Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam Ai Cập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.4 KB, 7 trang )

1. Lịch sử quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ai Cập
Ai Cập là nước Arab đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao
với nước ta. Năm 1952, ở thời Tổng thống Nasser Ai Cập thực
hiện chính sách thân Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Trong thời kỳ này, Việt Nam và các nước xã hội chủ nghĩa khác
được coi là những nước bạn bè thân hữu của Ai Cập và quan hệ
truyền thống Việt Nam – Ai Cập đã sớm được thiết lập. Ngày
1/9/1963, Việt Nam và Ai Cập chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao, Việt Nam lập Đại sứ quán tại Cairo. Năm 1964, Ai
Cập mở cửa Đại sứ quán ở Hà Nội. Đồng thời hai nước đã ký
hiệp định thương mại, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quan
hệ kinh tế Việt Nam - Ai Cập
Sau khi Tổng thống Ai Cập Sadat lên nắm quyền lãnh đạo
đất nước (1970), Ai Cập thực hiện chính sách thân Mỹ, thỏa
hiệp với Israel, gây căng thẳng với Liên Xô khiến các nước Arab
tẩy chay và quan hệ Việt Nam – Ai Cập trong thời kỳ này tạm
lắng xuống.
Kể từ năm 1981, quan hệ Việt Nam được khơi thông dựa trên
quan hệ truyền thống sẵn có trước đó.
Từ năm 1991, quan hệ chính trị- ngoại giao Việt Nam – Ai
Cập bước sang một thời kỳ mới: thúc đẩy hợp tác toàn diện
giữa hai nước. Trong thời kỳ này hai bên đã có nhiều chuyến
thăm chính thức lẫn nhau, tạo nền tảng thúc đẩy quan hệ hợp
tác song phương. Công cuộc đổi mới và mở cửa kinh tế của Việt
Nam được các nhà lãnh đạo và nhân dân Ai Cập đánh giá rất
cao. Nhiều hiệp định hợp tác đã được ký kết trong thời kỳ này,
điển hình là Hiệp định Thương mại mới ( tháng 5/1994), Chương
trình hợp tác văn hóa cho các năm 1993-1995, Nghị định hợp
tác giữa hai Bộ Ngoại giao (tháng 6/1996),…
2. Thực trạng quan hệ hợp tác Việt Nam – Ai Cập những năm
gần đây.


2.1
Quan hệ chính trị
Kể từ sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1963 các
cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa Việt Nam – Ai Cập bắt đầu được
đẩy mạnh. Các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực chính trị,
ngoại giao về cơ bản có thể được nhìn nhận ở một số nội
dung chính như sau:


- Trao đổi đoàn cấp cao để tìm hiểu thông tin, thảo luận khả
năng hợp tác trong giai đoạn đầu của quan hệ chính trị,
ngoại giao: Các hoạt động hợp tác mới dừng ở mức độ tìm
hiểu thông tin, tìm hiểu về tiêm năng hợp tác trong một số
lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm 1. Căn cứ vào thông tin
của Bộ Ngoại giao Việt Nam, có thể liệt kê một số đoàn cấp
cao của Việt
1: Việt Nam – Ai Cập Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện
trong bối cảnh mới
Nam sang Ai Cập như sau: Bộ trưởng Bộ Thủy lợi Nguyễn
Cảnh Dinh năm 1993, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin
năm 1994, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Nguyễn Công Tạn năm 1997…và gần đây là Bộ
trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển năm 2006, Đại
sứ, Đặc phái viên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Bàng (tháng
1/2008).
Về phía Ai Cập, các đoàn công tác sang Việt Nam có thể kể
tới các đoàn cấp Bộ trưởng như: Bộ trưởng Giáo dục
(7/1996); Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao (6/1996); Đoàn đại
biểu Đảng dân tộc dân chủ Ai-cập (12/1997); Chủ tịch Cơ
quan giám sát hành chính quốc gia (3/1999); Tham mưu

trưởng quân khu miền Tây (7/2004); Trợ lý Bộ trưởng Ngoại
giao (10/2004); Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Cải tạo đất
(12/2004), Bộ trưởng Hợp tác Quốc tế (4/2007 kết hợp họp
Ủy ban hỗn hợp), Trợ ly Bộ truởng Ngoại giao 3/2008.
Có thể thấy những nội dung được hai bên chủ yếu quan
tâm là hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, hợp tác thương
mại, hợp tác giữa giáo dục và hợp tác nông nghiệp. Cùng
với đó là sự quan tâm, tìm hiểu thông tin giữa các đảng
chính trị.
- Tìm hiểu, trao đổi thông tin về khả năng hợp tác trong lĩnh
vực lập pháp: Qua các lần gặp gỡ giữa đoàn cấp cao của
hai Quốc hội, quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp đã bước
đầu được tăng cường. Cả hai bên đều mong muốn đẩy
mạnh hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực hợp pháp. Điều này
được thể hiện rõ qua các hiệp định, văn bản đã được ký kết
giữa hai nước, như: Hiệp định thương mại (5/1994); Nghị
định thư hợp tác giữa hai Bộ ngoại giao (6/1996); Hiệp định


Khuyến khích và bảo hộ đầu tư (9/1997); Hiệp định Hợp tác
Kinh tế - Kỹ thuật (9/1997); Hợp tác thanh tra (3/1999);
Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn
lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (3/2006);
Chương trình hợp tác văn hóa và xã hội giai đoạn 20062010 (3/2006); Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Xúc tiến
Thương mại Việt Nam và Cơ quan Hội chợ triển lãm quốc tế
Ai Cập (3/2006). Mặc dù cơ cấu hệ thống lập pháp của hai
bên khác nhau song hai bên đều nhất trí trao đổi kinh
nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau; đồng thời tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hai nước mở rộng kinh doanh và trao đổi
thương mại.

2.2
Hợp tác kinh tế
a) Hợp tác thương mại
Quan hệ thương mại Việt Nam – Ai Cập đã có sự phát triển
mạnh mẽ kể từ khi hai nước ký Hiệp định Thương mại mới
vào năm 1994. Nếu như năm 1995 tổng kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang Ai Cập chỉ đạt 855.000 USD và
nước ta vẫn chưa nhập khẩu hàng hóa của nước bạn, thì
đến năm 2000, tổng kim nghạch xuất nhập khẩu đã lên tới
21,614 triệu USD. Và hiện Ai Cập đang là thị trường xuất
khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Phi (sau Nam Phi)
đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại
khu vực Bắc Phi.(Nguồn: Việt Nam –Ai Cập Phát triển quan
hệ hợp tác toàn diện trong bối cảnh mới).
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Ai Cập qua
các năm
(triệu USD)


Năm

Tổng
kim
ngạch
0,855
2,889
7,632
10,637
13,620
21,614

29,0
22,7
29,0
41,1
64,2
56,9
112,5
178,5
183,36
197,07
99,266

Xuất khẩu

1995
0,855
1996
1,471
1997
6,537
1998
10,389
1999
12,267
2000
19,016
2001
28,5
2002
21,8

2003
22,2
2004
38,7
2005
45,1
2006
49,0
2007
97,3
2008
167,5
2009
162,5
2010
174,84
6
89,685
tháng
đầu
năm
2011
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Nhập
khẩu
0
1,418
1,095
0,248

1,353
2,598
0,5
0,9
21,8
2,4
19,1
7,9
15,2
11,0
20,86
12,23
9,581


Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Ai
Cập
Trong cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất sang Ai Cập, các
mặt hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Theo tính toán
của Tổng cục Hải quan Việt Nam, đến năm 2011, nước ta
có khoảng 45 mặt hàng xuất khẩu chính sang Ai Cập,
trong đó có những mặt hàng xuất khẩu nhiều tiềm năng
lớn như thủy sản (25,786 triệu USD trong 6 tháng đầu năm
2011), tiếp theo là hạt tiêu (16,275 triệu USD), cơm dừa
sấy khô (8,106 triệu USD), linh kiện phụ tùng ô tô khác
(6,027 triệu USD), cao su (2,484 triệu USD). Tuy nhiên,
một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác của của Việt Nam
như gạo lại có kim ngạch xuất khẩu rất thấp và có xu



hướng giảm, chỉ dừng ở mức 0,229 triệu USD trong 6
tháng đầu năm 2011 so với 2,140 triệu USD năm 1999
( Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam).

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Ai Cập
Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Ai Cập, Việt Nam chủ
yếu nhập khẩu một khối lượng nhỏ các mặt hàng như
thảm đồng, gạch xây dựng, chà là, đường, sắt thép. Trong
6 tháng đầu năm 2011, các mặt hàng nhập khẩu từ Ai Cập
là: hóa chất (1,732 triệu USD), sữa và sản phẩm sữa (666
nghìn USD), nguyên phụ liệu dệt may và giày da (282
nghìn USD)…
Có thể thấy, Việt Nam vẫn trong tình trạng xuất siêu,
nghĩa là lượng hàng hóa nước ta nhập khẩu từ Ai Cập vẫn
thấp hơn so với lượng hàng hóa ta xuất khẩu sang nước
bạn.
b)
Hợp tác đầu tư
Hoạt động hợp tác đầu tư Việt Nam – Ai Cập đã được
khai thông khi hai nước ký Hiệp định Khuyến khích và bảo
hộ đầu tư năm 1997. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối
năm 2012, chưa có một nhà đầu tư Ai Cập nào có mặt tại
Việt Nam, và có khoảng 9 doanh nghiệp Việt Nam đang
hoạt động đầu tư tại Ai Cập với số vốn rất nhỏ 2.
Qua các cuộc gặp gỡ cấp cao những năm gần đây, phía
Ai Cập mong muốn thúc đẩy quan hệ đầu tư với Việt Nam
trong 3 lĩnh vực: dầu khí, nuôi trồng thủy sản và viễn
thông. Hai bên đều tăng cường hợp tác, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp hai nước thông qua các bản ghi nhớ (như
Biên bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

và Công ty Dầu khí quốc gia Ai Cập EGPC ngày
22/10/2011) và các cuộc diễn dàn song phương Việt Nam –
Ai Cập.
1: Tổng cục Hải quan Việt Nam
2: Việt Nam – Ai Cập Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện
trong hoàn cảnh mới.
Trong lĩnh vực du lịch, có thể nói Ai Cập và Việt Nam
đều có nhiều cơ hội và khả năng hợp tác với nhau. Năm
2006, hai Chính phủ đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác du lịch
với mong muốn “ tăng cường quan hệ hữu nghị và thúc


đẩy sự hiểu biết về di sản văn hóa và lịch sử Việt Nam và
Ai Cập trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của du
lịch trong việc phát triển quan hệ kinh tế và thúc đẩy
quan hệ giữa hai nước ’’. Một loạt các sự kiện tiếp theo
sau đó đã diễn ra , phản ánh những bước đi cụ thể của hai
bên nhằm vào mục tiêu nói trên như việc tổ chức sự kiện
“ những ngày văn hóa của Việt Nam tại Ai Cập (năm
2006) và của Ai Cập tại Việt Nam (năm 2009) …
Trong định hướng chung về thúc đẩy hợp tác du
lịch , năm 2012 phía Ai Cập đã chủ động tổ chức sự kiện
“Đêm du lịch Ai Cập ” tại Hà Nội. Đây là một trong nhiều
hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao Việt Nam – Ai Cập (1963 – 2012).





×