giới hạn nên không
tránh khỏi những sai sót nên mong Quý thầy cô và các bạn góp ý thêm để đề tài này
hoàn chỉnh hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “ Khảo sát thị hiếu người mua cá biển tại thành phố Hồ Chí Minh” được

thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011 thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 300
khách hàng và quan sát các khách hàng ghé xem tại khu vực sản phẩm thủy sản từ cá
biển tại các siêu thị trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.
Kết quả khảo sát như sau:
 Tỷ lệ khách hàng mua sản phẩm cá biển sau khi ghé xem quầy cá biển khoảng
55% – 61%.
 Mức độ thích của sản phẩm thủy sản từ cá biển chiếm tỷ lệ 47,30%, thái độ
bình thường đối với cá biển chiếm 47,75% và không thích cá biển chiếm 5,00%.
 Các yếu tố người tiêu dùng thường hay quan tâm đến khi mua sản phẩm thủy
sản từ cá biển: cá biển có gây ngộ độc, dị ứng hay không ? mùi tanh cá biển, nơi cung
cấp cá biển, màu sắc cá biển chọn mua,…
 Địa điểm thường hay lựa chọn khi mua sản phẩm thủy sản từ cá biển vẫn là
các kênh phân phối quen thuộc là chợ nhỏ và siêu thị.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích cá biển là: mức tiêu thụ cá biển, giới
tính khách hàng, giá cả và nghề nghiệp khách hàng.
 Phương trình hồi quy phi tuyến Binary Logistic giữa biến phụ thuộc là mức
độ thích và các biến độc lập: mức tiêu thụ cá biển, giới tính, giá cả và nghề nghiệp
khách hàng là:
Loge[Pi/(1 – Pi)] = 4,262 + 1,353.Mức tiêu thụ – 1,878.Giới tính – 3,477.Giá cả
+ 0,276.Nghề nghiệp

iii


MỤC LỤC
Trang
TRANG ĐẦU

i


CẢM TẠ

ii

TÓM TẮT

iii

MỤC LỤC

iv

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ

vii

DANH SÁCH CÁC BẢNG

x

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

xi

Chương 1: MỞ ĐẦU


1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu

2

1.3. Cấu trúc luận văn

2

Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1. Tổng quan về tình hình thủy sản thế giới những năm qua

4

2.2. Tình hình chung của thủy sản ở Việt Nam

5

2.2.1. Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản

5


2.2.2. Những khó khăn và thách thức

6

2.2.3. Cơ hội phát triển cho thủy sản Việt Nam

8

2.3. Thủy sản nước ngọt và thủy sản nước mặn/lợ

9

2.4. Giới thiệu chung về cá biển và các sản phẩm cá biển

9

2.5. Một số loại cá biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam

11

2.6. Tổng quan về một số hệ thống siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

12

2.6.1. Hệ thống siêu thị Maximark

12

2.6.2. Hệ thống siêu thị Co.opmart


13

2.6.3. Siêu thị Sài Gòn

14

2.7. Sơ lược về nghiên cứu và khảo sát thị trường

15

2.7.1. Nghiên cứu và khảo sát thị trường

15

2.7.2. Ứng dụng của nghiên cứu thị trường

15

2.7.3. Các dạng nghiên cứu thị trường

16
iv


2.8. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng

17

2.9. Sự giới hạn khả năng tiêu dùng (đường ngân sách)


18

2.10. Sở thích của người tiêu dùng

19

Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1. Thời gian, phạm vi và địa điểm nghiên cứu

20

3.1.1. Thời gian

20

3.1.2. Phạm vi và địa điểm nghiên cứu

20

3.2. Nội dung và phương pháp xử lý số liệu

21

3.2.1. Nội dung

21


3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

21

3.2.3. Một số phương pháp kiểm định

21

3.3. Phương pháp nghiên cứu hồi quy phi tuyến Binary Logistic

22

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

24

4.1. Thông tin chung về các phiếu điều tra

24

4.1.1. Thống kê giới tính

24

4.1.2. Thống kê độ tuổi

24

4.1.3. Thống kê nghề nghiệp


25

4.1.4. Cơ cấu thu nhập qua cuộc điều tra

25

4.2. Kết quả qua quá trình quan sát khách hàng

26

4.2.1. Kết quả thống kê khách hàng ghé thăm quầy cá biển tại các siêu thị

26

4.2.2. Kiểm định mối quan hệ giữa số khách hàng ghé xem quầy cá biển vào buổi
sáng và buổi chiều tối tại các siêu thị

27

4.2.3. Kiểm định mối quan hệ giữa số khách hàng chọn mua cá biển sau khi ghé
xem quầy vào buổi sáng và buổi chiều tối tại các siêu thị

28

4.2.4. Tỷ lệ người mua cá biển sau khi ghé xem quầy

29

4.2.5. Kiểm định mối quan hệ giữa tỷ lệ khách hàng mua cá biển vào buổi sáng và
buổi chiều tối sau sau khi ghé xem quầy cá biển tại các siêu thị


31

4.3. Tính chất mùa vụ của cá biển

32

4.4. Dòng sản phẩm cá biển

32

4.5. Hình thức được biết đến của cá biển và các sản phẩm cá biển

33

4.6. Nơi mua cá biển

34
v


4.7. Kiểm định một số mối quan hệ

35

4.7.1.Mối quan hệ giữa mức độ thích cá biển và tần suất sử dụng cá biển

35

4.7.2. Mối quan hệ giữa mức độ thích cá biển và giới tính khách hàng


37

4.7.3. Mối quan hệ giữa giới tính và tần suất sử dụng cá biển

38

4.7.4. Mối quan hệ giữa xu hướng sử dụng cá biển trong tương lai và giới tính
khách hàng

40

4.7.5. Mối quan hệ giữa xu hướng sử dụng cá biển trong tương lai và tần suất sử
dụng cá biển của khách hàng

41

4.7.6. Mối quan hệ giữa thu nhập và dòng sản phẩm cá biển

43

4.7.7.Mối quan hệ giữa mức độ thích cá biển và xu hướng tiêu thụ cá biển trong
tương lai của khách hàng

44

4.8. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua cá biển

46


4.8.1. Chất lượng và thương hiệu sản phẩm

46

4.8.2. Vệ sinh an toàn thực phẩm

47

4.8.3. Thu nhập và mức sống của người tiêu dùng

49

4.8.4. Quy mô thị trường

49

4.8.5. Giá cả

50

4.9. Mức độ thích dùng cá biển

51

4.10. Giá cả cá biển qua ý kiến người tiêu dùng

53

4.11. Xây dựng phương trình hồi quy phi tuyến Binary Logistic


54

4.11.1. Mô hình nghiên cứu

54

4.11.2. Xây dựng mô hình

54

4.11.3. Đánh giá mô hình hồi quy Binary Logistic

56

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58

5.2. Kiến nghị

59

TÀI LIỆU THAM KHẢO

61


vi


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
FAO (Food and Agriculture Organization Of The United Nations): Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Thế Giới.
VASEP (The Vietnamese Asociation Of Seafood Exporters and Producers): Hiệp hội
Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam.
DHA: Docosahexaenoic Acid.
EPA: Eicosapentaenoic Acid.
HTX: Hợp tác xã.
NN & PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
EU (European Union): Liên minh Châu Âu.
IUU (Illegal, Unrepored and Unregulated Fishing): Hoạt động đánh bắt cá bất hợp
pháp, không có báo cáo và không được quản lý.
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới.
HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points): Phân tích mối nguy và kiểm
soát các điểm tới hạn.
ISO (International Organization for Standardization): Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn
hóa.
VND: Việt Nam Đồng.
USD (United States Dollars): Đô la Mỹ.
ĐVT: Đơn Vị Tính.
UBNN: Ủy Ban Nhân Dân.
TNHH – MTV: Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên.
SPSS (Statistic Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý và phân tích các số liệu
thống kê

vii



DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Đồ thị đường ngân sách

18

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số Co.opMart năm 2006 – 2010 (ĐVT: Tỷ đồng)

13

Biểu đồ 4.1: Biểu đồ thống kê độ tuổi

24

Biểu đồ 4.2: Biểu đồ thống kê nghề nghiệp

25

Biểu đồ 4.3: Biểu đồ thống kê thu nhập cá nhân qua cuộc điều tra

25

Biểu đồ 4.4: So sánh số người ghé xem và mua cá biển tại siêu thị Maximark

26

Biểu đồ 4.5: So sánh số người ghé xem và mua cá biển tại siêu thị Co.opmart

26


Biểu đồ 4.6: So sánh số người ghé xem quầy cá biển tại siêu thị Sài Gòn

27

Biểu đồ 4.7: Biểu đồ thống kê tỷ lệ khách hàng mua – không mua cá biển sau
khi ghé xem quầy vào buổi sáng và chiều tối

30

Biểu đồ 4.8: Các hình thức cá biển được khách hàng biết đến

33

Biểu đồ 4.9: Biểu đồ thống kê địa điểm thường mua cá biển của khách hàng

34

Biểu đồ 4.10: Biểu đồ thống kê mối liên hệ giữa mức độ thích và tần suất sử dụng
cá biển

37

Biểu đồ 4.11: Mối quan hệ giữa giới tính và xu hướng sử dụng cá biển trong tương
lai của khách hàng

38

Biểu đồ 4.12: Mối quan hệ giữa tần suất sử dụng và giới tính khách hàng


39

Biểu đồ 4.13: Mối quan hệ giữa giới tính và xu hướng sử dụng cá biển trong tương
lai của khách hàng

41

Biểu đồ 4.14: Mối quan hệ giữa tần suất sử dụng và xu hướng sử dụng cá biển
trong tương lai

42

Biểu đồ 4.15: Mối liên hệ giữa thu nhập và dòng sản phẩm cá biển khách hàng
thường chọn mua

43

Biểu đồ 4.16: Mối liên hệ giữa mức độ thích cá biển và xu hướng sử dụng cá
biển trong tương lai của khách hàng

45

Biểu đồ 4.17: Thái độ khách hàng đối với việc tiêu dùng cá biển trong tương

46

Biểu đồ 4.18: Mối quan tâm của khách hàng về mặt hàng cá biển

48


Biểu đồ 4.19: Tỷ lệ khách hàng sẽ cho rằng giá cả là một trong các yếu tố quyết định
đến sự chọn lựa mua cá biển

51
viii


Biểu đồ 4.20: Biểu đồ thống kê mức độ thích cá biển của khách hàng

51

Biểu đồ 4.21: Biểu đồ thống kê các yếu tố khách hàng không thích sử dụng cá biển

52

Biểu đồ 4.22: Biểu đồ thống kê ý kiến của khách hàng về giá cả cá biển

53

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Thời gian thực hiện đề tài

20

Bảng 4.1: Kết quả chạy kiểm định Independent Samples T – Test giữa số khách
hàng ghé xem quầy cá biển vào buổi sáng và buổi chiều tối tại các siêu thị


28

Bảng 4.2: Kết quả chạy kiểm định Independent Samples T – Test giữa số khách
hàng mua cá biển vào buổi sáng và buổi chiều tối tại các siêu thị

29

Bảng 4.3: Bảng thống kê số lượt khách hàng đến quầy cá biển tại các siêu thị

30

Bảng 4.4: Kết quả chạy kiểm định mẫu độc lập hai tỷ lệ khách hàng chọn mua
Cá biển vào buổi sáng và buổi chiều tối tại các siêu thị

32

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Chi – Square giữa mức độ thích và tần suất sử dụng 36
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa tần suất sử dụng và mức độ thích

36

Bảng 4.7: Kết quả chạy kiểm định Independent Samples T – Test giữa giới tính
và mức độ thích cá biển

37

Bảng 4.8: Kết quả chạy kiểm định Independent Samples T – Test giữa giới tính và
tần suất sử dụng cá biển


39

Bảng 4.9: Kết quả chạy kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và xu hướng sử
dụng cá biển trong tương lại của khách hàng

40

Bảng 4.10: Mối quan hệ giữa xu hướng tiêu thụ cá biển trong tương lai và giới
tính

40

Bảng 4.11: Kết quả chạy kiểm định Chi – Square giữa xu hướng sử dụng cá biển
và tần suất sử dụng cá biển

41

Bảng 4.12: Kết quả chạy kiểm định Independent Samples T – Test giữa thu nhập
và dòng sản phẩm cá biển khách hàng chọn mua

42

Bảng 4.13: Mối liên hệ phần trăm giữa thu nhập và dòng sản phẩm cá biển khách
hàng chọn mua

44

Bảng 4.14: Kết quả chạy kiểm định Chi – Square giữa mức độ thích cá biển và
xu hướng sử dụng cá biển trong tương lai của khách hàng


45

Bảng 4.15: Kết quả tóm tắt mô hình hồi quy Binary Logistic về mức độ thích
mặt hàng cá biển

55

x


DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát ý kiến khách hàng
Phụ lục 2: Kiểm định mối quan hệ giữa số khách hàng ghé xem vào buổi sáng và
chiểu tối tại các siêu thị
Phụ lục 3: Kiểm định mối quan hệ giữa số khách hàng mua cá biển vào buổi sáng và
chiều tối tại các siêu thị
Phụ lục 4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ khách hàng mua cá biển vào buổi sáng và buổi
chiều tối tại các siêu thị
Phụ lục 5: Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ thích cá biển và tần suất sử dụng
Phụ lục 6: Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ thích và giới tính khách hàng
Phụ lục 7: Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính và tần suất sử dụng cá biển
Phụ lục 8: Kiểm định mối quan hệ giữa xu hướng sử dụng cá biển trong tương lai và
giới tính
Phụ lục 9: Kiểm định mối quan hệ giữa xu hướng sử dụng cá biển trong tương lai và
tần suất sử dụng cá biển
Phụ lục 10: Kiểm định mối quan hệ giữa thu nhập cá nhân và dòng sản phẩm cá biển
Phụ lục 11: Kiểm định mối quan hệ giữa mức độ thích cá biển và xu hướng tiêu dùng
cá biển trong tương lai của khách hàng
Phụ lục 12: Kết suất kết quả chạy mô hình hồi quy phi tuyến Binay Logistic bằng
phần mềm SPSS 17.0


xi


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế,
tốc độ phát triển của ngành thủy sản cũng tăng rất nhanh, trở thành một trong các
ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Trên trường quốc tế, vị thế kinh tế của Việt
Nam không ngừng nâng cao, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành thủy sản
với quy mô ngày càng mở rộng, chất lượng ngày càng nâng cao. Sự phát triển của
ngành thủy sản có ảnh hưởng tích cực và toàn diện đến ngành kinh tế Việt Nam.
Sự gia tăng dân số và phát triển nhanh chóng của kinh tế xã hội đã tạo điều kiện
thuận lợi để thúc đẩy ngành thủy sản phát triển mạnh trong thời gian vừa qua, thị
trường tiêu thụ, các kênh phân phối sản phẩm thủy sản không ngừng mở rộng. Nhu
cầu đó đã khiến các nhà máy sản xuất, chế biến thủy hải sản mở rộng quy mô sản xuất,
đa dạng hóa sản phẩm, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người.
Khi cuộc sống ngày càng cải thiện, chất lượng sống không ngừng nâng cao, công
việc ngày càng bận rộn thì thị hiếu tiêu dùng các dòng thực phẩm thủy sản cũng dần
thay đổi theo thời gian. Theo đó, yêu cầu trong việc chọn lựa các loại thực phẩm khác
nhau cũng khiến người tiêu dùng quan tâm hơn. Đặc biệt là về vấn đề chất lượng,
thương hiệu, giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm, sự tiện dụng, mẫu mã sản phẩm,… Do
vậy, các dòng sản phẩm thực phẩm ngày càng đa dạng hơn, đặc biệt là đối với dòng
thực phẩm từ thủy sản. Trong đó, bên cạnh các dòng thực phẩm thủy sản từ nước ngọt
thì dòng thực phẩm từ thủy sản nước mặn/lợ chiếm một thị phần không nhỏ trong các
sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi trong nước cũng như xuất khẩu sang các nước khác
trên thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong các trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ,

khoa học kỹ thuật lớn của đất nước, là một trong các thị trường tiêu thụ rộng lớn. Do
đó, việc đánh giá thị trường, thị hiếu tiêu thụ của người tiêu dùng tại Thành phố Hồ
1


Chí Minh trong việc tiêu dùng thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng cũng rất
quan trọng giúp cho việc xác định các nhu cầu của khách hàng, xu hướng sử dụng các
loại thực phẩm nói chung và thực phẩm từ thủy sản nói riêng trong tương lai. Bên cạnh
đó, thực phẩm từ thủy sản từ xưa đến nay đã đi sâu vào đời sống ẩm thực của dân tộc
Việt Nam và đã trở thành nét văn hóa đặc trưng của con người Việt Nam. Đặc biệt
hơn, với sự phong phú của nguồn lợi thủy sản Việt Nam mà thiên nhiên ban tặng, thủy
sản Việt Nam đang ngày càng lớn mạnh, vươn xa hơn trên trường quốc tế.
Với thị phần không nhỏ, thủy sản nước mặn/lợ đóng góp to lớn vào kim ngạch
xuất khẩu mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong
việc xác định thị hiếu tiêu thụ của khách hàng, xu hướng sử dụng các dòng thực phẩm
thủy sản trong tương lai, đặc biệt là đối với thủy sản nước mặn/lợ, chúng tôi thực hiện
đề tài: “Khảo sát thị hiếu người mua cá biển tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu
Qua nghiên cứu điều tra thực tế nhằm xác định những thay đổi về thị hiếu của
khách hàng đối với mặt hàng cá biển.
 Quan sát hành vi người tiêu dùng, xác định tỷ lệ người mua các sản phẩm thủy sản
từ cá biển sau khi ghé xem quầy thực phẩm thủy sản.
 Tìm hiểu một số nhân tố ảnh hưởng đến thị hiếu người tiêu dùng, đánh giá sở thích
của người tiêu dùng đối với cá biển, mối quan tâm của khách hàng đối với cá biển.
 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến mức tiêu thụ cá biển, tìm hiểu xu hướng sử
dụng của người tiêu dùng đối với thực phẩm thủy sản nói chung và đối với mặt hàng
cá biển trong tương lai.
1.3. Cấu trúc luận văn
Khóa luận gồm có 5 chương
Chương 1: Mở đầu

Nêu ra lí do chọn đề tài và các mục tiêu mà đề tài tập trung vào nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan tài liệu
Giới thiệu tổng quát về tình hình thủy sản trong nước và thế giới. Tổng quan về
hệ thống các siêu thị sẽ tiến hành khảo sát.
Trình bày các cơ sở lí luận làm nền tảng cho đề tài nghiên cứu
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2


Thời gian, không gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu
Trình bày các phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng để thực hiện đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày các kết quả nghiên cứu theo mục tiêu đề ra ở chương 1.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ mục tiêu nghiên cứu đặt ra từ chương 1 và kết quả nghiên cứu của chương 4
đưa ra các kết luận và kiến nghị cho việc đánh giá thị hiếu tiêu thụ của khách hàng tại
Thành Phố Hồ Chí Minh đối với mặt hàng cá biển.

3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về tình hình thủy sản thế giới những năm qua
Theo tạp chí Thương mại thủy sản (02/2011), sự đóng góp của thủy sản trong
chế độ ăn toàn cầu trung bình đạt gần 17 kg/người, cung cấp tối thiểu 15% lượng
protein cho hơn ba tỷ người. Theo báo cáo của FAO (2010), tổng sản lượng thủy sản
và các sản phẩm thủy sản đã tăng từ 140 triệu tấn vào năm 2007 lên đến 145 triệu tấn
vào năm 2009. Năm 2010, tổng sản lượng thủy sản toàn thế giới đạt khoảng 147 triệu
tấn, tăng 1,3% so với năm 2009. Trong đó, sản lượng đánh bắt duy trì xu hướng giảm

nhẹ từ 90 triệu tấn trong năm 2009 xuống còn 89,8 triệu tấn trong năm 2010, tương
đương mức 0,2%. Trái với tình hình sụt giảm của hoạt động đánh bắt, sản lượng thủy
sản nuôi trồng được dự báo tăng tới 3,8%, (tương đương tăng 1,9 triệu tấn), lên mức
57,2 triệu tấn.
Cũng theo Tổ chức Nông Lương thế giới FAO (2009) thì tổng sản lượng thủy
sản dự kiến và các sản phẩm thủy sản sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015 với tốc độ
tăng trưởng bình quân 2,1%/năm. Tổng lượng gia tăng này bao gồm cả mức tăng do
dân số, do kinh tế phát triển và các nhân tố khác. Các nước đang phát triển sẽ dẫn đầu
về mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người với mức tăng dự kiến là 1,3%/năm,
trong khi đó các nước phát triển mức tăng nhu cầu tiêu thụ tính theo đầu người bình
quân mỗi năm giảm 0,2%.
Do sự gia tăng về dân số và thu nhập nên các nước đang phát triển tình hình tiêu
thụ thủy sản sẽ ở mức cao hơn. Trong khi đó, tại các nước phát triển nhịp độ tăng dân
số thấp hơn và mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người đã ở mức cao nên đã hạn
chế phần nào nhịp độ tăng sản lượng tiêu thụ.
Phần lớn thủy sản hiện nay xuất phát từ nuôi trồng, với tỷ lệ tăng gần 7%/năm.
Tiêu thụ thủy sản tính theo đầu người trên toàn cầu sẽ tăng bình quân 0,8%/ năm trong
giai đoạn đến 2015, giảm so với mức 1,5% đã đạt được 20 năm trước.

4


Thủy sản trở thành sản phẩm được giao dịch nhiều nhất. Trong số hàng hóa thực
phẩm được giao dịch trên thị trường, sản phẩm thủy sản đạt giá trị kỷ lục 102 tỷ USD
trong năm 2008, tăng 9% so với năm 2007.
Về thị hiếu, tiêu thụ của người tiêu dùng thủy sản thế giới sẽ chuyển hướng sang
tiêu dùng nhiều thủy sản tươi, sống, đặc biệt là các loại thủy sản có giá trị cao như:
giáp xác, nhuyễn thể, cá hồi,… Tỷ trọng dầu cá, bột cá trong cơ cấu tiêu thụ vẫn ổn
định, trong khi tỷ lệ tiêu thụ đồ hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm chất hóa học
từ sản phẩm đồ hộp, gia tăng. Đồng thời, nhu cầu về thực phẩm chế biến tăng nhanh,

đòi hỏi thời gian chế biến tối thiểu và hương vị phải phù hợp, đặc sắc. Yêu cầu về an
toàn thực phẩm ngày càng gia tăng và phổ biến rộng rãi trên khắp thế giới.
2.2. Tình hình chung của thủy sản ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhìn nhận thủy sản là nhóm hàng vẫn
có khả năng tăng trưởng cao. Dự báo giá trị xuất khẩu thủy sản năm 2011 có thể đạt
gần 5,5 tỷ USD, tăng khoảng 500 triệu USD so với năm 2010.
Theo kết quả thống kê sơ bộ của Tổng cục thống kê đầu năm 2011, sản lượng
thủy sản tháng 01/2011 ước tính đạt 356,4 nghìn tấn, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó cá đạt 270,4 nghìn tấn, tăng 1,1%; tôm đạt 30,9 nghìn tấn, tăng 4,7%.
Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 01/2011 ước tính đạt 161,5 nghìn tấn, tăng 7,3%
so với cùng kỳ năm 2010, trong đó cá đạt 121 nghìn tấn, tăng 8%; tôm đạt 21,5 nghìn
tấn, tăng 7,5%. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng khá nhiều chủ yếu do tiêu thụ cá tra
có nhiều thuận lợi, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu trên thị trường tăng cao.
Lượng cá tra nguyên liệu hiện tại đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các nhà
máy chế biến. Tuy nhiên thời gian tới nguồn cá tra nguyên liệu có khả năng bị giảm
sút, một mặt do chi phí đầu vào tăng gây tâm lý lo ngại cho người nuôi, mặt khác
nguồn vốn vay để đầu tư phát triển nuôi cá tra của các hộ đang gặp một số khó khăn.
Bên cạnh đó, sản lượng tôm nuôi tăng chủ yếu từ nguồn thu hoạch trên phần diện tích
thả nuôi tỉa thưa và thả bù. Giá tôm hiện đang đang ở mức cao đã kích thích người dân
hoạt động nuôi trồng thủy hải sản mở rộng diện tích thả nuôi tôm.

5


Năm 2009 và 2010 là hai năm khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và ngành thủy sản nói riêng. Những tác động từ suy thoái kinh tế, tăng cao của
nguyên liệu đầu vào, của xăng dầu, lãi suất ngân hàng cao, nguồn nguyên liệu không
ổn định,… khiến các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Nhiều
doanh nghiệp chỉ hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng cửa. VASEP đã đưa ra những

kiến nghị, những văn bản mang tính hệ thống từ cấp địa phương đến cấp trung ương về
các chính sách tạo điều kiện cho ngành Chế biến thủy sản Việt Nam phát triển. Năm
2011 sẽ là năm khan hiếm về nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu, nguồn khai thác
từ biển đang dần cạn kiệt.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), mặc dù
năm 2011 được đánh giá là năm thủy sản xuất khẩu sẽ gặp không ít khó khăn nhưng
ngay trong tháng 1, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 320 triệu USD, tăng
2,3% so với cùng kỳ. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm đông lạnh, cá tra, basa,
cá ngừ... Thị trường nhập khẩu mạnh nhất vẫn là thị trường Mỹ, tiếp đến là thị trường
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hongkong (Trung Quốc), Đức, Tây Ban Nha... Giá
tôm của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ được giá cao nhất trong các thị trường xuất khẩu.
Các chuyên gia ngành thủy sản dự báo, xu hướng nhu cầu thủy sản thế giới vẫn tiếp
tục tăng mạnh cùng với tình hình sụt giảm nguồn cung cấp thủy sản khai thác và nuôi
trồng ở một số nước. Để nâng cao kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong thời gian tới,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tiếp tục tạo đà cho thủy sản Việt Nam phát
triển mạnh trong năm 2011, đặc biệt là đối với lĩnh vực xuất khẩu, ngành thủy sản tiếp
tục đầu tư cho sản xuất nguyên liệu, ưu tiên đầu tư các sản phẩm chủ lực như tôm, cá
tra, cá ngừ, nhuyễn thể,… Ngành thủy sản tiếp tục tăng cường cải tiến kỹ thuật, tổ
chức sản xuất và tín dụng, kiểm tra giám sát chất lượng và an toàn thực phẩm.
2.2.2. Những khó khăn và thách thức
Ngành thủy sản Việt Nam rất năng động, các nguồn tài nguyên cũng hết sức
phong phú. Tuy nhiên, với tình trạng bất ổn hiện nay, chúng ta đang đối mặt với những
khó khăn và thách thức to lớn. Do tình trạng bấp bênh về sản lượng và chất lượng sản
phẩm nuôi trồng trong nước nên các doanh nghiệp phải tính đến nguồn nguyên liệu
nhập khẩu. Nhu cầu về nguyên vật liệu, nhu cầu về giá vận chuyển, nhu cầu về vốn
tăng lên,… trong khi đó nguồn cung không đầy đủ khiến giá mua tăng cao.
6


Tình trạng thả nổi lãi suất ngân hàng, việc điều chỉnh giá nguyên liệu trong nước

cộng với hàng rào bảo hộ của các quốc gia nhập khẩu cũng như sự mất ổn định nền
kinh tế của một số thị trường thủy sản Việt Nam đang chiếm ưu thế đã khiến sức mua
và khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng. Thị trường mãi lực
vẫn còn thấp khiến doanh thu của các doanh nghiệp giảm sút và tỷ suất lợi nhuận trên
giá vốn giảm. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế hiện nay, một số nước quay sang xu
hướng bảo hộ, khiến sự cạnh tranh của Việt Nam và một số nhà sản xuất trên thế giới
ngày càng gay gắt.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bên cạnh
tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam hiện nay gặp khó khăn do thiếu nguyên liệu
trầm trọng thì người dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn chưa mạnh dạn
đầu tư nuôi lại thủy sản vì thiếu vốn và đầu ra không ổn định. Năm 2010, cả ba nhóm
mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam gặp trở lực rất lớn tại các thị trường quan
trọng như việc EU thực hiện quy định chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và
không quản lý IUU đối với hàng hải sản. Bên cạnh đó là sự cố tôm xuất khẩu sang
Nhật Bản bị kiểm tra 100% về nhiễm Trifluralin và các chiến dịch hạn chế nhập khẩu
cá tra ở Mỹ, EU, Trung Đông, Braxin,…
Mức đầu tư cho thủy sản thấp dẫn đến những bất cập và hạn chế cho phát triển
thủy sản. Cơ sở hạ tầng nghề cá gồm hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, hệ
thống cảng cá, chợ cá, chợ thủy sản đầu mối, khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền,...
đều chưa được đầu tư đúng mức, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng của
ngành và thu nhập, đời sống của ngư dân. Tình trạng đánh bắt xa bờ của ngư dân vẫn
còn quy mô nhỏ, lạc hậu. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật hạn chế, phát triển mô hình
công nghiệp còn ít. Ảnh hưởng biến đổi khí hậu đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất
liền đe dọa nghề nuôi trồng thủy sản.
Thị trường kinh tế biển Việt Nam đang chuyển biến mạnh mẽ, nhưng việc khai
thác sử dụng nguồn lợi biển, ven biển và đảo bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi các nhà quản
lý, hoạch định chính sách phải có hướng tiếp cận mới. Nhu cầu hình thành những thị
trường lớn đòi hỏi phải có những thương hiệu xứng tầm. Cộng đồng dân cư ven biển
còn nghèo, nhận thức về tài nguyên môi trường biển còn hạn chế, tình hình sử dụng
biển chưa hiệu quả, thiếu bền vững.

7


Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thuỷ sản giảm sút. Nguồn lợi ở vùng biển
gần bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức do tăng nhanh số lượng tàu thuyền đánh cá
nhỏ, hiệu suất khai thác giảm. Ngoài ra, nguồn giống hải sản tự nhiên cũng giảm sút
nghiêm trọng so với trước đây. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào tiến trình
quản lý còn rất thụ động, chưa làm rõ vấn đề sở hữu sử dụng đất ven biển, trên đảo và
mặt nước biển cho người dân.
Môi trường biển bị biến đổi theo chiều hướng xấu: chất thải không qua xử lý từ
các lưu vực sông và vùng ven biển đổ ra biển nhiều hơn, một số vùng ven bờ bị ô
nhiễm, hiện tượng thuỷ triều đỏ xuất hiện ngày càng nhiều với quy mô rộng. Các hệ
sinh thái biển quan trọng (rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển,…) bị suy thoái,
thu hẹp diện tích, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái tăng cao.
Ngoài ra, khi gia nhập WTO cũng là một thách thức cho thủy sản Việt Nam nói
riêng và các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Việt Nam tăng cường áp dụng các quy
định của WTO nhưng khả năng cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam còn yếu trong
khi trình độ quản lý, các yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi
ngày càng khắt khe. Do đó, thách thức trong xây dựng thủy sản Việt Nam là một vấn
đề khó khăn hiện nay. Bên cạnh đó, sự yếu kém trong khâu marketing và thiếu nguồn
nhân lực có trình độ cũng là một thách thức đối với ngành Thủy sản Việt Nam. Do
vậy, ngành thuỷ sản phải xây dựng và khai thác triệt để giá trị thương hiệu của
mình để Thủy sản Việt Nam ngày càng lớn mạnh, phát triển bền vững góp phần vào
tăng trưởng kinh tế – xã hội của đất nước.
2.2.3. Cơ hội phát triển cho thủy sản Việt Nam
Sau khi gia nhập WTO, thủy sản Việt Nam sẽ có cả thị trường thế giới khổng lồ
để đẩy mạnh xuất khẩu, mang lại cơ hội mở rộng thị trường, để hàng thủy sản Việt
Nam thâm nhập vào thế giới, có điều kiện thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài, tranh
thủ công nghệ sản xuất tiên tiến để đẩy mạnh công nghiệp hóa và tăng cường năng lực
của ngành kinh tế thủy sản vốn dĩ còn non yếu.

Việt Nam sẽ có được sự ưu đãi hơn về thuế quan, xuất xứ, hàng rào phi thuế
quan và những lợi ích về đối xử công bằng, bình đẳng khi xảy ra tranh chấp thương
mại, sẽ tạo điều kiện để hàng thủy sản Việt Nam có khả năng cạnh tranh và trong
trường hợp nếu phía nước ngoài không tuân thủ quy định chúng ta có thể kiện.
8


Quá trình toàn cầu hóa đã tác động tích cực và tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát
triển của ngành sản xuất thủy sản Việt Nam phát triển. Khi thủy sản bước vào sân chơi
mới này thì “thị trường và môi trường” luôn trở thành những vấn đề quan trọng và nổi
lên như một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả sản xuất và xuất khẩu – điều
mà ngành Thủy sản nước ta phải đối mặt thực tế trong thời gian qua.
Ngành thủy sản tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Lãnh đạo
Bộ NN & PTNT, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ và các địa phương. Hệ thống
chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý, phát triển nuôi trồng, khai thác và bảo vệ
nguồn lợi thủy sản tiếp được bổ sung, dần hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi hơn trong
triển khai các nhiệm vụ của ngành. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng cao ở trong và ngoài
nước, thúc đẩy nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển.
Công nghệ nuôi trồng, khai thác thủy sản tiên tiến của các nước trên thế giới du
nhập vào nước ta phần nào giảm thiểu được các nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy
thoái nguồn lợi, tạo ra điểm mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo cơ hội
mở mang ngành nghề ở các vùng nông thôn, vùng xa xôi hẻo lánh.
2.3. Thủy sản nước ngọt và thủy sản nước mặn/lợ
Căn cứ vào đặc tính của môi trường sống, ta có thể xác định được các loài thủy
sản được chia thành thủy sản nước ngọt (freshwater spices) và thủy sản nước mặn/lợ
(blackish and marine water spices).
 Thủy sản nước ngọt là những loài có hầu hết hay phần lớn đời sống là sống
trong môi trường nước ngọt như: cá tra, cá mè vinh, tôm càng xanh,… (có phần lớn
đời sống trong nước ngọt).
 Thủy sản nước mặn/lợ là những loài có chu kỳ sống hoàn toàn trong nước lợ

và/hoặc nước mặn (nước biển) như: tôm sú, tôm hùm, cá mú, cá thu, cá ngừ,…
Tuy nhiên, việc phân biệt thủy sản nước mặn/lợ chỉ mang tính chất tương đối vì
một số loài thủy sản có đặc tính sống rất đặc biệt. Những loài thủy sản này trong tự
nhiên có thể thích nghi với cả môi trường sống trong nước ngọt và nước lợ như cá rô
phi, cá nâu,…
2.4. Giới thiệu chung về cá biển và các sản phẩm cá biển
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa thuộc khu vực Đông Nam Á với
đường bờ biển dài trên 3260 km, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2.
9


Biển Việt Nam có khoảng trên 2000 loài cá, trong đó có khoảng 130 loài có giá trị
kinh tế cao. Sản lượng khai thác hằng năm khoảng 1,4 – 1,5 triệu tấn. Do đặc điểm của
vùng biển nhiêt đới nên cá biển của Việt Nam phần lớn là các loài kích thước nhỏ và
chu kỳ sinh sản ngắn. Sản lượng khai thác cá biển hằng năm hiện nay khoảng 1,2 – 1,3
triệu tấn. Vùng biển gần bờ là nơi tập trung nhiều loài cá biển có giá trị kinh tế, song
do áp lực khai thác lớn nên nguồn lợi cá biển ở khu vực này đã có dấu hiệu suy giảm.
Hiện nay, ngành thuỷ sản đang đẩy mạnh việc mở rộng phạm vi khai thác ra vùng
biển xa bờ với các đối tượng khai thác có kích thước và giá trị cao hơn. Đồng thời
nghề nuôi cá biển cũng đã và đang được phát triển. Hiện nay, một số cơ sở nuôi cá
biển đã hình thành các mô hình nuôi công nghiệp phục vụ xuất khẩu đối với một số
loài như cá song (cá mú), cá chẽm (cá vược), cá hồng, cá giò. Một số loài khác cũng
đang được tiến hành nuôi thử nghiệm như cá tráp, cá chim biển, cá bơn, cá chình. Cá
biển được khai thác bằng nhiều loại nghề như nghề lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề
câu, vó, mành, v.v…Cá biển được khai thác quanh năm, tập trung trong 2 vụ khai thác
chính là vụ cá Nam và vụ cá Bắc
 Vụ cá Nam : Từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm
 Vụ cá Bắc : Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Cá biển ở nước ta chủ yếu được nuôi theo hình thức quy mô công nghiệp dưới
dạng lồng, bè,… trên biển hoặc trong các vịnh, đầm quanh đảo và các vùng ven biển

trong cả nước.
Hằng năm, các mặt hàng cá biển của Việt nam được xuất khẩu sang hầu khắp các
thị trường thế giới, tập trung ở Nhật Bản và các nước Châu Á, Mỹ, Châu Âu, và các
nước Châu Đại Dương.
Cá biển được chế biến xuất khẩu dưới nhiều dạng sản phẩm khác nhau. Các sản
phẩm xuất khẩu thường được đông lạnh dưới hình thức đông block và đông IQF. Các
dạng sản phẩm có thể được phân thành các nhóm như sau:
 Tươi ướp đá/đông lạnh nguyên con
 Philê đông lạnh
 Hàng giá trị gia tăng
 Đóng hộp

10


2.5. Một số loại cá biển có giá trị xuất khẩu của Việt Nam
Doanh số xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đóng góp không nhỏ cho nền Kinh tế
Việt Nam. Trong tổng giá trị xuất khẩu Thủy sản, các sản phẩm từ biển đóng góp tỷ
trọng không nhỏ, đặt biệt là xuất khẩu các loại cá biển.
Các nhóm cá biển xuất khẩu chính như:
 Cá nổi lớn: cá ngừ, cá kiếm, cá cờ, cá thu, cá nục heo (cá dũa), …
 Cá nổi nhỏ: cá hè, cá nục, cá sòng, cá chỉ vàng, cá trích, cá bạc má,…
 Cá rạn: cá mú (cá song), cá chẽm, cá hồng,…
 Cá đáy: cá bơn, cá lưỡi trâu, cá hố, cá chim, cá lượng, cá sao, cá trác, cá đù
bạc, cá đục bạc, cá phèn, cá đối,…
 Cá thu: Cá thu có vùng phân bố rộng, tập trung ở khu vực Đông Nam Á của Thái
Bình Dương, bờ Đông và bờ Tây châu Phi, vùng biển Trung Đông, khu vực Tây Nam
Thái Bình Dương,...
Tại Việt Nam, cá Thu có thể tìm thấy ở tất cả các vùng biển từ phía Nam của
Biển Đông và vùng biển Tây thuộc Vịnh Thái Lan nhưng tập trung nhiều nhất là ở

vùng biển từ Quảng Bình đến Bà Rịa – Vũng Tàu, Phú Quốc. Cá Thu sống và phân bố
chủ yếu tại vùng biển khơi, nơi có độ sâu lớn.
Cá Thu có tỷ lệ nạc lớn, nhiều thịt, ít xương, cơ thịt chắc, thơm, có vị ngọt. Cá
Thu có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon nhưng trong cá Thu có chứa Histamin, do
bảo quản nguyên liệu không đúng cách, cơ thịt bị phân hủy dưới tác động của nhiệt độ
và enzyme.
Cá Thu thường được chế biến đông lạnh xuất khẩu dưới dạng G & G (Gutted and
Gilled), Slice, Chunk, Fillet,...
 Cá ngừ vây vàng: Cá Ngừ vây vàng còn gọi là cá Ngừ đại dương. Phân bố ở vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới Đại Tây Dương , Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đông
Phi,... Tại Việt Nam, cá Ngừ vây vàng phân bố chủ yếu phân bố ở vùng biển xa bờ
miền Trung và Đông Nam Bộ.
Thịt cá Ngừ có tỷ lệ nạc cao, ít xương, thịt săn có màu hồng đến đỏ. Cá Ngừ giàu
DHA và EPA là hai loại acid béo rất có ích cho sức khỏe con người.
Cá Ngừ vây vàng thường được chế biến xuất khẩu dưới các dạng như: cá Ngừ
tươi sống ướp đá nguyên con, cá Ngừ fillet loin đông lạnh ( Frozen Yellowfin Tuna
11


Loins), cá Ngừ cắt lát đông lạnh (Frozen Yellowfish Tuna Slice), cá Ngừ Fillet cắt
khối (Frozen Yellowfin Tuna Cubes). Cá Ngừ đại dương là mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, đứng thứ ba, sau cá tôm và cá tra.
 Ngoài ra, một loại cá biển khác tại Việt Nam cũng có giá trị xuất khẩu rất lớn như:
Cá Dũa, cá Bớp, cá Mú, cá Bơn, cá Kiếm,...
2.6. Tổng quan về một số hệ thống siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.6.1. Hệ thống siêu thị Maximark
Năm 1995, Công ty Cổ Phần Đầu tư An Phong xây dựng Maximark đầu tiên tại
số 3C, đường 3 Tháng 2, Quận 10. Siêu thị được khai trương ngày 05/01/1996 với diện
tích kinh doanh trên 5000 m2, có không gian thoáng mát, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn,
hàng hóa phong phú và đa dạng đã thu hút nhiều khách hàng và sự quan tâm của các

nhà sản xuất và phân phối.
Maximark trực thuộc Công ty Cổ Phần Đầu Tư An Phong, siêu thị được thành
lập với chức năng ban đầu là kinh doanh hàng tiêu dùng, thiết bị dụng cụ thể thao và
dịch vụ du lịch.Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển và nhận thức được nhu
cầu của người tiêu dùng cần có nơi mua sắm lịch sự, tiện lợi, thoải mái và hiện đại.
Công ty An Phong đã định hướng hoạt động của mình vào mô hình Siêu thị. Thương
hiệu Maximark ra đời, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của ngành kinh doanh Siêu
thị tại Thành Phố Hồ Chí Minh và Việt Nam.
Siêu thị Maximark luôn nêu cao khẩu hiệu “Khám phá sự hoàn hảo”. Với mong
muốn khách hàng khi đến siêu thị sẽ cảm nhận được sự hoàn hảo từ các mặt hàng đến
phong cách phục vụ kết hợp với nhiều chương trình giảm giá đặt biệt dành cho khách
hàng nhân dịp lễ, Tết cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn khác cho khách
hàng mua sắm nhiều tại các siêu thị.
Đến năm 1998, Siêu thị Maximark Nha Trang được xây dựng tại Thành phố
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tọa lạc tại số 66, đường Quang Trung với diện tích
khoảng 2000 m2 gồm khu siêu thị tự chọn, các quầy tổng hợp hàng hóa khá đa dạng
đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân thành phố biển và khách tham quan, du lịch.
Năm 2001, Công ty Cổ Phần Đầu Tư An Phong xây dựng Maximark Cộng Hòa
trên khu đất gần 20.000 m2. Sau một năm xây dựng, Siêu thị Maximark Cộng Hòa đã

12


chính thức đi vào hoạt động với một loạt hình thức mua sắm, vui chơi, giải trí, nhà
hàng, cà phê, giải khát rộng rãi và thoáng mát.
Trải qua thời gian dài hoạt động, Siêu thị Maximark đã hình thành và phát triển
lớn mạnh trở thành một trong các hệ thống siêu thị lớn tại Việt Nam. Một loạt hệ thống
các Siêu thị Maximark trực thuộc Tổng công ty An Phong đã ra đời tại các tỉnh và
thành phố như: Maximark Cần Thơ, Maximark Cam Ranh,… không những đã khẳng
định được thương hiệu Maximark mà còn đáp ứng được nhu cầu mua sắm, vui chơi,

giải trí của người tiêu dùng.
2.6.2. Hệ thống siêu thị Co.opmart
Được thành lập từ các HTX tiêu thụ bán lẻ, Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố
Hồ Chí Minh – Saigon Co.op có hai chức năng chính là trực tiếp kinh doanh và tổ
chức vận động theo phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo
nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu
trách nhiệm.
11.833

12
10
7.672

8
5.983
6
4

4.689
2.666

2
0

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008


Năm 2009

Năm 2010

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh số Co.opMart năm 2006 – 2010 (ĐVT: Tỷ đồng).
Các siêu thị Co.opMart lần lượt ra đời đánh dấu một giai đoạn phát triển quan
trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu Co.opMart. Tính đến 31/12/2010,
hệ thống Siêu thị Co.opMart có 50 siêu thị, bao gồm 21 Co.opmart ở Thành phố Hồ
Chí Minh và 29 Co.opMart tại các tỉnh như: Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Dương,
Vũng Tàu, Đà Nẵng, Sóc Trăng, Cần Thơ,…
Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân thiện, gần gũi với khách
hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng thêm. Với phương

13


×