Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI TRÊN CÂY DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI TRÊN CÂY DƯA HẤU
VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI
CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC,
TỈNH LONG AN

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ GIANG
Ngành: Bảo Vệ Thực Vật
Niên khoá: 2007 – 2011

Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


i

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN BỆNH HẠI TRÊN CÂY DƯA HẤU VÀ KHẢO SÁT
HIỆU QUẢ PHÒNG TRỪ BỆNH SƯƠNG MAI CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA
HỌC TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN

LÊ THỊ GIANG

Luận văn tốt nghiệp được đề trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật

Giáo viên hướng dẫn:
TS. VÕ THỊ THU OANH


Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Thành kính ghi ơn cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục cho con được đi
học đến ngày hôm nay
Tôi xin chân thành cảm ơn:
-

Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể các thầy cô
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.

-

Cô TS. Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp

-

Cô Phạm Thị Khâu và gia đình anh Đào Hoàng Anh đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình làm đề tài tại địa phương

-

Các bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2011


Lê Thị Giang


iii

TÓM TẮT

Lê Thị Giang, Đại Học Nông Lâm Tp. HCM, tháng 07/2011. Đề tài: “Điều tra
thành phần bệnh hại trên cây Dưa hấu và khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh
sương mai của một số thuốc hóa học tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An”
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh
Đề tài được tiến hành tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An từ tháng 01 năm 2011
đến tháng 03 năm 2011, với nội dung chính là:
Điều tra thành phần bệnh hại cây Dưa hấu và mức độ phổ biến của bệnh
Quan sát và mô tả triệu chứng của một số bệnh hại phổ biến
Điều tra diễn biến bệnh sương mai và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển của bệnh
Bố trí thí nghiệm xử lý thuốc để xác định hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai
hại Dưa hấu
Kết quả đạt được như sau:
Qua quá trình điều tra chúng tôi đã ghi nhận có 6 bệnh xuất hiện và gây hại trên
cây Dưa hấu trồng vụ Đông Xuân, trong đó có 5 bệnh là do nấm gây ra và một bệnh
do virus có môi giới truyền bệnh là các loại rầy mềm và bọ trĩ. Bệnh sương mai và
bệnh khảm là 2 bệnh xuất hiện khá phổ biến và gây hại nghiêm trọng.
Kết quả điều tra diễn biến bệnh sương mai và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát
sinh, phát triển bệnh cho thấy:
+ Tại huyện Cần Đước, Long An chủ yếu trồng các giống Dưa hấu Super Hoàn
Châu, Phù Đổng và Thủy Lôi cả ba giống này đều bị bệnh sương mai nhưng ở các
mức độ khác nhau. Trong đó, giống Phù Đổng bị bệnh nặng nhất với tỷ lệ bệnh và chỉ

số bệnh trung bình qua các lần điều tra lần lượt là 29,73 % và 20,20 %, kế tiếp là giống
Thủy Lôi có tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh là 29,32 % và 19,32 %, giống Super Hoàn Châu


iv

bị nhiễm nhẹ nhất trong ba giống điều tra với tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh lần lượt là
21,52 % và 14,32 %
+ Mật độ trồng 6 – 7 ngàn cây/ha bị bệnh nặng nhất với tỷ lệ bệnh và chỉ số
bệnh là 33,67 % và 23,68 %, ở mật độ thấp 4 – 5 ngàn cây/ha bị bệnh thấp nhất có
TLB và CSB lần lượt là 23,96 % và 14,36 %.
Thí nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh sương mai của một số thuốc hóa
học cho thấy:
Thuốc Danjiri có hiệu quả kỹ thuật trung bình qua 3 lần phun là cao nhất với
83,15 %, kế tiếp là thuốc Phytocide 61,42 %, thuốc Amistar và Phytocide +Norshield
có hiệu quả lần lượt là 27,27 % và 27,74 %


v

MỤC LỤC
Trang
TRANG TỰA ...................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................... xi

Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu đề tài ...........................................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................2
1.4 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................3
2.1 Giới thiệu chung về cây dưa hấu ...............................................................................3
2.1.1 Đặc điểm phân loại của cây dưa hấu ......................................................................3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố ............................................................................................3
2.1.3 Giá trị dinh duỡng của cây dưa hấu ........................................................................4
2.1.4 Đặc điểm thực vật học ............................................................................................5
2.1.5. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Dưa hấu ...........................................6
2.1.6. Điều kiện ngoại cảnh .............................................................................................7
2.1.7 Tình hình sản xuất ..................................................................................................7
2.1.8 Tình hình bệnh hại trên dưa hấu .............................................................................8
2.2 Giới thiệu về bệnh sương mai .................................................................................13
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước .........................................................................17
2.2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................................18
2.3 Đặc tính của các loại thuốc sử dụng trong thí .........................................................19
2.3.1 Amistar 250SC .....................................................................................................19
2.3.2 Phytocide 50WP ...................................................................................................19


vi

2.3.3 Norshield 86.2WG ................................................................................................20
2.3.4 Danjiri 10SC .........................................................................................................20
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................22
3.1 Địa điểm và thời gian thí nghiệm ............................................................................22
3.1.1 Địa điểm ...............................................................................................................22

3.1.2 Thời gian thực hiện đề tài .....................................................................................22
3.1.3 Điều kiện khí hậu, thời tiết trong thời gian thực hiện thí nghiệm ........................22
3.2 Vật liệu điều tra và nghiên cứu................................................................................23
3.3 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................24
3.3.1 Điều tra thành phần, diễn biến mức độ bệnh hại trên cây dưa hấu ở vụ Đông xuân
2011 tại Cần Đước, Long An. .......................................................................................24
3.3.1.1 Điều tra thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến trên cây dưa hấu. ...............24
3.3.1.2 Điều tra diễn biến bệnh sương mai và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển của bệnh ở vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, Long An. ..................25
3.3.2 Khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai trên cây dưa hấu vụ Đông xuân
năm 2011 của một số loại thuốc hóa học tại huyện Cần Đước, Long An. ....................26
3.4 Phương pháp xử lý và thống kê số liệu ...................................................................31
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................32
4.1 Kết quả điều tra thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến của một số bệnh hại trên
cây dưa hấu ....................................................................................................................32
4.2 Mô tả triệu chứng của một số bệnh hại cây dưa hấu ngoài đồng ruộng ..................33
4.2.1 Triệu chứng bệnh khảm ........................................................................................33
4.2.2 Triệu chứng bệnh héo vàng ..................................................................................35
4.2.3 Triệu chứng bệnh sương mai ................................................................................36
4.3 Điều tra diễn biến bệnh sương mai và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát
triển của bệnh.................................................................................................................38
4.3.1 Diễn biến bệnh sương mai dưa hấu vụ Đông xuân 2011 tại Cần Đước, Long An
.......................................................................................................................................38
4.3.2 Mức độ nhiễm bệnh sương mai của một số giống dưa hấu vụ Đông xuân 2011 tại
huyện Cần Đước, tỉnh Long An ....................................................................................39


vii

4.3.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh, phát triển bệnh sương mai dưa

hấu ở vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An .....................................41
4.4 Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh sương mai trên
cây dưa hấu vụ Đông xuân 2011 tại Cần Đước, Long An. ...........................................42
4.4.1 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến TLB và CSB sương mai dưa hấu vụ
Đông xuân 2011 tại Cần Đước, Long An. .....................................................................42
4.4.2 Hiệu quả kỹ thuật của một số thuốc hóa học dùng để trừ bệnh sương mai dưa hấu
ở vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, Long An ...................................................48
4.5 Các chỉ tiêu xác định hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa hấu ở vụ Đông xuân
2011 tại huyện Cần Đước, Long An..............................................................................50
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................53
5.1 Kết luận....................................................................................................................53
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................55
PHỤ LỤC .....................................................................................................................57


viii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSB

Chỉ số bệnh

CV

Coefficient of Variation

ĐC


Đối chứng

NT

Nghiệm thức

NTP

Ngày trước phun

NSP

Ngày sau phun

NST

Ngày sau trồng

STT

Số thứ tự

TLB

Tỷ lệ bệnh


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Hàm luợng các chất dinh duỡng trong 100 g dưa hấu. ...................................4
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa hấu trong nuớc...........................................................8
Bảng 3.1: Tình hình thời tiết, khí hậu nơi thí nghiệm. ..................................................23
Bảng 4.1: Thành phần bệnh hại và mức độ phổ biến của bệnh .....................................32
Bảng 4.2: Diễn biến bệnh sương mai dưa hấu tại các điểm điều tra ở vụ Đông xuân
2011 tại Cần Đước, Long An ........................................................................................38
Bảng 4.3: Mức độ nhiễm bệnh sương mai của một số giống dưa hấu ở các giai đoạn
sinh trưởng vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. ..........................40
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh, phát triển bệnh sương mai
dưa hấu ở vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. .............................41
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến TLB (%) sương mai trên cây
dưa hấu vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, Long An. .......................................43
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của các loại thuốc thí nghiệm đến CSB (%) sương mai hại dưa
hấu vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, Long An. ..............................................45
Bảng 4.7: Hiệu quả kỹ thuật của một số thuốc hóa học dùng để trừ bệnh sương mai
dưa hấu ở vụ Đông xuân 2011 tại huyện Cần Đước, Long An .....................................48
Bảng 4.8: Các chỉ tiêu xác định hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa hấu vụ Đông
xuân 2011 tại huyện Cần Đước, Long An. ....................................................................51


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hình thái nấm Pseudoperospora cubensis .....................................................15
Hình 3.1: Toàn cảnh khu thí nghiệm 23 NST ...............................................................28
Hình 3.2: Toàn cảnh khu thí nghiệm 45 NST ...............................................................28
Hình 3.3: Cắm cọc cố định điểm và cây điều tra ..........................................................29
Hình 4.1: Triệu chứng bệnh khảm .................................................................................34

Hình 4.2: Triệu chứng của bệnh héo vàng ....................................................................35
Hình 4.3: Triệu chứng bệnh sương mai .........................................................................37


xi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Số liệu tỷ lệ bệnh chuyển đổi .......................................................................57
Phụ lục 2: Số liệu chỉ số bệnh chuyển đổi .....................................................................59
Phụ lục 3: Kết quả xử lý số liệu MSTATC ...................................................................61
Phụ lục 4: PHIẾU ĐIỀU TRA ĐỒNG RUỘNG ..........................................................74
Phụ lục 5: PHIẾU ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH .....................................................75


1

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Dưa hấu tên khoa học: Citrullus lanatus (Thumb.) Mats. Là một loại trái cây
có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền nam châu Phi và là loại quả phổ
biến nhất trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Dưa hấu có tính hàn có thể dùng làm thức
ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực, quả dưa hấu không chỉ được sử dụng để
ăn tươi mà còn dùng để chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau: làm dưa canh, dưa
muối, làm đồ hộp đăc biệt là giá trị dược liệu.
Dưa hấu là cây trồng phổ biến ở nước ta và các nước nhiệt đới, á nhiệt đới trên
thế giới (Trần Khắc Thi, 1996). Năm 2008, diện tích trồng trên dưa hấu trên thế giới
khoảng 3,75 triệu ha, sản lượng dưa hấu trên thế giới khoảng 99,2 triệu tấn, năng suất

26,4 tấn/ha. Diện tích trồng dưa hấu năm 2008 ở Việt Nam khoảng 28.000 ha, năng
suất khoảng 15 tấn/ha với tổng sản lượng là 420.000 tấn (FAO, 2009). Ngày nay, diện
tích trồng dưa hấu ngày càng tăng lên và có nhiều vùng chuyên canh ở các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long như: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh. Bên cạnh
những giá trị về kinh tế và giá trị dinh dưỡng mà cây dưa hấu đem lại, thì cây dưa hấu
còn là cây chuyển dịch cơ cấu cây trồng nên diện tích trồng ngày càng gia tăng. Việc
áp dụng những biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất kéo theo đó là tình hình
bệnh hại cũng gia tăng đặc biệt là bệnh sương mai. Bệnh sương mai hại dưa hấu do
nấm Pseudoperonospora cubensis Roston gây ra. Bệnh có thể gây hại trên tất cả các
bộ phận của cây, từ gốc, thân, cành, lá cho đến hoa trái. Những triệu chứng của bệnh
được thể hiện rõ nhất trên lá. Bệnh gây hại rất nghiêm trọng trên dưa hấu, nếu không
phòng trừ kịp thời sẽ làm giảm hoặc mất năng suất, giảm phẩm chất, ảnh hưởng đến
thu nhập của nông dân.


2

Xuất phát từ tình hình đó, đề tài: “Điều tra thành phần bệnh hại trên cây
dưa hấu và khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai của một số thuốc hóa
học tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An” đã được thực hiện
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm mục đích nắm được tình hình bệnh hại trên cây dưa
hấu, diễn biến bệnh sương mai và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển
bệnh, khả năng phòng trừ bệnh sương mai dưa hấu của một số thuốc hóa học tại Cần
Đước, Long An để tìm được loại thuốc có hiệu quả phòng trừ bệnh cao từ đó khuyến
cáo nông dân sử dụng ngoài đồng ruộng.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Điều tra tình hình bệnh hại trên cây dưa hấu trồng vụ Đông xuân
Điều tra diễn biến bệnh sương mai dưa hấu và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh, phát triển bệnh

Nhận biết, mô tả triệu chứng của một số bệnh hại dưa hấu ngoài đồng ruộng
Tiến hành thí nghiệm khảo sát hiệu quả phòng trừ bệnh sương mai dưa hấu
của một số thuốc hóa học ngoài đồng ruộng
1.4 Giới hạn đề tài
Do thời gian thực hiện khóa luận ngắn nên phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn
trong một vụ trồng, chỉ ghi nhận các bệnh xuất hiện tại thời điểm điều tra và sử dụng
thuốc hóa học để phòng trừ bệnh hại phổ biến trên đồng ruộng.


3

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Giới thiệu chung về cây dưa hấu
2.1.1 Đặc điểm phân loại của cây dưa hấu
Kingdom: Plantae
Division: Magnoliophyta
Class: Magnoliopsida
Order: Cucurbitales
Family: Cucurbitaceae
Genus: Citrullus
Species: Citrullus lanatus (Thunb.) Matsum. & Nakai
(Nguồn )
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Nguồn gốc: Dưa hấu xuất phát từ khu vực Nam Phi (trích dẫn từ Huỳnh Thị
Mộng Tiền và ctv, 2006). Dưa hấu được phát hiện ở Châu Phi năm 1857, sau đó được
đưa sang Trung Quốc và miền đông nước Nga vào thế kỷ thứ 10 và đến Anh vào năm
1600 (Tạ Thị Thu Cúc, 2001). Ngày nay, dưa hấu được trồng ở hầu hết các vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới, phổ biến ở các nước như Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Mỹ, Ai

Cập, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nhật và Hy Lạp chiếm gần 2/3 sản lượng dưa hấu toàn
thế giới (FAO, 2005).
Tại Việt Nam dưa hấu được trồng từ thời vua Hùng Vương thứ 18 và dưa hấu
trở thành loại trái cây không thể thiếu được trong ngày tết cổ truyền của nhân dân. Các


4

tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều có trồng dưa hấu, nhưng tập trung nhiều nhất ở các
tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Tiền Giang, Long An (Trần Thị Ba, 1999).
2.1.3 Giá trị dinh duỡng của cây dưa hấu
Bảng 2.1: Hàm luợng các chất dinh duỡng trong 100 g dưa hấu.
Thành phần

Đơn vị tính

Giá trị dinh dưỡng

Nuớc

G

91,45

Năng luợng

Kcal

30,00


Protein g

G

0,61

Chất béo

G

0,15

Đường

G

6,20

Carbohydrate

G

7,55

Ca

Mg

7,00


K

Mg

112,00

P

Mg

11,00

Vitamin C

Mg

9,60

Vitamin A

IU

366,00

Vitamin B1

Mg

0,03


Vitamin B2

Mg

0,02

Vitamin B3

Mg

0,18

Vitamin B6

Mg

0,05

Mg

Mg

10,00

Zn

Mg

0,10,


(Nguồn: Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA)
Dưa hấu có giá trị dinh dưỡng khá cao nhờ hàm lượng đường trong trái cao (5
– 10 %), rất giàu carbohydrate, muối khoáng, vitamin A, C (Trần Thị Ba, 2001). Trong
thịt quả có chứa 0,22 % K, 0,016 % Na, 0,022 % Ca. Khi phân tích 1 kg chất khô quả
dưa hấu có 12,1 g N, 2,9 g P và 117,9 g K (Mai Thị Phương Anh và ctv,1996).


5

2.1.4 Đặc điểm thực vật học
Dưa hấu thuộc dạng thân leo bò, là cây hằng niên thân thảo. Gần đây đã xuất
hiện dạng cây bụi, dùng để tạo những giống sinh truởng hữu hạn (Tạ Thị Thu Cúc,
2001).
ƒ Rễ
Dưa hấu có hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính có khả năng ăn sâu 50 – 100
cm rễ phụ ăn lan trên mặt đất trong phạm vi 50 – 60 cm cách gốc, phân bố ở chiều sâu
20 – 30 cm cách mặt dất. Ở giai đoạn phát triển tối đa rễ phụ lan rộng khắp cả mặt
liếp. Vì vậy, dưa hấu có khả năng chịu hạn khá. Rễ dưa hấu không có khả năng phục
hồi khi bị đứt, do đó trồng hoặc chăm sóc cần phải giảm đi lại trên mặt liếp dể tránh
làm đứt rễ dưa (Trần Thị Ba, 2001).
ƒ Thân
Là cây thân thảo hằng niên, thân chính dài 1 – 6 m, thân mềm có góc cạnh và
mang nhiều lông to dài, màu trắng, lông nhiều hay ít tùy theo giống và tuổi cây. Thân
dưa hấu có nhiều mắt, mỗi mắt có một lá, một chồi nách và một vòi bám có phân
nhánh. Chồi có khả năng phát triển thành dây nhánh như dây chính, thuờng sự phát
triển của chồi nách chịu sự ức chế của ngọn thân chính, nên những chồi gần gốc phát
triển mạnh hơn những chồi gần ngọn (Trần Thị Ba, 1999).
ƒ Lá
Dưa hấu có lá mầm lớn, hình trứng, có ý nghĩa lớn trong việc quang hợp tạo vật
chất nuôi cây và là lá thật dầu tiên, do đó cần bảo vệ lá mầm khỏi sự thiệt hại của côn

trùng và bệnh. Lá thật là lá đơn, mọc xen hình chân vịt, xẻ thùy nhiều ít hay sâu cạn
tùy theo giống, các lá dầu tiên không xẻ thùy sâu. Trong diều kiện tăng trưởng tốt, các
lá dưa kể cả lá mầm vẫn giữ xanh trên cây cho đến khi trái chín (Trần Thị Ba, 1999).
ƒ Hoa
Hoa đơn tính đồng chu, hoa nhỏ mọc đơn ở nách lá với năm lá đài xanh và năm
cánh dính màu vàng, đôi khi có hoa lưỡng tính. Kích thước hoa 2,5 – 3 cm, hoa thụ
phấn nhờ côn trùng. Số lượng hoa đực và hoa cái không cân đối, hoa đực thường xuất
hiện sớm, sau đó vài hoa cái mới mọc một hoa đực xen kẽ trên thân.


6

Hoa đực có 3 – 5 tiểu nhị, chỉ ngắn, bao phấn hợp thành khối. Hoa cái có vòi
nhụy ngắn, núm nhụy phân ba thùy, bầu noãn hạ với ba tâm bì. Hoa cái ở phần gốc
thuờng nhỏ do đó cho trái chín sớm, hoa cái ở xa gốc ra sau nên cho trái chín muộn,
chỉ có hoa cái ở vị trí lá 12 – 20 dễ đậu trái và cho trái tốt (Trần Thị Ba, 1999).
ƒ Trái
Trái dưa hấu thuộc phì quả to và có nhiều nuớc. Trái có hình dạng thay đổi từ
hình cầu, hình trứng đến hình bầu dục tùy theo giống, nặng từ 1,5 – 3 kg. Vỏ trái cứng,
láng có nhiều gân và hoa văn, màu sắc thay đổi từ đen, xanh đậm, xanh nhạt hay có
sọc. Khi trái chín gân nổi rõ trên mặt vỏ. Thịt trái có màu đỏ đậm đến vàng, chứa
nhiều hạt nằm lẫn trong thịt quả, trung bình 200 – 700 hạt/trái (Trần Thị Ba, 1999).
ƒ Hạt
Hạt có màu nâu nhạt, nâu đậm đến đen, kích thước hạt thay đổi tùy giống, trọng
lượng hạt trung bình 25 – 30 hạt/gam. Hạt có nhiều chất béo từ 20 – 40 % nên dùng
làm nguyên liệu chế biến có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt thường rất dễ mất sức nẩy
mầm, tùy vào từng giống dưa khác nhau mà có số lượng hạt nhiều ít khác nhau (Trần
Thị Ba, 1999).
2.1.5. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Dưa hấu
Giai đoạn tăng trưởng: Được tính từ khi gieo đến khi cây bắt đầu ra hoa

(khoảng 21 ngày), trong thời kỳ này dưa tăng trưởng chậm, ra lóng ngắn, thân mọc
thẳng. Lúc này cây chưa mọc cành, tốc độ phát triển rễ chậm nhưng mạnh hơn thân lá
(Trần Thị Ba, 1999).
Giai đoạn ra hoa kết quả: Sau 21 ngày dưa bắt đầu ngã ngọn bò, lúc này tăng
trưởng rất nhanh, thân chuyển sang dạng bò, vòi bám hình thành. Nhánh phụ phát triển
nhanh và cây bắt đầu có hoa. Những hoa đầu tiên thường là hoa đực, kích thước nhỏ
hạt phấn ít, nẩy mầm kém. Nếu có hoa cái thì cũng nhỏ,những hoa này nếu phát triển
được thì trái cũng nhỏ, do đó đợt hoa này thường không được chú ý trong sản xuất
(Trần Thị Ba,1999).
Giai đoạn phát triển trái: Hoa sau khi thụ phấn phát triển thành trái rất nhanh,
nhất là 20 ngày đầu. Thời kỳ này quyết định đến năng suất, lúc này dưa cần nhiều dinh


7

dưỡng tập trung nuôi trái. Sau đó trái lớn chậm biến đổi sinh hóa bên trong, tích luỹ
chất đường và thành lập sắc tố thịt quả cho đến khi trái chín làm thịt trái trở nên ngọt
và có màu sậm (Phạm Hồng Cúc, 2002).
2.1.6. Điều kiện ngoại cảnh
Khí hậu: Dưa hấu có nguồn gốc vùng khí hậu nóng, thích nhiệt độ cao, nhiệt
độ thích hợp cho sự sinh trưởng của dưa là 25-300C, vì vậy dưa phát triển tốt ở vùng
ĐBSCL (Trần Thị Ba, 1999). Nhiệt độ nẩy mầm tốt nhất là 280C. Ở thời kì cây con,
nhiệt độ ban ngày thích hợp là 25-270C, ban đêm không thấp dưới 170C. Thời kì ra hoa
nhiệt độ thích hợp là 250C thời tiết nóng quá hay quá khô gây trở ngại cho việc thụ
phấn (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Ánh sáng: Dưa hấu là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để sinh trưởng và kết
trái. Nắng nhiều và nhiệt độ cao là hai yếu tố làm tăng chất lượng dưa. Thiếu ánh sáng
dưa bò dài, dễ nhiễm bệnh và khó đậu trái. Số giờ chiếu sáng tối thiểu cần thiết cho
dưa hấu phát triển là 600 giờ/vụ (Phạm Hồng Cúc, 2002).
Đất đai: Dưa yêu cầu đất không nghiêm khắc nên có thể trồng trên nhiều loại

đất từ cát đến sét nặng. Đất có cơ cấu nhẹ, tầng canh tác dày, không chua (pH từ 6-7)
là thích hợp (Phạm Hồng Cúc, 2002). Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao,
thoát nước nhanh, có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém
(trích dẫn từ Huỳnh Thị Mộng Tiền và ctv, 2006).
Nước: Dưa yêu cầu nước rất nhiều, hút nước mạnh, trái chứa nhiều nước nên
phải cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng trái dưa mới mau lớn. Dưa chịu úng kém,
úng nước gây thối rễ, vàng và chết cây. Dưa hút nước mạnh nhất vào thời kì phát triển
trái nên cần giữ ẩm đất thường xuyên, thiếu nước giai đoạn này trái nhỏ nhưng nếu
mưa đột ngột thì dễ làm cho trái bị nứt. Lúc trái gần thu hoạch cần giảm tưới nước để
trái ngọt hơn (Phạm Hồng Cúc, 2002).
2.1.7 Tình hình sản xuất
Theo FAO (2009), sản lượng dưa hấu trên thế giới khoảng 99,2 triệu tấn, diện
tích canh tác 3,75 triệu ha, năng suất 26,4 tấn/ha. Diện tích trồng dưa hấu ở Việt Nam


8

năm 2008 khoảng 28.000 ha, năng suất khoảng 15 tấn/ha với tổng sản lượng là
420.000 tấn.
Bảng 2.2: Tình hình sản xuất dưa hấu trong nuớc
Tình hình

năm
2001

Diện tích (ha)
Năng
(tấn.ha-1)

2002


19.000 23.568
suất 13,00

Sản lượng (tấn.

15,80

244.71 372.29

2003

2004

2005

2006

2007

2008

25.986 27.000

28.000 28.000 28.000

28.000

15,44


15,00

15,00

15,19

401.18 410.00

15,00

15,00

420.00 420.00 420.00

420.00

Năm-1)

(Nguồn FAOSTAT, 2009)
2.1.8 Tình hình bệnh hại trên dưa hấu
™ Bệnh thán thư
Triệu chứng:thán thư là bệnh thường xảy ra trên dưa hấu vào mùa mưa, gây
thiệt hại nghiêm trọng (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Nấm bệnh gây hại trên hầu hết
các bộ phận trên cây như lá, thân và trái của dưa hấu và các cây trồng thuộc họ bầu bí.
Thực tế ngoài đồng cho thấy sự xâm nhiễm qua lá có thể là nguồn để mầm bệnh xâm
nhiễm lên thân và trái.
Trên lá: bệnh thường xâm nhiễm và gây hại nặng ở các lá gần gốc. Vết bệnh
thường bắt đầu ở gần gân lá với hình dạng góc cạnh không đều nhau và thường xuất
hiện viền mỏng màu vàng nhạt quanh vết bệnh (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Biểu hiện
đặc trưng của bệnh này là xuất hiện từng vết riêng lẻ trên lá không kết thành một mảng

lớn như bệnh nứt thân chảy nhựa gây hại trên lá (Roberts và Kucharek, 2006). Bệnh
phát triển nặng tạo ra những vết bệnh có kích thước lớn từ 1-2 cm, có màu nâu đen hay
đen. Lá bệnh nặng có rất nhiều đốm và lá bị nhăn. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng
nơi vết bệnh. Bệnh lây lan nhanh làm lá cháy khô rồi rụng đi, để trơ lại thân cây. Bên
cạnh đó, bệnh cũng tấn công lên cuống lá, nếu bệnh nặng sẽ cuống lá chết khô và rụng
lá.Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến quang hợp của cây, nhất là khi bệnh tấn công


9

lên các lá trưởng thành đang nuôi trái (7 lá trước và sau trái) làm cho trái không lớn,
năng suất thấp (Robert và ctv, 2006).
Thân: Vết bệnh mới xuất hiện là những vết nhỏ, màu nâu sậm, khô và sần sùi,
sau đó bệnh lan rộng ra và không có hình dạng nhất định, có khi kéo dài một bên thân,
lõm xuống (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Theo Roberts và Kucharek (2006), khi điều
kiện ẩm ướt thì vết bệnh thường lan nhanh, lõm sâu xuống và có hình dạng thon dài.
Trái: Bệnh thán thư thường tấn công lên trái khi bệnh đã gây hại nhiều trên lá
hay thân. Biểu hiện triệu chứng ban đầu là những đốm bệnh úng nước, màu nâu đen
đến đen, dạng tròn rộng 1-2 cm, có vòng khoen, hơi lõm vào vỏ, nứt nẻ và cũng có bào
tử hồng nơi vết bệnh. Các đốm bệnh phát triển nhanh và rải rác đều khắp vùng vỏ trái,
có khi liên kết lại làm thành các vết thối rộng ra. Vết bệnh trên trái cũng biểu hiện
tương tự là thường có màu nâu tròn lõm vào da, nếu bị nặng các vết bệnh liên kết
thành mảng to gây thối trái (Trần Thị Ba, 2001).
Nguyên nhân: Do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra. Bệnh tồn tại trên tàn
dư cây bệnh và hạt giống truyền bệnh sang năm sau. Bệnh phát triển nhiều trong điều
kiện thời tiết mưa nhiều, khi cây dưa đã lớn đến thu hoạch
Phòng trị: Theo Nguyễn Thị Nghiêm (1996), mầm bệnh có thể lưu tồn trong
xác bã thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Vì thế, việc phòng trị bệnh thán thư cần
phải thực hiện tổng hợp các biện pháp (canh tác, hoá học và sinh học) mới có thể quản
lý được bệnh:

Biện pháp canh tác: tiêu hủy các tàn dư và xác bã thực vật, xử lý đất sau mỗi
vụ, xử lý hạt giống trước khi gieo.
Biện pháp hóa học: một vài hoạt chất đã được sử dụng để trị bệnh như
benomyl, mancozeb, copper oxychloride đã có những hiệu quả đáng kể. Theo Trần
Văn Hai (2005), có thể phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng Zinacol, Folpan,
Appencarb, Kasuran với nồng độ 0,1-0,2 % hay Topan (0,05-0,1 %). Ngoài ra, theo
Palti và Cohen (1980) có thể phun ngừa các loại thuốc có chứa hoạt chất
Chlorothalonil khi dây bắt đầu vươn dài ra và phun định kỳ 7-10 ngày/lần trong suốt


10

giai đoạn vào mùa mưa. Các loại thuốc có chứa hoạt chất trên có thể phun trị bệnh
thán thư như: Daconil 75 WP, 500 SC, Agronil 75 WP, Cornil 75 WP, 500 SC.
Biện pháp sinh học: qua kết quả thí nghiệm của Raupach và Kloepper (1998),
cho thấy các vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng trưởng cây trồng bao gồm các dòng
INR7 (Bacillus pumilus), GB03 (Bacillus subtilis) và ME1 (Curtobacterium
flaccumfaciens) có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum lagenarium trong điều
kiện nhà lưới.
™ Bệnh đốm lá chảy nhựa thân
Triệu chứng: Bệnh còn được gọi với nhiều tên khác nhau như đốm lá gốc, nứt
thân chảy nhựa, bã trầu, nếu xảy ra trên trái còn gọi là bệnh thối đen trái. Bệnh phát
triển nhanh khi ẩm độ cao đặc biệt là mưa kéo dài. Ở nước ta, bệnh này được ghi nhận
gây hại quan trọng ở các vùng trồng dưa của nước ta; đặc biệt là vào mùa mưa, thời
tiết ẩm ướt.
Đây là bệnh khá quan trọng và thường gây ra hiện tượng “chạy dây”, nhất là
trên dưa hấu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến phẩm chất của trái và năng suất mùa vụ
(Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Bệnh gây hại ở hầu hết các bộ phận của cây như: lá,
thân, hoa và trái.
Trên lá: vết bệnh xuất hiện đầu tiên là những đốm nhỏ úng nước dạng vòng.

Sau đó, vết đốm này khô lại và chuyển sang màu nâu nhạt. Bệnh thường tấn công từ
bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng tâm màu
nâu sậm, sau đó các đốm chuyển sang màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm. Nhiều
vết bệnh liên kết lại với nhau làm cho lá bị cháy khô. Tâm vết bệnh có nhiều quả thể
kín (pseudothecia) hay quả cành (pycnidia) bên trong tạo thành các đốm đen bằng đầu
kim. Ở lá mầm và thân cây con cũng biểu hiện triệu chứng tương tự, vết úng nước đầu
tiên thường xuất hiện ở phôi lá (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996).
Thân: Theo Roberts và Kucharek (2006), vết bệnh ban đầu phát triển ở mô bên
ngoài có hình bầu dục, màu trắng xám, kích thước khoảng 1-2 cm, đốm hơi lõm, làm
khuyết một bên thân hay nhánh, nhất là trên nhánh thân. Sau đó, trên vùng bệnh, nhựa
màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, cuối cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại, vỏ thân


11

nứt ra, đôi khi vết nứt kéo dài thành đoạn. Trên thân, nấm thường tấn công vào gốc
thân, vết bệnh ban đầu là đốm úng nước, vết bệnh phát triển nhanh trong điều kiện ẩm
độ cao, khi nắng lên vết bệnh sẽ khô lại làm phần thân bị nứt và rỉ mủ đỏ nên gọi là
bệnh nứt thân chảy nhựa. Đối với cây con, vết nứt trên thân sẽ làm cây suy yếu hoặc
chết cây.
Trái: triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ngay từ giai đoạn trái non đến trái chín.
Lúc đầu vết bệnh chỉ là những đốm nhỏ, úng nước, hình dạng hơi tròn, xuất hiện
không giới hạn, gây thối, rất dễ nhận diện. Bệnh nặng, triệu chứng lan rộng ra và
đường kính vết bệnh có thể đạt kích thước từ 10-15 cm. Về sau, vết bệnh khô lại và có
màu nâu đen, đôi khi tạo nên những vòng đồng tâm.
Nguyên nhân: Do nấm Didymella bryoniae gây ra và có thể tấn công, gây hại
trên tất cả các cây thuộc họ bầu bí ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Phòng trừ: Tiêu hủy cây bệnh và các dư thừa thực vật sau khi thu hoạch, xử lý
hạt giống, luân canh, cân đối lượng phân bón. Phun Topsin M, Ridomil, Copper B 23% vào gốc. Tránh bón nhiều phân đạm, bệnh dễ phát triển và lây lan nhanh. Theo
Trần Văn Hai (2005), có thể phun Topan với nồng độ 0,05-0,1 % hay phết thuốc vào

ngay vết bệnh để trị bệnh.
™ Bệnh khảm
Triệu chứng: Bệnh virus trên dưa hấu có nhiều triệu chứng khác nhau do có
nhiều dòng virus xâm nhập và gây hại như: CMV(Cucumber mosaic vius), TRSV
(Tobacco ringspot vius), SQMV (Squash mosaic vius) và WMV (Watermelon mosaic
virus). Điển hình là 2 dòng virus: CMV (Cucumber mosaic virus) và virus WMV
(Watermelon mosaic virus). Triệu chứng khảm biểu hiện ở cả thân, đọt, lá và trái của
cây dưa hấu.
Đối với bệnh khảm CMV: CMV có thể gây hại trên 800 loại cây trồng khác
nhau thuộc 65 họ, trong đó tất cả các cây thuộc họ dưa bầu bí đều bị nhiễm virus này
(Raupach and Kloepper, 1998) Cây bị nhiễm dòng virus này thường kém phát triển,
thân còi cọc. Trên thân, các lóng dây ngắn hơn bình thường, chồi ngọn thường hơi bị
chùn lại, dựng thẳng đứng lên (Nguyễn Thị Nghiêm, 1996). Trên lá: xuất hiện các vết


12

khảm đốm màu vàng nhạt xen kẽ các vết xanh đậm, thùy lá ngừng phát triển, lá nhỏ
hẹp xoăn cong. Trái bị bệnh thường nhỏ, biến dạng, trên vỏ có các vết đậm nhạt loang
lổ (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998). Virus CMV được ghi nhận lan truyền qua
hạt giống.
Đối với bệnh khảm WMV: Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998), bệnh
này do 2 dòng virus WMV1 và WMV2 gây nên. WMV1 chính là virus PRSV
(Papaya ringspot virus) gây bệnh đốm vòng trên đu đủ và trên cả các cây họ bầu bí
như dưa hấu, dưa leo, bí đỏ và bí xanh. Triệu chứng trên lá ban đầu thường xuất hiện
các đốm sáng vàng nhạt, lá hơi xoăn và khảm nhẹ; về sau các đốm này phát triển thành
các đốm vòng (ringspot). Khi cây bị nặng, các lá non thường bị mất thùy, chỉ còn
cuống, đôi khi cả cuống cũng biến dạng. Trên trái, vết bệnh ban đầu là những đốm
thâm xanh thẫm sau đó lớn dần thành các đốm vòng màu xanh thẫm, thường vết bệnh
xuất hiện ở nửa trên gần cuống trái, làm cho bề mặt vỏ trái không đồng đều hơi gồ

ghề. Virus PRSV không lan truyền qua hạt giống (Robert và Tom Kucharek, 2006).
Virus WMV2 gây bệnh khảm lá chủ yếu trên cây dưa hấu, bí đỏ, dưa leo, và bí
xanh. Triệu chứng biểu hiện chủ yếu là những đốm vằn trên lá dưa hấu (Vũ Triệu Mân
và Lê Lương Tề, 1998).
Nguyên nhân: do virus gây ra thông qua tác nhân truyền bệnh là côn trùng
trích hút.
Tác nhân lan truyền virus.
CMV, PRSV và WMV2 có tác nhân truyền bệnh chủ yếu là các loài rầy thuộc
họ Aphididae và bọ trĩ. Trong đó, quan trọng là bọ trĩ Thrips palmi, loài rầy mềm
Aphis gossypii và Myzus persicae. Riêng chỉ có dòng virus CMV còn có thể được
truyền bởi 10 loại tơ hồng (Cuscuta spp).
Phòng trừ: theo Nguyễn Thị Nghiêm (1996), rầy mềm hay bọ trĩ đều không
có khả năng truyền bệnh qua các thế hệ sau, không có thời gian ủ virus trong cơ thể
của rầy mềm và virus chỉ tồn tại trong cơ thể rầy mềm dưới 4 giờ sau mỗi lần chích
hút. Vì vậy việc phòng trị bệnh khảm này chủ yếu là tiêu diệt tác nhân truyền bệnh.


13

Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan. Phun các loại thuốc như Actara
ngừa côn trùng (bọ trĩ, rầy mềm) có thể làm bệnh lây lan (Trần Văn Hai, 2005).
™ Bệnh héo vàng
Triệu chứng: nấm xâm nhập phá hại gốc cây làm gốc và rễ bị thối đen. Dây
dưa bị héo, ngọn thường có hiện tượng rũ vào buổi trưa và tươi lại vào buổi chiều hay
sang sớm. Cây héo từng phần xảy ra trong vài ngày rồi lan ra cả cây, làm cây chết.
Trước khi héo, cây có tirệu chứng sinh trưởng kém, sau đó các lá biến vàng từ gốc trở
lên. Chẻ dọc phần thân thấy mạch dẫn bên trong bị thâm đen, có sọc nâu chạy dọc theo
mạch nhựa.
Nguyên nhân: do nấm Fusarium oxysporium gây ra. Nấm tồn tại trong đất ở
dạng sợi và bào tử. Trong đất nấm sống rất lâu tới vài năm.

Phòng trị :
Làm đất kỹ, vun gốc cao cho thoát nước, bón thêm vôi nếu đất chua.
Không trồng liên tục dưa hấu nhiều năm trên một ruộng, nên luân canh với lúa
nước.
Nhổ bỏ cây bị bệnh nặng. Sau mùa vụ thu gom các dây bị bệnh và đốt bỏ.
Phun lên cây và tưới vào gốc 7-10 ngày/lần để ngừa hoặc khi mới chớm bệnh :
• Polyram 80DF: 30-40 g/bình 8 lít
• Ridozeb 72WP : 25-30 g/bình 8 lít
2.2 Giới thiệu về bệnh sương mai
™ Nguồn gốc
Bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra là một trong
những bệnh gây hại quan trọng trong canh tác dưa hấu. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở
Cu Ba vào năm 1868. Sau đó phát hiện ở Bắc Mỹ và đến nay phổ biến hầu khắp các
nước trên thế giới (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1998).
™ Triệu chứng


×