Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS
THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH KHÁNH HÒA
SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

HOÀNG NGỌC HÀ TRANG
07151080
DH07DC
2007-2011
Công Nghệ Địa Chính

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-




Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

LỜI CẢM ƠN
---o0o--Trong những năm tháng học tập trên ghế giảng đường, em
đã được các quý thầy cô tận tâm truyền đạt những kiến thức, kinh
nghiệm quý báu tạo cho em nền tảng vững chắc trên con đường sự
nghiệp sau này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các quý thầy cô ở Bộ
môn Công Nghệ Địa Chính đã đào tạo, hướng dẫn cho em những
kiến thức lý thuyết cũng như thực hành, giúp em có thể ứng dụng
và phát huy trong công tác, nghề nghiệp của mình.
Em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện và động viên em
trong suốt thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS Trần Thanh Hùng đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp cho
em hoàn thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Anh, Chị ở
sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Khánh Hòa đã cung cấp tài liệu,
dữ liệu cũng như cố vấn cho em những vấn đề thực tế trong quá
trình thực hiện đề tài.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kiến thức bản thân và thời
gian thực hiện đề tài có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều
khiếm khuyết, rất mong được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện

Hoàng Ngọc Hà Trang


iii


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Hoàng Ngọc Hà Trang, Bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa
Quản lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ARCGIS THÀNH LẬP BẢN ĐỒ TÀI
NGUYÊN DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA”.
Giáo viên hướng dẫn: T.S Trần Thanh Hùng, Bộ môn Bất Động Sản, Khoa Quản lý
Đất đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung tóm tắt:
Tài nguyên du lịch là nguồn lực quan trọng, mang tính quyết định sự phát triển
ngành du lịch. Hiện nay, tại Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, tài nguyên du
lịch rất phong phú và tiềm năng khai thác còn rất lớn. Tuy nhiên, việc khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên này ở Khánh Hòa nói riêng chưa thật sự đồng bộ, có hiệu quả
và hợp lý.
Công nghệ GIS ngày càng được ứng dụng rộng rãi và là công cụ hỗ trợ đắc lực
trong nhiều ngành,nhiều lĩnh vực quan trọng, trong đó có quản lý tài nguyên – môi
trường. giúp người dùng có thể đưa ra các quyết định nhằm khai thác, quản lý hiệu quả,
tiết kiệm nhất các nguồn lục đó nhờ việc phân tích, đánh giá đầy đủ hiện trạng và tiềm
năng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khoáng sản, nguồn nước, môi trường)
thông qua công cụ của GIS. Trong các phần mềm của GIS, phần mềm ArcGIS có những
tính năng và ưu điểm nổi bật có thể giúp người dùng tạo lập, xử lý, phân tích dữ liệu,
chỉnh sửa biên tập bản đồ nhanh chóng và hiệu quả cao. . Đồng thời cho phép người dùng
nắm bắt thông tin chinh xác về các đối tượng trên bản đồ và truy xuất dữ liệu phục vụ cho

các công tác liên quan.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu để tài: “Ứng dụng ArcGIS thành lập bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Khánh Hòa”.
Nội dung nghiên cứu gồm:
- Điều tra, thu thập tài liệu về các nguồn tài nguyên du lich của tỉnh Khánh Hòa
- Phân tích tình hình thực trạng du lịch của tỉnh Khánh Hòa hiện nay.
- Đánh giá nguồn tài liệu, số liệu bản đồ.
- Xây dựng bản đồ tài nguyên du lịch.
- Nhận xét tính hiệu quả của việc xây dựng bản đồ trong việc phát triển ngành du
lịch.
- Đề xuất các phương án nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng
các nguồn tài nguyên du lịch.
Kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính cho các đối tượng là các nguồn
tài nguyên du lịch.
- Tìm hiểu về phần mềm ArcGIS Destop
- Xây dựng các biểu đồ thể hiện thông tin liên quan.
iv


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

MỤC LỤC
Trang 
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
PHẦN I TỔNG QUAN
3
I.1.Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 3

I.1.1.Cơ sở khoa học .................................................................................................... 3
I.1.2.Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 21
I.1.3.Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 21
I.2.Khái quát địa bàn nghiên cứu ................................................................................... 21
I.2.1.Lịch sử hình thành ............................................................................................. 21
I.2.2.Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 22
I.2.3.Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 25
I.3.Nội dung, phương tiện và phương pháp nghiên cứu................................................. 27
I.3.1.Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 27
I.3.2.Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 27
I.3.3.Phương tiện nghiên cứu ..................................................................................... 28
I.3.4.Quy trình thực hiện ............................................................................................ 29
PHẦN II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
30
II.1.Giới thiệu các tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa ............................................ 30
II.1.1.Các vịnh ........................................................................................................... 30
II.1.2.Các danh lam thắng cảnh nổi tiếng .................................................................. 33
II.1.3.Các lễ hội truyền thống ..................................................................................... 34
II.1.4.Các hoạt động khác ........................................................................................... 35
II.2.Thực trạng – thuận lợi và khó khăn về phát triển du lịch Khánh Hòa .................... 36
II.2.1.Thực trạng về phát triển du lịch Khánh Hòa .................................................... 36
II.2.2.Những cơ hội thuận lợi và khó khăn thách thức cho phát triển du lịch Khánh
Hòa ............................................................................................................................ 39
II.3.Xây dựng bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Khánh Hòa ............................................. 39
II.3.1.Đánh giá tài liệu, số liệu bản đồ ....................................................................... 39
II.3.2.Xây dựng cơ sở toán học cho bản đồ ............................................................... 40
II.3.3.Xây dựng cơ sở dữ liệu cho bản đồ nền ........................................................... 42
II.3.4.Xây dựng nội dung chuyên đề cho bản đồ TNDL ........................................... 48
II.3.5.Trình bày bản đồ tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa ............................... 52
II.3.6.Đánh giá việc sử dụng phần mềm ArcGIS trong việc thành lập bản đồ tài

nguyên du lịch tỉnh Khánh Hòa ................................................................................. 55

v


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

II.3.7.Đóng góp giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác và sử dụng
các tài nguyên du lịch ................................................................................................ 56
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
59

vi


Ngành Công Nghệ Địa Chính

TNDL :
TNDLTN :
TNDLNV:
GIS:
DBMS:
UBND:
HĐND :
APEC:
WTO:

Viện NCPT Du Lịch:
MICE:

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch tự nhiên
Tài nguyên du lịch nhân văn
Hệ thống thông tin địa lý
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
Tổ chức thương mại Thế giới
Viện nghiên cứu phát triển du lịch
Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội
nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm).

vii


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình dân số theo cấp huyện ở Khánh Hòa (2009)
Bảng 2: Kết quả kinh doanh du lịch của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 3: Thống kê số lượng cơ sở lưu trú tại tỉnh Khánh Hòa

Bảng 4: Thuộc tính của RANH_GIOI
Bảng 5: Bảng thuộc tính của lớp GIAO_THONG
Bảng 6: Bảng thuộc tính lớp THUY_VAN
Bảng 7: Bảng thuộc tính của lớp thông tin DIEM
Bảng 8: Bảng thuộc tính của lớp thông tin VUNG
Bảng 9: Bảng dự báo lượng du khách đến Khánh Hòa 2010 – 2020
Bảng 10: Bảng tỷ lệ giữa các loại hình du lịch của tỉnh Khánh Hòa
Bảng 11: số lượng các di tích và địa chỉ có dấu lịch sử ở Khánh Hòa (2010)

Trang  
26 
36 
37 
42 
43 
43 
48 
50 
52 
53 
53 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các chức năng của GIS
16 
Sơ đồ 3: Quy trình thành lập bản đồ tài nguyên du lịch
29 
Sơ đồ 4: Quy trình thiết kế cơ sở dữ liệu cho bản đồ nền
42 

Sơ đồ 5: Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu cho các lớp thông tin.
43 
Sơ đồ 6: Quy trình xây dựng bản đồ TNDL dạng điểm
48 
Sơ đồ 7: Quy trình xây dựng bản đồ TNDL dạng vùng
50 
Biểu đồ 1: Biểu đồ dự báo lượng du khách và doanh thu của Khánh Hòa 2010 – 2020 52 
Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ giữa các loại hình du lịch của tỉnh Khánh Hòa
53 
Biểu đồ 3: Số lượng các di tích – địa chỉ có dấu lịch sử của tỉnh Khánh Hòa
54 
 

viii


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

DANH SÁCH CÁC HÌNH MINH HỌA
Hình I.1 Phương pháp kí hiệu
Hình I.2 Phương pháp biểu đồ định vị
Hình I.3 Phương pháp đường chuyển động
Hình I.4 Phương pháp đường đồng mức
Hình I.5 Phương pháp chấm điểm
Hình I.6 Phương pháp khoanh vùng
Hình I.7 Phương pháp khoanh vùng
Hình I.8 Phương pháp bản đồ biểu đồ
Hình I.9 Phương pháp đồ giải

Hình I.10 Các thành phần của GIS
Hình I.11 Chồng xếp các bản đồ
Hình I.12 Phân loại lại bản đồ
Hình I.13 Định dạng dữ liệu Vector và Raster
Hình I.14 Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa
Hình II.1 : Một góc của Vịnh Vân Phong
Hình II.2 : Vịnh Nha Trang nhìn từ trên cao
Hình II.3 : Vịnh Cam Ranh
Hình II.4 Kết nối dữ liệu trong ArcCatalog
Hình II.5 Giao diện tạo Personal Geodatabase
Hình II.6 Lớp ranh giới
Hình II.7 Bảng thuộc tính lớp ranh giới
Hình II.8 Lớp giao thông
Hình II.9 Bảng thuộc tính lớp giao thông
Hình II.10 Lớp thủy văn
Hình II.11 Bảng thuộc tính lớp thủy văn
Hình II.12 Bản đồ nền gồm các lớp giao thông, thủy văn, ranh giới
Hình II.13 Bảng thuộc tính của lớp DIEM
Hình II.14 Tạo ký hiệu dạng điểm cho các điểm tài nguyên du lịch
Hình II.15 Bảng thuộc tính của lớp VUNG
Hình II.16 Tạo kí hiệu cho các vùng tài nguyên du lịch
Hình II.17 Bảng chú giải cho bản đồ tài nguyên du lịch Khánh Hòa

ix

Trang



10 

10 
11 
11 
12 
12 
14 
14 
15 
17 
23 
30 
31 
32 
40 
41 
44 
45 
45 
46 
46 
47 
47 
49 
49 
51 
51 
54 


Ngành Công Nghệ Địa Chính


SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
Khánh Hoà là một tỉnh ven biển Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam. Là địa
phương có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và cảnh
quan môi trường sinh thái biển; khí hậu ôn hòa, quanh năm nắng ấm. Nơi đây hội đủ các
dạng địa hình cơ bản vùng núi bán sơn địa, có núi rừng, đồng bằng, miền ven biển, hải
đảo; có thềm lục địa và vùng lãnh hải rộng, bờ biển dài với nhiều hòn đảo lớn nhỏ cùng
nhiều vịnh biển đẹp. Với tất cả những lợi thế như vậy đã đem lại cho tỉnh Khánh Hòa một
tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ.
Thời gian qua, Khánh Hòa đã rất quan tâm đẩy mạnh việc khai thác tiềm năng và
thế mạnh về du lịch, trong đó nổi trội là không gian mặt nước vịnh Nha Trang, tài nguyên
biển - đảo để xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với các hoạt động vui chơi, giải trí, nghỉ
dưỡng, thể thao mạo hiểm. Có thể khẳng định biển - đảo là một trong những tiềm năng và
thế mạnh của du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Các lễ hội truyền thống của địa phương
như lễ hội Am Chúa, lễ hội Tháp Bà Ponagar, lễ hội Cầu Ngư… là những lễ hội truyền
thống quan trọng của địa phương đã thu hút hàng vạn lượt khách hành hương về tham gia.
Du lịch hành hương, lễ hội đang được coi là một loại hình du lịch đầy tiềm năng của
Khánh Hòa cùng với du lịch biển.
Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua
đã nảy sinh một số vấn đề cần được các cấp có thẩm quyền, các nhà quản lý quan tâm và
có hướng điều chỉnh kịp thời. Tại hội thảo “Xây dựng kế hoạch marketing du lịch Việt
Nam giai đoạn 2008 - 2015” do Tổng cục Du lịch tổ chức tại Nha Trang, các nhà chuyên
môn đã cảnh báo: Tình trạng khai thác tài nguyên du lịch ở Khánh Hòa thời gian qua đang
ở tình trạng mất cân đối. Các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ở Khánh Hòa hiện
đang ở tình trạng khai thác thiếu cân đối. Vì vậy; việc thành lập bản đồ tài nguyên du lịch
nhằm phục vụ cho việc khai thác, sử dụng, quản lý các điểm du lịch có hiệu quả cao, bảo
vệ cảnh quan môi trường, tránh lãng phí tài nguyên, xây dựng môi trường du lịch an toàn
và bền vững là điều cấp thiết.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung, bản đồ số (bản đồ điện tử) ra
đời và mang nhiều tính ưu việt như: linh hoạt trong sử dụng, dễ cập nhật và truy vấn
thông tin, cho phép tự động hoá nhiều công đoạn trong quy trình thành lập bản đồ từ khâu
nhập số liệu đến khi in ra bản đồ. So với các phần mềm khác (Autocard, ArcView GIS,
Mapinfo, …), ArcGIS cho phép tạo lập, chỉnh sửa, biên tập bản đồ một cách nhanh chóng
và giao diện đẹp.
Từ những vấn đề trên và được sự phân công bộ môn Công Nghệ Địa Chính khoa
Quản lý đất đai & Bất Động Sản, trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, dưới sự
hướng dẫn của T.S Trần Thanh Hùng, em thực hiện đề tài :
“ Ứng dụng phần mềm ArcGIS thành lập bản đồ tài nguyên du lịch tỉnh Khánh
Hòa” để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Mô hình hóa bức tranh tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa nhằm giúp người
đọc nắm bắt tình hình một cách trực quan sinh động và tiết kiệm thời gian. Đồng thời hỗ
1


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

trợ các nhà quản lý theo dõi tình hình phát triển tài nguyên du lịch tìm ra các giải pháp
nhằm khai thác hợp lý và tốt hơn. Từ đó có thể đưa ra các loại hình du lịch phù hợp để
giúp ngành du lịch có thể phát triển một cách hiệu quả và bền vững – đáp ứng với các yêu
cầu trong giai đoạn mới _ giai đoạn Việt Nam hội nhập với thế giới.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu các vấn đề về cơ sở dữ liệu không
gian và thuộc tính liên quan đến các tài nguyên du lịch hiện có trên địa bàn
đồng thời lập bản đồ tài nguyên du lịch của tỉnh Khánh Hòa
 Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian: số liệu về du lịch được Sở Thể thao – Văn hóa – Du lịch cung
cấp từ 2010 – 2020.
+ Không gian: các huyện thuộc địa bàn tỉnh Khánh Hòa
+ Thời gian thực hiện đề tài : 15/5 – 15/8/2011

2


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

PHẦN I TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Tài nguyên du lịch
1. Khái niệm
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng
lượng và thông tin trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể sử dụng
phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình.
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự
nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.
Tài nguyên du lịch là một dạng dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung.
Luật du lịch 2005, Điều 4. Mục 4.
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử-văn
hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và giá trị nhân văn khác có thể được sử
dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch
Luật du lịch 2005, Điều 13. Mục 1.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn

đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích
du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hoá, các yếu tố văn hoá, văn
nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng
tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng
phục vụ mục đích du lịch.
Như vậy, tài nguyên du lịch được xem như là tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế
cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và
hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
2. Đặc điểm chung của tài nguyên du lịch
Để khai thác và sử dụng tốt các TNDL, ta cần hiểu rõ các đặc điểm các nguồn tài
nguyên này. TNDL có những đặc điểm chính sau:
- TNDL là loại tài nguyên có thể tái tạo được đặc biệt.
- TNDL thường thuộc loại tài nguyên có tính đa dụng.
- TNDL là thành phần cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch, hay nói cách khác nó là
yếu tố đặc trưng của sản phẩm du lịch.
- TNDL có tính sở hữu chung.
- TNDL gắn chặt với vị trí địa lý.
- TNDL có tính mùa vụ khá rõ rệt.
- Giá trị của TNDL phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan.
3


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

- TNDL có khả năng sử dụng nhiều lần nếu tuân theo các qui định về sử dụng tự

nhiên một cách hợp lý, thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ chung.
3. Tài nguyên du lịch tự nhiên
a. Địa hình (phong cảnh ngoạn mục)
Phong cảnh là tổ hợp các thành phần tự nhiên (địa hình, lớp phủ thực vật) mà con
người có thể nhìn thấy được. Địa hình nói chung không thể là TNDL mà chính là giá trị
thẩm mỹ của một số dạng địa hình, tạo nên những cảnh đẹp và tạo nên sự hấp dẫn khách
du lịch sẽ là TNDL tự nhiên.
Phong cảnh thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch bởi những đặc điểm như: sự kỳ thú
(mức độ khác biệt của các cảnh quan khu vực du lịch so với khu vực thường trú), tính độc
đáo (tần số lặp lại hay không bao giờ lặp lại của các đối tượng và hiện tượng), độ tương
phản (núi cao, sông sâu…), sự đa dạng của phong cảnh thiên nhiên ở khu vực…
b. Khí hậu phù hợp
Khí hậu tồn tại ở mọi vùng trên Trái Đất. Do vậy khó có thể nói khí hậu là
TNDLTN được. Cũng như địa hình, khí hậu nhìn chung được coi là điều kiện của hoạt
động du lịch. Tuy nhiên ở một số nơi, nếu không có điều kiện khí hậu phù hợp không thể
triển khai được một số loại hình du lịch cụ thể (ví dụ như Vũng Tàu không thể là một bãi
biển nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách mỗi năm nếu ở đó có khí hậu như Đà Lạt hoặc Sa
Pa. Ngược lại Đà Lạt, Sa Pa sẽ không có tên trên bản đồ du lịch Việt Nam nếu ở đây có
khí hậu nóng như ở Vũng Tàu). Như vậy không phải cứ khí hậu ôn hoà, mát mẻ được coi
là tài nguyên du lịch mà phải là có khí hậu phù hợp với loại hình du lịch nào đó.
c. Tài nguyên nước
Đối với đời sống con người, nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá. Đối với
du lịch nước cũng có thể được coi là tài nguyên, đặc biệt là nước mặt và nước khoáng.
Nước mặt là nước tồn tại trên bề mặt Trái Đất trong các sông hồ, biển và đại
dương. Ngoài giá trị đối với đời sống con người là cung cấp nguồn nước phục vụ sinh
hoạt và phục vụ sản xuất hàng ngày, tài nguyên nước có hai ý nghĩa lớn đối với du lịch.
Thứ nhất, nước góp phần tạo nên cảnh quan ngoạn mục, hấp dẫn du khách (những dòng
sông uốn lượn hoặc những thác nước hùng vĩ luôn có sức hấp dẫn đối với khách du lịch).
Bên cạnh đó, tài nguyên nước còn là điều kiện để phát triển các loại hình du lịch thuộc về
sông nước như du lịch thể thao nước (bơi, tắm, lội...), du lịch trên du thuyền...

Bên cạnh nước mặt, nước khoáng cũng là một loại TNDL hấp dẫn. Với tư cách là
TNDL, nước khoáng là nước thiên nhiên (chủ yếu là nước dưới đất) có chứa một số
thành phần vật chất đặc biệt (các nguyên tố hoá học, các khí, các nguyên tố phóng xạ...)
hoặc có một số tính chất vật lý (nhiệt độ cao, độ pH...) có tác dụng tốt đối với sức khoẻ
con người.
d. Sinh vật
Thế giới động thực vật luôn có sức hấp dẫn đối với du khách. Cảnh quan thiên
nhiên có một vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người và là một trong
những nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch, đặc biệt là loại hình Du lịch
sinh thái.
4


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

Về tài nguyên sinh vật, rừng không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt kinh tế, sinh thái, mà
còn có giá trị đối với du lịch, nhất là rừng nguyên sinh hoặc thuần chủng. tất nhiên không
phải mọi tài nguyên động thực vật đều là đối tượng tham gia du lịch. Tùy vào mục đích
khác nhau, người ta đưa ra các chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục đích du lịch.
4. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Di tích
Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo
vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Các di
tích có thể được phân theo hai tiêu chí là giá trị và nội dung. Phân theo giá trị có các di
tích đặc biệt quan trọng, di tích được xếp hạng và di tích có ý nghĩa địa phương. Phân
theo nội dung có di tích khảo cổ, di tích lịch sử (trong đó có di tích lịch sử tôn giáo tín
ngưỡng và di tích lịch sử cách mạng), di tích kiến trúc nghệ thuật và danh lam thắng cảnh.
b. Các TNDLNV vật thể (hữu hình) khác

Những công trình đương đại nhiều khi cũng tạo ra một sức hấp dẫn lớn đối với du
khách tới tham quan và nghiên cứu. Các công trình đương đại bao gồm các tòa nhà, hệ
thống cầu, cống, đường sá, các viện trung tâm nghiên cứu, nhà máy, các công trình kiến
trúc lớn, có giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc biệt, độc đáo.
Thư viện, bảo tàng, nhà lưu niệm, rạp hát, công viên, khu vui chơi giải trí cũng có
thể coi là các TNDLNV hữu hình.
Các sản phẩm lao động đặc trưng (đồ thủ công, mỹ nghệ), các món ăn dân gian
hay đặc sản truyền thống cũng có sức hấp dẫn đặc biệt với du khách.
Làng nghề, phố nghề cùng các sản phẩm nghề truyền thống cũng là một điểm thu
hút các du khách.
c. Lễ hội
Lễ và hội gọi chung là lễ hội truyền thống, là một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc
sắc phản ánh đời sống tâm linh của mỗi dân tộc. Là một hình thức sinh hoạt tập thể của
nhân dân thường được tổ chức vào thời điểm cố định trong năm để kỷ niệm những sự
kiện lịch sử trọng đại của đất nước, hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của
nhân dân, hay chỉ đơn thuần là những hoạt động có tính chất vui chơi giải trí. Nhìn chung,
các lễ hội nổi tiếng có sức hấp dẫn rất lớn đối với du khách, Trong các loại TNDLNV thì
lễ hội truyền thống là tài nguyên có giá trị rất lớn.
d. Các TNDLNV phi vật thể khác
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có ý nghĩa với du lịch là các tập tục lạ
về cư trú, về tổ chức xã hội, về thói quen ăn uống, sinh hoạt, kiến trúc, trang phục,… Mỗi
dân tộc có những điều kiện sinh sống, những đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán, hoạt
động sản xuất mang những sắc thái riêng của mình và có những địa bàn cư trú nhất định.
Những đặc thù của từng dân tộc có sức hấp dẫn riêng đối với khách du lịch.
Những hoạt động mang tính sự kiện như các giải thể thao lớn, các cuộc triển lãm
thành tựu kinh tế quốc dân, các hội chợ, liên hoan phim ảnh quốc tế, các sự kiện lớn mang
tầm quốc gia và quốc tế… cũng là đối tượng hấp dẫn khách du lịch.
5



Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

I.1.1.2. Bản đồ học
1. Bản đồ
a. Khái niệm
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ của mặt đất lên trên một mặt phẳng tuân theo một quy
luật toán học nhất định chỉ rõ sự phân bố trạng thái, mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên,
kinh tế - xã hội mà đã được chọn lọc đặc trưng theo yêu cầu của mỗi bản đồ cụ thể.
b. Đặc điểm
Có 4 đặc điểm quan trọng sau:
- Phản ánh hiện thực địa lý (các thực thể, hiện tượng, quá trình, tính chất, trạng thái
trong mối quan hệ định vị trong không gian).
- Được xác định về mặt toán học – hệ quy chiếu, tỷ lệ.
- Phản ánh hiện thực địa lý có chọn lọc, xuất phát từ một số điều kiện, trong đó quan
trọng nhất là mục đích và tỷ lệ bản đồ.
- Phản ánh hiện thực địa lý bằng mô hình ký hiệu là chủ yếu.
2. Bản đồ số
a. Khái niệm
Bản đồ số là mô hình số của bản đồ địa hình, bản đồ chuyên đề, bản đồ chuyên
môn, được thể hiện ở dạng số đối với tọa độ mặt phẳng (x, y), độ cao và các số liệu thuộc
tính đã được mã hóa. Bản đồ số được thành lập trong phép chiếu, hệ thống ký hiệu quy
định đối với các bản đồ cùng kiểu đã biết, có tính đến tổng quát hóa và các yêu cầu về độ
chính xác.
b. Đặc điểm
Bản đồ số có các đặc điểm sau:
- Bản đồ số có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của bản đồ truyền thống: cơ sở toán học,
các nội dung thông tin thể hiện, sử dụng ký hiệu bản đồ. Nhưng thông tin được lưu trữ
dưới dạng số.

- Thông tin của bản đồ được cấu trúc theo kiểu raster hoặc vector, tổ chức thành các
file bản đồ riêng lẽ, hoặc liên kết thư mục trong các cơ sỡ dữ liệu bản đồ hoặc hệ thống
thông tin địa lý (GIS).
- Để sử dụng và làm việc với bản đồ số, phải có máy tính điện tử và các thiết bị liên
quan, các phần mềm chuyên dụng.
- Bản đồ số ngoài việc phải đạt được các điều kiện và tiêu chuẩn như bản đồ truyền
thống (độ chính xác, nội dung, quy tắc,…), nó còn có ưu điểm:
+ Cho khả năng giao diện trực tiếp, thuận lợi và linh hoạt giữa người dùng với
thông tin bản dồ. Có tính chuẩn hóa cao, chuẩn hóa về: dữ liệu, tổ chức, thể hiện
dữ liệu.
+ Tính linh hoạt của bản đồ rất cao thể hiện ở khả năng dễ dàng cập nhật, chỉnh
sửa hoặc có thể thay đổi về thiết kế, trình bày, ký hiệu.

6


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

+ Quá trình nhập số liệu và biên vẽ bản đồ có nhiều khó khăn, phức tạp, nhưng
khâu sử dụng về sau lại có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao về thời gian
lẫn chi phí.
3. Bản đồ chuyên đề
a. Khái niệm
Bản đồ chuyên đề là bản đồ thể hiện những hiện tượng riêng biệt của tự nhiên, xã
hội hay những tổ hợp, những phức hệ của chúng. Đối tượng phản ánh chủ yếu có thể là
một trong những nội dung của bản đồ địa lý tổng hợp (địa hình, thủy văn,…) hoặc là
những nội dung mà bản đồ địa lý tổng hợp không đề cập đến (sự kiện lịch sử, nhiệt
độ,…).

b. Đặc điểm
Trên bản đồ chuyên đề có sự phân chia thành phần chính và phụ. Những đối tượng
thuộc thành phần chính được ưu tiên thể hiện, những đối tượng phụ có tính chất làm rõ
nét hơn các thành phần chính hoặc giúp cho việc đọc bản đồ được dễ dàng thì sẽ tổng quát
hóa cao hơn.
Bản đồ chuyên đề thường đi sâu vào nội dung bên trong hiện tượng, trong khi bản
đồ địa lý chung chỉ phản ánh đường nét bên ngoài của hiện tượng.
c. Cơ sở toán học của bản đồ
 Hệ quy chiếu toạ độ và độ cao quốc gia VN-2000
Theo quyết định số 83/2000/QĐ – TTg ngày 12/7/2000 cả nước sử dụng hệ quy
chiếu và hệ toạ độ quốc gia mới hệ VN – 2000 thay thế hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc
gia cũ HN-72. Cho nên, tất cả các loại bản đồ được thành lập sử dụng thống nhất theo hệ
thống này. Hệ VN-2000 được xác định bởi:
 Hệ quy chiếu cao độ là một mặt QuasiGeoid đi qua một điểm được định
nghĩa là gốc có cao độ 0.000 mét tại Hòn Dấu, Hải Phòng. Sau đó dùng phương pháp thuỷ
chuẩn truyền dẫn tới những nơi cần xác định khác, xa hơn.
 Hệ quy chiếu toạ độ trắc địa là một mặt Ellipsoid kích thích do WGS-84
được định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam với các tham số xác định:
-

Bán trục lớn a = 6.378.137 m

-

Độ lệch tâm thứ nhất e2 = 0.00669437999013

-

(hay độ dẹt (f) = 1/298.257223563)


-

Phép chiếu hình trụ ngang đồng góc UTM. Múi chiếu 30 hoặc 60

-

Điểm gốc toạ độ Quốc gia: Điểm Noo đặt tại Viện Nghiên cứu Địa Chính,
đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
 Tỷ lệ bản đồ
Chọn tỷ lệ đo vẽ bản đồ phải căn cứ vào mục đích thành lập bản đồ chuyên đề
phân bố mục đích sử dụng đất, hình dạng và kích thước của đơn vị hành chính. Bên cạnh
đó phải thể hiện các yếu tố nền, yếu tố chuyên đề một cách đầy đủ và chính xác, ngoài ra

7


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

cần phải chú ý đến phương tiện, trang thiết bị và nguồn tài chính để lựa chọn tỷ lệ bản đồ
cho phù hợp.
 Phân mảnh và đánh số phiên hiệu mảnh, tên gọi của bản đồ chuyên đề
Việc phân chia mảnh, đánh số phiên hiệu mảnh và ghi tên gọi của bản đồ chuyên
đề phân bố mục đích sử dụng đất phải dựa trên cơ sở hình dạng, kích thước của từng đơn
vị hành chính cấp xã, mục đích và ý nghĩa của việc thành lập bản đồ chuyên đề phân bố
mục đích sử dụng đất.
 Độ chính xác của bản đồ chuyên đề
-


Hệ thống bản đồ chính xác và thể hiện đầy đủ các yếu tố nội dung theo yêu cầu của
tình hình phân bố mục đích sử dụng đất.

-

Đảm bảo chính xác các số liệu, tài liệu bản đồ thu thập được qua đánh giá phân
tích.

- Cơ sở dữ liệu đầu vào chuẩn và thống nhất.
d. Phương pháp biểu thị
Phương pháp biểu thị nội dung bản đồ là nguyên tắc, cách thức vận dụng hệ thống
kí hiệu để diễn tả đối tượng hiện tượng địa lí khác nhau về nội dung cũng như về mặt
phân bố không gian.
Có 10 phương pháp thể hiện nội dung bản đồ, gồm:
 Phương pháp kí hiệu
Là phương pháp thể hiện các đối tượng định vị tại những vị trí xác định trên bản đồ
như xí nghiệp, trường học, vùng dân cư,…Các dạng kí hiệu thường gặp: kí hiệu chữ, kí
hiệu hình học, kí hiệu tượng trưng, kí hiệu hình vẽ.

Hình I.1 Phương pháp kí hiệu

8


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

 Phương pháp biểu đồ định vị
Là phương pháp dùng các biểu đồ định vị thể hiện giá trị của hiện tượng theo tháng

hoặc theo các chu kỳ như : biểu đồ lượng mưa, đường cong nhiệt độ, biểu đồ hoa gió,…

Hình I.2 Phương pháp biểu đồ định vị
 Phương pháp đường chuyển động
Là phương pháp dùng để thể hiện sự di chuyển của hiện tượng như: dòng chảy,
dòng hải lưu, di dân, di cư động vật, chuyển quân, vận chuyển hành khách,…. Các dạng
thể hiện thường gặp là: dạng vector, dạng đường nét, dạng băng,…

Hình I.3 Phương pháp đường chuyển động

9


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

 Phương pháp đường đồng mức (đường đẳng trị)
Là phương pháp thể hiện các đối tượng, hiện tượng bởi các đường cong có cùng
giá trị. Phương pháp này thường dùng cho những đối tượng, hiện tượng liên tục, thể hiện
hệ thống các đường cùng giá trị đồng thời còn phản ánh được đặc tính về chất lượng.

Hình I.4 Phương pháp đường đồng mức
 Phương pháp chấm điểm
Là phương pháp thể hiện sự phân bố hiện tượng, đối tượng bằng các điểm với các
chỉ số nhất định. Khác với phương pháp kí hiệu, phương pháp điểm không biểu diễn một
đối tượng cụ thể mà biểu diễn một khái niêm chung về sự phân bố của đối tượng hoặc
hiện tượng. Hình dạng thể hiện là dùng điểm dạng hình tròn, quy mô, kích thước dạng
hình tròn chỉ ra giá trị của đối tượng, hiện tượng.


Hình I.5 Phương pháp chấm điểm
10


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

 Phương pháp khoanh vùng
Là phương pháp biểu diễn một hiên tượng nào đó phát triển trên một diện tích
không lớn phân bố ở dạng phân tán phát triển thành vùng hoặc không đồng đều trên lãnh
thổ mà chỉ có ở từng vùng nhất định, bản chất của phương pháp này là khoanh vùng các
hiện tượng khác nhau có thể không kề nhau, xen kẽ nhau hoặc che nhau. Sử dụng contour
khoanh vùng sự phân bố các hiện tượng.

Hình I.6 Phương pháp khoanh vùng
 Phương pháp nền chất lượng
Là phương pháp phân chia lãnh thổ bản đồ thành những khu vực đồng nhất về chất
lượng (phân vùng địa lý tự nhiên, khu vực kinh tế, chính trị,…) dựa vào dấu hiệu chất
lượng để xem xét và phân chia các khu vực. Từ những khu vực cùng loại hoặc cùng đặc
tính thì được biểu diễn bằng một trong những phương tiện đồ họa: tô nền, đồ họa trải
nét,… Quan trọng nhất đối với phương pháp này là xác định ranh giới các khu vực và
tổng hợp các đặc điểm theo định tính.

Hình I.7 Phương pháp khoanh vùng

11


Ngành Công Nghệ Địa Chính


SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

 Phương pháp bản đồ biểu đồ
Là phương pháp khái quát số liệu thống kê bằng các biểu đồ theo các đơn vị hành
chính. Phương pháp này biểu thị đại lượng tổng cộng của đối tượng, hiện tượng trên một
đơn vị hành chính lãnh thổ phân chia.

Hình I.8 Phương pháp bản đồ biểu đồ
 Phương pháp đồ giải
Là phương pháp biểu diễn cường độ trung bình của hiện tượng đối tượng trên một
đơn vị hành chính lãnh thổ phân chia. Thang đồ giải dùng để thể hiện các chỉ số trung
bình của từng hiện tượng.

Hình I.9 Phương pháp đồ giải

12


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

e. Phân loại bản đồ chuyên đề
Theo đề mục, bản đồ chuyên đề được chia ra làm 4 nhóm. Trong mỗi bản đồ
chuyên đề chứa nội dung khác nhau, ứng với mỗi nội dung đó sẽ có phương pháp thành
lập và cách biểu thị khác nhau. Các nhóm bản đồ chuyên đề là:
- Bản đồ địa lí tự nhiên
- Bản đồ dân cư
- Bản đồ kinh tế

- Bản đồ văn hóa – kỹ thuật
I.1.1.3. Bản đồ tài nguyên du lịch
 Khái niệm
Bản đồ tài nguyên du lịch là bản đồ chuyên đề thuộc nhóm bản đồ văn hóa – kỹ
thuật. Đây là loại bản đồ du lịch phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.
Bản đồ tài nguyên du lịch là bản đồ cung cấp các thông tin về các nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên (như khí hậu, các đặc điểm hình thái địa hình, tài nguyên nước,
tài nguyên động thực vật, tài nguyên đất và các nguy cơ tai biến tự nhiên) và tài nguyên
du lịch nhân văn (các di tích lịch sử, văn hóa, các lễ hội, làng nghề và các công trình kiến
trúc đương đại).
 Đặc điểm
Bản đồ này là cơ sở khoa học để nghiên cứu phục vụ quy hoạch phát triển du lịch ở
cấp lãnh thổ. Nó phản ánh tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế văn hóa và xã hội của lãnh
thổ, cung cấp cho nhà quy hoạch nguồn thông tin phong phú, đa dạng cần thiết và đáng
tin cậy cho việc phát triển quy hoạch du lịch.
I.1.1.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
1. Khái niệm
GIS - Geographic Information System hay hệ thống thông tin địa lý được hình
thành từ ba khái niệm địa lý, thông tin và hệ thống. Khái niệm “địa lý” liên quan đến các
đặc trưng về không gian, vị trí. Các đặc trưng này ánh xạ trực tiếp đến các đối tượng trong
không gian. Chúng có thể là vật lý, văn hóa, kinh tế… trong tự nhiên. Khái niệm “thông
tin” đề cập đến phần dữ liệu được quản lý bởi GIS. Đó là các dữ liệu về thuộc tính và
không gian của đối tượng. GIS có tính “hệ thống” tức là hệ thống GIS được xây dựng từ
các module. Việc tạo các module giúp thuận lợi trong việc quản lý và hợp nhất.
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một thu thập có tổ chức của phần cứng, phần
mềm, dữ liệu địa lý và con người được thiết kế nhằm nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, sử dụng,
phân tích và hiển thị các thông tin liên quan đến địa lí. Mục đích đầu tiên của GIS là xử lý
không gian, hay các thông tin liên quan đến địa lý.
2. Các thành phần của GIS
Một hệ thống thông tin địa lý (GIS) gồm 5 thành phần cơ bản với những chức năng

rõ ràng. Đó là:

13


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

Hình I.10 Các thành phần của GIS
Các thành phần này kết hợp với nhau nhằm tự động quản lý và phân phối thông tin
thông qua biểu diễn địa lý. Trong các thành phần trên, con người là thành phần quan trọng
nhất, là nhân tố thưc hiện các thao tác điều hành sự hoạt động của hệ thống GIS.
3. Đặc điểm
Công nghệ GIS bao gồm các đặc điểm sau:
- Chồng xếp các lớp bản đồ: là quá trình tích hợp các lớp thông tin khác nhau. Các
thao tác phân tích đòi hỏi một hoặc nhiều lớp dữ liệu phải được liên kết vật lý. Quá trình
chồng xếp sử dụng một số bản đồ để sinh ra thông tin mới và các đối tượng mới.

Hình I.11 Chồng xếp các bản đồ
14


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

- Phân loại các thuộc tính: là quá trình nhằm chỉ ra một nhóm thuộc tính thuộc về
một cấp nhóm nào đó. Một lớp bản đồ mới được tạo ra mang giá trị mới, mà nó được tạo
ra dựa vào bản đồ trước đây. Việc phân loại bản đồ có thể được thực hiện trên 1 hay nhiều

bản đồ.

Hình I.12 Phân loại lại bản đồ
- Phân tích không gian: để chuyển đồi các dữ liệu thành thông tin có ích phải thực
hiện các thao tác phân tích và xử lý dữ liệu, gọi chung là phân tích không gian. Điểm cốt
lõi của các thao tác phân tích không gian là gắn liền sự kiện với vị trí địa lý cụ thể trên
mặt đất. Phân tích không gian luôn là chức năng không thể tách rời khỏi một hệ thống
thông tin địa lý.
4. Chức năng
Một GIS phải đảm bảo được các chức năng cơ bản sau:
- Thu thập dữ liệu: có thể lấy từ rất nhiều nguồn, có thể là bản đồ giấy, ảnh chụp,
bản đồ số…
- Lưu trữ: dữ liệu có thể lưu dưới dạng vector hay raster.
- Truy vấn (tìm kiếm): người dùng có thể truy vấn thông tin đồ họa hiển thị trên bản
đồ.
- Phân tích: đây là chức năng hỗ trợ việc ra quyết định của người dùng. Xác định
những tình huống có thể xảy ra khi bản đồ có sự thay đổi.
- Hiển thị: hiển thị bản đồ
- Xuất dữ liệu: hỗ trợ việc kết xuất dữ liệu bản đồ dưới nhiều định dạng: giấy in,
web, ảnh, file…

15


Ngành Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Hoàng Ngọc Hà Trang

Thu thập dữ
liệu

Dữ liệu thô

Lưu trữ

CSDL

Phân tích

Truy vấn

Hiển thị

Dữ liệu có cấu trúc

Thiết bị ra

Xuất dữ liệu

Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa các chức năng của GIS
5. Các định dạng dữ liệu trong GIS
Có hai phương pháp chính để lưu trữ thông tin bản đồ: GIS lưu các đối tượng bản
đồ trong định dạng vector và trong định dạng raster.
Trong định dạng vector, các đối tượng bản đồ được biểu diễn bởi các đối tượng
hình học cơ bản point (điểm), line (đường), polygon (vùng). Point dùng xác định các đối
tựợng không có hình dạng kích thước cụ thể, hay có kích thước quá nhỏ so với tỷ lệ bản
đồ. Line để xác định các đối tượng có chiều dài xác định. Polygon để xác định các vùng,
miền trên mặt đất. Trong định dạng này, thông tin được mô tả có tính chính xác cao đồng
thời tiết kiệm không gian lưu trữ. Thông tin lưu trong định dạng vector chủ yếu được ứng
dụng trong bài toán về mạng, hệ thống thông tin đất đai.
Trong định dạng raster, các đối tượng bản đồ được biểu diễn trong một chuỗi các

điểm ảnh trong một lưới hình chữ nhật. Mỗi điểm ảnh được xác định thông qua chỉ số
hàng và cột trong lưới. Trong raster, point sẽ được biểu diễn bởi một điểm ảnh đơn, line
được biểu diễn bởi một chuỗi các điểm ảnh liên tiếp nhau, và polygon xác định bởi một
nhóm các điểm ảnh kề sát nhau. Dữ liệu được lưu trong định dạng này rất đơn giản nhưng
lại đòi hỏi dung lượng bộ nhớ lớn. Raster phù hợp với các dạng dữ liệu có đường biên
không rõ ràng. Raster được ứng dụng nhiều trong phân tích bề mặt liên tục.

16


×