Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM BỆNH TRÊN HẠT GIỐNG LÚA THU THẬP TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM BỆNH
TRÊN HẠT GIỐNG LÚA THU THẬP TẠI MỘT SỐ TỈNH
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
NIÊN KHÓA: 2007-2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: HUỲNH THỊ DIỄM

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


 

 

XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM BỆNH
TRÊN HẠT GIỐNG LÚA THU THẬP TẠI MỘT SỐ TỈNH
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2011

Tác giả
HUỲNH THỊ DIỄM

Luận văn khóa luận tốt nghiệp để hoàn thành yêu cầu cấp bằng kỹ sư
ngành Bảo Vệ Thực Vật


Giảng viên hướng dẫn
TS. VÕ THỊ THU OANH
Ths. TRẦN THỊ DẠ THẢO

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011




 

 

ii 

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô, bạn bè và người
thân.
Trước tiên, tôi xin nói lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
TS. Võ Thị Thu Oanh đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình
thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa Nông học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh - những người đã trực tiếp giảng
dạy, cung cấp những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tôi học đại học.
Tôi xin nói lời cảm ơn tới cán bộ nhân viên trung tâm khuyến nông Long An,
Trung tâm giống cây trồng miền Nam tỉnh Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tấ cả người thân, bạn bè, gia
đình - những người luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.


Tp HCM, ngày 10 tháng 07 năm 2011
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Diễm


 

 

iii 

TÓM TẮT
HUỲNH THỊ DIỄM, Trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh,
Tháng 7 năm 2011 “XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN VÀ MỨC ĐỘ NHIỄM NẤM BỆNH
HẠT GIỐNG LÚA THU THẬP TẠI MỘT SỐ TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG NĂM 2011”
Giáo viên hướng dẫn:

TS. VÕ THỊ THU OANH
Ths. TRẦN THỊ DẠ THẢO

Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2011 đến tháng 7/2011, tại Bộ môn Bảo Vệ
Thực Vật, trường Đại Học Nông Lâm, Thành Phố Hồ Chí Minh. Đề tài được tiến hành
trên 12 giống lúa VĐ 20, Jasmine 85, IR 50404, OM 4900, OM 576, OM 6561, OM
3536, OM 2514, Nếp 46 chùm, OM 5472, OM 4218, OM 1490 thu thập tại 3 tỉnh vùng
ĐBSCL: Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An. Mục đích của đề tài nhằm xác định thành
phần, tỷ lệ nhiễm nấm trên các mẫu hạt lúa, đồng thời xác định tác động của các biện
pháp xử lý (xử lý bằng nước nóng 540C, xử lý bằng nước muối 15%, xử lý bằng thuốc

trừ nấm Daconil 75WP) đối với tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ nhiễm nấm của giống OM 5472
để có thể lựa chọn biện pháp xử lý thích hợp nhằm mục đích xử lý hạt giống, hạn chế
nấm bệnh phát triển ngoài đồng ruộng. Kết quả ghi nhận được như sau:
Thành phần nấm gây hại trên 12 giống lúa VĐ 20, Jasmine 85, IR 50404, OM
4900, OM 576, OM 6561, OM 3536, OM 2514, Nếp 46 chùm, OM 5472, OM 4218,
OM 1490 là các loại nấm Alternaria padwickii, Curvularia lunata, Aspergillus sp.,
Rhizopus sp., Penicillium sp., Fusarium sp., Mucor sp.. Trong đó, giống OM 5472 có
tỷ lệ nhiễm nấm nặng nhất với tỷ lệ bệnh tổng số là 91,00%, trong đó tỷ lệ nhiễm nấm
Rhizopus sp. cao nhất (61,50%), tỷ lệ nhiễm nấm Curvularia lunata thấp nhất (0,50%).
Sự nhiễm nấm của các giống thu thập có mức độ phổ biến khác nhau. Trong đó,
nấm Alternaria padwickii, Curvularia lunata, Aspergillus sp., Rhizopus sp. xuất hiện
phổ biến trên tất cả các giống. Các giống VĐ 20, OM 3536, OM 1490 nhiễm nấm nhẹ,
giống OM 5472 nhiễm nấm nặng nhất trong tất cả các giống.


 

 

iv 

Các giống lúa có tỷ lệ nhiễm nấm càng cao thì tỷ lệ hạt nảy mầm không bình
thường càng cao và tỷ lệ hạt nảy mầm bình thường thấp.
Trong các biện pháp xử lý hạt giống thì biện pháp sử dụng thuốc trừ nấm Daconil
75WP có hiệu quả nhất. Với tỷ lệ hạt nảy mầm không bình thường là thấp nhất
32,67%, tỷ lệ hạt nhiễm nấm cũng thấp nhất 16,67%.


 


 



MỤC LỤC
Trang
Trang tựa........................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Tóm tắt ........................................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................ v
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình ......................................................................................................... ix
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................... x
Chương 1 Giới thiệu ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu đề tài ........................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu ...................................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn đề tài ........................................................................................................... 3
Chương 2 Tổng quan tài liệu ........................................................................................ 4
2.1 Những nghiên cứu trên thế giới ................................................................................. 4
2.1.1 Những nghiên cứu về thành phần nấm bệnh trên hạt lúa ....................................... 4
2.1.2 Một số bệnh trên lúa có nguồn gốc từ hạt .............................................................. 7
2.1.3 Đặc điểm hình thái một số loài nấm gây bệnh trên hạt lúa .................................. 10
2.2 Những nghiên cứu trong nước ................................................................................. 13
2.3 Một số biện pháp xử lý hạt sau thu hoạch ............................................................... 15
2.4 Những vấn đề về bảo quản hạt giống ...................................................................... 17
Chương 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................... 19
3.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................... 19



 

 

vi 

3.1.1 Địa điểm ............................................................................................................... 19
3.1.2 Thời gian thực hiện............................................................................................... 19
3.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................................... 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 20
3.4.2 Phương pháp kiểm tra nảy mầm của hạt .............................................................. 22
3.4.3 Phương pháp giám định nấm trên môi trường PGA............................................. 25
3.4.4 Phương pháp xử lý hạt giống................................................................................ 25
3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................................................. 26
Chương 4 Kết quả và thảo luận ................................................................................. 27
4.1 Thành phần và mức độ phổ biến của nấm gây hại trên các mẫu giống lúa thu thập
tại một số tỉnh vùng ĐBSCL ................................................................................ 28
4.2 Tình hình nhiễm nấm bệnh trên các giống lúa thu thập tại một số tỉnh vùng
ĐBSCL năm 2011................................................................................................. 30
4.3 Mô tả đặc điểm một số nấm bệnh trên các mẫu giống thu thập .............................. 32
4.3.1 Nấm Alternaria padwickii (Ganguly)................................................................... 31
4.3.2 Nấm Curvularia lunata (Wakler) ......................................................................... 32
4.3.3 Nấm Aspergillus sp............................................................................................... 33
4.3.4 Nấm Rhizopus sp. ................................................................................................. 34
4.3.5 Nấm Penicillium sp. ............................................................................................. 35
4.3.6 Các loại nấm khác ................................................................................................ 36
4.4 Ảnh hưởng của nấm bệnh đến tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống thu thập ............ 38
4.5 Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý hạt giống đến tỷ lệ hạt nảy mầm và tỷ lệ nhiễm
nấm bệnh của giống OM 5472.............................................................................. 40

Chương 5 Kết luận và đề nghị .................................................................................... 43
5.1 Kết luận.................................................................................................................... 43


 

 

vii 

5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 44
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 45
Phụ lục ........................................................................................................................... 48


 

 

viii 

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Một số nấm bệnh hại trên hạt và bông lúa ...................................................... 9
Bảng 3.1: Danh sách mẫu hạt giống lúa ........................................................................ 19
Bảng 4.1: Thành phần bệnh hại trên hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh vùng
ĐBSCL năm 2011 .............................................................................................. 27
Bảng 4.2: Mức độ phổ biến của các loại nấm bệnh trên các giống lúa thu thập tại vùng
ĐBSCL năm 2011 .............................................................................................. 28
Bảng 4.3: Tình hình nhiễm nấm bệnh trên các giống lúa thu thập tại một số tỉnh vùng

ĐBSCL năm 2011 .............................................................................................. 29
Bảng 4.4: Tỷ lệ nảy mầm và ảnh hưởng của nấm bệnh đến tỷ lệ nảy mầm của các mẫu
giống thu thập ..................................................................................................... 38
Bảng 4.5: Tỷ lệ hạt nảy mầm và tỷ lệ hạt nhiễm nấm bệnh của giống OM 5472 ......... 40


 

 

ix 

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 3.1: Dụng cụ và bố trí hạt trong đĩa petri của phương pháp Blotter.................... 22
Hình 3.3: Các dạng hạt nảy mầm .................................................................................. 24
Hình 4.1: Nấm Alternaria padwickii ............................................................................. 32
Hình 4.2 : Nấm Curvularia lunata ................................................................................ 33
Hình 4.3: Nấm Aspergillus sp. ...................................................................................... 34
Hình 4.4: Nấm Rhizopus sp. .......................................................................................... 35
Hình 4.5: Nấm Penicillium sp. ...................................................................................... 36
Hình 4.6: Một số nấm khác ........................................................................................... 37


 

 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
A.p.: Alternaria padwickii

As.: Aspergillus sp.
C.l.: Curvularia lunata
Ctv: Cộng tác viên.
DGISP: Danish Government Institute of Seed.
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long.
ISTA: International Safe Transit Association.
KNM: Không nảy mầm
NB: Nhiễm bệnh
NM: Nảy mầm
NMKBT: Nảy mầm không bình thường
NMBT: Nảy mầm bình thường
NT: Nghiệm thức
PGA: Potato Glucose Agar.
Rh.: Rhizopus sp.
WP: Wettable Powder.




 

 



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Lúa là một trong 3 cây lương thực chủ yếu trên thế giới (lúa, lúa mì, bắp). Số
người sử dụng lúa gạo làm lương thực chính chiếm 1/2 dân số thế giới, tập trung chủ

yếu ở các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh. Lúa đảm bảo an ninh lương thực
nhiều nước trên thế giới, cung cấp dinh dưỡng cho con người. Ngoài ra lúa còn được
chế biến thành nhiều dạng sản phẩm khác nhau như bia, chiết suất các loại vitamin, mỹ
phẩm và thức ăn gia súc.
Việt Nam có diện tích trồng lúa chiếm đa số so với các cây trồng khác nhưng
công tác sản xuất và cung ứng giống chủ yếu do nông dân tự để hoặc trao đổi giống
với nhau. Theo kết quả điều tra của Phan Quốc Hoàn (2005), nông dân ở Đồng bằng
sông Cửu Long vẫn còn giữ tập quán tự để giống (63,4%) hoặc trao đổi với các nông
dân khác (28,5%), tỷ lệ nông dân mua hạt giống ở các cơ sở sản xuất giống là rất thấp
(8%). Việc nông dân quyết định phương thức quản lý trao đổi hạt giống lúa ở nông hộ
phần nào phản ánh thực trạng chất lượng hạt giống ở địa phương. Chính vì vây, chất
lượng lúa giống đang là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết.
Việc sản xuất lúa chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bất lợi như sự thay đổi
khí hậu toàn cầu, sự nóng lên của vỏ trái đất, các thiên tai, dịch hại,…. Theo tài liệu
của Viện nghiên cứu lúa quốc tế cho thấy, các loài dịch hại là yếu tố hạn chế lớn nhất
đối với nghề trồng lúa. Đặc biệt là các l\oài bệnh hại thường làm giảm năng suất một
cách rõ rệt. Việc phòng trừ các loài bệnh hại trên cây lúa thường chỉ được chú trọng
trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa trên đồng ruộng, nhưng có rất nhiều loài
mầm bệnh kí sinh trên hạt giống, gây hại từ giai đoạn nảy mầm đến các giai đoạn tiếp
theo, trở thành nguồn bệnh lan truyền trong các quần thể lúa trồng như đạo ôn


 

 



(Pyricularia oryzae), bệnh lúa von (Fusarium moniliforme), thối bẹ (Sarocladium
oryzae), đốm nâu (Curvularia sp.), … làm giảm năng suất, phẩm chất hạt, gây thiệt hại

kinh tế đáng kể, điển hình là bệnh lem lép hạt là một trong những bệnh quan trọng, lưu
tồn trên hạt giống, hiện nay bệnh gây thất thu qua việc làm giảm sản lượng lúa từ 15 20% và phẩm chất hạt giống lúa, giảm sức nảy mầm 15 - 60% (Viện nghiên cứu lúa
gạo ĐBSCL, 2004). Các loại bệnh hại trên hạt thường dễ di chuyển từ vùng này sang
vùng khác bằng con đường nhập khẩu hạt giống. Vì vậy việc kiểm soát sự lây lan các
loài bệnh hại trên hạt giống là rất cần thiết và có ý nghĩa trong sản xuất lúa gạo, tạo ra
một quần thể lúa trồng sạch bệnh ngay từ giai đoạn đầu tiên, là cơ sở cho sự sinh
trưởng và phát triển, cho năng suất cao và phẩm chất tốt trong những giai đoạn tiếp
theo.
Để tìm hiểu thực trạng tình hình bệnh trên hạt giống lúa, chọn ra các đối tượng
chính, đề xuất các biện pháp phòng trừ nhằm cải thiện chất lượng hạt giống lúa trước
khi đưa vào sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Xác định thành phần và
mức độ nhiễm nấm bệnh trên hạt giống lúa thu thập tại một số tỉnh vùng Đồng
bằng sông Cửu Long năm 2011”.
1.2 Mục tiêu đề tài
Nắm được thành phần nấm bệnh hại trên hạt giống lúa sau thu hoạch và đánh
giá mức độ nhiễm nấm bệnh qua hạt trên các mẫu hạt lúa thu thập tại một số tỉnh vùng
ĐBSCL.
1.3 Yêu cầu
-

Thu thập, giám định thành phần bệnh hại trên hạt lúa giống thu thập tại một số
tỉnh vùng ĐBSCL.

-

Mô tả đặc điểm hình thái của một số nấm đã phân lập được.

-

Xác định mức độ nhiễm bệnh nấm của các mẫu hạt giống thu thập được.


-

Tìm hiểu một số biện pháp xử lý hạt giống đến tỷ lệ nảy mầm của một số mẫu
hạt giống thu thập được.


 

 



1.4 Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tiến hành trong phòng thí nghiệm, chưa có điều kiện để triển khai
ngoài đồng ruộng nên chưa nghiên cứu được ảnh hưởng của các tác nhân khác đến
bệnh trên lúa truyền qua hạt giống.


 

 



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những nghiên cứu trên thế giới
2.1.1 Những nghiên cứu về thành phần nấm bệnh trên hạt lúa
Tại Thái Lan, những nghiên cứu đã xác định phẩm chất hạt giống chịu ảnh

hưởng bởi nhiều yếu tố. Nguyên nhân gồm những yếu tố như nấm, côn trùng, nhện và
gặm nhấm (Cheema và ctv, 1991). Nguồn nấm là một trong những yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến hạt tồn trữ, và là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng
hạt giống cũng như năng suất cây trồng. Nó cũng có thể làm suy giảm chất lượng sản
phẩm (Farr và ctv, 1989). Nhiều nghiên cứu cho thấy cây lúa bị tấn công bởi nhiều loại
nấm truyền qua hạt giống. Việc xử lý thuốc trừ nấm là một cách để kiểm soát sự xâm
nhập của nấm truyền qua hạt giống. Mục đích của việc xử lý là để kiểm soát nguồn
nấm bệnh gây bệnh thối hạt, truyền qua đất như héo rũ, đốm nâu và thối rễ; để kiểm
soát nấm truyền qua bề mặt hạt giống; để kiểm soát nấm lan truyền qua bên trong hạt
(Teter và ctv, 1982).
Những nghiên cứu về nấm bệnh trên hạt lúa cho thấy, nấm gây bệnh đạo ôn, lúa
von, udbatta, và stack burn lan truyền bên trong hạt và biểu hiện triệu chứng trên cây
mạ. Ngoài ra nấm Curvuraria spp., Alternaria spp., Sarocladium attenuatum và
Bipolaris sorokiniana làm biến màu hạt và giảm giá trị thương mại của hạt. Chúng sản
sinh ra một lượng lớn bào tử gây bệnh trên gié lúa như bệnh than vàng và bệnh than
đen, làm ảnh hưởng đến sản xuất hạt giống. Những nấm khác chỉ xâm nhập vỏ trấu,
làm biến màu và giảm chất lượng hạt. Những bệnh nấm hại trên hạt giống chia làm 4
nhóm: nhóm 1, các loại nấm xâm nhập cả vỏ và hạt bên trong, gây bệnh trên cây mạ;
nhóm 2, các loại nấm xâm nhập cả vỏ và bên trong hạt, gây biến màu và giảm chất
lượng hạt; nhóm 3, các loài nấm sản sinh lượng lớn bào tử gây hại trên gié lúa, ảnh


 

 



hưởng đến công tác sản xuất hạt giống; nhóm 4, các loài nấm chỉ xâm nhập vỏ trấu,
gây biến màu hạt và giảm giá trị thương mại của hạt.

Nghiên cứu được thực hiện hàng tuần đối với việc chủng nấm trên hạt lúa. Sự
phát triển của Helminthosporum sp. sau một tháng rất ít; bên cạnh đó, sự phát triển của
Alternaria flavus thì kéo dài. Nấm Aspergillus flavus, Aspergillus niger và Rhizopus
sp. xuất hiện thường xuyên sau một tuần cấy chủng. Sau một tháng cấy chủng, bào tử
của nấm A. flavus và A. niger phát triển trên vỏ trấu làm vỏ biến màu. Nghiên cứu của
Tullis (1936), khi quan sát sự khác nhau của màu sắc bên trong hạt lúa do Curvularia
sp. gây ra thì thấy hạt biến đổi từ màu đen huyền đến màu nâu sôcôla (Teter và ctv,
1982).
Sự hiện diện của Drechslera oryzae và Alternaria padwickii trong nhập khẩu
gạo đặt ra một vấn đề lớn cho sự phát triển lúa gạo ở New Zealand. Loài nấm này xuất
hiện trên lúa ở Fiji, Papua – New Guinca, New Caledonia, và đảo Solomon ở Anh
(Graham, 1971) và xuất hiện cả ở Australia (Aldrick pers). Mặc dù tác nhân gây bệnh
đạo ôn, Pyricularia oryzae, không tìm thấy trong những nghiên cứu nhưng nó được
báo cáo là xuất hiện ở Australia (Aldrick pers, comm.) và Fiji (Graham, 1971) và có
thể xuất hiện trên hạt lúa ở New Zealand (Baker, 1975).
Tại Bangladesh, bằng phương pháp Blotter để xác định nấm bệnh truyền qua
hạt giống của 3 dòng lúa thơm (Oryza sativa L.) Kalijia. Xác định được nấm cộng sinh
với hạt như Aspergillus niger, Aspergillus sp., Curvularia sp., Colletotrichum sp.,
Fusarium sp., Pyrenochaeta oryzae và Sarocladium oryzae.
Kiểm soát nấm truyền qua hạt giống của 3 dòng lúa Faro 12, 15 và 29 cả trong
tồn trữ lẫn ngoài đồng, thực hiện khoảng 3 năm, đồng thời xác định tỷ lệ nảy mầm của
chúng. Kết quả cho thấy nấm Fusarium moniliforme, Bipolaris oryzae, Fusarium
oxysporum, Chaetonium globosum, Curvularia lunata, Aspergillus niger, A. flavus, A.
terreus, Alternaria tenuis và Penicillium sp. đã được phân lập từ hạt của 3 dòng lúa tồn
trữ. Fusarium moniliforme, Bipolaris oryzae, Fusarium oxysporum, Chaetonium
globosum, Curvularia lunata và Trichoderma harzianum được phân lập từ 3 dòng lúa
thu thập ngoài đồng. Fusarium moniliforme phổ biến hơn những nấm khác.


 


 



Fusarium moniliforme, Bipolaris oryzae, Chaetonium spp., Trichoderma spp.,
Aspergillus spp. và Penicillium spp. phân lập được từ 22 giống lúa khác nhau từ tây
nam Nigeria. Theo Bora và Gogoi (1993), nấm Fusarium moniliforme và Bipolaris
oryzae phân lập từ hạt bị biến màu, tại Sialkot ở Pakistan (IIyas và Javaid, 1995). Raiz
và Ahmed (1995) đã phân lập được Helminthosporum spp., Curvularia, Fusarium và
Aspergillus trên hạt giống tại các tỉnh Bắc Nam của Pakistan (Ibiam và ctv, 2008).
Theo Odubunmi – Osikanlu (1989) nấm Fusarium moniliforme, Curvularia
lunata, Helminthosporum oryzae, Rhynchosporium oryzae được phân lập từ 6 giống
(IRAT 110, COL.38, C22, TOX494-SLR, DJII-509 và F.H.109). Theo các tác giả thì
các nấm ký sinh trên hạt giống, gây ra bệnh trên cây ngoài đồng nếu không kiểm soát
thì bệnh sẽ nặng, làm hạt nảy mầm yếu và năng suất thấp (Ibiam và ctv, 2008).
Có 56 nấm gây ra bệnh ảnh hưởng đến lá, bẹ lá, thân, rễ và hạt lúa đã được ghi
nhận và công bố. Trong 56 nấm này có 33 loài gây ra bệnh biểu hiện triệu chứng rõ
ràng. Những loài khác gây hại nhưng không gây ra triệu chứng. Theo báo cáo thì
nguồn bệnh được truyền chủ yếu qua hạt giống (Richardson, 1981). Nguồn bệnh
truyền qua hạt giống gây ra bệnh ngoài đồng biểu hiện trên thân và lá lúa bao gồm
Pyricularia oryzae (đạo ôn), Drechslera oryzae (đốm nâu), Cecospora janseana (gạch
nâu lá lúa), Alternaria padwickii (đốm lá nhỏ), Gerlachia oryzae (lá bị luộc),
Magnaporthe salvinii (thối thân), Fusarium moniliforme (lúa von), và Sarocladium
oryzae (thối bẹ) (IRRI, 1988).
Tullis (1936) đã phân lập được nhiều loại nấm từ những mẫu hạt biến màu ở
Mỹ. Phổ biến nhất là Alternaria spp. và Curvularia lunata, sau đó là Alternaria
padwickii và Phoma spp., rất ít nấm Drechslera oryzae và Fusarium spp. được ghi
nhận và hiếm thấy Cladosporium herbarum, Penicillium sp. và Helicoceras oryzae.
Ngoài ra tác giả còn ghi nhận nhiều loài chưa được xác định. Theo Del Prado và

Christensen (1952), nấm Aspergillus niger, A. terreus và Penicillium sp. thì phổ biến
nhất trên những mẫu hạt ở Luoisiana và Fusarium sp., A. niger và ‘Hormodendrum
sp.’ (có thể Cladosporium sp. hoặc Penicillium sp.) ở Surinam (Ou, 1985).


 

 



Theo kết quả nghiên cứu của Agarwl và ctv (1989) thì 80% hạt lúa có thể
nhiễm nấm Curvularia sp., đây là tác nhân gây ra bệnh lem hạt. Nấm Curvularia sp.
làm giảm sức nảy mầm của hạt khi nhiễm nặng và là nguyên nhân gây ra bệnh đốm lá
trên lúa (Ou, 1983). Nấm Curvularia lunata là loại nấm gặp phổ biến nhất trên thế giới
(trích dẫn bởi Nguyễn Thị Lê Xuyên, 2005).
Naito (1953) đã xác định 12 loài của Penicillium và 8 loài của Aspergillus và
những nấm mốc khác ở Nhật Bản. Iizuka (1957,1958), nghiên cứu nấm mốc trong kho
ở Burma của Thái Lan và tìm thấy những loài rất phổ biến của Aspergillus,
Penicillium và Streptomyces. Hirayama và Udagawa (1957, 1958) đã báo cáo 25 loài
của Penicillium và 28 loài của Aspergillus từ lúa xuất khẩu đến Nhật từ Đông Nam
châu Á (Ou, 1985).
2.1.2 Một số bệnh trên lúa có nguồn gốc từ hạt
¾ Bệnh đạo ôn hại lúa do nấm Pyricularia grisea (Cooke) Saccarde gây ra
Bệnh đạo ôn là một trong những bệnh phổ biến và gây hại có ý nghĩa kinh tế
nhất ở các nước trồng lúa trên thế giới.
Bệnh đạo ôn có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến lúc chín và có thể gây hại ở bẹ
lá, lá, lóng thân, cổ bông, gié và hạt.
Vết bệnh đạo ôn trên hạt không định hình, có màu nâu xám hoặc nâu đen. Nấm
ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị bệnh là nguồn bệnh truyền từ

vụ này sang vụ khác.
Nguồn bệnh của nấm gây đạo ôn tồn tại ở dạng sợi nấm và bào tử trong rơm rạ
và hạt bị bệnh, ngoài ra nấm còn tồn tại trên một số cây cỏ dại khác. Ở điều kiện khô
ráo trong phòng bào tử có thể sống được hơn 1 năm và sợi nấm sống được gần 3 năm,
nhưng trong điều kiện ẩm ướt chúng không sống sót được sang vụ sau (Kuribayashi,
1923). Tuy nhiên, ở vùng nhiệt đới, bào tử nấm có thể tồn tại quanh năm đồng thời
nấm chuyển ký chủ từ cây lúa bị bệnh sang các cây ký chủ phụ sinh trưởng phát triển
quanh năm (Vũ Triệu Mân, 2007).


 

 



¾ Bệnh lúa von do nấm Fusarium moniliforme Sheld. gây ra
Năm 1898, Hori là người đầu tiên xác định bệnh và đặt tên nấm gây bệnh là
Fusarium heterosporum. Năm 1919, Sawada tìm thấy giai đoạn hữu tính của nấm và
đặt tên là Lisea fujikuroi Sawada. Năm 1931, Ito và Kimura xác định tên nấm là
Gibberella fujikuroi và giai đoạn vô tính là Fusarium moniliforme (Vũ Triệu Mân,
2007).
Bệnh lúa von có thể xuất hiện và gây hại từ giai đoạn mạ cho đến thu hoạch.
Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh, ở trong đất và
ở hạt giống (phôi hạt).
¾ Bệnh đốm nâu lúa do nấm Curvularia sp. gây ra
Bệnh có thể xuất hiện từ thời kỳ mạ cho đến lúc chín, phá hoại chủ yếu ở lá và
hạt. Hạt bị bệnh thường biến màu.
Có khoảng 14 loài nấm Curvularia có liên quan đến bệnh nhưng phổ biến nhất
là C. lunata (Walker) Beodijin và C.geniculata Tracy và Early. Nấm tồn tại chủ yếu

trên bề mặt hạt giống hoặc dưới lớp vỏ trấu dưới dạng sợi nấm và bào tử phân sinh.
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên các hạt giống và rơm rạ của các cây bị nhiễm
bệnh. Ngoài ra, ở Mỹ người ta còn phát hiện thấy C. lunata gây bệnh cho quả cà chua
và ớt. Còn C. geniculata gây ra bệnh cho cải bắp, đậu Hà Lan,…
¾ Bệnh tiêm lửa hại lúa do nấm Bipolaris oryzae (Brede de Haan) Shoem. gây
ra
Bệnh được phát hiện năm 1901 ở Nhật Bản. Bệnh gây hại trên các bộ phận của
cây lúa như lá mầm, bẹ lá, lá và hạt. Trên hạt giống, nấm tồn tại trên vỏ hạt, ở mày hạt,
giữa lớp mày và vỏ hạt đôi khi ở nhủ hạt.
Nấm có thể tồn tại trên rơm rạ trong đất và sống sót trên hạt giống trong bảo
quản dưới dạng bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh trong khoảng từ 2 - 3 năm. Nguồn bệnh


 

 



đầu tiên thường từ hạt giống nhiễm bệnh, nấm gây hại trên chồi non và rễ làm giảm tỷ
lệ nảy mầm khoảng 11 - 29% và giảm sức sống của cây con.
¾ Bệnh gạch nâu do nấm Cercospora janseana (Racib) O. Const. gây ra
Bệnh hại chủ yếu trên phiến lá. Nấm có nhiều chủng nòi khác nhau ở các vùng
sinh thái. Còn phát hiện bệnh ở trên hạt giống bằng phương pháp giấy lọc ẩm, kiểm tra
sau 7 ngày. Bệnh hại trên cả lá già, lá non. Nấm bảo tồn trên hạt giống.
¾ Bệnh vân nâu lá lúa do nấm Microdochium oryzae Samuels gây ra
Bệnh hại chủ yếu trên các lá già, các lá có chót lá chạm mặt ruộng nước.
Nấm bệnh bảo tồn trên tàn dư lá bệnh và ở trên hạt giống một thời gian lâu dài,
có khi tới 11 năm (Mathur và Neergaard, 1985).
¾ Bệnh thối bẹ do nấm Sarocladium oryzae (Sawada) Gam và Hawks. gây ra

Bệnh xuất hiện trên bẹ lá đòng, vào cuối thời kỳ sinh trưởng của cây. Bệnh làm
cho bông lúa ít hạt, hạt lép lửng nhiều, giảm năng suất rõ rệt, một số hạt chắc tỷ lệ nảy
mầm thấp và hàm lượng protein giảm 8 - 22%, biến đổi màu hạt. Hạt giống có thể bị
nhiễm bệnh.
Theo Ou (1985) đã ghi nhận được các loại nấm hiện diện gây hại trên hạt và
bông lúa, kết quả tổng hợp hợp lại như bảng 2.1 dưới đây.
Bảng 2.1: Một số nấm bệnh hại trên hạt và bông lúa
STT

Tên tác nhân gây bệnh

Bệnh nấm trên lúa

1

Ustilaginoidea virens

Bệnh than vàng

2

Tilletia barclayana

Bệnh than đen

3

Ephelis oryzae

Udbatta


4

Curvularia spp.

Đen vỏ hạt

5

Phoma sorghina

Đốm vỏ hạt

6

Fusarium graminearum

Sẹo lúa

7

Epicoccum purpurascens

Chấm hạt vừng trên hạt thóc

8

Septoria spp.

Vết trắng xám


(Nguồn: Ou, 1985


 

 

10 

2.1.3 Đặc điểm hình thái một số loài nấm gây bệnh trên hạt lúa
¾ Alternaria padwickii (Granguly) M.B. Ellis.
Khuẩn lạc của nấm không chặt, mỏng. Hạch hình cầu hoặc gần giống hình cầu,
màu đen, bề mặt có vết đan hình lưới, đường kính hạch 50 - 200µ. Cuống bào tử đính
kích thước 80 × 3 - 4 µ, thường phồng lên 5 - 6 µ tại đỉnh nhẵn, tại đỉnh có ít gai nhỏ.
Bào tử thẳng hoặc cong, hình thoi dưới dạng hình chùy ngược và có mỏ, dài tối thiểu
bằng một bào tử, bào tử lúc đầu trong suốt như thủy tinh, muộn hơn có màu rơm tới
màu nâu vàng, nhẵn hoặc có mỏ nhỏ. Kích thước bào tử dài 95 - 170 (130) µ, rộng 11 20 (15,7) µ tại chỗ rộng nhất. Cuống dày 1,5 - 5 µ, trung bình 2,7 µ có 3 - 5 vách ngăn,
hầu hết có 4 vách ngăn, thường có một vách ngăn thắt lại ở đỉnh. Khuẩn lạc trên môi
trường PDA có màu xám (Ellis, 1993).
¾ Cephalosporium oryzae Mc. Rae.
Giống nấm này là nguyên nhân gây ra lem lép hạt lúa được gặp tại bang Assam,
Ấn Độ và Myanmar, nguyên nhân nổi bật là do điều kiện đất trồng.
Vuorriquet cũng đã tìm thấy tại bang Madagasca (Châu Phi) và ở Đông Dương.
Nhưng giống Cephalosporium không hẳn là ký sinh quan trọng (Roger, 1953).
¾ Curvularia spp.
Đặc điểm chung: khuẩn lạc mỏng màu xám, nâu hoặc đen, màu tóc hoặc đen
như nhung, bề mặt khuẩn lạc xốp như sợi bông hoặc mượt như nhung. Giá thể của
nấm thường rộng, thẳng đứng, đen hình trụ, thỉnh thoảng phân nhánh, có nhiều loài
trên cây trồng, đặc biệt trên giá thể chắc như hạt lúa. Cuống bào tử đính đa sợi, sợi

thẳng hoặc cong queo, có khi cong gập hình đầu gối, thỉnh thoảng có nhiều cục màu
nâu, thường nhẵn. Bào tử đơn thường cong hình chùy, hình thể tròn, hình thoi rộng,
dạng trứng xù xì hoặc hình quả lê với 3 vách ngăn hoặc nhiều hơn, nâu nhạt hoặc nâu
đen, có vài tế bào, tế bào cuối thường nhợt hơn các tế bào khác, đôi khi có một dải đen
ngay tại vách ngăn, nhẵn hoặc có mụn hạt cơm, vài loài có rốn lồi. Trong nhiều loài
bào tử hình chữ thập có 3 tia được hình thành cùng một lúc với bào tử bình thường.


 

 

11 

Curvularia eragrostidis (P. Henn) phân lập được trên nhiều loài cây, kích thước
bào tử 22 – 23 × 10 - 18 µ.
¾ Drechslera spp. Ellis.
Khuẩn lạc mọc tỏa ra, màu xám nâu hoặc nâu đen, giống như tóc, đôi khi mượt
như nhung. Sợi nấm chìm trong giá thể, quả thể hoặc bao phôi được hình thành trong
môi trường cấy. Cuống bào tử đính đa sợi, đôi khi mọc theo cụm, thẳng hoặc cong,
đơn sợi không phân nhánh, có một vài loài có phân nhánh, màu nâu nhẵn ở các loài.
Bào tử riêng lẻ, có một vài loài hình thành cuống bào tử thứ cấp và nó mang bào tử.
Bào tử thẳng hoặc cong, hình chùy, hình trụ tròn ở cuống hình thoi, hình chùy ngược,
bào tử có màu đỏ trấu hoặc nâu nhạt tới nâu tối hoặc màu ôliu, đôi khi có tế bào có
màu không bình thường hầu hết bào tử trơn nhẵn, có khá ít mụn nhỏ và có vách ngăn.
Drechslera oryzaae: cành bào đơn lẻ hoặc từng nhóm nhỏ, thẳng hoặc cong,
đôi khi cong gập hình đầu gối, màu nâu nhạt tới nâu, nâu màu ôliu, chiều dài tới 600 µ,
rộng 4 – 8 µ. Bào tử thường cong dạng thuyền, hình thoi hoặc hình chùy, có khi hình
trụ màu nâu nhạt tới nâu vàng nhẵn, có 6 - 14 vách giả, kích thước 63 - 153 (109) × 14
- 22 (17) µ (Ellis, 1993).

¾ Fusarium graminum Corda.
Đặc điểm chung: đường kính khuẩn lạc trên môi trường PDA là 2,8 - 3,8 cm ở
25oC và 0,8 - 2,1 cm ở 30oC, hình thái khuẩn lạc trên môi trường PDA cho thấy có sự
hiện diện rất nhiều cuống bào tử màu cam tại trung tâm khuẩn lạc là nét đặc trưng của
loài này. Cành bào tử thường phát triển trong cấu trúc vòng tròn trong môi trường mới
tách ra (cô lập), dưới điều kiện tối sáng luân phiên và điều kiện nhiệt độ. Có nhiều giọt
dịch tạo thành trên cuống bào tử của hầu hết môi trường cô lập. Sợi nấm thì dày đặc
(rậm rạp) có màu trắng đến trắng hồng. Từng túi sợi nấm có màu trắng hoặc hơi vàng
được hình thành trên vài môi trường, sợi nấm tại bề mặt nghiêng của môi trường có
thể có màu vàng nhạt tới vàng tùy theo tuổi. Nấm không gây ra màu trên agar, nhưng
dưới bề mặt có thể xuất hiện màu cam hơi nâu tới màu đường thắng (Caramel) bởi vì
nó phản chiếu ánh sáng từ cuống bào tử.


 

 

12 

Đặc tính riêng: có rất ít cuống bào tử màu cam trên môi trường PDA và LDA.
Fusarium graminum: có trên vài loại hạt cỏ như Cynodon dactylon, Elymus
arenarius, Panicum maximum.
Khuẩn lạc của Fusarium moniliforme màu trắng xám Viole hoặc xám sậm tùy
theo tuổi, kích thước khuẩn lạc: 2,9 - 3,9 cm ở 250C và 3,0 - 3,4 cm ở 300C sau 3 ngày
cấy (Lester W., 1988).
¾ Fusarium moniliforme Sheld.
Phát triển của nấm trên môi trường PDA, có dạng bột, hơi hồng, sau đó có màu
tím đen, nhưng thường có một tế bào, đôi khi có 2 tế bào có kích thước 5 - 12 × 1,5 2,5 µ, dạng hình thoi đến hình chùy và hơi nhọn tại mỗi đầu. Đại bào tử hình thành
khá hiếm trong nhiều dòng. Đại bào tử dạng hình thoi không cân đối, sắc nét, vách

mỏng, hình thoi dài, thường cong rõ ràng ở hai đầu và có móc nhỏ ở đầu, 3 - 7 vách
ngăn, kích thước 25 – 60 × 2,5 - 4,0 µ, không có vách bào tử dày. Quả thể hình cầu
màu xanh đen thường được hình thành, quả thể dạng chai thường xuất hiện khi cây
chết và trên bề mặt. Bào tử túi trong suốt, thường có một vách ngăn đôi khi có 3 vách
ngăn (Agarwal, 1989).
¾ Nigrospora (M.B.Ellis,1971)
Tập đoàn nấm lúc đầu sợi trắng, nhỏ, bào tử màu đen có chiếu sáng dễ nhìn
thấy dưới kính hiển vi, về sau bào tử có màu nâu hoặc đen, khi phóng bào tử nhiều sợi
nấm chìm trong giá thể hoặc trên bề mặt, bào tử đơn có cơ chế phóng bào tử mạnh,
hình cầu hoặc hình thể tròn rộng màu đen, có chiếu sáng, nhẵn, không vách ngăn.
Nấm Nigrospora có nhiều loài với kích thước khác nhau:
+ Kích thước đường kính bào tử 10 - 16 µ (thông thường 12 - 14 µ): Khuskia
oryzae.
+ Kích thướcđường kính bào tử 14 - 20 µ (thông thường 16 - 18 µ): Sphaerica.
+ Kích thước đường kính bào tử 17 - 24 (thông thường 11 - 20 µ): Sachari.


 

 

13 

+ Kích thước đường kính bào tử 25 - 30: Panic.
(Ellis, 1993).
¾ Phoma sorghina (Sacc). Boerema
Tên khác: Phoma indianensis (Deshpande & Mantri) Boerena (1971); Phoma
glumarum Ell. và Tracy (1973).
Khuẩn lạc có nhiều kiểu thay đổi, như nùi bông dày đặc sợi nấm trên bề mặt
không khí, màu xanh xám đến màu ôliu (lục vàng) hoặc màu đen, với đặc điểm đặc

trưng màu trắng đến màu hồng cá hồi nhẹ, thường ngược với màu hơi đỏ.
Bào tử kích thước 4 - 5 × 2 - 2,5 µ, bào tử vách dày có một tế bào, hình dạng
thay đổi và không đưa vào phân loại. Có 500 dòng thu thập 76 ký chủ khác nhau từ 50
nước được gửi ở Viện Nấm Quốc Tế (Brian, 1973).
¾ Ustilaginoidea virens (Cooke) Tak.
Tên khác: Ustilago virens Cooke, Tilletia oryzae Patouillarrd.
Bào tử vách dày màu ôliu, hình cầu tới hình elip, 3 - 5 × 4 - 6 µ, bào tử lúc non
màu nhợt và nhẵn, có mụn cơm khi già. Bào tử vách dày nảy mầm trong môi trường và
cho bào tử, bào tử túi trong suốt, dạng chỉ đơn bào, 120 - 180 × 0,5 - 1 µ (Agarwal,
1989).
2.2 Những nghiên cứu trong nước
Phân tích 67 mẫu gạo biến vàng được thu thập ở Việt Nam năm 1969 cho kết
quả bước đầu, phân loại có 3 chủng Aspergillus flavus oryzae, trong đó có một chủng
có sắc tố vàng Aspergillus clavatus, Aspergillus fumigates, Penicillium citrium,
Rhizopus, Mucor,…. Trong đó, giống nấm mốc Aspergillus chiếm tỷ lệ cao nhất (85%)
và thường gặp nhiều nhất (trên 90% số mẫu), rồi đến Aspergillus niger, Penicillium
citrinum.


 

 

14 

Nấm mốc ngoài đồng gồm một số loại chính sau Alternaria, Cladosporium,
Fusarium, Helminthosporium, những nấm này có màu hoặc không có màu. Những
nấm này tấn công vào hạt làm cho hạt bị héo, bị lép trước khi thu hoạch hoặc làm giảm
độ nảy mầm của hạt. Nấm mốc trong bảo quản gồm 2 loài chủ yếu là Aspergillus và
Penicillium. Trong quá trình bảo quản, khi hạt ẩm tới một thủy phần nào đó, chúng bắt

đầu tấn công phá hại hạt, gây ra những hiện tượng làm hư hại hạt, làm giảm chất lượng
của hạt.
Qua điều tra và phân tích vi sinh vật trên các mẫu hạt lúa bảo quản ở miền bắc
Việt Nam nhận thấy giống Aspergillus gặp trên tấc cả các mẫu hạt lúa giống bảo quản.
Penicillium, Rhizopus, Mucor gặp trên 90% số mẫu điều tra. Những hạt lúa bị bóc
nóng, số lượng Aspergillus chiếm từ 15 - 98% số hạt, Penicillium chiếm từ 3 - 35% số
hạt.
Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Bảo Vệ Thực Vật (1995); Trung tâm
BVTV phía Nam (1997); Viện Lúa ĐBSCL (2000) kết hợp với các tài liệu ở nước
ngoài có thể xác định được nhiều nguyên nhân gây bệnh lem lép hạt trên lúa; i) Do
nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa khi mật số cao chúng có thể bò trên bông lúa
chích hút các gié lúa đang phát triển, các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và
phần lớn số hạt đều bị lép; ii) Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (tên mới Bukhoderia
glumae) làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt; iii) Do nấm là chủ yếu:
Alternaria

padwickii,

Bipolaria

oryzae,

Fusarium

sp.,

Curvularia

lunata,


Microdochium oryzae, Phoma sp., Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria
sp., Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens.
Thí nghiệm ảnh hưởng của bệnh đạo ôn (Pyricularia grisea) đối với năng suất
và phẩm chất hạt được thực hiện trên cánh đồng cao sản tại xã Mỹ Thạnh Hưng, huyện
Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho thấy: bệnh đạo ôn làm giảm 3,12% đến 11,27% lúa
nguyên và 3,67% đến 5,07% trọng lượng 1000 hạt (Lê Hữu Hai và ctv, 2007).
Khảo sát bước đầu về bệnh trên hạt giống ở ĐBSCL cho thấy nhiều loại nấm
tấn công trên hạt như Alternaria padwickiiI, Bipolaris oryzae, Fusarium moniliforme,
Microdochium oryzae và Sarocladium oryzae. Chúng không chỉ gây bệnh trên cây lúa


×