Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH TÂY NINH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ÑEÀ TAØI:

 

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH TÂY NINH”

SVTH

:

NGUYỄN THỊ MINH LUYẾN

MSSV

:

07124066

LỚP

:

DH07QL


KHÓA

: 2007 – 2011

NGÀNH :

Quản lý đất đai

- Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9/2011 –
 
 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH


NGUYỄN THỊ MINH LUYẾN

“THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
ĐẤT NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA
HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH TÂY NINH”

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Du
Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh

Ký tên: ……………………………..

- Tháng 9 năm 2011  

 


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên con xin cảm ơn ba mẹ đã sinh thành nuôi
nấng, dạy dỗ và tạo mọi điều kiện cho con học tập cho đến
ngày hôm nay, cảm ơn các chị của em luôn động viên chia sẻ
và lo lắng cho em. Con luôn khắc ghi trong tâm!
Em xin gủi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại
học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh, Quý thầy cô giảng viên
Khoa Quản lý đất đai và Bất động sản đã trang bị kiến thức,
kinh nghiệm cho em trong suốt thời gian em học tập dưới mái
trường đại học.
Và lời cảm ơn chân thành đến thầy, Giáo viên hướng
dẫn, thầy Nguyễn Du đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em
những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt quá trình thực hiện
đề tài. 
Xin gửi lời cám ơn đến các cô chú, anh chị: Chú Trương
Văn Quảng (Viện Quy hoạch Đô thị - Nông thôn), chú Trần
Thiện Phong (phòng Tài nguyên Môi trường huyện Hốc
Môn), anh Nguyễn Thành Nhơn, anh Thanh (cựu sinh viện
DH06QL), anh Tươi ( sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Hải
Dương) và tất cả bạn bè, các anh chị khóa trước, những
người đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình
học tập và thời gian thực hiện luận văn.
 

   


 

 

 

Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên
Nguyễn Thị Minh Luyến

  
Trang i
 


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Minh Luyến, Khoa Quản lý Đất đai  Bất
động sản, Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa
huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh”
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Du, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản lý Đất đai 
Bất động sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh là huyện nằm phía tây của thị xã Tây Ninh,
giáp với các huyện Tân Biên, Bến Cầu, thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành và
Campuchia. Với tổng diện tích 57,315 ha, chiếm 14,2% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Về
cơ cấu hành chính huyện có 15 xã và 1 thị trấn, dân số toàn huyện là 131,591 dân.
Cùng với cả nước trong những năm qua huyện Châu Thành đã tập trung đẩy mạnh
phát triển kinh tế, từng bước góp phần ổn định tình hình chính trị và phát triển kinh tế - xã
hội thiết lập trật tự kỷ cương trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất ở địa phương.
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều

bất cập. Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu khảo sát thực trạng quản lý và thực hiện
quy hoạch sử dụng đất NTNĐ, tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương ảnh hưởng
đến việc mai táng, tình hình quản lý nhà nước về đất NTNĐ của địa phương, đánh giá
kết quả đạt được và tồn tại hạn chế trong quản lý sử dụng NTNĐ, nguyên nhân hạn
chế, đề xuất, định hướng cho cơ chế chính sách, biện pháp kiểm soát việc quản lý sử
dụng đất NTNĐ trên địa bàn.
Theo báo cáo tình hình quản lý sử dụng đất NTNĐ trên địa bàn huyện Châu
Thành đến hết ngày 30 tháng 5 năm 2011: dân số trung bình năm 2010 của huyện là
131.591,0 người, trên địa bàn huyện có tất cả 47 nghĩa trang, với diện tích 82,14 ha,
chiếm 0,14% diện tích tự nhiên. Nhưng qua bản đồ huyện có 1 nghĩa trang Liệt sĩ và
12 nghĩa địa được chính quyền quản lý được thể hiện lên bản đồ hiện trạng và chiếm
tổng diện tích 36,7332 ha nhưng trong số liệu thống kê thì số này tăng lên 15 tương
ứng với mỗi xã một nghĩa địa. Sự chênh lệch lên tới 45,4068 ha đây là một con số
không nhỏ, và nó cũng thể hiện khá nhiều bất cập trong hệ thống nghĩa trang ở địa
phương. Cho thấy tình hình cập nhật biến động loại đất này rất ít được quan tâm tới.
Và trên thực tế tổng diện tích đất nghĩa trang chôn rãi rác hiện không thống kê được.
Điển hình là tình trạng chôn cất rãi rác một nơi vài ba mộ điển hình như xã Ninh Điền,
qua quá trình tiến hành khảo sát thực địa cho thấy việc chôn rãi rác rất phổ biến chỉ đi
trên đường lộ của xã thì khoảng 400 m đến 2 km là thấy một khu mộ chí. Có nơi chỉ
một đến hai mộ có nơi thì là mộ gia tộc hoặc một khu mộ tự phát ngay sát nhà dân.
Từ những kết quả đánh giá trên, đề tài đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị
giúp hoàn thiện hơn công tác quản lý đất NTNĐ, đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng
đất đúng mục đích, đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả hơn.

  
Trang ii
 


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
PHẦN I: TỔNG QUAN ................................................................................................. 3
I. 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
I.1.1 Cơ sở khoa học ................................................................................................ 3
I.1.2 Cơ sở pháp lý ................................................................................................... 4
I.1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai và đất NTNĐ ...................................... 7
I.1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai .......................................................... 8
I.1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về nghĩa trang, nghĩa địa ................................ 8
I.1.2.4 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa .............................................. 8
A. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất và QHSDĐ NTNĐ .................................. 8
B. Nội dung quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa .................................... 9
I.1.3 Cơ sở thực tiễn................................................................................................. 9
I.1.3.1 Một số nghiên cứu và tình hình quản lý, quy hoạch NTNĐ ...................10
A.Một số nghiên cứu và tình hình quản lý, quy hoạch đất NTNĐ và an táng tại một số
địa bàn trong nước ........................................................................................................10
B. Một số nghiên cứu và tình hình quản lý, quy hoạch đất NTNĐ và an táng tại một số
nơi trên thế giới13
I.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MỘ CHÍ Ở
CÁC NTNĐ TRONG CẢ NƯỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN.........................13
I.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng ..................................................................................13
I.2.2 Các phong tục tập quan trong mai táng và cải táng ở huyện Châu Thành .... 14
I.2.2.1 Phong tục tưởng niệm và chôn cất người chết .............................................14
I.2.2.2 Phong tục cải táng ......................................................................................14
I.2.3 Một số ví dụ điển hình cho các nhân tố ảnh hưởng nêu trên .......................18
I.3 KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ...........................................................21
I.4 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................22
I.4.1 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................22
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................22
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................................23
II. 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI .............23

  
Trang iii
 


II.1.1 Tăng trưởng kinh tế ......................................................................................23
II.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ..........................................................................24
II.1.3 Tài nguyên nhân văn, tôn giáo .....................................................................24
II.1.4 Thực trạng môi trường .................................................................................25
II.1.5 Các hoạt động văn hóa - xã hội ....................................................................25
II.1.6 Về dân số ......................................................................................................26
II.2 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI ...................................................................28
II.3 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT .............28
II.3.1 Đất nông nghiệp ...........................................................................................28
II.3.2 Đất phi nông nghiệp .....................................................................................29
II.3.3 Đất đô thị......................................................................................................29
II.3.4 Đất khu dân cư nông thôn ............................................................................29
II.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NTNĐ TRÊN ĐỊA BÀN ........29
II.4.1 Địa bàn huyện Châu Thành.........................................................................29
II. 5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA ....50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................54
PHỤ LỤC

  
Trang iv
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH

QH, KHSDĐ

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

NTNĐ

Nghĩa trang, Nghĩa địa

TN & MT

Tài nguyên và môi trường

TCĐC

Tổng cục địa chính

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

  
Trang v
 



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1: Mô hình An Viên Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu,
tỉnh Đồng Nai ............................................................................................................. 12
Hình 2: Một số hình trong mai táng đạo Thiên chúa ...................................................15
Hình 3: Một số hình ảnh về mai táng đạo Phật ...........................................................16
Hình 4: Một số hình ảnh trong tang lễ của đạo Cao Đài .............................................17
Hình 5: Chùm ảnh về làng biển An Bằng ...................................................................18 
Hình 6: Tại Nghệ An ...................................................................................................19
Hình 7: Tại Bến Tre ..................................................................................................... 19
Hình 8: Tổng hợp một số hình ảnh qua quá trình khảo sát tại huyện Châu Thành,
tháng 7 năm 2011 .......................................................................................................48 

  
Trang vi
 


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1: Phân bố quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa ..........................................................11
Bảng 2: Chỉ tiêu về dân số của huyện năm 2009 ........................................................27
Bảng 3: Thống kê diện tích theo bản đồ và niên giám 2009 ........................................34
Bảng 4: Diện tích đất NTNĐ ở các xã năm 2009.........................................................36
Bảng 5: Biến động đất NTNĐ giai đoạn 2000 – 2010 .................................................37
Bảng 6: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ tăng tự nhiên (%) .................................................37
Bảng 7: Diện tích và cơ cấu các loại đất PNN năm 2011 ............................................38
Bảng 8: Quy hoạch đất phi nông nghiệp năm 2010 .....................................................39

Bảng 9: Cơ cấu đất phi nông nghiệp xã Ninh Điền năm 2010 .....................................42
Bảng 10: Tổng kết thực hiện quy hoạch đến năm 2010 ...............................................42
Bảng 11: Chỉ tiêu quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ...............................46

  
Trang vii
 


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” vốn là quy luật tự nhiên và cơ bản nhất đối với mọi
sinh vật trên trái đất, kể cả con người. Khác với các loại sinh vật, con người khi chết
được mai táng theo những phong tục tập quán, nghi thức truyền thống riêng để tiễn
đưa người đã khuất về nơi an nghỉ cuối cùng và cũng là nghi lễ thể hiện tình cảm, lòng
biết ơn của con cháu, cộng đồng xã hội đối với người quá cố. Tuy nhiên, một vướng
mắc lớn mà chúng ta đang gặp phải trong quá trình đô thị hóa phát triển mạnh hiện nay
là vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách quản lý xây dựng các nghĩa trang và an táng
cho các đô thị nói chung và điểm dân cư nói riêng.
Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế, xã hội, nhu cầu về đất đai của các ngành,
các lĩnh vực, của các cá nhân, tổ chức ngày càng tăng cùng với sự hội nhập với thế
giới đã hình thành các khu công nghiệp, đô thị lớn trên phạm vi cả nước, dẫn đến gia
tăng dân số ở các thành phố lớn càng nhiều, sự không ngừng gia tăng dân số (Dân số

nước ta năm 2000 là 77,7 triệu người nhưng năm 2010 đã là 86,93 triệu người) trong
khi đó quỹ đất có hạn dẫn đến chỉ tiêu đất bình quân trên đầu người ở mức thấp, tác
động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng đô thị và việc sử dụng các loại đất, trong đó có đất
nghĩa trang nghĩa địa. Một thực tế là khi vấn đề đất chật người đông đang báo động,
tình trạng cạn kiệt quỹ đất luôn được đề cập tới, người chết lấn đất người sống, không
những việc lập nghĩa địa mang tính địa phương vẫn tiếp tục mà hiện nay còn nhiều bất
cập, như việc người dân đua nhau xây dựng lăng mộ kiên cố, bề thế với nhiều quy mô,
kích cỡ. Không chỉ xây cho người chết, không ít nơi còn chiếm đất xây lăng mộ cho
người còn sống.
Đối với đất nghĩa trang nghĩa địa, qua thời gian dài hầu hết các nghĩa địa ở nông
thôn nước ta thường là tự phát, nằm xen lẫn với ruộng vườn, nhà ở, hoặc nếu có tập
trung cũng không dựa trên quy hoạch mà mang tính địa phương. Các nghĩa trang nghĩa
địa tồn tại hàng chục thậm chí hàng trăm năm nay vẫn còn được mở rộng chôn cất, dẫn
đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí mà chúng ta chưa lường hết
được các mối nguy hại. Một vấn đề nghiêm trọng nữa là cảnh quan, việc chôn cất rải
rác trong khu dân cư, xen lẫn trong đất nông nghiệp, chôn cất tùy tiện, mộ phần xây
dựng theo nhiều hướng, bằng nhiều loại vật liệu, màu sắc, kích cở, kiểu dáng khác
nhau. Từ đó gây mất mỹ quan lãng phí quỹ đất, lãng phí tiền của, làm giảm đi sự tôn
nghiêm cần dành cho nơi an nghĩ cuối cùng đối với người chết. Tình trạng này gần
như được thả nổi không những đối với các nghĩa trang do lịch sử để lại mà nhiều nghĩa
trang của đô thị mới xây gần đây cũng có hiện tượng này.
Không chỉ vấn đề nghĩa trang, vấn đề cơ sở vật chất phục vụ tang lễ hiện cũng
rất thiếu và yếu (về nhà tang lễ, phòng quàn lạnh, xe đi quan...), vấn đề về công nghệ an
táng mới như hỏa táng mà còn nhiều vấn đề đáng bàn về công suất, tiêu chuẩn, chất
lượng thiết bị. Khoảng cách từ các nhà tang lễ, các nghĩa trang, nghĩa địa đến dân cư
gần nhất vẫn không đúng theo quy định. Đặc biệt đất nghĩa trang, nghĩa địa do chưa có
định mức, quy định nào cụ thể nên các địa phương khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch
chủ yếu dựa vào kết quả thực hiện của thời kỳ trước để dự kiến cho thời kỳ sau, có nơi
để nhiều có nơi để ít, có nơi không giành quỹ đất cho mở rộng nghĩa trang, nghĩa địa.
Vấn đề sử dụng đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa được xác định là việc

làm quan trọng trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam ta, nó thể hiện truyền
 

Trang 1


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

thống uống nước nhớ nguồn, biết ơn những thế hệ đi trước và người có công với nước,
đó cũng là nét đẹp văn hoá trong sinh hoạt cộng đồng và xã hội con người. “Sống có
nhà, chết có mồ” Các khu nghĩa trang, nghĩa địa đã gắn với nơi chôn nhau cắt rốn, gắn
với tiềm thức của mỗi con người. Thông thường người ta có thể sinh sống, làm ăn ở
nhiều nơi nhưng khi về già lại nghĩ về quê hương, nghĩ đến mồ mả của cha ông và đặc
biệt là lo đến chỗ an nghỉ cuối cùng của chính bản thân mình.
Hơn nữa, một thực tế cả nước hiện có 64 tỉnh (thành), 679 quận (huyện); 9.902
xã (phường) và 769 đô thị thì đô thị nào xã nào của Việt Nam cũng tồn tại ít nhất một
nghĩa trang riêng tạo ra một bất cập lớn cho sự phát triển của đất nước sau này. (
Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô thị - nông thôn).
Tây Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ - khu vực có tốc độ đô thị hóa
mạnh nhất nước, có phong tục chôn cất một lần không cải táng và hỏa táng. Đặc biệt
và đây là tỉnh có nhiều mộ liệt sĩ nhất trong khu vực này. Về nghĩa địa thì chủ yếu
chôn cất theo gia tộc, trong vườn nhà, theo tín ngưỡng hoặc chỉ đơn thuần là nơi cao
ráo, thuận tiện giao thông chưa tính đến ô nhiễm môi trường nước, không khí.
Huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh cũng không nằm ngoài sự manh mún trong

việc sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa. Nơi đây người dân chủ yếu theo đạo Cao Đài,
và việc chôn theo nghĩa trang, nghĩa địa đã được quy hoạch còn nhiều bất cập, nhiều
nơi chôn theo gia tộc, cá nhân hoặc tập thể nhỏ trong vườn nhà, chôn trong đất sản
xuất nông nghiệp, việc phân cấp nghĩa trang, phong tục nghi lễ còn phức tạp. Tuy đã
có quy hoạch nhưng vẫn còn tồn tại không ít các mộ phần tự phát và tiếp tục được mở
rộng, trùng tu. Do đó yêu cầu đặt ra là đất đai phải được quản lý một cách chặt chẽ,
không ngừng nâng cao tính hiệu quả trong quá trình sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý của nhà nước và nhu cầu sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, được sự phân công của Khoa Quản
lý đất đai và Bất động sản, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Nguyễn Du, chúng tôi
đã tiến hành thực hiện đề tài: “Thực trạng và giải pháp quản lý đất nghĩa trang,
nghĩa địa trên địa bàn huyện Châu Thành - tỉnh Tây Ninh”.
Đối tượng nghiên cứu
- Ảnh hưởng của cơ chế chính sách với việc quản lý sử dụng đất NTNĐ.
- Ảnh hưởng của phong tục tập quán với việc quản lý sử dụng đất NTNĐ.
Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu đất nghĩa trang nghĩa địa trên địa bàn huyện Châu Thành.
- Thời gian thực hiện 4 tháng, từ ngày 01/5/2011 đến 20/8/2011.

 

Trang 2


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 


 

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
I.1.1 Cơ sở khoa học
Các khái niệm:
- Quàn ướp: là thực hiện việc lưu giữ thi hài, hài cốt trước khi mai táng hoặc
hoả táng;
- Khâm liệm: là thực hiện việc bao bọc thi hài bằng vải hoặc các vật liệu khác
trong thời gian quàn ướp trước khi đặt vào quan tài;
- Mai táng: là thực hiện việc lưu giữ thi hài hoặc hài cốt dưới mặt đất;
- Hung táng: là hình thức mai táng thi hài trong một khoảng thời gian nhất định
sau đó sẽ được cải táng;
- Cải táng (bốc mộ): là thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang
mộ cát táng hoặc để hoả táng;
- Cát táng: là hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng;
- Hỏa táng: là thực hiện việc thiêu đốt thi hài hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao đến
khi thành tro; tro người chết bỏ trong bình kín để thờ cúng trong gia đình, nơi thờ tự
của tôn giáo hoặc rãi ngoài thiên nhiên. Hỏa táng là hình thức tán văn minh, tiết kiệm
chi phí và quan trọng là quỹ đất trong điều kiện đất chật người đông. Về phương diện
môi trường thì hỏa táng là hợp vệ sinh, vì sử dụng nhiệt độ cao để đốt cháy các hệ
thống tổ chức mô bào của người chết, không gây ảnh hưởng môi trường, khác với địa
táng những chất phân hủy sẽ thẩm thấu vào môi trường đất, nước.
- Đất nghĩa địa: là phần đất dùng để chôn cất người chết, gắn liền với hình
thức địa táng của người Việt Nam. Nghĩa địa được hiểu là đất nghĩa, ý nghĩa của nó
không những là “nghĩa tử là nghĩa tận” mà còn có tính giáo dục thế hệ sau ghi nhớ
công đức của tổ tiên và sâu xa hơn việc lo hậu sự cho người chết cũng chính là lo cho
người sống.
- Nghĩa trang hung táng: là nghĩa trang mà ở đó diễn ra quá trình phân hủy
các tổ chức tế bào phần mềm cơ thể gây ra ô nhiễm hữu cơ đối với môi trường không

khí, đất và nước ngầm trong khu vực nghĩa trang và các vùng lân cận.
- Nghĩa trang cát táng: là nghĩa trang chỉ chôn cất sương cốt, quá trình phân
hủy các tổ chức trong xương (tủy) đã chấm dứt nên nguy cơ gây ô nhiễm hữu cơ đối
với môi trường chỉ còn ở mức chấp nhận được.
- Nghĩa trang nhân dân: là nơi chôn cất phần mộ của người dân trong khu vực
một vùng, được sử dụng phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau không có sự phân biệt
về tôn giáo, đẳng cấp, dân tộc...
- Nghĩa trang tôn giáo: là nghĩa trang chôn cất phần mộ những người theo
cùng một tôn giáo nhất định và do các tổ chức tôn giáo quản lý.
- Nghĩa trang dòng họ: là nơi chôn cất phần mộ của những người trong cùng
một dòng họ.
- Nghĩa trang gia đình: là nơi chôn cất phần mộ của những người có quan hệ
thân thuộc theo quy định của pháp luật dân sự.

 

Trang 3


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

- Nghĩa trang cá nhân: là nơi chôn cất phần mộ của một người và vợ (hoặc
chồng) của người đó.
- Nghĩa trang công viên: là nghĩa trang có mật độ an táng thấp, khoảng 15%

diện tích đất nghĩa trang còn lại là diện tích đất cây xanh, đường bãi đỗ...Bên cạnh đó
mộ chí được xây dựng như những tác phẩm nghệ thuật còn có các công trình kiến trúc
công cộng, văn hóa..
I.1.2 Cơ sở pháp lý
Chính sách pháp luật về đất đai nói chung đã được Nhà nước ban hành và
thường xuyên chỉnh sửa bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của đất nước.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam là đang song song tồn tại rất nhiều loại hình nghĩa
trang như: nghĩa trang tôn giáo, nghĩa trang hội đoàn, nghĩa trang gia đình, nghĩa trang
dòng họ, nghĩa trang nhân dân phường, xã...và có một đặt điểm chung là phần lớn
không thuộc sự quản lý của chính quyền. Chỉ riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo
số liệu kiểm kê 01/01/2000 đã có hơn 120 nghĩa trang, nghĩa địa lớn nhỏ các loại.
Trong đó chỉ có 3 nghĩa trang: Văn Điển, Mai Dịch, Sài Đồng thuộc quản lý trực tiếp
của chính quyền thành phố. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 1.200 ha đất
nghĩa trang, nhưng diện tích đất nghĩa trang nhân dân chỉ khoảng 100 ha, còn lại xấp
xỉ 1.100 ha là đất nghĩa trang tự phát của các đoàn hội, họ tộc, tư nhân...nằm rãi rác
khắp nơi, xen lẫn trong các khu dân cư đang phát triển theo tốc độ đô thị hóa. Thành
phố Vinh hiện nay có tất cả 95 nghĩa trang các loại nhưng chỉ có 2 nghĩa trang do
chính quyền thành phố quản lý là Nghĩa trang Liệt sĩ và Nghĩa trang nhân dân thành
phố Vinh.(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường đô thị nông thôn).
Ngoại trừ các nghĩa trang Liệt sĩ đã có các quy định quản lý riêng của ngành
Lao động Thương binh và Xã hội, đối với các khu vực đô thị, chỉ có các nghĩa trang
nhân dân đô thị là các nghĩa trang chính thức và nằm dưới sự quản lý, bảo trợ của
chính quyền. Tuy là một hạng mục hạ tầng xã hội thiết yếu của đô thị và cả khu vục
nông thôn nói riêng nơi chôn cất phần mộ của những người dân và là nơi tiềm ẩn nhiều
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, nhưng hệ thống các văn bản, quy phạm về quản lý
nghĩa trang của Việt Nam hiện rất thiếu và yếu, chỉ gồm:
 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1) ban hành theo Quyết định số
682/BXD- CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Chương 4, điều 4.10.2. Khoảng cách ly vệ sinh quy định: Khoảng cách ly tối

thiểu giữa nghĩa trang đô thị đến các công trình dân dụng, công nghiệp phải là 2.000 m.
Chương 5, bảng 5.8.1 quy định:
Quy định diện tích chỉ tiêu 0,01 – 0,06 ha/ 1000 dân.
 Luật đất đai 2003 được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2003
Điều 101 Luật đất đai 2003 quy định:
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, xa khu dân cư,
thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh và tiết kiệm đất. UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần
mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa.

 

Trang 4


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

Điều 33 cũng quy định: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với
trường hợp đất được sử dụng làm nghĩa trang, nghĩa địa.
 Điều 94 Nghị định 181,năm 2004
Quy định của Chính phủ về việc bố trí đất làm nghĩa trang, nghĩa địa: Bố trí
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng đất mai táng bảo
đảm tiết kiệm đất; tổ chức và có chính sách khuyến khích việc an táng người chết

không sử dụng đất. Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được duyệt.
 Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ
hội, Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/06/2005
Tại Chương II mục 2 có những quy định cụ thể. Tổ chức việc tang phải thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực
phẩm; việc tang cần được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa
tang phải tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn
công cộng; hạn chế tối đa việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền
giấy hoặc tiền xu trên đường..... Khuyến khích thực hiện các hình thức hoả táng, điện
táng. Chính quyền địa phương các cấp phải có quy hoạch, kế hoạch và đầu tư kinh phí,
từng bước xây dựng nghĩa trang thành công trình văn hoá tưởng niệm của địa phương.
Việc quàn, chôn cất, hoả táng, điện táng, bốc mộ và di chuyển thi hài, hài cốt
phải thực hiện theo quy định tại Điều lệ Vệ sinh ban hành kèm theo Nghị định số
23/HĐBT ngày 24 tháng 11 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ).
 Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường 29/11/2005
Quy định nơi chôn cất, mai táng phải đảm bảo có vị trí, khoảng cách đáp ứng
điều kiện về vệ sinh môi trường, cảnh quan khu dân cư, không gây ô nhiểm nguồn
nước sinh hoạt, sản xuất; việc quàn, ướp, di chuyển, chôn cất thi thể, hài cốt phải đảm
bảo yêu cầu vệ sinh môi trường; việc mai táng người chết do dịch bệnh nguy hiểm
được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và Nhà nước khuyến khích cộng đồng dân
cư, người dân thực hiện chôn cất trong khu nghĩa trang, nghĩa địa theo quy hoạch; hỏa
táng hợp vệ sinh, xóa bỏ hủ tục mai táng gây ô nhiễm môi trường.
Chính quyền các cấp phải quy hoạch nơi chôn cất, hỏa táng và hướng dẫn nhân
dân bỏ dần các tập tục lac hậu.
Nghĩa địa, nơi hỏa táng phải xa khu dân cư và các nguồn nước.
 Nghị định số: 35/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 quy định xây dựng quản
lý và sử dụng nghĩa trang
Điều 4: "Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần tối đa
không quá 5 m2. Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng tối đa không quá 3 m2".

Điều 5 thì “Hoạt động xây dựng nghĩa trang phải tuân thủ các quy định của
pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật”. “Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành quy
chuẩn kỹ thuật về xây dựng nghĩa trang”.
Có những hỗ trợ, ưu đãi đặc biệt trong đầu tư xây dựng nghĩa trang
Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nghĩa
trang theo quy định của pháp luật.
 

Trang 5


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

- Các tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang được nhà nước;
- Cấp đất xây dựng nghĩa trang lâu dài và không thu tiền sử dụng đất;
- Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng ngoài hàng rào;
- Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng tuỳ theo quy
mô, hình thức đầu tư, công nghệ được áp dụng và tác động đến môi trường của dự án;
- Hỗ trợ đầu tư và hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Đồng thời Nghị định cũng cho phép tổ chức, cá nhân tự quyết định giá dịch vụ
nghĩa trang do mình cung cấp trên cơ sở khai thác kinh doanh được UBND cấp tỉnh
chấp thuận đối với các nghĩa trang do mình đầu tư xây dựng.
Quy hoạch địa điểm nghĩa trang: Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang
phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau và các nghĩa trang có sử dụng hình thức táng

mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
- Quy hoạch xây dựng, xây mới hoặc mở rộng,cải tạo, đóng cửa, di chuyển
nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ.
 Điểm 6.1.3, Chương VI, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam Quy hoạch xây
dựng QCXDVN 01: 2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐBXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng".
Theo đó, khi lựa chọn địa điểm nghĩa trang, phải nghiên cứu khả năng phục vụ
cho liên vùng, liên đô thị.
Nghĩa trang xây dựng mới phải bố trí ở ngoài đô thị, phù hợp với quy hoạch
phát triển đô thị hoặc dân cư nông thôn, không ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung
quanh, không ảnh hưởng đến nguồn nước cấp cho sinh hoạt, ở cuối hướng gió so với
khu dân cư, nghĩa trang chôn cất một lần không được bố trí trong nội thị.
Các nghĩa trang hiện có trong đô thị không đạt tiêu chuẩn môi trường phải
ngừng sử dụng và có kế hoạch di chuyển.
Mặt bằng nghĩa trang phải đảm bảo đất bố trí cho các khu vực: mai táng, hệ
thống thu gom và xử lý nước thải từ khu mộ hung táng, đường đi, nhà quản trang, sân
hành lễ, cây xanh, hàng rào thích hợp và hệ thống biển báo để nhận biết mộ chí.
Đối với nghĩa trang hỗn hợp, phải có các khu vực mai táng khác nhau (hung
táng, cát táng, hỏa táng), khu vực dành riêng cho trẻ em, tôn giáo.
Diện tích đất nghĩa trang căn cứ vào dự báo về dân số
Quy mô sử dụng đất nghĩa trang cần được dự báo trên cơ sở dự báo về dân số
đô thị. Chỉ tiêu sử dụng đất cho một phần mộ: Mộ hung táng, chôn cất 1 lần: ≤
5m2/mộ; Mộ cải táng: ≤ 3m2/mộ.
Tỷ lệ sử dụng đất trong nghĩa trang: Nghĩa trang hung táng và chôn cất một lần:
tối đa 70% diện tích đất dùng để chôn cất; tối thiểu 30% diện tích đất cho công trình
giao thông và các công trình phụ trợ. Nghĩa trang cát táng: tối đa 50% diện tích đất
dùng để chôn cất; tối thiểu 50% diện tích đất cho công trình giao thông và các công
trình phụ trợ.
Bên cạnh đó còn có một số văn bản gián tiếp quy định như sau:

 

Trang 6


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam 1997
 Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng, kèm Quyết định
35/2002/QĐ-BKHCNMT, ngày 25/06/2002
 Luật xây dựng 2003
 Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg , ngày 02/12/2003
 Nghị quyết 41-NQ/TW, Ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về bảo vệ môi
trường trong thời đại đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
 Nghị quyết của chính phủ về quy hoạch xây dựng, số 08/2005/NĐ-CP,ngày
24/01/2005
 Quyết định 34/2005/QĐ/TTg, ngày 22/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW
 Quyết định 1447/QĐ-BXD, ngày 14/07/2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng
Ban hành chương trình hành động Bảo vệ Môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước
 Luật Quy hoạch đô thị 2009
 Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/05/2009 của Bộ Y tế Quy định và hướng
dẫn cụ thể rỏ ràng về vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng.

I.1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai và đất NTNĐ
Bất kỳ một chế độ nào nhà nước cũng phải nắm vai trò quản lý đất đai. Trải qua
qúa trình lịch sử, các dân tộc phải khai phá, chiến đấu tranh giành, giành giữ lãnh thổ
mới có được đất đai. Không một cá nhân nào có thể tự khai phá, chiếm giữ đất đai nếu
không có hỗ trợ từ tập thể, cộng đồng, mang tính quốc gia, chứ không phải của cá
nhân. Các nước trên thế giới dù có quy định chế độ sở hữu tư nhân về đất đai thì cũng
chỉ trong phạm vi dân sự của những chủ thể sử dụng đất, trường hợp vì lợi ích quốc
gia thì quyền tư hữu về đất đai phải phục tùng quyền lực công cộng. Chính vì vậy hiến
pháp nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý.
Về hình thức, việc quản lý nhà nước đối với đất đai được thể hiện:
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về đất đai;
- Cơ quan nhà nước tổ chức thức hiện chính sách pháp luật về đất đai;
- Cơ quan nhà nước tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách
pháp luật về đất đai.
Chính sách đất đai do cơ quan nhà nước trung ương đề ra và được thể chế hóa
thành các quy phạm pháp luật bắt buộc phải thực thi trong cuộc sống ở các địa
phương. Chính sách này được thực hiện bằng các cơ chế hành chính, kinh tế và tổ chức.
I.1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về đất đai
Được thể chế hóa trong Luật đất đai 2003, gồm 13 nội dung, có thể tóm tắt như sau:
- Nhà nước xác lập quyền sử dụng đất đai cho các chủ sử dụng cụ thể.
- Nhà nước quy định các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Nhà nước quy hoạch và quản lý đất đai theo mục đích sử dụng đất.
- Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đất đai.
I.1.2.3 Nội dung quản lý nhà nước về nghĩa trang, nghĩa địa
- Quy hoạch và xây dựng nghĩa trang.

 

Trang 7



Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

- Ban hành và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng
nghĩa trang, nghĩa địa.
- Quản lý giá dịch vụ nghĩa trang.
- Đề xuất việc đóng cửa nghĩa trang với các cấp chính quyền khi nghĩa trang
không đủ điều kiện hoạt động nữa. Nghĩa trang do cấp nào quản lý thì UBND cấp đó
có thẩm quyền quyết định đóng cữa nghĩa trang.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống nghĩa trang trên địa bàn quản lý.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong việc quản lý và
sử dụng nghĩa trang, báo cáo định kỳ về tình hình hoạt động, quản lý của các nghĩa trang.
- Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các phương pháp mới trong
việc quản lý và sử dụng lại đất này.
- Đồng thời tuyên truyền, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc
quản lý sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa.
I.1.2.4 Quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
A. Khái quát về quy hoạch sử dụng đất và QHSDĐ NTNĐ
Quy hoạch sử dụng đất đai là một trong những chính sách hữu hiệu để quản lý đất
NTNĐ. Nhà nước dùng chính sách quy hoạch để sắp xếp và bố trí lại không gian sử dụng
các loại đất (trong đó có đất NTNĐ) nhằm đạt hiệu quả cao, thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển.
Luật đất đai 2003 phân loại đất thành 3 nhóm: nông nghiệp, phi nông nghiệp và
chưa sử dụng. Đất nông nghiệp có 8 loại đất và phi nông nghiệp có 10 loại. Loại đất

làm NTNĐ thuộc loại đất phi nông nghiệp. Đất NTNĐ cả nước tuy chiếm tỷ trọng ít so
với cơ cấu đất đai toàn quốc (gần 0,3%) song đây là loại đất đặc biệt vì khi sử dụng tùy
tiện sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng các loại đất khác. Mặt khác, đất NTNĐ là loại đất
đặc biệt vì nó gắn với phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa của người dân do đó việc
quản lý loại đất này cũng đặc biệt. Từ đó phải có chính sách quy hoạch sử dụng hết
sức chặc chẽ.
Đối với những vùng đất đai rộng lớn, dân cư thưa thớt thì vấn đề sử dụng đất
nghĩa địa chưa là áp lực cho cộng đồng tức thời, nhưng đối với khu vực thành thị, nơi
đất đai ít ỏi và mức tập trung dân cư cao, đòi hỏi con người phải quy hoạch tổ chức lại
không gian sống của mình và đất NTNĐ phải được bố trí hợp lý, sử dụng có hiệu quả
và tiết kiệm. Nếu các địa phương chậm triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất thì
sẽ phải mất nhiều thời gian, công sức để giải quyết những khó khăn, hậu quả của vấn
đề này.
B. Nội dung quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang nghĩa địa
- Điều tra nghiên cứu - phân tích - tổng hợp các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và hiện trạng sử dụng đất NTNĐ;
- Xác định phương hướng mục tiêu sử dụng đất NTNĐ trong tương lai;
- Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
- Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất NTNĐ và bảo vệ môi trường;
- Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất NTNĐ.

 

Trang 8


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 


 

I.1.3 Cơ sở thực tiễn
- Nhân dân ta có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng
cây và luôn chăm lo đến mồ mả ông bà, thể hiện lòng hiếu thảo đối với những người
đã sinh thành dưỡng dục.
- Pháp luật đất đai đã có những quy định cụ thể về quản lý, sử dụng đất NTNĐ
làm cơ sở cho việc bố trí, sắp xếp và sử dụng đất tại các NTNĐ đi vào nề nếp. Như
Nghị định số: 35/2008/NĐ-CP ngày 25/03/2008 quy định xây dựng quản lý và sử dụng
đất nghĩa trang; Quy chuẩn xây dựng Việt Nam quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:
2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ
trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch
xây dựng"; Thông tư 02/2009/TT-BYT ngày 26/05/2009 của Bộ Y tế là một trong ba
văn bản cụ thể và gần đây nhất quy định về các vấn đề liên quan đến đất nghĩa trang,
nghĩa địa.
- Hệ thống quy hoạch sử dụng đất đã cơ bản xác định được vị trí và quỹ đất
dành cho mục đích xây dựng NTNĐ. Một số văn bản tại huyện Châu Thành
+ Báo cáo tình hình quản lý, sử dụng đất làm nghĩa trang nghĩa địa của Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, thực hiện theo Công văn số
1420/STTNMT-CCQLĐĐ ngày 14/7/2011của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc
kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất làm NTNĐ.
+ Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 22/3/2010 về ban hành quy định
phân cấp quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh và NĐ 35/2008/NĐ-CP về chế độ sử
dụng đất làm NTNĐ.
+ Công văn số 2330/VP-KTN ngày 08/7/2011 của văn phòng UBND tỉnh Tây
Ninh truyền đạt chỉ đạo của lãnh đạo UBND Tỉnh kèm theo Công văn số
2309/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 27/6/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc
kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất làm NTNĐ.
+ Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2009 và kế hoạch năm

2010 huyện Châu Thành.
+ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Tây Ninh đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm 2011 – 2015.
+ Niên giám thống kê huyện Châu Thành năm 2009
Nhìn chung trên thực tế các văn bản, quy phạm rất ít có hiệu lực thực thi trong
công tác quản lý các nghĩa trang nhân dân. Ngoài việc chưa bám sát thực tế của các
quy định và sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân khu vực nông thôn, nguyên
nhân chính làm các văn bản, quy phạm ít có giá trị áp dụng, phổ biến tình trạng lơ là
công tác quản lý nghĩa trang việc an táng hiện nay đều được hình thành và phát triển tự
phát theo nhu cầu của từng xã, từng thôn, làng, xóm, bản và thậm chí từng hộ gia đình
mà thiếu sự can thiệp, quản lý thống nhất của chính quyền cấp cơ sở.
- Việc quy hoạch sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa thực tế chưa có sự định
hướng và hoạch định đúng đắn mà chủ yếu là công nhận sự tồn tại hoặc mở rộng các
nghĩa trang, nghĩa địa đã có sẵn, nên nhiều khi chưa giải quyết được các vấn đề về vệ
sinh môi trường.
- Hầu hết các khu NTNĐ mà đặc biệt là các nghĩa địa nhân dân chưa có quy hoạch
chi tiết, dẫn đến việc bố trí sử dụng đất cho chôn cất ở nhiều địa phương còn tuỳ tiện.
 

Trang 9


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 


- Thời gian vừa qua ở một số tỉnh đồng bằng xuất hiện phong trào đầu tư xây
dựng mồ mả khang trang (có ngôi mộ chiếm hàng trăm m2, hoặc cả phần mộ của một
gia đình, dòng tộc chiếm tới hàng nghìn m2 đất), tạo thành một xu hướng chiếm đất
làm mộ giả (sinh phần, giữ chỗ), tạo dư luận không tốt trong nhân dân.
- Nhiều khu nghĩa địa hiện nay nằm vào giữa các đô thị gây ảnh hưởng về mỹ
quan và môi trường; hoặc một số khu phải di dời, giải toả do nằm trong khu đất quy
hoạch thu hồi xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị; đặc biệt cũng có khu nằm
trong nguy cơ phải di dời đến lần thứ hai (điều này là kiêng kỵ và không thể thực hiện
đối với người dân các tỉnh phía Nam).
- Một số địa phương, đặc biệt đối với các thành phố lớn như Hà Nội và thành
phố Hồ Chí Minh, việc bố trí đất NTNĐ đáp ứng nhu cầu chôn cất của người dân là
điều rất bức xúc đối với chính quyền TP và ngoài khả năng của cấp quận, huyện; Các
thành phố lớn đang phải tiến hành thoả thuận với các tỉnh lân cận để có thể bố trí quy
hoạch các khu NTNĐ.
- Thực tế cho thấy việc mở rộng hoặc xây mới các khu NTNĐ hiện nay rất khó
khăn do không chọn được địa điểm, hạn chế về vốn đầu tư, giải phóng mặt bằng và sự
cản trở của người dân địa phương có đất gần đó.
- Một số nơi xảy ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, cả nước mặt và nước ngầm,
ảnh hưởng đến sản xuất và sức khoẻ của người dân.
I.1.3.1 Một số nghiên cứu và tình hình quản lý, quy hoạch NTNĐ
A. Một số nghiên cứu và tình hình quản lý, quy hoạch đất NTNĐ và an táng tại
một số địa bàn trong nước
- Ở Việt Nam sau khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành nhìn chung các tỉnh đã
bắt đầu quan tâm đến việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (đặc biệt từ 1995 trở lại
đây). Nội dung, trình tự và phương pháp lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được quy
định rõ trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn. Về định mức sử dụng đất cho các lĩnh
vực, các ngành giáo dục, ngành y tế, ngành giao thông, thủy lợi, thể dục thể thao, đất
ở, đất nông nghiệp…Tuy nhiên đối với đất NTNĐ ở một số địa phương đã nhận thức
được tầm quan trọng, tính bức xúc trong việc quản lý sử dụng cho nên đã đưa ra được
một số quy định riêng cho việc quản lý xong nó chỉ mang tính cục bộ, chưa mang tính

tổng thể chung.
- Hiện nay ở nước ta chưa có công trình nào được đầu tư nghiên cứu một cách
bài bản, mà mới chỉ dừng lại ở một số phạm vi nghiên cứu liên đới đến lĩnh vực môi
trường ví dụ như :
“Nghiên cứu tác động ô nhiễm của nghĩa trang Văn Điển đến môi trường nước
ngầm khu vực xung quanh thủ đô Hà Nội .Đã có kết luận rằng NTNĐ có ảnh hưởng
lớn tới nguồn nước ngầm ở các khu vực xung quanh”
“Nghiên cứu xây dựng dự thảo chiến lược quản lý nghĩa trang và an táng cho
các đô thị và điểm dân cư nông thôn Việt Nam đến năm 2020” của Viện Quy hoạch đô
thị Nông thôn – Bộ Xây dựng (2005) do tác giả Trương Văn Quảng làm chủ nhiệm”
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của cả nước đã được Quốc hội thông qua,
quỹ đất dành cho phát triển NTNĐ theo các vùng cụ thể như sau:

 

Trang 10


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

Bảng 1. Phân bổ quỹ đất nghĩa trang, nghĩa địa
Tên vùng

Cơ cấu trong đất

Diện tích chuyên dùng
(ha)
(%)

Bình quân
trên đầu người
(m2)

1. Vùng Trung du MNBB

15.422

3,72

10,62

2. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ

12.043

4,99

7,58

3. Vùng Bắc Trung Bộ

28.916

9,01


27,07

4. Vùng Duyên hải NTB

20.940

6,12

23,26

5. Vùng Tây Nguyên

4.791

1,99

8,49

6. Vùng Đông Nam Bộ

3.773

1,26

2,97

7. Vùng Đồng bằng SCL

6.402


2,21

3,56

Cả nước

92.287

4,30

10,68

- Qua số liệu quy hoạch đến năm 2010 của cả nước cho thấy việc sử dụng đất
và quy hoạch sử dụng đất làm NTNĐ của các vùng rất khác nhau, nó theo hiện rất rõ ở
cả hai chỉ tiêu bình quân là: cơ cấu đất NTNĐ trên quy mô dân số. Nhìn chung người
dân ở các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ rất quan tâm
đến mồ mả, mặt khác đây là vùng trải qua chiến tranh khốc liệt; có thể thấy điều này
thông qua số liệu sử dụng đất NTNĐ bình quân trên đầu người của vùng Bắc Trung
Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gấp 10 lần tiêu chí bình quân của vùng Đông
Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Việc sử dụng đất NTNĐ ở các tỉnh phía
Bắc đạt mức bình quân chung của cả nước.
• Khu vực miền Tây Nam Bộ:Là vùng trũng thấp của đồng bằng sông Cửu
Long, nơi tập trung chôn cất một lần không cải táng và hỏa táng( hỏa táng trong lò thủ
công). Đặc biệt đây là vùng về mùa nước lũ, địa táng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều
khu vực bị úng ngập dài ngày. Trong khu vực này có nghiên cứu tại Thành phố Mỹ
Tho, đô thị loại III, thuộc Tiền Giang của dự án: “ Điều tra đánh giá hiện trạng, đề xuất
các tiêu chí quy hoạch chọn địa điểm, giải pháp công nghệ và tổ chức quản lý các khu
nghĩa trang trong quy hoạch xây dựng đô thị” do Viện Quy Hoạch đô thị - nông thôn
lập tháng 05/2003.
• Khu vực miền Đông Nam Bộ: Khu vực đang có tốc độ phát triển kinh tế mạnh

nhất cả nước, nơi tập trung chôn cất một lần không cải táng và hỏa táng (thủ công và
hiện đại), nhiều địa phương đang có chính sách đẩy mạnh phát triển hình thức hỏa táng
hiện đại trong công tác quản lý nghĩa trang, an táng. Trong khu vực này tại thị xã Thủ
Dầu Một, đô thị loại IV tỉnh Bình Dương có dự án: “ Điều tra đánh giá hiện trạng, đề
xuất các tiêu chí quy hoạch chọn địa điểm, giải pháp công nghệ và tổ chức quản lý các
khu nghĩa trang trong quy hoạch xây dựng đô thị”, bổ sung với các số liệu tại thành
phố Hồ Chí Minh.
• Vùng ven biển Nam Trung Bộ và vùng cao nguyên Nam Trung Bộ: Khu
vực tập trung chôn cất một lần không cải táng, vùng Bắc Trung Bộ: khu vực tập trung
chôn ba năm cải táng một lần và chôn cất một lần không cải táng. Hiện chưa có nghiên
cứu nào cụ thể chi tiết.
 

Trang 11


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

• Vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ: Khu vực có tập trung chôn ba năm cải
táng một lần, và được phát hiện trước đây có tồn tại thêm các hình thức khác (không
phổ biến) là: hỏa táng và lưu táng. Hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể chi tiết.
• Vùng miền núi phía Bắc: Khu vực tập trung chôn ba năm cải táng một lần.
Hiện chưa có nghiên cứu nào cụ thể chi tiết.
• Với những mô hình mới đầu tư như thế này cần tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt

đầu xây dựng.

Hình 1. Mô hình An Viên Vĩnh Hằng tại xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
 Cụ thể trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Đứng trước những bất cập xung quanh vấn đề NTNĐ của UBND tỉnh Tây Ninh
đã ban hành quy định phân cấp quản lý nghĩa trang trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, theo
quy định này áp dụng cho các sở ngành của tỉnh, UBND các huyện, thị xã, UBND các
xã, phường thị trấn và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. (Ban hành kèm
theo Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND, ngày 22/3/2009 của UBND tỉnh Tây Ninh)
Qua kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng đất làm NTNĐ trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, hiện trạng quản lý và quy hoạch đất NTNĐ cụ thể như sau:
Hiện trạng sử dụng đất NTNĐ đến ngày 30/5/2011 là: 282 nghĩa trang, nghĩa
địa, tổng diện tích: 600,84 ha, trong đó tập trung nhiều ở huyện Trảng Bàng với số
lượng: 49 NTNĐ; diện tích 169,92 ha, chủ yếu do người dân tự chôn cất trong khu dân
cư, thị xã Tây Ninh có diện tích nghĩa trang thấp nhất với: 18,21 ha.
Trong tổng số 282 nghĩa trang, nghĩa địa có: 218 NTNĐ phù hợp với quy hoạch
sử dụng đất; 01 nghĩa trang có hoạt động kinh doanh, dịch vụ; 163 cái đảm bảo vệ sinh
môi trường; 09 nghĩa trang liệt sỹ. Tức là còn 64 nghĩa trang không nằm trong sự quản
lý cũng như quy hoạch.
Theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và quy hoạch xây dựng đến năm
2020: số lượng NTNĐ là 311 cái với diện tích 696,46 ha trong đó thị xã Tây Ninh có
diện tích đất nghĩa trang giảm do di dời ra khỏi đô thị hoặc chuyển đổi công năng
nhằm nâng cao cảnh quan đô thị.
Về tình hình quản lý, sử dụng đất các dự án đầu tư xây dựng NTNĐ trên địa
bàn Tỉnh như sau:
Hiện trên địa bàn tỉnh có 05 tổ chức sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, với
tổng diện tích 25,95 ha, trong đó có 01 nghĩa trang cho Công ty TNHH Fairy Park Việt
 

Trang 12



Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

Nam thuê với diện tích 14 ha để thực hiện Dự án “Sơn trang tiên cảnh” tại xã Trường
Hòa, huyện Hòa Thành. Đây là công trình nghĩa trang xanh của tỉnh có quy mô lớn
trong khu vực, sử dụng hình thức táng hiện đại (hỏa táng), góp phần tiết kiệm đất và
bảo vệ môi trường. Diện tích còn lại 11,95 ha do UBND xã quản lý, sử dụng, không có
mục đích kinh doanh hạ tầng liên quan đến sử dụng đất, được Nhà nước giao đất không
thu tiền sử dụng đất.
Theo đó UBND tỉnh đã đưa ra những quy định cụ thể về địa điểm nghĩa trang
cho toàn tỉnh. Báo cáo của các huyện trong khu vực đã được tổng kết (trong đó có
huyện Châu Thành) xong nhiều địa phương chỉ tham gia điều tra hiện trạng NTNĐ
một cách hình thức mang tính đối phó.
B. Một số nghiên cứu và tình hình quản lý, quy hoạch đất NTNĐ và an táng tại
một số nơi trên thế giới
- Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về đất NTNĐ trong đó có tài liệu khoa học
“ The impact of cemeteries on the environment and public health” (1998) của Văn
phòng Khu vực Châu Âu – Tổ chức Y tế Thế giới, nghiên cứu về ảnh hưởng của đất
nghĩa trang về môi trường đất, nước và sức khỏe cộng đồng.
I.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN MỘ CHÍ Ở CÁC
NGHĨA TRANG, NGHĨA ĐỊA TRONG CẢ NƯỚC VÀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
I.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng
- Nhìn chung nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình phát triển mộ chí ngày nay

là vấn đề kinh tế. Những năm trước đây do điều kiện kinh tế khó khăn, người dân ít
quan tâm đến vấn đề xây sửa mộ. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, các vấn đề xã
hội đều được quan tâm trong đó có việc tôn tạo xây sửa phần mộ cho dòng họ, tổ tiên
của mình. Dân gian có câu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Đúng vậy hiện nay ở hầu hết các
địa phương nhiều gia đình khá giả phần mộ được xây cất rất công phu, to đẹp, trước
khi xây còn được thiết kế, chọn thợ giỏi để xây cất, vật liệu đẹp và đắt tiền…có những
phần mộ được xây cất tốn kém hàng chục triệu, thậm chí đến hàng trăm triệu đồng.
- Nhân tố truyền thống dân tộc cũng là vấn đề quan trọng trong việc phát triển
mộ trí. Người Việt Nam ta có câu “Uống nước nhớ nguồn”, con cháu phải nhớ đến
công ơn cha mẹ đã sinh thành, thể hiện bằng việc xây mộ cho cha mẹ là để báo hiếu với
người đã khuất.
- Vấn đề tâm linh của người Việt cũng là nhân tố quan trọng của việc xây sửa
mộ trí cho các cụ là để các cụ được sung sướng nơi chín suối và sẻ phù hộ cho con
cháu khỏe mạnh, làm ăn tấn tới hơn.
- Tôn giáo là vấn đề liên quan đến quy mô và cách thức xây dựng mộ trí. Người
theo đạo Phật có kiến trúc mộ trí khác người theo đạo Thiên Chúa hoặc đạo Cao Đài.
- Tệ nạn bói toán, mê tín dị đoan mà làm theo sự xắp đặt, sai khiến của người
khác xây mộ nhằm mong muốn cuộc sống sau này sẻ tốt đẹp hơn.
- Ngoài ra trong xây dựng mộ trí còn có cả sự ảnh hưởng của vấn đề ganh đua
giữa các gia đình các dòng họ với nhau, mộ xây sau phải to, đẹp hơn mộ trước….
- Đây là một thực trạng nghiêm trọng đang diễn ra tại rất nhiều các địa bàn
trong cả nước, đáng để gióng lên hồi chuông báo động

 

Trang 13


Ngành: Quản lý đất đai
 

 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

I.2.2 Các phong tục tập quán trong mai táng và cải táng ở
I.2.2.1 Phong tục tưởng niệm và chôn cất người chết
Ở Châu Thành phong tục tưởng niệm người chết rất đa dạng, xong chủ yếu có
các dạng sau ( Nguồn “Nếp cũ con người Việt Nam”)
- Đối với người chết ở tuổi trưởng thành hoặc tuổi già khi chết ở nhà được tổ
chức tang lễ tại gia đình, họ hàng, người thân đến thăm hỏi, chia buồn khoảng 24 giờ (
có thể kéo dài đến 30 giờ), đối với người trong đạo Thiên Chúa là 2 ngày 1 đêm, Cao
Đài sẽ có thời gian dài hơn từ 2 đến 3 ngày để viếng sau đó tiến hành đưa tang người
chết ra nơi chôn cất theo phong tục, tập quán. Đối với người chết ở tuổi còn trẻ hoặc
mắc bệnh truyền nhiễm, việc tưởng niệm cũng được tiến hành tại gia đình, nhưng thời
gian tưởng niệm thường diễn ra ngắn hơn (24 giờ) so với người chết tuổi già.
- Trường hợp người chết tại bệnh viện hay tại một nơi nào đó việc tưởng niệm
sẽ được tiến hành tại khu vực công cộng của địa phương, nhưng thời gian gần đây
nhiều nơi đưa về gia đình để làm thủ tục tưởng niệm, chôn cất.
- Sau khi tổ chức tang lễ tại gia đình, người chết được đưa tang và chôn cất tại
khu vực nghĩa địa theo quy định của địa phương. Trước kia việc vận chuyển thi hài
người chết đến nơi an táng thường phải dùng đòn và người trong xã trực tiếp khiêng.
Ngày nay chủ yếu đều sử dụng xe Thuyền Bát Nhã ( đạo Cao Đài), xe Rồng để đưa
tang cho cả những gia đình có đạo hay không có đạo.
I.2.2.2 Phong tục cải táng.
A. Đạo Thiên Chúa
- Đạo Thiên chúa chủ yếu tập trung tại khu vực thị trấn Châu Thành, 72% dân số
là tín đồ.
- Đối với người theo đạo Thiên chúa thì áp dụng phương pháp đào sâu chôn

chặt (có nghĩa là không có phong tục cải táng). Các nghi thức trong chôn cất của đạo
cũng đơn giản hơn so với các đạo như Cao Đào và Phật Giáo.
- Lễ nhập liệm: Theo đạo Công giáo, gia chủ không đặt nặng vấn đề cúng kiến,
mà chủ yếu là đọc kinh cầu cho linh hồn người mất. Được sự giúp đở rất nhiệt tình của
các vị chức trong đạo, gia đình chỉ cần chuẩn bị sẳn đồ tang phục (có một số người mặc
đồ tang trườc khi nhập liệm). Đây là một điểm hay của Công Giáo, trong việc tang lễ.
Gần đến giờ nhập liệm, bà con Công giáo trong khu sẽ đến cùng gia đình đọc
kinh, trước khi Cha Sở đến làm lễ. Đồ dùng tẩn liệm theo Công giáo là: vải trắng
(không sữ dụng chiếu, vải đỏ)... Cha Sở làm lễ xong (khi người chết đã được đặt vào
quan tài) liền ra về, phần nghi lễ còn lại do các Ông Trùm làm tiếp.nghi lễ Công giáo
có phần trang nghiêm hơn Phật giáo, ít rườm rà chi tiết hơn đạo Cao Đài. Bàn thờ theo
Công giáo đơn giản là một bảng tên thánh, bình bông huệ trắng, cây thánh giá ... phía
sau quan tài treo một tấm vải có thiêu tên giáo xứ, tên thánh của người chết. Trước nhà
có treo bốn lá cờ nhỏ có thiêu chữ. Ví dụ: Sống gởi thác về.
- Lễ động quan:
Lễ động quan theo Công giáo được chia làm hai phần. Đầu tiên, bà con trong họ
sẽ đọc kinh trước giờ động quan. Sau đó linh cữu sẽ được đưa vào nhà thờ làm lễ.
Thông thường, lúc sinh thời người chết đi lễ tại đâu thì sẽ được Cha Sở của nhà thờ đó
làm lễ. Đặc biệt, nếu người chết đã từng làm Cha Sở hoặc người chết là cha, mẹ của
 

Trang 14


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 


 

Cha Sở hay các vì nữ tu thì sẽ được nhiều Cha đến làm lễ Đồng tế. Người theo đạo
công giáo ít khi mời các ban Nhạc nam mà họ thường chỉ sử dụng Ban kèn tây khi đưa tiễn.
Đã có thời Giáo Hội cấm cử hành tang lễ cho người tự tử cũng như không cho
an táng trong đất thánh của họ Đạo vì cho rằng họ là gương xấu tự sát. Nhưng nay
Giáo Hội đã cho phép hỏa táng xong phải tôn trọng, người tín hữu ngày nay được phép
hỏa táng thân nhân đã qua đời hay đem chôn cất ngoài nghĩa trang như tục lệ đã có từ
lâu đời. Xác chết của thân nhân được mai táng hay được thiêu đốt thành tro bụi đựng
trong các hộp để cất giữ trong gia đình hay ở nơi nhà thờ nào có nhận cất giữ các hộp
tro này. Nghĩa là được hỏa táng nhưng phải tin xác dù đã ra tro bụi, vẫn sẽ được sống
lại như Giáo Hội dạy. Do đó, phải cất giữ tro của xác được hỏa táng chứ không được
đem ra trải ngoài sông, hồ hay biển cả như những người ngoài Công giáo đã làm.
Những người không tin, không phục tùng giáo hội Công Giáo thì sẽ không
được cử hành lễ tang theo nghi thức của Giáo Hội. Lúc chôn cất thường là 5 giờ sáng
và thường sử dụng kèn Tây chứ không thuê dàn nhạc
Hình 2. Một số hình trong mai táng đạo Thiên chúa

(Nguồn: />B. Đạo Phật
Đạo Phật cũng không có phong tục cải táng. Gia đình có người sắp mất, phải
tuyệt đối bình tĩnh, không được khóc lóc kêu gào trước giường người sắp mất, mời Sư,
mời ban hộ niệm, chân tâm cầu đức Phật A Di Đà tiếp dẫn! Hoặc để băng cassette tụng
Kinh suốt thời gian hấp hối và sau đó! Không được di chuyển hay đụng mạnh vào thi
thể người mất đến 12 giờ. Đặt tràng hạt vào đôi tay chắp nghiêm trang trên bụng, an
táng hoặc hỏa táng, đều tẩm liệm thi hài trong tư thế ấy (phải đặt đôi tay lên bụng họ,
khi họ mới lìa trần, để quá lâu, xác cứng không dễ dàng để được nữa). Không được sát
sinh để cúng tế! Cầu siêu bằng kinh A Di Đà, đến 49 ngày, sau đó tụng kinh Địa Tạng
cho đến 100 ngày, thời gian này con cháu nên ăn chay.
Không nên dùng Nylon để tẩm liệm, vì sợ thi hài sẽ lâu phân hóa, nếu chôn
xuống đất! Nhiều nơi, người ta liệm bằng áo tràng của Chùa, và có các Thầy làm phép,

trì chú để ngừa tránh ma quỷ lợi dụng thân xác của người chết, làm hại cho con cháu.
Theo truyền thống Phật giáo, có thể Trà Tỳ, tức hỏa táng thi thể, và nhặt xương tro cho
vào bình sứ để thờ trong Chùa, hay chôn xuống đất, hoặc rải xuống biển, xuống sông
đều được!!(Nguồn: />
 

Trang 15


Ngành: Quản lý đất đai
 
 

SVTH: Nguyễn Thị Minh Luyến 

 

Hình 3. Một số hình ảnh về mai táng đạo Phật
D. Đạo Cao Đài
- Cao Đài là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn mà chủ yếu là
Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo. Các tín đồ thi hành những giáo điều của Đạo như
không sát sinh, sống lương thiện, hòa đồng, làm lành tránh dữ, giúp đỡ xung quanh,
cầu nguyện, thờ cúng tổ tiên, và thực hành tình yêu thương vạn loại qua việc ăn chay
với mục tiêu tối thiểu là đem sự hạnh phúc đến cho mọi người, đưa mọi người về với
Thượng đế nơi Thiên giới và mục tiêu tối thượng là đưa vạn loại thoát khỏi vòng luân
hồi.( Trích Wiki việt nam )
- Đối với người theo đạo Cao Đài thì sau khi chôn người chết đều có quá trình
cải táng nếu gia đình có di chuyển nơi ở thì mộ phần sẽ được cải táng và mang đến
nơi nghĩa địa gần nơi nhập cư mới, sau thời gian 3 đến 5 năm (trung bình khoảng
1.200 ngày), tuy nhiên nếu sau thời gian 3 đến 5 năm nếu khi đào lên mà thi thể vẫn

chưa phân hủy hết thì vẫn tiếp tục tiến hành thủ tục cải táng.
- Trong đạo Cao Đài khi chôn không có hiện tượng phân vùng chôn cất, người
theo đạo hay không theo sẻ được chôn chung. Trong đạo Cao Đài có những thủ tục
khác so với các đạo khác và người dân không có đạo là không có phong tục mở cửa
mã. Lúc xưa, khi đi hành lễ tại đám tang có sử dụng bài kinh mở cửa mã và gia đình
làm các thủ tục mở cửa mã cho người mất. Nhưng bây giờ khi một Tín đồ mất và có
Chức sắc chức lễ làm “Phép Bí Tích” thì Hội Thánh qui định xóa bỏ tập tục này, gia
đình có tiến hành mở cửa mã cho người thân của mình sau đó hay không là do tùy ở
gia đình nhưng Hội Thánh không cho phép. Sau khi chôn cất người quá cố 3 ngày thì
con cháu đến mộ phần thăm viếng để tỏ lòng thương tiếc. Thủ tục cúng tế gồm 1 con
gà, 1 cây mía, cây thang 5 nấc và 3 ống trúc, rãi 5 thứ đậu lên mã. Trong 3 ngày sau khi
mới chôn, mỗi buổi chiều con cái đem cơi trầu đến mộ phần mà khóc lóc gọi là " ấp
mộ", đem hơi nóng của tình thân gia đình làm cho mộ đở lanh lùng. Đến ngày thứ 3, con
cháu đắp sửa lại ngôi mộ cho tốt đẹp hoặc làm nhà mồ. Có mời phù thủy đến yếm bùa
trừ ma quỷ. Nguyên nhân của những thủ tục rườm rà trên là do có quan niệm:
+ Trong Giáo lý, kinh sách Cao Đài nói rằng sau khi thoát xác linh hồn
không còn ở lại dương gian này nửa, vì vậy ngôi mộ được coi như là nơi giữ cái xác đã
thoái rửa. Đây là một quan niệm tuy là mê tín xong cũng là điểm tích cực hơn, giảm
bớt chi phí cho việc an táng.
+ Thủ tục cúng gà là do quan niệm con gà con kêu chiêm chíp thể hiện ý
nghĩa con mất cha mẹ thì bơ vơ như gà con mất mẹ.
 

Trang 16


×