Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA 7 GIỐNG BẮP NẾP (Zea mays var. ceratina Kulesh.) TRIỂN VỌNG VỤ XUÂN NĂM 2011 TẠI HUYỆN PHÙ MỸ – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 7 GIỐNG BẮP NẾP (Zea mays var. ceratina Kulesh.)
TRIỂN VỌNG VỤ XUÂN NĂM 2011 TẠI
HUYỆN PHÙ MỸ – TỈNH BÌNH ĐỊNH

NGÀNH
: NÔNG HỌC
KHÓA
: 2007 – 2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN : HUỲNH NHẬT VŨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
x


KHẢO SÁT SỰ SINH TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA 7 GIỐNG BẮP NẾP (Zea mays var. ceratina Kulesh.)
TRIỂN VỌNG VỤ XUÂN NĂM 2011 TẠI
HUYỆN PHÙ MỸ – TỈNH BÌNH ĐỊNH

Tác giả

HUỲNH NHẬT VŨ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học



Giảng viên hướng dẫn:
ThS. TRẦN THỊ DẠ THẢO

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
xi


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này trước tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thạc
sỹ Trần Thị Dạ Thảo đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đề
tài cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Em rất biết ơn quý thầy cô khoa Nông học nói riêng và quý thầy cô giảng dạy
tại Trường Đại học Nông Lâm nói chung, những người đã giảng dạy và cung cấp kiến
thức chuyên môn giúp em thức hiện thành công đề tài.
Con xin được gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục,
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con có thể theo học và hoàn thành khoá học này.
Cháu xin cảm ơn ông Ngoại đã phụ giúp cháu trong thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, chia sẽ cùng tôi.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2011
Sinh viên
Huỳnh Nhật Vũ

xii


TÓM TẮT
Huỳnh Nhật Vũ, Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng
7/2011.
Đề tài “Khảo sát sự sinh trưởng - phát triển, năng suất của 7 giống bắp nếp (Zea

mays var. ceratina Kulesh.) triển vọng vụ xuân năm 2011 tại huyện Phù Mỹ - tỉnh
Bình Định”.
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sỹ Trần Thị Dạ Thảo
Mục tiêu đề tài đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm
chất của 7 giống bắp nếp tham gia thí nghiệm và tuyển chọn các giống bắp nếp có
năng suất cao, phẩm chất tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện.
Đề tài đã được tiến hành từ tháng 02/2011 đến tháng 05/2011. Địa điểm thực
hiện tại xã Mỹ Quang, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Thí nghiệm gồm 7 giống bắp nếp (Nù ĐP (đối chứng), MX6, Nù58, TN177,
MX10, PN-100, SD268) được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn
yếu tố (giống), bốn lần lập lại. Mỗi nghiệm thức là một giống.
Các chỉ tiêu theo dõi được đánh giá dựa theo Quy phạm khảo nghiệm giống bắp
(DUS và VCU) của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn.
Kết quả thí nghiệm thu được:
-

Các giống bắp nếp thí nghiệm thuộc nhóm ngắn ngày (81 – 85 NSG). Hai giống

có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là giống SD268 (81 ngày) và MX10 (82 ngày).
-

Các giống tham gia thí nghiệm có sức sinh trưởng khá tốt, khả năng chống đổ

ngã của các giống trong vụ xuân đều tốt.
-

Tình hình sâu bệnh: các giống nhiễm sâu đục thân nhẹ là MX10 (7,3 %),

SD268 (9,4 %), MX6 (9,6 %). Các giống nhiễm sâu đục trái nhẹ là MX6 (12,3 %),
MX10 (13,7 %).

-

Năng suất thực thu bắp tươi có lá bi của các giống thí nghiệm biến động từ 9,7

– 13,0 tấn/ha.
-

Năng suất thực thu bắp tươi không có lá bi của các giống thí nghiệm biến động

từ 6,2 – 8,2 tấn/ha.

xiii


-

Năng suất thực thu hạt khô của các giống thí nghiệm biến động từ 4,0 – 5,9

tấn/ha và sự khác biệt của các giống có ý nghĩa trong thống kê, trong đó giống MX10
có năng suất cao nhất 5,9 tấn/ha.
-

Giống có phẩm chất hạt ngon nhất là giống MX10 kế đến là giống SD268,

MX6. Giống Nù ĐP (ĐC) và giống PN-100 có phẩm chất kém nhất.
Qua theo dõi các giống thí nghiệm cho thấy ba giống có thời gian sinh trưởng
ngắn, cho năng suất cao, phẩm chất ngon, nhiễm sâu bệnh nhẹ là giống MX10, MX6
và SD268 có thể giới thiệu vào trong sản xuất của địa phương.

xiv



MỤC LỤC
Trang
Trang trình duyệt ---------------------------------------------------------------------------------- i
Lời cảm ơn ----------------------------------------------------------------------------------------ii
Tóm tắt -------------------------------------------------------------------------------------------- iii
Mục lục --------------------------------------------------------------------------------------------- v
Danh sách các chữ viết tắt ---------------------------------------------------------------------- ix
Danh sách các bảng ------------------------------------------------------------------------------- x
Danh sách các hình ------------------------------------------------------------------------------ xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ------------------------------------------------------------------------- 1
1.1. Đặt vấn đề------------------------------------------------------------------------------------- 1
1.2. Mục tiêu đề tài ------------------------------------------------------------------------------- 2
1.3. Yêu cầu---------------------------------------------------------------------------------------- 2
1.4. Giới hạn đề tài -------------------------------------------------------------------------------- 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ------------------------------------------------------------------ 3
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp --------------------------------------------------------------- 3
2.2 Lịch sử và nguồn gốc bắp nếp -------------------------------------------------------------- 4
2.3 Tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế ------------------------------------------ 5
2.3.1 Bắp làm cây lương thực cho người --------------------------------------------------- 5
2.3.2 Bắp làm nguồn thức ăn cho gia súc ---------------------------------------------------- 6
2.3.3 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp ----------------------------------------- 6
2.3.4 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh --------------------------------------------- 6
2.3.5 Bắp là nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học ------------------------------------ 7
2.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới ------------------------------------------------------- 7
2.5 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam ------------------------------------------------------- 8
2.5.1 Sản xuất bắp ở Việt Nam --------------------------------------------------------------- 8
2.5.2 Tình hình sản xuất bắp ở Bình Định ------------------------------------------------ 10
2.6 Một số kết quả nghiên cứu bắp ở Việt Nam ------------------------------------------- 11

2.6.1 Tình hình nghiên cứu bắp lai --------------------------------------------------------- 11
xv


2.6.2 Tình hình nghiên cứu bắp nếp ------------------------------------------------------- 12
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -------------------- 14
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm ------------------------------------------- 14
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai thí nghiệm ------------------------- 14
3.2.1 Tình hình khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm --------------------------- 14
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm ---------------------------------------------------- 15
3.3 Vật liệu -------------------------------------------------------------------------------------- 16
3.3.1 Giống ------------------------------------------------------------------------------------ 16
3.3.2 Phân bón -------------------------------------------------------------------------------- 16
3.4 Phương pháp thí nghiệm ------------------------------------------------------------------ 17
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ----------------------------------------------------------------------- 17
3.4.2 Quy mô thí nghiệm -------------------------------------------------------------------- 17
3.4.3 Quy trình kỹ thuật canh tác ---------------------------------------------------------- 18
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ----------------------------------------------------------------------- 19
3.5.1 Thời gian sinh trưởng và phát dục -------------------------------------------------- 19
3.5.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng -------------------------------------------------------------- 20
3.5.3 Khả năng chống đổ ngã --------------------------------------------------------------- 21
3.5.4 Tình hình sâu bệnh -------------------------------------------------------------------- 21
3.5.5 Đặc điểm hình thái trái --------------------------------------------------------------- 23
3.5.6 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô -------------------------------- 24
3.5.7 Các yếu tố cấu thành năng suất ------------------------------------------------------ 24
3.5.8 Phẩm chất trái -------------------------------------------------------------------------- 26
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ---------------------------------------------------------------- 26
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN --------------------------------------------- 27
4.1 Thời gian sinh trưởng và phát triển ------------------------------------------------------ 27
4.1.1 Giai đoạn nẩy mầm -------------------------------------------------------------------- 27

4.1.2 Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục --------------------------------------------- 28
4.2 Các chỉ tiêu sinh trưởng ------------------------------------------------------------------- 31
4.2.1 Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ------------------------------------ 31
4.2.1.1 Động thái tăng trưởng chiều cao cây ------------------------------------------- 32
4.2.1.2 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ----------------------------------------------- 34
xvi


4.2.2 Động thái và tốc độ ra lá ------------------------------------------------------------- 35
4.2.2.1 Động thái ra lá ---------------------------------------------------------------------- 35
4.2.2.2 Tốc độ ra lá ------------------------------------------------------------------------- 37
4.3 Diện tích và chỉ số diện tích lá ----------------------------------------------------------- 39
4.3.1 Diện tích lá của các giống bắp thí nghiệm ----------------------------------------- 39
4.3.2 Chỉ số diện tích lá ---------------------------------------------------------------------- 40
4.4 Đặc điểm hình thái cây -------------------------------------------------------------------- 42
4.4.1 Chiều cao thân chính ------------------------------------------------------------------ 42
4.4.2 Chiều cao đóng bắp ------------------------------------------------------------------- 43
4.4.3 Tỷ lệ chiều cao đóng bắp/Chiều cao thân chính ----------------------------------- 44
4.4.4 Đường kính thân ----------------------------------------------------------------------- 44
4.5 Tình hình sâu bệnh hại -------------------------------------------------------------------- 44
4.5.1 Sâu đục thân ---------------------------------------------------------------------------- 45
4.5.2 Sâu đục bắp ---------------------------------------------------------------------------- 45
4.6 Đặc điểm trái ------------------------------------------------------------------------------ 46
4.6.1 Chiều dài kết hạt ----------------------------------------------------------------------- 46
4.6.2 Đường kính trái ------------------------------------------------------------------------ 46
4.6.3 Đường kính lõi ------------------------------------------------------------------------- 47
4.6.4 Độ che phủ lá bi ----------------------------------------------------------------------- 47
4.6.5 Trạng thái bắp -------------------------------------------------------------------------- 48
4.7 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô ------------------------------------- 48
4.7.1 Trọng lượng chất khô ----------------------------------------------------------------- 49

4.7.2 Tốc độ tích lũy chất khô --------------------------------------------------------------- 49
4.8 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất hạt tươi -------------------------------- 49
4.9 Các yếu tố cấu thành năng suất hạt khô ------------------------------------------------ 50
4.9.1 Số bắp hữu hiệu ------------------------------------------------------------------------ 51
4.9.2 Số hạt/hàng ----------------------------------------------------------------------------- 51
4.9.3 Số hàng/trái ----------------------------------------------------------------------------- 52
4.9.4 Trọng lượng 1000 hạt ----------------------------------------------------------------- 52
4.9.5 Năng suất lý thuyết hạt khô ---------------------------------------------------------- 52
4.9.6 Năng suất thực thu hạt khô ----------------------------------------------------------- 53
xvii


4.10 Phẩm chất trái ----------------------------------------------------------------------------- 54
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ------------------------------------------------- 56
5.1 Kết luận -------------------------------------------------------------------------------------- 56
5.2 Đề nghị --------------------------------------------------------------------------------------- 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------------------------- 58
PHỤ LỤC --------------------------------------------------------------------------------------- 60

xviii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHH

Bắp hữu hiệu

BVTV


Bảo vệ thực vật

CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CCTC

Chiều cao thân chính

CV

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

ĐP

Địa phương

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


NSG

Ngày sau gieo

NT

Nghiệm thức

P1000

Trọng lượng 1000 hạt

TGCL

Thời gian chênh lệch

TL

Trọng lượng

TLĐN

Tỷ lệ đổ ngã

TLGH

Tỷ lệ gây hại

TLTB


Trọng lượng trung bình

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPTD

Thụ phấn tự do

TT

Trạng thái

UBND

Ủy ban nhân dân

xix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần một số chất dinh dưỡng trong bắp, gạo và hoa màu khác ------- 6
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của bắp trên thế giới 2005 – 2009 ----------- 7
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 – 2009 -------------------- 9
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp ở Bình Định giai đoạn 2006 – 2009 ----------------- 10
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài ------------------- 14
Bảng 3.2 Đặc điểm lý hóa của khu đất thí nghiệm ---------------------------------------- 15
Bảng 4.1 Tỷ lệ nẩy mầm của 7 giống bắp nếp --------------------------------------------- 28
Bảng 4.2 Thời gian sinh trưởng và phát dục của 7 giống bắp nếp ----------------------- 29

Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của 7 giống bắp nếp ------------------- 32
Bảng 4.4 Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 7 giống bắp nếp------------------------ 34
Bảng 4.5 Động thái ra lá của 7 giống bắp nếp --------------------------------------------- 36
Bảng 4.6 Tốc độ ra lá của 7 giống bắp nếp ------------------------------------------------- 38
Bảng 4.7 Diện tích lá của 7 giống bắp nếp ------------------------------------------------- 39
Bảng 4.8 Chỉ số diện tích lá của 7 giống bắp nếp ------------------------------------------ 41
Bảng 4.9 Các chỉ tiêu liên quan đến chống đổ ngã của 7 giống bắp nếp --------------- 43
Bảng 4.10 Tình hình sâu hại của 7 giống bắp nếp ----------------------------------------- 45
Bảng 4.11 Đặc điểm trái của 7 giống bắp nếp --------------------------------------------- 47
Bảng 4.12 Trọng lượng chất khô và tốc độ tích lũy chất khô của 7 giống bắp nếp --- 48
Bảng 4.13 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất tươi của 7 giống bắp nếp --- 50
Bảng 4.14 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất khô của 7 giống bắp nếp --- 51
Bảng 4.15 Phẩm chất trái của 7 giống bắp nếp --------------------------------------------- 54

xx


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1: Toàn cảnh ruộng thí nghiệm ------------------------------------------------------- 18
Hình 2: Dạng trái của 7 giống bắp nếp thí nghiệm ---------------------------------------- 53
Hình 3: Toàn cảnh ruộng bắp giai đoạn 40 NSG ------------------------------------------ 60
Hình 4: Toàn cảnh ruộng bắp giai đoạn tung phấn phun râu ----------------------------- 60
Hình 5: Sâu đục thân --------------------------------------------------------------------------- 61
Hình 6: Sâu đục bắp và triệu chứng gây hại ------------------------------------------------ 61
Hình 7: Hình dạng trái của giống Nù ĐP (ĐC) -------------------------------------------- 62
Hình 8: Hình dạng trái của giống MX 6----------------------------------------------------- 62
Hình 9: Hình dạng trái của giống Nù 58 ---------------------------------------------------- 62
Hình 10: Hình dạng trái của giống TN177 -------------------------------------------------- 62
Hình 11: Hình dạng trái của giống MX 10-------------------------------------------------- 63
Hình 12: Hình dạng trái của giống PN-100 ------------------------------------------------- 63

Hình 13: Hình dạng trái của giống SD 268 ------------------------------------------------- 63
Biểu đồ 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây ------------------------------------------ 64
Biểu đồ 2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ---------------------------------------------- 64
Biểu đồ 3: Động thái ra lá -------------------------------------------------------------------- 65
Biểu đồ 4: Tốc độ ra lá ------------------------------------------------------------------------ 65
Biểu đồ 5: Năng suất thực thu bắp tươi có lá bi và không có lá bi ---------------------- 66
Biểu đồ 6: Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu bắp khô -------------------------- 66

21


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Bắp là một trong ba cây lấy hạt quan trọng nhất trong nền nông nghiệp toàn
cầu. Với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho người, thức ăn cho chăn nuôi và còn
là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, bắp đã được hầu hết các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới gieo trồng và phát triển liên tục. Năm 2009, bắp đứng đầu
sản lượng và năng suất trong các nhóm cây lương thực của thế giới với sản lượng
817,1 triệu tấn trên diện tích 159,5 triệu ha, năng suất bình quân 5,1 tấn/ha
(FAOSTAT, 2011).
Bắp được trồng phổ biến ở Việt Nam và là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa.
Với diện tích canh tác năm 2009 là 1,1 triệu ha, năng suất bình quân trên 4 tấn/ha, bắp
đã đạt sản lượng 4,38 triệu tấn (FAOSTAT, 2011). Ở nước ta bắp nếp là một trong
những cây lương thực quan trọng cho con người. Ngoài nhu cầu sử dụng tươi như là
thực phẩm thì tinh bột bắp nếp còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công
nghiệp thực phẩm.
Bình Định nằm ở vị trí trung tâm của miền Trung và cả nước. Phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi - nơi có khu công nghiệp Dung Quất; phía Nam giáp tỉnh Phú Yên có
nhiều tiềm năng phát triển về du lịch dịch vụ; phía Tây giáp Tây Nguyên - vùng giàu

tiềm năng thiên nhiên cần được khai thác. Ngoài ra ở tỉnh còn chú trọng phát triển các
cây trồng nông nghiệp. Cây bắp được trồng phổ biến tuy nhiên diện tích và năng suất
của bắp nếp còn thấp. Để nâng cao năng suất, một trong những biện pháp hàng đầu là
giống. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại giống khác nhau. Để tìm ra những giống
bắp nếp có năng suất cao, ổn định, phẩm chất tốt, phù hợp với đặc điểm sinh thái và
phương thức canh tác tại huyện thì khâu tuyển chọn rất quan trọng.
Để đáp ứng nhu cầu trên, đề tài “ Khảo sát sự sinh trưởng, phát triển, năng suất
của 7 giống bắp nếp (Zea mays var. ceratina Kulesh.) triển vọng vụ xuân năm 2011 tại
huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định” được tiến hành.
1.2 Mục tiêu đề tài
22


-

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của 7 giống
bắp nếp tham gia thí nghiệm.

-

Chọn ra các giống bắp nếp có năng suất cao, phẩm chất tốt, ít đổ ngã, nhiễm sâu
bệnh nhẹ và phù hợp với điều kiện sinh thái của huyện.

1.3 Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu về đặc điểm nông học, tình hình nhiễm sâu bệnh, phẩm
chất hạt, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thí nghiệm.
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và giới hạn về kinh phí nên chỉ tiến hành thí
nghiệm trên 7 giống bắp nếp trong vụ Xuân tại huyện Phù Mỹ tỉnh Bình Định, các chỉ
tiêu về phẩm chất chỉ được đánh giá cảm quan và rút ra kết luận sơ bộ.


23


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu sơ lược về cây bắp
Bắp có tên khoa học là Zea mays. L, thuộc loài Z. mays, họ hòa thảo
(Gramineae), bộ rễ chùm, lá mọc thành hai dãy, gân lá song song, bọc lá chẻ dọc, có
thìa lìa, mấu đốt đặc, hoa mọc thành bông nhỏ có mày.
Tộc Maydeae: hoa đực và hoa cái ở những vị trí khác nhau trên cùng một cây,
thân đặc, có sáp.
Chi Zea: hạt mọc ở trục bông ở phía bên cây, sau khi chín hạt to và mày nhỏ.
Loài Zea mays: nhánh mẹ phát triển vòi nhụy (râu) rất dài, số hàng hạt tương
đối nhiều, xếp song song trên trục bông.
Chi Zea có một loài duy nhất Zea mays nhưng có rất nhiều giống, hàng ngàn
giống được phân chia thành nhiều loài phụ khác nhau dựa vào đặc điểm cấu trúc hạt
như: bắp răng ngựa (Zea mays var. indentata Sturt.), bắp đá (Zea mays var. indurata
Sturt.), bắp nổ (Zea mays var. everta Sturt.), bắp bột (Zea mays var. amylacea Sturt.),
bắp đường (Zea mays var. saccharata Sturt.), bắp bọc (Zea mays var. tunicata Sturt.),
bắp nếp (Zea mays var. ceratina Kulesh.), bắp đường bột (Zea mays var. amylacea
saccharata Sturt.), bắp bán răng ngựa (Zea mays var. semiindentata Kulesh.).
Đặc điểm sinh lý của cây bắp
- Blagoren senskoi (1984) cho rằng bắp là cây quang hợp theo chu trình C4, có
cường độ quang hợp gấp 3 lần so với cây quang hợp theo chu trình C3. Ở cây bắp quá
trình cacboxyl hóa rất mạnh, có điểm bảo hòa ánh sang cao, có khả năng quang hợp
cao ở điều kiện nồng độ CO2 thấp. Cây bắp có thể chống chịu với điều kiện mất nước
và quang hợp ở nhiệt độ cao (Trích dẫn bởi Nguyễn Văn Long, 2005).
- Giới hạn nhiệt độ 5OC – 45OC.
- Chịu úng kém; pH 5,5 – 7,8.

Đặc điểm bắp nếp
- Bắp nếp Zea mays var. ceratina Kulesh. là một trong 9 loài phụ của loài
Zea mays L.

24


- Hạt bắp nếp có dạng tròn, nhẵn, có màu vàng, trắng đục, tím. Ở giai đoạn chín
hoàn toàn mặt cắt trong như sáp.
- Phần ngoài của hạt rất cứng, mày chủ yếu là trắng. Tinh bột nội nhũ của hạt
rất chặt và chiếm khoảng 60% trong đó 100% là amylopectin.
- Bắp nếp có tính dẻo thơm được sử dụng dưới dạng luộc, nướng, nấu chè, nấu
xôi, …
2.2 Lịch sử và nguồn gốc cây bắp nếp
Bắp nếp (Zea mays var. ceratina Kulesh.) thuộc họ hòa thảo (Gramineae). Qua
những nghiên cứu về nguồn gốc của cây trồng của Vavilov (1926) đã cho rằng Mehico
và Pêru là trung tâm phát sinh và đa dạng di truyền học của cây bắp. Mehico là trung
tâm thứ nhất (trung tâm phát sinh). Pêru là trung tâm thứ hai, nơi mà cây bắp trải qua
quá trình phát triển tiến hóa nhanh chóng.
Bắp có nguồn gốc từ cây bắp bọc hoang dại ở Nam Mỹ nhưng ngày nay không
còn nữa, được thổ dân trồng trải qua nhiều năm, các giai đoạn tiến hóa và quá trình
chọn lọc đã trở thành cây bắp ngày nay.
Theo Bear (1944) đột biến đầu tiên của bắp nếp có lẽ đã xảy ra vào năm 1936
mặt dầu không được quan sát, cho tới năm 1938 bắp nếp đã được chú ý đến. Bắp nếp
có nhiều ở Mỹ, Argentina, Chile, Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ. Một thời gian lâu
có giả thuyết cho rằng bắp nếp có nguồn gốc ở Đông Nam Á mà Trung Quốc, Miến
Điện, Philippin là quê hương đầu tiên của nó nhưng sau đó người ta thấy rằng đó là kết
quả của đột biến thông thường của các giống bắp răng ngựa biểu hiện gen WX và biểu
hiện với các điều kiện trồng trọt không bình thường chúng có thể xuất hiện ở các vùng
khác nhau của quả đất (Grebense, 1954). Joseph Berger (1962) cho rằng bắp nếp được

tìm thấy phần lớn ở bắc Miến Điện, Philipin, Đông Trung Quốc và Manchuria. Theo
Lưu Trọng Nguyên (1965) bắp nếp là 1 loài phụ hình thành sau khi đã nhập bắp vào
Trung Quốc, không có thời gian chính xác về thời gian xuất hiện loài này. Địa điểm
xuất hiện có thể là Khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây hoặc tỉnh Vân Nam. Do
bắp này có nguồn gốc ở Trung Quốc nên thường gọi là bắp nếp Trung Quốc (Zea mays
sinensis). Kupzow (1972) cho rằng bắp đá (Zea mays var. indurate Sturt) có lẽ là
những dạng cây gốc để sinh ra bắp nếp. Bắp nếp được hình thành ở Miến Điện rồi phát
triển khắp vùng Đông Nam Á và sau đó được đem từ đấy sang Mỹ và Liên Xô (vào
nửa đầu thế kỷ XX). Robert W.Jugenheima và các ctv (1976) cho rằng một nhà truyền
25


giáo của giáo hội Scotland ở Trung Quốc đã gởi mẫu bắp nếp đầu tiên đến Mỹ năm
1908. Collins (1909) đã đặt cho gen wx là waxy. Theo các tác giả này, mặc dù Trung
Quốc là nguồn gốc nguyên thủy của bắp nếp nhưng những đột biến về bắp nếp thường
xảy ra ở giống bắp răng ngựa (Zea mays var. indentata Sturt) tại Mỹ. Alexander,
G.Creed và Waston (1977 và 1988) cho rằng bắp nếp (waxy corn) được mang đến Mỹ
từ Trung Quốc vào năm 1908 và được duy trì như là một sự bí ẩn về di truyền. Tên của
nó được xuất phát từ sự xuất hiện sáp của nội nhũ khi cắt ngang mặt lát cắt. Có nhiều
giả thuyết về nguồn gốc của bắp nếp. Theo Ustimenko và Bakumovsky (1983) bắp nếp
là đột biến của giống bắp răng ngựa Bắc Mỹ. Zobel (1992) cũng cho rằng bắp nếp
được khám phá từ bắp của Trung Quốc. Theo Zobel, sự phát triển tinh bột trong phân
tử amylopectin được kiểm soát bởi gen nếp đột biến (wx). Việc sản xuất tinh bột bắp
nếp lần đầu tiên mang tính thương mại hóa đã xảy ra vào năm 1942 (Trích Trần Thị
Dạ Thảo, 2000).
2.3 Tầm quan trọng của cây bắp trong nền kinh tế
2.3.1 Bắp làm cây lương thực cho người
Bắp nói chung và bắp nếp nói riêng là cây màu lấy hạt có hàm lượng dinh
dưỡng cao so với gạo, khoai mì, khoai lang.
Bảng 2.1: Thành phần một số chất dinh dưỡng trong bắp, gạo, khoai mì và khoai lang.

Thành phần dinh dưỡng
Loại thức ăn

Calo/kg
thức ăn

Chất khoáng

Tinh bột

Protide

Lipid

% Chất khô

% Chất khô

% Chất khô

% Chất khô

Bắp

1,30

78,90

11,60


5,30

3540

Gạo

1,18

72,50

7,70

2,20

3500

Khoai lang

1,00

27,90

1,60

0,50

1080

( Nguồn: Trần Thị Dạ Thảo, 2009 )
Theo Trần Thị Dạ Thảo (2009), do bắp cung cấp nhiều năng lượng và có hàm

lượng protide và lipid hơn hẳn gạo, khoai lang nên toàn thế giới sử dụng 21 % sản
lượng bắp làm lương thực cho người.
2.3.2 Bắp làm nguồn thức ăn cho gia súc
Bắp là nguồn thức ăn cho gia súc quan trọng nhất hiện nay. Hầu như 70% tinh
bột chứa trong thức ăn gia súc là bắp. Ngoài cung cấp chất tinh cho thức ăn, bắp còn là
26


nguồn cung cấp thức ăn xanh cho gia súc (ủ chua). Ở Liên Xô cũ, hàng năm trồng 20
triệu ha trong đó lấy hạt khoảng 3 triệu ha còn lại làm thức ăn cho gia súc (Trích
Nguyễn Kiều Dân, 2010).
2.3.3 Bắp cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
Ngoài việc bắp làm nguyên liệu chính cho nhà máy thức ăn gia súc tổng hợp,
bắp còn là nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rượu, cồn, tinh bột, glucoza, bánh
kẹo, điều chế acid acetid,... Lõi bắp có thể chế ra chất cách điện, các chất làm nguyên
liệu chế nhựa hóa học. Từ bẹ lá có thể dùng để đan thảm. Hiện nay, trên thế giới đã có
khoảng 670 mặt hàng của các ngành công nghiệp lương thực – thực phẩm, công
nghiệp dược và công nghiệp nhẹ chế biến từ bắp (Trích Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
2.3.4 Bắp làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh
Ngày nay, bắp còn là cây cung cấp thực phẩm dùng để ăn tươi (luộc, nướng)
hay đóng hộp xuất khẩu do có hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, còn có thể sử
dụng bắp non ở dạng bắp rau (bắp bào tử) làm rau cao cấp. Nghề này đem lại hiệu quả
cao ở Thái Lan, Đài Loan (Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
Bắp có thể chế biến thành các món ăn và bài thuốc có tác dụng tốt cho sức
khỏe, chống suy dinh dưỡng và trị bệnh. Theo Đông y, các bộ phận của bắp đều được
dùng làm thuốc với công dụng chính là lợi thủy, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một
số bệnh như bướu cổ, sốt rét. Theo Tây y, bắp chứa nhiều kali, có tác dụng tăng bài
tiết mật, giảm bililubin trong máu. Nhiều tài liệu cho thấy bắp có lợi cho hệ tiêu hóa,
tim mạch, tiết niệu, sinh dục, chống ôxy hóa, lão hóa, ung thư.
2.3.5 Bắp là nguồn vật liệu cho nghiên cứu khoa học

Về mặt nghiên cứu, bắp là một trong những đối tượng nghiên cứu chính trong
khoa học nông nghiệp thế giới. Những thành tựu nghiên cứu về bắp vừa phong phú cả
về chiều sâu lẫn chiều rộng, vừa điển hình cho những nghiên cứu nông nghiệp nói
chung.
2.4 Tình hình sản xuất bắp trên thế giới
So với các cây trồng khác thì bắp là cây trồng có lịch sử tương đối trẻ. Mãi đến
thế kỷ XV mới nhập vào châu âu và thế kỷ XVI mới nhập vào châu Á nhưng bắp phát
triển và tỏa rộng rất nhanh đến các nước trên thế giới kể cả các nước phát trển và đang
phát trển.
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng của bắp trên thế giới giai đoạn 2005 - 2009
27


Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2005

147,5


4,8

713,0

2006

148,8

4,7

706,7

2007

150,0

4,9

789,5

2008

161,1

5,1

826,2

2009


159,5

5,1

817,1

(Nguồn: FAOSTAT, 2011)
Cuối thế kỷ XX trong nền sản xuất lương thực thế giới có một sự kiện quan
trọng là phát triển vượt bật của cây bắp. Chính nhờ sự thành công về nghiên cứu bắp
lai và sử dụng bắp trong sản xuất nhờ có những ứng dụng mới nhất của những thành
tựu khoa học đối với nghiên cứu và sản xuất các giống bắp như: di truyền học, cơ giới
hóa, công nghệ sinh học, chọn giống, tin học, ... Ngày nay con người tạo được những
giống bắp có năng suất cao, phẩm chất tốt và nhờ có trình độ cơ giới hóa đã đưa đến
năng suất lao động cao. Hiện nay ở một số nước tiên tiến cứ 30 phút sản xuất được 100
kg hạt bắp (Trích Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
Theo Stanley và Watson (1977), bắp nếp phát triển một cách ổn định và cũng là
cây trồng được đánh giá cao trong các hợp đồng, ước tính mỗi năm Mỹ sản xuất
khoảng 635 – 760 ngàn tấn bắp nếp ở Mỹ (Trích Trần Thị Dạ Thảo, 2009).
Cây bắp là cây lương thực đầy hy vọng cho thế kỷ XXI của loài người trong
chiến lược toàn cầu, một trong những cây có chu trình quang hợp C4 tương đối cao mà
ít bị sâu bệnh hại, có tiềm năng cho năng suất rất lớn mà không có cây ngũ cốc nào
sánh kịp về năng suất. Do vậy nếu có điều kiện đất đai thích hợp với sinh trưởng của
cây bắp, phải có sự quan tâm đúng mức về các khâu: giống, thâm canh cao để làm tăng
năng suất tăng khối lượng sản phẩm giúp cho nông dân ngày càng có thu nhập cao
hơn, ổn định cuộc sống đảm bảo an ninh lương thực cho mỗi quốc gia.
2.5 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam
2.5.1 Sản xuất bắp ở Việt Nam
Bắp được đưa vào Việt Nam cách đây 300 năm . Mặc dù là cây lương thực thứ
2 sau lúa, so với truyền thống lúa nước thì cây bắp không được chú trọng nên chưa

phát huy được tiềm năng của nó Việt Nam (Theo Ngô Hữu Tình ,1997).
28


Bắp là cây trồng quan trọng ở Việt Nam. Sự gia tăng có ý nghĩa được ghi nhận
những năm gần đây về năng suất, diện tích gieo trồng và tổng sản lượng. Những năm
gần đây, nhờ có chính sách khuyến khích của Đảng và chính phủ, có nhiều tiến bộ
kinh tế đặc biệt là tiến bộ về giống, cây bắp có những bước tiến đáng kể trong tăng
trưởng diện tích, năng suất và sản lượng.
Theo kết quả nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng giai đoạn cây trồng 19862005 (hợp phần giống cây trồng –DANIDA), năng suất và sản lượng bắp Việt Nam
tăng liên tục với tốc độ rất cao. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hằng năm về diện tích là
7,5%, về năng suất là 6,7% và sản lượng là 24,5% cao hơn nhiều so với giai đoạn
1975- 1985(4,2%; 3,95%; 10,0%). Diện tích năm 2004 cao hơn năm 1985 là 2,3 lần và
sản lượng tăng 5,9 lần. Nguyên nhân chính là do thay đổi giống bắp và kỹ thuật canh
tác.
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nắng ẩm, có chiều dài địa lý hơn 2000 km nên có
thể trồng bắp được quanh năm. Nước ta có 8 vùng trồng bắp như sau: vùng núi Đông
Bắc Bộ, vùng núi Tây Bắc Bộ, vùng Đồng Bằng Sông Hồng, vùng Bắc Trung Bộ,
vùng Tây Nguyên, vùng Duyên Hai Miền Trung, vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng
Bằng Sông Cửu Long.
Diện tích , năng suất và sản lượng của các vùng sản xuất bắp ở Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2009 được trình bày qua bảng
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất bắp ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2009
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng


(1000 ha)

(tấn/ha)

(triệu tấn)

2005

1052,6

3,5

3,7

2006

1033,6

3,7

3,8

2007

1096,0

3,9

4,3


2008

1125,8

4,0

4,5

2009

1086,2

4,0

4,4

(Nguồn: FAOSTAT, 2011)

2.5.2 Tình hình sản xuất bắp ở Bình Định
29


Hiện nay, nông dân tỉnh Bình Định đang xem cây bắp lai như một loại cây
trồng cạn có khả năng chống chịu hạn khá tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp đôi
cây lúa.
Trong khi nhiều loại cây trồng khác như: bông vải, dâu tằm, mía… mỗi năm cứ
"rơi rụng" dần diện tích thì ngược lại cây bắp lai vẫn giữ được mức tăng kỷ lục. Năm
2000 diện tích bắp toàn tỉnh chỉ 2.480 ha thì đến cuối năm 2008 đã "leo" tới trên 8.000
ha. Không những tăng về diện tích mà cả về năng suất cũng tăng đáng kể nhờ có tới

trên 95% các giống bắp được đưa vào sản xuất là bắp lai cao sản: CP888, CP989,
C5252, DK171, DK141, LVN10, SSC2095,… Ngoài bắp lai thì tỉnh còn có diện tích
trồng bắp nếp phát triển với các giống: VN6, MX2, bạch ngọc, nếp nù, …
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất bắp ở Bình Định giai đoạn 2006 - 2009
Năm

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(1000 ha)

(tạ/ha)

(1000 tấn)

2006

7,8

47,1

36,7

2007

7,8


49,7

38,8

2008

8,2

51,0

41,8

2009

7,9

50,4

39,8

(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2011)
Từ năm 2002, UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích nông dân chuyển
đổi diện tích trồng lúa sang trồng cây trồng cạn, trong đó cây bắp được ưu tiên số 1.
Ngay trong năm đó đã khiến diện tích bắp tăng lên tới mức kỉ lục đạt xấp xỉ 3.000 ha.
Đến nay, mỗi năm đã có gần 6.000 ha đất chân cao thiếu nước được chuyển đổi sang
trồng bắp trên địa bàn toàn tỉnh. Đặc biệt, bắp có thể bố trí trồng nhiều vụ trong năm
theo các phương thức trồng thuần, dễ xen canh gối vụ với các cây trồng cạn khác như
đậu phộng, đậu nành, ớt. Và sự có mặt của bắp tại tỉnh bao giờ cũng chứng tỏ được ưu
thế về hiệu quả kinh tế so với các loại cây màu khác.
2.6 Một số kết quả nghiên cứu bắp ở Việt Nam

2.6.1 Tình hình nghiên cứu bắp lai
Chương trình chọn tạo giống bắp lai ở nước ta đã được bắt đầu từ những năm
60 của thế kỷ XX, nhưng quá trình nghiên cứu và thử nghiệm không đạt kết quả như
30


mong muốn. Do nguồn vật liệu ban đầu và các giống bắp lai có nguồn gốc ôn đới, dài
ngày không thích hợp với điều kiện nhiệt đới ngắn ngày ở nước ta.
Trong giai đoạn từ 1955 – 1970 các nhà khoa học cũng đã bước đầu điều tra về
thành phần loài và giống địa phương. Trên cơ sở đánh giá các giống địa phương, đã
chọn ra những giống tốt và tiến hành chọn lọc phục vụ cho sản xuất. Từ năm 1971 –
1986 các nhà khoa học Việt Nam đã bắt đầu chương trình chọn tạo giống bắp lai và
được tập trung cao độ từ năm 1990 đến nay. Bước đầu thành công trong phạm vi chọn
tạo giống lai không quy ước như : LS-3, LS-5, LS-6, LS-7, LS-8, giống này có năng
suất 3-7 tấn/ha đã được mở rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc. Tiếp đến là
những thành công trong công tác nghiên cứu giống lai quy ước, trong một thời gian
ngắn các nhà nghiên cứu bắp Việt Nam đã tạo ra hàng loạt các giống tốt cho năng suất
cao từ 7-10 tấn/ha. Các giống này không thua kém các giống bắp của các công ty nước
ngoài về cả năng suất và chất lượng, theo ước tính, giống bắp lai do Việt Nam lai tạo
hiện nay chiếm khoảng 60% thị phần giống cả nước.
Hiện nay, Viện nghiên cứu ngô lai tạo chủ yếu định hướng vào việc lai tạo ra
các giống ngô chín sớm và chín trung bình có tiềm năng năng suất cao phù hợp với
trình độ thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đồng thời áp dụng phương
pháp tạo dòng đơn bội kép bằng phương pháp nuôi cấy bao phấn hoặc noãn chưa thụ
tinh để tạo dòng thuần rút ngắn thời gian, tiền của và công sức tạo ra giống mới. Họ đã
thu được kết quả hết sức khả quan là tạo thành công 9 dòng đơn bội kép có thể tham
gia vào quá trình lai thử tiếp theo.
Như vậy, chương trình chọn tạo giống bắp Việt Nam đã từng bước phát triển từ giống
lai không quy ước đến lai kép, lai ba, lai đơn cải tiến và lai đơn. Những thành tích đó
đã đưa sản xuất bắp Việt Nam đứng trong hàng ngũ các nước tiên tiến ở Châu Á. Một

loạt các giống lai do Việt Nam chọn tạo đã được trồng ở tất cả các vùng sinh thái trong
cả nước. Cùng với việc mở rộng diện tích thì các biện pháp kỹ thuật canh tác, mật độ,
thời vụ, phân bón cũng được nghiên cứu và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất. Đặc
biệt, chương trình nghiên cứu trồng bắp trên đất ướt, đã làm tăng diện tích trồng bắp
Việt Nam rất nhanh ở giai đoạn 1985-1990. Công nghệ sinh học là một ngành khoa
học mới đã được áp dụng ở Việt Nam nhưng cũng đã đạt được những thành công bước
đầu. Kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ngày càng hoàn thiện và đã chọn ra hơn 10 dòng đơn
bội kép, bước đầu đánh giá là rất có triển vọng. Đặc biệt từ năm 2002 Việt Nam đã
31


tham gia vào mạng lưới công nghệ sinh học vùng bắp Châu Á nhằm đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ sinh học vào tạo giống với 3 nội dung chính là: (1) phân tích đa dạng
di truyền tập đoàn nguyên liệu, phân nhóm ưu thế lai, (2) chuyển gen O-paque 2 quy
định tính trạng bắp chất lượng cao và bắp thường, (3) xây dựng bản đồ gen chịu hạn.
Bước đầu chương trình này hoạt động có kết quả khả quan. Nhìn chung những công
trình nghiên cứu bắp trong nước đã từng bước phát triển tạo ra nhiều giống bắp có khả
năng sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều vùng sinh thái khác nhau với năng suất,
phẩm chất rất cao đã đáp ứng được yêu cầu trong tình hình sản xuất hiện nay. (Trích
Nguyễn Kiều Dân, 2010).
2.6.2 Tình hình nghiên cứu bắp nếp
Trong những năm gần đây, do kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh đi đôi với nhu
cầu sử dụng các sản phẩm sạch, không chứa dư lượng thuốc BVTV của người dân
cũng tăng lên, đã tạo cơ hội lớn cho việc phát triển của bắp thực phẩm như bắp nếp,
bắp đường và bắp rau. Do nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng cần có những giống
bắp nếp có độ dẻo, thơm ngon, hương vị đậm đà. Chính vì vậy nên việc nghiên cứu và
sử dụng các loại hạt giống bắp nếp lai ở nước ta mới được chú trọng. Các cơ quan và
các công ty sản xuất hạt giống trong nước cũng nắm bắt được nhu cầu trên, đã đưa ra
một số giống bắp nếp được trồng thí điểm ở nhiều địa phương bước đầu đã có nhiều
thành công và được thị trường chấp nhận như:

MX 2, MX 4, MX 6, MX10 là các giống bắp nếp lai thế hệ mới của công ty cổ
phần giống cây trồng Miền Nam.
Một số sản phẩm bắp nếp nù của các công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn Đại
Địa, Công ty Lương Nông, Công ty giống cây trồng Miền Trung, Công ty trách nhiệm
hữu hạn Thần Nông, …
TN 168, TN 177: Công ty Trang Nông.
Wax 44, Wax 48, Wax 50: Công ty TNHH Sygenta Việt Nam
Một số kết quả nghiên cứu về giống bắp nếp trong nước
 Nguyễn Văn Long (2005), qua nghiên cứu đã cho thấy 2 giống NSSC1 và
NSSC3 (Công ty cổ phần giống cây trồng Miền Nam) có ưu điểm và phù hợp với điều
kiện canh tác tại huyện Chợ Gạo Tiền Giang.

32


 Nguyễn Văn Bình (2006), qua nghiên cứu đã cho thấy 2 giống có ưu điểm nhất
trong bộ giống đã thí nghiệm tại Tây Ninh đó là NSSC1 và NSSC 2 (Công ty cổ phần
giống cây trồng Miền Nam).
 Trần Thanh Mỹ (2007), qua nghiên cứu đã cho thấy 2 giống bắp nếp có ưu thế
so với giống đối chứng Wax44 và các giống còn lại là MX8 và MX10.
 Trần Thị Kiều Oanh (2009), qua nghiên cứu đã cho thấy giống bắp nếp Long
Xuyên là giống ít sâu bệnh hại, phẩm chất tốt và năng suất cao thích hợp với điều kiện
tại xã Gia Canh – Định Quán – Đồng Nai.
 Nguyễn Kiều Dân (2010), qua nghiên cứu đã cho thấy 2 giống bắp nếp
VINO602 và VINO19069 (Công ty giống cây trồng Việt Nông) là 2 giống có tiềm
năng năng suất và phát triển tốt ở vùng đắt xám bạc màu ở Thủ Đức. Giống
VINO19069 có năng suất cao còn VINO602 có phẩm chất tốt dùng để ăn tươi.

33



Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm đã được tiến hành từ tháng 2/2011 – 5/2011, tại xã Mỹ Quang,
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
3.2 Điều kiện khí hậu, thời tiết và đặc điểm đất đai thí nghiệm
3.2.1 Tình hình khí hậu, thời tiết trong thời gian thí nghiệm
Bảng 3.1 Điều kiện khí hậu thời tiết trong thời gian thực hiện đề tài
Tháng

Nhiệt độ

Độ ẩm không khí

Số giờ nắng

Tổng lượng mưa

(0C)

(%)

(giờ)

(mm)

2

22,2


84

193

2,9

3

22,9

84

144

27,9

4

25,1

85

223

16,8

5

28,1


81

253

8,2

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn tỉnh Bình Định, 2011)
Qua bảng 3.1 cho thấy điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện đề
tài tương đối thuận lợi cho quá trình phát triển của cây bắp. Trong tháng hai có số giờ
nắng, nhiệt độ, ẩm độ tương đối do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho cây bắp nẩy mầm.
Mặc khác trong tháng ba có nhiệt độ, số giờ nắng và lượng mưa tương đối cao nên
thích hợp cho cây bắp vương lóng giúp cây bắp phát triển tốt. Tháng tư có nhiệt độ và
số giờ nắng tương đối nên thích hợp cho cây bắp phát triển và trổ cờ phun râu, riêng
tháng tư này thì lượng mưa tương đối nên có thể làm ảnh hưởng đến sự thụ phấn cho
cây bắp. Tháng năm có nhiệt độ cao kết hợp với số giờ nắng nhiều do vậy tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình chín sinh lý và trong khâu thu hoạch.
3.2.2 Đặc điểm đất đai khu thí nghiệm
Bảng 3.2 Đặc điểm lý hóa của khu đất thí nghiệm
Số liệu phân tích đất
Thành phần cơ giới

Đơn vị tính

Giá trị

Cát

%


88

Thịt

%

5

34


×