Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU( 20112015) XÃ GIA CANHHUYỆN ĐỊNH QUÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020,
KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU( 2011-2015)
XÃ GIA CANH-HUYỆN ĐỊNH QUÁN

SVTH : Trương Khắc Vấn
MSSV : 07124141
Lớp
: DH07QL
Khóa : 2007-2011
Ngành : Quản lý Đất Đai

-TPHCM,Tháng 8 năm 2011-


LỜI CẢM ƠN
Trước hết con xin thành kính ghi ơn Cha Mẹ đã sinh thành và nuôi
dưỡng ,dạy dỗ con khôn lớn nên người như ngày hôm nay.
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng tri ân đến:
-

Thạc Sĩ Lê Ngọc Lãm đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt
quá trình thực tập hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

-



Toàn thể Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh, các Thầy Cô trong Khoa Quản Lý Đất Đai và Bất Động Sản
đã giúp đỡ truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian
học tập tại Trường.

-

Tập thể các Cô Chú trong ban quản lý ký túc xá trường Đại Học
Nông Lâm đã tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ỡ trong suốt thời gian
qua

-

Xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên lớp Quản Lý Đất Đai
khóa 33 đã có sự giúp đỡ và gắn bó với tôi trong thời gian qua.
Do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế, nên đề tài không tránh

khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy Cô và
các bạn để em có thể hoàn thành tốt hơn.
Chân thành cảm ơn!

Sinh viên:Trương Khắc Vấn


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Trương Khắc Vấn, Khoa Quản lý Đất đai và Bất động
sản, Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Đề tài: “ Quy họach sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5
năm kỳ đầu (2011-2015) Xã Gia Canh”

Giảng viên hướng dẫn: Thạc Sĩ Lê Ngọc Lãm
Đề tài: “ Quy họach sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu (2011-2015) Xã Gia Canh” được thực hiện thông qua quá trình khảo sát, thu thập
số liệu, bản đồ hiện trạng sử dụng và tiềm năng đất đai của xã Gia Canh làm cơ sở cho
việc phân bổ quỹ đất một cách hợp lý, hiệu quả và có phương án quy hoạch sử dụng
đất thích hợp trong thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn mới.
Đề tài được thực hiện trên cơ sở áp dụng quy trình hướng dẫn lập quy hoạch kế
hoạch sử dụng đất của Bộ Tài Nguyên Môi Trường ban hành năm 2009 và các văn bản
pháp quy khác.
Đề tài đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp
thống kê, phương pháp bản đồ, phương pháp kế thừa, phương pháp dự báo…).
Gia Canh là một xã miền núi, nằm phía đông Nam huyện Định Quán, tiếp giáp
với huyện Tân Phú và thị trấn Định Quán. Xã có tổng diện tích 17177.02 ha chiếm
17,9% diện tích tự nhiên của huyện và được chia làm 09 ấp, là xã thuần nông với
nhiều loại cây trồng, đất đai tương đối tốt, có tiềm năng phát triển vùng chuyên canh
cây trồng có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung, kinh tế xã chưa thực sự phát triển mạnh,
đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Đến năm 2020, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Gia Canh là: đất nông nghiệp
có diện tích 16.048,98 ha chiếm 93,43% tổng diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp
có diện tích 981,05 ha chiếm 5,71% tổng diện tích tự nhiên, Diện tích đất chưa sử
dụng không còn. Diện tích đất theo quy hoạch có xu hướng tăng diện tích đất phi nông
nghiệp và giảm diện tích đất nông nghiệp nhằm phục vụ cho việc mở rộng các điểm
dân cư nông thôn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các mục đích kinh doanh phi nông nghiệp.
Kết quả đạt được của đề tài là việc bố trí, sử dụng tài nguyên đất một cách hợp lý
cho sự phát triển của xã nhằm khai thác hiệu quả và bền vững tiềm năng đất đai, góp
phần nâng cao thu nhập của người dân trong khu vực nông thôn và phát triển kinh tế xã hội của xã, góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước.


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................................1

PHẦN I: TỔNG QUAN .....................................................................................................3
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .........................................................................3
I.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................................3
I.1.2. Cơ sở pháp lý ..............................................................................................................5
I.1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................5
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu.....................................................................................5
I.3. phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện .......................................................6
I.3.1. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................6
I.3.2. Quy trình thực hiện .....................................................................................................6
PHẦN II:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................8
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội ..............................................................8
II.1.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên .............................8
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội ........................................................................12
II.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai ..........................................................................17
II.2.1. tình hình quản lý đất đai ..........................................................................................17
II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động các loại đất ..............................................18
II.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước ..................................26
II.3. Đánh giá tiềm năng đất đai ......................................................................................30
II.3.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp ........................30
II.3.2. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển công nghiệp, đô thị,
xây dựng khu dân cư nông thôn .........................................................................................35
II.3.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển du lịch .........................37
II.4. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ..........................................................37
II.4.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế -xã hội trong thời kỳ quy hoạch..............................................37
II.4.2 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất ...........................................................39
II.4.3. Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế-xã hội và
môi trường ..........................................................................................................................50
Giải pháp để nâng cao vấn đề này là : ................................................................................52
II.4.4. Phân kỳ quy hoach sử dụng đất ...............................................................................53
II.4.5. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu ...................................................................................54

II.4.6. Xác định các biện pháp bảo vệ,cải tạo đất và môi trường,các giải pháp tổ chức
thực hiện quy hoạch sử dụng đất ........................................................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................66


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 01: Tổng hợp các yếu tố thủy văn. .......................................................................10
Bảng 02: Số học sinh số lớp, số CB-GV-CNV và số phòng học. ................................17
Bảng 03: Thống kê diện tích theo mục đích sử dụng. ...................................................19
Bảng 04: Thống kê diện tích theo đối tượng sử dụng, quản lý. ....................................19
Bảng 05: Biến động mục đích sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2010. ..............................21
Bảng 06: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất 2010. ........................24
Bảng 07: Mô tả đơn vị đất đai xã Gia Canh ..................................................................31
Bảng 08: Đánh giá khả năng thích nghi đất đai. ...........................................................34
Bảng 09: Dự báo dân số, diện tích đất ở qua các năm đến năm 2020 ...........................40
Bảng 10: Đánh giá khả năng đáp ứng theo số lượng đất đai cho các ngành .................41
Bảng 11: Chỉ tiêu các lọai đất quy hoạch đến năm 2020. ...........................................41
Bảng 12: Quy hoạch đất nông nghiệp đến năm 2020....................................................44
Bảng 13: Các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ..............................44
Bảng 14: Diện tích các loại đất phi nông nghiệp đến năm 2020 ...................................45
Bảng 15: Danh mục các tuyến đường quy hoạch đến năm 2020 ..................................46
Bảng 16: Danh mục trường học và cơ sở giáo dục quy hoạch đến năm 2020 ..............47
Bảng 17: Danh mục các điểm dân cư nông thôn quy hoạch đến năm 2020 .................47
Bảng 18: Danh mục các công trình thuộc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ...48
Bảng 19: Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất .....................................................................51
Bảng 20: Kế hoạch sử dụng đất phân theo từng năm 2011 – 2015 ...............................53
Bảng 21: Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch .................54
Bảng 22: Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. .........................55
Bảng 23: Danh mục các công trình giai đoạn 2011 – 2015. .........................................58


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Vị trí xã Gia Canh..............................................................................................8
Hình 2: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Gia Canh năm 2010 ..................................18
Hình 3: Bản đồ đất xã Gia Canh ...................................................................................32
Hình 4: Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 xã Gia Canh .......................................41


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CT:
TT:
NĐ:
QĐ:
CP:
TT-BTNMT:
UBND:
HĐND:
QSDĐ:
GCN QSDĐ:
QHSDD:
KHSDĐ:
CMĐSDĐ:
CN – TTCN:
TNHH – DNTN:
TM-XNK:
THCS:
THPT:
DTTN:
QL:
CB-GV-CNV:

KHHGĐ:
VSATTP:
VLXD:
NN & PTNT:

Chỉ thị
Thông tư
Nghị định
Quyết định
Chính phủ
Thông tư bộ tài nguyên môi trường
Ủy ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
Quyền sử dụng đất
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất
Kế hoach sử dụng đất
Chuyển mục đích sử dụng đất
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn – doanh nghiệp tư nhân
Thương mại – xuất nhập khẩu
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Diện tích tự nhiên
Quốc lộ
Cán bộ-giáo viên-công nhân viên
Kế hoạc hóa gia đình
Vệ sinh an toàn thực phẩm
Vật liệu xây dựng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là tài sản của quốc gia,
là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng phát triển kinh tế an ninh quốc phòng. Thêm vào
đó đất đai còn là tặng phẩm của tự nhiên, là nền tảng cho mọi hoạt động sống của con
người, là tài nguyên có hạn không thể mở rộng theo ý muốn, vì vậy phải tổ chức quản
lý và sử dụng đất đai sao cho hiệu quả cao nhất là vấn đề mà con người cần quan tâm.
Tại điều 18, Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992
khẳng định “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy định và pháp luật
đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả ”.
Luật đất đai năm 2003 xác định Quy hoạch và Kế hoạch sử dụng đất đai là một
trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Điều này đã được cụ thể hóa bằng
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 và thông tư số
30/2004/TT-BTNMT ngày ngày 01 tháng 11 năm 2004 và Quyết định số 04/2005/QĐBTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2005 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Đến nay, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các xã trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai đã được thực hiện. Tuy nhiên, nhằm đáp ứng nhu cầu bức thiết về công
tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất chi tiết theo Luật Đất đai 2003 và theo nhu cầu sử
dụng đất của xã hội trong giai đọan mới, tỉnh Đồng Nai đã triển khai đồng loạt phương
án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ
đầu(2011-2015) trên địa bàn các xã của huyện Định Quán.
Xã Gia Canh nằm phía Đông Nam huyện Định Quán, phía Tây Nam giáp huyện
Xuân Lộc, phía Đông giáp ranh với tỉnh Bình Thuận, cách nhau bởi con sông La Ngà,
có diện tích tự nhiên 17.177,0207 ha chiếm 17,9% diện tích tự nhiên toàn huyện, gồm
9 Ấp (từ Ấp 1 – Ấp 9). Trong những năm qua Đảng Bộ và nhân dân xã Gia Canh đã

đạt được những thành quả nhất định trong phát triển kinh tế xã hội từng bước nâng cao
đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Mặc dù tổng diện tích tự nhiên lớn nhưng
phần lớn là diện tích rừng tự nhiên, diện tích canh tác không đáng kể. Là một xã vành
đai của Thị Trấn Định Quán, trong tương lai đây sẽ là khu đô thị nên áp lực sử dụng
đất ngày càng cao. Ngoài ra rừng Gia canh đóng vai trò là rừng đầu nguồn ảnh hưởng
trực tiếp đến vùng hạ lưu sông La Ngà và sông Đồng Nai, do đó bảo vệ và phát triển
rừng cùng với phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ hàng đầu trong công cuộc phát
triển của địa phương. Vì thế việc lập quy hoạch sử dụng đất nhằm bố trí phân bổ quỹ
đất sản xuất một cách hợp lý cho các ngành trong những năm tới là nhiệm vụ trước
mắt cần thực hiện.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, được sự
đồng ý của UBND huyện và Phòng Tài Nguyên - Môi trường , UBND xã Gia Canh
phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng công nghệ Địa chính Trường Đại
Học Nông Lâm TP. HCM , cùng với sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Lê Ngọc Lãm, nay Em
xin được thực hiện đề tài “Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,
kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu(2011-2015) của xã Gia Canh, huyện Định Quán”.

Trang 1


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

 Mục tiêu nghiên cưú đề tài:
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng đất.
- Phân bố quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
- Làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:

Các loại hình sử dụng đất, đối tượng sử dụng đất,các điều kiện cơ sở hạ
tầng,mục đích sử dụng đất của người dân và công tác quản lý Nhà Nước về đất
đai trên địa bàn xã Gia Canh.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Thực hiện QH, KHSDĐ trên phạm vi ranh giới hành chính
xã Gia Canh-huyện Định Quán-tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn quy hoạch được lập đến năm 2020, xây dựng kế
hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011- 2015).

Trang 2


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I.1.1. Cơ sở khoa học
I.1.1.1. Các khái niệm
Đất đai (land): Là một khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng
(gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích
mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất); theo chiều nằm
ngang- trên mặt đất (là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn cùng với các
thành phần khác); kết hợp với hoạt động quản trị của con người không những từ quá
khứ đến hiện tai mà còn triển vọng trong tương lai. Đất đai giữ vai trò quan trọng và
có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người.
Đất (soil): Là lớp vỏ tơi xốp của bề mặt trái đất có độ sâu giới hạn <= 3m. Có
các thành phần vô cơ, hữu cơ, các thành phần này quyết định một thuộc tính quan
trọng của đất là độ phì của đất.

Quy hoạch: Là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân
bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Kế hoạch: Là việc nhằm bố trí, sắp xếp, phân định, phân bổ, chi tiết hóa công
việc theo thời gian và không gian nhất định.
Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ): Là hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật
và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng quản lý đất đai đầy đủ hợp lý, khoa học
và có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất
như tư liệu sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất,
bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ): Là sự chia nhỏ, chi tiết hóa QHSDĐ về một
nội dung và thời kỳ. KHSDĐ nếu được phê duyệt thì vừa mang tính pháp lý, vừa
mang tính pháp lệnh mà Nhà nước giao cho địa phương hoàn thành trong giai đọan kế
hoạch.Kế hoạch bao gồm:
I.1.1.2. Các nguyên tắc trong QHSDĐ
a. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quốc
phòng, an ninh.
b. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, KHSDĐ của cấp dưới phải phù hợp
với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; KHSDĐ phải phù hợp với QHSDĐ
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
c. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của
cấp dưới.
d. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
e. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
f. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
g. Dân chủ và công khai.
h. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt trong
năm cuối của kỳ trước đó.

Trang 3



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

I.1.1.3. Đặc điểm của QHSDĐ
Các đặc điểm QHSDĐ được cụ thể như sau:
a. Tính lịch sử - xã hội
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển
của mỗi loại giai đoạn khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã
hội chính là lịch sử phát triển của QHSDĐ. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một
phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người
với súc vật hoặc tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa
người với người trong quá trình sản xuất). Trong QHSDĐ, luôn nảy sinh mối quan hệ
giữa người với đất đai. Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh
định, thiết kế... đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao
cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất. QHSDĐ thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy
phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy
nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
b. Tính tổng hợp
QHSDĐ chịu trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất, nó phân bố,
bố trí và điều chỉnh các nhu cầu đất đai; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai các ngành,
lĩnh vực xác định và điều phối phương thức, phương hướng phân bố sử dụng đất phù
hợp với mục tiêu kinh tế - xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển
bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định.
c. Tính dài hạn
Tính dài hạn của QHSDĐ được thể hiện rất rõ trong phương hướng, kế hoạch
sử dụng đất. Thường thời gian của QHSDĐ trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn nữa.
Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan
trọng như: sự thay đổi về nhân khẩu học, tiến bộ kỹ thuật,đô thị hoá, công nghiệp hoá,

hiện đại hoá và các lĩnh vực khác, từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử
dụng đất đai, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo
căn cứ khoa học cho xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
d. Tính chiến lược
Với đặc tính trung và dài hạn, QHSDĐ chỉ dự kiến trước được các xu thế thay
đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất. Nó chỉ ra được tính đại
thể, không dự kiến được các hình thức và nội dung cụ thể, chi tiết của sự thay đổi. Vì
vậy, QHSDĐ là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính
chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành như :
phương hướng, mục tiêu và trọng điểm chiến lược của sử dụng đất đai trong vùng; cân
đối tổng quát các nhu cầu sử dụng đất của các ngành; điều chỉnh cơ cấu sử dụng và
phân bố đất đai trong vùng; phân định ranh giới và các hình thức quản lý việc sử dụn
đất đai trong vùng; đề xuất các biện pháp, các chính sách lớn để đạt được mục tiêu của
phương hướng sử dụng đất.ê
e. Tính chính sách
QHSDĐ thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội. Mỗi đất nước
có các thể chế chính trị khác nhau, các phương hướng hoạt động kinh tế - xã hội khác
nhau, nên chính sách QHSDĐ đai cũng khác. Khi xây dựng phương án phải quán triệt
các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo

Trang 4


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

cụ thể mặt bằng đất đai của các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân, phát triển ổn định
kinh tế chính trị xã hội; tuân thủ các chỉ tiêu, các quy định khống chế về dân số, đất
đai và môi trường sinh thái. Trong một số trường hợp ta có thể hiểu quy hoạch là luật,

QHSDĐ để đề ra phương hướng, kế hoạch bắt mọi người phải làm theo. Vì vậy,
QHSDĐ thể hiện tính chính sách rất cao.
I.1.2. Cơ sở pháp lý
- Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
- Luật Đất đai năm 2003 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Nghị định 181/2004/NĐ - CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Nghị định 69/2009/NĐ - CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ
sung về QHSDĐ, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Thông tư 19/2009/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
02/11/2009 quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
- Thông tư 06/2010/TT - BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày
15/03/2010 quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật lập và điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất.
- Thông tư 08/2007/ TT-BTNMT ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất.
- Công văn số 2778/BTNMT - TCQLĐĐ ngày 04 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương về việc triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất 5 năm (2011-2015).
- Chỉ thị 01/CT - BTNMT ngày 17 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc tăng cường công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Quyết định số 23/2007/QĐ - BTNMT ngày 17 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ
QHSDĐ.
I.1.3. Cơ sở thực tiễn
Sự phát triển không ngừng của xã hội, đặc biệt là sự gia tăng dân số cùng với
tốc độ tăng trưởng kinh tế đã không ngừng gây áp lực đối với nguồn tài nguyên đất

đai, làm cho nhu cầu sử dụng đất không ngừng tăng cao. Song đất đai có đặc tính là cố
định về không gian, không có khả năng tái tạo nên việc khai thác và sử dụng đất hợp
lý, có hiệu quả trên cả 3 phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường đã trở thành một
vấn đề cấp bách nhất là trong giai đoạn hiện nay. Để điều hòa sự mâu thuẫn này đòi
hỏi tất yếu phải thực hiện công tác QH, KHSDĐ lâu dài.
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
Xã Gia Canh nằm phía Đông Nam huyện Định Quán, phía Tây Nam giáp Thị
Trấn Định Quán và xã Phú Ngọc,phía Đông giáp Tỉnh Bình Thuận,phía Nam giáp một
phần tỉnh Bình Thuận và huyện Xuân Lộc,phía Bắc giáp xã Phú Lợi,Phú Hòa và xã
Phú Điền thuộc huyện Tân Phú.Tổng diện tích tự nhiên 17.177,02 ha chiếm 17,9%

Trang 5


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

diện tích tự nhiên toàn Huyện, gồm 9 Ấp (từ Ấp 1 – Ấp 9). Xã Gia Canh có 16.826
người phần lớn sống rải rác ở các Ấp. Một số tập trung ven các tuyến đường giao
thông chính của xã, nhất là đường Gia Canh.
I.3. Nội dung, phương pháp nghiên cứu và quy trình thực hiện đề tài
I.3.1. Nội dung nghiên cứu
Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng sử
dụng và biến động đất đai, xác định các mục tiêu cụ thể gắn với đất cần đạt được trong
thời kỳ quy hoạch.
Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, gắn với các
dự án phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ quy hoạch và
từng giai đoạn kế hoạch.
Lập phương án QHSDĐ phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã,

đáp ứng yêu cầu sử dụng đất hiện tại và trong tương lai của các ngành.
Định rõ vị trí phân bố, diện tích và cơ cấu sử dụng đất cho các ngành, khu dân
cư, hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, văn hóa, giáo
dục...).
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thự địa
Sử dụng phương pháp điều tra để thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ hiện trạng
phản ánh tình hình phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất đai của xã và khả
năng chuyển mục đích sử dụng đất đai.
b. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Là phương pháp xử lý tính toán, phân tích hiện trạng sử dụng đất, biến động đất
đai… Mục đích của phương pháp thống kê là nhằm phân nhóm toàn bộ các đối tượng
điều tra có cùng một chỉ tiêu, phân tích tương quan giữa các yếu tố.
c. Phương pháp dự báo
Dự báo mức tăng dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, các lĩnh
vực và dự báo khả năng phát triển kinh tế - xã hội gây áp lực đối với đất đai, từ đó tiến
hành dự tính nhu cầu đất đai hợp lý và hiệu quả.
d. Phương pháp kế thừa
Trên cơ sở thu thập các tài liệu, tiến hành xử lý, kế thừa các kết quả nghiên cứu
liên quan đến đất đai, tài nguyên từ trước một cách có chọn lọc.
e. Phương pháp bản đồ
Là phương pháp thể hiện các kết quả nghiên cứu thông qua không gian đồ họa
được thể hiện qua hệ thống bản đồ.
f. Phương pháp đánh giá đất đai của FAO
Phương pháp này được sử dụng chủ yếu cho việc nghiên cứu khả năng thích
nghi của từng đơn vị đất và đưa ra yêu cầu sử dụng đất thích hợp.
I.3.3. Quy trình thực hiện
Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư 19/2009/TT - BTNMT ngày
2/11/2009, QHSDĐ xã Gia Canh được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Điều tra, phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội .


Trang 6


Ngành: Quản Lý Đất Đai

-

SVTH: Trương Khắc Vấn

Bước 2: Đánh giá tình hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực
hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Bước 3: Đánh giá tiềm năng đất đai .
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất .
Bước 5: Đánh giá tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đến kinh tế,
xã hội, môi trường .

Trang 7


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

PHẦN II:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội
II.1.1.Đánh giá điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
II.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý


Hình 1: Vị trí xã Gia Canh

Trang 8


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

Xã Gia Canh nằm phía Đông Nam huyện Định Quán, có diện tích tự nhiên
17.177,02 ha chiếm 17,9% diện tích tự nhiên toàn huyện và tiếp giáp với:
- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
- Phía Bắc giáp xã Phú Lợi, Phú Hòa và xã Phú Điền huyện Tân Phú.
- Phía Tây giáp thị trấn Định Quán, xã Phú Ngọc.
- Phía Nam giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bình Thuận.
Vị trí địa lý xã Gia Canh có những lợi thế và hạn chế sau:
Nằm tiếp giáp với thị trấn Định Quán là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện nên Gia Canh có điều kiện giao lưu buôn bán các hàng hóa nông sản và phát
triển một số ngành nghề TTCN, thương mại – dịch vụ.
Nằm gần trục QL20, có đường liên xã trải nhựa, nối liền với QL20 tạo điều
kiện để liên thông với các tỉnh khác trong cả nước.
Khi đường hương lộ 333 khởi công xây dựng và hoàn thành, chạy ngang theo
hướng Đông Bắc của xã với chiều dài khoảng 5,5 km nối liền xã Gia Canh với tỉnh
Bình Thuận tạo điều kiện rất thuận lợi cho xã trong việc trao đổi thông tin, buôn bán…
với tỉnh Bình Thuận.
Tuy nhiên xã Gia Canh còn nghèo, hệ thống các trục giao thông ít, chủ yếu các
đường đất, ranh giới hành chính xã được bao quanh bởi sông La Ngà và hệ thống các
suối Đắc Lua, Đắc Trà, Trà My. Do đó gây khó khăn trong việc liên thông ra bên
ngoài. Hầu hết các vùng lân cận có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, phát triển
chậm nên tầm ảnh hưởng để thúc đẩy nền kinh tế xã đi lên hầu như không có.

b. Địa hình, địa mạo
Gia Canh có địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là địa hình đồi lượn sóng
chia cắt nhẹ, độ dốc (0 – 8o), địa hình có chiều hướng thấp dần sang phía Đông và
phía Tây. Đặc biệt cao độ thấp nhất ở phía Đông gần khu vực sông La Ngà 25-32m.
Tuy nhiên rải rác toàn xã có những đồi núi nhô cao phần tiếp giáp xã Phú Ngọc sang
phía Đông, trải dài xuống phía Nam và một số nằm ở phía Đông Nam với độ dốc
khoảng 20 -25o làm cho địa hình trở nên đa dạng hơn.
c. Khí hậu
Khí hậu Định Quán nói chung và khu vực Gia Canh nói riêng là khí hậu nhiệt
đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa với nền nhiệt độ cao đều là điều kiện đảm bảo
nhiệt lượng cao cho cây trồng phát triển quanh năm.
Nhiệt độ:Nhiệt độ bình quân 26,5oC, nhiệt độ cao nhất 35,6oC vào các (tháng 3,
4, 5),và nhiệt độ thấp nhất 19,5oC vào tháng (1, 3, 12). Với điều kiện trên, rất thuận lợi
cho các loại cây nhiệt đới, đặc biệt là cây công nghiệp, nhưng có phần không thuận lợi
cho các loại cây hàng năm do biên độ nhiệt khá lớn 16,1oC.
Lượng mưa: Lượng mưa trung bình khá lớn từ 2500 – 2800 mm/năm, phân bố
theo mùa (mùa mưa và mùa khô).
Số giờ nắng trong năm : Số giờ nắng trong năm là 2585,5 giờ, số giờ nắng
trung bình trong mùa nắng 241,5 giờ, trong mùa mưa 155,3 giờ, số giờ nắng cao nhất
tháng 3 (277,4 giờ), số giờ nắng thấp nhất là tháng (8, 9).
Gió : Địa bàn của xã cũng chịu ảnh hưởng cùng khí hậu cận xích đạo nên
hướng gió thay đổi theo từng mùa.

Trang 9


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn


d. Thuỷ văn
Nhìn chung trên địa bàn xã Gia Canh, nguồn nước mặt là nguồn nước cung cấp
chính cho sản xuất nông nghiệp. Mạng lưới các sông suối tương đối nhiều phân bố
rộng khắp trên địa bàn xã. Khái quát có những sông suối chính sau:
Bảng 01: Tổng hợp các yếu tố thủy văn
Sông Suối

Điểm đầu

Điểm cuối

Rộng
(m)

Dài
(m)

Trong
RGHC
DT (ha)

1. Suối Cái Bè

Ấp 1

Tr.THTrần Quốc
Tuấn

4


4500

0,9000

2. Suối Đắc Lua

Tr.TH Trần Quốc
Tuấn

Bến đò Phú Điền

5

8250

2,0625

3. Suối Đắc Trà

Bến đò Phú Điền

Ngã ba Sông La
Ngà

6

1420

0,4260


4. Suối Trà My

Giáp xã Phú Ngọc

Sông La Ngà

5

13050

3,2625

5. Suối 8 Thành

Nhà ông Thiên

Nhà ông Nguyên

4

3400

1,3600

6. Suối 6 Hoài

Sa cá 6 Hoài

Suối Đắc Trà


5

4500

2,2500

7. Suối ông Sinh

Phân trường 5

Bàu rau muống

5

3250

1,6250

8. Suối Trôm

Thanh Tùng

Giáp suối Hai

4

4700

1,8800


9.Kênh đào ĐQ

K’ Chích

Nhà ông Điện

5

2150

1,0750

10.Suối ông Hoành

Nhà ông Hoành

Công ty mía đường

3

1200

0,3600

11. Suối không tên

Đồi

Suối Trà My


4

4200

1,6800

12. Suối Hai

Nhà ông Dõng

Sông La Ngà

16

26100

41,7600

13. Sông La Ngà

Huyện Tân Phú

Xã Phú Ngọc

120

45905

175,4295


Tổng cộng

334,0705

(Nguồn : Thống kê xã Gia Canh)
II.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
1. Tài nguyên đất
Đất đai là tài nguyên không thể thay thế, là vật mang sự sống, nhưng nó cũng là
tài nguyên có giới hạn về không gian. Thực chất của quy hoạch sử dụng đất là bố trí sử
dụng tài nguyên đất một cách hợp lý và có hiệu quả.
Theo kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai theo phương pháp
FAO/UNESSCO của tỉnh Đồng Nai (1997), kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất
huyện Định Quán năm1998, trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 và kết quả điều
tra khảo sát năm 2001 cho thấy: xã Gia Canh có 5 nhóm đất chính:
a. Nhóm đất xám (Acrisols)
Đất xám có diện tích 13.469 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất (78,16% tổng DTTN). Đất
này chủ yếu phát sinh trên nền đá Granite và phù sa cổ. Được chia ra thành 4 đơn vị

Trang 10


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

cấp II và 5 đơn vị cấp III, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau từ dạng địa hình
bằng phẳng gần khu vực sông La Ngà đến các đồi thấp dốc thoải và những đồi núi cao.
b. Nhóm đất đen(Luvisols)
Đất đen có diện tích 2.472 ha, chiếm 14,35% DTTN, đất hình thành trên đá
Bazan, được chia thành 4 đơn vị cấp II và 3 đơn vị cấp III, phân bố chủ yếu ở phía

Đông Bắc của xã.
c. Nhóm đất đỏ (Ferrasols)
Đất đỏ có diện tích 809 ha, chiếm 4,69% tổng TDTTN, đất hình thành trên đá
Bazan, được chia ra thành 2 đơn vị cấp II và 3 đơn vị cấp III, phân bố chủ yếu ở địa
hình ít dốc đến dốc vừa ở khu vực gần các đồi giáp xã Phú Ngọc.
d. Nhóm đất gley (Gleysols)
Đất gley có diện tích 289 ha, chiếm 1,68% TDTTN, đất hình thành trên nền phù
sa mới, được chia thành 1 đơn vị cấp II và 1 đơn vị cấp III (GLu.eu/AL: đất gley mùn
ít chua). Phân bố ở khu vực ngập nước theo mùa ở phía Đông bắc của xã.
e. Nhóm đất đá bọt (Andosols)
Đất đá bọt có diện tích 193 ha, chiếm 1,12%, đất hình thành trên đá bọt núi lửa,
được chia ra thành 1 đơn vị cấp II và 1 đơn vị cấp III phân bố trên địa hình đồi núi ở
khu vực đồi Đông Bắc và đồi bãi đá.
2. Tài nguyên khoáng sản
Mỏ đá xây dựng ở Thanh Tùng có chất lượng tốt và trữ lượng tương đối cao (>
1 triệu m3).
Ngoài ra còn có nguồn khai thác cát ở gần ngã ba sông La Ngà và nguồn nước
khoáng cách Thác Mai khoảng 8km chưa xác định được trữ lượng.
3. Tài nguyên nước
* Nước ngầm
Nguồn nước ngầm rất phong phú và đa dạng đang được khai thác. Kết quả
nghiên cứu về nước ngầm cho thấy ở Gia Canh chủ yếu (Ấp 1, 2, khu vực Thanh
Tùng) có dòng chảy ngầm thuộc tầng chứa nước Pleistocene (QI – III) và Pliocene
(N2). Tầng chứa nước Pleistocene có lưu lượng nước thấp nhưng chất lượng rất tốt,
tầng chứa nước Pliocene có lưu lượng nước phong phú và chất lượng nước tốt. Hiện
nay trên địa bàn xã có 41 giếng khoan phân bố ở khu vực Ấp (1, 2, 6, 7, 8), độ sâu 40
–70 m, công suất 25m3/h/giếng, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại khu vực này và
13 giếng khoan phân bố ở các Ấp gần khu dân cư phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống hằng
ngày của nhân dân trong xã.
* Nước mặt

Nguồn nước mặt chủ yếu từ sông La Ngà, suối Cái BÈ, Đắc Lua, Đắc Trà và
các suối đổ ra các suối này (suối 8 Thành, 6 Hoài, ông Sinh, kênh đào Định Quán) nên
khả năng cung cấp nước tưới và tiêu nước cho hai cánh đồng Gia Canh và Định Quán
vào thời điểm từ tháng 10 đến tháng 12 khá thuận lợi.
4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Gia Canh có những
thuận lợi và hạn chế đối với việc sử dụng đất như sau:
* Mặt thuận lợi:

Trang 11


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

-

Gia Canh nằm tiếp giáp với thị trấn Định Quán, là trung tâm kinh tế – văn hóa –
xã hội của huyện nên có điều kiện giao lưu buôn bán và phát triển một số
ngành, nghề thương mại – dịch vụ. Nằm gần QL20 dễ dàng thông thương với
các tỉnh khác trong vùng.
- Quỹ đất xám lớn, địa hình tương đối bằng, thoát nước tốt thuận lợi cho việc bố
trí sử dụng đất, đặc biệt thích hợp cho các công trình xây dựng. Sau đất xám là
quỹ đất đen và đất đỏ hình thành trên đá Bazan thích hợp với một số cây trồng
cạn và các loại cây lâu năm cho năng suất cao.
- Tài nguyên nước phong phú có thể khai thác dùng cho sinh hoạt và tưới cho
nông nghiệp.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt cao đều quanh năm, lượng mưa lớn và
không có (gió xoáy, bão… ) ảnh hưởng xấu đến sử dụng đất.

* Mặt hạn chế:
- Vào mùa mưa thường xảy ra ngập úng ở vùng địa hình thấp, mùa khô lại thiếu
nước cho nông nghiệp vì dòng chảy bị cạn kiệt dần.
- Những nơi có địa hình phức tạp, hoặc đất có độ phì nhiêu thấp ảnh hưởng đến
sản xuất nông – lâm nghiệp.
II.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội
II.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Kinh tế nông nghiệp chiếm 96,88% có mức tăng trưởng hàng năm chậm làm
ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã. Trong sản xuất nông nghiệp công tác
tổ chức khuyến nông, tập huấn kỷ thuật chăm sóc và sản xuất nông sản còn nhiều tồn
tại, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, chưa quan tâm đến vùng sâu vùng xa.
Phát triển thụ công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn còn chậm, việc tuyên truyền
các chủ trương đường lối của Đảng pháp luật của nhà nước còn nhiều hạn chế, chưa
thật quan tâm đúng mức tới các vùng sâu vùng xa. Dẫn đến một số công nghiệp thực
hiện kém hiệu quả cụ thể như: Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo
vườn tạp trên địa bàn còn chậm.
II.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
1. Khu vực kinh tế nông nghiệp
a.Nông nghiệp : Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1283 ha trong đó Tổng diện
tích gieo trồng và thu hoạch cả năm là 2914,5ha ( với hệ số sử dụng đất đạt 2,27 lần
trong đó :
Vụ Đông xuân là: 384 ha, tăng 58,5 ha so với cùng kỳ
- Lúa 45 ha, giảm 5 ha so với cùng kỳ, năng suất 45 tạ/ha tăng 5 tạ so với cùng
kỳ, sản lượng 202,5 tấn.
- Bắp 220 ha tăng 70 ha so với cùng kỳ, năng suất 70 tạ/ha giảm 10 tạ so với
cùng kỳ, sản lượng 1540 tấn.
- Rau các loại 45ha tăng 5 ha so với cùng kỳ, năng suất 270 tạ/ha không tăng so
với cùng kỳ, sản lượng 1215 tấn.
- Đậu các loại 07 ha giảm 9 ha so với cùng kỳ, năng suất 10 tạ/ha giảm 3 tạ so
với cùng kỳ, sản lượng 7 tấn


Trang 12


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

- Cây TAGS 7 ha không tăng so với cùng kỳ, năng suất 145 tạ giảm 5 tạ so với
cùng kỳ .
- Mía 14,5 ha, năng suất 540 tạ/ha, SL 810 tấn.
- Thuốc lá 45 ha năng lượng 15 tạ/ha giảm 3 tạ, năng suất 67,5 tấn.
Trong thu hoạch vụ đông xuân còn có thu hoạch một số cây trồng như :
- Điều 325 ha, năng xuất 3,2 tạ/ha, giảm 1,8 tạ, SL 104 tấn .
- Xoài 20 ha, năng suất 150 tạ/ha, giảm 30 tạ/ha so cùng kỳ, sản lượng 300 tấn.
Nhìn chung diện tích gieo trồng vụ đông xuân có tăng so với cùng kỳ tuy nhiên
năng xuất và sản lượng một số cây trồng giảm đặc biệt là cây điều và xoài là
do mưa trái mùa trong lúc điều, xoài đang ra hoa, đồng thời nắng hạn kéo dài
thiếu hụt nguồn nước tưới cho cây bắp nên năng xuất giảm so với cùng kỳ .
Vụ Hè thu : diện tích 1014,5ha
- Lúa 750 ha năng suất 30 tạ /ha giảm 6 tạ / ha, sản lượng 2.250 tấn,
- Bắp 80 ha năng suất 55 tạ / ha ,tăng 7 hạ /ha sản lượng 440 tấn
- Mỳ 50 ha; Mía 14,5 ha; Đậu các loại 50 ha; Rau các loại 50 ha giảm 20 ha so
với cùng kỳ, năng suất 250 tạ / ha ,tăng 12 tạ / ha sản lượng 1.250 tấn ; thức ăn
gia súc 20 ha năng suất 130 tạ / ha , sản lượng 260 tấn .
- Trong vụ Hè thu năng suất một số cây trồng chính như Lúa giảm 6 tạ / ha là do
thời tiết nắng hạn không có mưa nên một số diện tích phải gieo xạ lại là 75 ha
và xuất hiện một số loại bệnh như bệnh vàng lùn , lùn xoắn lá , đạo ôn và khô
trổ bông bên cạnh đó các hộ thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm phun xịt thuốc
phòng trừ sâu bệnh không đúng quy trình, không đúng cách và không kịp thời

nên ảnh hưởng đến năng suất của cây Lúa .
Tồng diện tích gieo trồng vụ mùa 1516 ha giảm 10 ha so với cùng kỳ do một
số diện tích bị trũng ngập nước không gieo trồng được:
- Lúa 750 ha, không tăng so với cùng kỳ, năng suất 50 tạ/ha, sản lượng 3750 tấn
- Bắp 80 ha không tăng so với cùng, năng suất 50 tạ/ha không tăng so với cùng,
sản lượng 400 tấn
- Mỳ 50 ha không tăng so với cùng kỳ , năng suất 200 tạ/ha giảm 110 tạ, sản
lượng 1.000 tấn
- Rau các loại 50 ha không tăng so với cùng kỳ, năng suất 250tạ/ha không tăng ,
sản lượng 1.250 tấn
- Đậu các loại 50 ha giảm 20 ha so với cùng kỳ , năng suất 11 tạ/ha, sản lượng 55
tấn
- Cây TAGS 20 ha không tăng so với cùng kỳ, năng suất 200 tạ/ha, sản lượng
400 tấn
- Mía 14,5 ha không tăng so với cùng kỳ, năng suất 540 tạ/ha giảm 10 tạ, sản
lượng 783 tấn
- Cà phê : 12 ha không tăng so với cùng kỳ, ước 23 tạ/ha giảm 1 tạ, sản lượng
27,6 tấn
- Tiêu 16 ha không tăng so với cùng kỳ, ước 15 tạ/ha, sản lượng 18 tấn
- Điều 345 ha giảm 4,5 ha so với cùng kỳ, hiện chưa cho thu hoạch

Trang 13


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

-


Ca cao : 12 ha không tăng so với cùng kỳ, năng suất 70 tạ/ ha tăng 65 tạ, sản
lượng 144 tấn
- Cây ăn trái 84,5 ha tăng 4,5 ha so với cùng kỳ, năng suất bình quân 62 tạ/ha ,
sản lượng 523.9 tấn .
b. Chăn nuôi thú y
Trong tháng 9 năm 2010 trên địa bàn xã đã xảy ra dịch bệnh tai xanh trên heo,
UBND xã đã chỉ đạo cho Ban phòng chống dịch hại vật nuôi xã tiến hành thành lập 07
tổ kiểm dịch đồng thời khoanh vùng các ấp bị dịch, phối kết hợp cùng các ban ngành ở
xã và huyện tổ chức tiến hành thu gom tiêu hủy số heo bị bệnh chết, Thông báo cho bà
con nhân dân biết về tình hình dịch bệnh tai xanh ở heo trên địa bàn và mức hỗ trợ của
Tỉnh dành cho các hộ có heo bị tiêu hủy là 25.000 đồng/kg ( không phân biệt loại heo
). Ngày 30/10/2010 UBND tỉnh công bố hết dịch heo tai xanh với tổng số hộ có heo bị
bệnh chết là 334 hộ tiêu hủy 4422 con với trọng lượng 151.709 kg .Hiện nay Huyện đã
thực hiện chi trả hỗ trợ cho nhân nhân theo mức quy định của UBND tỉnh, việc chi trả
đảm bảo đúng theo quy định không có xảy ra thắc mắc khiếu nại liên quan đến việc
chi trả hỗ trợ heo bị bệnh tiêu hủy bắt buộc.
Hiện nay số lượng đàn gia súc, Gia cầm là : 41.618 con, giảm 21.630 con so
với cùng kỳ đạt 69,39 % so với nghị quyết ( NQ 60.000 con ) trong đó:
- Tổng đàn gia súc : 9.732 con giảm 2.060 con so với cùng kỳ ; Heo 8.733 con
giảm 1.716 con , đàn Trâu bò 553 con giảm 340 con , thỏ 70 con giảm 120 con ,
dê 376 con tăng 116 con .
- Tổng đàn gia cầm : 32.886 con giảm 18.570 con, hiện nay các trại gà tạm
ngưng chưa nuôi lại trong đó: đàn gà 21.350 con giảm 19.881con; đàn vịt,
ngan, ngổng 11.536 con tăng 311 con .
- Trong năm đã tổ chức chích ngừa trên đàn Gia cầm ở trong địa bàn xã đợt 1:
34.890/40.440 con đạt 86,27% trong đó đàn gà : 31.600 con, đàn vịt 3.290 con
và đang tổ chức chích ngừa đợt 2
c. Công tác khuyến nông
Tính đến nay trên toàn xã có 04 tổ hợp tác và câu lạc bộ nông nghiệp trong đó
có 04 tổ đã được công nhận chính thức, nhìn chung hiện nay các tổ, câu lạc bộ hoạt

động có chiều hướng tốt cụ thể :
- Câu lạc bộ trồng Bắp vụ Đông xuân với tổng diện tích là 18 ha tại địa bàn ấp 6
tổng cộng có 20 hộ tham gia .
- Tổ hợp tác trồng Lúa ở ấp 10 với diện tích 31 ha, có 27 hộ tham gia
- Câu lạc bộ trồng cây Ca cao 12 ha gồm 12 hộ tham gia do ông Võ Quang
Thường làm chủ nhiệm,hiện nay đang cho thu hoạch năng xuất ước 5 tạ/ha .
- Tổ hợp tác trồng Rau an tòan tổng diện tích là 5 ha tại địa bàn ấp 1 và ấp 7 có
12 hộ tham gia, hiện nay tổ hợp tác đang hoạt động tốt do ông Nguyễn Thanh
Hoài làm tổ trưởng. Thu nhập bình quân 70 triệu /hộ/năm.
- Phối hợp với các phòng, ban chuyên môn của Huyện tổ chức 22 /20 lớp tập
huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cây trồng ( lúa, bắp, điều xoài ) và vật
nuôi ( heo ,gà) với 1.433 lượt người tham dự đạt 110 % so với kế hoạch. Qua
công tác khuyến nông, một số hộ nông dân đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào
sản xuất và chăn nuôi có hiệu quả.

Trang 14


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

2. Khu vực kinh tế lâm nghiệp
Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy ( đặc biệt là công tác phòng cháy
rừng trong mùa khô, đã thực hiện triển khai kế hoạch phòng cháy chữa cháy năm
2009-2010, Ngày 26/2/2010 trên địa bàn xã xảy ra vụ cháy rừng tại tiểu khu 83 phân
trường 2 của ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú với diện tích thiệt hại là : 0,816 ha,
trong đó thiệt hại gỗ tái sinh 15% , loại rừng Tre nứa có xen cây gỗ lớn , nguyên nhân
cháy do con người ( chưa xác định được đối tượng ) cơ quan chuyên môn đang xác
minh làm rõ.Tình hình băm, ken, khoanh vỏ gốc và đổ thuốc hóa học để cây rừng

trồng chết dần mục đích lấn chiếm đất rừng tại các tiểu khu 83,84 phân trường 2 thuộc
ban quản lý rừng phòng hộ Tân phú thuộc khu dân cư 7 ấp 9 diễn ra hết sức phức tạp.
3. Khu vực kinh tế công nghiệp và thương mại-dịch vụ
Thương mại dịch vụ : Hiện nay trên địa bàn xã có 612/ 4623 hộ kinh doanh
buôn bán nhỏ lẻ,nhìn chung hoạt động kinh doanh, mua bán trên địa bàn xã diễn biến
bình thường, hàng hoá dồi dào, phong phú đáp ứng cho người tiêu dùng, giá cả tương
đối ổn định. Phối kết hợp cùng với các ban ngành tiến hành kiểm tra và xử lý các điểm
kinh doanh buôn bán vi phạm VSATTP, vệ sinh Thú y, lấn chiếm lòng lề đường, đã
lập biên bản 02 hộ yêu cầu làm cam kết, phối hợp cùng các ngành chức năng của
Huyện kiểm tra các cơ sở bán giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn qua
kiểm tra không phát hiện tiêu cực, đồng thời hướng dẫn các hộ kinh doanh chấp hành
nghiêm nội dung trong giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y.Qua kiểm tra đã góp phần tác động đến một số
tiểu thương vào chợ.
Tiểu thủ công nghiệp : có 78 cơ sỡ sản xuất phục vụ người dân tại địa phương
như : đan lát , mộc dân dụng, xay xát, gia công hàn tiện , cửa sắt, tuy phát triển còn
chậm song đã góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn đồng thời
giải quyết việc làm cho người dân lao động tại địa phương .
II.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân số
Xã Gia Canh có dân số khá đông, toàn xã có 16.826 người.Theo số liệu thống
kê của văn kiện Đại hội Đảng bộ của ủy ban nhân dân thì tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
1,11% .Dân cư phân bố chủ yếu dọc các tuyến đường liên xã và khu vực chợ.
Cơ cấu
Trong tổng số dân có 9.844 lao động gồm: lao động nông nghiệp 7.974 người
chiếm 81% tổng lao động, lao động phi nông nghiệp 1.870 người chiếm 19%. Bình
quân 5,1 người/hộ, mật độ dân số 97 người/km2.
Mật độ phân bố dân số khá đều, thành phần dân số chủ yếu là dân tộc kinh
chiếm 95,4%, ngoài ra còn có các dân tộc thiểu số như Châu Mạ, Nùng, Kaho,
Khmer, Hoa thái, Châu Ro, Tày.

Tôn giáo - Dân tộc
Tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường,đa số các cơ sở tôn giáo
thực hiện tốt các quy định của nhà nước, sinh hoạt tín ngưỡng lễ nghi tôn giáo hoạt
động ổn định trong khuôn khổ pháp luật . Trong năm Chùa Gia Canh xin tổ chức lễ bổ
nhiệm trụ trì và khai đại hồng chung, giáo xứ Gia Canh xin lợp lại mái tôn nhà thờ
hiện nay đã thực hiện xong .

Trang 15


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

Lập danh sách hộ đồng bào dân tộc để cấp thẻ khám chữa bệnh có 235 khẩu .lập
danh sách số đồng bào dân tộc người chăm để đi dự lễ sinh hoạt dân tộc chăm do
Huyện tổ chức, cử 3 cán bộ già làng trưởng bản tham dự tập huấn tại huyện.
Tình hình hoạt động của các tôn giáo diễn ra bình thường,lễ phật đảng diển ra an
toàn và giáo sứ Gia Canh tiến hành bầu lại ban hành giáo.
II.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn
Có một số khu dân cư tập trung theo các tuyến đường giao thông chính là đường 14
( Gia Canh ) và đường Thanh Tùng và hệ thống đường liên xã liên ấp.
II.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a. Hệ thống giao thông
Trên địa bàn xã có 3 tuyến đường chính: đường Gia Canh (đường 14 ), bắt
nguồn từ thị trấn Định Quán tới bờ sông La Ngà dài 14 km. Đường 13 từ thị trấn Định
Quán tới ấp 6 dài 3,764 km. Đường Làng Thượng từ thị trấn Định quán đến ấp 8 dài
2,63 km. Ngoài ra còn có hệ thống đường cấp phối dày đặt trên toàn UB xã và đang
được nâng cấp, nhựa hoá.
Tiến hành sửa chữa đường hương lộ Gia Canh, đoạn đường bị hư hỏng thuộc ấp

3 và ấp 4 với kinh phí 2.7 tỷ đồng, nguồn kinh phí do cấp trên đầu tư.
Hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường ấp 2 đi ấp 6 và tuyến đường ấp 6
đi ấp 7.
Làm tuyến đường vào khu đồng bào dân tộc ấp 9 với chiều dài gần 2 km với
kinh phí 2.8 tỷ đồng do cấp trên đầu tư
b. Hệ thống cấp điện
Hiện nay trên toàn địa bàn xã có hai đường dây điện hạ thế chính, ở đường 14
dài 9,3 km từ thị trấn Định quán đến Suối Đĩa và đường 13 dài 2,3 km từ thị trấn Định
Quán đến nhà thờ Gia Canh.
c. Hệ thống cấp nước
Nguồn nước chủ yếu sử dụng trên địa bàn xã gồm có giếng đào và giếng khoan,
hiện nay trên địa bàn xã chưa có hệ thống cấp nước đến từng hộ gia đình.
d. Thoát nước và vệ sinh môi trường
Do hiện nay giao thông chưa ổn định, một số công trình chưa hoàn thành nên
không thể xây dựng cống thoát nước, đây cũng chính là nguyên nhân gây ngập úng ấp
5 và gây xói mòn ở ấp 9.
Về vệ sinh môi trường các rác thải tự xử lý tại nhà, trong xã chưa có bãi rác
công cộng và khu vực xử lý rác tập trung. Hiện nay do mật độ dân số còn thấp và rãi
rác nên vấn đề gây ô nhiễm môi trường chưa gây ảnh hưởng lớn, nhưng trong tương
lai cùng với sự phát triển của dân số và cơ sở hạ tầng cần lưu ý tập trung vào công tác
cấp thoát nước và bảo vệ môi trường.
e. Giao thông liên lạc
Trong xã hiện nay có một bưu điện xã và có 4 đại lý điện thoại công cộng và
nhiều trạm điện thoại công cộng. Trong xã chưa có trạm phát thanh.
f. Giáo dục

Trang 16


Ngành: Quản Lý Đất Đai


SVTH: Trương Khắc Vấn

Hiện nay trên địa bàn xã có 05 trường ( 01 trường trung học cơ sở ; 03 trường
tiểu học , 01 trường mẫu giáo ).
Tổng số học sinh năm học 2009 - 2010 là: 2997 học sinh giảm 197 học sinh so
với cùng kỳ , trong đó ( Cấp I :1245 học sinh ; Cấp II : 1282 học sinh ; Mầm non :
470 học sinh ).
Số trẻ em trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 99, 65% tăng 0,45% ( do có 01 em bị
khuyết tật không đến lớp được ).
Xã Gia Canh được công nhận duy trì giữ vững xã đạt chuẩn phổ cập Trung học
cơ sỡ và trung học phổ thông .
Tổng số học sinh trong toàn xã năm học 2010- 2011 là 2982 học sinh giảm 15
học sinh trong đó :
- Cấp II:
1220 học sinh
- Cấp I:
1242 học sinh
- Mầm non :
520 em
Bảng 02: Số học sinh số lớp, số CB-GV-CNV và số phòng học.
Tên Trường

Số học sinh

Số lớp học

CB-GV-CNV

Số phòng học


Lê Thánh Tông

1220

36

82 Mượn trường

Trần Quốc Tuấn

601

25

45

19

Kim Đồng

439

19

37

12

Thanh Tùng


202

15

26

14

Sơn Ca

520

21

44

20

2982

116

234

65

Tổng

(Nguồn: Báo cáo KTXH của xã cuối năm 2010)

Năm học 2010 – 2011 trường Lê Thánh Tông mượn trường chuyên ban Tân
Phú và Trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy học lý do Trường bàn giao mặt bằng
cho đơn vị thi công xây dựng trường mới.
g. Y tế
Công tác chăm sóc Sức khoẻ cho nhân dân luôn được quan tâm, thực hiện tuyên
truyền các chương trình y tế quốc gia có hiệu quả. Tiêm chủng mở rộng phòng 6 bệnh
truyền nhiễm cho trẻ 320/320 cháu đạt 100 % theo kế hoạch. Vận động chị em trong
độ tuổi sinh đẻ thực hiện KHHGĐ áp dụng các biện pháp KHHGĐ 2385 người. Có
14.361 lượt người đến khám và điều trị các loại bệnh.
Xã Gia Canh đã được UBND tỉnh Đồng Nai công nhận xã đạt chuẩn quốc gia
về Y Tế từ năm 2008 và đã duy trì giữ vững chuẩn quốc gia 2010.
II.2. Tình hình quản lý sử dụng đất đai
II.2.1. tình hình quản lý đất đai
a. Đo đạc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính
Bản đồ địa chính xã Gia Canh được hoàn chỉnh vào năm 1996 do tách từ bản đồ
địa chính thị trấn Định Quán được đo đạc từ năm 1992 – 1993 (thời điểm chưa chia
tách xã).

Trang 17


Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

Năm 1997, xã Gia Canh được nhận bàn giao bản đồ và hồ sơ địa chính(sổ đăng
ký,sổ địa chính,sổ mục kê,sổ cấp GCNQSDĐ,sổ theo dõi biến động)
Hồ sơ địa chính được giao cho cán bộ địa chính xã quản lý, để theo dõi cập nhật
và chỉnh lý biến động thường xuyên theo quy định của ngành, để bảo đảm hồ sơ địa
chính luôn phù hợp với hiện trạng sử dụng đất.

b. Công tác đăng ký, cấp GCNQSDĐ
Hoàn thành công tác đăng ký cấp đổi giấy chứng nhận QSDĐ. Tiến hành phát
giấy chứng nhận QSDĐ cho nhân dân, tổng số giấy chứng nhận QSDĐ ( huyện giao
đầu năm là 1736 giấy đến nay đã phát được 1496/1736 giấy còn tồn 240 giấy, đạt
86,17% ( chỉ tiêu nghị quyết 95% ) . giữa năm huyện giao 1723 giấy CNQSDĐ tính
đến nay tổng số giấy huyện giao cả năm là 3459 giấy đã phát 1496/3459 đạt 43,24 %
còn tồn 1963 giấy .
Nguyên nhân : Do nghĩa vụ tài chính cao, các hộ xâm canh không mời được,
do số giấy chuyển về chưa đủ số thửa của các hộ sử dụng đất ( VD như : hộ ông A có
5 giấy nhưng mới chuyễn về được 1 hoặc 2 giấy ) nên các hộ chờ có giấy về đu mới
làm thủ tục để nhận, mặt khác 1 số hộ được cấp đổi đã thế chấp vay vốn ngân hàng
giấy cũ nên chưa đáo hạn để rút giấy về làm thủ tục cấp đổi giấy mới .
c. Công tác hòa giải tranh chấp đất đai
UBND xã và cán bộ địa chính đã tiến hành hòa giải hầu hết các vụ tranh chấp
đất đai trong xã, chuyển hồ sơ lên cấp trên có thẩm quyền giải quyết các trường hợp
còn tồn đọng. Đã xác minh giải quyết hầu hết các trường hợp thế chấp đất vay vốn sản
xuất cho người dân. Tạo nguồn vốn cho người dân phát triển sản xuất.
d.Công tác kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất những năm gần đây được xây dựng hàng
năm theo hướng dẫn của sở TNMT một cách đều đặn và có những kết quả thiết thực.
Năm 2001 công tác quy hoạch sử dụng đất của xã được xây dựng chính thức trên nền
bản đồ tỷ lệ 1/10.000.
II.2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động các loại đất
II.2.2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
Tính đến nay tổng diện tích tự nhiên của xã là 17.177,02 ha; chiếm 17,69% diện
tích tự nhiên toàn huyện Định Quán. Trong đó:

Trang 18



Ngành: Quản Lý Đất Đai

SVTH: Trương Khắc Vấn

1. Hiện trạng theo mục đích sử dụng
Bảng 03: Thống kê diện tích theo mục đích sử dụng
Mục đích sử dụng



   Tổng diện tích tự nhiên

Diện tích (ha)

Khu dân cư nông thôn

Tỷ lệ
(%)

Tỷ lệ
(%)

Diện tích
(ha)

17.177,02

100,00

205,22


100,00

I. Đất nông nghiệp

NNP

16.640,54

96,88

130,87

63,77

1. Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

4.447,92

26,73

121,33

92,71

2. Đất lâm nghiệp

LNP


12.114,27

72,80

1,09

0,83

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

NTS

75,80

0,46

8,45

6,46

4. Đất nông nghiệp khác 

NKH

2,55

0,02

-


-

II. Đất phi nông nghiệp

PNN

509,26

2,96

74,35

36,23

1. Đất ở

OTC

123,78

24,31

68,63

92,32

2. Đất chuyên dùng

CDG


175,89

34,54

4,83

6,49

3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

0,89

0,17

0,89

1,19

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

5,67

1,11

-


-

5. Đất sông suối và MNCD

SMN

203,03

39,87

-

-

III. Đất chưa sử dụng

CSD

27,23

0,16

-

-

(Nguồn:Báo cáo kiểm kê đất đai 2010)
a. Đất nông nghiệp
Diện tích 16.640,54 ha; trong đó:

Đất sản xuất nông nghiệp: diện tích 4.447,92 ha; chiếm 26,73% diện tích đất
nông nghiệp.
Đất lâm nghiệp: diện tích 12.114,27 ha; chiếm 72,80% diện tích đất nông
nghiệp; chủ yếu thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Phú; trong đó: đất rừng sản
xuất 683,47 ha; đất rừng phòng hộ 11,430,80 ha.
Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 75,80 ha; chiếm 0,46% diện tích đất nông
nghiệp, là diện tích nuôi cá nước ngọt.
Đất nông nghiệp khác: diện tích 2,55 ha; chiếm 0,02% diện tích đất nông
nghiệp, chủ yếu là chuồng trại chăn nuôi.
b. Đất chưa sử dụng
Diện tích 27,22 ha; chiếm 0,16% diện tích tự nhiên của xã; là các thửa đất bị
nhiều đá không thể sản xuất được thuộc Công ty mía đường La Ngà.

Trang 19


×