Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 20112015 XÃ THẠNH ĐỨCHUYỆN GÒ DẦU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.8 KB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011-2015
XÃ THẠNH ĐỨC-HUYỆN GÒ DẦU
TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện :BÙI TẤN GIANG
Mã số sinh viên

:07124023

Lớp

:DH07QL

Ngành

:QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH





BÙI TẤN GIANG

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011-2015
XÃ THẠNH ĐỨC- HUYỆN GÒ DẦU
TỈNH TÂY NINH

Giáo viên hướng dẫn: ThS.Trần Duy Hùng
(Địa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM)

Ký tên:……………………..

Tháng 8 năm 2011


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của xã Thạnh Đức - huyện Gò Dầu – Tỉnh Tây
Ninh”, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, động viên từ gia đình, thầy cô và bạn bè:
Con xin cảm ơn Ba Mẹ đã sinh thành, dưỡng dục con khôn lớn đến ngày hôm
nay. Cảm ơn gia đình đã ở bên cạnh động viên, khích lệ con trong suốt quá trình học
tập.

Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh cùng với quý thầy cô Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản
đã tận tình truyền đạt và giảng dạy cho em những kiến thức quý báu để em có
thể hoàn thành tốt bài báo cáo của mình.
Đặc biệt, em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Trần Duy Hùng – Giáo
viên hướng dẫn – Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản – Trường Đại học Nông
Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành
luận văn tốt nghiệp trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn các anh chị và các bạn trong và ngoài lớp
đã giúp đỡ, đóng góp ý kiến bổ ích và động viên tôi suốt quá trình học tập và
hoàn thành Luận văn Tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị đang công tác tại Trung tâm tư
vấn, định giá và kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo tốt nghiệp của em chưa
thật sự hoàn thiện, rất mong quý thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài
báo cáo của em có thể hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 12 tháng 08 năm 2012
Sinh viên

Bùi Tấn Giang


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Bùi Tấn Giang, Khoa quản lý Đất đai & Bất động sản,

Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Đề tài: “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”.
Giáo viên hướng dẫn: ThS.Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch, Khoa quản lý
Đất đai & Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Xã Thạnh Đức là một xã đồng bằng nằm ở phía Bắc của huyện Gò Dầu, cách
thị xã Tây Ninh 25km về hướng Tây Bắc và cách TP.Hồ Chí Minh 80km về hướng
Tây Nam theo QL22. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã còn manh mún, sử dụng
đất chưa mang lại hiệu quả và công tác quản lý nhà nước về đất đai chưa thật sự chặt
chẽ. Chính vì vậy công tác QHSDĐ trên địa bàn xã Thạnh Đức là thực sự cần thiết.
Việc thực hiện công tác QHSDĐ nhằm xác định tổng nguồn lực về đất đai làm cơ sở
cho việc khoanh định và phân bổ quỹ đất cho các ngành sử dụng tiết kiệm, khoa học,
hiệu quả và bền vững đồng thời tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai trên địa bàn
xã ngày càng chặt chẽ hơn.
Đề tài thực hiện trên cơ sở áp dụng những quy định về lập quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất đai của Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02-11-2009 và Thông tư
19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Quy
định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Để thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp điều tra, Phương
pháp thống kê, Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, Phương pháp đánh giá đất
đai theo FAO, Phương pháp dự báo, Phương pháp thảo luận lấy ý kiến góp ý - chuyên
gia, Phương pháp bản đồ.
Qua quá trình khảo sát thực địa, nghiên cứu biến động về điều kiện tự nhiên –
kinh tế xã hội, đánh giá tiềm năng đất đai, kết hợp với định hướng sử dụng đất đai của
huyện Gò Dầu và nhu cầu sử dụng đất cho từng ngành đã đưa ra phương án phân bổ
quỹ đất. Để phát huy tốt công năng và tránh lãng phí trong đầu tư xây dựng đã đưa ra
kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (5 năm) theo từng năm trong thời kỳ quy hoạch.
Đến năm 2020 cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Thạnh Đức là: Đất nông
nghiệp diện tích 6.163,06 ha chiếm 84,79% DTTN; Đất phi nông nghiệp diện tích

1,105,80 ha chiếm 15,21% DTTN; Đất khu dân cư nông thôn diện tích 3.667,35 ha
chiếm 50,45% DTTN.
Kết quả phương án sẽ phân bổ hợp lý quỹ đất đai cho các ngành, góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho
người dân, đồng thời tạo cơ sở pháp lý trong công tác quản lý đất đai góp phần vào
công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nhằm phát triển xã Thạnh Đức thành
một xã phát triển của huyện Gò Dầu nói riêng và của tỉnh Tây Ninh nói chung.


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1 
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: ............................................................................ 2 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ............................................................... 2 
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................ 3 
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................................3 
I.1.1. Cơ sở khoa học: .............................................................................................3 
I.1.2. Cơ sở pháp lý .................................................................................................3 
I.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................4 
I.2.1. Nội dung: .......................................................................................................4 
I.2.2. Phương pháp thực hiện ..................................................................................5 
Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................ 6 
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG .........................6 
II.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................6 
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ............................................................9 
II.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI ...............................................14 
II.2.1. Tình hình quản lý đất đai ...........................................................................14 

II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất .....................................18 
II.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ....................25 
II.3. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ
DỤNG ĐẤT ..............................................................................................................29 
II.3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai.........................................................................29 
II.3.2. Định hướng dài hạn sử dụng đất...................................................................32 
II.4. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ...............................................33 
II.4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội trong thời kỳ quy hoạch ..................................33 
II.4.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất .............................................................35 
II.4.3. Đánh giá tác động của phương án quy quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế- xã
hội ..........................................................................................................................43 
II.4.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất ...................................................................44 
II.4.5. Lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ................................................................48 
II.5. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ...........................................................................................................................55 
II.5.1. Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường: ..........................55 
II.5.2. Giải pháp kinh tế: .......................................................................................56
II.5.3. Giải pháp hành chính:……..………………………………………….…..59
II.5.4. Các giải pháp về quy hoạch : .....................................................................56 
II.5.5. Các giải pháp khác .....................................................................................57 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 58


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành
phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng và phát triển dân

sinh, kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh. Vai trò của đất đai đối với con người và
các hoạt động sống trên trái đất rất quan trọng, nhưng lại giới hạn về diện tích và cố
định về vị trí. Do vậy việc sử dụng đất phải hết sức tiết kiệm và hợp lý trên cơ sở hiệu
quả, lâu bền.
Công tác lập quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất là hệ thống các biện
pháp về kinh tế, kỹ thuật, sinh thái và pháp chế nhằm tổ chức không gian hợp lý để
hướng tới mục tiêu quản lý và sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả cao nhất phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, tránh sự chồng chéo, gây lãng phí
trong sử dụng, hạn chế sự huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái. Quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất là một công việc không thể thiếu để phục vụ cho mục đích phát
triển bền vững. Đồng thời cũng là một vấn đề rất nhạy cảm trong tất cả các lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội đòi hỏi phải đạt được chính xác cao nhằm khai thác triệt để
các khả năng sử dụng đất về các mặt kinh tế - xã hội.
Điều 18 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992 đã nêu:
“Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất được thực hiện theo các nội dung quy định tại các Điều 23, 25, 27 và khoản 3
Điều 29 của Luật đất đai năm 2003, ngày 26/11/2003; các Điều 13, 15, 16, 17, 18, 26
và 29 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ
về thi hành Luật Đất đai, các Điều 3, 4, 5 và 6 của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày
13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ về Quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất,
giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Trên cơ sở đó Bộ Tài nguyên
Môi trường ban hành Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất và Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hướng dẫn quy trình nghiệp vụ và các chỉ tiêu kinh tế
kỹ thuật của công tác Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất.
Được sự đồng ý của Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản, UBND xã Thạnh
Đức, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Gò Dầu, tôi thực hiện đề tài:“Quy

hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011-2015
xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh”

Trang 1


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
 Dự báo và định hướng nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn phục vụ yêu cầu của
các hoạt động KT - XH trong thời gian tới, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn
hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sử dụng đất
đai đồng bộ, có hiệu quả.
 Cung cấp thông tin về hiện trạng, tiềm năng và định hướng sử dụng đất cho
các nhà đầu tư. Đồng thời làm cơ sở cho việc sử dụng đất các ngành, các cấp phục vụ
cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.
 Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đai tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý trên cơ sở
đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai của xã. Đồng thời bảo vệ, cải tạo môi trường
sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất đai một cách bền vững.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối tượng nghiên cứu:
 Đất đai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất.
 Đối tượng sử dụng đất và các quy luật phát triển kinh tế xã hội.
Phạm vi nghiêm cứu:
 Không gian : quỹ đất tự nhiên của xã Thạnh Đức-huyện Gò Dầu-tỉnh Tây
Ninh.
 Thời gian : nghiên cứu trong giai đoạn 2011- 2020
 Giới hạn nội dung: chuyên đề chỉ dừng lại ở lập phương án quy hoạch sử

dụng đất đến 2020 và kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu đến 2015.

Trang 2


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
I.1.1. Cơ sở khoa học:
Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đúng (gồm
khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước,
tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên mặt đất (là
sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các thành phần khác).
Ngoài ra còn hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và triển vọng trong tương lai.
Quy hoạch sử dụng đất: QHSDĐĐ là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa
học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho các mục đích và cho
các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều
kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
* Việc lập QH – KHSDĐ phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT - XH,
quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QH – KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp với
QH–KHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. QH–KHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. QH–KHSDĐ của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của
kỳ trước đó.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật đất đai năm 2003;
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về thi
hành Luật đất đai;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về Quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư 04/2006/TT-BTNMT ngày 22/5/2006 về việc hướng dẫn phương
pháp tính đơn giá kinh phí lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/08/2007 về hướng dẫn thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

Trang 3


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Quyết định 10/2005/QĐ-BTNMT về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật
và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Thông tư số 06/2010/TT-BTNMT ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường về việc ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và điều chỉnh quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Căn cứ công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015);
- Căn cứ công văn số 1232/UBND-KTTH ngày 19/7/2007 của UBND tỉnh Tây
Ninh về việc lập báo cáo kinh tế kỷ thuật lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ba cấp
giai đoạn 2011 – 2020;
- Căn cứ cuộc họp ngày 07/4/2010 tại Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chỉ
định đơn vị lập dự án đầu tư quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của cấp huyện và cấp xã.
I.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
I.2.1. Nội dung:
- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn xã đã được phân bổ trong
quy hoạch sử dụng đất cấp Tỉnh, cấp Huyện.
- Xác định diện tích các loại đất để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội
của xã, bao gồm: đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản tập
trung; đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp cấp tỉnh; đất phát triển hạ của
địa phương; đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại; đất cho hoạt động khoáng sản;
đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa do tỉnh quản lý; đất di tích danh
thắng, đất khu du lịch.
- Diện tích các loại đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để đáp ứng nhu cầu của xã.
- Xác định diện tích đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng;
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã.
- Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
 Quy trình thực hiện
Các bước, các nhiệm vụ để thực hiện dự án áp dụng theo quy định tại Thông tư
06/2010/TT-BTNMT, cụ thể là:
Bước 1: Điều tra, thu thập các thông tin, dữ liệu và bản đồ.

Bước 2: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và biến đổi khí
hậu, các chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực tác động đến việc sử dụng
đất;

Trang 4


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

Bước 3: Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng
đất, kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai;
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất;
Bước 5: Xây dựng kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu;
Bước 6: Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh tài liệu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trình thông qua, xét duyệt và công bố quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
I.2.2. Phương pháp thực hiện
Việc lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm kỳ đầu (2011-2015) của xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu dựa vào các phương
pháp chủ yếu sau:
- Phương pháp điều tra: Điều tra thu thập hệ thống tài liệu, số liệu bản đồ có
liên quan, làm cơ sở cho công tác nội nghiệp; điều tra khảo sát thực địa, hiện trạng sử
dụng đất...
- Phương pháp thống kê: Thống kê số liệu về tình hình cơ bản, thống kê đất
đai và xây dựng các biểu theo quy định.
- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Sử dụng phương pháp phân tích
so sánh các số liệu kinh tế xã hội và đất đai, phương pháp phân tích tổng thể từ trên
xuống và ngược lại về kinh tế - xã hội, sự phát triển của các ngành,… để bố trí sử dụng

đất đai phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả. Phương pháp tổng hợp để tổng hợp các danh
mục các công trình sử dụng đất, nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các địa phương
kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và quy hoạch của các ngành.
- Phương pháp dự báo: Dùng để dự báo về dân số, tình hình phát triển KT XH, tiềm năng và nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của từng ngành.
- Phương pháp thảo luận lấy ý kiến góp ý - chuyên gia: Làm việc với các
phòng ban của huyện và các xã để thống nhất các nội dung về kết quả thực hiện quy
hoạch, xác định nhu cầu sử dụng đất và việc bố trí sử dụng đất cho các mục đích trên
cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng địa
phương. Thu thập những thông tin có liên quan từ những người am hiểu, những
chuyên gia chuyên ngành.
- Phương pháp bản đồ: Dùng để thành lập các bản đồ chuyên đề phục vụ công
tác QHSDĐĐ bằng các phương pháp biểu thị và ngôn ngữ bản đồ để thể hiện sự phân
bổ theo vị trí không gian và quy mô của từng loại đất cho các mục đích tương ứng.

Trang 5


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý.
- Vị trí địa lý: Xã Thạnh Đức là một xã đồng bằng nằm ở phía Bắc của huyện
Gò Dầu, cách thị xã Tây Ninh 25km về hướng Tây Bắc và cách TP.Hồ Chí Minh
80km về hướng Tây Nam theo QL22. Vị trí địa lý được xác định trong khoảng
106011’đến 106016’ kinh độ Đông và 11009’ đến 11016’ vĩ độ Bắc. Xã có tổng diện

tích tự nhiên là 7.077,52ha. Có tiếp giáp với các đơn vị hành chính lân cận:
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giang
- Phía Nam giáp xã Hiệp Thạnh
- Phía Đông giáp huyện Dương Minh Châu
- Phía Tây giáp huyện Bến Cầu
Xã Thạnh Đức có vị trí tương đối thuận lợi, nằm cạnh sông Vàm Cỏ Đông và có
đường Quốc lộ 22B là trục giao thông chính của tỉnh chạy qua, đây là đầu mối giao
thông quan trọng nối tỉnh với Thành Phố Hồ Chí Minh và các cửa khẩu lớn như Xa
Mát, Mộc Bài. Do vậy vị trí của xã có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu đi
lại, trao đổi hàng hóa, thu hút đầu tư và phát triển kinh tế theo hướng đa dạng ngành
nghề. Trong đó nổi bậc nhất là phát triển dịch vụ.
2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng dần theo hướng từ Bắc
xuống Nam, phần giữa cao hơn và thoải dần về hai phía Tây và Đông. Độ cao trung
bình so với mực nước biển từ 5m đến 10m. Nhìn chung địa hình của xã được chia
thành 3 dạng chính: dạng địa hình cao chiếm khoảng 45% tổng diện tích tự nhiên của
xã, tập trung chủ yếu từ QL22B trở lên phía Bắc, hiện đang sử dụng vào các mục đích
khu dân cư, đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và trồng màu.
- Dạng địa hình vàn chiếm khoảng 44% tập trung ở các khu Bàu Dài, Bàu Đế.
Cây Me, Cống Cao, ấp Rộc, Bến Phà và khu phía Nam giáp thổ cư các ấp, diện tích
này hiện đang sử dụng cho các mục đích đất ở, đất trồng màu và trồng lúa.
Diện tích còn lại thuộc dạng địa hình thấp, phân bố rãi rác ở khu vực dọc theo
Rạch Bến Mương, Bàu Đưng và khu vực phía Nam sông Vàm Cỏ Đông. Diện tích này
thường bị ngập úng về mùa mưa, sử dụng trồng 1 và 2 vụ lúa không ổn định.
3. Khí hậu
Xã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với khí hậu thời tiết mang tính chất
chung là nóng ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ cao. Lượng mưa hàng năm tương đối lớn

Trang 6



Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

nhưng phân bố không đều theo mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Các chỉ số chính về thời tiết khí hậu của địa phương như sau:
+Lượng mưa trung bình năm: 1805 mm.
+Lượng mưa cao nhất: 2346mm.
+Lượng mưa thấp nhất: 1357mm.
+Độ ẩm không khí bình quân năm: 79,0%
+Độ ẩm không khí cao nhất: 87,7%.
+Độ ẩm không khí thấp nhất: 66%.
+Lượng bốc hơi trung bình năm: 1433mm.
+Loại gió chính: gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc.
+Tốc độ gió trung bình: 1,6m/s; Cao nhất 28m/s. Mùa mưa thường có gió lốc.
4. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của xã Thạnh Đức khá phong phú nhờ có sông Vàm Cỏ Đông
chảy qua xã dài 6,7 km, rộng trung bình 130-150m, sâu từ 8-10m. Ngoài ra còn có các
rạch và suối như: rạch Bến Miễu, suối Bến Rộng là hệ thống sông rạch tự nhiên có tác
dụng tiêu thoát nước cho khu vực phía Bắc và phía Tây của xã, đồng thời chúng cũng
chịu ảnh hưởng bởi chế độ thủy triều của sông Vàm Cỏ Đông.
Nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu từ tuyến kênh cấp 1(Kênh
N4) và 15 kênh cấp 2 với tổng chiều dài 28,9km, 151 cống tiêu đủ đảm bảo cho nhu
cầu cho tưới tiêu và phòng chống lụt bão. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 7 công trình
kênh nội đồng cặp sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài 8,7km đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm trong địa bàn toàn xã hiện tại đủ đảm bảo về số
lượng cũng như chất lượng vệ sinh để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt đời sống của
nhân dân. Một số khu vực người dân dùng giếng khoan bơm nước phục vụ tưới cho

cây trồng nông nghiệp mùa khô.
5. Các nguồn tài nguyên.
5.1. Tài nguyên đất: Địa bàn của xã có 3 nhóm đất chính đó là:
+Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 6.305 ha, chiếm 90,8% diện tích điều tra
và được phân bố đều khắp toàn xã trừ những khu vực thấp trưng dọc sông Vàm Cỏ
Đông và các rạch.
+Nhóm đất phèn: có diện tích 622,8 ha,chiếm 8,97 % diện tích điều tra, phân bố
những nơi thấp trũng dọc theo sông Vàm Cỏ Đông và các rạch.
+Nhóm đất phù sa gley: có diện tích 16.2ha phân bố ở địa hình vàn thuộc khu
vực Bàu Đưng hiện đang trồng lúa.

Trang 7


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

Bảng 1: Các nhóm đất trên địa bàn xã Thạnh Đức
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Loại đất


Ký hiệu
Pg
Sj
Sp
Sr
X
Xf
Xg
Xhg

Đất phèn hiện tại
Đất phèn tiềm tàng
Đất phèn thủy phân
Đất xám điển hình
Đất xám có tầng loang lổ
Đất xám gley
Tổng

Diện tích
Cơ cấu (%)
(ha)
18,99
0,26
214,29
2,95
11,67
0,16
425,39
5,87

3848,61
53,07
1933,44
26,66
495,83
6,84
304,13
4,19
7252,35

(Nguồn: Báo cáo số liệu Gò Dầu)
5.2. Tài nguyên nước: Được lấy từ 2 nguồn chính là nguồn nước chính:
-Nguồn nước mặt: nguồn nước này được lấy từ 2 nguồn chính là sông Vàm Cỏ
Đông và hệ thống kênh tưới cấp II, III dẫn nước kênh N4.
- Nguồn nước ngầm: tương đối phong phú về mùa mưa độ sâu từ 2-4m, mùa
khô từ 5-7m, chất lượng nước sạch đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người
dân.
5.3. Tài nguyên khoáng sản
Xã không có tài nguyên khoáng sản kim loại hay các loại khoáng sản khác. Chỉ
có đất nguyên vật liệu xây dựng là các đất phún làm nền cho các công trình dân sinh.
Tài nguyên này tập trung ở các ấp Rộc, ấp Bến Mương, ấp Bông Trang và ấp Bến
Đình.
5.4. Tài nguyên nhân văn
Toàn xã có 5.094 hộ, tổng nhân khẩu 20.830, lao động trong độ tuổi 16.520
người. Đời sống nhân dân đại đa số làm nông nghiệp, còn lại là công nhân cao su,
buôn bán kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Nhìn chung, lực lượng lao động chưa được đào
tạo để đáp ứng cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Hiện trạng trên xã Thạnh Đức có khoảng 3 ha đất dành cho hoạt động tôn giáo
tín ngường bao gồm: Tịnh xá Ngọc Khiêm, Chùa Linh Bửu, niệm phật đường Phước
Đức…Đây cũng là các địa điểm danh cho người địa phương và các du khách đến tịnh

tâm, niệm phật.
6. Thực trạng môi trường
Những năm gần đây, nhìn chung môi trường sinh thái trong xã khá tốt, ít bị ô
nhiễm. Những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế, các khu dân cư phát triển
nhanh cặp theo các trục lộ nhưng ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém,
đồng thời với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong ngành nông nghiệp đã ít nhiều
ảnh hưởng không tốt đến môi trường sinh thái tự nhiên của xã.

Trang 8


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn được kiểm tra đạt tiêu chuẩn quy
định về môi trường. Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn 01 cơ sở và 01 hộ gia đình
không đảm bảo vệ sinh môi trường đã được giải quyết di dời.
Riêng các trụ sở cơ quan trường học thường xuyên phát triển môi trường xanh
sạch đẹp.
Đối với việc thu gom và xử lý rác thải tập trung khu vực chợ đã được quy
hoạch tại điểm cụ thể. Tuy nhiên, ý thức của người dân về việc vứt rác bừa bãi còn xảy
ra nhiều trên địa bàn xã.
Tình trạng nghĩa trang xã đã quy hoạch khu đất tại các ấp đủ để đảm bảo vệ sinh môi
trường trong việc mai táng.
II.1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nền kinh tế của xã mấy năm gần đây có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, tăng
dần tỷ trọng các ngành dịch vụ thương mại - du lịch, ngành công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp đem lại thu nhập bình quân cao

cho người lao động. Đến năm 2010, cơ cấu GDP đạt: Công nghiệp - xây dựng: 38,7%;
dịch vụ: 35,0%; Nông - lâm nghiệp và thủy sản: 26,3%.
2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế.
Trên toàn xã có 138 hộ đăng ký kinh doanh trong đó (Công nghiệp 17, thương
nghiệp 87, dịch vụ 16, kinh doanh ăn uống 18). Các hộ đăng ký kinh doanh hoạt động
vừa và nhỏ, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương không nhiều và thực hiện đầy đủ
chính sách của nhà nước và chính sách về thuế.
2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
* Tổng diện tích gieo trồng 5.323ha/ 5.320ha, so kế hoạch năm đạt 100,05%, so
cùng kỳ (5.240ha) tăng 80 ha Trong đó :
- Vụ đông xuân: Tổng diện tích gieo trồng 2.025ha/2.010 ha, so kế hoạch năm
đạt 100,74%, so cùng kỳ (2.078ha) giảm 53 ha.
- Vụ hè thu : Tổng diện tích gieo trồng 1.807ha/1.800 ha, đạt 101,38%, so cùng
kỳ (1.719) tăng 88 ha
- Vụ mùa: Tổng diện tích gieo trồng 1.491ha/1.510ha, đạt 98,74%, so cùng kỳ
(1.475ha) tăng 16 ha.
* Tổng diện tích thu họach 5.323ha/5.320ha đạt 100,05%. Năng suất bình quân
5,9 tấn/ha.
* Lương thực bình quân đầu người là 1.108kg/người/năm.
- Tình hình sâu bệnh : Nhìn chung, tình hình sâu bệnh nhiễm trên cây lúa có giảm
hơn so cùng kỳ về diện tích, chủ yếu rầy nâu trên cây lúa 68 ha mật độ 20-30 con/m2,
bệnh đạo ôn 49 ha ( trong đó 1,5ha thiệt hại từ 80-90%, còn lại là từ 5-10%), sâu cuốn
lá 101 ha mật độ 3-5 con/m2
- Công tác khuyến nông : Mở 8 lớp hội thảo và tập huấn chuyên đề về phòng trừ sâu
bệnh, phòng trừ trên các loại cây ăn quả có 525 lượt người dân dự dưới sự hướng dẫn
của ngành chuyên môn cấp trên.
- Công tác thủy lợi : Tổng diện tích ký hợp đồng từ đầu năm đến nay được 315ha/420
hộ đạt 100% so với kế họach. Vận động phát hoang 05 tuyến kênh được 2.742m huy

Trang 9



Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

động trong nhân dân. Phối hợp cùng Công ty khai thác công trình thủy lợi Tây Ninh
khảo sát diện tích của 2 bên kênh N4, N4-17 và thi công bê tông hóa đọan kênh N417-1; N4-17-5; N4-17-8, K4=082 đến K5-633 với chiều dài 1.551m.
- Hoạt động thú y: Tiến hành kiểm tra tình hình bệnh gia súc gia cầm về thực hiện
công tác tiêm phòng Vacxin được 36.296 con/ 673 hộ (trong đó gia cầm 27.096 con,
gia súc 9.200 con).
Tình hình dịch bệnh tai xanh trên heo tính từ ngày 01/8/2010 đến ngày
21/10/2010 như sau:
- Tổng số hộ chăn nuôi là 194 hộ, tổng đàn heo 2.442 con.
- Số hộ có heo bệnh 65 hộ, số hộ có heo chết là 63 hộ với 482 con heo chết.
- Tổ chức tiêu hủy 482 con, lập 113 biên bản theo qui định, với 17.885,5kg với
số tiền 447.137.500đ, hiện nay kết hợp cùng Phòng Thú y huyện chi tiền hỗ trợ heo tai
xanh cho nhân dân đợt I với số tiền 435.637.500đ đã nhận xong.
2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp:
Ngày càng phát triển mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
và thương mại dịch vụ tăng, hiện trong toàn xã có 207 hộ đăng ký kinh doanh. Trong
đó Công nghiệp là 23, tiểu thủ công nghiệp là 134, thương mại dịch vụ là 25, kinh
doanh ăn uống là 25.
2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ:
Nhìn chung, cơ sở kinh doanh ổn định, quy mô hàng hóa được mở rộng, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của nhân dân. Giá trị sản xuất của thương mại dịch vụ
tăng, thương mại dịch vụ là 25.
3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.
Toàn xã có 20.830 nhân khẩu. Tổng số lao động trong độ tuổi là 16.520 người.
Trong đó, lao động nông nghiệp 11.546 người, lao động phi nông nghiệp 4.596 người.

Nhìn chung, về nguồn nhân lực dồi giàu, lao động nông nghiệp dư thừa, nhất là thời
điểm nông nhàn; lao động phi nông nghiệp tham gia làm việc các xí nghiệp trong và
ngoài tỉnh và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ tại địa phương.
Đại đa số nhân dân làm nông nghiệp nên thu nhập chính là sản phẩm từ nông nghiệp,
còn lại là công nhân cao su, buôn bán kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Cho nên đời sống
còn nhiều khó khăn nhất định, thu nhập bình quân trên đầu người 825kg
thóc/người/năm. Qua khảo sát điều kiện đời sống trên toàn xã có 1.204 hộ giàu đạt tỷ
lệ 23,63%, 3.345 hộ khá đạt tỷ lệ 65,66% và 545 hộ nghèo đạt tỷ lệ 10,71% trong đó
nghèo trung ương 268 hộ, nghèo liền kề 191 hộ, hộ cận nghèo 86 hộ.
4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.
Kết cấu kinh tế hạ tầng - xã hội nông thôn được tăng cường nhất là giao thông
nông thôn - giao thông nội đồng từng bước được tu sửa, nâng cấp làm mới, kinh phí
phần lớn có sự đóng góp của nhân dân. Hệ thống lưới điện quốc gia đã đến tận các ấp
đạt 96,91% số hộ sử dụng điện. Đời sống vật chất tinh thần của nông dân ngày càng
được cải thiện, thu nhập bình quân lương thực đầu người 825kg thóc/người/năm. Khu

Trang 10


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

quy hoạch cụm công nghiệp đã giải quyết đền bù giải tỏa và được nhà kinh doanh vào
đầu tư.
5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng:
5.1. Giao thông
Luôn chăm lo phát triển cơ sở hạ tầng, chủ yếu là giao thông nông thôn từng bước
được nâng cấp và làm mới, vốn đầu tư phần lớn là sự đóng góp của nhân dân. Tổng số
con đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã có 200 con đường lớn nhỏ với tổng chiều

dài 134,1km trong đó: đường trục xã gồm 3 con đường với tổng chiều dài 5,6 km, đường
ngõ, xóm gồm có 194 con đường với tổng chiều dài 107,5 km. Tổng số km đường đã
được cứng hóa là 38,8 km trong đó nhựa hóa là 28,5km kèm theo luật Bộ Giao thông vận
tải. Như vậy, tổng số km đường đảm bảo không lầy lội vào mùa mưa là 38,8km/134,1
chiếm 28,93%.
Mạng lưới giao thông của xã bao gồm giao thông đối ngoại có QL 22B chạy
qua xã với chiều dài khoảng 5,7km, chiều rộng mặt đường đang được tỉnh đầu tư nâng
cấp. QL22B là tuyến giao thông chủ lực của tỉnh.
Trong năm 2010 tổ chức vận động lập nền hạ và dậm vá được 19/17 tuyến
đường giao thông nông thôn chiều dài 13.640m với tổng kinh phí 142.700.000đ, đồng
thời làm mới 02 tuyến mương nhằm chống ngập tổng chiều dài 28m với kinh phí là
17.100.000đ do nhân dân đóng góp. Tổng cộng là 159.800.000đ so với Nghị quyết Hội
đồng nhân dân xã đạt 111,76%.
Phối hợp cùng các ấp khảo sát các tuyến đường chưa có số đường theo quy
họach GTNT giai đọan 1999-2010 (hiện xã có 32/200 tuyến đường được đặt số
đường).
5.2. Thủy lợi
Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã từng bước được củng cố và phát huy được hiệu
quả. Tổng số công trình thủy lợi trên địa bàn xã gồm có một tuyến kênh cấp I (kênh
N4) và 15 kênh cấp II, III với tổng chiều dài 28,9km, 151 cống tiêu đảm bảo nhu cầu
tưới, tiêu và cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt phòng chóng bảo lũ hàng năm cho 2 ấp
Bến Mương, ấp Rộc. Ngoài ra, trên địa bàn xã còn có 7 công trình kênh nội đồng cặp
sông Vàm Cỏ Đông với chiều dài 8,7km đáp ứng được nhu cầu sản xuất của người dân
thuộc khu vực 4 ấp Bến Mương, Bến Đình, Trà Võ và Bông Trang.
5.3. Năng lượng và bưu chính viễn thông
Hiện trên địa bàn xã Thạnh Đức số hộ đã có điện thắp sáng với tổng số hộ có điện
toàn xã 4.965/5.094 hộ đạt 96,48%.
Hiện trên toàn xã có 01 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, và có số điểm dịch
vụ internet là 09 điểm đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và tiếp cận với công
nghệ thông tin.

5.4. Giáo dục đào tạo
Hiện trên địa bàn xã Thạnh Đức có 09 trường trong đó: mẫu giáo 01, trường tiểu
học 06, trường THCS 01, trường THPT 01. Các trường đều được xây dựng kiên cố
đảm bảo việc dạy và học. Tuy nhiên, có một số điểm trường do xây dựng quá lâu nên
đã xuống cấp và được sự quan tâm của cấp trên đầu tư xây dựng trường TH Bến Đình
dự kiến đạt chuẩn quốc gia năm 2009.

Trang 11


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

Bảng 2: Tình hình giáo dục năm 2010
stt

Chỉ tiêu

Số trường

1
2
3

Trường Mẫu Giáo
Trường Tiểu Học
Trung Học Cơ Sở
Tổng số


1
6
1
8

Số lớp
14
55
24
993

Số học sinh
394
647
979
2020

Nguồn :Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm
5.5. Về Y tế
Trạm y tế xã được xây dựng trên địa diện tích đất cạnh trụ sở Uỷ ban nhân dân xã
và đi vào hoạt động nề nếp từ năm 2004 đến nay đã xuống cấp, cơ sở vật chất còn
thiếu thốn, đội ngủ y, bác sỹ đủ đảm bảo công tác khám, chữa bệnh cho người dân,
Trạm y tế xã đã đóng góp một phần rất lớn trong công tác kế hoạch hóa gia đình và
phòng chữa bệnh cho người dân.
5.5. Văn hóa - TDTT
Cơ sở vật chất văn hóa: hiện trên địa bàn xã có 01 trung tâm văn hóa thể thao xã
được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2004 đến nay, trung tâm hoạt động cộng đồng
hoạt động có hiệu quả đã được Bộ văn hóa thể thao và du lịch tặng bằng khen năm
2008. Có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, câu lạc bộ đờn ca tài tử…đủ đảm bảo
nhu cầu giải trí và hoạt động thể thao cho nhân dân.Xây dựng các đài phát thanh tại

các ấp và khu dân cư như chợ…nhằm để thông tin, tuyên truyền các chính sách pháp
luật, các chủ trương của Đảng và Nhà Nước ra tận quần chúng nhân dân. Ngoài ra, còn
duy trì thực hiện tốt hoạt động thực hiện, tủ sách pháp luật có trên 300 đầu sách
thường xuyên được luân chuyển, đáp ứng nhu cầu độc giả đến xem.
5.6. Chợ, cơ sở dịch vụ xã hội
Toàn xã có 01 chợ chính đã được xây mới hoàn toàn, các họ kinh doanh buôn bán
được sắp xếp theo hệ thống kinh doanh và có ban quản lý chợ nhằm quản lý việc kinh
doanh, trật tự, vệ sinh môi trường trên địa bàn chợ. Và đang tiến tới đạt chợ văn minh.
- Nhà ở dân cư nông thôn: toàn xã có 5.094 căn nhà. Trong đó nhà kiên cố 204
căn, nhà bán kiên cố 4.814 căn, hiện số nhà tạm, dột nát trên địa bàn đang đề nghị hỗ
trợ xét xây là 76 căn.
5.7. Bưu điện.
Hiện trên địa bàn xã có 1 điểm phục vụ bưu chính viễn thông, và có số điểm dịc
vụ Internet là 9 điểm đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và tiếp cận với công
nghệ thông tin.
5.8. Nhà ở dân cư nông thôn.
Toàn xã có 5.094 căn nhà. Trong đó, nhà kiên cố có 204 căn, nhà bán kiên cố
4.814 căn, hiện số nhà tạm, dột nát trên địa bàn xã đang đề nghị hỗ trợ xét xây là 76
căn.
5.9. An ninh – Quốc phòng
- A ninh: - Tình hình An ninh chính trị trên địa bàn xã tiếp tục được giữ vững ổn
định, chưa phát hiện gì gây xâm hại đến an ninh quốc gia.

Trang 12


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang


- Số Việt kiều và người nước ngoài đến địa phương có 87 trường hợp (trong đó
Việt kiều là 26; người nước ngoài 61) qua nắm bắt mục đích đều đến thăm thân nhân
gia đình so kỳ giảm 107 trường hợp.
- Quốc phòng: Trong năm đã tổ chức lực lượng quân báo nhân dân rộng khắp
địa bàn, nắm bắt mọi hoạt động của địch kịp thời phục vụ cho công tác sẵn sàng chiến
đấu, duy trì nghiêm các chế độ trực chỉ huy - trực chiến, đặc biệt là bảo vệ an toàn
trước trong và sau các ngày lễ, tết. Làm tốt công tác đưa các đồng chí dân quân về trên
tham gia huấn luyện khi có thông báo chiêu sinh của trên.
Tổ chức lễ đón 27 quân nhân hoàn thành NVQS về địa phương; tổ chức đưa 15
đồng chí về trên tham gia lớp kiến thức quốc phòng năm 2010; đưa 01 đồng chí tập
huấn cấp tiểu đoàn tại Quân khu 7; tổ chức cho LLDQ tham gia huấn luyện nâng cao
bắn đạn thật và đánh thuốc nổ có 31 đồng chí tham gia.
Tổ chức đăng ký NVQS thanh niên tuổi 17, tổ chức tuyên truyền cho học sinh,
sinh viên đăng ký dự thi trong tuyển sinh quân sự lâu dài trong quân đội. Tổ chức giao
quân năm 2010 được 29/29 thanh niên đạt 100%.
Phối hợp cùng Mặt trận tổ quốc, ban ngành đoàn thể xã tổ chức thăm hỏi và
động viên thanh niên nhập ngũ tại quân trường với tổng số tiền là 20.000.000đ.
II.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
- Xã Thạnh Đức tuy là vùng xã nông thôn sâu nhưng đời sống kinh tế của người
dân ngày càng được cải thiện do sự lãnh đạo đồng bộ của Đảng ủy và sự điều hành của
ủy ban nhân dân xã được linh hoạt.
- Với chức năng nhiệm vụ được giao nhân dân và cán bộ xã Thạnh Đức tập trung
chú trọng phát triển kinh tế, chăm lo đời sống xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng trên
địa bàn, xã Thạnh Đức từng bước nâng cao phát triển bền vững toàn diện. Hiện trong
địa bàn xã có 138 hộ đăng ký kinh doanh trong đó (Công nghiệp 17, thương nghiệp 87,
dịch vụ 16, kinh doanh ăn uống 18). Sản xuất nông nghiệp được áp dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật, năng suất bình quân cao hơn năm trước, an ninh quốc phòng tiếp
tục được giữ vững ổn định.
- Xã có vị trí nằm trên trục giao thông chính là quốc lộ 22B và đường thủy là Sông
Vàm Cỏ Đông nên có nhiều thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã

hội với các vùng xung quanh.
- Điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp với nhiều loại cây trồng, cho phép phát triển
một nền sản xuất nông nghiệp đa dạng theo hướng thâm canh, sinh thái và bền vững.
- Khí hậu phân hóa theo mùa, gây nên tình trạng hạn hán thiếu nước về mùa khô,
ngập úng về mùa mưa, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế đến sự phát triển của các ngành công
nghiệp khai khoáng; nền kinh tế còn nghèo, đời sống người dân còn gặp nhiều khó
khăn.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy chưa lớn, nhưng cũng gây ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân trong xã.

Trang 13


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội đã và sẽ tạo nên những áp lực đối với đất đai
của xã thể hiện: cần dành quỹ đất khá lớn cho mục dích xây dựng, mở rộng và phát
triển các công trình công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, các khu du lịch, các công trình
phục vụ đời sống của nhân dân như: giao thông thủy lợi, trường học…
II.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
II.2.1. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
1. Việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ
chức chỉ đạo thực hiện các văn bản đã được ban hành
Thực hiện Chỉ thị số 05/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về
việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003, UBND xã Thạnh Đức đã ban hành
nhiều văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện việc quản lý và sử dụng đất, góp phần
quan trọng trong việc đưa Luật Đất đai và các văn bản dưới Luật đi vào cuộc sống

cũng như tạo hành lang pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc sử
dụng đất trên địa bàn, phù hợp với điều kiện thực tế của xã.
Bên cạnh đó, UBND xã cũng tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ trong ngành, mở các lớp tuyên truyền, học tập các văn bản pháp
luật đất đai cho các cán bộ tạo nguồn của xã nhằm không ngừng nâng cao nhận thức
về pháp luật đất đai cho cán bộ, đóng góp tích cực trong việc thực thi các nhiệm vụ
của ngành.
2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ hành chính, lập bản đồ hành
chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập
bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo
Chỉ thị 364/CT của Chính Phủ. Hệ thống hồ sơ địa chính thành lập trên cơ sở các bản
đồ địa chính đã đo đều chủ yếu ở dạng giấy, theo đúng quy định của ngành Tài nguyên
và Môi trường tại thời điểm thành lập. Tuy nhiên, do sự thay đổi của pháp luật đất đai
cùng với công tác cập nhật, chỉnh lý không được tiến hành thường xuyên nên hồ sơ địa
chính thiếu tính đồng bộ, đầy đủ. Vì thế cần phải đo, lập bổ sung.
Tính đến nay, xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 theo quy định của cơ quan liên quan. Nội dung bản đồ phản ánh trung thực hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo, chính xác về diện tích và đảm bảo tính pháp
lý. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất đạt yêu cầu, đáp ứng yêu cầu quản
lý và sử dụng đất của địa phương.
Việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của kỳ quy hoạch trước được
thực hiện khá tốt. Bên cạnh đó, công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 và quy hoạch sử dụng đất năm 2020 đã và đang được triển khai theo quy định
của Bộ Tài nguyên - Môi trường.
3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Nhìn chung công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất được triển khai
khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành.
Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, bộ hồ sơ địa chính đã được tỉnh chủ

trương đầu tư đo đạc theo phương pháp đo mới theo lưới toạ độ quốc gia. Tính đến

Trang 14


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

ngày 1/1/2010 xã Thạnh Đức đã hoàn thành công tác đo đạc, lập bản đồ và hồ sơ địa
chính chính quy, với tổng diện tích đo đạc phủ trùm bản đồ địa chính chính quy là
7268.86ha.
Bảng 3: Tổng hợp diện tích đo đạc xã Thạnh Đức
Đơn vị tính: ha

STT

I

Mục đích sử dụng đất

Diện tích
Tổng
đã đo
diện tích
tự nhiên đạc lập
bản đồ
năm
địa chính
2010


Diện tích đo đạc lập bản đồ địa
chính theo các tỷ lệ
1/1000

1/2000

1/5000

Đất nông nghiệp

6585,45

6585,45

34,70

3962,77

2587,98

1

Đất sản xuất nông nghiệp

6564,48

6564,48

33,67


3942,83

2587,98

2
3
II
1
2
3
4
5
III
-

Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự
Đất sản xuất, kinh doanh phi
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước
Đất chưa sử dụng
Tổng cộng


19,60
1,37
683,41
211,51
364,20
1,24
28,99
333,97
3,10
21,41
83,19

19,60
1,37
683,41
211,51
364,20
1,24
28,99
333,97
3,10
21,41
83,19

1,03

18,57
1,37
483,84
90,27

288,47

50,17

7268,86

7268,86

149,40
121,24
25,56
1,24
2,00
22,32

50,17
8,00
42,17

2,46
0,14

18,99
269,48
3,10
18,95
83,05

184,10


4446,61

2638,15

Bản đồ địa chính đã thành lập ở dạng số và giấy, có độ chính xác đảm bảo yêu
cầu lập hồ sơ địa chính và cấp giấy CNQSDĐ đất. Hệ thống hồ sơ địa chính thành lập
trên cơ sở các bản đồ địa chính đã đo chủ yếu ở dạng giấy, theo đúng quy định của
ngành Tài nguyên và Môi trường tại thời điểm thành lập. Tuy nhiên, do sự thay đổi
của pháp luật đất đai cùng với công tác cập nhật, chỉnh lý không được tiến hành
thường xuyên nên hồ sơ địa chính quản lý ở các cấp thiếu tính đồng bộ, đầy đủ, một số
khu vực đã bị lạc hậu, cần phải thành lập lại.
Ngoài ra, việc đo đạc lập bản đồ phục vụ cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho
thuê đất cũng được ngành quan tâm, tạo cơ sở trong việc định giá, thu thuế, đền bù bồi
thường về đất đai...
Tính đến nay, xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2010 cho cả xã theo quy định của ngành. Nội dung bản đồ phản ánh trung thực hiện
trạng sử dụng đất tại thời điểm báo cáo, chính xác về diện tích và đảm bảo tính pháp
lý. Độ chính xác của bản đồ hiện trạng sử dụng đất đạt yêu cầu, đáp ứng yêu cầu quản
lý và sử dụng đất của địa phương.
Việc xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất của kỳ quy hoạch trước được thực
hiện khá tốt, hiện tại toàn xã đã xây dựng bản đồ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Trang 15


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

đến năm 2010 và đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó, công tác xây

dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và quy hoạch sử dụng đất năm 2020 của
xã cũng đã và đang được triển khai theo quy định của Bộ Tài nguyên-Môi trường.
4. Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Xác định rõ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
nên trong những năm qua việc lập quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất trên
địa bàn xã được triển khai đồng bộ. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch - kế hoạch sử dụng
đất đai giai đoạn 2006-2010
Công tác điều tra lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hành lang pháp lý, là
cơ sở để quản lý và sử dụng đất đai, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu
tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật. Đối với cấp xã, đã hoàn
thành việc lập quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2010 huyện phê duyệt năm
1998, điều chỉnh quy hoạch được huyện phê duyệt năm 2007 và điều chỉnh bổ sung
quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được phê duyệt năm 2009.
Hiện nay UBND huyện đã phê duyệt và triển khai dự án đầu tư quy hoạch sử
dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) cho các cấp. Trên
cơ sở đó xã đang triển khai thực hiện. Hiện nay, xã Thạnh Đức đang tiến hành triển
khai thực hiện “Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5
năm 2011 – 2015 cấp xã và quy hoạch sử dụng đất chi tiết đến năm 2020.
5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cơ quan đoàn thể được
thực hiện thường xuyên. Ngành Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các Ngành
có liên quan tham mưu giải quyết các trường hợp chuyển nhượng QSDĐ, chuyển mục
đích SDĐ, hướng dẫn thực hiện công nhận đất ở theo Quyết định của Ủy ban nhân dân
huyện về ban hành hạng mức giao đất ở và hạn mức công nhận đất ở cho hộ gia đình, cá
nhân tại khu vực đô thị và nông thôn của xã;
- Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã
được xã Thạnh Đức thực hiện tốt theo sự chỉ đạo của UBND xã kết hợp với UBND
huyện.
6. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất

Nhìn chung việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong những năm qua đã được các cấp ngành địa
phương và người dân quan tâm.
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được tiến hành thường xuyên,
tính đến ngày 01/01/2010 tổng số lượng giấy chứng nhận đã cấp 2495 giấy cho hộ gia
đình cá nhân sản xuất nông nghiệp; và 3236 giấy cho đất ở cho các hộ gia đình cá nhân
trong địa bàn xã. Cụ thể:
- Cấp giấy cho hộ gia đình cá nhân 2495 giấy đất sản xuất nông nghiệp tương ứng với
diện tích theo bản đồ địa chính là 2020,65 ha.
- Cấp giấy đất ở cho các hộ gia đình cá nhân là 3236 giấy tương ứng với diện tích đất
theo bản đồ địa chính là 79,43 ha.

Trang 16


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sợ nghiệp cấp được 7 giấy tương ứng với diện tích đất
theo bản đồ địa chính là 1,4 ha.
- Đât quốc phòng cấp được 12 giấy tương ứng với diện tích theo bản dồ địa chính là
17,91 ha.
- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp cấp được 6 giấy tương ứng với diện tích
theo bản đồ địa chính là 2,49 ha.
- Đất có mục đích công cộng cấp được 9 giấy tương ứng với diện tích theo bản đồ địa
chính là 2,14 ha.
- Đất tôn giáo tín ngưỡng cấp được 5 giấy tương ứng với diện tích theo bản đồ địa
chính là 0,18 ha.
7. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được triển khai khá tốt. Đất đai
của xã đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành. Hoàn thành công tác kiểm kê
đất đai định kỳ 5 năm theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của thủ tướng Chính
phủ về kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010; Thông tư
số 08/2007/TT - BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007, Công văn số 1539/TCQLĐĐ –
CĐKTK ngày 26 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v hướng
dẫn nghiệp vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
Tuy công tác kiểm kê đất đai năm 2010 hoàn thành chậm hơn so với kế hoạch,
nhưng đã được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của Bộ Tài nguyên và Môi
trường cũng như của địa phương. Số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 đảm bảo chính
xác, phù hợp với hiện trạng sử dụng và quản lý đất đai tại địa phương, đáp ứng được
yêu cầu thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2015 và thực hiện các nhiệm
vụ liên quan đến đất đai của các ngành, các cấp trên địa bàn xã.
8. Quản lý tài chính về đất đai
Nhìn chung, đối với đất đai được giao và cấp giấy chứng nhận quy hoạch sử
dụng đất điều thông qua các đơn vị quản lý tài chính trong huyện và xã nên đảm bảo
đúng thủ tục và quy định về tài chính.
9. Quản lý và phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất trong thị trường
bất động sản
Ngành Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND xã thành lập ban chỉ đạo
và xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành điều tra, khảo sát giá chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, đóng góp ý kiến đề xuất xây dựng bảng giá đất cho năm
2011. Kết quả điều tra của xã đã tổng hợp và báo cáo về huyện đúng thời gian qui
định.
10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất:
Công tác quản lý đất đai nhìn chung có được sự lãnh đạo và điều hành tập trung kịp
thời của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn nên kết quả thu được tốt, đã hạng chế
được tình trạng tranh chấp đất đai. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý
đất đai cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, văn bản pháp lý về đất đai, đồng
thời phải tạo điều kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham mưu

về đất đai trước sự phát triển nhanh tróng của thị trường đất đai trong bối cảnh mới.

Trang 17


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử
lý các vi phạm pháp luật về đất đai
Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định
của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện
thường xuyên dưới nhiều hình thức như thanh, kiểm tra theo kế hoạch hoặc đột xuất...
Thông qua công tác thanh, kiểm tra đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật
đất đai cho người sử dụng đất, giảm sự vụ, mức độ, tính chất vi phạm các quy định của
pháp luật đất đai.
12. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại tố cáo, các vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng đất
Trong năm 2010 nhận 22 đơn (4 đơn tòa chuyển về ).
Tổng số hồ sơ giải quyết: 20 đơn
13. Quản lý các dịch vụ công về đất đai
- Trên địa bàn xã hiện nay đã có bản đồ giải thửa lưới toạ độ, đã đăng ký vào sổ
địa chính và đã được khoanh vùng, cấm mốc rõ ràng, một số tổ chức đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Trong công tác quản lý, sử dụng đất công còn nhiều thiết sót, chưa chặt chẽ,
không cấm mốc rỏ ràng, tình trạng dân tranh chấp, lấn chiếm đất công vẫn còn xảy ra,
chưa có biện pháp giải quyết triệt để.
II.2.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất.

1.1. Tổng diện tích đất nông nghiệp
+ Tổng diện tích đất nông nghiệp 6585,45 ha, chiếm 90,60% tổng diện tích tự
nhiên của xã, trong đó: đất trồng lúa 1611,98 ha (chiếm 22,18% diện tích tự nhiên);
đất cỏ dùng vào chăn nuôi 5,83 ha (chiếm 0,08%); đất trồng cây hàng năm khác
964,46 ha (chiếm 13,27% diện tích tự nhiên); đất trồng cây lâu năm 3982,21 ha (chiếm
54,78% diện tích tự nhiên); đất nuôi trồng thủy sản 19,60 ha (chiếm 0,27% diện tích tự
nhiên). Diện tích đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư nông thôn 3123,65 ha. Đối
với xã Thạnh Đức, diện tích đất nông nghiệp như vậy là tương đối phù hợp.
+ Diện tích đất nông nghiệp được giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng
3907,10 ha (chiếm 53,75%); Tổ chức kinh tế 2678,35 (chiếm 36,85%);
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
STT
1
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Chỉ tiêu
Đất nông nghiệp
Đất lúa
Đất cỏ chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản


NNP
DLN

LUN
HNK
CLN
NTS

Diện tích (ha)
6585,45
1611,98
5,83
964,,46
3982,21
19,60

% so với
DTTN
DTĐNN
90,60
24,48
22,18
0,09
0,08
14,65
13,27
60,47
54,78
0,30
0,27
24,48

(Nguồn: Tài liệu kiểm kê các xã)


Trang 18


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

1.2. Diện tích đất phi nông nghiệp
+ Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 683,41 ha chiếm 9,40%. Diện tích đất phi
nông nghiệp nằm trong khu dân cư nông thôn 498,70 ha. Diện tích đất phi nông nghiệp
được phân bố theo mục đích sử dụng như sau:
 Diện tích đất theo đối tượng sử dụng:
+ Hộ gia đình, cá nhân sử dụng 216,71 ha, chiếm 2,98% diện tích tự nhiên.
+ Diện tích đất do Uỷ ban xã sử dụng 10,10 ha, chiếm 0,14%.
+ Diện tích đất do Tổ chức kinh tế sử dụng 23,91 ha, chiếm 0,33%.
+ Diện tích đất do Cơ quan, đơn vị của nhà nước sử dụng 4,49 ha, chiếm
0,06%.
+ Diện tích đất do Tổ chức khác sử dụng 2,39 ha, chiếm 0,03%.
+ Diện tích đất do nhà đầu tư 100% vốn nước ngoài 0,96 ha, chiếm 0,01%.
+ Diện tích đất do cộng đồng dân cư sử dụng 0,71 ha, chiếm 0,01%.
 Diện tích theo mục đích sử dụng:
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Đơn vị tính: ha
% so với
STT

Chỉ tiêu




Diện tích
DTTN

PNN

Đất phi nông nghiệp

PNN

683,41

9,40

100,00

1

Đất ở nông thôn

ONT

211,51

2,91

30,95

2


Đất xây dựng TSCQ, CTSN

CTS

1,24

0,02

0,18

3

Đất cơ sở sản xuất kinh doanh

SKC

28,99

0,40

4,24

4

Đât giao thông

DGT

196,3


2,70

28,72

5

Đât thủy lợi

DTL

128,77

1.77

18,84

6

Đất năng lượng

DNL

0,37

0,01

0,05

7


Đất bưu chính viễn thông

DBV

0,09

0,00

0,01

8

Đất văn hóa

DVH

0,26

0,00

0,04

9

Đất y tế

DYT

1,16


0,01

0,17

10

Đất giáo dục

DGD

4,43

0,06

0,65

11

Đất thể thao

DTT

2,42

0,03

0,35

12


Đất chợ

DCH

2,42

0,03

0,35

13

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

3,1

0,04

0,45

14

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

21,41


0,29

3,13

15

Đất sông, suối

SON

83,19

1.14

12,17

Trang 19


Ngành Quản Lý Đất Đai

Bùi Tấn Giang

(Nguồn: Tài liệu kiểm kê các xã)
+ Đất ở nông thôn diện tích 211,51 ha chiếm 2,91% tổng diện tích đất tự nhiên,
tương ứng với 5001 hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất.
+ Đất chuyên dùng diện tích 364,20 ha chiếm 5,01% tổng diện tích đất tự nhiên,
trong đó:
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 1,24 ha. Chiếm 0,02% diện tích tự
nhiên.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 28,99 ha. Chiếm 0,40% diện tích tự
nhiên.
- Đất có mục đích công cộng 333,97 ha, chiếm 4,59% tổng diện tích tự nhiên,
trong đó: Đất giao thông 196,30 ha; đất thuỷ lợi 128,77 ha; đất công trình năng lượng
0,37 ha; đất công trình bưu chính viễn thông 0,09 ha; đất cơ sở văn hóa 0,26 ha; đất cơ
sở y tế 1,16 ha; đất cơ sở giáo dục, đào tạo 4,43 ha; đất cơ sở thể dục thể thao 2,42 ha;
đất chợ 0,17 ha.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng diện tích 3,10 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa diện tích 21,41 ha, chiếm 0,29% tổng diện tích tự
nhiên.
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng diện tích 83,19 ha, chiếm 1,14%
tổng diện tích tự nhiên.
2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất:
2.1. Về tăng, giảm diện tích đất theo mục đích sử dụng đất năm 2010 so với năm
2005
Tổng diện tích tự nhiên năm 2010 là 7268,86 ha, so với năm 2005 tổng diện
tích tự nhiên tăng 191,34 ha. Diện tích tăng là do đo đạc lại toàn bộ diện tích của xã,
diện tích tăng là do sai số của bản đồ cũ và bản đồ mới được đo đạc với công nghệ
hiện đại nên độ chính xác cao.
Bảng 6: Biến động sử dụng đất nông nghiệp xã Thạnh Đức năm 2000-2010
Đơn vị tính: ha
Biến động năm 2000-2005
STT

Loại đất sử dụng

Biến động năm 2005-2010

Tăng ( +)


Tăng (+)

Năm
2000

Năm
2005

Tổng diện tích tự nhiên

7077,52

7077,52

-

7077,52

7268,86

191,34

1

Đất nông nghiệp

6574,90

6476,60


-98,3

6476,60

6585,45

108,85

1.1

Đất lúa nước

2599,74

1995,77

-603,97

1995,77

1611,98

-383,79

1.2

Đất trồng cây lâu năm

3038,21


3478,67

440,46

3982,21

503,54

1.3

Đất rừng phòng hộ

Giảm (-)

-

Trang 20

Năm
2005

3478,67

Năm
2010

Giảm (-)



×