Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn “Xanh Sạch Đẹp An toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.06 MB, 32 trang )

I.ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Đặc điểm chung
- Trường THCS Bình Minh là tiền thân của trường THCS Nam Minh và THCS Nam
Bình được thành lập từ năm 1961. Với tổng diện tích hiện nay là: 6225m2. Trường đóng
trên địa bàn xóm đông thôn Hành Quần xã Bình Minh nằm trung tâm xã, thuận tiện cho
việc đi lại học tập của học sinh.
- Mặc dù ở địa bàn còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm gần đây nhà trường luôn
được cấp trên, Đảng bộ, chính quyền địa phương quan tâm đầu tư tăng cường về cơ sở vật
chất trường học. Đó chính là điều kiện thuận lợi giúp nhà trường có điều kiện triển khai
đồng bộ và hiệu quả các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo
đủ điều kiện cho sự phát triển giáo dục và đào tạo, đủ điều kiện cho việc thực hiện “Đổi
mới giáo dục phổ thông” theo Nghị Quyết 40 của Quốc Hội khoá IX. Đội ngũ cán bộ giáo
viên nhân viên và học sinh luôn cố gắng nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tích. Tháng
12 năm 2017 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia.
- Công tác xã hội hóa giáo dục : Nhà trường luôn được hội cha mẹ học sinh quan
tâm, hàng năm đều có kế hoạch ủng hộ, trao tặng những hiện vật có giá trị phục vụ tốt cho
công tác xây dựng cảnh quan môi trường nhà trường, tạo điều kiện tốt cho công tác giảng
dạy, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đặc biệt từ sau khi đón công nhận
trường đạt chuẩn quốc gia, nhà trường tiếp tục tăng cường bổ sung, hoàn thiện cả về cơ sở
vật chất và xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
- Phong trào giáo dục của xã Bình Minh (nói chung), trường THCS Bình Minh (nói
riêng) trong những năm gần đây luôn được Huyện uỷ - UBND huyện, Phòng GD&ĐT;
Đảng uỷ, HĐND và UBND xã quan tâm chỉ đạo, đầu tư toàn diện. Chất lượng đại trà nhất
là chất lượng thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT ổn định, có sự vươn lên. Đặc biệt nhà trường
luôn nhận được sự tin tưởng, đồng thuận, giúp đỡ tích cực, hiệu quả về tinh thần cũng như
vật chất của các bậc phụ huynh, nhân dân địa phương.
Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 40/2008/CT –BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của
Bộ GD&ĐT và kế hoạch số 307/KH-BGDĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc triển khai
phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ quyết định


số 1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường
học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học. Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị,
trong các năm học vừa qua nhà trường đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các nội dung đề ra
và đã đạt được kết quả khá tốt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được Trường
THCS Bình Minh nhận thấy vẫn còn có một số tiêu chí nhà trường thực hiện còn chưa thật
tốt, chưa đi vào chiều sâu do vậy cần phải tiếp tục tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo để
thực hiện tốt tất cả các tiêu chí mà Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã đề ra.
Chính vì thế, trong năm học 2017-2018, BGH mạnh dạn đề nghị với chính quyền địa
phương, BĐD Cha mẹ học sinh, Phòng GD&ĐT huyện quyết tâm xây dựng Trường THCS
1


Bình Minh đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhằm thực hiện tốt phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trường THCS Bình Minh-xã Bình Minh-huyện
Nam Trực-tỉnh Nam Định được đón đoàn công tác của phòng GD-ĐT Nam Trực kiểm tra,
đề nghị công nhận trường THCS Bình Minh đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.
Từ thực tế công tác xây dựng trường học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn ở trường THCS
Bình Minh, tôi mạnh dạn viết Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo xây dựng
trường đạt chuẩn “Xanh- Sạch- Đẹp- An toàn” ở trường THCS Bình Minh nhằm thực
hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện tốt phong trào hưởng ứng cuộc vận động xây dựng “Xanh- Sạch- Đẹp- An
toàn” do ngành giáo dục phát động cụ thể ở đây là xây dựng Trường THCS Bình Minh
ngày một xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn và an toàn hơn tạo nên môi trường thân thiện đối với
học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện.
Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, tăng cường khả năng thực hành của học sinh
trong nhà trường
Nâng cao nhận thức của cán bộ giáo viên trong nhà trường về sự cần thiết phải thực
hiện việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh. Từ đó góp phần giáo dục học sinh về

vai trò vô cùng quan trọng của môi trường đối với cuộc sống và có thái độ, kỹ năng, thói
quen giữ gìn bảo vệ môi trường sống bằng những việc làm thực tế hàng ngày.
Tranh thủ sự đóng góp về sức người, về tài chính của cha mẹ học sinh, của xã hội
trong việc xây dựng nhà trường “xanh- sạch- đẹp- an toàn”, đẩy mạnh phong trào xã hội
hóa giáo dục.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Về lý thuyết : nghiên cứu các tài liệu tham khảo về giáo dục bảo vệ môi trường, các
văn bản chỉ đạo của sở giáo dục Phòng GD-ĐT Nam trực
Về thực tế : Quan sát việc giáo dục HĐNGLL của giáo viên, việc thực hiện của học
sinh; tham quan, học hỏi kinh nghiệm xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn của các
đơn vị bạn đã được công nhận.
Từ tình hình thực tế, xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện cho từng giai đoạn,.
Họp với ban ĐDCMHS với cán bộ giáo viên, với các em học sinh để tuyên truyền phổ
biến .
1.4 Giới hạn nghiên cứu
SKKN được đúc rút từ thực tiễn áp dụng tại trường THCS Bình Minh, xã Bình Minh,
huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định bắt đầu từ năm học 2017-2018 sau khi nhà trường được
công nhận trường THCS đạt chuẩn quốc gia
2


2. ĐẶC ĐIỂM NHÀ TRƯỜNG
2.1 Thuận lợi:

Trường THCS Bình Minh, là một trường mới được sáp nhập luôn được đón nhận sự
quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của ngành GD&ĐT Nam Trực cũng
như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh.
Năm học 2017-2018 Trường THCS Bình Minh gồm có :
. Tổng số CB - GV - CNV: 34 người. (Trong đó CBQL: 04; GV: 25 – 01 hợp đồng;
NV: 05 - 02 hợp đồng).

- Tổng số HS: 364, biên chế 12 lớp. (Trong đó K9: 3 lớp; K8: 3 lớp; K7: 3 lớp; K6: 3
lớp).
- Tổng số phòng học 12, phòng học bộ môn 06, các phòng làm việc khác 11
- Diện tích nhà trường 6225m2, cổng, tường bao xung quanh an toàn, có đầy đủ các
hạng mục công trình khác phục vụ cho các hoạt động trong nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ, trình độ 100% đạt chuẩn và 50% trên chuẩn. Đánh
giá xếp loại chuyên môn hàng năm đều đạt từ khá trở lên vì vậy thuận lợi cho công tác giáo
dục học sinh.
-Học sinh đa số các em có ý thức tốt trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường. Không có
học sinh mắc các tai, TNXH.

Quang cảnh trường THCS Bình Minh tháng 5 năm 2018
3


2.2 Khó khăn:

- Đội ngũ giáo viên tạm đủ cơ cấu và chủng loại nhưng trình độ tay nghề chưa đồng
đều, một số đồng chí kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế.
- Một nửa số cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đơn vị nhà xa trường; một bộ
phận giáo viên nữ con nhỏ, đang trong độ tuổi sinh nở nên ảnh hưởng không nhỏ tới phong
trào.
- Về cơ sở vật chất: thiếu phòng đa năng, trang thiết bị giảng dạy chưa được hiện đại
hóa. Phòng chức năng, phòng học bộ môn tuy đủ song diện tích chưa đủ theo yêu cầu. Khu
sân tập thể thao chưa được đồng bộ hóa.
- Về phía cha mẹ: phần lớn cha mẹ đi làm ăn xa ít có điều kiện quan tâm đến, học
sinh nên phần nào tác động đến tinh thần học tập của các em.
2.3 Khảo sát thực trạng nhà trường
Để thực hiện thành công việc xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn, ngay từ đầu
năm học 2017-2018, tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường bám sát theo

Hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của sở GD ĐT Nam Định
Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực
hiện nội dung “Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn”. Kết quả khảo sát là căn cứ
giúp BGH, nhà trường đề ra kế hoạch thực hiện xây dựng trường xanh- sạch- đẹp- an
toàn”. trong năm học này và những năm tiếp theo.
Quá trình khảo sát chủ yếu là phương pháp thống kê, quan sát, phỏng vấn, trao đổi
với giáo viên và học sinh.
Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.
Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được nhận toàn bộ khu A của trường tiểu học Nam
Bình với khuôn viên sạch đẹp, có hàng rào kiên cố, có đầy đủ các phòng học, cây xanh
nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Toàn bộ khu vườn phía trước và phía sau phải cải tạo lại cho hợp lý.
Khuôn viên trường có nhiều cây nhưng chưa hợp lý. Cụ thể sân chính giữa tiến sảnh
phải bỏ một hàng cây quy hoạch thành khu sân chính, các bồn hoa cây cảnh phía trước các
lớp và khu trước trường phải cải tạo và quy hoạch lại.
Nhiều khoảng đất trống trong trường chưa được phủ cây xanh, thảm cây, thảm cỏ.
Trường có nhiều cây cảnh nhưng chưa được bố trí hợp lý , chưa được cắt tỉa đẹp đẽ.
Trong hành lang nhà trường chưa có cây xanh, ghế đá nhiều nhưng bố trí cho học sinh ngồi
vui chơi giải trí không hợp lý .
4


Trong lớp học ngoài bàn ghế học sinh, giáo viên, bảng khẩu hiệu còn lại hình thức
trang trí đơn điệu. Hệ thống điện, bóng đèn , quạt chưa đáp ứng được yêu cầu cho vệc dạy
và học.
Hệ thống nước sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Hệ thống nhà để xe, nhà vệ sinh học
sinh đã xuống cấp cần phải được nâng cấp, xây dựng thêm đảm bảo vệ sinh và an toàn cho
học sinh.
Công tác phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích còn hạn chế. Chưa có nội quy hướng
dẫn sử dụng điện, chưa có hệ thống bình chữa cháy… việc tập huấn công tác an toàn trường

học chưa triển khai.
Khuộn viên trường đẹp nhưng trang trí chưa hợp lý.
Khảo sát về các hoạt động đac làm được của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện
“ Xây dựng trường xanh- sạch- đẹp- an toàn”.
Các hoạt động phối hợp của Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM với giáo viên chủ
nhiệm để thực hiện nội dung tuy đã có triển khai nhưng còn nhiều hạn chế. Cụ thể mới chỉ
giáo dục học sinh thông qua sinh hoạt dưới cờ, thu gom giấy vụn, qua các hoạt động lao
động định kỳ, thường xuyên, các hội thi như thi hiểu biết về an toàn giao thông dười cờ, thi
với nội dung về môi trường.
Cũng qua khảo sát kỹ năng thực hành giữ gìn, bảo vệ môi trường, phòng chống tai nạn
thương tích của học sinh trong thực tế còn có những hạn chế nhất định. Qua các câu hỏi
kiểm tra thì các em đều trả lời được là không được vứt rác bừa bãi, vẽ bậy lên tường , giữ
vệ sinh cá nhân …
Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thu dọn, làm sạch môi trường tuy đã được tổ
chức song giáo viên chưa trú trọng đến giáo dục hành vi thực tế ngoài cuộc sống cho các
em học sinh mà chủ yếu là truyền đạt lý thuyết trên lớp học.
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội
dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn” tôi đưa ra một số biện pháp, giải
pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và
khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.
II. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1.Nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên
BGH nghiên cứu, đối chiếu các nội dung tiêu chí trong nhà trường với Quyết định số
1391/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
tỉnh Nam Định và nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 của Sở GD&ĐT về việc xây dựng trường
học “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn” trong trường học đặc biệt là các tiêu chí quy định
trường trung học Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn

5



2.Chủ động xây dựng kế hoạch, tranh thủ ý kiến của Đảng bộ, chính quyền địa
phương, của Ban đại diện cha mẹ học sinh và của Phòng GD-ĐT Nam Trực.
Bám sát vào tình hình thực tế, do hoàn cảnh địa phương cũng như nhà trường còn
nhiều khó khăn, chúng tôi xác định phát huy nguồn nội lực là chính, tận dụng tất cả những
gì nhà trường đã và đang có (kể cả về con người và cơ sở vật chất).
Xác định trong đề án tất cả các nội dung ứng với từng tiêu chí theo quy định của Sở
GD&ĐT: xác định thực trạng, hướng giải quyết, phần kinh phí cho từng hạng mục.
Dự thảo đề án một cách cơ bản, toàn diện, cụ thể với tính khả thi cao nhất.
Hop BGH phân công trách nhiệm trong BGH .Tranh thủ ý kiến tư vấn, góp ý của địa
phương, của Phòng GD&ĐT Nam Trực. Từ đó bổ sung, hoàn chỉnh đề án.
3.Xây dựng xong kế hoạch thông qua chi bộ nhà trường, Hội đồng trường để bàn bạc
một cách dân chủ, thống nhất
Họp chi bộ, hội đồng giáo dục
Ra nghị quyết của chi bộ thông qua kế hoạch cũng như quyết tâm thực hiện và hoàn
thiện công việc trong giữa học kỳ II năm 2017-2018, phấn đấu cuối năm 2017-2018 đón
đoàn kiểm tra công nhận của Sở GD&ĐT.
Tổ chức cuộc họp mời đại diện cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, Ban đại diện
cha mẹ học sinh để thông qua đề án, kế hoạch; tranh thủ sự ủng hộ và tiếng nói của địa
phương trong quá trình thực hiện.
Thống nhất từ địa phương, Ban đại diện CMHS; BGH nhà trường có tờ trình và kế
hoạch xây dựng trường THCS Bình Minh đạt chuẩn xanh – sạch – đẹp – an toàn đồng thời
mời lãnh đạo phòng, chuyên viên tổ phổ thông Phòng GD&ĐT Nam Trực về kiểm tra, rà
soát các điều kiện đồng thời tư vấn với nhà trường về cách thức triển khai các hoạt động
4.Lên kế hoạch cho từng năm học. Trước hết là năm học 2017-2018 (kế hoach chung
cho cả năm và kế hoạch riêng, cụ thể trong từng tháng, từng thời điểm).
Xác định được sự thành bại, thực hiện công việc như thế nào là ở kế hoạch. Bản thân
tôi nghiên cứu, so sánh, đối chiếu từng tiêu chí, căn cứ vào từng công việc, từng con người
để xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể.
Từ kế hoạch chung cho cả năm học, tôi lại xây dựng riêng kế hoạch của từng tháng,

từng giai đoạn.
5.Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và phân công các
thành viên phụ trách cụ thể các công việc:

6


TT

HỌ TÊN

CHỨC VỤ

7

CHỨC DANH


1

Nguyễn Văn Quỳnh

Hiệu trưởng

Trưởng ban

2

Nguyễn Hải Giang


Phó hiệu trưởng

P.Trưởng ban TT

3

Vũ Thị Liễu

Phó hiệu trưởng

P.Trưởng ban

4

Vũ Trung Kiểu

Phó hiệu trưởng

P.Trưởng ban
Thành viên

5

Trần Thị Trang

Chủ tịch công đoàn

6

Ngô Thị Huyền


Kế toán

Thư ký

7

Vũ Thị Vỵ

TT KHXH

Thành viên

8

Đàm Thị Hiền

Tổ phó tổ XH

Thành viên

9

Phạm Hữu Căn

TT Tổ KHTN, Bí thư đoàn

Thành viên

10


Trần Văn Sơ

Tổ phó tổ TN

Thành viên

11

Vũ Văn Duy

TPT Đội

Thành viên

12

Phạm Thị Phương

Y tế

Thành viên

13

Phan Thị Thúy

Thư viện

Thành viên


14
15
16

Vũ Thị Vỵ
Đoàn Thị Thêm
Vũ Thị Loan

GVCN – 6A1
GVCN – 6A2
GVCN – 6A3

8

Thành viên
Thành viên
Thành viên


17
18
19
20
21
22
23
24
25
17

18

Vũ Thị Kim Ngân

GVCN – 7A1

Phạm Trọng Kiều

GVCN – 7A2

Thành viên

Định Thị Trang

GVCN – 7A3

Thành viên

Nguyễn Thị Tình

GVCN – 8A1

Thành viên

Bùi Thị Hà

GVCN – 8A2

Thành viên


Vũ Thị Len

GVCN – 8A3

Thành viên

Lê Thị Mai

GVCN – 9A1

Hoàng Thị Hoa

GVCN – 9A2

Đàm Thi Hiền

GVCN – 9A3

Hoàng Văn Vang

Trưởng ban ĐDCMHS

Vũ Văn Toàn

Bảo vệ

Thành viên

Thành viên
Thành viên

Thành viên
Thành viên
Thành viên

– Đ/c Phó Hiệu trưởng: Rà soát các tiêu chí, lập kế hoạch mua sắm, và trang thiết bị cơ sở
vật chất cảnh quan nhà trường. Cùng các giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh.
– Chủ tịch công đoàn cơ sở : Phát động phong trào thi đua trong CB-GV-CNV trong nhà
trường.
– Bí thư Chi đoàn, tổng phụ trách Đội: Phát động phong trào thi đua trong đoàn viên chi
đoàn và các đội viên các lớp.
6.Thành lập Ban kiểm tra, giám sát
9


Đồng chí Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Ban kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế
hoạch xây dựng trường học xanh-sạch-đẹp-an toàn.
– Đ/c Phạm Trọng Kiều -Trưởng ban TTND- Trưởng ban
– Đ/c Ngô Thị Huyền -TT Tổ Văn phòng-P. Trưởng ban
– Đ/c Vũ Thị Vỵ -TT Tổ KHXH -ủy viên
– Đ/c Phạm Thị Phương – phụ trách nữ công-ủy viên
Ban giám sát có nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện phong trào thi
đua xây dựng trường lớp xanh-sạch-đẹp-an toàn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh các lớp.
7.Phân công phụ trách từng tiêu chí
– Tiêu chí 1: Xanh – đ/c Trần Thị Trang
– Tiêu chí 2: Sạch – đ/c Vũ Thị Vị
– Tiêu chí 3: Đẹp – đ/c Phạm Hức Căn
– Tiêu chí 4: An toàn – đ/c Trần Văn Sơ
Các đ/c nhóm trưởng có trách nhiệm nghiên cứu kỹ nội dung từng tiêu chí theo quy định

của Sở GD&ĐT, xây dựng kế hoạch, phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm,
tư vấn ngược lại cho BGH trong quá trình thực hiện.
8.Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục ý thức của học sinh
Công tác tuyên truyền giáo dục thực hiện phong trào xây dựng “ Trường học xanhsạch- đẹp- an toàn” được thực hiện với các hình thức cụ thể như:
Tuyên truyền trong giờ chào cờ đầu tuần: nhận xét, đánh giá, nhắc nhở, khen thưởng,
động viên

10


Một buổi chào cờ đầu tuần của học sinh nhà trường ngoài các nội dung
truyền thống là giao lưu văn hóa và tuyên truyền các hoạt động.
Tổ chức các buổi lao động vệ sinh trường học, thi vẽ tranh về chủ đề môi trường, an
toàn giao thông
Phát động cho học sinh nhận chăm sóc cây xanh và tự trang trí lớp học, phát huy tinh
thần tự giác
Phát động phong trào kế hoạch nhỏ, thu gom giấy vụn gây quỹ Đội.
Tuyên truyền là một trong các biện pháp mang lại hiệu quả cao vì nó tác động vào ý
thức giữ gìn môi trường, bảo vệ cây xanh, bảo vệ lớp học, … của từng em học sinh
9.Tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ.
Ngay từ đầu năm học, nhà trường xây dựng kế hoạch lao động cụ thể. Phân công
trách nhiệm cụ thể cho từng lớp phụ trách từng khu vực, giáo viên chủ nhiệm chịu trách
nhiệm trước nhà trường về nhiệm vụ được giao.
Các lớp vừa có trách nhiệm lao động, vệ sinh khu vực được phân công hàng ngày,
đồng thời cũng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khu vực của lớp mình. Kịp thời phát hiện và báo
cáo sao đỏ, tổng phụ trách Đội nếu có học sinh lớp khác làm mất vệ sinh khu vực của lớp
mình quản lý.
11



Ngoài ra, định kỳ 1 tháng 1 lần các lớp thực hiện vệ sinh toàn bộ khu vực trong và
ngoài lớp học như lau bàn, lau cửa, quét mạng nhện trong lớp cũng như khu vực hành lang.
Các phòng làm việc và các phòng chức năng, phòng học bộ môn của nhà trường cũng
được chỉ đạo vệ sinh, bố trí sắp xếp hợp lý tủ, bàn, trang trí hoa lá để tạo môi trường thoải
mái, sạch đẹp cho giáo viên, học sinh học tập, làm việc.
Như vậy việc tổ chức lao động thường xuyên, định kỳ đảm bảo cho khuôn viên trường,
phòng học, phòng chức năng và các phòng hành chính luôn luôn được giữ gìn sạch sẽ hàng
ngày.
10.Giáo dục môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các tiết học
Để thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên
đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao
khả
Qua các tiết học có giáo dục môi trường giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi
trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các tiết học này giúp cho học sinh có
ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
III . HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

Những việc đã làm và kết quả đạt được
* Những việc đã làm
1. Công tác chuẩn bị :

– Nghiên cứu kỹ những tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về trường học Xanh – Sạch – Đẹp –
An toàn của Sở Giáo dục và Đào tạo.
– Lĩnh hội ý kiến, sự chỉ đạo, tư vấn của Phòng giáo dục và Đào tạo cũng như chính quyền
địa phương trong công tác xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn.
– Họp chi bộ, phổ biến các nội dung, xây dựng thành nghị quyết.
– Thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
– Tham khảo ý kiến của Hội đồng sư phạm, học tập kinh nghiệm ở nhiều đơn vị giáo dục
trong, ngoài huyện, qua báo chí, mạng Internet.

– Tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thực tế của địa phương, lựa chọn tìm những loại cây thích
hợp và các biện pháp trồng, chăm sóc, bảo quản có hiệu quả thiết thực nhất.
– Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn xây dựng đề án, lập kế hoạch
tu bổ cơ sở vật chất, trồng cây xanh bóng mát và trồng cây cảnh, trang trí phòng học, vệ
12


sinh môi trường cảnh quan sư phạm…Tổ chức hội nghị lấy ý kiến thống nhất với các tổ
chức đoàn thể trong trường để hoàn thiện kế hoạch.
– Họp với thường trực Ban đại diện phụ huynh học sinh, thống nhất những việc làm cụ thể
để tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ.
– Phổ biến kế hoạch trong cuộc họp Hội đồng sư phạm; tuyên truyền rộng rãi trong nhân
dân và học sinh.
– Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách.
– Tổ chức kiểm tra, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện
đúng kế hoạch.
2. Tổ chức thực hiện:

* Triển khai và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
- Phổ biến kế hoạch trong cuộc họp hội đồng sư phạm; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân
và học sinh.
- Phân công cụ thể trách nhiệm cho từng cán bộ, giáo viên, nhân viên phụ trách.
- Tổ chức kiểm tra, tạo mọi điều kiện để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh thực hiện
đúng kế hoạch.
2.1. Đối với học sinh
- Trong các giờ chào cờ đầu tuần, các hoạt động ngoại khóa, các giờ sinh hoạt lớp tuyên
truyền kế hoạch và biện pháp xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.
- Giáo dục học sinh luôn có ý thức và hành động tự giác giữ gìn, bảo vệ môi trường và thực
hiện ở mọi lúc, mọi nơi, thực hiện đẹp người - đẹp lớp - đẹp trường.
- Các lớp trực tiếp tham gia các việc làm cụ thể hàng ngày, hàng tuần về xây dựng lớp học,

trường học: vệ sinh trường lớp, chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ, trồng cây, làm cỏ, chăm sóc
cây; tham gia giữ gìn an toàn trường học…
- Đội tự quản, đội sao đỏ thực hiện đúng luật: An toàn giao thông; phòng chống tai, tệ nạn
xã hội… Các em tích cực tham gia một số hoạt động ngoại khóa của trường, lớp để có kỹ
năng tự bảo vệ với nạn đuối nước, tai nạn giao thông, tai nạn điện.
- Cuối học kỳ, cuối năm học, các em được tham gia nhận xét, đánh giá về việc làm tốt, việc
làm chưa tốt, đề xuất ý kiến của mình với chương trình xây dựng trường Xanh - Sạch - Đẹp
- An toàn.
2.2. Đối với giáo viên
13


- Thực hiện kế hoạch trồng cây mùa xuân, nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham
gia ủng hộ, trồng các loại cây, hoa phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Ban chỉ đạo phân công cán bộ, giáo viên tuyên truyền về các tiêu chí trường Xanh - Sạch
- Đẹp - An toàn để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh hiểu rõ yêu cầu từng tiêu chí,
hiểu rõ mục đích ý nghĩa và trách nhiệm của mỗi người trước môi trường sống và học tập.
- Thực hiện có hiệu quả việc khai thác nội dung kiến thức giáo dục môi trường, tích hợp
giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học trong chương trình giảng dạy. Giáo viên chủ
động thực hiện các hoạt động Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn của lớp phụ trách; gương mẫu
trước học sinh về hành động bảo vệ môi trường.
2.3. Đối với cán bộ quản lý nhà trường
- Xây dựng đề án, kế hoạch chi tiết, cụ thể; làm tốt công tác tư tưởng đối với phụ huynh,
học sinh và giáo viên.
- Vận động cán bộ, giáo viên, phụ huynh tặng cây cảnh, cây bóng mát; tuyên truyền, làm tốt
công tác xã hội hóa giáo dục.
- Triển khai cụ thể tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nội dung yêu cầu, tiêu chí trường
học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn đồng thời cũng đưa vào biểu điểm thi đua để đánh giá
nhận xét theo học kỳ, năm học.
- Tổ chức một số hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường, kỹ năng sống, kỹ năng tự

bảo vệ...theo từng chủ đề cho học sinh.
- Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng lớp về việc giữ gìn và chăm sóc cây xanh, bồn
hoa, khuôn viên trường lớp.
- Kiểm tra đánh giá qua ảnh chụp, nhật ký để làm rõ sự thay đổi cảnh quan môi trường của
nhà trường qua mỗi năm học.
3. Bổ sung cơ sở vật chất
- Để tạo môi trường sạch đẹp, thoáng đãng, nhà trường tư vấn với chính quyền địa phương,
ban đại diện cha mẹ học sinh tu bổ và xây mới các công trình: vệ sinh cho học sinh, xây
tường rào sau trường, thiết kế sân chơi, sân thể dục phù hợp với các tiêu chuẩn theo quy
định, quy hoạch và làm mới lán xe cho giáo viên và học sinh.
- sắp xếp lại các ghế đá đặt tại các vị trí thích hợp trong khuôn viên nhà trường để thầy và
trò nghỉ ngơi, thư giãn trước và sau giờ lên lớp.
4. Tổ chức mua cây trồng bổ sung
- Bố trí lại vườn cây, khuôn viên hợp lí, trồng thêm các loại cây hoa, cây cảnh tạo màu sắc
hài hòa.
14


- Để tăng độ che phủ của màu xanh trên sân trường đồng thời tạo bóng mát, giá trị sử dụng,
nhà trường đã làm tốt công tác xã hội hóa cũng như chi một phần kinh phí mua thêm cây ở
các cơ sở ươm bán cây giống, cây cảnh không có ở địa phương như: cây, xoài, sấu, bằng
lăng và thảm cỏ...
- Bước đầu bố trí trồng và ươm vườn cây thuốc nam.
5. Bố trí lắp đặt hệ thống nước sạch, trang trí lại các lớp học, xây dựng cơ bản hệ thống
thoát nước
- Năm 2016 nhà trường kết hợp cùng phụ huynh lắp đặt hệ thống nước sạch phục vụ nhu
cầu sinh hoạt của giáo viên và học sinh mỗi lớp có bố trí một bình nước uống 20 lít.
- Nhà trường thiết kế trang trí đồng bộ cho các lớp học theo đúng quy định đảm bảo thẩm
mỹ và có tính giáo dục cao, học sinh tham gia các hoạt động “Xanh hoá trường học” tự
giác nhận trồng, chăm sóc cây, nhặt rác thải…

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cống rãnh thoát nước, có nắp đậy tạo đường đi sạch sẽ.
- Bố trí các thùng đựng rác, để dụng cụ vệ sinh trong mỗi phòng học cho sạch đẹp, gọn.
Từng vị trí trong khu vực sinh hoạt chung đều bố trí thêm các thùng rác lớn có nắp đậy. Tổ
chức việc quét dọn vệ sinh, thu gom giấy rác hàng ngày chuyển vào vị trí bãi đựng rác
chung quy định và chuyển về khu vực xử lý của địa phương.
6. Biện pháp
- Mỗi tuần tổ chức một buổi lao động với tinh thần ngày xanh - sạch - đẹp, học sinh tổ chức
làm cỏ, chăm sóc cây hoa ở khu vực của lớp mình nhận, lau chùi, vệ sinh toàn bộ lớp học.
Việc chăm sóc cây, vệ sinh môi trường thành việc làm tự giác, thường xuyên hàng ngày,
hàng tuần.

15


- Việc cắt tỉa cây xanh bóng mát, cây cảnh, phun thuốc trừ sâu bệnh, bón phân, tưới cây…
được các thầy giáo và học sinh hai lớp 9A1, A2 cùng cắt tỉa, chăm sóc, ban xây dựng
trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, tự giác đảm nhiệm
* Kết quả đạt được:
1. Đối với việc tạo cảnh quan môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn
- Mỗi năm học, bên cạnh việc tập trung xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để phục vụ cho
công tác dạy - học và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường lập kế hoạch
trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo môi trường giáo
dục Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn. Bằng sự nỗ lực của thầy và trò nhà trường, đến nay
trường THCS Bình Minh đã đạt được những kết quả cụ thể như sau :
- Bổ sung thêm được 5 cây bàng bóng mát, 1 vườn cây hoa lá các loại cắt tỉa theo các hình
trang trí…, 25 cây cảnh cây xanh, cây tùng , cây ngâu; hơn 80 chậu cây, chậu hoa, cây xanh
trang trí trong các phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, hành lang, sân trường...
- Vườn cây, các gốc cây, bồn hoa trước lớp học trồng thảm cỏ lạc tiên, dạ thiên thảo, các
loại hoa đẹp, nở hoa quanh năm, cây chuỗi ngọc, cẩm tú mai cắt tỉa thành viền khung.
- Bố trí một mảnh vườn nhỏ trồng một số loại cây thuốc nam phổ biến và thông dụng trong

đời sống: gừng, ngải cứu, tía tô, kinh giới, mã đề, đinh lăng…
- Thường xuyên khơi thông rãnh thoát nước, không để xảy ra tình trạng ứ đọng nước sau
mưa; sử dụng hệ thống thùng đựng rác, phối hợp với địa phương để xử lý rác thải, tẩy rửa
nhà vệ sinh thường xuyên, trồng cây xanh quanh khu vực nhà vệ sinh để khử mùi.
- Vệ sinh toàn trường hàng ngày (phân công khu vực vệ sinh cụ thể cho từng lớp và có sơ
đồ cụ thể); trang trí đồng bộ các phòng học, phòng học tập bộ môn, các phòng chức năng,
phòng làm việc đảm bảo quy định, đẹp mắt, an toàn, tạo môi trường thoải mái học tập, làm
việc. - Kết quả trên đã góp phần đáng kể vào sự chuyển biến mạnh mẽ cảnh quan của nhà
trường theo tiêu chí Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn.

16


Không gian trường học
2. Đối với việc giáo dục học sinh
- Hoạt động xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn đã tạo điều kiện cho các em
được đóng góp công sức của mình làm cho cảnh quan ngôi trường mình học tập ngày càng
đẹp hơn. Ngoài ra hoạt động này còn có tác động đến ý thức trách nhiệm đối với tập thể để
các em ngày càng gắn bó hơn, tự hào hơn đối với mái trường. Đồng thời tạo không khí học
tập vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giúp học sinh có tình thần học tập tốt hơn.
- Việc trực tiếp được tham gia trồng, chăm sóc cây xanh bóng mát, cây cảnh, vườn hoa
trong nhà trường còn giáo dục cho các em một số trí thức, kỹ năng lao động phù hợp với
mục đích yêu cầu giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, tri thức gắn liền với thực tế, giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường, tạo hiệu quả cao trong việc“Xanh hoá trường học”.

17


Một vài hình ảnh xanh hóa trường học của thầy và trò nhà trường
3. Kết quả việc huy động các nguồn lực

- Kinh phí xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn khoảng 117.500.000 (Một
trăm mười bẩy triệu năm trăm nghìn đồng).
Trong đó:
18


- Xã hội hóa khoảng: 57.500.000 (Năm bẩy triệu năm trăm nghìn đồng).
- Ngân sách: 30.000.000 (Ba mươi triệu đồng).
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên ủng hộ khoảng: 30.000.000 (Ba mươi triệu đồng).
4. Nguồn lực từ phụ huynh học sinh, nhân dân và ngân sách, tài trợ
- Xây bồn hoa phía tây trường, đường ra lối khu vệ sinh phía tây, 15.000.000 đ (Mười năm
triệu đồng).
- Làm mới khu nhà xe GV, khu nhà xe HS và sửa chữa một số chỗ hư hỏng khoảng
60.000.000đ (Sáu mươi triệu đồng).
- Bổ sung thùng rác(10 thùng) mua thêm xe chở rác, ghế đá :5.000.000đ (Năm triệu đồng ).
- Mua trồng cây bóng mát, cây cảnh, chậu cây trang trí, cây ăn quả, vườn thuốc Nam :
26.000.000đ (Hai sáu triệu đồng).
5. Nguồn lực từ giáo viên và học sinh
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia nhiều ngày công trồng cây phục vụ học
tập, trồng và chăm sóc chậu hoa, cây cảnh, cây xanh....
6. Kết quả của từng tiêu chí đạt được
Tiêu chí 1: Xanh
- Nhà trường đã có hệ thống tường xây bảo vệ quanh khuôn viên, có hàng rào cây xanh,
khuôn viên nhà trường được trồng nhiều cây xanh, cây bóng mát, trồng hoa, trồng cỏ, cây
cảnh hài hòa và phù hợp với tổng thể kiến trúc nhà trường được phủ xanh các khoảng đất
trống. Độ bao phủ xanh trong khuôn viên trường từ 60% trở lên, trong đó thảm cỏ khoảng
20%.
- Trên sân trường và trong khuôn viên trường đã quy hoạch trồng thêm được nhiều cây
xanh, cây bóng mát lựa chọn từ những loại cây ở địa phương, các loại cây rễ cọc để không
dễ bị đổ gẫy, cây hoa tạo cảnh quan phong phú, đa dạng như cây : hoa sữa, phượng vỹ,

bàng, xoài, lộc vừng, bằng lăng, hàng cau phía tây trường…ngoài ra còn trồng cỏ thành
thảm hình trang trí, hình bản đồ Việt Nam…thành hàng dài hai bên lối đi dưới các vồng cây
bóng mát tạo ra quang cảnh xanh.
- Trích kinh phí mua và huy động giáo viên, học sinh, phụ huynh đã ủng hộ nhiều chậu cây
cảnh, chậu hoa được đặt tại những vị trí thích hợp phía trước lan can ngoài các lớp, hành
lang đi lại, trong khuôn viên trường, trong các phòng chức năng, phòng làm việc, trên hành
lang lớp học đảm bảo khoa học đẹp mắt. Tất cả các lớp trang trí đều có cây xanh, mỗi lớp
có khoảng 2-3 chậu cây cảnh, tổng số nhà trường khoảng trên 80 chậu cây hoa cây cảnh
các loại.
- Vườn cảnh ngoài sanh thế, sanh tán, tùng, ngâu, bằng lăng … tầng dưới là các loại cây lá
màu được trồng và cắt tỉa theo các hình trang trí… tầng mặt đất được phủ bằng thảm cây cỏ
19


lạc hoa. Các vồng cây bóng mát trước các lớp học đều được phủ thảm cỏ, thảm hoa với các
hình đẹp mắt…. Trên các bồn hoa đều trồng các loại cây hoa, cây chuỗi ngọc, lạc tiên, mười
giờ, cỏ ba lá cắt tỉa thường xuyên rất sinh động. Sân tập thể dục thể thao, sân chơi được bố
trí ở khu vực riêng được quy hoạch khu vực riêng không ảnh hưởng đến các lớp học.
- Nhà trường đã xây dựng vườn cây phía tây, được thiết kế khoa học hợp lý và bên trong
bồn cây đã trồng được các loại cây xanh như cây sanh 7 tán, ngâu, tùng....., đẹp mắt và
được các thầy giáo và học sinh 2 lớp 9A1, 9A2 cắt tỉa chăm sóc thường xuyên. Có bồn cây
thực vật được bố trí ở khu vực trước sân chơi trông khung cảnh hài hòa.

Một góc xanh - nhìn từ bên ngoài và trên cao.
- Trích kinh phí mua và huy động ủng hộ nhiều chậu cây cảnh, cây hoa (85 chậu) được đặt
tại những vị trí thích hợp trên sân trường, hành lang đi lại, trong khuôn viên trường, trong
các phòng chức năng, phòng làm việc, trong lớp học đảm bảo đẹp mắt.
- Xây dựng bồn hoa, vườn trường được thiết kế khoa học hợp lý và đã trồng được nhiều loại
hoa nở quanh năm, bước đầu trồng và ươm giống lạc tiên, hoa mười giờ, chăm sóc vườn
20



cây thuốc nam (có thông tin cần thiết về những loại cây đã trồng) phục vụ cho việc đổi mới
các hoạt động giáo dục và sử dụng chữa các bệnh thông thường.
- Toàn bộ hệ thống cây xanh, cây bóng mát, chậu hoa cây cảnh, thảm cỏ được định kỳ,
thường xuyên chăm sóc, bổ sung xanh mát quanh năm, được bố trí hợp lý có tính mỹ thuật
phục vụ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh học tập, vui chơi và thư giãn sau những giờ
lên lớp.
- Nhà trường đã xây dựng, thiết kế khu vườn trường ở phía tây sân trường gồm vườn thuốc
nam và vườn cây ăn quả. Bộ phận phụ trách vườn cây thuốc nam đã kết hợp với giáo viên
bộ môn sinh học, cùng nhân viên y tế tổ chức cho học sinh trồng và chăm sóc các loại cây
cần thiết cho môn học. Đã kết hợp với giáo viên bộ môn sinh học cùng nhân viên Y tế tổ
chức cho học sinh trồng và chăm sóc các loại cây thuốc nam như: cây ngải cứu, cây mã đề,
cây rau má, cây lá bỏng, lô hội, cay mật gấu , cay tía tô , vv…, để điều trị bệnh thông
thường qua đó làm xanh hoá trường học và giới thiệu cho học sinh biết về tác dụng của mỗi
loại cây thuốc nam trong điều trị các bệnh thông thường.

21


Vườn cây thuốc nam

Vườn cây ăn quả
- Vườn cây ăn quả thì có các loại cây dễ trồng, ngon, bổ như: cây ổi, cây xoài, cây hồng
xiêm, cây táo, cây chanh, cây khế, bưởi….Tất cả các loại cây ăn quả, thuốc nam đều được
trồng theo hàng, luống khoa học, đẹp mắt, thường xuyên được tu bổ chăm sóc.
22


- Các thành viên trong nhóm và tất cả giáo viên, nhân viên, học sinh các lớp trong nhà

trường đều phải thực hiện nghiêm túc lịch phân công lao động hàng ngày, hàng tuần như
chăm sóc tỉa cành, bón phân tại các bồn cây, chậu cảnh, khu vườn thuốc nam, bổ sung thêm
cỏ bị chết.
Tiêu chí 2: Sạch
- Xử lý rác thải: Nhà trường có khu vực xử lí rác thải riêng xa khu vực học tập và làm việc.
Trên sân trường, mỗi khu vực, được trang bị hệ thống thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các
vị trí hợp lý thuận tiện đảm bảo mỹ quan, thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh sử dụng, rác được phân loại theo hai nhóm dễ phân hủy và khó phân hủy và định kỳ
phối hợp với bộ phận thu gom rác của địa phương (1 tuần/lần) để vận chuyển về khu đổ rác
tập trung của địa phương.
- Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Hệ thống thoát nước của nhà trường được xây dựng
khoa học ứng với từng khu vực; không có hố nước đọng gây ô nhiễm môi trường và muỗi
sinh sản, định kỳ nạo vét (1 tháng/ lần) đảm bảo lưu thông nước, không có mùi hôi.

Giáo viên và học sinh xử lí hệ thống thoát nước.
- Nguồn nước sạch: Nhà trường lắp đặt hệ thống nước sạch ở các vị trí thuận tiện để học
sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi vào lớp. Nhà trường có sử dụng máy lọc nước tinh
khiết đảm bảo đủ nước uống sạch cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sử dụng
hàng ngày.
- Vệ sinh môi trường: Có 1 nhà vệ sinh tự hoại riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; có 1
nhà vệ sinh tự hoại 2 khu riêng cho học sinh với diện tích sử dụng theo quy định đáp ứng đủ
cho số lượng học sinh. Công trình vệ sinh thoáng mát, đủ ánh sáng, xung quanh khu vực vệ
23


sinh trồng cây xanh với mục tiêu tạo cảm giác thoải mái, chống ô nhiễm khử mùi hôi, các
khu nhà vệ sinh thường xuyên được lớp trực tuần tẩy rửa vệ sinh mỗi ngày sau mỗi buổi
học, từ đó nâng cao ý thức sử dụng bảo quản, đi vệ sinh đúng nơi quy định cho học sinh.
Khuôn viên trường, lớp học các phòng chức năng, phòng làm việc vệ sinh sạch sẽ hàng
ngày.

- Công tác y tế học đường: Học sinh được giáo dục cách sống khoẻ mạnh và có sự hỗ trợ
về y tế, về tâm lý, cán bộ y tế thường xuyên theo dõi tuyên truyền các dịch bệnh diễn ra,
hướng dẫn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cách phòng chống, phối hợp với
trạm y tế xã tổ chức tiêm chủng, khám nha mắt cho học sinh, kiểm tra theo dõi sức khỏe
cho học sinh. Nhà trường có phòng y tế riêng, có tủ thuốc với một số loại thuốc thông dụng,
bông, băng, gạc… đủ điều kiện đảm bảo sơ cứu ban đầu cho học sinh.
- Xử lý tiếng ồn: Vị trí phòng làm việc, sân chơi bãi tập được bố trí riêng; giờ học nhạc, giờ
học tiếng anh, cách tương đối xa lớp học, có ngăn cách âm, không để học sinh trong lớp
mất tập trung. Đảm bảo bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm trong sân trường, lớp
học.

Học sinh khối 6, 7 tham gia lao động vệ sinh

24


Tiêu chí 3: Đẹp
- Khuôn viên trường khép kín hình chữ U có tường bao quanh phía ngoài trường là
dãy hoa dạ thiên thảo rực rỡ. phía trong trường là một vườn cảnh trông đẹp mắt và hấp dẫn.
Trên sân trường là hệ thống các bồn hoa, cây cảnh, bồn cỏ ba lá, cỏ lạc tiên, các cây bóng
mát, khu vườn cây ăn quả, vườn thuốc nam…được bố trí hài hòa, hợp lí vừa tạo môi trường
xanh, sạch vừa có tính thẩm mĩ.
- Xây dựng được môi trường xanh, sạch, có tính thẩm mỹ trong mô hình kiến trúc
tổng thể, quy hoạch hợp lý, đảm bảo sự phát triển bền vững trong quá trình xây dựng cơ sở
vật chất cảnh quan môi trường.
- Trên tường, ở cổng trường, hệ thống tường bao, khu nhà vệ sinh có bố trí các bức
tranh cổ động, tuyên tryền về an toàn giao thông, xây dựng và bảo vệ môi trường, an toàn
vệ sinh… Các hàng cột trụ trong trường đều có thiết kế và treo các pa-nô, áp phích mang
tính giáo dục về nhân cách, con người.
- Lớp học trang trí đẹp phù hợp với đối tượng học sinh: hệ thống bảng biểu, chậu

hoa, cây cảnh…
- Xây dựng những quy định về nếp sống văn hóa trong nhà trường, thiết kế các bảng
biểu, áp phích và được sắp xếp hợp lý đảm bảo tính tiện dụng và mỹ quan thường xuyên
nhắc nhở học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, biết sống hài hòa thân thiện với thiên nhiên,
đảm bảo nhà trường thực sự là một trung tâm văn hóa giáo dục, rèn luyện học sinh về lý
tưởng, nhân cách, lối sống.
- Trang phục của giáo viên, học sinh gọn gàng, sạch, đẹp (theo đúng những quy định
chuẩn mực nhà giáo và học sinh). Quy định trang phục đồng phục cho học sinh giản dị,
gọn gàng, sạch sẽ, màu sắc không loè loẹt, áo trắng quần tối màu, đồng phục học sinh được
thực hiện theo mùa. Xây dựng môi trường thân thiện giữa học sinh với học sinh; giữa học
sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên; giữa học sinh với khách; giữa học sinh với cây xanh
thảm cỏ bồn hoa, bàn ghế, lớp học, sân trường.

25


×