Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 20112015, XÃ PHAN HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU TỈNH TÂY NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.21 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011-2015,
XÃ PHAN - HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
TỈNH TÂY NINH

Sinh viên thực hiện

: PHẠM THỊ HIẾU

Mã số sinh viên

: 07124034

Lớp

: DH07QL

Ngành

: Quản lý đất đai

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011-



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Phạm Thị Hiếu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HOẠCH


PHẠM THỊ HIẾU

“QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2011- 2015,
XÃ PHAN-HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
TỈNH TÂY NINH”

Giáo viên hướng dẫn: Ths. BÙI VĂN HẢI
Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

(Ký tên:………………………………..)

-TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2011-


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài, em đã nhận được sự
giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè. Em xin tỏ lòng biết ơn đến:
Cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, đã dạy bảo con và cho con được học
đến ngày nay. Em xin cảm ơn anh chị và những người thân đã động viên và hỗ trợ em
trong quá trình học tập.

Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh, quý thầy cô giảng viên khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản đã nhiệt tình
giảng dạy và giúp chúng em hoàn thành tốt khóa học 2007-2011 tại trường.
Đặc biệt em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Bùi Văn Hải là giáo viên đã
hướng dẫn em trong suốt thời gian qua để em hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp
này.
Em xin gửi lời cảm ơn đến phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, đồng thời gửi lời cảm ơn đến các anh chị phụ trách quy
hoạch sử dụng đất đai của huyện đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ cho em trong thời
gian thực tập tại địa bàn huyện.
Xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp DH07QL khóa 33 và những người bạn thân
đã luôn giúp đỡ, động viên và chia sẻ em trong suốt quá trình học tập cũng như khi
thực hiện khóa luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn hẹp, chưa có kinh nghiệm
thực tế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự giúp đỡ đóng góp ý
kiến của các thầy cô và cơ quan thực tập để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin
gửi lời chúc sức khỏe đến Ban lãnh đạo nhà trường, quý thầy cô và tập thể lớp
DH07QL, khoa Quản lý Đất đai và Bất động sản.
Em xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh ngày 18 tháng 08 năm 2011
Sinh Viên

Phạm Thị Hiếu


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hiếu, khoa Quản lý đất đai và Bất động sản,
trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011.
Đề tài: “ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ

DỤNG ĐẤT 5 NĂM 2010 - 2015, XÃ PHAN - HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂUTỈNH TÂY NINH”.
Giáo viên hướng dẫn: Ths. Bùi Văn Hải, Phó trưởng khoa Quản lý Đất đai &
Bất động sản trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Công tác quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo nguồn lực
phát triển kinh tế - xã hội, xác lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý sử dụng đất, giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, phục vụ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất của xã được phê duyệt thì việc lập quy
hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp xã là cần thiết, nhằm phân bổ chi tiết quỹ đất trên địa
bàn huyện vào các mục đích sử dụng và là căn cứ điều chỉnh quy hoạch - kế hoạch sử
dụng đất của tỉnh sau khi quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được phê duyệt.
Từ nhu cầu đó, đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã ảnh hưởng đến việc sử dụng đất:
Nhìn chung đất ở xã Phan được phân bố ở 3 dạng địa hình: dạng địa hình bằng thấp;
dạng đồi lượn sóng, chia cắt nhẹ; dạng đồi bằng; mặt nước và sông suối; có 2 loại đất
chính: đất xám phù sa cổ và đất xám glêy.
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất, tình hình quản lý đất đai: Tổng diện tích tự nhiên
của xã Phan là 2.486,00 ha. Trong đó, đất Nông nghiệp có diện tích 2.199,73 ha chiếm
88,48 % tổng diện tích tự nhiên; đất Phi Nông nghiệp có diện tích là 286,27 ha chiếm
11,52 % tổng diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng hiện nay không còn vì chuyển sang
các loại đất khác.
- Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai: tiềm năng đất đai ở xã Phan phong phú nhằm
phục vụ cho việc phát triển và xây dựng các khu dân cư nông thôn, bên cạnh đó phục
vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020: dự kiến đến năm 2020
đất nông nghiệp giảm xuống còn 1.892,33 ha; diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên
593,67 ha nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển đất ở, đất phát triển cơ sở hạ tầng và
đất khu dân cư nông thôn.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 và các giải pháp thực hiện: các
chỉ tiêu quy hoạch đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được đưa ra cụ thể trong

phân kỳ kế hoạch qua các năm.
Các giải pháp thực hiện như: giải pháp về chính sách đất đai, giải pháp về chính
sách xã hội, chính sách kêu gọi đầu tư, giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư, giải pháp
về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường, và giải pháp tổ chức thực hiện.
Các phương pháp sử dụng: phương pháp điều tra thực địa; phương pháp thống
kê, phương pháp kê thừa, thu thập và xử lý số liệu, tài liệu; phương pháp bản đồ;
phương pháp cân bằng tương đối…


Kết quả đạt được:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2010- 2020 tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ đất tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ cơ sở hạ tầng tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ hành chính tỷ lệ 1:10000.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
- Hệ thống bảng biểu quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất đai.


MỤC LỤC
TRANG TỰA ················································································································ i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................................. 3
TÓM TẮT .................................................................................................................................... 4
MỤC LỤC ................................................................................................................................... 6
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮC.................................................................................... 11
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................................... 12
DANH SÁCH CÁC HÌNH ...................................................................................................... 13
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... i
1.ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................................................... i
2.MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU ......................................................................................................... ii

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... ii
Phần I TỔNG QUAN................................................................................................................. iii
I.1.NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN................................................................... iii
I.1.1. Cơ sở pháp lý..................................................................................................................... iii
I.1.2. Những cơ sở và tài liệu thực hiện: ................................................................................... iii
I.1.2.1.Cơ sở khoa học: .............................................................................................................. iii
I.1.2.2.Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ ........................................................................... iv
I.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ....................................................... iv
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC HIỆN ....... iv
I.3.1. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................... iv
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................... v
I.3.3. Các bước thực hiện (Thông tư 19) .................................................................................... v
I.3.4. Kết quả đạt được ................................................................................................................ v
Phần II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... vi
II.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG..................................... vi
II.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................... vi
1.Vị trí địa lý ............................................................................................................................... vi
2.Địa hình, địa mạo.................................................................................................................... vii
3.Khí hậu .................................................................................................................................... vii
4.Thủy văn ................................................................................................................................. vii


II.1.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................................................... viii
1. Tài nguyên đất ...................................................................................................................... viii
2. Tài nguyên nước ................................................................................................................... viii
3. Tài nguyên nhân văn ............................................................................................................ viii
II.1.3. Thực trạng môi trường .................................................................................................... ix
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI ...................................................... ix
II.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....................................................... ix
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế ......................................................................... x

1.Khu vực kinh tế nông nghiệp................................................................................................... x
2.Khu vực kinh tế công nghiệp .................................................................................................. xi
3.Khu vực kinh tế dịch vụ .......................................................................................................... xi
II.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ........................................................................ xii
1.Dân số và thu nhập ................................................................................................................. xii
2.Lao động và việc làm ............................................................................................................. xii
II.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn ........................................... xii
II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng .............................................................................. xiii
1.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ........................................................................................................... xiii
2.Cơ sở hạ tầng xã hội .............................................................................................................. xiv
3.Nhận xét chung ...................................................................................................................... xvi
II.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƯỜNG.................................................................................................................................. xvi
II.3.1. Thuận lợi ........................................................................................................................ xvi
II.3.2. Những khó khăn và hạn chế ........................................................................................ xvii
II.4. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI .............................................................................. xvii
II.4.1. Quản lý đất đai về địa giới hành chính ........................................................................ xvii
II.4.2. Đánh giá việc thi hành luật đất đai năm 2003............................................................. xvii
1.Tình hình chỉ đạo triển khai thi hành Luật Đất đai tại địa phương ................................... xvii
2.Tình hình đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy
hoạch sử dụng đất ................................................................................................................... xviii
3.Tình hình quản lý việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chủ quyền sử dụng đất ......... xviii
4. Công tác kiểm tra đất đai ................................................................................................... xviii


5. Đánh giá chung ................................................................................................................... xviii
II.5. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT ...................... xix
II.5.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất ..................................................................... xix
II.5.2. Phân tích, đánh giá biến động các loại đất ................................................................. xxiii
II.5.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính hợp lý của việc sử dụng đất ....... xxv

1.Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của việc sử dụng đất ................................ xxv
2.Tính hợp lý của việc sử dụng đất......................................................................................... xxv
3.Những tồn tại trong việc sử dụng đất ................................................................................. xxvi
II.6.ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC
................................................................................................................................................. xxvii
II.6.1. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất.......................... xxvii
1.Nhóm đất nông nghiệp:...................................................................................................... xxvii
2. Nhóm đất phi nông nghiệp: ............................................................................................ xxviii
3. Đất chưa sử dụng: ............................................................................................................. xxix
II.6.2. Đánh giá nguyên nhân tồn tại trong việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất ........... xxix
1.Những mặt đạt được ............................................................................................................ xxix
2.Những hạn chế .................................................................................................................... xxix
3. Nguyên nhân của những yếu kém, hạn chế ....................................................................... xxx
II.7. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI......................................................................... xxx
II.7.1. Khái quát về tiềm năng ................................................................................................ xxx
II.7.2. Xác định và lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai phù hợp với từng loại
đất, mục đích sử dụng đất........................................................................................................ xxx
II.7.3. Tiềm năng đất đai phát triển các ngành ...................................................................... xxx
1.Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp .................................. xxx
2.Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, xây dựng
khu dân cư nông thôn ............................................................................................................. xxxi
3.Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát
triển cơ sở hạ tầng ................................................................................................................... xxxi
II.8. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ..................................................... xxxii
II.8.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch ........................................ xxxii
1. Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế - xã hội ................................................ xxxii


2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế................................................................................................ xxxii
3. Chỉ tiêu dân số, lao động, việc làm và thu nhập ............................................................. xxxiii

4. Chỉ tiêu phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn.................................................. xxxiii
5. Chỉ tiêu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội .............................................. xxxiv
II.8.2. Phương án quy hoạch sử dụng đất............................................................................. xxxv
1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch....................................... xxxv
2. Khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất. ............. xxxvi
3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng ............................................ xxxvii
4. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép trong kỳ quy hoạch....................... xl
5. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ quy hoạch ..................................... xli
II.9. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI.................................................................................................................. xli
II.9.1. Đánh giá tác động về kinh tế.......................................................................................... xli
1. Tác động đến phát triển nông nghiệp ................................................................................... xli
2. Tác động đến phát triển công nghiệp .................................................................................. xlii
3. Tác động đến phát triển du lịch và dịch vụ ......................................................................... xlii
II.9.2. Đánh giá tác động về xã hội......................................................................................... xliii
1. Đánh giá hiệu quả xã hội của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với việc giải quyết
quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động
phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất ....................................... xliii
2. Đánh giá vấn đề tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá
các dân tộc của phương án quy hoạch sử dụng đất ............................................................... xliii
II.10. PHÂN KỲ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ........................................................... xliv
II.10.1. Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)..................................... xlv
II.10.2.Phân kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ cuối (2016 - 2020)................................... xlvii
Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích.................................................................. xlvii
II.11. LẬP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU .......................................................... xlix
II.11.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm:.................................... xlix
1.Kế hoạch sử dụng đất năm 2010 - 2011 ............................................................................ xlix
2. Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 - 2012 ................................................................................. l
3. Kế hoạch sử dụng đất năm 2012 - 2013 ............................................................................... lii



4. Kế hoạch sử dụng đất năm 2013 - 2014 .............................................................................. liii
5. Kế hoạch sử dụng đất năm 2014 - 2015 ............................................................................... lv
II.11.2. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng phải xin phép theo từng năm kế hoạch kỳ
đầu .............................................................................................................................................. lvi
II.11.3. Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch .................................................. lvii
II.12. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ........................................................................................................................................... lvii
II.12.1. Giải pháp về chính sách đất đai .................................................................................. lvii
II.12.2. Giải pháp về chính sách xã hội .................................................................................. lviii
II.12.3. Chính sách kêu gọi đầu tư.......................................................................................... lviii
II.12.4.Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư ....................................................................... lviii
II.12.5.Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường ............................................... lix
II.12.6.Giải pháp về tổ chức thực hiện ..................................................................................... lix
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. lx
1.KẾT LUẬN: ............................................................................................................................ lx
2. KIẾN NGHỊ:........................................................................................................................... lx


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NĐ – CP:
Nghị định chính phủ
TT-BTNMT:
Thông tư – Bộ tài nguyên môi trường
NQ/TW:
Nghị quyết/ Trung Ương
TCQLĐĐ:
Tổ chức quản lý đất đai
UBND:
Ủy ban nhân dân

TTg:
Thủ tướng
THCS:
Trung học cơ sở
BHYT:
Bảo hiểm y tế
TDTT:
Thể dục thể thao
TTATXH:
Trung tâm an toàn xã hội
NVQS:
Nghĩa vụ quân sự
CN QSDĐ:
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
TKĐĐ:
Thống kê đất đai
CTSN:
Công trình sự nghiệp
QSDĐ:
Quyền sử dụng đất
QHSDĐ:
Quy hoạch sử dụng đất
ĐCQHSDĐ:
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
QH, KHSDĐ:
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
HĐND:
Hội đồng nhân dân
TP. Hồ Chí Minh: Thành Phố Hồ Chí Minh
XD:

Xây dựng
VT:
Viễn thông


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kết quả nghiên cứu về đất của xã Phan được thể hiện như sau:.................... viii
Bảng 2: Hiện trạng giáo dục xã Phan .......................................................................... xiv
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất Nông nghiệp năm 2010 ............................................ xxi
Bảng 4: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 ...................................... xxii
Bảng 5: Hiện trạng sử dụng đất cơ sở hạ tầng........................................................... xxiii
Bảng 6: Kết quả thực hiện ĐCQHSDĐ nhóm đất Nông nghiệp của xã Phan đến... xxvii
Bảng 7: Kết quả thực hiện ĐCQHSDĐ nhóm đất Phi nông nghiệp của xã Phan đến
năm 2010 ................................................................................................................. xxviii
Bảng 8: Danh mục công trình quy hoạch đất giao thông đường Tỉnh đi qua địa bàn
...................................................................................................................................xxxv
Bảng 9: Danh mục công trình quy hoạch đất giao thông đường Huyện đi qua địa bàn
Xã Phan.................................................................................................................... xxxvi
Bảng 10: Quy hoạch sử dụng đất cấp xã đến năm 2020 ....................................... xxxvii
Bảng 11: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp cấp xã đến năm 2020 .................. xxxviii
Bảng 12: Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp cấp xã đến năm 2020 .................... xl
Bảng 13: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch........................ xli
Bảng 14: Phân kỳ diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích........................... xliv
Bảng 15: Các chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ kế hoạch 2011 - 2015............................. xlv
Bảng 17: Kế hoạch sử dụng đất năm 2011 ................................................................... xlix
Bảng 18: Kế hoạch sử dụng đất năm 2012.........................................................................l
Bảng 19: Kế hoạch sử dụng đất năm 2013 .................................................................... lii
Bảng 20: Kế hoạch sử dụng đất năm 2014 ................................................................... liii
Bảng 21: Kế hoạch sử dụng đất năm 2015 .................................................................... lv
Bảng 22: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng trong kỳ kế hoạch 2011 - 2015............. lvi

Bảng 23: Danh mục các công trình, dự án trong kỳ kế hoạch .................................... lvii


DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phan - huyện Dương Minh Châu .............................................. vi
Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của xã Phan ............................................................................x
Biểu đồ 2: Cơ cấu đất Nông Nghiệp và đất Phi Nông Nghiệp xã Phan ........................xx



Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Phạm Thị Hiếu

i


Ngành: Quản lý đất đai

SVTH: Phạm Thị Hiếu

PHẦN MỞ ĐẦU
1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc
biệt và là đối tượng sản xuất của ngành các ngành. Đất đai đóng vai trò quan trọng
trong môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, các công trình xây dựng
phục vụ việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng.
Nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu rất
quan trọng, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Sự chuyển biến tích cực đó là
nhờ có đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước phù hợp với

thực tiễn, đặc biệt là chính sách đất đai. Việc khai thác tài nguyên đất đã góp phần thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, không tránh khỏi làm chất
lượng môi trường biến động theo chiều hướng không có lợi cho cuộc sống. Do vậy, để
sử dụng đất đai đúng mục đích và có hiệu quả, cần phải thống nhất quản lý đất đai theo
quy hoạch quy hoạch sử dụng đất, phân phối hợp lý để phát triển kinh tế cũng như văn
hóa xã hội. Công tác lập quy hoạch sử dụng đất cho từng giai đoạn ở các cấp xã,
huyện, tỉnh là đòi hỏi cần thiết và cấp bách.
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Điều 18 chương II
đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được xác định là một trong 13 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 2003, Điều 6); Điều 25 quy định nhiệm vụ
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã.
Nội dung và thẩm quyền xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
được quy định tại Điều 26, 27, và căn cứ theo Nghị định số 181/2004/ NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009 NĐ-CP
ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất,
thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Thông tư 19/2009 TT-BTNMT ngày
02/11/2009 của bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và
thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Thực hiện yêu cầu trên, tỉnh Tây Ninh đã triển khai QHSDĐ cấp huyện ngay từ
năm 1997 và đến năm 1999 đã hoàn thành QHSDĐ cho tất cả 8 huyện và 100% số xã,
thị trấn. Sau khi Chính phủ xét duyệt Điều chỉnh QHSDĐ của tỉnh Tây Ninh tại Nghị quyết
số 31/2006/NQ-CP, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm, từ năm 2006
đến năm 2010 của 9 huyện, thị.
Sau khi Chính phủ xét duyệt điều chỉnh QHSDĐ của tỉnh Tây Ninh tại Nghị quyết số
31/2006/NQ-CP, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm, từ năm 2006 đến
năm 2010 của 9 huyện, thị trong đó có huyện Dương Minh Châu. Trên cơ sở đó huyện đã
lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2006 - 2010 của xã.
Việc quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5

năm kỳ đầu 2011-2015, nhằm chi tiết hóa các chỉ tiêu sử dụng đất của cấp trên, đồng
thời bố trí sử dụng đất hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an
ninh, quốc phòng tránh sự chồng chéo, lãng phí trong sử dụng đất, bảo vệ môi trường
sinh thái; đồng thời đề xuất các kế hoạch và các biện pháp khai thác sử dụng hợp lý,
có hiệu quả lâu dài; thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai theo luật định
trong thời gian từ nay đến năm 2020 là công tác hết sức quan trọng và cấp bách.
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Dương
i


Minh Châu phối hợp Trung tâm Tư vấn Định giá và Kinh tế đất – Công ty Tài nguyên
– Môi trường Miền Nam và khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản - trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh thực hiện dự án: “Quy hoạch sử dụng đất đến năm
2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) xã Phan - huyện Dương
Minh Châu – tỉnh Tây Ninh”.
2.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
Đánh giá thực trạng và tiềm năng đất đai của địa bàn làm cơ sở phân bố, sử dụng
đất hợp lý, khoa học, hiệu quả và bền vững.
Khoanh định quy mô cụ thể cho từng loại đất tạo cơ sở pháp lý Nhà nước về đất
đai của xã, huyện như: giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
Phân bố lại quỹ đất cho các mục đích sử dụng đất, nhằm thực hiện tốt mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội của xã theo yêu cầu và sự đổi mới của nền kinh tế chung của
huyện và toàn tỉnh.
Phục vụ tốt công tác quản lý và phát triển một cách hài hòa theo đúng quy hoạch
được phê duyệt, tạo điều kiện cho dự án đầu tư phát triển đồng bộ.
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a. Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất.
Đối tượng sử dụng đất: Các điều kiện tự nhiên, các quy luật phát triển kinh tế xã hội, các điều kiện về cơ sở hạ tầng của vùng và về chủ sử dụng đất với mục đích sử
dụng đất của chủ sử dụng đất.

b. Phạm vi nghiên cứu:
Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên xã Phan - huyện Dương Minh
Châu - tỉnh Tây Ninh.
Thời gian thực hiện đề tài: 4 tháng (từ 08/05/2011 đến 08/08/2011).

-ii-


Phần I
TỔNG QUAN
I.1.NHỮNG CĂN CỨ VÀ CƠ SỞ THỰC HIỆN
I.1.1. Cơ sở pháp lý
Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tại Điều 18, chương II
đã quy định: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp
luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”.
Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được xác định là một trong 13 nội dung
quản lý Nhà nước về đất đai (Luật Đất đai 2003, Điều 6); Điều 25 quy định nhiệm vụ
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện ở 4 cấp: cả nước, tỉnh, huyện, xã.
Nội dung và thẩm quyền xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai
được quy định tại điều 26, 27. Và căn cứ theo Nghị định số 181/2004 NĐ-CP ngày
29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
Nghị định số 69/2009 NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
Thông tư 19/2009 TT-BTNMT ngày 02/11/2009 cuả bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
Thông tư 06/2010/TT - BTNMT ngày 15/03/2010 của bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05 tháng 08 năm 2008, hội nghị lần thứ VII

Ban chấp hành Trung ương “ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân”; Hướng dẫn áp
dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất (kèm theo công văn số 5763/BTNMT - ĐKTK ngày 25 tháng 12 năm 2006
của bộ Tài nguyên và Môi trường).
Công văn số 2778/BTNMT - TCQLĐĐ ngày 04 tháng 08 năm 2009 của Bộ
trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu.
I.1.2. Những cơ sở và tài liệu thực hiện:
I.1.2.1.Cơ sở khoa học:
- Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường.
- Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
- Ngoài ra, còn có một số cơ sở khoa học mang tính thuyết phục như:
+ Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang
trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các
thành phần khác). Ngoài ra còn hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và
triển vọng trong tương lai.
+ Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bổ,
bố trí, sắp xếp, tổ chức.
+ Quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản lý đất đai đầy đủ, hợp
lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho các mục đích,
-iii-


cho các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo
điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an

ninh, quốc phòng.
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải
phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết
định, xét duyệt.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của
cấp dưới.
- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh.
- Dân chủ và công khai.
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong
năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.2.2.Cơ sở thông tin số liệu, tư liệu bản đồ
- Báo cáo UBND xã qua các năm 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010.
- Nghị quyết Đảng bộ nhiệm kỳ 2006 - 2010 của xã.
- Văn kiện đại hội Đảng và Nghị quyết Đảng bộ của xã nhiệm kỳ 2010 - 2015.
- Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, chỉ tiêu loại đất trên địa bàn xã.
- Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010.
I.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Xã Phan nằm gần trung tâm huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, có tổng
diện tích tự nhiên là 2.486,00 ha.
- Phía Bắc giáp xã Suối Đá.
- Phía Tây giáp xã Chà Là.
- Phía Đông giáp xã Phước Ninh.
- Phía Nam giáp xã Bàu Năng.
Địa giới hành chính được phân định chủ yếu dựa vào đường giao thông, kênh,
mương và bờ ruộng. Ranh giới được xác định bởi các cột mốc địa giới hành chính và
theo địa giới hành chính 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Xã được chia thành 4 ấp: ấp Phước Tân I, ấp Phước Tân II, ấp Phước Long I, ấp

Phước Long II.
I.3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, QUY TRÌNH THỰC
HIỆN
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng sử
dụng và biến động đất đai, tiềm năng đất đai, xác định các mục tiêu cụ thể gắn với đất
cần đạt được trong thời kỳ quy hoạch.
Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, gắn với các dự
án phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ quy hoạch và từng
giai đoạn kế hoạch.
Định rõ vị trí phân bố, diện tích và cơ cấu sử dụng cho các ngành, khu dân cư,
hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông , bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo dục…).
-iv-


I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra nhanh: thông qua hai phương pháp RRA và PRA để thu
thập thông tin số liệu, tài liệu có liên quan.
Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
Phương pháp thống kê: phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương
đối để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai
hiện trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch, …
Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1
kết quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến.
Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số
lượng như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
Phương pháp chuyên gia: được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên đề
đóng góp ý kiến, … đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.
Phương pháp định mức: sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý

thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực
hiện.
Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu
điều tra.
Phương pháp cân bằng tương đối: thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực
hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó. Theo đà
phát triển của kinh tế xã hội, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử
dụng đất.
I.3.3. Các bước thực hiện (Thông tư 19)
Bước 1: Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã.
Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu sử
dụng đất; mở rộng khu dân cư và phát triển cơ sở hạ tầng của cấp xã.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất.
Bước 5: Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế, xã hội.
Bước 6: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu.
Bước 7: Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất kỳ đầu theo quy định tại khoản 7, Điều 6 của Thông tư 19/2009/TT-BTNMT
và các giải pháp để xác định ranh giới ngoài thực địa đối với diện tích đất lúa nước, đất
rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của cấp quốc gia do cấp trên phân bổ xuống.
I.3.4. Kết quả đạt được
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1: 10000.
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2010 - 2020 tỷ lệ 1: 10000.
- Bản đồ đất tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ hành chính tỷ lệ 1:10000.
- Bản đồ cơ sở hạ tầng tỷ lệ 1:10000.
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp.
- Hệ thống bảng biểu quy hoạch-kế hoạch sử dụng đất đai theo Thông tư 19/2009/TT BTNMT ngày 02/ 11/ 2009.
-v-



Phần II
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
- Xã Phan nằm gần trung tâm huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, có tổng diện
tích tự nhiên là 2.486,00 ha.
+ Phía Bắc giáp xã Suối Đá
+ Phía Nam giáp xã Chà Là
+ Phía Đông giáp xã Phước Ninh
+ Phía Tây giáp xã Bàu Năng, thị xã Tây Ninh

Hình 1: Sơ đồ vị trí xã Phan - huyện Dương Minh Châu
- Địa giới hành chính được phân định chủ yếu dựa vào đường giao thông, kênh,
mương và bờ ruộng. Ranh giới được xác định bởi các cột mốc địa giới hành chính và
theo địa giới hành chính 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Xã được chia thành 4 ấp:
+ Ấp Phước Tân I
+ Ấp Phước Tân II
+ Ấp Phước Long I
+ Ấp Phước Long II

-vi-


- Xã Phan là một xã gần trung tâm huyện có diện tích không lớn, lại giáp ranh với
nhiều địa phương, có di tích núi Bà Đen. Do vậy, vấn đề quản lý sử dụng đất đai còn
có những tồn tại nhất định.

2.Địa hình, địa mạo
- Nhìn chung đất ở xã Phan được phân bố ở 3 dạng địa hình và có 2 loại đất chính:
Dạng địa hình bằng thấp: diện tích khoảng 300,00 ha có ở các ấp Phước Tân II,
ấp Phước Long II, ấp Phước Long I. Ở đây chủ yếu là đất xám Glêy. Hiện trạng sử
dụng đất là lúa 1 vụ và các loại cây hoa màu khác.
Dạng đồi lượn sóng, chia cắt nhẹ: chủ yếu là đất xám trên phù sa cổ có diện
tích 1.519,00 ha phân bố ở các ấp. Hiện trạng sử dụng đất chủ yếu là cây ăn trái, mía
và các loại cây hoa màu khác.
Dạng đồi bằng: là loại đất xám trên phù sa cổ, diện tích 662,00 ha, phân bố chủ
yếu ở Phước Tân I, Phước Tân II. Hiện trạng sử dụng đất là thổ cư, vườn tạp, cây hoa
màu và các loại cây lâu năm khác.
Mặt nước và sông suối: diện tích 5,00 ha chiếm tỉ lệ 0,01%.
- Đất đai ở đây được hình thành trên 1 loại mẫu chất chính: phù sa cổ (Pleistocene).
- Vùng đất phù sa cổ có địa chất ổn định khả năng thoát nước tốt. Do vậy, cần được
quy hoạch các khu dân cư và các công trình xây dựng khác trên vùng đất có địa hình
cao. Ở vùng địa hình bằng có thể trồng cao su, mía và các loại cây trồng khác. Vùng
đất xám Glêy chỉ có khả năng trồng lúa nước hoặc 1 vụ lúa + 1 vụ màu khi đã có hệ
thống kênh mương hoàn chỉnh.
3.Khí hậu
- Xã Phan nói riêng và huyện Dương Minh Châu nói chung đều chịu ảnh hưởng của
khí hậu miền Đông Nam Bộ, hàng năm chịu tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nên có 2 mùa rõ rệt.
- Mùa mưa kéo dài 06 tháng bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 90%
so với cả năm. Trong năm lượng mưa đạt 1900-2000 mm/năm và tập trung theo mùa.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa này có lượng bốc hơi cao từ
64% - 67% lượng mưa rất thấp chỉ đạt 10% -15% so với lượng mưa cả năm.
- Nhiệt độ trung bình từ 260 C-270 C, nhiệt độ tối cao 320 C (tháng 3), nhiệt độ tối thấp
230 C (tháng 1).
- Ẩm độ trung bình: 79,5%.
- Nhìn chung toàn vùng có khí hậu ôn hòa phù hợp cho việc lập kế hoạch phát triển

nông nghiệp.
4.Thủy văn
- Kênh chính kênh Tây
- Kênh cấp I
- Kênh cấp II
- Kênh cấp III
- Kênh cấp IV và một số kênh nội đồng.
Hệ thống thủy lợi của xã cơ bản đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước cho sản
xuất trên địa bàn.

-vii-


II.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
- Đất đai là tài nguyên thiên nhiên quý giá nên việc quy hoạch sử dụng đất hợp lý có
hiệu quả kinh tế cao là cần thiết. Muốn vậy đất đai từng vùng phải được nghiên cứu cả
về số lượng và chất lượng.
Bảng 1: Kết quả nghiên cứu về đất của xã Phan được thể hiện như sau:
Diện tích
Tên loại đất
Tỷ lệ (%)
Phân bố
(ha)
1.Đất xám Glêy

300,00

12,19


2.Đất xám trên phù sa cổ

2181,00

87,80

3.Mặt nước và sông suối

5,00

Các ấp

Tập trung ở các ấp
Phước Tân I, Phước Tân
0,01
II, Phước long II

Tổng diện tích
2.486,00
100
- Số liệu bảng 1 cho thấy: xã Phan có 2 đơn vị phân loại đất. Trong đó đất xám trên
phù sa cổ có diện tích lớn nhất vùng 2.181,00 ha ( 87,80%). Đất xám glây có diện tích
không lớn: 300,00 ha ( 12,19%) là vùng có địa hình thấp dễ bị ngập úng trong mùa
mưa.
- Đất vùng này thường có thành phần cơ giới nhẹ từ thịt nhẹ đến cát pha. Thành phần
mùn, đạm, lân, kali ở mức trung bình.
- Hiện tại đất ở đây đang được sử dụng trồng cây lúa, mía, khoai mì và các loại cây
trồng khác. Trong tương lai cần được khai thác sử dụng mở rộng diện tích cây công
nghiệp ngắn ngày và các loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao.
2. Tài nguyên nước

- Xã Phan nằm ở vùng đầu nguồn hồ Dầu Tiếng có địa hình bằng phẳng và có diện tích
tuyến kênh mương chiếm 43,00 ha.Trong đó kênh Tây đi qua địa bàn xã dài 4 km có
diện tích 28 ha.
- Hệ thống kênh mương trong toàn xã có:
+ Kênh Chính Tây
+ Kênh TNO 2a
+ Kênh TNO 2a2
+ Kênh tiêu T5
+ Kênh Tiêu Suối Tre
- Do ở đây chưa có hệ thống kênh mương tưới tiêu hoàn chỉnh, nên việc tạo nguồn
nước tưới cho cây còn có những khó khăn nhất định. Trong tương lai xã Phan cần có
biện pháp nâng cấp và xây dựng mới hệ thống kênh mương thủy lợi nhằm phát huy
nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nhu cầu sinh
hoạt của nhân dân.
3. Tài nguyên nhân văn
- Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, với bản chất là con người Việt Nam
cần cù lao động, có tinh thần cách mạng là một đặc điểm nhân văn quan trọng đối với
sự phát triển của xã trong giai đoạn tới.
- Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, chất lượng dạy và học ngày càng nâng lên. Tỷ lệ
học sinh lên lớp ở các cấp học đạt 98%, tốt nghiệp tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp
THCS đạt 98%.
-viii-


- Đội ngũ cán bộ y tế ngày càng tăng để phục vụ, đáp ứng nhu cầu về sức khỏe cho
nhân dân.
- Bộ máy công an đã được xây dựng đủ số lượng hoạt động hiệu quả, củng cố 5 đội
tuần tra nhân dân có 60 đội viên. Với số lượng nguồn nhân văn ngày cao, trình độ dân
trí ngày càng tăng, cùng với sự làm việc cần cù, sáng tạo của họ làm cho nền kinh tế
xã Phan không ngừng phát triển, ngày một đổi thay theo từng giai đoạn phát triển

chung của đất nước.
II.1.3. Thực trạng môi trường
- Về thực trạng môi trường của xã Phan nhìn chung không có vấn đề nghiêm trọng.
Hiện trong toàn xã có 1 cụm lò mì chế biến nhỏ lẻ lượng nước thải ra làm ảnh hưởng
đến 1 số dân cư xung quanh vùng, còn lại là các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ với hình thức
gia đình.
- Chất thải khu dân cư tập trung và khu vực chợ:
Phần lớn các hộ gia đình đã ý thức được tác hại của ô nhiễm môi trường, tại
mỗi gia đình có xây hầm tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt, các hộ gia đình có chăn
nuôi heo đã áp dụng mô hình biogas, sử dụng các phế phẩm vi sinh để xử lý chất thải,
góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường khu dân cư.
Đối với chất thải rắn (rác thải), phương pháp chủ yếu của người dân là thu gom
lại và đốt, một số hộ đào hố chôn lấp rác.
Đối với khu chợ trên địa bàn các xã, hiện chưa quy hoạch được khu xử lý rác
thải tập trung nên rác được đổ vào các bãi tạm phía sau chợ, không có chống thấm,
không có lớp phủ bên trên, về lâu dài gây ô nhiễm môi trường khu vực và phát sinh
ruồi, nhặng gây bệnh cho con người.
- Nước thải sinh hoạt: đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
II.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
II.2.1.Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
- Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước, nền kinh tế của
huyện nói chung cũng như của xã Phan nói riêng dần đi vào ổn định, đời sống người
dân ngày càng được cải thiện và nâng cao hơn. Thu nhập bình quân đầu người năm
2010 là 6,2 triệu đồng/ người/ năm.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, tăng dần khu vực công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.
- Với định hướng phát triển ngành thương mại, kinh doanh, phát triển khu dân cư,…
theo chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Do vậy tỷ trọng sản xuất
nông nghiệp trong những năm gần đây có chiều hướng giảm, giá trị sản xuất của các
ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ ngày một tăng lên.

- Cơ cấu kinh tế của xã Phan hiện nay:
+ Nông lâm- thủy sản chiếm tỷ lệ 75%.
+ Công nghiệp- xây dựng chiếm 7%.
+ Thương mại – dịch vụ chiếm 18%.

-ix-


18%

Nông lâm - thủy sản

7%

Công nghiệp - xây dựng
Thương mại - dịch vụ

75%

Biểu đồ 1: Cơ cấu kinh tế của xã Phan
II.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1.Khu vực kinh tế nông nghiệp
a.Trồng trọt:
- Tập trung chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân sản xuất hết diện tích đất nông nghiệp, áp
dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ để tăng năng suất cây trồng,
thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn theo hướng tăng vụ và
canh tác các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, kết quả trong các năm qua tổng diện
tích gieo trồng được 12.151 ha, thu nhập bình quân đầu người 6,2 triệu đồng/
người/năm.
- Tổng diện tích, năng suất và sản lượng một số cây trồng chính như sau:

+ Cây lúa: 996 ha, năng suất bình quân đạt 42,8 tạ/ha.
+ Sản lượng 4.262,88 tấn thóc.
+ Cây mì: 2.654 ha, năng suất bình quân đạt 279,3 ha.
+ Sản lượng 74.126,22 tấn củ mì tươi.
+ Cây mía: 3.162 ha, năng suất bình quân đạt 638 tạ/ha.
+ Sản lượng 301.735,6 tấn mía cây.
+ Đậu phộng: 337 ha, năng suất bình quân đạt 32 tạ/ha.
+ Đậu các loại; 1.425 ha.
+ Rau các loại: 2.155 ha.
b. Chăn nuôi
- Tổng đàn trâu, bò hiện có 1.951 con, đàn heo là 557 con, gia cầm có 51.100 con gà,
vịt; thực hiện tốt công tác tiêm phòng dịch, bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nên không
xảy ra dịch bệnh trên địa bàn, phối hợp với các ngành chức năng mở lớp chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho nông dân. (Phụ lục 1)

-x-


×