Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CHƯƠNG 1, 3 SGK CÔNG NGHỆ 10 GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CHƯƠNG 1, 3 SGK CÔNG NGHỆ 10
GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TẾ

GVHD: TS.GVC.Nguyễn Thanh Thủy
Họ và Tên Sinh Viên: Phan Quốc Việt
Ngành : Sư Phạm Kỹ Thuật Nông Ngiệp
Niên Khóa: 2007 – 2011

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 08/2011


THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG
CHƯƠNG 1, 3 SGK CÔNG NGHỆ 10 GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG
KIẾN THỨC ĐÃ HỌC VÀO THỰC TẾ
KHÓA LUẬN ĐƯỢC ĐỆ TRÌNH ĐỂ CẤP BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TS.NGUYỄN THANH THỦY

ii


LỜI CẢM ƠN:

Em xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM và Bộ


Môn sƣ phạm kỹ thuật đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS.NGUYỄN THANH THỦY đã hết
sức tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong thời gian hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.

NGƢỜI NGHIÊN CỨU:
…………………………
PHAN QUỐC VIỆT

iii


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG CHƯƠNG 1, 3
SGK CÔNG NGHỆ 10 GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THƯC ĐÃ
HỌC VÀO THỰC TẾ.
Đề tài đƣợc thực hiện trong thời gian từ 09/2010.đến 06/2011với kết quả đạt
đƣợc là ngƣời nghiên cứu đã thiết kế đƣợc 4 bài giảng trong các chƣơng 1,3 SGK Công
Nghệ 10 nhằm giúp học sinh vận dung kiến thức đã học vào thục tế, 4 bài giảng đƣợc
thiết kế đó là:
+ Bài 14 Trồng cây trong dung dịch.
+ Bài 18 Pha chế dung dịch Booc Đô phòng, trừ nấm hại.
+ Bài 45 Chế biến xi rô từ quả.
+ Bài 47 Làm sữa chua bằng phƣơng pháp đơn giản.
Các bài thiết kế trên đƣợc chọn vì các bài giảng trên nhằm tạo ra các hoạt động
thực tiễn nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế.

iv



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BM

Bộ Môn

CNXH

Chủ Nghĩa Xã Hội

ĐH

Đại Học

GV

Giáo Viên

HS

Học Sinh

SPKT

Sƣ Phạm Kỹ Thuật

PP

Phƣơng Pháp


v


MỤC LỤC:
Lời cảm ơn ...................................................................................................................... ii
Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................................... iii
Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................................v
Danh sách các bảng và hình ảnh.................................................................................... ix
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................01
1.1 Lý do chọn đề tài .....................................................................................................01
1.2 Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................02
1.3 Đố tƣợng và khách thể nghiên cứu ..........................................................................02
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................02
1.3.2 Khách thể nghiên cứu ........................................................................................02
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................02
1.5 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................02
1.6 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................03
1.7 Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................................03
1.8 Kế hoạc nghiên cứu .................................................................................................05
1.9 Cấu trúc luận văn .....................................................................................................06
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................07
2.1 Những vấn đề chung về phƣơng pháp dạy học .......................................................07
2.1.1 Khái niệm về phƣơng pháp dạy hoc .....................................................................07
2.1.2 Vai trò của phƣơng pháp dạy học .........................................................................07
2.2 Phƣơng pháp dạy học tích cực.................................................................................08
2.2.1 Khái niệm phƣơng pháp dạy học tích cực ............................................................08
2.2.2 Các định hƣớng dạy học tích cực .........................................................................08
2.2.2.1 Định hƣớng 1 .....................................................................................................08
2.2.2.2 Định hƣớng 2 .....................................................................................................09
2.2.2.3 Định hƣớng 3 .....................................................................................................09

vi


2.2.2.4 Định hƣớng 4 .....................................................................................................10
2.2.2.5 Định hƣớng 5 .....................................................................................................11
2.2.3 Một phƣơng pháp dạy học tích cực ......................................................................12
2.2.3.1 Phƣơng pháp vấn đáp ........................................................................................12
2.2.3.2 Phƣơng pháp thảo luận ......................................................................................13
2.2.3.3 Phƣơng pháp thực hành .....................................................................................15
2.3 Dạy học tiến tới dạy học chất lƣợng ........................................................................15
2.4 Phƣơng pháp thiết kế giáo án ..................................................................................16
2.4.1 Tầm quan trọng của giáo án đối với giáo viên .....................................................16
2.4.2 cách thiết kế giáo án .............................................................................................17
2.5 Vai trò của môn Công Nghệ 10 ...............................................................................18
2.6 Mục tiêu của môn Công Nghệ 10 ............................................................................18
2.6.1 Mục tiêu về kiế thức .............................................................................................18
2.6.2 Mục tiêu về kỹ năng .............................................................................................19
2.6.3 Mục tiêu về thái độ ...............................................................................................19
2.7 Nhiệm vụ của môn Công Nghệ 10 ..........................................................................19
2.7.1 Nhiệm vụ giáo dục kỹ thuật tổng hợp và lao động ...............................................19
2.7.2 Nhiệm vụ giáo dục trí dục ....................................................................................20
2.7.3 Nhiệm vụ phát triển năng lực của học sinh ..........................................................20
2.7.4 Nhiệm vụ giáo dục chính trị, tƣ tƣởng cách mạng ...............................................20
2.8 Cấu trúc chƣơng trình sách Công Nghệ 10 .............................................................21
2.9 Lƣợc khảo một số nghiên cứu trƣớc đây .................................................................22
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................24
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................................24
3.2 Phƣơng pháp phân tích định tính .............................................................................24
3.3 Phƣơng pháp thực nghiệm .......................................................................................24


vii


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ ...............................................................................................26
4.1 Kết quả phân tích thiết kế bài giảng bài 14 .............................................................26
4.2 Kết quả phân tích thiết kế bài giảng bài 18 .............................................................28
4.3 Kết quả phân tích thiết kế bài giảng bài 45 .............................................................31
4.4 Kết quả phân tích thiết kế bài giảng bài 48 .............................................................36
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................40
5.2.1 Đối với giáo viên dạy môn Công Nghệ 10 ...........................................................40
5.2.2 Đối với các trƣờng Trung học phổ thông .............................................................40
5.2.3 Đối với Bộ môn sƣ phạm kỹ thuật........................................................................41
5.2.4 Các hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...........................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................44
PHỤ LỤC .......................................................................................................................46
1. Giáo án bài 14 .............................................................................................................46
2. Giáo án bài 18 .............................................................................................................54
3. Giáo án bài 45 .............................................................................................................59
4. Giáo án bài 47 .............................................................................................................66

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
Bảng 1: Các thành phần cơ bản thiết kế giáo án ................................................. Trang 12
Hình 1: Giáo viên giới thiệu về xi rô ................................................................... Trang 32
Hình 2: Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu ................................................. Trang 32
Hình 3 Học sinh lựa chọn quy trình ................................................................... Trang 33

Hình 4: Học sinh giải thích quy trình .................................................................. Trang 33
Hình 5: Giáo viên giói thiệu nguyên liệu làm xi rô ............................................. Trang 34
Hình 6: Giáo viên thực hành làm xi rô ................................................................ Trang 34
Hình 7: Giáo viên cho học sinh quan sát lọ xi rô ................................................ Trang 34
Hình 8: Học sinh quan sát giáo viên thực hành ................................................... Trang 34
Hình 9: Đoạn video dạy kỹ thuật làm xi rô ......................................................... Trang 35
Hình 10: Học sinh xem đoạn video kỹ thuật ....................................................... Trang 35

ix


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài.
Trong khoảng từ những năm 80 của thế kỷ qua đến nay cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã có những bước thay đổi vượt bậc tạo ra
những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Từ đó cũng
dẫn đến sự thay đổi to lớn trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, giáo dục….
Xét về mặt giáo dục thì sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục ở bậc
THPT nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng phát triển. Chương trình
giáo dục ở nhà trường phổ thông mang tính cơ bản, toàn diện, hình thành có tính
hướng nghiệp gắn liền với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học
sinh, đáp úng ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi bậc học. ( Luật Giáo Dục, 1998, tr18).
Từ xưa đến nay, việt Nam ta với truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời,
khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông. Hiện nay nước ta đang phát triển nền
nông nghiệp theo hướng bền vững, và thực sự đang rất cần một đội ngũ cán bộ
chuyên gia về nông nghiệp có đầy đủ kinh nghiệm và kiến thức giúp nông dân cải

thiện và nâng cao được thu nhập, góp phần phát triển, đưa đất nước ngày càng đi
lên.
Vì thế môn Công Nghệ 10 giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ bản gắn liền, xoay quanh với cuộc sống nông nghiệp,
giúp cho các em lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Để làm được điều
đó chúng ta phải có một nền giáo dục toàn diện, tránh trường hợp các em sai lệch
trong cách học của mình vì các em chỉ chú trọng vào những môn cần thiết mà quên
đi các môn khác.
Đa số trong nhận thức học sinh môn Công Nghệ 10 chỉ là những cái cây,
mẫu đất… vô vị và nhạt nhẽo. Thực ra thì kỹ thuật nông nghiệp rất gần với cuộc
sống xung quanh ta từ các loại rau quả chúng ta ăn hàng ngày cho đến những loại
cây có giá trị kinh tế cao như cà phê, hồ tiêu…Dó đó chúng ta phải làm sao cho
môn Công Nghệ 10 trở thành môn yêu thích trong trường phổ thông. Vấn để chủ
yếu là ta phải làm sao đưa được những kiến thức trong sách giáo khoa vào thực tiễn
cuộc sống của các em.
1


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

Vì vậy chỉ có cách vận dụng nhưng kiến thức lý thuyết và thực hành mới đưa
học sinh dễ dàng tiếp cận với thực tế để từ đó học sinh hiểu rõ hơn vai trò và tầm
quan trọng của những kiến thức mà mình đã học.
Do đó, là người giáo viên dạy học môn Công Nghệ phải biết thiết kế những
bài giảng sao cho phù hợp để các em dễ dàng vận dụng những kiến thức đó vào
thực tế cuộc sống của mình.
Từ vấn đề này, người nghiên cứu đã tiến hành đề tài “ Thiết kế một số bài
giảng chương 1, 3 SGK công nghệ 10 giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào

thực tế ”.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
 Phục vụ cho giáo viên, học sinh trong việc dạy và học môn Công Nghệ 10
 Giúp học sinh biết vận dụng những kiến thức của bài giảng vào thực tiễn
cuộc sống.
 Nâng cao chất lượng giáo dục và khả năng tư duy của học sinh.
1.3 Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp thiết kế một số bài giảng chương 1, 3 sách giáo khoa môn
Công Nghệ 10 nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
 Chương trình dạy học môn Công Nghệ 10.
 Học sinh trường THPT.
1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
 Nhiệm vụ 2: Thiết kế một số bài giảng chương 1, 3 sách giáo khoa môn
Công Nghệ 10 nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc
sống.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế một số bài giảng chương 1, 3 SGK môn Công Nghệ 10 nhằm giúp
học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

2


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt


Qua nghiên cứu một số bài giảng chương 1, 3 SGK Công Nghệ 10, một số
bài giảng sau đây được để thiết kế nhằm giúp học sinh biết ứng dụng kiết thức bài
giảng vào trong thực tế cuộc sống:
– Bài 14: Trồng cây trông dung dịch.
– Bài 18: Pha chế dung dịch Booc Đô phòng, trừ nấm hại.
– Bài 45: Chế biến xi rô từ quả.
– Bài 47: Làm sữa chua bằng phương pháp đơn giản.
Các bài này được chon thiết kế vì các bài giảng trên khi thiết kế và đưa vào
giảng dạy sẽ tạo ra những hoạt động thực tiễn nhằm giúp học sinh ứng dụng những
kiến thức đã học vào thực tế.
1.6 Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi 1: Mục tiêu của việc thiết kế những bài giảng trên là gì?
 Câu hỏi 2: Bài giảng được thiết kế có cung cấp đủ những kiến thức cần
thiết cho học sinh không?
 Câu hỏi 3: Học sinh có vận dụng được những kiến thức trong bài giảng
vào thực tế cuộc sống hay không?
1. 7 Phƣơng pháp nghiên cứu
1.7.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này còn gọi là phương pháp nghiên cứu lý luận: “Đây là
phương pháp thu thập những thông tin khoa học qua sách và tài liệu liên quan đến
vấn đề nghiên cứu.” (Phạm Thị Hồng Thắm, 2009).
Nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong đề tài qua việc thu thập và
nghiên cứu sách báo, tạp chí, luận văn…, về các vấn đề có liên quan đến hoạt động
thiết kế bài giảng môn Công Nghệ 10. Các tư liệu này được nghiên cứu, phân tích,
tổng hợp một cách logic để làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu liên quan đến việc thiết kế bài giảng cho
môn Công Nghệ 10 giúp cho việc nghiên cứu đề tài một cách chính xác và thiết
thực hơn.

3



GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

1.7.2 Phƣơng pháp phân tích định tính
Phương pháp phân tích định tính chủ yếu phản ánh tính chất, các xu thế đặc
trưng, các thuộc tính của hiện tượng và quá trình nghiên cứu. (Trần Đức Khánh,
2002).
Phương pháp phân tích định tính gồm: Sàn lọc tài liệu, nhằm xác định số liệu
chính xác và khái quát tài liệu, giúp tìm hiểu bản chất của các sự kiện, nhận thức
sâu sắc về hiện tượng khách quan.
Trong đề tài phương pháp phân tích định tính được sử dụng để nhìn nhận
những đánh giá để phân tích bài giảng thiết kế trong đề tài nghiên cứu.
1.7.3 Phƣơng pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm thực hiện các hoạt động nhằm đưa các yếu tố thực
nghiệm tác động vào đối tượng trong môi trường hàng ngày của họ. (Nguyễn Thanh
Thủy, 2008)
Phương pháp này được người nghiên cứu áp dụng như sau: Người nghiên
cứu tiến hành dạy thử nghiệm các bài giảng đã thiết kế tại trường THPT Võ Thị
Sáu, Q. Bình Thạnh, TP.HCM.

4


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt


1.8 Kế hoạch nghiên cứu
STT

THỜI GIAN

HOẠT ĐỘNG

NGƢỜI THỰC

ĐỊA ĐIỂM

HIỆN
1

9/2010

Đăng kí đề tài

Người nghiên cứu

CHÚ
BM sư phạm
kỹ thuật

2

3

4


10/2010

Viết đề cương

Người nghiên cứu

Trường

Đến

Nông

11/2010

TP.HCM
Người nghiên cứu

Lâm
ĐH

Đến

Nông

Lâm

11/2010

TP.HCM


12/2010

Nghiên cứu lý luận

ĐH

trường

10/2010

Thiết kế bài giảng

Người nghiên cứu

Trường
Nông

ĐH
Lâm

TP.HCM
5

6

12/2010

Viết luận văn

Người nghiên cứu


Nông

04/2111

TP.HCM
Dạy thử nghiệm

Người Nghiên cứu

Đến 02/2011
7

Trường

Đến

01/2010

08/2011

ĐH
Lâm

THPT
Võ Thị Sáu

Báo cáo luận văn

Người Nghiên cứu


Trường
Nông
TP.HCM

5

GHI

ĐH
Lâm


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

1.9 Cấu trúc của bài luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 5 chương

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
CHƢƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƢƠNG III: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ
CHƢƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy


SVTH: Phan Quốc Việt

CHƢƠNG II:CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Những vấn đề chung về phƣơng pháp dạy học
2.1.1 Khái niệm về phƣơng pháp dạy học
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về phương pháp dạy học.
Theo Nguyễn Thị Tuyết Oanh (2006) ”Phương pháp dạy học là sự kết hợp
hữu cơ, biện chứng giữa phương pháp dạy học của giáo viên và phương pháp học
của học sinh, phương pháp dạy đóng vai trò chủ đạo, phương pháp học có tính chất
tương đối, chịu sự chi phối của phương pháp dạy, song nó cũng ảnh hưởng trở lại
phương pháp dạy”.
Theo Bách Khoa toàn thư của Liên Xô (1965) “ Phương pháp dạy học là
cách thức làm việc của giáo viên và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm cững những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan, phát triển năng lực nhận thức”.
Theo Phan Trọng Ngọ (2005) “ Phương pháp dạy học là những con đường,
cách thức tiến hành hoạt động dạy học”.
Như vậy hoạt động dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của
giáo viên nhằm thực hiện tối ưu các nhiệm vụ dạy và học.
2.1.2 Vai trò của phƣơng pháp dạy học
Theo Nguyễn thị Bích Hạnh (1996) và Phan Hồng Vinh – Từ Văn Đức
(2006) Phương pháp dạy học có vai trò trong quá trình dạy học như sau:
– Phương pháp dạy học góp phần thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ dạy học.
– Giúp học sinh tiếp thu tri thức, tư duy, sáng tạo và đặc biệt và khả năng tự
học.
– Giáo giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục.
– Phương pháp dạy học là sự kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp dạy và
phương pháp học.


7


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

2.2 Phƣơng pháp dạy học tích cực
2.2.1 Khái niệm phƣơng pháp dạy học tích cực
“ Như đã biết, mỗi một phương pháp giảng dạy dù cổ điển hay hiện đại đều
nhấn mạnh lên một khía cạnh nào đó của cơ chế dạy-học hoặc nhấn mạnh lên mặt
nào đó thuộc về vai trò của người thầy. Cho dù các phương pháp thể hiện hiệu quả
như thế nào thì nó vẫn tồn tại một vài khía cạnh mà người học và người dạy chưa
khai thác hết. Chính vì thế mà không có một phương pháp giảng dạy nào được cho
là lý tưởng. Mỗi một phương pháp đều có ưu điểm của nó do vậy người thầy nên
xây dựng cho mình một phương pháp riêng phù hợp với mục tiêu, bản chất của vấn
đề cần trao đổi, phù hợp với thành phần nhóm lớp học, các nguồn lực, công cụ dạyhọc sẵn có và cuối cùng là phù hợp với sở thích của mình.
Phương pháp giảng dạy được gọi là tích cực nếu hội tụ được các yếu tố sau:
– Thể hiện rõ vai trò của nguồn thông tin và các nguồn lực sẵn có.
– Thể hiện rõ được động cơ học tập của người học khi bắt đầu môn học.
– Thể hiện rõ được bản chất và mức độ kiến thức cần huy động.
– Thể hiện rõ được vai trò của người học, người dạy, vai trò của các mối
tương tác trong quá trình học.
– Thể hiện được kết quả mong đợi của người học” ( Lê Văn Hảo, 2009).
2.2.2 Cách định hƣớng trong quá trình dạy học tích cực
2.2.2.1 Định hƣớng 1
“ Tạo bầu không khí học tập tích cực” (Lê Phước Lộc, 2002) nghĩa là trong
một giờ học là cả một quá trình diễn ra nhiều hoạt động dạy và học, các thao tác tư
duy căng thẳng. Vì vậy cần tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện với nội dung
học tập bổ ích, khả thi…Khi đó học sinh sẽ có một tâm trạng sẵn sàng học tập, hợp

tác trong suốt quá trình dạy học. Bầu không khí học tập gồm có:
– Bầu không khí vật lý: Nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh, mùi vị trong lớp học.
– Bầu không khí tâm lý: Quan hệ thầy trò, sự chú ý cũng như sự tự giác học
tập của học sinh.
Bên cạnh đó để nhận thức tích cực về việc học của mình, cũng như tạo bầu
không khí thoải mái sao cho các em thấy mình đang ở trong một không gian mà mọi

8


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

người cùng có cái đích chung là chuẩn bị tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ, thú vị, có
tác dụng cho bản thân. Khi đó vai trò của người thầy hết sức quan trọng như: Thầy
bước vào lớp với vẻ mặt vui vẻ, thân thiện, giọng nói ấm áp, bắt đầu bài giảng một
cách tự nhiên …sẽ quyết định một giờ giảng có triển vọng thu được kết quả tốt.
2.2.2.2 Định hƣớng 2
“ Tổ chức tiếp thu kiến thức và kết nối các kiến thức đã học” (Lê Phước Lộc,
2002).
Có hai loại kiến thức:
Kiến thức thông báo: “ Kiến thức thông báo bao gồm những thông tin
mà học sinh cần biết và hiểu” ” (Lê Phước Lộc, 2002).
Để tiếp thu tốt kiến thức thông báo việc đầu tiên phải làm là cho học sinh
hiểu “ Nó là gì?”, nghĩa là học sinh phải hiều được thông tin mà chúng đang học
nhằm giúp học sinh làm việc tích cực trong trí não. Có nhiều cách tổ chức tiếp thu
kiến thức thông báo là:
– Bằng kinh nghiệm thầy sẽ kể chuyện cung cấp thông tin, trao đổi, hiểu.
– Bằng kinh nghiệm sống của học sinh, trao đổi thầy trò để rõ nghĩa.

– Bằng những sự kiện thực tế, trao đổi từng nhóm, muốn gì?, học gì?
– Bằng một bài đọc thêm ( có thể phát cho mỗi nhóm một bài), trao đổi…
Kiến thức quy trình hay còn gọi là kiến thức kĩ năng: “ Kiến thức kỹ
năng sẽ trả lời câu hỏi “làm cái đó như thế nào?”. Kiến thức này giúp học sinh hành
động (Trí tuệ hoặc chân tay) thực hiện một nội dung có liên quan đến một chuyên
môn một cách khoa học, hình thành kĩ năng làm việc” (Lê Phước Lộc, 2002).
Để tổ chức tiếp thu tốt kiến thức quy trình có ba cách tổ chức cho việc tiếp
thu như sau:
– Xây dựng và giảng giải quy trình hoặc các bước thao tác.
– Luyện tập để định hình.
– Nhập tâm.
2.2.2.3 Định hƣớng 3
“Phát triển tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức” (Lê Phước
Lộc, 2002).

9


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

Khái niệm mở rộng và tinh lọc kiến thức được hiểu như sau: Kiến thức vừa
mới học được sẽ được vận dụng vào các trường hợp riêng có liên quan, vào thực tế,
vào các nghành khoa học khác…Để khi cần các em có thể phân tích thông tin có
liên quan để tìm mối quan hệ mới, khám phá hoàn chỉnh một khái niệm mới xuất
hiện. việc mở rộng và tinh lọc kiến thức là quá trình làm cho người học biến tri thức
giáo khoa thành tri thức của mình. (Lê Phước Lộc, 2002).
Để phát huy tư duy thông qua việc mở rộng và tinh lọc kiến thức thì người
học phải được vận dụng nhiều, thông qua đó có thể sử dụng và phát triển tổng hợp

các quá trình tư duy và suy luận như: Phân tích và tổng hợp; Trừu tượng hóa và
khái quát hóa; so sánh; phân loại; suy lí diễn dịch; suy lí quy nạp…
2.2.2.4 Định hƣớng 4
“ Phát triển tư duy bằng việc vận dụng kiến thức có ý nghĩa” (Lê Phước Lộc,
2002).
Nghĩa là giáo viên phải làm sao để học sinh luôn luôn bận rộn với công việc
học của mình, luôn phải suy nghĩ, phải có vấn đề để lập luận. các công việc thể hiện
quá trình sử dụng kiến thức có ý nghĩa trong định hướng này là:
Biết quyết định công việc cho mình : Đây là quá trình phát triển và sử
dụng các kiến thức đã học để lựa chọ cho mình một công việc hoặc phương pháp
phù hợp với mong muốn. các bước để cho một quyết định là:
– Xác định mục tiêu và đối tượng lựa chọn.
– Các tiêu chuẩn quan trọng để có quyết định chọn.
– Phân điểm cho mỗi tiêu chuẩn.
– Cộng điểm toàn phần để quyết định chọn.
Kiểm tra bằng thí nghiệm: là quá trình phát triển và kiểm tra bằng thí
nghiệm cho những gì mình đã quan sát hoặc để giải thích cho một phán đoán. Bên
cạnh việc tổ chức thí nghiệm, dù chỉ là tổ chức thí nghiệm đơn giản cũng chứng tỏ
một loại kiến thức quy trình đã được sử dụng có ý nghĩa đối với học sinh.
Giải quyết vấn đề: Là quá trình mà học sinh phải vượt qua những trở
ngại về tư duy trên con đường của mình để đạt được mục đích đã lựa chọn. Có hai

10


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

vấn thường thấy là: Vấn đề học tập và vấn đề trong cuộc sống, thực tế. Để giải

quyết vấn đề ta thực hiện các bước sau đây:
– Làm rõ mục đích mà mình phải đạt được.
– Xác định những trở ngại phải vượt qua.
– Xác định nhứng con đường trở ngại khả dĩ để vượt qua những trở ngại đã
xác định.
– Thử chọn và kiểm tra con đường tỏ ra tốt nhất.
– Đánh giá công việc.
Nghiên cứu: “ Nghiên cứu cũng là công việc thể hiện quá trình sử dụng kiến
thức có ý nghĩa, đối với học sinh nghiên cứu bằng việc giải quyết những vấn đề đơn
giản nhằm làm cho các em vận dụng những tri thức có ý nghĩa. Có hai loại nghiên
cứu để vận dụng tri thức là: nghiên cứu để đưa ra một định nghĩa riêng của mình
cho một khái niệm và nghiên cứu mang tính chất lịc sử.” (Lê Phước Lộc, 2002).
Ngoài ra, sáng tạo và phân tích hệ thống cũng là một quá trình sử dụng kiến
thức có ý nghĩa nhằm phát triển tư duy.
2.2.2.5 Định hƣớng 5
“ Thói quen tư duy” (Lê Phước Lộc, 2002).
“ Thói quen tư duy là sản phẩm của quá trình dạy học. phát triển tư duy sẽ
làm cho học sinh có khả năng học tốt hơn nội dung tri thức khoa học trong sách
giáo khoa, đồng thời thói quen tư duy sẽ hỗ trợ tốt cho học sinh trong tương lai. Vì
cái đi theo theo cuộc đời của mỗi người làm công tác khoa học chính là phương
pháp làm việc bằng trí tuệ, bằng thói quen tư duy của mình. Có ba phẩm chất của
thói quen tư duy đó là
 Tư duy phê phán:
– phân biệt được đúng hay sai trong công việc cũng như sau khi nhận thông
tin.
– phân biệt thông tin nhận được là đã rõ hay chưa.
– phải thoáng trong tư duy nhưng không bốc đồng.
– Nhạy bén trước sự phản hồi thông tin từ phía đối tác.

11



GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

– Khi đã nhận ra thông tin sai hay chưa rõ thì phải tìm cách thiết lập thông
tin ấy ngay từ đầu.
 Tư duy điều chỉnh:
– Biết kiểm soát được suy nghĩ của mình.
– Biết sử dụng các thủ thuật tư duy.
– Biết vạch kế hoạch làm việc.
– Biết tự đánh giá kết quả công việc để điều chỉnh cho hành động của mình.
 Tư duy sáng tạo:
– Có thể làm việc kiên trì.
– Có thể mở rộng giới hạn của kiến thức và kỹ năng.
– Có thể xác định chuẩn cho kiến thức công việc và kiên định với nó khi
đánh giá.
– Cấu trúc giả thuyết trước một tình huống và biết giải quyết tình huống đó.
2.2.3 Một số phƣơng pháp dạy học tích cực
2.2.3.1 Phƣơng pháp vấn đáp
a) Định nghĩa
Theo Phan Hồng Vinh và Từ Đức Văn (2007), “Phương pháp vấn đáp là
phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức, thực hiện quá trình hỏi và đáp
giữa giáo viên và học sinh nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận
cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm thực tiễn.
Yếu tố sử dụng phương pháp này là hệ thống các câu hỏi như sau:
– Theo nhiệm vụ dạy học có: câu hỏi tái hiện; câu hỏi gợi mở; câu hỏi củng
cố kiến thức; câu hỏi ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
– Theo mức khái quát của các vấn đề có: câu hỏi khái quát; câu hỏi theo

chủ đề bài học; câu hỏi theo nội dung bài học.
– Theo mức độ tham gia của họat động nhận thức của người học có: câu hỏi
tái tạo và câu hỏi sáng tạo.”
b) Ƣu và nhƣợc điểm phƣơng pháp vấn đáp
 Ƣu điểm
– Là cách thức tốt để kích thích tư duy độc lập của người dạy, dạy người

12


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

học cách suy nghĩ đúng đắn.
– Giúp người học hiểu nội dung học tập hơn là học vẹt, thuộc lòng.
– Khuyến khích, lôi cuốn người học vào mội trường học tập, tạo không khí
sôi nổi trong lớp. Kích thích và tạo động cơ học tập mạnh mẽ cho người học, đặc
biệt trong những trường hợp người học có câu trả lời đúng và được giáo viên, bạn
bè thừa nhận, khen ngợi.
– Cho phép giáo viên và học viên thu nhận được nhiều thông tin phản hồi từ
phía người học. Qua đó có thể đánh giá được mức độ hiểu bài, mức độ tiến bộ của
người học, phán đoán những khó khăn, vướng mắc của họ. Kịp thời phát hiện
những ý tưởng sai của người học và kịp thời uốn nắn.
– Tạo điều kiện cho người học hình thành kĩ năng nói, diễn đạt ý tưởng của
mình. Tạo cơ hội cho các học viên tự học hỏi lẫn nhau.
 Nhƣợc điểm
– Khó sọan thảo và sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở và dẫn dắt người học
để đi đến kết quả cuối cùng theo một chủ đề nhất định. Vì vậy đòi hỏi phải có sự
chuẩn bị rất công phu, nếu không, kiến thức mà người học thu nhận được sẽ thiếu

tính hệ thống, tản mạng, vụn vặt.
– Tốn nhiều thời gian.
– Trong quá trình trao đổi thông qua vấn đáp, giáo viên rất khó kiểm sóat, vì
có nhiều tình huống ngẫu nhiên xảy ra. Do đó, do lệch hướng so với chủ đề ban
đầu.
– Đối với giáo viên ít có kinh nghiệm, khi sử dụng phương pháp này sẽ đễ
biến thành cuộc tranh luận tay đôi giữa giáo viên và một vài học sinh, còn đa số
học sinh còn lại là người đứng ngòai cuộc hoặc làm việc riêng.
2.2.3.2 Phƣơng pháp thảo luận
a) Định nghĩa.
Thảo luận trên lớp là phương pháp dạy học trong đó người dạy tổ chức và
điều khiển các thành viên trong lớp học tập và trao đổi ý kiến và tư tưởng của mình
về nội dung học tập, qua đó đạt được mục tiêu dạy học.
– Mục đích của phương pháp:

13


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

+ Tạo cơ hội cho học sinh được lập luận để bảo vệ ý kiến của mình.
+ Tạo cơ hội cho học sinh được lắng nghe ý kiến của bạn và điều chỉnh quan
điểm của mình.
+ Từ nhiều ý kiến, kinh nghiệm khác nhau của nhóm sẽ rút ra quyết định
chung của nhóm hay của tập thể.
b) Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thảo luận
 Ƣu điểm.
– Đòi hỏi học sinh tích cực động não, tạo cơ hội cho mọi học sinh được

tham gia trực tiếp vào quá trình dạy học và được thể hiện quan điểm của mình.
– Giúp giáo viên có nhiều cơ hội hiểu biết và đánh giá kiến thức, kinh
nghiệm và tư duy của học sinh. Đồng thời giúp học sinh hiểu và tự đánh giá bản
thân và các học sinh khác trong lớp.
– Tạo cho học sinh cơ hội nâng cao nhận thức và kỹ năng phát biểu vấn đề,
kỹ năng sử dụng các kiến thức đã có của mình và từ các nguồn khác.
– Tạo thái độ bình đẳng, hiểu biết và thân thiện giữa học sinh và giữa học
sinh với giáo viên.
 Nhƣợc điểm
– Phương pháp thảo luận nhóm sử dụng không hiệu quả trong các trường
hợp sau:
+ Giáo viên thiếu hiểu biết và kỹ năng lắng nghe, kỹ năng điều khiển và
kiểm soát lớp học kém.
+ Lớp học có nhiều người có thói quen tiếp thu thụ động, ngại tham gia phát
biểu;hoặc ngược lại trong lớp có một số ít học sinh hăng hái phát biểu quá mức.
– Số người thảo luận nhóm phải có giới hạn.
– Hạn chế chủ đề một số nội dung.
– Các nhóm thảo luận và các thành viên trong nhóm do bị chệch hướng với
chủ đề.ban đầu, các phát biểu thiếu tập trung.
– Tốn nhiều thời gian chuẩn bị, tiến hành, đúc kết. (Phan Hồng Vinh và Từ
Văn Đức, 2007)

14


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

2.2.3.3 Phƣơng pháp thực hành

a) Định nghĩa
Theo Phan Hồng Vinh và Từ Đức Văn (2007) thì “phương pháp thực hành
là phương pháp giảng dạy dựa vào sự quan sát giáo viên làm mẫu và sau đó học
sinh thực hành; dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng lời nói, câu hỏi hay bài tập
thực hành, nhằm giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng thực hành và rút ra kết luận
khoa học”.
b) Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp thực hành
 Ƣu điểm
– Giúp học sinh hình thành và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, giáo
dục các phẩm chất của nhà khoa học tương lai như tính chính xác, cẩn thận, trung
thực và có ý thức tổ chức kỉ luật trong công việc.
 Nhƣợc điểm
– Cần phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên vật liệu trước khi thực hành.
– Thao tác thực hành của giáo viên phải chính xác.
– Học sinh cần nắm vững lý thuyết trước khi thực hành, đảm bảo tính vừa
sức đối với học sinh.
– Tốn nhiều thời gian.
2.3 Dạy học tiến tới dạy học chất lƣợng
Ngày nay dạy học chú trọng nhiều đến chất lượng đó là dạy mà người học
nắm vững được các kiến thức cơ bản từ kiến thức cơ bản làm vốn ban đầu để người
học có trình độ tư duy có cách học và cách làm việc khoa học. người học biết ứng
dụng những kiến thức, các kiểu tư duy vào thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống,
biết hợp tác với người khác để học, để nghiên cứu và để thực hành. Dạy không chỉ
để người học hiểu mà còn để người học ứng dụng, triển khai và học để làm.
Hiện nay chương trình học đổi mới các môn học đều bám sát yêu cầu:
chương trình đều tăng thời lượng cho các hoạt động thực hành, hoạt động tích cực
của học sinh. Các nội dung chương trình được sắp xếp lại để tăng cường ứng dụng,
đảm bảo tính thực tiễn, liên hệ nội dung môn học với thực tiễn cuộc sống, địa
phương, đất nước hoặc những nội dung ứng dụng thực tiễn. qua đó giúp học sinh


15


GVHD: Nguyễn Thanh Thủy

SVTH: Phan Quốc Việt

hiểu biết thực tế cuộc sống, hiểu biết được các hoạt động sản xuât của quê hương
đất nước góp phần vào việc định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham
gia lao động sản xuất. (Phạm Tấn Hoài, 2009)
2.4 Phƣơng pháp thiết kế giáo án
2.4.1 Tầm quan trọng của giáo án đối với giáo viên
Giáo án là những chỉ dẫn cho giáo viên. Đồng thời, giáo án là một bảng liệt
kê được sắp xếp theo trình tự dựa trên các mục tiêu giảng dạy. Điều quan trọng là
các mục tiêu mà giáo viên đặt ra phải rõ ràng nhằm giúp cho chính giáo viên dễ
dàng kiểm tra học sinh đã tiếp thu được những gì sau bài giảng. Một bài giảng được
lên kế hoạch sẽ giúp đảm bảo tính liên tục và sự tiến bộ trong quá trình học tập.
Giáo viên nên bắt đầu bài giảng bằng cách dành một chút thời gian để hỏi học sinh
với mục đích tìm hiểu xem học sinh nhớ bài cũ như thế nào và họ hiểu biết về chủ
đề của bài học mới ra sao. Người giáo viên nên nhớ rằng chúng ta kiểm tra dựa trên
các câu hỏi với từng cá nhân học sinh chứ không phải cả tập thể lớp trả lời. Sau khi
hỏi học sinh xong, giáo viên nên bắt đầu bài giảng bằng cách nói với học sinh các
thông tin mới hoặc chỉ cho họ làm thế nào để thực hành các kỹ năng mới. (Nguyễn
Văn Tuấn, 2009)

16


×