Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0 XÂY DỰNG QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ HÍNH PHƯỜNG ĐÔNG HÒA – THỊ XÃ DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0
XÂY DỰNG & QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ
ĐỊA CHÍNH PHƯỜNG ĐÔNG HÒA – THỊ XÃ DĨ AN
TỈNH BÌNH DƯƠNG

SVTH
: HUỲNH NGỌC ANH
MSSV
: 07151040
:
LỚP
DH07DC
: 2007 – 2011
KHÓA
NGÀNH : Công Nghệ Địa Chính

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 -


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH


HUỲNH NGỌC ANH

ỨNG DỤNG PHẦN MỀM VILIS 2.0
XÂY DỰNG & QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU HỒ SƠ ĐỊA
CHÍNH PHƯỜNG ĐÔNG HÒA – THỊ XÃ DĨ AN –
TỈNH BÌNH DƯƠNG

Giáo viên hướng dẫn: ThS.BÙI VĂN HẢI.
(Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)
Ký tên

…………………………………………………………………………………

- TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011 -


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Huỳnh Ngọc Anh, Lớp Công nghệ địa chính, Khoa Quản lý Đất
đai & Bất động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Đề tài: “ Ứng dụng phần mềm Vilis 2.0 xây dựng & quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính
phường Đông Hòa – Thị xã. Dĩ An – Tỉnh Bình Dương ”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Bùi Văn Hải, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh.
Công tác xây dựng, quản lý, lưu trữ hồ sơ đất đai và cập nhật thông tin biến động về
đất đai là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác
và hiệu quả. Do đó, cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dạng số về hồ sơ đất đai.
Bình Dương là địa phương có nền kinh tế đang trên đà phát triển, dân cư đông đúc
dẫn đến quỹ đất đai ngày càng hiếm, giá đất tăng cao và đặc biệt là ở các thị xã Thủ Dầu
Một, Dĩ An, Thuận An. Trước tình hình đó, không ít người lợi dụng sự sơ hở của pháp
luật để làm lợi riêng cho mình.

Từ thực tế đó, tôi thực hiện đề tài này nhằm mục đích xây dựng cơ sở dữ liệu quản
lý đất đai nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, kịp thời để tránh
tình trạng trên.
Đề tài tập trung vào nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế-xã hội trên địa bàn
ảnh hưởng đến đất đai.
- Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn phường.
- Quy trình thực hiện lưu trữ bằng phần mềm Vilis 2.0.
- Đánh giá kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu.
Với nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thừa kế, phương
pháp thu thập, thống kê tài liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp bản đồ,
phương pháp chuyên gia.
Đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:
- Chuẩn hóa 39 tờ bản đồ địa chính phường Đông Hòa.
- Chuyển đổi dữ liệu đã chuẩn hóa vào phần mềm Vilis.
- Ứng dụng phần mềm ViLIS để quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai.
- Nhập và chỉnh lý 10 hồ sơ xin chỉnh lý biến động vào hệ thống và 25 đơn xin cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư xây
dựng các cơ sở kinh tế văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng. Sự tác động trực tiếp
của con người và sự phát triển của xã hội làm cho đất đai biến động rất nhanh chóng
về mục đích, diện tích, chủ sử dụng... Điều đó làm ảnh hưởng lớn đến việc quản lý,

lưu trữ và xác định tính pháp lý của thửa đất qua nhiều chủ, hiện trạng đất đai có
nhiều biến động so với hồ sơ lưu.
Từ những thực trạng trên cho thấy rằng công tác quản lý, lưu trữ hồ sõ đất đai
và cập nhật thông tin biến động về đất đai là vô cùng quan trọng, nhằm đảm bảo thông
tin được cung cấp kịp thời, chính xác và hiệu quả chúng ta cần xây dựng hệ thống cơ
sở dữ liệu dạng số về hồ sơ đất đai.
Bình Dương là địa phương có nền kinh tế đang trên đà phát triển, dân cư đông
đúc dẫn đến quỹ đất đai ngày càng hiếm, giá đất tăng cao và đặc biệt là ở các thị xã
Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An. Trước tình hình đó không ít người lợi dụng sự sơ hở
của pháp luật để làm lợi riêng cho mình. Do đó, cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu quản
lý đất đai nhằm cung cấp thông tin nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, kịp thời để tránh
tình trạng trên.
Mặt khác với khối lượng hồ sơ khổng lồ cùng với sự biến động nhanh về đất đai
gây khó khăn trong quá trình xử lý lưu trữ và quản lý hồ sơ. Xuất phát từ vấn đề trên
và được sự nhất trí của Khoa, tôi thực hiện đề tài “Ứng dụng Vilis 2.0 xây dựng và
quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính trên địa bàn phường Đông Hòa – Thị xã Dĩ
An – Tỉnh Bình Dương” quản lý hồ sơ một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện
phục vụ cho công tác quản lý đất đai chặt chẽ và hiệu quả.
1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
- Sử dụng phần mềm VILIS 2.0 vào quản lý CSDL HSĐC góp phần hiện đại
hóa công tác quản lý đất đai.
- Hỗ trợ công tác cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai theo một quy trình chặt
chẽ đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính theo thủ tục một cửa.
- Phục vụ xây dựng hệ thống thông tin đất đai, quản lý nhanh chóng, tiện lợi.
2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nghiên cứu chức năng quản lý bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính của phần
mềm VILIS 2.0.
- Hồ sơ địa chính và chỉnh lý các hình thức biến động đất đai.
- Thành phần hồ sơ địa chính bao gồm:
+

Bản đồ địa chính.
+
Sổ địa chính.
+
Sổ mục kê đất đai.
+
Sổ theo dõi biến động đất đai.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện trên địa bàn phường Đông Hòa – Thị xã Dĩ An – Tỉnh
Bình Dương.
Đề tài được thực hiện trong thời gian 4 tháng.
Trang 1


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

PHẦN I
TỔNG QUAN
I.1 Cơ sơ lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
Hồ sơ địa chính: là hồ sơ phục vụ quản lý nhà nước đối với việc sử dụng đất.
Hồ sơ địa chính được lập chi tiết đến từng thửa đất theo đơn vị hành chính xã. Mỗi
thửa đất có số hiệu riêng, không trùng với các số hiệu của các thửa đất khác trong
phạm vi cả nước.
Hồ sơ địa chính thể hiện các thông tin về thửa đất như sau:
 Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí của thửa đất.
 Người sử dụng thửa đất.
 Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất.

 Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và
chưa thực hiện.
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền và những hạn chế về quyền của
người sử dụng đất.
 Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan.
Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên
quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền xác nhận. Ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng (loại đất) của thửa đất thể hiện
trên bản đồ địa chính được xác định theo hiện trạng sử dụng đất. Khi đăng ký quyền sử
dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ranh giới, diện tích, mục đích sử
dụng đất có thay đổi thì phải chỉnh sửa BĐĐC thống nhất với số liệu đăng ký quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Các yếu tố nội dung khác của BĐĐC
phải thể hiện theo quy định của quy phạm thành lập bản đồ địa chính ban hành kèm
theo quyết định số 08/2008 ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Nội dung của bản đồ địa chính:
 Điểm khống chế tọa độ và độ cao.
 Địa giới hành chính các cấp.
 Ranh giới thửa đất.
 Loại đất.
 Công trình xây dựng trên đất.
 Ranh giới sử dụng đất.
 Hệ thống giao thông.
 Mạng lưới thủy văn.
 Địa vật quan trọng.
 Mốc giới quy hoạch.
 Dạng đất.
Trang 2



Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Sổ địa chính: được in từ cơ sở dữ liệu địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã
để thể hiện thông tin về người sử dụng đất và thông tin về sử dụng đất của người đó
đối với thửa đất đã cấp giấy chứng nhận.
Sổ địa chính cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai,
bao gồm 200 trang ( gồm trang hướng dẫn, nội dung, mục lục).
Nội dung:
 Tên và địa chỉ người sử dụng.
 Thửa đất gồm: Số hiệu thửa đất, diện tích sử dụng riêng hoặc sử dụng chung,
mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng, phát hành và số vào sổ
cấp GCN.
 Những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và ghi chú gồm: giá đất, tài sản gắn
liền với đất, những hạn chế về quyền sử dụng đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai
chưa thực hiện, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất.
Nguyên tắc lập sổ:
 Sổ được lập, chỉnh lý theo thủ tục đăng ký.
 Thứ tự ghi vào sổ địa chính theo thứ tự cấp giấy.
 Sổ được lập thành quyển riêng cho từng loại đối tượng.
 Mỗi người sử dụng đất ghi một trang gồm tất cả các thửa, không hết thì mở
trang mới và ghi thông tin liên kết giữa các trang của người đó.
 Đối với thửa đất sử dụng chung thì ghi vào trang của từng người (diện tích
chung).
 Nội dung thông tin ghi theo nội dung thông tin trên GCNQSDĐ.
Sổ mục kê đất đai: được lập theo đơn vị hành chính cấp xã để thể hiện tất cả
các thửa đất và các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất.
Nội dung thông tin thửa đất thể hiện trên sổ mục kê đất đai gồm số thứ tự thửa,
tên người sử dụng đất hoặc người được giao quản lý đất, mã đối tượng sử dụng đất

hoặc đối tượng quản lý đất, diện tích, mục đích sử dụng đất.
Nội dung thông tin về đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất thể
hiện trên sổ mục kê đất đai gồm mã đối tượng chiếm đất, tên người được giao quản lý
đất, mã đối tượng quản lý đất và diện tích của từng đối tượng chiếm đất nhưng không
tạo thành thửa đất trên mỗi tờ bản đồ.
Mục đích lập sổ: Để quản lý thửa đất, tra cứu thông tin thửa đất, thống kê và
kiểm kê đất đai.
Hình thức: Kích thước là (297 x 420)mm, có 200 trang.
Nội dung:
 Thửa đất thể hiện các thông tin gồm: mã số, diện tích, tên người sử dụng, loại
đối tượng sử dụng, quản lý, mục đích sử dụng theo GCNQSDĐ, theo quy
hoạch, theo kiểm kê và mục đích sử dụng khác.
 Đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, thuỷ văn: ghi ký hiệu, số thứ tự và tên đối
tượng có trên mỗi tờ bản đồ.

Trang 3


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Sổ được lập trong quá trình đo vẽ bản đồ địa chính và được chỉnh lý trong các
trường hợp sau:
 Sau khi cấp GCN: Bổ sung mục đích theo GCN, chỉnh lý nội dung khác có thay
đổi.
 Trong chỉnh lý biến động: Chỉnh lý các nội dung có thay đổi (trừ MĐQH).
 Trong kiểm kê đất: Chỉnh lý mục đích sử dụng đất theo kiểm kê.
Nguyên tắc lập sổ:
 Lập chung cho các tờ bản đồ địa chính thuộc từng phường.

 Thứ tự vào sổ theo thứ tự số hiệu của tờ bản đồ đã đo vẽ.
 Mỗi tờ bản đồ vào theo thứ tự số hiệu thửa đất; ghi hết các thửa đất thì để cách
số trang bằng 1/3 số trang đã ghi cho tờ đó, tiếp theo ghi các đối tượng theo
tuyến; sau đó vào sổ cho tờ bản đồ địa chính tiếp theo.
Lập sổ mục kê đối với trường hợp sử dụng sơ đồ, bản đồ khác, trích đo địa
chính:
 Lập sổ riêng cho từng loại tài liệu sử dụng: sơ đồ, bản đồ, trích đo địa chính
 Thứ tự nội dung ghi vào sổ như quy định đối với bản đồ địa chính
Đối với sổ mục kê được lập theo mẫu cũ được xử lý như sau:
 Nơi lập sổ mục kê đã và cấp GCN theo bản đồ địa chính thì tiếp tục sử dụng sổ
đã lập.
 Nơi lập sổ mục kê đất đai theo bản đồ địa chính nhưng chưa cấp GCN thì lập lại
sổ mới.
 Nơi đã lập sổ mục kê và cấp GCN theo sơ đồ hoặc bản đồ khác thì tiếp tục sử
dụng sổ cho đến khi đo vẽ bản đồ địa chính thay thế.
 Nơi đã lập sổ mục kê và cấp GCN theo sơ đồ hoặc bản đồ khác mà nay đã đo vẽ
bản đồ địa chính thì lập sổ mục kê đất đai mới khi tổ chức cấp đổi GCN.
Sổ theo dõi biến động đất đai: được lập ở cấp phường để theo dõi tình hình
đăng ký biến động về sử dụng đất và làm cơ sở để thực hiện thống kê diện tích đất đai
hàng năm. Sổ gồm 200 trang, kích thước ( 297x 420)mm.
Nội dung theo dõi biến động đất đai gồm các thông tin:
 Tên và địa chỉ người đăng ký biến động.
 Thời điểm đăng ký biến động.
 Số hiệu thửa đất có biến động.
 Nội dung đăng ký biến động.
Nguyên tắc lập sổ:
 Sổ ghi tất cả các trường hợp đã được chỉnh lý trên sổ địa chính.
 Thứ tự ghi vào sổ theo thứ tự thời gian thực hiện việc đăng ký biến động.
 Nội dung thông tin vào sổ được ghi theo nội dung đã chỉnh lý trên sổ địa chính.
Sổ theo dõi biến động trước đây được tiếp tục lưu giữ để tra cứu thông tin.

Việc cập nhật vào sổ theo dõi biến động đất đai được thực hiện đối với tất cả các
trường hợp chỉnh lý.

Trang 4


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: là giấy chứng nhận do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất.
Thửa đất là đơn vị cơ bản trong quản lý đất đai, được thể hiện cụ thể trong hồ
sơ địa chính. Thửa đất là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên
thực địa hoặc được mô tả trên hồ sơ địa chính. Ranh giới thửa đất trên thực địa được
xác định bằng các cạnh thửa là tâm của đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa
các mốc giới hoặc địa vật cố định (là dấu mốc hoặc cọc mốc) tại các đỉnh liền kề của
thửa đất, ranh giới thửa đất mô tả trên hồ sơ địa chính được xác định bằng các cạnh
thửa là đường ranh giới tự nhiên hoặc đường nối giữa các mốc giới hoặc địa vật cố
định. Trên BĐĐC tất cả các thửa đất đều được xác định vị trí, ranh giới (hình thể),
diện tích, loại đất và được đánh số thứ tự. Trên BĐĐC ranh giới thửa đất phải được thể
hiện là đường bao khép kín của phần diện tích đất thuộc thửa đất đó. Trường hợp ranh
giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên ( bờ thửa, tường ngăn…) không thuộc thửa đất
mà đường ranh tự nhiên đó thể hiện được bề rộng trên BĐĐC là mép của đường ranh
tự nhiên giáp với thửa đất. Trường hợp ranh giới thửa đất là cả đường ranh tự nhiên
không thuộc thửa đất mà đường ranh tự nhiên đó không thể hiện được bề rộng trên
BĐĐC thì ranh giới thửa đất được thể hiện là đường trung tâm của đường ranh tự
nhiên đó và ghi rõ độ rộng của đường ranh tự nhiên trên BĐĐC. Các trường hợp do
thửa đất quá nhỏ không đủ chỗ để ghi số thứ tự, diện tích, loại đất thì được lập bản

trích đo địa chính và thể hiện ở bảng ghi chú ngoài khung bản đồ. Trường hợp có
ruộng bậc thang, thửa đất được xác định theo mục đích sử dụng đất của cùng một chủ
sử dụng đất (không phân biệt theo các bờ chia cắt bên trong khu đất của một chủ sử
dụng).
HSĐC dạng số: là hệ thống thông tin được lập trên máy vi tính chứa toàn bộ
thông tin về nội dung của HSĐC.
CSDL HSĐC: CSDL HSĐC quản lý các thửa đất, chủ sử dụng, mục đích sử
dụng, loại đất…có đối tượng quản lý chính là các thửa đất. Thửa đất được thể hiện như
một đối tượng địa lý bằng BĐĐC bao gồm các thông tin liên quan tới thửa đất như chủ
sử dụng, đăng ký sử dụng, GCNQSDĐ.
CSDL HSĐC quản lý mọi thông tin về hồ sơ giấy tờ liên quan đến thửa đất.Các
thông tin này được kết nối linh hoạt bằng BĐĐC thông qua số hiệu của thửa đất.
Hệ thống thông tin đất đai –LIS ( Land Information System ) là một sự kết
hợp về tiềm lực con người và kỹ thuật cùng với một cơ cấu tổ chức nhằm tạo thông tin
hỗ trợ nhu cầu trong công tác quản lý đất đai có thể được tổ chức thành dạng số liệu,
hình ảnh, dạng số, nhật ký hiện trường hoặc ở dạng bản đồ và ảnh hàng không…..

Trang 5


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Cấu trúc hệ thống thông tin đất đai
Nguồn lực kỹ thuật

Nguồn nhân lực

Cơ cấu tổ chức


Thu thập

Lưu trữ

Truy cập

Tổ chức

Sử dụng

Thông tin liên quan đến đất đai

Sơ đồ 1: Các hệ thống thông tin đất đai
Phạm vi của một hệ thống thông tin đất đai
Phần dữ liệu: thông tin LIS bao gồm BĐĐC và thông tin về hề thông
đăng ký. Đơn vị mang thông tin là từng thửa đất chi tiết.
Phần công cụ: các thủ tục và kỹ thuật cho phép thu thập, cập nhật, xử lý
và phân phát cấc thông tin nói trên.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2003 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành ngày 26 tháng 11
năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2004.
- Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 01 năm 2004 quyết định của Bộ
trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
- Nghị định số 111/2004 NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2004 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh lưu trữ của Quốc gia.
- Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi
hành Luật Đất Đai.
- Thông tư số 29/2004/ TT-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về việc hướng dẫn,

chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
Trang 6


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

- Thông tư số 01/2005/ TT-BTNMT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 181/2004 NĐ-CP về thi hành Luật Đất Đai.
- Thông tư số 09/2007/ TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa
chính.
- Nghị định số 88/2009 NĐ-CP của Chính phủ về cấp GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài
sản gắn liền với đất.
- Thông tư số 17/2009/ TT-BTNMT của Bộ Tài Nguyên Môi Trường quy đinh về
GCNQSDĐ, QSH nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
- Thông tư số 20/2010/ TT-BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 quy đinh bổ sung về
GCNQSDĐ.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn:
- Đề tài đã đáp ứng được nhu cầu thực tế của địa phương. Đó là ứng dụng và khai
thác hiệu quả phần mềm VILIS 2.0 để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ địa
chính phường Đông Hòa – Thị xã Dĩ An- Tỉnh Bình Dương.
- Việc sử dụng phần mềm VILIS 2.0 để xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ
địa chính đã khắc phục được những nhược điểm của việc quản lý cơ sở dữ liệu hồ sơ
địa chính theo truyền thống bởi tính tự động hóa cao. Nó hạn chế được những nhầm
lẫn, sai sót do con người gây ra.
- Xây dựng một hệ thống thông tin đất đai hiện đại có khả năng phục vụ cho
nhiều người dùng ở các huyện, các phường cho đến các ban nghành khác nhau là một
nhu cầu thiết thực trong giai đoạn hiện nay.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu:

I.2.1 Điều kiện tự nhiên
I.2.1.1. Vò trí ñòa lyù
Phường Đông Hòa nằm ở phía Nam của thị xã Dĩ An có 1025,74 ha diện tích tự
nhiên và 46.582 nhân khẩu.
+ Phía Đông giáp phường Bình Thắng, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
+ Phía Tây giáp phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
+ Phía Nam giáp phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
+ Phía Bắc giáp các phường: Tân Đông Hiệp, Bình An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh
Bình Dương.

Trang 7


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Hình 1: Sơ đồ vị trí

Trang 8


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

I.2.1.2 Địa hình – Địa mạo
Phường Đông Hòa có địa hình tương đối bằng phẳng, biến đổi thấp dần từ Tây
sang Đông, nói chung địa hình này thuận lợi cho bố trí sử dụng đất. Với hai độ dốc
chính sau:

- Độ dốc 30 - 80, tầng dày trên 100cm, thoát nước tốt kết cấu địa chất vững chắc
phù hợp để xây dựng các khu công nghiệp, các khu dân cư, các trung tâm hành chính
thương mại.
- Độ dốc 00 - 30, tầng dày trên 100cm, có độ chịu nén kém phù hợp cho phát
triển ngành nông nghiệp và dịch vụ, ít thuận lợi cho các công trình xây dựng.
I.2.1.3 Khí hậu
Phường Đông Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo – gió mùa,
nhiệt độ cao đều quanh năm, ánh sáng dồi dào, một năm có hai mùa: mùa mưa và mùa
khô rõ rệt. Các trị số khí hậu đặc trưng như sau:
 Nhiệt độ bình quân cao đều trong năm: 25 0C - 270C, tổng ôn tích lớn: 9.468 0C
– 9.6840C / năm. Tổng lượng bức xạ cao và ổn định 75 – 80 Kcal / cm2 /năm.
 Nắng nhiều: 2401 giờ /năm, trung bình 6,7 – 7,2 giờ /ngày, có đến 11 tháng
nắng trong năm, bình quân số giờ nắng  200 giờ /tháng.
Nhiệt độ và ánh sáng được xếp vào loại cao, so với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
thì tổng tích ôn lớn hơn gần + 3.000 0C/ năm, ánh sáng hơn + 800 giờ/ năm. Đây chính
là ưu thế khi trồng cây nhiệt đới ưa sáng, có chỉ số quang hợp cao. Đặc trưng nổi bật
của khí hậu là tổng lượng mưa hàng năm khá lớn ( 1.641 – 2.147 mm/năm ), song lại
phân bố không đều theo mùa trong năm.
I.2.2 Các nguồn tài nguyên
I.2.2.1 Tài nguyên đất
Bảng 1: Cơ cấu các loại đất ở phường Đông Hòa
Diện tích
(ha)

Tỉ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên

1025,7
4


100

1 Đất nâu vàng trên phù sa cổ

642,22
1

62,61

2 Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

383,51
9

37,39

( Nguồn: Phòng TN –MT Thị xã Dĩ An.)

Trang 9


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Biểu đồ 1: Cơ cấu các loại đất ở phường Đông Hòa
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ là loại đất có quy mô lớn nhất trong các loại đất
của phường, phân bố ở vùng phía Tây của phường, được tạo thành từ hai loại đá phiến
và mẫu chất phù sa cổ. Đất nâu vàng là loại đất có giá trị sử dụng cao đối với sản xuất

nông nghiệp bởi giàu dưỡng chất thích hợp với cây trồng lâu năm như: Cao su, điều,
cây ăn quả…
- Đất phù sa được hình thành do bồi đắp của sông suối, phân bố tập trung ở
vùng phía Đông của phường …Hầu hết diện tích đã được khai thác sử dụng cho nông
nghiệp (trồng lúa, hoa màu, cây ăn quả…). Đây là loại đất thuỷ thành tốt nhất nên cần
ưu tiên cho các loại hình sử dụng có hiệu quả kinh tế cao (cây ăn trái, hoa màu), do
khả năng chịu lực kém do vậy không nên sử dụng để xây dựng các công trình công
nghiệp, cơ sở hạ tầng….
I.2.2.2 Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Phường Đông Hòa có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên
nguồn nước mặt khá phong phú do đó rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm có độ sâu khá nông trung bình từ 1020m, nơi thấp nhất có thể dưới 1m. Theo kết quả điều tra ban đầu và qua thực tế sử
dụng nước ngầm của người dân thông qua các giếng đào, giếng khoan cho thấy trữ
lượng nước ngầm ở đây khá phong phú, chất lượng nước tốt không bị nhiễm mặn có
khả năng phục vụ tốt cho sinh hoạt.
I.2.2.3 Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn phường chủ yếu là đá xây dựng với chất lượng rất tốt,
đã được khai thác phục vụ cho các công trình xây dựng trong vài chục năm nay. Đến
nay, mỏ đá ngừng khai thác và được chuyển mục đích sử dụng: mỏ đá Đông Hòa được
chuyển thành hồ nước – khu bảo tồn ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.

Trang 10


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

I.2.3 Thực trạng môi trường
Thực hiện kế hoạch thanh kiểm tra, đã lập biên bản đề nghị xử phạt vi phạm

hành chính và buộc di dời 41 hộ chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường tại tổ 6 tổ Tân
Hòa. Kiểm tra và nhắc nhở các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi
trường, phun thuốc sát trùng, khử mùi hôi thối không để ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh, đồng thời đối với các cơ sở mua bán phế liệu và tái tạo bao bì phế liệu,
các cơ sở sản xuất, gia công chế biến gỗ phải làm cam kết khắc phục tình trạng thải
các chất thải khói bụi ra môi trường làm ảnh hưởng đến người dân.
Phối hợp phòng Tài nguyên –Môi trường kiểm tra 18 công ty, doanh nghiệp
trên địa bàn phường có 02 doanh nghiệp lập thủ tục giải thể, 16 công ty, doanh nghiệp
chưa lập hồ sơ khai thác và sử dụng nước ngầm, chưa đăng ký chủ nguồn thải chất thải
nguy hại. Kiểm tra việc thi hành pháp luật về quản lý, sử dụng tài nguyên đất đối với
05 đơn vị được giao đất, có 02/05 đơn vị chưa triển khai thực hiện các dự án đã được
phê duyệt.
Tham mưu UBND thị xã xử phạt hành chính 01 trường hợp đổ rác không đúng
nơi quy định.
I.2.4. Điều kiện kinh tế - xã hội
I.2.4.1 Điều kiện kinh tế:
1.Thương mại – Dịch vụ:
Có 1826 hộ kinh doanh thương mại dịch vụ tăng 23,96 % so với cùng kỳ, kinh
doanh nhà trọ 589 hộ với 4.650 phòng, giảm 3,9 % so với cùng kỳ, nguyên nhân có
một số cơ sở trọ nằm trong quy hoạch Đại Học Quốc Gia. Các ngành nghề truyền
thống vẫn duy trì nhưng số lượng giảm, hiện còn 08 hộ sản xuất mũ len, áo len tại tổ
Tân Quí và 04 hộ sản xuất bún tươi tại tổ Tây A.
Tình hình mua bán tại các chợ ổn định, giá cả các mặt hàng bình ổn, không xảy
ra các trương hợp kinh doanh hàng gian, hàng giả.
2.Tài chính – Ngân sách:
Ước thực hiện thu, chi ngân sách:
 Tổng thu ngân sách là 12.250.646.000 đồng, đạt 113,75 % so với dự toán huyện
giao, 86,15 % so với HĐND phường thông qua.
 Tổng chi ngân sách là 12.180.646.000 đồng đạt 113,10 % so với dự toán huyện
giao, 86,66 % so với HĐND phường thông qua.

 Kết dư: 70.000.000 đồng.
Thu 2 loại quỹ:
 Quỹ PCLB 34.533.000 đ / 34.425.000 đ đạt 103,31 %.
 Quỹ QPAN 398.231.000 đ / 245.310.000 đ đạt 162 %.
Thuế UNT:
 Thuế ngoài quốc doanh 1.036.225.000 đ / 1.350.000 đ, đạt 76,75 %.
 Thuế môn bài 233.575.000 đ/ 227.600.000 đ, đạt 102,62 %.
 Thuế nhà đất 117.900.000 đ/ 140.000.000 đ, đạt 84 %.

Trang 11


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

3. Chăn nuôi:
Số lượng chăn nuôi gia súc trên địa bàn phường có 27.400 gia cầm, tăng 21,13 %;
7.800 gia súc, tăng 8,23 % so với cùng kỳ.
Tiêm phòng 05 đợt và vệ sinh tiêu độc 06 đợt cho 181 lượt hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Tiêu hủy 152 gia cầm, 07 kg gia cầm thành phẩm không rõ nguồn gốc để ngăn ngừa
dịch bệnh. Phối hợp trạm thú y kiểm tra 01 điểm mua bán gia cầm trái phép tại tổ 06 tổ
Tân Hòa, xử phạt hành chính số tiền 1.000.000 đồng.
4. Nông nghiệp:
Thực hiện công tác nghành nghề nông thôn trân địa bàn phường có 1690 hộ với
3536 lao động gồm 54 ngành.
Cơ cấu cây trồng có sự chuyển dịch mạnh: Diện tích trồng cây lương thực giảm
dần ( 81,3ha năm 2005), diện tích cây thực phẩm tăng nhanh ( 227,8ha năm 2005 ),
diện tích cây công nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm nhìn chung không đổi. Năng suất
của các loại cây trồng trong vòng 5 năm qua thay đổi không đáng kể.

Đã phát triển một tổ hợp tác nông nghiệp sản xuất rau sạch với tổng diện tích
20ha.
I.2.4.2 Điều kiện xã hội :
1. Dân số, lao động:
Dân số toàn phường tính tới năm 2010 là 46.582 người, với 10.351 hộ, bình
quân 4,5 người/hộ. Tỷ lệ tăng dân số hằng năm là 10,14%, mật độ dân số bình quân là
820người/km2.
Toàn phường có 22.500 người trong độ tuổi lao động, trong đó lao động trong
nông nghiệp chiếm 10.000, lao động phi nông nghiệp 2.000, lao động trong nghành
dịch vụ 5.500 và lao động trong các nghành nghề khác là 5.000 người. đến năm 2010
tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã đã giảm đáng kể, toàn xã chỉ có 29 hộ nghèo và 57 hộ
cận nghèo.
2. Dân tộc, tôn giáo
Dân tộc: Hầu hết dân số trong xã là người kinh (chiếm trên 99,9%), với 8460
người, còn lại là dân tộc khác như Hoa và Khơ Me. Đây là điểm thuận lợi để xã thực
hiện tốt các chương trình, chính sách của nhà nước.
Tôn giáo:
+ Trên địa bàn phường có 01 Giáo xứ, 06 ngôi Chùa và 03 Đình. Thiên chúa
giáo có 376 hộ, 1760 giáo dân. Cao Đài có 35 hộ. Tin lành có 06 hộ. Hồi Giáo 01 hộ.
Nhìn chung, các tổ chức tôn giáo và các tín đồ chấp hành tốt Nghị định 22 của Chính
Phủ về hoạt động tôn giáo và tích cực tham gia nhiều hoạt động xã hội ở địa phương.
+ Hoạt động đạo tin lành: Điểm nhóm hoạt động tin lành của bà Trần Thị Liên,
ngụ tại 30/12 tổ Tân Hòa, được phép hoạt động, điểm nhóm của bà Bùi Thị Cúc ngụ
tại tổ 13 tổ Tân Hòa chưa được sự cho phép của cơ quan chức năng, UBND phường
hướng dẫn lập các thủ tục theo quy định .
3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Giao thông nông thôn: Hoàn thành đưa vào sử dụng 04 công trình, đạt 100%
so với nghị quyết HĐND phường thông qua, trong đó có 01 công trình chuyển tiếp
Trang 12



Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

năm 2009 đường tổ 13 tổ Tân Hòa và 03 công trình: đường tổ 02 tổ Tây A, đường tổ
12, 13 tổ Đông A , tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng.
Xây dựng: Đã thực hiện 3/7 công trình so với nghị quyết HĐND phường thông
qua gồm xây dựng Nhà nghỉ LLQD tổ Đông A, xây dựng nhà nghỉ cho LLQD tổ Tây
B, sửa chữa hệ thống điện và trần nhà Trụ sở UBND phường với tổng kinh phí
325.233.852 đồng. Nạo vét mương thoát nước từ Quốc lộ 1K vào văn phòng tổ Tân
Hòa, kinh phí thực hiện 9.955.342 đồng. San lấp mặt bằng chợ Đông Hòa, dự toán
kinh phí 51.705.426 đồng.
Cơ sở hạ tầng xã hội
Giáo dục: Kết quả tổng kết năm học 2009 -2010 tại các Trường trên địa bàn
phường như sau:
+ Tổng số học sinh là 2.744 học sinh. Tỷ lệ học sinh giỏi đạt 21,65% (594
em), khá đạt 41,8% (1.147 em ), trung bình 25,47% ( 699 em ), yếu 10,42% ( 286 em
), kém 0,66% (18 em ).
+ Ngày hội Lễ khai giảng năm học 2010 – 2011 của các Trường được tổ
chức long trọng, gồm 92 lớp với 3.957 học sinh, 179 giáo viên và CNV.
+ Vận động trẻ 6 tuổi trên địa bàn 7 tổ ra lớp 1 có 369/369 em (đạt 100%)
Y tế: Ngành y tế đã khám và chữa bệnh cho 16.069 lượt người, cụ thể như:
Khám trẻ dưới 6 tuổi, BHYT,đông y và khám sức khỏe cho các cháu mẫu giáo và học
sinh tại các Trường, cho trẻ uống Vitamin A, cân trẻ dưới 5 tuổi….Đồng thời, tổ chức
khám bệnh và cấp thuốc miễm phí cho 72 người già cô đơn,trẻ em mồ côi, tàn tật.
+ Triển khai chiến dịch dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tập huấn
và ra quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết 02 đợt , với hơn 465
lượt người tham dự.Phun hóa chất diện rộng diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất

huyết 04 đợt tại tổ Đông A, tổ Tân Hòa, tổ Tây B và tổ Tân Quý.
+ Tổ chức ra quân Tháng hành động vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức
khỏe và tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm cho 438 hộ kinh doanh trong địa bàn
phường. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, thức ăn đường phố tại 25 quán, 02 bếp
ăn tập thể đều đạt vệ sinh. Phối hợp phòng y tế Thị xã kiểm tra các quầy dược tư nhân
có 06 điểm kinh doanh không phép, phòng y tế Thị xã xử lý.
+ Công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Thực hiện công tác kế hoạch
hóa gia đình 559 trường hợp.Chương trình mục tiêu Quốc Gia Kế Hoạch Gia Đình đạt
113,97%, tỷ suất sinh 8,17% giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2009, triển khai chiến
dịch truyền thông dân số năm 2010 đạt 87,30% ; 01 tổ đạt tổ dân số - phát triển ( tổ
Tây A ).
Hội chữ thập đỏ: Toàn phường có 3.781 hội viên, gồm 101 tổ hội và 08 chi
hội trực thuộc, 01 đội thanh niên xung kích, 01 tổ trực thuộc cơ sở, Câu lạc bộ những
người tình nguyện.
+ Tổ chức tuyên truyền vận động hội viên chấp hành các chủ trương, đường
lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước được 65 cuộc có 6.296 lượt người tham dự.
+ Trong năm, đã tổ chức thực hiện công tác từ thiện, nhân đạo và xã hội từ
phường đến tổ với tổng số tiền 206.100.000 đồng. Xây dựng 02 căn nhà Tình thương
tại tổ Đông B, trị giá 66.900.000 đồng, trong đó Hội chữ thập đỏ Thị xã hỗ trợ
35.000.000 đồng và vận động 31.900.000 đồng.
Trang 13


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Văn hóa thông tin – thể dục thể thao: Thực hiện 63 tấm băng rôn dai 752 m,
10 tấm pano và cờ các loại , 03 xe thông tin lưu động, tuyên truyền chào mừng kỷ
niệm các ngày Lễ và Đại hội Đảng các cấp, bầu cử Tổ trưởng nhiệm kỳ 2010-2013, ra

quân chiến dịch diệt lăng quăng phòng bệnh sốt xuất huyết.
+ Tổ chức tập huấn chương trình Phòng chống bạo lực gia đình có 35 thành
viên nhóm Phòng chống bạo lực gia đình tham dự, ra mắt Câu lạc bộ phòng chống bạo
lực gia đình tại 05/07 tổ.
+ Thể dục thể thao: Tham dự hội thao nhân kỷ niệm ngày thành lập nghành
thể dục thể thao Việt Nam, giải bóng đá U13 do thị xã tổ chức đạt giải nhất, tổ chức
giải bóng đá mini cán bộ công chức năm 2010
+ Thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa” ở khu
dân cư: Ban chỉ đạo phường xây dựng kế hoạch và tuyên truyền sâu rộng trong nhân
dân về các nội dung, tiêu chí hộ gia đình văn hóa, tổ văn hóa với 6.453 lượt người
tham dự.Kết quả phúc tra tổ văn hóa , tổ tiên tiến năm 2010 có 4.739 /5.096 hộ đạt
93%, 06 tổ văn hóa và 01 tổ tiên tiến ( ấp Tân Hòa ).
+ Tổ kiểm tra 814: Phối hợp kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ văn hóa
05 đợt, lập biên bản vi phạm hành chính 19 trường hợp, đề nghị phường xử phạt vi
phạm hành chính 15 trường hợp, cảnh cáo 03 trường hợp, đề nghị thị xã xử phạt vi
phạm hành chính 01 trường hợp.
+ Hội đồng đặt, đổi tên đường: Tham mưu đặt, đổi tên 09 tuyến đường trên
địa bàn phường đề nghị Thị xã phê duyệt.
Đài truyền thanh: Tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương
trên hệ thống truyền thanh 950 giờ, Trạm truyền thanh không dây của phường có 23
cụm loa tại 07 tổ do 23 cộng tác viên đảm trách bảo quản. Viết 16 bản tin về tình hình
an ninh trật tự, công tác tuyển quân, lễ khởi công đường giao thông, Hội nghị triển
khai chuyên đề về xây dựng Đảng ta thật trong sạch, vững mạnh “ Đảng là đạo đức, là
văn minh, Đại hội Đại biểu Phường Đông Hòa lần thứ XI (nhiệm kỳ 2010 -2015 )……
Lao động thương binh – xã hội: Công tác chi trả cho các đối tượng chính
sách, hưu trí, chi trợ cấp xã hội được kịp thời và đúng quy định. Hàng tháng chi phụng
dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng số tiền 400.000 đồng từ Quỹ đền ơn đáp nghĩa thị
xã, chi tiền Giỗ cho thân nhân các Liệt sỹ năm 2010 với số tiền 7.000.000 đồng từ
Quỹ đền ơn đáp nghĩa thị xã, tu sửa nhà Bia liệt sỹ số tiền 11.940.000 đồng, vận động
Quỹ đèn ơn đáp nghĩa 29.695.000 đồng, cấp mới 641 BHYT cho đối tượng chính sách,

có công cách mạng, hưu trí và người tàn tật, cô đơn.Tết Nguyên Đán 2010 và kỷ niệm
63 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/07), đã tổ chức họp mặt các gia đình chính sách
tại 07 tổ có trên 700 lượt người tham dự, tổ chức thăm và tặng 1.194 phần quà cho các
đối tượng chính sách với tổng số tiền 574.680.000 đồng ( kinh phí do TW, tỉnh, thị xã,
phường thực hiện ).
Công tác giảm nghèo – Việc làm – Trẻ em:
+ Đầu năm 2010 toàn phường có 61 hộ/ 261 nhân khẩu, chiếm 1,14% dân
số, cuối năm phúc tra giảm 32 hộ nghèo, đạt 52,46%, hiện toàn phường còn 29 hộ
nghèo ( chiếm 0,54 % so với dân số đạt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng ủy, HĐND giao )và
hộ cận nghèo 57 hộ .

Trang 14


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

+ Tết Nguyên Đán 2010, UBND thị xã trao tặng 118 phần quà cho hộ
nghèo, hộ cận nghèo mỗi phần trị giá 200.000 đồng, đồng thời trong năm các Mạnh
thường quân đã tặng 541 phần quà cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, người già
cô đơn, tàn tật…. với tổng giá trị 98.350.000 đồng.
+ Xây dựng 01 nhà Đại đoàn kết cho hộ cận nghèo tại ấp Tân Quý, với kinh
phí thực hiện 30.000.000 đồng, do ủy ban mặt trận Tổ quốc thị xã Dĩ An ủng hộ
20.000.000 đồng và gia đình đóng góp 10.000.000 đồng
+ Cấp 526 thẻ BHYT cho hộ nghèo và 1.044 thẻ cho trẻ dưới 6 tuổi.
+ Vận động Quỹ “ Vì người nghèo” được 72.135.000 đồng.
+ Kết quả điều tra lao động việc làm được 5.093 hộ, trong đó có 139 hộ
đăng ký học nghề.
+ Xét trợ cấp đầu năm học cho con hộ nghèo 89 em với số tiền 23.700.000

đồng. Trong đó, UBND thị xã trợ cấp cho 06 em với số tiền 2.500.000 đồng , số còn
lại do Quỹ Vì người nghèo của phường hỗ trợ.
+ Quốc tế thiếu nhi 1/6 và tết Trung thu, Chi cục dân số tỉnh, UBND thị xã,
phường và Công đoàn cơ sở phường đã trao tặng 249 phần quà cho con cán bộ công
chức, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, con hộ nghèo, hộ cận nghèo và trẻ em
con của các hộ gia đình xa quê… với tổng số tiền 32.700.000 đồng.
I.2.4.3 Đánh giá chung về điều kiện kinh tế xã hội
1.Thuận lợi
Nhìn chung, năm 2010 được sự lãnh đạo và chỉ đại kịp thời của cấp ủy Đảng, quản lý
điều hành của chính quyền đã đạt được một số kết quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng như sau:
- Hoàn thành các công trình giao thông nông thôn, giảm hộ nghèo dưới 1% so
với dân số, tình hình ô nhiễm môi trường từng bước được khắc phục, thu quỹ ANQP
vượt chỉ tiêu. Công tác giải quyết đơn thư được kịp thời nhanh chóng, không để tồn
đọng, tổ chức bầu cử tổ trưởng nhiệm kỳ 2010 -2013 được thực hiện đúng quy trình và
đạt kết quả.
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, công
tác chuyển hóa địa bàn đạt nhiều kết quả, góp phần đẩy lùi các tệ nạn ở địa phương.
Công tác xây dựng LLDQ, động viên tuyển quân vượt chỉ tiêu trên giao.
2.Hạn chế
- Tình hình thu, chi ngân sách còn gặp khó khăn, thu phí lệ phí không đạt chỉ
tiêu, ngân sách chỉ đảm bảo chi thường xuyên, nên các công trình xây dựng cơ bản
chưa được thực hiện theo như kế hoạch đề ra.
- Tình hình trộm cắp, cướp giật diễn ra ngày càng phức tạp, phương thức, thủ
đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi, táo bạo, đa số đối tượng từ nơi khác đến địa
bàn gây án.
I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
- Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng kinh tế-xã hội trên địa bàn
ảnh hưởng đến đất đai.

Trang 15


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

- Đánh giá tình hình quản lý đất đai trên địa bàn phường.
- Quy trình thực hiện lưu trữ bằng phần mềm VILIS 2.0
- Đánh giá kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu.
I.3.2 Phương pháp và phương tiện nghiên cứu
I.3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để chuẩn hóa bản đồ địa chính, tôi sử dụng các tư liệu, dữ liệu bản đồ địa chính được
xây dựng, thành lập trên địa bàn, dùng phần mềm FAMIS để chuẩn hóa dữ liệu bản đồ
địa chính, chuyển dữ liệu sang CSDL VILIS xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.
a. Phương pháp thừa kế.
- Đây là phương pháp nghiên cứu có sự kế thừa kết quả nghiên cứu của những
người nghiên cứu trước đó đã được công bố.
- Nghiên cứu bất kì trong lĩnh vực nào cũng đòi hỏi tham khảo, nghiên cứu
thông qua tài liệu. Những tài liệu đòi hỏi phải phù hợp với quan điểm đường lối lãnh
đạo của Đảng và nhà nước như: báo, tạp chí liên ngành cần nghiên cứu, sách, ...
b. Phương pháp thu thập, thống kê tài liệu:
- Thống kê về các thửa đất phục vụ cho công tác cập nhật chỉnh lí cơ sở dữ liệu
thông tin từng thửa đất.
- Là phương pháp thu thập tài liệu, bản đồ có sẵn, bao gồm các hệ thống sổ
sách, tài liệu có liên quan và các dữ liệu hiện hữu đang được lưu trữ trên máy tính theo
định dạng dữ liệu khác nhau (*.xls, *.doc, *.dgn,...). Đây là bước quan trọng quyết
định tính chính xác, đầy đủ của hệ thông tin.
c. Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Dùng để tổng hợp hoá các số liệu, chỉ tiêu thu thập được. Qua đó, chúng ta có

thể đánh giá đúng về tình hình biến động đất đai trên địa bàn.
- Phân cấp tài liệu thu thập được.
- Thống kê các dữ liệu, số liệu theo các tiêu thức của một cơ cấu.
- Xử lý tổng hợp tài liệu: xâu chuỗi các dữ liệu, số liệu một cách có hệ thống
theo từng nội dung cụ thể. Từ những số liệu rời rạc tổng hợp thành những bảng biểu
thống kê, biểu đồ đồ thị. Căn cứ vào kết quả này để tổng hợp nhận xét và kết luận.
d. Phương pháp bản đồ.
- Là phương pháp chủ yếu và quan trọng, các thông tin về đối tượng không
gian được trình bày thông qua hình ảnh đồ hoạ, bao gồm cả bản đồ giấy và bản đồ số
lưu trữ trong máy tính. Bản đồ là đối tượng đầu vào, đồng thời cũng là sản phẩm đầu
ra, nó quyết định đến tính chính xác và hiệu quả của hệ thống thông tin đất đai. Do đó,
việc xử lý dữ liệu đầu vào là rất quan trọng.
- Sử dụng bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 của phường Đông Hòa, chuẩn hóa bản
đồ địa chính, phân tích, xử lý biến động trên bản đồ.
e. Phương pháp chuyên gia.
Bao gồm 2 phương pháp: Phương pháp phỏng vấn và phương pháp hội đồng.
+ Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp điều tra bằng cách phỏng vấn các
chuyên gia để tìm hiểu vấn đề trong nghiên cứu như trị chuyện, phỏng vấn chính thức,
phỏng vấn ngẫu nhiên.
Trang 16


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

+ Phương pháp chuyên gia: trong nghiên cứu khoa học thường đóng vai trị
trong tư vấn, cung cấp thông tin, kinh nghiệm cho lực lượng nghiên cứu, tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, của những người có kinh nghiệm trong quá trình thực hiện.
I.3.2.2 Phương tiện nghiên cứu

Hệ thống phần mềm thực hiện:
 Hệ điều hành Win XP.
 Phần mềm MicroStation.
 Phần mềm Famis chạy trong môi trường phần mềm MicroStation.
 Phần mềm VILIS 2.0.
 Phần mềm Microsoft Office.
Các phần mềm sử dụng:
1- Phần mềm MicroStation:
MicroStation là phần mềm nền tảng trong lĩnh vực phần mềm thiết kế trợ giúp
bằng máy tính Computer Aided Design (CAD) và thông tin địa lý (GIS). MicroStation
hỗ trợ tất cả các định dạng CAD chuẩn trên thế giới hiện nay, cho phép bảo mật các dữ
liệu thiết kế 2D và 3D, xử lý ảnh trong lĩnh vực làm bản đồ, hỗ trợ Unicode, hỗ trợ các
hệ CSDL Oracle. MS SQL, Sybase, Informix, Access.
MicroStation là một phần mềm giúp thiết kế (CAD) được sản xuất và phân phối
bởi Bentley Systems. MicroStation có môi trường đồ họa rất mạnh cho phép xây dựng,
quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ.
MicroStation còn được sử dụng để làm nền cho các ứng dụng khác như: Famis.
Geovec, Irasb, MSFC, Mrfclean, eTools, eMap (tập hợp các giải pháp xử lý bản đồ địa
hình, bản đồ địa chính chạy trên đó ).
Các công cụ của MicroStation được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền
ảnh raster, sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ.
MicroStation còn cung cấp công cụ nhập, xuất dữ liệu đồ họa từ phần mềm
khác qua các file (.dxf) hoặc (. dwg)
Đặc biệt, trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào tính năng mở của
MicroStation cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường,
dạng pattern và rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là khó sử dụng
đối với một số phần mềm khác ( MapInfo, AutoCAD, CorelDraw, Adobe Freehand…)
lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStation.
Seed file thực chất là một design file trắng nhưng nó chứa đầy đủ các thông số quy
định chế độ làm việc với MicroStation. Đặc biệt với các file bản đồ, để đảm bảo tính

thống nhất về cơ sở toán học giữa các file dữ liệu. Do đó phải tạo một file chứa các
tham số về hệ tọa độ, phép chiếu, đơn vị đo…Sau đó các file bản đồ có cùng cơ sở
toán học sẽ được tạo dựa trên nền Seed file này.
2- Phần mềm Famis:
Hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong ngành địa chính phục vụ lập bản
đồ và hồ sơ địa chính bao gồm 2 phần mềm lớn:
 Phần mềm tích hợp đo vẽ và bản đồ địa chính ( Field Work and Cadastral
Mapping Intergrated Software – FAMIS ) có khả năng xử lý số liệu đo ngoại nghiệp,
Trang 17


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

xây dựng , xử lý và quản lý bản đồ địa chính số. Phần mềm đảm nhiệm công đoạn từ
sau khi đo vẽ ngoại nghiệp cho đến hoàn chỉnh một hệ thống bản đồ địa chính số. Cơ
sở dữ liệu bản đồ địa chính kết hợp với cơ sở dữ liệu Hồ Sơ Địa Chính để thành một cơ
sở dữ liệu vẽ Bản đồ và Hồ sơ địa chính thống nhất.
 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa Chính ( Cadastral Document Database
Management System CADDB ) là phần mềm thành lập và quản lý các thông tin vẽ hồ
sơ địa chính. Hệ thống cung cấp các thông tin cần thiết để thành lập Bộ Hồ Sơ Địa
Chính. Hỗ trợ công tác tra cứu, thanh tra , quản lý sử dụng đất. Cấp giấy chứng nhận sử
dụng đất, thống kê tình hình sử dụng đất…
Phần mềm FAMIS chạy trong môi trường của phần mềm MICROSTATION.
Phần mềm FAMIS cung cấp một qui trình công nghệ khép kín từ khâu xỷ lý số
liệu sau khi đo đạc cho đến khâu cuối cùng hoàn chỉnh một bản đồ địa chính và các tài
liệu kỹ thuật liên quan : hồ sơ kỹ thuật, trích lục .v.v.
Phần mềm FAMIS quản lý dữ liệu bản đồ địa chính số theo dạng chuẩn của
Tổng cục Địa chính qui định, là cơ sở để thực hiện quá trình quản lý biến động sau

này.
Các chức năng của phần mềm FAMIS được chia làm 2 nhóm lớn:
Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu trị đo
Quản lý khu đo: FAMIS quản lý các số liệu đo theo khu đo. Một đơn vẽ hành
chính có thể được chia thành nhiều khu đo. Số liệu đo trong một khu có thể lưu trong
một hoặc nhiều file dữ liệu. Người dùng có thể tự quản lý toàn bộ các file dữ liệu của
mình một cách đơn giản, tránh nhầm lẫn.
Thu nhận số liệu trị đo: Trị đo được lấy vào theo những nguồn tạo số liệu phổ
biến nhất ở Việt Nam hiện nay:
 Từ các số đo điện tử ( Electronic Field Book ) của SOKKIA, TOPCON
 Từ Card nhớ
 Từ các số liệu đo thủ công được ghi trong sổ đo.
 Từ phần mềm xử lý trị đo phổ biến SDR của DATACOM.
Xử lý hướng đối tượng: Phần mềm cho phép người dùng bật / tắt hiển thị các
thông tin cần thiết của trị đo lên màn hình. Xây dựng bộ mã chuẩn.Bộ mã chuẩn bao
gồm hai loại mã: Mã định nghĩa đối tượng và mã điều khiển. Phần mềm có khả năng
tự động tạo bản đồ từ trị đo qua quá trình xử lý mã.
Giao diện hiển thị, sửa chữa: rất tiện lợi, mềm dẻo. FAMIS cung cấp hai
phương pháp để hiển thị, tra cứu và sửa chữa trị đo:
 Phương pháp 1: qua giao diện tương tác đồ họa màn hình. Người dùng
chọn trực tiêp từng đối tượng cần sửa chữa qua hiển thị của nó trên màn hình.
 Phương pháp 2: qua bảng danh sách các trị đo. Mỗi một trị đo tương ứng
với một bảng ghi trong bảng này.
Công cụ tính toán: FAMIS cung cấp rất đầy đủ, phong phú các công cụ tính
toán : giao hội ( thuận nghịch ), vẽ theo hướng vuông góc, điểm giao, dóng hướng, cắt
cạnh thửa….. Các công cụ thực hiện đơn giản, kết quả chính xác, phù hợp với các thao
tác đo vẽ mang đặc thù ở Việt Nam.
Trang 18



Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

Xuất số liệu: Số liệu trị đo có thể được in ra các thiết bị ra khác nhau: máy iin,
máy vẽ. Các số liệu này cũng có thể xuất ra dưới các dạng file số liệu khác nhau đẻ có
thể trao đổi với các hệ thống phần mềm khác như SDR.
Quản lý và xử lý các đối tượng bản đồ: Các đối tượng bản đồ được sinh ra qua:
tự động xử lý mã hoặc do người dùng vẽ vào qua vẽ trị các điểm đo. FAMIS cung cấp
công cụ để người dùng dễ dàng lựa chọn lớp thông tin bản đồ cần chỉnh sửa trên các
lớp thông tin này.
Các chức năng làm việc với cơ sở dữ liệu bản đồ địa chính
Nhập dữ liệu bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau:
- Từ cơ sở dữ liệu trị đo. Các đối tượng bản đồ ở bên trị đo được đưa thẳng vào bản đồ
địa chính
- Từ các hệ thống GIS khác. FAMIS giao tiếp với các hệ thống GIS khác qua các file
dữ liệu. FAMIS nhập những file sau:
+ ARC của phần mềm ARC/INFO ( ESRI – USA )
+ MIF của phần mềm MAPINFO ( MAPINFO – USA )
+ DXF, DWG của phần mềm AutoCAD ( AutoDesk – USA )
+ DGN của phần mềm GIS OFFICE (INTERGRAPH – USA )
- Từ các công nghệ xây dựng bản đồ số : FAMIS giao tiếp trực tiếp với một số công
nghệ xây dựng bản đò số hiện đang được sử dụng ở Tổng cục Địa Chính như: ảnh số (
IMAGE STATION ), ảnh đơn ( IRASC, MGE – PC ), vector hóa bản đồ ( GEOVEC
MGE –PC )
Quản lý các đối tượng bản đồ theo phân lớp chuẩn: FAMIS cung cấp bảng phân
loại các lớp thông tin của bản đồ địa chính. Việc phân lớp và cách hiển thị các lớp
thông tin tuân thủ theo quy phạm của Tổng cục Địa Chính.
Tạo vùng, tự động tính diện tích, tự động sửa lỗi: Tự động phát hiện các lỗi còn
lại và cho phép người dùng tự sửa. Chức năng thực hiện nhanh, mềm dẻo cho phép

người dùng tạo vùng trên một phạm vi bất kỳ. Cấu trúc file dữ liệu tuân theo theo đúng
mô hình topology cho bản đồ số vector.
Hiển thị, chọn, sửa chữa các đối tượng bản đồ: Các chức năng này thực hiện
dựa trên thị mạnh vẽ đồ họa sẵn có của MicroStation nên rất dễ dùng, phong phú, mềm
dẻo, hiệu quả.
Đăng ký sơ bộ ( qui chủ sơ bộ ) : Đây là nhóm chức năng phục vụ công tác quy
chủ tạm thời. Gán, hiển thị, sửa chữa các thông tin thuộc tính được gắn với thửa.
Thao tác trên bản đồ địa chính bao gồm các chức năng tạo bản đồ địa chính từ
bản đồ gốc. Tự động vẽ khung bản đồ địa chính. Đánh số thửa tự động.
Tạo hồ sơ thửa đất: FAMIS cho phép tạo các loại hồ sơ thông dụng vẽ thửa đất
bao gồm: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất, Trích lục, Giấy chứng nhận QSDĐ. Dữ liệu thuộc
tính của thửa có thể lấy trực tiếp qua quá trình quy chủ tạm thời hoặc móc nối sang lấy
trong cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính.
Xử lý bản đồ: FAMIS cung cấp một số phép xử lý, thao tác thông dụng nhất
trên bản đồ
- Nắn bản đồ, chuyển từ hệ thống tọa độ này sang hệ thống tọa độ khác theo các
phương pháp nắn affine, porjective.
Trang 19


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

- Tạo bản đồ chủ để từ trường dữ liệu. Xây dựng các bản đồ theo phân bậc số liệu.
- Kết hợp các phương pháp phân bậc trong bản đồ học và khả năng biểu diễn ( tô màu)
của MicroStation, chức năng này cung cấp cho người dùng một công cụ rất hiệu quả
làm việc với các loại bản đồ chuyên đề khác nhau.
- Vẽ nhãn bản đồ từ trường số liệu. Các số liệu thuộc tính gán với các đối tượng bản
đồ có thể hiển thị thành các đối tượng đồ họa. Đây là một chức năng thuận tiện cho

trình bày và phân tích bản đồ.
Liên kết với các cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính. Nhóm chức năng thực hiện việc
giao tiếp và kết nối với cơ sơ dữ liệu và hệ quản trị hồ sơ địa chính. Các chức năng này
đảm bảo cho hai phần mềm FAMIS và CADDB tạo thành một hệ thống thống nhất.
Chức năng cho phép trao đổi dữ liệu hai chiều giữa hai cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu
Bản đồ Địa chính và cơ sở dữ liệu Hồ sơ Địa chính, giữa hai hệ thống phần mềm
FAMIS và CADDB.
3- Phần mềm Vilis:
Phần mềm VILIS được xây dựng dựa trên các Quy định về kê khai đăng ký, lập
Hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Nghị định số
181/2004/NĐ- CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc thi hành luật đất đai, Nghị định
88/2009/NĐ- CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Thông tư 1990/ TTTCĐC ngày 30 tháng 11 năm 2001 của Tổng cục Địa chính “ Hướng dẫn đăng ký đất
đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, Thông tư
08/2007/TT- BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướng dẫn thực hiện thống kê,
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất, Thông tư 09/2007/ TTBTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 hướng dẫn lập, chỉnh lý quản lý hồ sơ địa chính,
Thông tư 17/2009/ TT- BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 về việc Quy định về giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
Thông tư 20/2010/ TT- BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2010 về việc Quy định bổ
sung về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất và hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành.
VILIS là một công cụ thực sự hiệu quả trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu
đất đai và tạo ra một môi trường mới, hiện đại cho các hoạt động của công tác quản lý
đất
VILIS được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại của hãng ESRI
(Mỹ) quản lý tích hợp cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính.
VILIS được xây dựng với rất nhiều chức năng đảm bảo giải quyết trọn vẹn các
vấn đề trong công tác quản lý đất đai hiện nay, tạo sự thống nhất từ trên xuống dưới ở
cấp quản lý.
Các chức năng cơ bản của phần mềm VILIS:

+ Hệ thống kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính.
+ Hệ thống đăng ký và quản lý biến động đất đai.
+ Hệ thống trợ giúp quy hoạch.
+ Hệ thống trợ giúp về giá đất.
+ Hệ thống quản lý lưới, mốc tọa độ.
Trang 20


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh

+ Hệ thống quản lý về phân hạng đất và đơn vị đất.
I.3.3 Quy trình thực hiện
Bước 1: Công tác chuẩn bị.
- Chuẩn bị trang thiết bị và các phần mềm phục vụ nghiên cứu: (MicroStation,
Famis, Caddb, ViLIS…)
Bước 2: Thu thập dữ liệu, tài liệu.
- Thu thập file dữ liệu BĐĐC và thuộc tính đất đai, các thông tin và tài liệu về địa
bàn nghiên cứu.
Bước 3: Chuẩn hóa bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính.
- Chuẩn hóa cơ sở toán học bản đồ địa chính.
- Chuẩn hóa nội dung bản đồ địa chính.
Bước 4: Chuyển đổi dữ liệu bản đồ sang ViLIS.
Bước 5: Ứng dụng VILIS cập nhật, xử lý, lưu trữ thông tin.
 Xuất hồ sơ địa chính theo yêu cầu:
1.Bản vẽ, biên bản.
2. GCNQSDĐ.
3.Tờ trình, quyết định.
4. Phiếu chuyển thông tin.


Trang 21


Ngành: Công Nghệ Địa Chính

SVTH: Huỳnh Ngọc Anh
 Chuẩn bị trang thiết bị phục vụ nghiên cứu.
 Chuẩn bị các phần mềm hỗ trợ nghiên cúu:
AutoCad, MicroStation, Famis, Vilis.

Chuẩn bị

Thu thập tài liệu, số liệu

Chuẩn hóa bản đồ địa chính
và hồ sơ địa chính

 Thu thập tài liệu liên quan đến phần mềm
Vilis và các phần mềm hỗ trợ khác.
 Thu thập thông tin số liệu, tài liệu về địa
bàn nghiên cứu.
 Thu thập dữ liệu bản đồ, dữ liệu thuộc tính
đất đai.
 Chuẩn hóa cơ sở toán học bản đồ địa
chính.
 Chuẩn hóa nội dung bản đồ địa chính.

Chuyển dữ liệu qua Vilis


Ứng dụng Vilis cập nhật, xử
lý, lưu trữ thông tin.

Xuất hồ sơ địa chính theo yêu cầu:
 Bản vẽ, biên bản
 GCN QSDĐ
 Tờ trình, quyết định.
 Phiếu chuyển thông tin

Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện

Trang 22


×