Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (20112015) XÃ CẦU KHỞI HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (960.61 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011-2015)
XÃ CẦU KHỞI - HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH

SVTH

:NGUYỄN VĂN TUẤN CƯỜNG

MSSV

: 07124012

LỚP

: DH07QL

KHÓA

: 2007-2011

NGHÀNH : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

NGUYỄN VĂN TUẤN CƯỜNG

ĐỀ TÀI

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020
VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM (2011-2015) XÃ
CẦU KHỞI - HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU - TỈNH
TÂY NINH

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng
(Đòa chỉ cơ quan: Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh)

(Ký tên:……………..............................)

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011-


Trong thời gian học tập và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Nay, nhân dịp em
làm báo cáo tốt nghiệp em xin tỏ lòng biết ơn đến:
Ba Mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, đã dạy bảo và cho con
được học tập đến ngày nay. Em xin cảm ơn anh chị và những người
thân đã động viên và hỗ trợ em trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, quý thầy cô giảng viên Khoa Quản lý Đất đai và Bất động
sản đã trang bị những kiến thức, kinh nghiệm trong thời gian em theo

học lớp DH07QL.
Các thầy cô trong bộ môn Quy hoạch, đặc biệt em xin gởi lời tri
ân sâu sắc đến thầy Trần Duy Hùng đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em
trong suốt quá trình em hoàn thành đề tài.
Tất cả các bạn bè của em đã động viên giúp đỡ em.
Tuy đề tài đã hoàn thành nhưng vẫn có nhiều sai sót do điều kiện
khách quan và kiến thức còn hạn chế. Mong quý thầy cô và các anh chị
tận tình đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

TP. HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Văn Tuấn Cường


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Tuấn Cường, khoa Quản lý Đất đai & Bất
động sản, Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm
(2011-2015) xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh.
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Duy Hùng, Bộ môn Quy hoạch, Khoa Quản
lý Đất đai & Bất động sản, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Công tác lập quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong
việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử
dụng đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay xã
Cầu Khởi đang tiến hành quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010-2020. Đề
tài được thực hiện gồm các nội dung như sau:
Đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển
kinh tế- xã hội xã Cầu Khởi.

Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất và kết quả thực hiện quy
hoạch sử dụng đất kỳ trước và đánh giá tiềm năng đất đai cho các ngành nông nghiệp,
công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.
Xây dựng phương án quy hoạch đến năm 2020 và phân kỳ sử dụng đất 5 năm
kỳ đầu (2011-2015).
Xây dựng các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất
Đề tài thực hiện trên cơ sở áp dụng những quy định về lập quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất đai theo Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Kết quả Quy hoạch sử dụng đất của xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu ,
tỉnh Tây Ninh đến 2020 đạt được như sau: Đất nông nghiệp diện tích 2.674,18 ha;
chiếm 82,28% tổng diện tích đất tự nhiên; Đất phi nông nghiệp diện tích 575,82 ha;
chiếm 17,72% tổng diện tích đất tự nhiên.
Phương án quy hoạch sử dụng đất góp phần phân bổ hợp lý quỹ đất đai cho các
ngành, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đem lại cả 3 hiệu quả về mặt kinh
tế - xã hội - môi trường, phù hợp với xu thế phát triển của địa phương hiện tại cũng
như trong tương lai.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Thống kê diện tích đất theo các dạng địa hình, địa chất.................................. 7
Bảng 2. Phân loại đất xám trên địa bàn xã Cầu Khởi................................................... 8
Bảng 3. Dân số của các ấp trên địa bàn xã Cầu Khởi ................................................. 12
Bảng 4. Diễn biến dân số qua các năm trên địa bàn xã .............................................. 13
Bảng 5. Hiện trạng giao thông đường bộ xã Cầu Khởi .............................................. 15
Bảng 6. Hiện trạng một số tuyến đường quan trọng của xã ....................................... 15
Bảng 7. Danh mục các trường trên địa bàn xã Cầu Khởi ........................................... 16
Bảng 8. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Cầu Khởi năm 2010 ................. 23

Bảng 9. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp của xã Cầu Khởi năm 2010. ........... 24
Bảng 10. Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2000-2010 ..................................... 25
Bảng 11. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2000-2005 .............................................. 26
Bảng 12. Biến động sử dụng đất giai đoạn năm 2005 - 2010 ..................................... 27
Bảng 13. Tình hình biến động cụ thể của đất nông nghiệp so với năm 2005 .............. 27
Bảng 14: Tình hình biến động cụ thể của đất phi nông nghiệp .................................. 28
Bảng 15: Cơ cấu sử dụng đất xã Cầu Khởi năm 2010 ............................................... 30
Bảng 16: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch ....................... 34
Bảng 17. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp trong quy hoạch ... 35
Bảng 18. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp trong quy hoạch
.................................................................................................................................. 36
Bảng 19. Phân loại đất xã Cầu Khởi ......................................................................... 37
Bảng 20. Mô tả chất lượng các đơn vị đất ................................................................ 38
Bảng 21. Đánh giá khả năng thích nghi của đất ........................................................ 39
Bảng 22. Dự báo dân số đến năm 2020 ..................................................................... 42
Bảng 23. Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020 của xã Cầu Khởi ................................ 47
Bảng 24. Diện tích các loại đất đã được cấp huyện phân bổ ...................................... 48
Bảng 25. Danh mục các công trình quy hoạch đất đai trên địa bàn xã Cầu Khởi ....... 51
Bảng 26. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch .....
.................................................................................................................................. 52
Bảng 27. Phân kỳ các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch ................................. 53
Bảng 28. Phân kỳ diện tích đất sử dụng trong kỳ đầu 2011-2015 .............................. 54


Bảng 29. Phân kỳ diện tích đất sử dụng trong kỳ cuối 2016-2020 ............................. 55
Bảng 30. Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm 2011 – 2015............................. 57
Bảng 31. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch .................................... 59

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ
Biểu đồ 01. Diễn biến dân số qua các năm trên địa bàn xã ........................................ 13

Biểu đồ 02. Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2000-2010 ................................. 26
Biểu đồ 03. Cơ cấu hiện trạng sử dụng đất xã Cầu Khởi năm 2010 ........................... 31
Biểu đồ 04. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch ................... 35
Bản đồ hành chính xã Cầu Khởi................................................................................... 8
Bản đồ Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng Xã Cầu Khởi ......................................... 16
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Cầu Khởi năm 2010 ............................................... 24
Bản đồ đất xã Cầu Khởi ............................................................................................. 39
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất năm 2020 xã Cầu Khởi ............................................. 47


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT
CCNNN
CHXHCN
CT
DH
DT
ĐKTK
GCNQSDĐ
KHSDĐ
KT-XH
NQ

QH-KHSDĐ
QHSDĐ
QSDĐ
THCS
TT
TW

UBND
VAC

: Bộ Tài nguyên Môi trường
: Cây công nghiệp ngắn ngày
: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa
: Chỉ thị
: Đường huyện
: Đường tỉnh
: Đăng ký thống kê
: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
: Kế hoạch sử dụng đất
: Kinh tế - xã hội
: Nghị quyết
: Quyết định
: Quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất
: Quy hoạch sử dụng đất
: Quyền sử dụng đất
: Trung học cơ sở
: Thông tư
: Trung ương
: Ủy ban nhân dân
: Vườn ao chuồng


MỤC LỤC
PHẦN I. TỔNG QUAN ............................................................................................. 3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 3
I.1.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................... 3
I.1.2. Cơ sở pháp lý............................................................................................................................. 4

I.1.3. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................................... 4
I.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện ..................... 5
I.2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................ 5
I.2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................... 5
I.2.3. Các bước thực hiện ................................................................................................................... 5
I.3. Kết quả đạt được.................................................................................................... 6
PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 7
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường..................................... 7
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 7
II.1.2. Các nguồn tài nguyên .............................................................................................................. 8
II.1.3. Thực trạng môi trường .......................................................................................................... 10
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội ................................................................... 10
II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế............................................................. 10
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ............................................................................... 10
II.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập............................................................................... 12
II.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn .................................................. 14
II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng....................................................................................... 14
II.3. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai .................................................................. 18
II.3.1. Tình hình quản lý đất đai....................................................................................................... 18
II.3.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất ................................................................ 22
II.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước.............................................. 33
II.4. Đánh giá tiềm năng đất đai ................................................................................. 37
II.4.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp................................... 37
II.4.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng
khu dân cư nông thôn....................................................................................................................... 39
II.4.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch .................................... 40
II.4.4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát
triển cơ sở hạ tầng............................................................................................................................. 40
II.5. Phương án quy hoạch sử dụng đất ...................................................................... 40
II.5.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 ................ 40

II.5.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất ....................................................................................... 45
II.5.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế - xã hội................ 52
II.5.4. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất............................................................................................ 53
II.5.5. Lập kế hoạch sử dụng đất kì đầu .......................................................................................... 56
II.5.6. Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất .......................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 63


Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc
biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống. Đất đai còn là địa bàn phân bố dân
cư, xây dựng các công trình kinh tế, văn hoá, an ninh quốc phòng. Đất đai là điều kiện
là nền tảng tự nhiên của mọi ngành sản xuất. Đặc biệt, đất đai ở đô thị lại càng có giá
trị to lớn do chức năng và tính chất của nó mang lại.
Việc sử dụng đất đai tiết kiệm, đúng mục đích và có hiệu quả là yêu cầu cấp
thiết đối với nhu cầu của sự phát triển toàn diện và bền vững. Nhiệm vụ của QHSDĐ
là phân bổ quỹ đất cho các nhu cầu phát triển về mọi mặt kinh tế, xã hội… bảo đảm
phù hợp với các mục tiêu phát triển KT-XH đã được nêu ra trong chiến lược quy
hoạch tổng thể KT-XH. Đồng thời việc lập QH-KHSDĐ phải trên cơ sở chính sách và
các quy phạm pháp lý có liên quan đến đất đai. QH-KHSDĐ một công cụ để nhà nước
quản lý về đất đai và định hướng phát triển trong một giai đoạn thời kỳ cụ thể.
Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nước thống
nhất quản lý toàn bộ đất đai theo Quy hoạch và Pháp luật đảm bảo sử dụng đúng
mục đích và có hiệu quả nhất”.
Luật đất đai năm 2003 đã xác định: Quy hoạch – kế hoạch sử dụng đất là một

trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai và tại các điều 23, 25, 26,… cũng đã
quy định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét duyệt quy hoạch - kế hoạch
sử dụng đất, làm căn cứ pháp lý để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
Xuất phát từ những đặc tính trên nên cần phải sử dụng đất một cách hợp lý, tiết
kiệm và có hiệu quả cao nhất mà không gây tác động xấu đến đất đai. Để đảm bảo đất
đai được sử dụng hiệu quả và bền vững cần có sự quản lý và quy hoạch chặt chẽ và
hợp lý trong đó công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là công tác hàng đầu. Ở nước
ta việc quy hoạch sử dụng đất lại càng trở nên cấp thiết hơn khi nền kinh tế đang vận
động và phát triển ở mức độ cao đòi hỏi phải đáp ứng kịp thời quỹ đất phục vụ cho các
nhu cầu phát triển.
Mặc khác, nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, vì thế việc xác định đất đai cho các ngành, các cấp để sử dụng vào mục đích
khác nhau rất là cần thiết. Để sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả, càng phải
thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất, phân phối hợp lý để phát triển
kinh tế cũng như văn hoá, xã hội. Do đó, công tác lập quy hoạch- kế hoạch sử dụng đất
(QH-KHSDĐ) cho từng giai đoạn là đòi hỏi cần thiết và cấp bách.
Hiện nay đang lập QH-KHSDĐ huyện Dương Minh Châu đến năm 2020 và
xuất phát từ những vấn đề trên được sự đồng ý của Khoa Quản Lý Đất Đai & Bất
Động Sản chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) xã Cầu Khởi, huyện Dương
Minh Châu, Tỉnh Tây Ninh“.
Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường
trên địa bàn nghiên cứu.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2010 của xã. Xây dựng phương án quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 – 2015) của xã

Trang 1



Ngành: Quản lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Đối tượng nghiên cứu
Diện tích tự nhiên, các loại hình sử dụng đất đai, các mục đích sử dụng đất, đối
tượng sử dụng đất và công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn xã Cầu Khởi.
Các quy luật phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên
nhiên và quá trình sử dụng đất đai của con người.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện QH-KHSDĐ trên phạm vi ranh giới hành
chính xã Cầu Khởi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi thời gian: Giai đoạn quy hoạch được lập đến năm 2020 và xây dựng
KHSDĐ 5 năm kì đầu (2011-2015).

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

PHẦN I. TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
Đất (Soil): Là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn nhỏ hơn 3

m. Có các thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính
quan trọng của đất, là độ phì của đất.
Đất đai (Land): là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều
thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động
vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo
chiều nằm ngang trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm
thực vật cùng các thành phần khác). Ngoài ra còn hoạt động của con người từ quá khứ
đến hiện tại và triển vọng trong tương lai.
Bản đồ địa chính: là sự thể hiện bằng số hoặc trên các vật liệu giấy Diamat,
hệ thống các thửa của từng chủ sử dụng và các yếu tố khác được quy định cụ thể theo
hệ thống không gian và theo sự chi phối của pháp luật (xã, phường, thị trấn).
Bản đồ hiện trạng: là bản đồ được thành lập trên cơ sở chồng xếp các loại hình
sử dụng đất. Thể hiện sự phân bố của các loại hình sử dụng đất ở thời điểm nhất định.
Phân kỳ: là sự chia chi tiết thời kỳ quy hoạch sử dụng đất thành 2 giai đoạn kế
hoạch sử dụng đất, mỗi kỳ 5 năm. Nguyên tắc phân kỳ kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
đầu theo kế hoạch hàng năm và giai đoạn sau theo kế hoạch 5 năm.
Phân khai: là chỉ tiêu định hướng của quy hoạch sử dụng đất cấp trên phân bổ
cho quy hoạch sử dụng đất cấp dưới trực tiếp.
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bổ, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Kế hoạch: Là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công
việc theo thời gian và không gian nhất định.
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ): là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa
học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho các mục đích và cho
các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo điều
kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ): Là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về mặt
nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý, vừa mang
tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đoạn kế hoạch.

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau
đây
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển KT-XH,
quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; QH–KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với QH–KHSDĐ của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ đã được cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt;
3. QH–KHSDĐ của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
Trang 3


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. QH–KHSDĐ của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong năm cuối của
kỳ trước đó.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Từ điều 21 đến điều 30 trong Chương II Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng
11 năm 2003
- Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2003;
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của chính phủ về quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất, gía đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư;
- Thông tư 08/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 08 năm 2007 của Bộ Tài

nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài Nguyên Môi
Trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch kế hoạch sử
dụng đất;
- Thông tư 06/2010/TT-BTNMT ngày 15/03/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất’;
- Thông tư 13/2011/TT-BTNMT quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng
đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành Trung ương “về nông nghiệp, nông thôn, nông dân”;
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 của bộ tài nguyên môi
trường về ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Quyết định số 23/2007/QĐ-BTNMT ngày 17/12/2007 của Bộ Tài nguyên Môi trường về việc Ban hành Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất.
- Hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày
25 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường);
- Công văn số 2778/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng dụng
đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu;
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số cùng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế đã không ngừng gây áp lực đối với nguồn tài nguyên đất
đai, làm cho nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng cao. Song đất đai có đặc tính là cố
định về không gian, không có khả năng tái tạo nên việc khai thác và sử dụng đất hợp
lý, có hiệu quả trên cả 3 phương diện kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành một
Trang 4



Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

vấn đề cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay. Để điều hòa sự mâu thuẫn này đòi hỏi
tất yếu phải thực hiện công tác QH-KHSDĐ lâu dài.
I.2. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện
I.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và tình
hình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn xã Cầu Khởi.
- Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động đất đai, kết quả thực hiện
QHSDĐ kỳ trước và xây dựng bản đò hiện trạng sử dụng đất.
- Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất,
mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của xã.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất năm 2020.
- Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến KT-XH
- Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất
I.2.2. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp điều tra: sử dụng phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu,
bản đồ hiện trạng phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất
đai của xã và khả năng chuyển mục đích sử dụng đất đai.
2. Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
3. Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương
đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai
hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch.
4. Phương pháp bản đồ: phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1
kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến.
5. Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số

lượng như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
6. Phương pháp chuyên gia: được thể hiện từ công tác tổ chức, viết báo cáo…
đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.
7. Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu
điều tra.
I.2.3. Các bước thực hiện
Thực hiện theo hướng dẫn của thông tư 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009,
QHSDĐ xã Cầu Khởi được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ có
liên quan.
- Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội
tác động đến việc sử dụng đất.
- Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
- Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực
hiện.
- Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.
Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

I.3. Kết quả đạt được
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất năm 2020 tỷ lệ bản đồ 1:10000
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp
- Các loại bản đồ chuyên đề
- Đĩa CD lưu trữ dữ liệu

- Hệ thống bảng biểu Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo thông tư
19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009.

Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

PHẦN II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Xã Cầu Khởi, hiện nay xã Cầu
Khởi có diện tích tự nhiên là 3250 ha, nằm cách thị trấn Dương Minh Châu hơn 20
km, cách thị xã Tây Ninh gần 20 km dọc theo tỉnh lộ 26.
Vị trí địa lý nằm trong khoảng 106012’- 106018’ kinh độ Đông và 11 013’- 11018’
vĩ độ Bắc. Tứ cận như sau:
Phía Tây: Giáp huyện Gò Dầu và một phần xã Chà Là
Phía Bắc: Giáp xã Chà Là, một phần xã Phước Minh
Phía Tây Nam: Giáp huyện Gò Dầu
Phía Đông, Đông Nam: Giáp xã Truông Mít, xã Lộc Ninh
Xã có 4 ấp (Khởi Nghĩa, Khởi Trung, Khởi An, Khởi Hà), UBND xã đóng ở ấp
Khởi Hà, trên trục TL26.
b. Địa hình, địa mạo
Đất có địa hình thấp dần từ phía giữa xã sang 2 phía Đông và Tây. Đất có địa
hình tương đối bằng phẳng, lượn sóng nhẹ. Độ cao trung bình từ 5-10 m so với mực
nước biển. Các vùng trồng cạn nhìn chung chưa được tưới, còn các đồng lúa cơ bản đã
được tưới. Cầu Khởi có 2210 ha địa hình đồi bằng, chiếm 68% tổng diện tích, phù hợp

với trồng cây công nghiệp: mía, cao su, điều, mì, cây ăn quả… Địa hình bằng thấp,
ngập nước theo mùa có 847 ha, chiếm 26,06%, chủ yếu là cây lúa, lúa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày. Địa hình sườn đồi thoải có 155 ha, phù hợp trồng điều, cây công
nghiệp ngắn ngày, hoa màu, đất ở.
Bảng 1. Thống kê diện tích đất theo các dạng địa hình, địa chất
Đơn vị tính: Ha
Thứ
tự
1
2
3

Địa chất
trầm
tích

Hiện trạng sử dụng
chính

Diện
tích

Tỷ lệ
(%)

Đồi bằng

Địa chất
trầm tích


Cao su, CCNNN, màu, thổ
cư, vườn tạp

2230

68

Địa hình sườn

Địa chất
trầm tích

Màu

165

5,7

Địa hình bằng

Địa chất
trầm tích

Lúa, lúa màu, hoang

855

26,3

3250


100

Dạng địa
hình

Tổng
(Nguồn: UBND xã Cầu Khởi)

c. Khí hậu
Xã Cầu Khởi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm nóng ẩm
nhiệt độ cao và mưa nhiều theo mùa. Nhiệt độ không khí trung bình: 270C. Mùa mưa
Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tập
trung vào mùa mưa, khoảng 80 - 90% tổng lượng mưa. Thời vụ mưa tiện lợi cho sản
xuất hè thu và mùa. vụ Đông Xuân khó khăn lớn trong sản xuất, những nơi không có
thủy lợi, đất rất khó trồng được cần tưới. Do đó cây chịu hạn được trồng nhiều lượng
mưa trung bình năm: 1.991mm.
Độ ẩm không khí trung bình 79%. Lượng bốc hơi cao1489mm. Mùa khô lượng
bốc hơi lên cao hẳn.
d. Thuỷ văn
Chế độ thủy văn của Cầu Khởi khá dồi dào nhờ hệ thống kênh mương (Kênh
N2A, Kênh tiêu bàu Trâm, kênh tiêu T01), bàu (bàu Trai, bàu Láng Biển, bàu Trâm)
của hệ thống kênh Tây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt.

Ngoài ra còn một số con suối như suối Cầu Khởi nhưng lưu lượng nước chỉ nhiều
nước vào mùa mưa, mùa khô thường cạn kiệt, nên phục vụ cho nông nghiệp kém.
Nước ngầm khá phong phú nhưng chỉ phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, tưới cây ăn
trái và rau… Các cánh đồng của xã, được tưới nước tương đối đầy đủ hơn vì có hệ
thống sông suối, kênh mương nhiều. Nhìn chung nguồn nước trên địa bàn xã đáp ứng
nhu cầu tưới tiêu cũng như sinh hoạt.
Diện tích lúa chủ yếu được tưới nhờ hệ thống thủy lợi Kênh Đông. Cây ăn trái
được tưới lấy nước từ suối, nước kênh hoặc đào giếng để tưới.
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Xã Cầu Khởi có 1 nhóm đất là đất xám được phân làm 2 đơn vị đất:
Diện tích đất xám là 3.212 ha, chiếm 98,83% tổng diện tích. Đất xám phân bổ ở
4 ấp. Đất xám được phân ra 2 đơn vị phân loại:
Bảng 2. Phân loại đất xám trên địa bàn xã Cầu Khởi
Thứ tự
1

Tên đất
Đất xám trên
phù sa cổ

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Phân bố(xã, ấp,..)

2.365

72,77


Vùng đồi gò trồng màu,
cây lâu năm, thổ canh,
thổ cư

2

Đất xám Gley

847

26,06

Các cánh đồng cấy lúa

3

Sông suối, ao

38

1,17

Rải rác ở các cấp

3.250

100

Tổng cộng


(Nguồn: UBND xã Cầu Khởi, huyện dương Minh châu, tỉnh Tây Ninh)
Đất xám trên phù sa cổ
Đất xám trên phù sa cổ có diện tích 2.365 ha, chiếm 72,77%. Phân bố ở 4 ấp
(Khởi An, Khởi Trung, Khởi Hà, Khởi Nghĩa), nông trường, trạm trại, các cơ sở sản
xuất, xây dựng và đất ở. Đất nằm trên địa hình đồi, có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng
đất dày, kết cấu rời. Đất dễ mất nước, ảnh hưởng xói mòn, rửa trôi. Đất nghèo dinh
dưỡng mùn, đạm, lân, kali thấp, đất chua, pH(H2O) <5, mùn 1,4 - 1,8%, đạm 0,1- 0,2%,
lân 0,03 - 0,04%, kali 0,05 - 0,06%. Lân, kali dễ tiêu thấp.
Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

Đất hiện nay được trồng cao su, điều, hoa màu lương thực, cây công nghiệp
ngắn ngày.
Hướng sử dụng: trồng cao su, mì, màu, mía, cây ăn quả…
Đất xám phù sa cổ phân bố chủ yếu trên địa hình đồi bằng, diện tích 2.210 ha,
còn trên địa hình sườn thoải có diện tích 155 ha.
Đất xám Gley
Diện tích 847 ha, chiếm 26,06% tổng diện tích. Phân bố trên các cánh đồng lúa
của xã.
Đất ở địa hình bằng thấp, phẳng. Đất có hình thái phẩu diện là lớp mặt màu xám
đen, xám, xuống sâu màu xám xanh hoặc xám trắng hơi xanh. Đất có kết cấu hạt cục
nhỏ, hạt cục. Thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ ở tầng mặt, xuống sâu tỷ lệ sét và
limon có tăng lên.
Đất hơi nghèo dinh dưỡng đến trung bình, chua pHH2O< 5; mùn 1,9 - 2,4%; đạm
0,15 - 0,24%; lân 0,04 - 0,05%; kali 0,06 - 0,09%; lân và kali dễ tiêu thấp.

Đất Gley thích hợp để trồng lúa, lúa màu, màu.
Hướng sử dụng: lúa, lúa màu, lúa, đậu phộng, mía.
Cầu Khởi có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó bao gồm cả cây lâu năm và cây
hàng năm. Cây hàng năm chủ yếu lúa, lúa màu, đậu phộng, mía, mì…Cây lâu năm chủ
yếu cao su, điều… Diện tích vườn tạp và vườn điều sẽ dần dần chuyển sang cây ăn trái
và đất ở. Đất đủ điều kiện để phát triển khu dân cư nông thôn, xây dựng đường giao
thông, kênh mương và các công trình công cộng. Đất có địa hình thấp hoặc trung bình
có ngập nước theo kỳ, nhờ hệ thống kinh Đông sẽ phát triển 2 lúa 1 màu hoặc 2 - 3 vụ
lúa. Những khu vực thoát nước được vào mùa mưa và địa hình cao sẽ trồng mía, mì.
Hầu hết diện tích đất của xã thuộc nhóm đất xám trên phù sa cổ, với địa hình
tương đối bằng. Tuy đất này chất lượng không cao nhưng nó lại thích ứng với nhiều
loại hình sử dụng kể cả nông nghiệp và xây dựng. Trong đó đất xám điển hình ở địa
hình cao thoát nước thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày (cao su),
cây ăn trái và hoa màu (mía, lạc, đậu đỗ, rau các loại). Ngoài ra, nó rất thích hợp khi
sử dụng vào các mục đích xây dựng như khu công nghiệp, nhà ở, giao thông,… Các
đất xám gley ở địa hình thấp có thời kỳ ngập nước, nó thích hợp cho việc trồng lúa
hoặc lúa và màu. Nhóm đất phù sa tuy có chất lượng tốt nhưng diện tích rất nhỏ thích
hợp cho sản xuất lúa nước.
b. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước ở Cầu Khởi khá phong phú. Các cánh đồng của xã, nước
tương đối khá hơn vì có các con suối và hệ thống kênh mương. Nhìn chung toàn xã có
nguồn nước đáp ứng tương đối đầy đủ cho 3.027,42 ha nông nghiệp, hiện nay chủ yếu
cây công nghiệp lâu năm dựa vào nước trời, diện tích màu, mía, mì…rải rác có nơi
được tưới, còn phần diện tích lúa được tưới. Diện tích lúa được tưới nhờ hệ thống thủy
lợi của kinh Đông. Cây ăn trái được lấy nước suối, nước kinh hoặc đào giếng để tưới.
Hệ thống suối của xã nhiều nước trong mùa mưa nhưng mùa khô nước lại rất ít
nên phục vụ cho nông nghiệp kém. Nước ngầm khá phong phú nhưng chỉ phục vụ cho
sinh hoạt, nước công nghiệp, tưới cây ăn trái, rau… Khả năng dẫn nước hồ Dầu Tiếng
về còn rất lớn. Trong những năm tới, hệ thống các kênh trong xã có thể tưới được hầu
hết diện tích lúa, lúa màu, đậu phộng…

Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

Hiện nay, Xã Cầu Khởi có diện tích đất nông nghiệp là 3.027,42 ha, trong đó
cây hàng năm 1.348ha. Thủy lợi đáp ứng được một phần lớn cây ngắn ngày. Để đẩy
mạnh thâm canh, tăng vụ trong tương lai, hệ thống kênh mương cần được mở mang.
Hệ thống kênh tiêu thoát úng cần được mở thêm. Dự kiến cần mở mới 1,1 km kênh
trục và kênh nội đồng trên đất Cầu Khởi và 14 kênh tưới, tiêu cấp I, cấp II, cấp III.
Diện tích dành cho thủy lợi là 62,45 ha. Các nhánh suối cạn cần phải nạo vét để thoát
thủy. Đất mặt nước chuyên dùng của xã hiện nay đã có 7,03ha.
c. Tài nguyên nhân văn
Công tác vận động quần chúng nhân dân luôn được Đảng bộ quan tâm chăm lo
mà trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu phố, ấp được nhân dân đóng góp ý, bàn
bạc giúp Đảng và chính quyền xây dựng địa bàn dân cư lành mạnh, thực sự là ngày hội
của dân. Hội nghị nhân dân, tổ dân phố được nhân dân đồng tình ủng hộ qua việc phát
huy dân chủ. Sự đoàn kết thống nhất giữa Đảng, chính quyền và nhân dân địa phương
tạo nên một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng đi
lên vững mạnh. Đây chính là yếu tố rất to lớn làm cơ sở để phát huy các nguồn tài
nguyên về tự nhiên, kinh tế... và quan trọng nhất đó là yếu tố về con người.
II.1.3. Thực trạng môi trường
Những năm trước đây, nhìn chung môi trường sinh thái của xã khá tốt, ít bị ô
nhiễm. Nhưng những năm gần đây từ 2008 – 2010 do sự phát triển của nền kinh tế và
việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong nghành nông nghiệp đã ít nhiều ảnh hưởng
xấu đến môi trường sinh thái tự nhiên của địa phương.
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

II.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Hiện nay tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã khoảng 10% - 12%. Nền kinh tế của
xã mấy năm gần đây có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các
ngành dịch vụ thương mại - du lịch, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp đem lại thu nhập bình quân cao cho người lao động.
Đến năm 2010, tỷ trọng các ngành tương như sau: Tiểu thủ công nghiệp 38%, dịch vụ
thương mại 32%, nông nghiệp 30%.
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
a. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông nghiệp Cầu Khởi phát triển mạnh, gồm cả trồng trọt và chăn nuôi. Trong
trồng trọt có các cây chính là cao su, lúa, đậu phộng, vườn tạp, mía, mì…Theo báo cáo
cuối năm 2010 của Ủy ban nhân dân xã Cầu Khởi, tổng diện tích gieo trồng các loại
cây là 2.000,6 ha. Trong đó, lúa là 438 ha, đậu phộng 455 ha, bắp 178ha, mía 215,6 ha,
mì 55 ha, cao su 133 ha. Ngoài ra còn có các cây khác như dừa, cây ăn quả, rau màu
khác. Về chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò của xã là 335 con, bò 326 con, heo 1.344 con.
Do làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, thời gian qua đàn gia súc trong xã đã phát
triển tốt. Nhờ vậy nên đã đưa giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản trong xã đạt 275,206
tỷ đồng.

Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

Trồng trọt:
Cầu Khởi là xã có đất đai thích hợp với nhiều loại cây trồng và cho năng suất
cao như lúa, đậu phộng, mía, mì, rau màu, thuốc lá, mè, bắp và các loại đậu…
Tổng diện tích gieo trồng năm 2010 là 2.000,6 ha/1720 ha, đạt 116,3% kế

hoạch năm, đạt 106% so cùng kỳ 2009-2010. Gồm các loại cây trồng như sau:
+ Diện tích Lúa là 438/480 ha, đạt 91,2% kế hoạch, đạt 82,8% so cùng kỳ 20092010. Phân bố chủ yếu ở ấp Khởi Nghĩa, Khởi An, Khởi Trung, Khởi Hà dọc kênh tiêu
Bàu Trâm, Bàu Láng Biển, Bàu Trâm. Năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha, đạt 84,2% so
cùng kỳ 2009-2010.
+ Đậu phộng: 455/480 ha, đạt 94,8% kế hoạch, đạt 105,7% so cùng kỳ 20092010. Phân bố chủ yếu ở ấp Khởi Nghĩa, Khởi An, Khởi Hà dọc kênh tiêu T01. Năng
suất bình quân phộng đạt 37 tạ/ha, đạt 119,35% so cùng kỳ 2009-2010.
+ Mía (mía gốc và trồng mới): 215,6/250 ha, đạt 86% so kế hoạch, đạt 75,6%
so cùng kỳ 2009-2010. Năng suất bình quân đạt 68 tấn/ha, đạt 123,6% so cùng kỳ
2009-2010.
+ Mì: 55/70 ha, đạt 78,57% kế hoạch, đạt 611% so cùng kỳ 2009-2010. Năng
suất bình quân 28 tấn/ha, đạt 140% so cùng kỳ 2009-2010.
+ Rau màu: 372,7/160 ha, đạt 232,9% kế hoạch, đạt 117,8% so cùng kỳ 20092010. Phân bố chủ yếu ở Khởi Nghĩa, Khởi An, Khởi Hà. Năng suất bình quân 25
tấn/ha, năng suất ổn định so cùng kỳ 2009-2010.
+ Thuốc lá: 15,5 ha, đạt 193,75% so cùng kỳ 2009-2010.
+ Mè: 25,8/20 ha, đạt 129% kế hoạch, đạt 95,5% so cùng kỳ 2009-2010. Phân
bố chủ yếu ở Khởi Nghĩa, Khởi An, Khởi Hà.
+ Cao su: 133 ha/20 ha. (Trong đó: Cao su vườn ươm 76/10 ha; vườn nhân
39/10 ha; trồng mới 18 ha). Chủ yếu phân bố ở Khởi Trung, Khởi Hà, Khởi Nghĩa.
+ Bắp: 178/170 ha, đạt 104,7% kế hoạch, đạt 200% so cùng kỳ 2009-2010.
+ Đậu các loại: 84,5/30 ha, đạt 281,6% kế hoạch, đạt 96% so cùng kỳ 20092010. Phân bố chủ yếu ở Khởi Nghĩa, Khởi An, Khởi Hà.
+ Khoai các loại: 27,5/40 ha, đạt 68,75% kế hoạch, đạt 130,9% so cùng kỳ
2009-2010.
Chăn nuôi:
Tổng đàn trâu trên địa bàn xã 335 con, bò trên địa bàn xã 326 con, heo 1.344
con, do làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh, nên thời gian qua chưa xảy ra dịch bệnh.
Duy trì 4 trang trại chăn nuôi heo giống trên địa bàn.
+ Chăn nuôi tập trung phát triển đàn bò, heo thịt, gia cầm, phát triển kinh tế hộ
gia đình theo mô hình (VAC) và định hướng được một số khu vực chuyên canh phù
hợp để phát triển sản xuất, chăn nuôi.
+ Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất, các chương

trình giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, được đông đảo nông dân thực hiện
có hiệu quả, bước đầu đã được nhân dân hưởng ứng, đã mở được 42 lớp có 1.806 hội
viên tham gia.
 Nhận xét chung về tình hình phát triển ngành nông nghiệp đã đạt được:
Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

Sản xuất nông nghiệp duy trì được mức tăng trưởng cao, cơ cấu sản xuất từng
bước chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế gắn với thị trường, tăng hiệu quả sản
xuất, an ninh lương thực được đảm bảo.
Công tác khuyến nông được thực hiện tốt, chuyển giao những tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong sản xuất cây trồng, vật nuôi và giống mới đến người dân, phục vụ tốt
công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Các công tác thú y, bảo vệ thực vật được thực hiện thường xuyên, đạt hiệu quả,
đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và các loại cây trồng trên toàn xã. Mặc dù
dịch cúm gia cầm xảy ra đã ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi gia cầm và sức
khoẻ cộng đồng, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế nông nghiệp nhưng công tác dập
dịch được thực hiện khá tốt, dịch bệnh đã được ngăn chặn và khống chế.
b. Khu vực kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Toàn xã có 2 cơ sở chế biến đậu, 2 cơ sở tẻ bắp, 5 cơ sở xay xát lúa gạo và thức
ăn gia súc, 15 máy cày, 4 máy xới; 7 xe cải tiến, 12 máy tuốt lúa, nhiều cơ sở may đo,
điểm sửa chữa máy móc, dụng cụ… là cơ sở hoạt động phục vụ cho đời sống nhân dân
tốt. Xã còn có các cơ sở mộc, rèn, sạc bình, lò bún… Các tốp thợ xây dựng, các tốp
mộc hoạt động tốt đưa lại thu nhập cao cho nhân dân, giải quyết tốt mặt xây dựng,
phục vụ đời sống.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ
Trên lĩnh vực thương mại, hiện tại xã Cầu Khởi có 110 cơ sở sản xuất, kinh
doanh với doanh thu đạt 71,136 tỷ đồng và đã đóng góp cho ngân sách nhà nước số
tiền 357.672.000 đồng. Trong 5 năm qua, Cầu Khởi đã huy động các nguồn lực với
tổng số tiền là 6,362 tỷ đồng để giải quyết việc làm cho 696 lao động, làm đường giao
thông nông thôn, đầu tư điện khí hóa nông thôn đến các cụm dân cư…
Cầu Khởi có 1 chợ (chợ Cầu Khởi) ở ấp Khởi Hà. Buôn bán thuận tiện, sầm
uất. Xã đã có nhiều điểm kinh doanh, buôn bán khá, hàng hóa mua bán dễ dàng. Có
nhiều hộ buôn bán lớn phục vụ phân bón, xăng dầu, tạp hóa. Mỗi ấp có 3-5 điểm phục
vụ mua bán các thứ cần thiết, cung cấp cho phân bón, xăng dầu, thuốc trừ sâu…cho
nhân dân. Dịch vụ buôn bán, phục vụ ăn uống cũng đẩy mạnh ở trung tâm và rải rác
trong toàn xã.
Bưu chính viễn thông đạt 9 máy/100 dân, mạng lưới di động EVN, Viettel,
Vina, Mobi được phủ sóng trên toàn xã, có 4 trạm thu phát sóng đáp ứng được nhu cầu
của người dân, dịch vụ Internet trên địa bàn có 4 cơ sở.
II.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
a. Dân số
Bảng 3. Dân số của các ấp trên địa bàn xã Cầu Khởi
Thứ tự
1

Đơn vị hành chính (ấp)
Khởi An

2

Khởi Nghĩa

2050


3

Khởi Trung

2890

4

Khởi Hà

2724

Trang 12

Dân số (người)
1500


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Cầu Khởi)
Năm 2010, xã Cầu Khởi có 9.164 người với 2185 hộ. Nhìn lại hơn 5 năm qua,
dân số tăng 1534 người và số hộ tăng lên 288 hộ so với năm 2005.
Bảng 4. Diễn biến dân số qua các năm trên địa bàn xã

Chỉ tiêu

Đơn vị


Năm
2005

Năm
2006

Năm
2007

Dân số

Người

7.630

7.706

Số hộ

Hộ

1.897

1.920
1.951
( Nguồn: Tổng hợp)

10.000
9.000

8.000
7.000
6.000
5.000
4.000
3.000
2.000
1.000
0

7.730

Năm
2008

Năm
2009

Năm
2010

7.938

8.154

9164

1.890

2.226


2185

9.164
7.630

7.706

7.730

7.938

8.154

Dân số
(người)

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Biểu đồ 01. Diễn biến dân số qua các năm trên địa bàn xã

Qua biểu đồ trên ta thấy từ năm 2005-2009 dân số ở xã Cầu Khởi không có biến
động lớn từ 7.630 người lên đến 8.154 người, nhưng đặc biệt từ năm 2009-2010 dân số
tăng nhanh từ 8.154 người lên tới 9.164 người do đời sống của người dân ngày càng
được cải thiện, y tế đảm bảo, chế độ dinh dưỡng hợp lý…
Dân số và đất ở có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Dân số tăng, đất ở tăng lên.
Dân tăng, số hộ tăng lên, số nhà tăng lên và diện tích nhà ở, diện tích các công trình
phụ, chuồng trại chăn nuôi, sân phơi,... tăng lên. Hiện nay đất khu dân cư nông thôn
toàn xã 2.61,51ha. Nếu tính theo số hộ thì bình quân m2/hộ là 1.197 m2. Diện tích đất ở
/đầu người của xã là: 285 m2/người.
b. Lao động
Trong 5 năm qua, Cầu Khởi đã huy động các nguồn lực với tổng số tiền là
6,362 tỷ đồng để giải quyết việc làm cho 696 lao động, làm đường giao thông nông
thôn, đầu tư điện khí hóa nông thôn đến các cụm dân cư…Tuy nhiên cùng với sự tăng
trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp và bán thất nghiệp giảm đi đáng kể. Mặc dù
Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

vậy, trong tương lai, hàng năm lực lượng này sẽ tăng khi số người bước vào tuổi lao
động lớn hơn số người ra khỏi tuổi lao động (do cơ cấu dân số trẻ). Hơn nữa, hầu hết
các hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng vào việc nâng cao hiệu quả lao động thì
số lao động và thời gian nông nhàn sẽ ngày một tăng. Việc làm cho lao động thất ngiệp
sẽ trở thành vấn đề lớn nếu không có sự phát triển kinh tế – xã hội hợp lý.
c. Việc làm
Toàn xã có khoảng 70% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp, 30% còn
lại làm ở nông trường sản xuất cao su, sản xuất kinh doanh (có 5 doanh nghiệp, 5 cơ
sở sản xuất nhỏ lẻ) và ở công ty sản xuất trà túi lọc, thợ xây dựng, làm thủy sản… Như

vậy, xã phải có những giải pháp và phương hướng sử dụng nguồn lao động hợp lý để
thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn nữa. Phát triển sản xuất tạo thêm việc làm cho cả
lao động gia tăng, dư thừa và lao động nông nhàn đang là vấn đề đặt ra đối với Đảng
viên ở xã trong thời gian tới.
d. Thu nhập
Cầu Khởi là xã có diện tích đất nông nghiệp chiếm đa số, người dân chủ yếu
sống bằng nghề nông, các làng nghề thủ công thì không phát triển nên phần lớn người
dân có thu nhập thấp.
Mức sống dân cư mặc dù chưa cao nhưng ngày càng được cải thiện, thu nhập
bình quân đầu người vẫn còn thấp tuy nhiên đã dần thoát ra khỏi cái nghèo. Tỷ lệ hộ
nghèo hiện nay 4,27% (trong đó tỷ lệ nghèo Trung ương là 1,25%; tỷ lệ nghèo địa
phương là 3,02%).
Công tác xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu
đáng khích lệ. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể đã phối hợp chính quyền địa phương hỗ
trợ nhà ở, xóa nhà tạm cho người nghèo, chăm lo đời sống gia đình chính sách.
Chương trình giảm nghèo được lồng ghép với chương trình giải quyết việc làm.
Nhìn chung, chất lượng mức sống dân cư ngày càng được cải thiện, đó vừa là
mục tiêu vừa là điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện quy hoạch kinh tế – xã hội của
tỉnh đến năm 2020.
II.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển là địa bàn có nhiều thành phần dân
tộc sinh sống nên các khu dân cư nông thôn ở trên địa bàn huyện được phát triển theo
những hình thức khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cư trong
từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như xóm, ấp. Hiện nay các khu dân
cư nông thôn hình thành khá rõ nét, tập trung chủ yếu ở các trục giao thông chính.
Những năm qua, việc thực hiện các chương trình định canh định cư, chương
trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng trung tâm cụm xã, dự án 135 và sắp tới là
mô hình nông thôn mới... đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đai sản xuất và
xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn.
II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Giao thông
Hệ thống đường bộ trên địa bàn xã phân bố không đều, xã cũng đã có đường ô
tô đến được trung tâm xã nhưng những con đường này đa số cũng chỉ là đường đất,
đường nhựa có nhưng rất ít.
Trang 14


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

Cầu Khởi có diện tích giao thông còn quá thấp chỉ có 81 ha, đa số các con
đường ở đây là những con đường đất nhỏ, đường mòn, đường ruộng phân bố rải rác,
không liên tục ngoằn nghoèo có tính tự phát không theo quy hoạch hợp lý. Còn có
những con đường lớn hơn đều do nông trường cao su quản lý thì cũng đã được trải
nhựa một phần, các phần còn lại cũng uốn lượn, cua gấp, nên cũng hạn chế xe cộ.
Theo khảo sát trên địa bàn xã có những đoạn có vị trí khá thuận lợi cho định hướng
phát triển mở rộng, nâng cấp và quy hoạch hướng tuyến, vì thế cần tiến hành cải tạo,
nâng cấp, làm mới thêm nhiều tuyến đường để người dân đi lại thuận tiện và vận
chuyển nông sản dễ dàng hơn.
Xã Cầu Khởi có 2 đường tỉnh, 1 đường huyện, 2 đường do nông trường cao su
quản lý và 95 con đường do xã quản lý và một số hệ thống đường mòn, đường nhánh
do việc đi lại nội ấp, thu hoạch mùa màng bằng xe bò kéo.
Bảng 5. Hiện trạng giao thông đường bộ xã Cầu Khởi
Rộng

Kết cấu

Chỉ tiêu


Chiều
dài
(km)

Số
tuyến

Mặt

Nền

BT
Nhựa

Đường tỉnh

7,5

2

6-12

9-13

6,27

Đường huyện

19,33


5

6

9

1,65

30

3-8

Đường xã
Tổng cộng

46,35

CPSĐ

Tỷ lệ nhựa
hóa (%)

Đất

100
17,68

8,54
20,75


37

7,92

17,68

20,75

19,09

( Nguồn: Sở giao thông vận tải)
Bảng 6. Hiện trạng một số tuyến đường quan trọng của xã:
TT

Tên đường

Điểm đầu

1

ĐT.784 (lộ 26)

2

Thạnh Đức - Cầu Khởi QL22b

3

Dài
(km)


Rộng (m)

5,5

8

Nhựa

ĐT.784

2

6

Đá dăm

3

6

Cấp phối
sỏi đỏ

Điểm cuối

Qua địa bàn xã

Tính chất


Phước Ninh- Láng Cầu Khởi

Đ. Trường
ĐôngTrường Hòa

ĐT781

4-4

ĐT784

Kênh thuỷ lợi

4,88

5

5-5

Nhà Ô. Tư

Nhà B.Nhanh

1,9

6

6

6-6


ĐT784

Kênh N2A

4,96

3-4,5

Đất

Nhánh của ĐT784

Bìa cao su

Ruộng Ông
Út

0,76

3

Đất

Nhà ông Sim - Nghĩa

Nhà ông

Nghĩa địa


1,45

5

Đất

4

7
8

Trang 15

Nhựa 1
phần
Sỏi đỏ


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

địa

Sim

9

Bìa khu cao su - nhà
Ô.Sên


Bìa khu cao
Su

10

Nhà Ông Bình- Đường Nhà Ông
Cầu Khởi
Bình

11

Nhà ông Ba Phân - Bà
Cúc

Nhà Ông sên

1,45

5

Đất

Đ. Cầu Khởi

0,975

4-5

Đất


2,01

3-4,5

Đất

Nhà Ông Ba
Bà Cúc
Phân

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch giao thông vận tải xã Cầu Khởi)
 Nhận xét chung về giao thông trên địa bàn xã cầu Khởi
Hệ thống đường trên địa bàn huyện cơ bản đã nối thông với các xã, các khu dân
cư tập trung trên địa bàn xã. Hiện xã đã có đường ô tô đến được trung tâm. Nhu cầu đi
lại và vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong
thời gian qua từng bước đã được cải thiện.Tuy nhiên, đa số các tuyến đường trên địa
bàn xã là đường đất.
Hệ thống đường xã hình thành và phát triển chủ yếu từ các lối mòn, có hướng
tuyến ngoằn nghoèo, ôm sát các khu vực dân cư làm cản trở đến sự lưu thông của các
phương tiện cơ giới, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình vận chuyển nông sản đến nơi
tiêu thụ
b. Thủy lợi
Xã hiện nay có hệ thống thủy lợi đáp ứng tương đối cho các ngành, xã đã bê
tông hóa kênh N2A7-3 dài 820 m và tiến hành phát cỏ kênh N2A, N2A7, N2A5-6, N2A5-7
được 61.300 m2.
c. Giáo dục và Đào tạo
- Toàn xã có 4 trường đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Chất lượng giáo dục ở
các cấp học ổn định, tỷ lệ học sinh giỏi và học sinh thi tốt nghiệp các lớp cuối cấp
hàng năm điều đạt chỉ tiêu. Duy trì chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng

đọ tuổi, hoàn thành chương trình phổ cập THCS. Xây dựng được 1/4 điểm trường đạt
chuẩn quốc gia (Trường tiểu học Cầu Khởi A).
Bảng 7. Danh mục các trường trên địa bàn xã Cầu Khởi
TT

Tên trường

Số học sinh theo
học

1

THCS Cầu Khởi

2.656

2

TH Cầu Khởi A

3

TH Cầu Khởi B

4

Mầm non

3.591
1.261


- Đến năm 2010 xã có 7.508 em học sinh ra lớp, trong đó THCS: 2.656 em, tiểu
học: 3.591 em, mầm non 1.261 em. Tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 98%.
d. Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất đai

SVTH: Nguyễn Văn Tuấn Cường

- Đội ngũ cán bộ y tế, bác sĩ trạm y tế xã cơ bản đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
cho nhân dân trên địa bàn, việc kết hợp Đông, Tây y trong khám điều trị bệnh ngày
càng tốt hơn. Năm 2010 kết quả tổng số lượt khám bệnh và điều trị tại trạm là 48.943
lượt người, tiêm chủng đủ 6 loại vac-xin cho 844 cháu, thực hiện tốt chương trình y tế
quốc gia, và duy trì trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia, xã được tăng cường 01 Bác sĩ.
Tổng số trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế tổng cộng là 1.094 thẻ.
- Công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được quan tâm, giúp trẻ em khuyết
tật có điều kiện hòa nhập cộng đồng học tập, vui chơi, giải trí như các trẻ em khác.
- Công tác tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS có nhiều bước chuyển biến về
hình thức và nội dung mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Công tác chỉ đạo triển khai
thực hiện hoạt động phòng chống HIV/AIDS đảm bảo kịp thời
- Thường xuyên tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng những kiến thức cơ bản về
an toàn vệ sinh thực phẩm, đặc biệt tập trung tại các khu vực chợ, trường học, cơ
quan,…đã tổ chức thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo duy trì tốt công tác vệ sinh an
toàn thực phẩm.
e. Văn hóa- Thông tin-Thể thao
- Công tác văn hóa thông tin, trạm truyền thanh xã, hàng năm thực hiện tốt công
tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến
nhân dân bằng các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương, góp phần vào công

cuộc xây đời sống văn hóa mới ở cơ sở. Đén nay, có 89,59% hộ gia đình được cộng
nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa, 4/4 ấp văn hóa. Xã có 01 trung tâm Văn hóa học tập
cộng đồng, 01 nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
- Hoạt động thể dục – thể thao được duy trì phát triển, tỷ lệ người dân tham gia rèn
luyện thể dục thể thao đạt 13% dân số. Xã có 01 sân bóng đá, 01 sân bóng chuyền, 02
sân cầu lông. Hàng năm, xã điều phối hợp tổ chức các môn thi đấu giao lưu với các xã.
f. Mạng lưới bưu chính - viễn thông
Các dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng đa dạng, cơ sở hạ tầng mạng lưới
bưu chính viễn thông được trang bị hiện đại, dung lượng của tổng đài, số máy điện
thoại ngày càng tăng nhanh. Chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn đã phủ khắp trên
địa bàn xã. Thực hiện tốt công tác phát hành báo chí, phát triển thuê bao điện cố định,
di động, internet; số máy điện thoại/100 dân đạt 9 máy. Đặc biệt, tốc độ truy cập
Internet, tốc độ truyền số liệu ngày càng được cải tiến, phục vụ đầy đủ, kịp thời cho
mọi nhu cầu sinh hoạt và hoạt động kinh tế, xã hội.
 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường
Thuận lợi
Xã nằm trong vùng thời tiết thuận lợi, rất ít khi phải hứng chịu những bất lợi
của nhiên nhiên như bão lụt, ngập úng hay hạn hán nghiêm trọng. Đây là một lợi thế
không nhỏ trong việc phát triển kinh tế - xã hội nhất là đối với nông nghiệp một ngành
chiếm tỷ lệ khá cao trong cơ cấu kinh tế của xã.
Địa chất trên địa bàn xã tương đối ổn định, kết cấu địa tầng rất phù hợp cho
việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các ngành. Tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư của tổ chức,
cá nhân đối với xã.
Dân số của xã thuộc cơ cấu dân số trẻ, có nguồn lực lao động dồi dào cho các
ngành kinh tế.
Trang 17


×