Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ1:500, 1:2000 KHU ĐO XÃ HẬU MỸ BẮC A HUYỆN CÁI BÈ – TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ
1:500, 1:2000 KHU ĐO XÃ HẬU MỸ BẮC A
HUYỆN CÁI BÈ – TỈNH TIỀN GIANG

SVTH
MSSV
LỚP
KHÓA
NGÀNH

:
:
:
:
:

NGUYỄN TĂNG TIẾN
07151079
DH07DC
2007-2011
CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ ĐỊA CHÍNH

NGUYỄN TĂNG TIẾN

ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỶ LỆ 1:500,
1:2000 KHU ĐO XÃ HẬU MỸ BẮC A
HUYỆN CÁI BÈ – TỈNH TIỀN GIANG

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Ngọc Lãm
(Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

Ký tên…………………….


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên con muốn nói lời cảm ơn đến ba má người đã sinh con ra, đã
tảo tần nuôi dưỡng con để con được như ngày hôm nay.
Và em chân thành cảm ơn đến:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
Khoa quản lý đất đai & bất động sản trường đại học Nông Lâm
TP Hồ Chí Minh
Các thầy, cô đã tận tình giảng dạy em trong những năm học tập tại trường.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Lê Ngọc Lãm đã tận
tình hướng dẫn , giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến chú Đào Tiến Bộ - giám đốc Trung tâm Tư
vấn Định giá và Kinh tế đất, anh Bùi Sỹ Thắng và các anh em trong tổ đo đạc
số 7 đã tạo tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp các tài liệu liên quan đến đề tài để

em có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
sai sót, kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để em có thể có kiến
thức vững chắc hơn trước khi bước vào môi trường làm việc mới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày16 tháng 08 năm2011
Sinh viên

Nguyễn Tăng Tiến


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tăng Tiến, Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất Động
Sản, trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.
Đề tài:”Đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500,1;2000 khu đo xã Hậu
Mỹ Bắc A huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang”.
Giáo viên hướng dẫn: thầy Lê Ngọc Lãm, bộ môn Công Nghệ Địa Chính, Khoa
Quản Lý Đất Đai & Bất Động Sản trường Đại Hoc Nông Lâm TP. Hồ Chính.
Nội dung tóm tắt của báo cáo:
Nhằm hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt Nam, bộ Tài
Nguyên và Môi Trường, UBND tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo thực hiện công tác đo đạc
thành lập bản đồ địa chính khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A. Công tác đo đạc bản đồ địa
chính khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A chủ yếu dùng phương pháp GPS động (GPS-RTK) kết
hợp với phương pháp toàn đạc. Khu đo được đo ở 2 tỷ lệ khu dân cư 1:500 và khu đất
nông nghiệp 1:2000
 Đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Xác định ranh giới hành chính xã.
- Sử dụng công nghệ GPS động (GPS-RTK) xây dựng hệ thống lưới khống chế
đo vẽ khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A - Huyện Cái Bè - Tỉnh Tiền Giang.
- Sử dụng máy GPS south S82, máy GTS 266 đo vẽ chi tiết nội dung BĐĐC.

- Ứng dụng phần mềm MicrostationSE và Famis để biên tập thành lập bản đồ địa
chính.
 Kết quả đạt được của đề tài như sau:
- Xây dựng được hệ thống lưới khống chế bằng phương pháp GPS động GPSRTK
+ Tổng số điểm KV1 đo theo phương pháp GPS-RTK gồm 469 điểm (235 cặp
thông hướng)
+ Tổng số điểm KV2 đo theo phương pháp GPS-RTK gồm 17 điểm (9 cặp
thông hướng)
- Biên tập hoàn chỉnh bản đồ địa chính (tờ số 1) trong 34 tờ tỷ lệ 1/2000
và ( tờ số 37) trong 4 tờ tỷ lệ 1/500
 Kết luận
- BĐĐC khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A được thực hiện theo đúng phương án kinh tế
kỹ thuật đã đựơc phê duyệt.
- Bản đồ được thành lập bằng phương pháp toàn đạc kết hợp với phương pháp
GPS động GPS-RTK đạt độ chính xác cao, rút ngắn được thời gian đo đạc ngoài
thực địa. Các công đoạn được thực hiện theo quy trình có quan hệ chặt chẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra nghiệm thu sau này.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 
PHẦN I:TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu...................................................................... 3 
I.1.1 Cơ sở khoa học ................................................................................................ 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý .................................................................................................12 
I.1.3 Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................12 
I.2 khái quát địa bàn nghiên cứu. ...............................................................................13 
I.2.1 vị trí địa lý tự nhiên........................................................................................13
I.2.2 Đặc điểm địa hình, địa vật .............................................................................13 
I.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội .................................................................................14 

I.3 Các tài liệu, số liệu sử dụng trong thi công ..........................................................14 
I.3.1 Tư liệu bản đồ ................................................................................................14 
I.3.2 Tư liệu thống kê .............................................................................................14 
I.4 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện .................................15 
I.4.1 Nội dung nghiên cứu......................................................................................15 
I.4.2 Phương tiện nghiên cứu .................................................................................15
I.4.3 phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22 
I.4.4 Quy trình thực hiện. .......................................................................................23 

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 24 
II.1 Công tác chuẩn bị. ...............................................................................................24 
II.2 xây dựng lưới khống chế đo vẽ ...........................................................................24 
II.2.1 Các quy định thành lập lưới .........................................................................24 
II.2.2. Phương pháp đo GPS động thời gian thực (GPS-RTK) .............................25 
II.2.3 Phương pháp toàn đạc ..................................................................................31 
II.2.4 Quy định kiểm tra, nghiệm thu lưới khống chế đo vẽ GPS-RTK ..............31 
II.2.5 kết quả thực hiện ........................................................................................32 
II.3 Đo vẽ chi tiết nội dung bản đồ địa chính ............................................................33 
II.3.1 Quy định chung khi đo vẽ chi tiết ................................................................33 
II.3.2 Đo vẽ chi tiết bằng phương pháp toàn đạc ...................................................33 
II.3.3 Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GPS-RTK ...................................................34 
II.3.4 Các thao tác đo đặc biệt ................................................................................34 
II.3.5 Trút số liệu vào máy tính xử lý số liệu đo chi tiết .......................................35 
II.4 biên tập bản đồ địa chính bằng phần mềm famis ................................................37 
II.4.1 quy định chung ............................................................................................37 
II.4.2 Biên tập bản đồ địa chính .............................................................................40 
II.5. Kiểm tra nghiệm thu, giao nộp sản phẩm và đánh giá kết quả thực hiện ..........55 
II.5.1 Các nội dung kiểm tra và nghiệm thu...........................................................55 
II.5.2 Đánh giá phương pháp và quy trình đo đạc thành lập BĐĐC Xã Hậu Mỹ
Bắc A ......................................................................................................................57 


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 59 
KẾT LUẬN................................................................................................................59 
KIẾN NGHỊ ...............................................................................................................59 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 1: tỷ lệ đo vẽ BĐĐC theo quy phạm thành lập BĐĐC 2008 ................................. 4
Bảng 2: Độ chính xác của BĐĐC.................................................................................... 5
Bảng 3: Độ chính xác ranh thửa khu đo Xã Hậu Mỹ Bắc A. .......................................... 6
Bảng 4: Hệ thống chia mảnh bản đồ địa chính................................................................ 6
Bảng 5: Tên các loại máy sử dụng trong công tác đo vẽ, thành lập bản đồ. ............... 15
Bảng 6: các thông số kỹ thuật của máy toàn đạc điệ tử GTS-226 ................................16
Bảng 7: Thông số kỹ thuật máy GPS souths82 .............................................................18
Bảng 8: Bảng phân lớp các đối tượng trong Microstation ............................................38
Bảng 9:Danh sách sản phẩm giao nộp...........................................................................56 

DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: sơ đồ phân mảnh khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A ...................................................... 7
Hình2: sơ đồ vị trí khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A. ..............................................................13
Hình3: máy toàn đạc điệ tử GTS-226............................................................................16 
Hình 4: trạm động ..........................................................................................................17 
Hình 5: trạm base...........................................................................................................18 
Hình 6: mặt dưới đầu thu máy s82 ................................................................................19 
Hình 7: khe lắp sim........................................................................................................20 
Hình 8: mặt trước đầu thu máy s82 ...............................................................................20 
Hình 9: fieldbook máy s82 ............................................................................................21
Hình 10 : Các thông số cải chính từ hệ tọa độ WGS-84 sang VN-2000 .................... 25

Hình11 : sơ đồ lưới kinh vĩ khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A .................................................32 
Hình 12: Sơ đồ phân mảnh khu đo 1:2000 ....................................................................49 
Hình 13: sơ đồ phân mảnh khu đo 1:500 ......................................................................50 
Hình 14: mảnh BĐĐC sau khi cắt mảnh ......................................................................50 
Hình15: mảnh BĐĐC gốc sau khi cắt mảnh .................................................................53 
Hình 16: khung BĐĐC gốc ...........................................................................................54 
Hình17: Hồ sơ kỹ thuật thửa đất ...................................................................................55 

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính .................................................11 
Sơ đồ 2: Quy trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ ngoài thực địa .............11 
Sơ đồ 3: Quy trình thành lập bản đồ địa chính ..............................................................23 
Sơ đồ 4: Quy trình biên tập BĐĐC bằng phần mềm Famis ..........................................40 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐĐC
:Bản đồ địa chính
KTKT
:kinh tế kỹ thuật
TN&MT :Tài nguyên và môi trường
GPS-RTK : Global Positioning SystemReal Time Kinematic
ITRF
:International Terrestrial Reference Frame
UBND
:Uỷ ban nhân dân
TNMTMN:Tài nguyên môi trường miền nam
HSĐC : Hồ sơ địa chính
QSDĐ
: Quyền sử dụng đất



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

ĐẶT VẤN ĐỀ
 Tính cấp thiết của đề tài
Công tác đo đạc ở xã Hậu Mỹ Bắc A từ nhiều năm trước chưa được hiện đại hóa,
còn mang tính thủ công nên mức độ chính xác chưa bảo đảm, còn nhiều hạn chế.
Tình hình ranh giới giữa các thửa đất chưa rõ ràng nên phát sinh tranh chấp, gây
mất đoàn kết, chi phí giải quyết tranh chấp tốn kém và gây nhiều khó khăn trong công
tác quản lý nhà nước về đất đai.
Sau thời gian dài sử dụng đất, nhu cầu chia, tách, sang nhượng, chuyển mục đích sử
dụng đất của người dân ngày càng tăng
Xuất phát từ những nhu cầu đó Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, UBND tỉnh Tiền
Giang đã chỉ đạo thực hiện công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính khu đo xã Hậu
Mỹ Bắc A , nằm trong dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai Việt
Nam(gọi tắt là dự án VLAP).
Được sự phân công của khoa Quản lý đất đai & Bất động sản Trường đại học nông
lâm TPHCM và dưới sự hướng dẫn của Thầy Lê Ngọc Lãm, sự chấp thuận của Trung
Tâm tư vấn định giá và kinh tế đất, em thực hiện đề tài: “Đo đạc bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500,1:2000 khu vực xã Hậu Mỹ Bắc A - Huyện Cái Bè -Tỉnh Tiền Giang”.
 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng bản đồ địa chính 1:500,1:2000 khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A theo đúng
luận chứng KTKT đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đánh giá được việc ứng dụng công nghệ GPS_RTK trong đo đạc thành lập bản
đồ địa chính tỷ lệ lớn.
 Yêu cầu
- BĐĐC phải được thành lập trên cơ sở thống nhất theo hệ thống tọa độ quốc gia

VN-2000
- Nội dung BĐĐC phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ, khoa học, chi tiết đến từng
thửa đất.
- Số hiệu thửa đất phải được đánh hết trong phạm vi ranh giới xã, theo thứ tự từ
trên xuống dưới từ trái sang phải.
- Thỏa mãn các mặt kinh tế, xã hội và pháp lý.
- Thành lập BĐĐC khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A phải tuân thủ theo đúng quy trình,
quy phạm do Bộ TN&MT ban hành, luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê
duyệt.
- Nội dung BĐĐC cần phải được đáp ứng được các yêu cầu về công tác đăng ký
sử dụng đất, thống kê đất đai, phân hạng đất, đánh giá kinh tế đất. Để đạt được các
yêu cầu đó, BĐĐC cần phải xác định được diện tích từng thửa đất, loại đất, chủ sử
dụng, thể hiện hình dạng, vị trí, số thứ tự thửa, xác định ranh giới một cách chính
xác. BĐĐC còn thể hiện nhiều yếu tố liên quan khác như ranh giới các cấp, hệ
Trang 1


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

thống thủy lợi, giao thông, thể hiện tất cả các loại đất như đất nông nghiệp, đất lâm
nghiệp, đất dân cư, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi đo vẽ thành lập bản đồ địa chính khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A, trực tiếp
đo khoảng 300ha trong tổng diện tích 2.626ha thuộc huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
- Đề tài được thực hiện đề tài từ ngày 14/3/2011 đến ngày 20/7/2011.
 Đối tượng nghiên cứu
- Quy trình thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn bằng phương pháp toàn đạc,
phương pháp GPS động GPS-RTK

- Các phần mềm chuyên dùng để thành lập bản đồ địa chính số tỷ lệ 1:500,
1:2000.

Trang 2


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

PHẦN I:TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1 Cơ sở khoa học
1. Khái niệm BĐĐC cơ sở và BĐĐC
 Bản đồ địa chính cơ sở:Là bản đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất và thể hiện trọn
và không trọn các thửa đất, các đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thành thửa đất,
các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa lý có liên quan. Lập theo khu vực
trong phạm vi một hoặc một số đơn vị hành chính cấp xã, trong một phần hay cả đơn
vị hành chính cấp huyện hoặc một số huyện trong phạm vi một tỉnh hoặc một thành
phố trực thuộc trung ương, được cơ quan thực hiện và cơ quan quản lý đất đai cấp
tỉnh xác nhận.
 Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất và các đối tượng chiếm đất
nhưng không tạo thành thửa đất, các yếu tố quy hoạch đã được duyệt, các yếu tố địa
lý có liên quan; lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được các cơ quan
có thẩm quyền xác nhận.
- BĐĐC có những tác dụng rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất
đai như:
+ Thống kê đất đai.
+ Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ
chức.

+ Làm cơ sở cho công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
+ Để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế, xây dựng các điểm
dân cư.
+ Là tài liệu dùng để giao đất, thu hồi đất khi cần thiết.
2. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
a.Hệ qui chiếu trắc địa
Sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 được thủ tướng chính phủ
ban hành theo quyết định số 83/2000/QĐ-TTg ngày 12/7/2000 và thông tư hướng dẫn
số 973/2001/TT-TCĐC ngày 20/6/2001 của tổng cục địa chính( nay là Bộ TNMT)
gồm:
- Hệ quy chiếu:Elipsoid WGS 84 có kích thước như sau:
+ Bán trục lớn
:a=6378137.0 m
+ Độ dẹt
:f=1/298.257223563
+ Tốc độ quay quanh trục
:ω =7292115.0 x 10-11 rad/s
+ Hằng số trọng trường trái đất :GM=3986005.108 m3 s-2
+ Kinh tuyến gốc 00 được quy ước là kinh tuyến trục đi qua GRINUYT nước
Anh.
- Hệ tọa độ phẳng: hệ tọa độ phẳngUTM quốc tế, được thiết lập trên cơ sở lưới
chiếu hình trụ ngang đồng góc với các tham số được tính theo elipsoid WGS-84
Trang 3


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến


toàn cầu. Hệ tọa vuông góc phẳng của các điểm lưới tọa độ nhà nước được tính toán
trên múi chiếu UTM 30, hệ số k=0,9999.
- Điểm gốc tọa độ quốc gia N00 đặt tại viện nghiên cứu địa chính (nay là viện khoa
học đo đạc và bản đồ) thuộc Bộ TNMT, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
- Điểm gốc tọa độ phẳng có X=0km, Y=500km.
- Điểm gốc hệ độ cao quốc gia: điểm gốc độ cao đặt tại Nghiệm Triều - Hòn Dấu –
Hải Phòng.
b. Hệ thống tỷ lệ bản đồ địa chính
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của công tác quản lý đất đai, giá trị kinh tế sử
dụng đất, mức độ khó khăn về giao thông, về kinh tế, về mức độ chia cắt địa hình, về
độ che khuất… của từng khu vực, mật độ thửa trung bình trên 01 hécta, quy hoạch
phát triển kinh tế, quy hoạch sử dụng đất của từng đơn vị hành chính để lựa chọn tỷ lệ
đo vẽ cho phù hợp.
Bảng 1: tỷ lệ đo vẽ BĐĐC theo quy phạm thành lập BĐĐC 2008(tài liệu[1])
Loại đất
Đất nông nghiệp

Khu vực

Tỷ lệ

Chung

1:2000 và 1:5000

Xen kẽ đất đô thị, đất ở

1:1000 hoặc 1:500

Đất phi nông nghiệp

Đô thị có giá trị kinh tế sử 1:200 hoặc 1:500
(chủ yếu là đất ở và đất dụng đất cao
chuyên dùng)
Đô thị, các khu dân cư có ý 1:500 hoặc 1:1000
nghĩa kinh tế-văn hóa quan
trọng
Đất lâm nghiệp, đất
trồng cây công nghiệp

Chung

1:5000 hoặc 1:10000

Đất chưa sử dụng

Chung

1:10000

c. Độ chính xác của bản đồ địa chính
Độ chính xác của bản đồ tuân theo mục 2.14 đến 2.23 tài liệu [1]. Khi đo kiểm
tra tuân theo mục 2.19, 2.22 tài liệu [1].

Trang 4


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến


Bảng 2: Độ chính xác của BĐĐC
STT

Yêu cầu kỹ thuật

Độ chính xác

1

Sai số trung bình vị trí mặt phẳng của
điểm khống chế đo vẽ sau bình sai so
với điểm khống chế tọa độ từ điểm địa
chính trở lên gần nhất

2

Sai số đưa các điểm góc khung bản đồ,
giao điểm của lưới km, các điểm tọa độ
Nhà nước, các điểm địa chính, các điểm
có tọa độ khác lên bản đồ địa chính số
được quy định bằng không.

Không vượt quá 0.10mm tính
theo tỷ lệ bản đồ thành lập

Không có sai số

Trên bản đồ địa chính in trên giấy sai số:
3


- Độ dài cạnh khung bản đồ

- Không vượt quá 0.2mm

- Đường chéo bản đồ

- Không vượt quá 0.3mm

- Khoảng cách giữa điểm tọa độ và góc
khung bản đồ đường chéo

- Không vượt quá 0.2mm
- 5cm đối với bản đồ tỷ lệ
1:200
- 7cm đối với bản đồ tỷ lệ
1:500

4

Sai số trung bình vị trí các điểm trên
ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ
- 15cm đối với bản đồ tỷ lệ
địa chính số so với vị trí điểm khống chế 1:1000
đo vẽ không vượt quá
- 30cm đối với bản đồ tỷ lệ
1:2000
- 150cm đối với bản đồ tỷ lệ
1:5000

5


6

Sai số trung bình vị trí các điểm trên
ranh giới thửa đất biểu thị trên bản đồ
địa chính in trên giấy so với điểm khống
chế đo vẽ gần nhất
Sai số trung bình độ dài giữa các điểm
trên cùng cạnh thửa đất, sai số tương hỗ
trung bình giữa các điểm trên hai cạnh
thửa đất trên bản đồ địa chính số và trên
bản đồ địa chính in trên giấy
Trang 5

Không vượt quá 0.3mm đối
với bản đồ tỷ lệ 1:200, 1:500,
1:1000, 1:2000, 1:5000
Không vượt quá 1.5 lần quy
định tại các khoản 2.17, 2.18
nêu trên tương ứng với từng
dạng bản đồ địa chính (Quy
phạm thành lập bản đồ địa
chính)


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

Tuy nhiên để đảm bảo độ chính xác phù hợp với thực tế nhu cầu quản lý đất đai

trước mắt cũng như lâu dài ở địa phương, phục vụ tốt cho công tác cấp giấy chứng
nhận QSDĐ, làm cơ sở tốt cho công tác giải quyết những tranh chấp đất đai về sau,
đặc biệt là tranh chấp về ranh thửa đất. Khu đo xã sẽ được quy định hạn sai cho phép
về sai số tương hỗ cạnh thửa đất như sau:
Bảng 3: độ chính xác ranh thửa khu đo Xã Hậu Mỹ Bắc A
STT Tỷ lệ đo vẽ

Độ chính xác ranh thửa

1

1/500

Không lớn hơn ± 7 cm

2

1/2000

Không lớn hơn ± 45 cm, trường hợp đo vẽ đất nông
nghiệp, bờ thửa không rõ ràngkhông lớn hơn ± 60 cm

(nguồn: luận chứng KTKT khu vực đo vẽ xã Hậu Mỹ Bắc A)
d. Chia mảnh, đánh số mảnh và ghi tên gọi mảnh bản đồ.
- BĐĐC được chia mảnh và đánh số hiệu mảnh theo hệ thống tọa độ vuông góc
phẳng và phải dựa vào sơ đồ hệ thống chia mảnh của dự án xây dựng hồ sơ địa
chính của mỗi tỉnh đã được phê duyệt ở tỷ lệ 1:10000.
Bảng 4: Hệ thống chia mảnh bản đồ địa chính.
Kích
thước

bản vẽ
(cm)

Kích thước
thực tế (m)

Diện
tích đo
vẽ (ha)

60x60

3000x3000

900

1:2000

50x50

1000x1000

100

1:2000

1:1000

50x50


500x500

1:2000

1:500

50x50

250x250

6,25

1÷16 300206-9-(16)

1:2000

1:200

50x50

100x100

1,0

1 ÷100 300206-9-100

Cơ sở để
chia mảnh

Tỷ lệ

bản đồ

1:10000

1:5000

1:5000

Ký hiệu
thêm
vào

Danh pháp
300206

1 ÷9

300206-9

25 a, b, c, d

300206-9-d

( Nguồn: Quy phạm thành lập BĐĐC năm 2008 )
- Chia mảnh BĐĐC xã Hậu Mỹ Bắc A:
Căn cứ theo quy định chia mảnh và đánh số tờ bản đồ của quy phạm thành lập bản đồ
địa chính và theo kết quả khảo sát thực địa. Bản đồ địa chính xã Hậu Mỹ Bắc A được
chia làm 38 tờ, trong đó 34 tờ tỷ lệ 1:2000 và 4 tờ tỷ lệ 1:500

Trang 6



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

Hình 1: sơ đồ phân mảnh khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A
(nguồn: luận chứng KTKT khu vực đo vẽ xã Hậu Mỹ Bắc A)
e. Bố cục và khung bản đồ địa chính: bố trí các yếu tố trên bản đồ như: tên bản
đồ, các loại bảng, thước tỷ lệ… sao cho hài hòa, đẹp mắt.
3. Các yếu tố nội dung của bản đồ địa chính
a. Điểm khống chế tọa độ các cấp
- Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế tọa độ nhà nước, các điểm
địa chính, các điểm khống chế đo vẽ có mốc chôn ổn định, lâu dài, bền vững. Các
điểm này phải biểu thị chính xác trên bản đồ và theo ký hiệu quy ước.Sai số vị trí
điểm của các điểm trên không vượt quá 0,1mm trên bản đồ.
- Điểm khống chế tọa độ
+ Lưới tọa độ nhà nước cấp 0, hạng I, II, III khác nhau về độ chính xác,
mật độ phân bố điểm, mục đích sử dụng, phương pháp xây dựng và trình tự
phát triển của lưới. (Thông tư 06 quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về xây dựng lưới tọa độ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2010 và thay thế Quy phạm Tam giác nhà nước hạng I, II, III và IV
của Cục Đo đạc và bản đồ nhà nước ban hành năm 1976).
Trang 7


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến


Trong đó lưới tọa độ cấp 0 được đo vẽ trên hai hệ tọa độ VN-2000 và ITRF(là hệ
quy chiếu trắc địa quốc tế hiện nay được công nhận như một hệ quy chiếu trắc địa
chuẩn quốc tế)
+ Lưới địa chính
+ Lưới khống chế đo vẽ
b. Địa giới hành chính các cấp
Bao gồm: ranh giới quốc gia, tỉnh, huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung
ương, thành phố trực thuộc tỉnh, xã phường, thị trấn.
Ranh giới, mốc giới hành chính cấp xã phải xác định tại thực địa trên cơ sở hồ sơ
địa giới hành chính đã được thành lập theo chỉ thị 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Trong quá trình đo vẽ, nếu hồ sơ và hiện trạng ranh giới có mâu thuẫn với nhau thì
phải lập biên bản (có xác nhận của chính quyền sở tại) gửi Sở Tài nguyên và Môi
trường để Sở báo cáo lại UBND tỉnh xem xét, giải quyết. Lập “Biên bản xác nhận thể
hiện địa giới hành chính” và sơ đồ đo vẽ địa giới hành chính trên nền bản đồ địa chính
tổng thể có xác nhận của các địa phương tiếp giáp.
c. Mốc quy hoạch, hành lang an toàn giao thông
Chỉ chuyển vẽ các mốc giới quy hoạch nếu các mốc giới này có thể xác định chính
xác vị trí ngoài thực địa, Quy hoạch chi tiết chỉ thể hiện trên bản đồ khi đã được cơ
quan cấp có thẩm quyền phê duyệt và công khai.
d. Ranh giới thửa đất
Thửa đất là yếu tố cơ bản của BĐĐC, có diện tích nhất định. Ranh giới thửa đất được
thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín hoặc dạng đường gấp khúc lực nét
0,15mm. thửa đất đều có chủ sử dụng để quản lý
Ranh thửa được vẽ khép kín, ghi chú thửa, đánh số thửa theo quy định. Diện tích chính
xác đến 0.1m2. nếu diện tích quá nhỏ thì ghi số thửa và ghi chú thửa có diện tích nhỏ
ngoài khung.
e. Hệ thống giao thông
Biểu thị tên đường, chất liệu rải mặt, lề đường, cầu cống trên đường (chỉ biểu thị loại
cầu cống khi ô tô qua được), mốc lộ giới. Không biểu thị đường vào các gia đình riêng
biệt, chỉ biểu thị những đường dùng chung cho các khu dân cư thuộc đất công. Trên

bản đồ số, hệ thống giao thông đều phải vẽ bằng 2 nét nhưng khi biên tập để in bản đồ
thì những đường có độ rộng từ 0,2 mm (tính theo tỷ lệ bản đồ) trở lên vẽ bằng 2 nét
theo tỷ lệ, khi độ rộng nhỏ hơn 0,2 mm thì vẽ một nét theo ký hiệu quy định và phải
ghi chú độ rộng.
f. Hệ thống thủy văn
Đối với hệ thống thủy văn tự nhiên phải thể hiện đường bờ ổn định và mép nước ở thời
điểm đo vẽ. Khi đường bờ trùng với đường mép nước, thì dùng nét màu ve đậm của
Trang 8


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

đường bờ nước thay thế và coi đây là ranh giới của các thửa đất. Đối với hệ thống thủy
văn nhân tạo chỉ thể hiện đường bờ ổn định. Các kênh, mương có độ rộng từ 0,2 mm
(tính theo tỷ lệ bản đồ) trở lên vẽ bằng 2 nét theo tỷ lệ, khi độ rộng nhỏ hơn 0,2 mm thì
biểu thị 1 nét nhưng phải ghi chú độ rộng.
g. Địa vật có ý nghĩa phương vị
Trên bản đồ cũng thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng chủ yếu thuộc về các yếu
tố KT-XH như: đình, chùa, nhà thờ, tháp nước, đài tưởng niệm, trạm biến thế, các cột
điện cao thế… phải ghi chú tên gọi của từng địa vật.
h. Dáng đất
Trên bản đồ địa chính người ta có thể biểu thị hay không biểu thị đường đồng mức.
Trong trường hợp này thì tùy theo yêu cầu của công tác quản lý đất đai, của chủ đầu tư
có thể biểu thị hay không biểu thị.
- Thể hiện điểm độ cao ở đồng bằng
- Thể hiện đường bình độ và điểm độ cao ở khu vực đồi núi
- Ghi chú độ cao ở những điểm đặc trưng của địa hình
Thể hiện phù hợp với các yếu tố khác, bãi cát, khe đá, bãi bùn đầm lầy dùng ký hiệu

để thể hiện
i. Ghi chú thuyết minh
Dùng các hình thức ghi chú thuyết minh để thể hiện định tính, định lượng các yếu tố
nội dung như: địa danh, độ rộng, độ dài, diện tích, số thửa đất, loại đất.
 Lưu ý:
- Bản đồ các tỷ lệ đều phải biểu thị các công trình xây dựng chính như nhà ở, các
công trình được ghi nhận là tài sản có giá trị trên đất. Các công trình phụ, tạm thời,
chỉ tồn tại trong thời gian ngắn không biểu thị. Nhà ở và các công trình được đo vẽ
theo phạm vi chiếm đất. Khi biểu thị dùng nét đứt để vẽ. Dùng ký hiệu để biểu thị
các địa vật quan trọng, mang tính định hướng trong khu vực như : chùa, tháp nước,
trạm biến thế,.v.v..
- Đối với thửa đất có vườn hoặc các loại cây lâu năm gắn liền với nhà ở nếu không
tách đất ở ra được thì phải ghi theo mục đích sử dụng đất thực tế cộng với đất ở. Ví
dụ “ ONT+LNC “, “ONT+LNQ ” , “ONT +LNK” . . ..
- Đối tượng chiếm đất nhưng không tạo thửa đất, số thửa được ghi theo từng loại
đối tượng với thứ tự tăng dần từ đối tượng thứ nhất đến đối tượng cuối cùng khi
biên tập trên tờ bản đồ địa chính và bản đồ địa chính cơ sở, cụ thể như sau:
+ Đường giao thông: D1, D2, D3 . . .
+ Hệ thống thủy lợi dẫn nước phục vụ cấp nước, thoát nước, tưới nước theo
tuyến: T1, T2, T3 . . .
+ Các công trình khác theo tuyến: K1, K2, K3 . . .
Trang 9


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

+ Sông, ngòi, kênh, rạch, suối: S1, S2, S3 . . .
- Số thửa thể hiện trong cơ sở dữ liệu bản vẽ thì thứ tự tương đương như trên là:

3001, 3002. . . ; 4001, 4002 . . .; 5001, 5002 . . . ; 6001, 6002 . . .; 7001, 7002...
- Các đối tượng chiếm đất mà không tạo thành thửa, nhưng khi cắt các tờ bản đồ
thì phải tạo ranh thửa theo khung trong của tờ bản đồ địa chính gốc cắt qua các đối
tượng chiếm đất nêu trên và được thể hiện trên lớp 62, màu 96, nét đứt. Khi đánh
số thửa của các đối tượng này thì cần lưu ý đối tượng quản lý và tên đối tượng của
các thửa đất đó để tách thửa đất ra.
- Mồ mả rải rác của gia đình trong khuôn viên đất của 1 chủ, không biểu thị mà
được coi là mục đích sử dụng đất như xung quanh, không tách riêng thửa. Các kênh
rạch dẫn nước, thoát nước để làm kinh tế riêng trong từng thửa đất, cùng chủ sử
dụng, không biểu thị mà vẽ gộp vào thửa đất đó.
- Không vẽ các yếu tố đắp cao, xẻ sâu nhưng phải vẽ đúng diện tích của các yếu tố
cần biểu thị. Không vẽ các cầu nhỏ khi chúng không nằm trên đường giao thông.
- Trường hợp ranh giới thửa đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản là
bờ thửa dùng chung không thuộc thửa đất có độ rộng dưới 0.5m thì ranh giới thửa
đất là tâm bờ (diện tích bờ chia đều cho các bên), nếu từ 0.5m trở lên thì ranh thửa
đất là mép bờ.
- Khi vẽ bờ nét đôi cần vẽ đúng ranh chủ sử dụng đất,
Ví dụ: Bờ ruộng là của chung 2 chủ sử dụng: vẽ nét liền ở trung tâm bờ, 2 mép
bờ vẽ nét đứt:
Chủ A

Chủ B
Bờ ruộng là của 1 chủ sử dụng: vẽ nét liền ở mép ngoài bờ của thửa đất của chủ
có quyền sử dụng, mép còn lại bên trong vẽ nét đứt:
Chủ A

Chủ B (Bờ thuộc quyền sử dụng của chủ B)
Bờ ruộng sử dụng vào mục đích giao thông công cộng thì vẽ 2 nét liền:

Trang 10



Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

4. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính có thể được thành lập theo các phương pháp sau:
Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính

Phương pháp đo vẽ
trực tiếp ngoài thực
địa
Phương pháp bàn đạc
Phương pháp toàn đạc
Phương pháp GPS động
(GPS-RTK, GPS-PPK)

Phương pháp đo
ảnh

Biên tập từ bản đồ tỷ
lệ lớn hơn

Phương pháp đo vẽ
phối hợp
Phương pháp đo vẽ
lập thể

Sơ đồ 1: Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính

a. Phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa
Trong phương pháp này thì thời tiết và sự hạn chế về tầm nhìn do địa vật gây ra
ảnh hưởng khá nhiều tới công việc, ngoài ra địa hình phức tạp ảnh hưởng không nhỏ
tới công việc. Do đó phương pháp này cho hiệu quả kinh tế không cao và có một số
hạn chế khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Chính vì
lý do trên mà phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa thường được áp dụng vào các
địa bàn không lớn , chủ yếu là thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở các vùng dân cư
đặc biệt là khu đô thị có mật độ dân cư đông đúc, nhà cửa công trình nhiều.
Hiện nay phương pháp GPS động GPS-RTK đang là phương pháp được coi là
tối ưu với nhiều ưu điểm như: độ chính chính xác cao, tiết kiệm được thời gian ngoài
thực địa do không cần phải lập lưới khống chế đo vẽ …
Chuẩn bị bản vẽ và các tư liệu liên
Thành lập lưới địa chính các cấp
Xây dựng lưới kinh vĩ 1, 2
Đo vẽ chi tiết ngoại nghiệp
Xử lý số liệu và biên tập bản đồ
Sơ đồ 2: Quy trình thành lập BĐĐC bằng phương pháp đo vẽ ngoài thực địa
Trang 11


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

b. Phương pháp biên tập từ bản đồ có tỷ lệ lớn hơn
Chúng ta có thể thành lập bản đồ dựa trên việc biên tập các bản đồ hiện còn giá
trị sử dụng có tỷ lệ lớn hơn tỷ lệ bản đồ cần thành lập. Thường phương pháp này được
sử dụng để làm mới bản đồ, thành lập các loại bản đồ tỷ lệ trung bình, tỷ lệ nhỏ, thành
lập các loại bản đồ chuyên đề.
c. Phương pháp đo ảnh

Để thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo ảnh được áp dụng cho các
khu vực rộng lớn, phương pháp này chiếm 90% - 95% số lượng bản đồ địa hình, địa
chính ở nước ta và các nước tiên tiến. Phương pháp đo ảnh có thể thực hiện theo
phương pháp đo vẽ phối hợp (sử dụng ảnh đơn) và phương pháp đo vẽ ảnh lập thể.
I.1.2 Cơ sở pháp lý
- Thông tư số: 05/2009/TT-BTNMT do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành
ngày 01/06/2009 về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình,
sản phẩm địa chính.
- Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 29/10/2004 về thi
hành luật đất đai.
- Thông tư số: 01/2005/TT-BTNMT do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường ban hành
ngày 13/4/2005 về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định
181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004.
- Luật đất đai 2003 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 26/11/2003.
- Chỉ thị 364/CT ngày 6/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ
tướng Chính phủ về việc phân chia ranh giới hành chính các cấp.
- Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 của Tổng cục địa
chính ban hành năm 1999.
- Quyết định số 866/QĐ.ĐC ngày 29/12/1997 của Tổng cục trưởng Tổng cục địa
chính về việc ban hành định mức KTKT đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
- Thông tư số 973/2001/TT.TC.ĐC ngày 20/6/2001 của Tổng cục địa chính
hướng dẫn áp dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN2000.
- Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về
việc ban hành quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:2000,
1:5000 và 1:10000.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn
- Quá trình biến động đất đai diễn ra trên địa bàn xã lớn đòi hỏi địa phương cần có
những cập nhật để công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã tốt hơn.
- Cơ sở cho việc thành lập HSĐC, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quản

lý của địa phương nói riêng và nhà nước nói chung.
- Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ, cho phép chúng
ta thành lập được các bản đồ địa chính dạng số chi tiết hơn, chính xác hơn, kịp thời
hơn. Cho nên sau khi đề tài được thực hiện sẽ giúp các đọc giả có thể tìm hiểu sâu
sắc hơn về toàn bộ quy trình công nghệ thành lập Bản đồ địa chính bằng phương
pháp toàn đạc, phương pháp GPS động GPS-RTK.
Trang 12


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

I.2 khái quát địa bàn nghiên cứu.
I.2.1 Vị trí địa lý tự nhiên.

Hình2: sơ đồ vị trí khu đo xã Hậu Mỹ Bắc A.
- Xã Hậu Mỹ Bắc A nằm ở phía tây bắc huyện Cái Bè. Tọa độ địa lý nằm trong
khoảng:
10027’40” đến 10030’33” vĩ độ bắc.
105056’17” đến 105059’58” kinh độ đông.
- Địa giới hành chính của xã Hậu Mỹ Bắc A được tiếp giáp như sau:
Phía đông giáp xã Mỹ Thành Bắc – huyện Cai Lậy.
Phía nam giáp xã Hậu Mỹ Trinh, xã Thiện Trung.
Phía tây giáp xã Mỹ Trung.
Phía bắc giáp xã Hậu Mỹ Bắc B.
Toàn xã bao gồm 05 ấp:Hậu Phú 1, Hậu Phú 2, Hậu Phú 3, Mỹ Chánh 4, Mỹ Chánh 5.
I.2.2 Đặc điểm địa hình, địa vật
- Xã Hậu Mỹ Bắc A nằm trong lưu vực sông Tiền thuộc đồng bằng Tây Nam Bộ,
địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao trung bình từ 1,0 – 1,2m so với mặt nước

biển.
Trang 13


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

- Đất đai phần lớn là đất phù sa xen lẫn là các vùng nhiễm phèn, ngoài ra còn có
các vùng đất sình lầy do ứ đọng nước. Mùa khô đi lại tương đối dễ dàng, mùa mưa
đất trở nên sình và dính, đi lại rất khó khăn.
- Khu đo mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Tây Nam Bộ, với
nền nhiệt độ cao và lượng mưa lớn. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 260 –
270C. khí hậu phân thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.880mm. số giờ nắng trong năm
khoảng 2.588,5 giờ. Lượng bức xạ trực tiếp cao, độ ẩm tương đối khoảng 79% 89%. Độ ẩm trung bình lớn nhất từ tháng 7 đến tháng 9.
- Hệ thống giao thông phân bố không đều và phát triển chưa đồng bộ, đường giao
thông chính là đường ĐT.869, HL.72. các đường giao thông nội bộ một số ít được
bê tông hóa có độ rộng từ 1 đến 1,5m còn lại chủ yếu là các đường đất nhỏ. Bên
trong các khu vực dân cư là các ngõ hẹp, quanh co, gấp khúc, tầm nhìn hạn chế.
Trong địa bàn xã là hệ thống sông ngòi, kênh rạch, chằng chịt liên thông nên chịu
ảnh hưởng mạnh của thủy triều, song rất thuận tiện cho lưu thông hàng hóa bằng
đường thủy.
I.2.3 Đặc điểm kinh tế xã hội
- Khu đo chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp tập trung đa phần là canh tác lúa
nước hai hoặc ba vụ có hệ thống tưới tiêu đan xen nên người dân không đắp bờ giữ
nước. Ranh giới thửa đất giữa các chủ sử dụng thường là không có bờ hoặc là các
bờ đất tự đắp rất nhỏ có độ rộng từ 0,1 đến 0,2m, mùa mưa mực nước thường dân
cao gây ngập úng nên việc xác định ranh giới thửa đất, đo vẽ chi tiết và đi lại

không thuận lợi. Do khu dân cư ở tập trung xa vùng sản xuất nông nghiệp nên việc
di chuyển trang thiết bị đến địa điểm thi công, xác định thông tin thửa đất tốn nhiều
thời gian và rất khó khăn, khu vực dân cư còn lại đa phần xen kẽ vườn tạp có mật
độ thực phủ tương đối dày( độ che phủ trên 80% diện tích).
- Trình độ dân trí không đồng đều, giá cả nguyên vật liệu phục vụ công tác đo
đạc và sinh hoạt khá đắt đỏ. Mạng lưới y tế có nhưng chưa đầy đủ trang thiết bị
phục vụ khám và chữa bệnh.
I.3 Các tài liệu, số liệu sử dụng trong thi công
I.3.1 Tư liệu bản đồ
- Bản đồ địa giới hành chính cấp xã được thành lập trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ
1/5000 lưới chiếu Gauss, được thành lập từ tháng 5 năm 1995.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được xây dựng ở tỷ lệ 1/10000.
- Bản đồ giải thửa 299.
I.3.2 Tư liệu thống kê
- Tài liệu thống kê liên quan đến tình hình sử dụng đất đai tại địa phương bao gồm
sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ theo dõi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đã cấp, diện tích tự nhiên cơ cấu sử dụng và quản lí đất đai trong xã.

Trang 14


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

- Các qui định của địa phương về hành lang an toàn công trình đường bộ, đường
thủy, hạn mức giao đất ở lần đầu, công nhận diện tích đất ở, diện tích tối thiểu được
tách thửa cho mỗi hộ gia đình, cá nhân.
I.4 Nội dung nghiên cứu, phương pháp và quy trình thực hiện
I.4.1 Nội dung nghiên cứu

- Xây dựng lưới khống chế đo vẽ bằng phương pháp GPS động GPS-RTK.
- Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc, phương pháp GPS
động GPS-RTK.
- Xử lý nội nghiệp, biên tập bản đồ bằng phần mềm Famis chạy trên nền
MicroStation SE.
- Tổng hợp, thống kê diện tích đất đai sau đo đạc
- Kiểm tra, nghiệm thu và đánh giá kết quả đạt được.
I.4.2 Phương tiện nghiên cứu
1. Các trang thiết bị sử dụng thu thập số liệu
Để xây dựng lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính đơn vị thi công
đã sử dụng;
- Máy toàn đạc điện tử loại NTS-312L, GTS-226, GTS-235N
Bảng 5: Tên các loại máy sử dụng trong công tác đo vẽ, thành lập bản đồ.
Tên máy

Số máy

Độ chính xác đo góc

Độ chính xác đo cạnh

NTS-312L

23970

2”

2 mm + 2D10-6

GTS-226


UN 1633

5”

2 mm +2D10-6

GTS-235N

OL 8288

5”

2 mm +2D10-6

(nguồn: luận chứng KTKT khu vực đo vẽ xã Hậu Mỹ Bắc A)

Trang 15


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

ống kính

Tay cầm

Pin


ốc vi động đứng

ốc vi động ngang
Bộ phận dọi
tâm quang học
Bọt thủy tròn
ốc cân bằng
Đế máy
Chân máy

Hình3: máy toàn đạc điệ tử GTS-226
Bảng 6: các thông số kỹ thuật của máy toàn đạc điệ tử GTS-226
Đặc tính kĩ thuật

Máy GTS-226

ống kính
Độ phóng đại

30x

Trường ngắm

1030’

Độ phân giải

2.5”

Khoảng cách đo ngắn nhất


1.3m

Đo khoảng cách
Độ chính xác

±(5mm+2ppmxD)

Thời gian đo

< 1.2 giây

Đo góc
Độ chính xác

5”

Thời gian đo

3 giây

Đường kính bàn độ ngang

71mm

Giao tiếp
Trang 16


Ngành:Công Nghệ Địa Chính


SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

Bộ nhớ trong

8000 điểm

Giao diện

RS232

Định dạng dữ liệu

GSI/IDEX/ASII có thể định dạng tự do

Điều kiện môi trường
Nhiệt độ làm việc

-200C đến +500C

Nhiệt độ lưu trữ

-400C đến +700C

Kích thước và khối lượng
Kích thước(dài, rộng, cao)

150mm x 184mm x 336mm

Khối lượng(máy/pin)


4.9kg/0.3kg

Nguồn cung cấp
Kiểu pin

NIMH

Điện áp/dung lượng

7.2V/2700mAh

Thời gian sạc pin

1.8 giờ

( Nguồn: hướng dẫn sử dụng các loại máy toàn đạc).
- Máy SouthS82: Có 01 máy động (ROVER), số W1082726135.

Hình 4: trạm động

Trang 17


Ngành:Công Nghệ Địa Chính

SVTH:Nguyễn Tăng Tiến

Hình 5: trạm base
Bảng 7: Thông số kỹ thuật máy GPS souths82

Chi tiết thông số kỹ thuật
Loại

Psion 7.527

Chống bụi và chống nước tiêu chuẩn

IP65

Chống va đập

1,2m rơi tự do

Bộ vi xử lý

PXA270 520MHZ/ 32bit RISCCPO

Bộ nhớ

128M, hỗ trợ thẻ SD Ang CF card, mở
rộng tối đa

Màn hình

Cảm ứng màu LCD TFT

Giao tiếp không dây

Bluetooth


Truyền dữ liệu

SD card / truyền thông USB

Mã định vị vi phân GNSS

±0.25+1ppm RMS

Độ chính xác mặt phẳng

±0.50m+1ppm RMS

Độ chính xác cao trình

<5m 3D RMS
Độ chính xác định vị vi phân WAAS

Độ chính xác khảo xác GNSS tĩnh và đo nhanh
Độ chính xác đo tĩnh nhanh

±5mm+0,5ppm RMS

Độ chính xác mặt phẳng

±5mm+1ppm RMS

Độ chính xác cao trình
Trang 18



×