Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu công nghiệp thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.91 MB, 55 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC MỞ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐỒNG NAM Á HỌC

UẬN Ỵ Ặ ^ ^ Ộ ^ G H I Ệ P

- I, I —

Đề tài:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ ĐẨY NHANH
TỐC Đ ộ PHÁT TRIỂN CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP THÀNIị PHÓ

KHU CÔNG HGH1ỆP TRÃ HOC 1
TRANOC1INDUSTRIALPARK
/ mmunraracUlMM
n
C IP C O

t t ĩrw IBrtỊ}íáũSkẽd CdnfhoCity.VWnam
W:M.7I.A3V7S2'Fat:84.71830374

THƯỜNG DẠI HỌC MỨ TP.HCM

t h ư v iệ n

GVHD: THS. HỒ THANH TÙNG
SVTH: PHẠM NGỌC THẮNG
MSSV: 50300285 LỚP: D3K1



TP.HCM, tháng 8 năm 2007


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI1THÁC VÀ
ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

aỊậ 7
*-

DẢN LUẬN

1. Lý do chọn đề tài

Với quyết tâm xây dựng cần Thơ thành thành phố loại một với cơ cấu lao
động khu vực nông nghiệp không quá 10%, các khu công nghiệp (KCN) đã được
thành lập như một động thái khuyến khích —hỗ trợ sản xuất công nghiệp. Sau hơn
10 năm hoạt động các KCN đã góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, công nghiệp đã chiếm gần 40% trong tổng giá trị GDP của toàn thành phố,
đóng góp vào ngân sách hơn ngàn tỷ đồng giúp đổi mới bộ mặt thành phố. Tuy
nhiên, khi nhìn trên tổng thể quy hoạch, quy mô xây dựng, thời gian hoạt động
trong 10 năm qua các KCN cần Thơ chưa thực sự phát huy hết những vai trò của
mình, phát triễn chưa xứng với tiềm năng của thành phố.
Nhìn nhận những thành tựu trong xây dựng và phát triễn các KCN trong thời
gian qua chỉ là những thành tựu nhỏ ban đầu bên cạnh đó còn nhiều mặt hạn chế.
Lãnh đạo thành phố và các chuyên gia kinh tế, các học giả từ trung ương đến địa
phương đã và đang đi từ nghiên cứu đến triễn khai nhiều thay đổi để nâng cao hiệu
quả khai thác và đẩy nhanh tốc độ phát triển các KCN của thành phố cần Thơ theo
hướng bền vững.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu vần đề xuất phát từ sự quan tâm và mong muốn

góp phần xây dựng cần Thơ quê hương ngày một phát triển, nhìn nhận tầm quan
trọng đồng thời cũng thấy một số hạn chế, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và đấy nhanh tốc độ phát triến
các KCN TP.Cần Thơ”. Theo yêu cầu của chương trình học, tôi thực hiện các

nghiên cứu trong đề tài trước là để hoàn thành khóa luận tắt nghiệp, sau là mong
muốn góp phần vào sự nghiệp nghiên cừu phát triển các KCN cần Thơ.
2. Lịch sử nghiên cứu
Xoay quanh đề tài về KCN cần Thơ, các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo địa
phương đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu với các cấp độ khác nhau; ở tầm
sinh viên, trong đại học cần Thơ cũng có một số đề án tốt nghiệp của sinh viên năm
cuối. Trong phạm vi của khoa Đông Nam Á học - chuyên ngành kinh tế duy nhất


MỘT SỔ GIẢI PHÁP NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

chỉ có đề tài nghiên cứu của sinh viên Phạm Thị Linh Thy (do thạc sĩ Phan Thị
Thúy Hồng hướng dẫn) nghiên cứu về “các biện pháp thu hút vốn đầu tư vào KCN
Cần Thơ”(Ạ) (thực hiện năm 1997), ngoài ra trong 10 năm qua chưa thấy có đề tài
nào có nội dung tưcmg tự. ((*}Tác giả có tham khảo qua.)
Trao dồi kiến thức trong suốt các năm đại học, tham khảo ý kiến của các giảng
viên đặc biệt là của thạc sĩ Hồ Thanh Tùng và sau nhiều lần đi tìm hiểu thực tế tác
giả đã dành hơn một tháng để hoàn thành nội dung chính của luận văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu xoay quanh các KCN, các doanh nghiệp KCN cần Thơ
mà chủ yếu là hai KCN đã có hơn 90% diện tích đất thuê là Trà Nóc 1 và 2.
Phạm vi nghiên cứu tập trung ở hai nội dung chính là “nâng cao hiệu quả khai
thác” và “đẩy nhanh tốc độ phát triển” các KCN trong địa bàn TP.Cần Thơ. Bên

cạnh đó, tác giả cũng mở rộng tìm hiểu các KCN của tỉnh Bình Dương và TP.HỒ
Chí Minh để tham khảo kinh nghiệm phát triển.
*

4. Phưong pháp nghiên cứu

Từ ghi nhận thực tế bằng các hoạt động quan sát, điều tra, thu thập số liệu tác
giả đã tổng hợp, phân tích, so sánh để đưa ra nhận định về thực trạng cũng như tìm
hướng giải quyết.
5. Bố cục đề tài

Nội dung luận văn chia thành bốn phần, trình bày thành bốn chương được sắp
xếp theo trình tự đi từ các khái niệm (chương 1) qua các cơ sở lý luận và định
hướng của nhà nước (ichương 2) đến thực trạng hoạt động của các KCN (và hoàn tất vấn đề nghiên cứu với các giải pháp “nâng cao hiệu quả khai thác và
đẩy nhanh tốc độ phát triển” (ở phần mục lục). Ngoài nội dung chính còn có phần phụ lục gồm các bảng số liệu
và hình ảnh do tác giả chụp, hình tư liệu về các KCN.


MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHÂM NÂNG CAO HIỆỤ QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỒC ĐỘ PHÁT TRIÉN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

MỤC LỤC
A. DẢN LUẬN
B. NỘI DƯNG
CHƯƠNG I: C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM VÈ KHƯ CÔNG
NGHIỆP, VAI TRÒ TRONG VIỆC PHÁT TRIÉN KINH TÉ - XÃ HỘI Ở
ĐIA PHƯƠNG----------------------------------------------------------- -—
x


#

-------------- 01

(inư cct nQv/ / l ù n C ỊU O n.,. )

1.1. Các khái niệm, đặc điêm chung của khu công nghiệp------------1----------- —01
1.2. Vai trò đầu tàu của khu công nghiệp trong việc phát triển kinh tế xã hội
của địa phuong ------------------------------------------------------------------------------03
1.3. Mục tiêu và việc hình thành các khu công nghiệp ơ Việt Nam đến năm
2015 và định hướng đến năm 2020 ---------------------------------------------------- 04
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐIÈƯ KIỆN CÀN THIÉT ĐẺ PHÁT TRIẺN
THÀNH CÔNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ
TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH --------------------------------08
2.1. Những điều kiện cần và đủ cho việc phát triển thành công KCN ------------ 08
2.1.1. Những điều kiện cần ------------------------------------------------------------------ 08
2.1.2. Nhũng điều kiện đủ để KCN hoạt động hiệu q u ả ----------------------------- 11
2.2. Phân tích một số nhân tố giúp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dưotìg
phát triển thành công khu công nghiệp, bài học kinh nghiệm ---------------- 13
CHƯƠNG III: THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHƯ CÔNG
NGHIỆP TP. CẦN THƠ HIỆN NAY........................................................................ 17
3.1. Tổng quan về TP.Cần Thơ----------------------------------------------------------------17
3.2. Khái quát về điều kiện phát triển các khu công nghiệp của TP.Cần Thơ,
những thuận lọi và hạn ch ế---------------------------------------------------------------------20
3.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự n h iên -------------------------------------------------- 20
3.2.2. Kỉnh tế - xã hội và quản lý hành ch ín h -------------------------------------------22


MỘT SỒ GIẢI PHÁP NHÁM NÂNG CAO HIỆU QUẢ K.HẠI THÁC VÀ

ĐẢY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIÉN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÁN THƠ

3.2.3. Tiếp thị địa phương và sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư từ các
địa phương lân c ậ n -----------------------------------------------------------------------------23
3.3. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp (KCN) TP.Cần T hơ------------ 25
3.3.1. Tình hình quy hoạch và triển khai quy hoạch và thu hút đầu tư vào
các KCN TP.Cần Thơ và các hoạt động khác có liên q u a n ------------------25
3.3.2. Vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trưòng của các doanh nghiệp
trong khu và công ty xây dựng hạ tầng KCN -----------------------------------27
3.3.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) KCN — 28
3.3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của các DN KCN từ 2004 đến 2006 --32
3.4. Đánh gỉá chung, phân tích và rút ra một số nhận xét --------------------------- 33
3.4.1. Tống họp tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khu công nghiệp —33
3.4.2. Tình hình xúc tiến đầu tư, xây dựng hạ tầng KCN và quản lý nhà
nước đối với hoạt động của KCN từ phía lãnh đạo địa phương --------- 34
3.4.3. Vấn đề xử lý chất thải và bảo vệ môi trường----------------------------------- 35
CHƯƠNG IV: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TÉ VÀ ĐẨY NHANH TỐC PHÁT TRIẺN K C N ---------- -------- —......... 37
4.1. Điểm lại các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến các khu công nghiệp của
TP. Cần T h ơ --------------------------------------------------------------------------------- 37
4.1.1. Môi trường trong nước -------------------------------------------------------------- 37
4.1.2. Môi trường khu vực và quốc tế ---------------------------------------------------- 40
4.1.3. Tổng kết các yếu tố môi trường ảnh hưỏng đến các KCN cầ n Thơ — 41
4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đẩy nhanh tốc độ
phát triển các KCN TP.Cần Tho'-------------------------------------------------------------41
4.2.1. Các công việc trong dài hạn--------------------------------------------------------- 41
4.2.2. Các công việc trong ngắn hạn cần thực hiện------------------------------------ 45

c. KẾT LUẬN
D. PHỤ LỤC

E. TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẤY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

4T

CHƯƠNG I
C ơ SỜ LÝ LUẬN VÀ CÁC KHÁI NIỆM VÈ KHU CÔNG NGHIỆP, VAI
TRÒ TRONG VIỆC PHÁT TRIẺN KINH TÉ - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG
1.1. Các khái niệm, đặc điểm chung của khu công nghiệp (KCN)

- Khải niệm theo quy chế của chính phủ:
Theo quy chế khu khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (ban
hành kèm theo nghị định 36/CP ngày 24 tháng 04 năm 1997 của chính phủ) khái
niệm về khu công nghiệp (KCN) được hiểu như sau: "Khu công nghiệp" là khu tập
trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các
dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh song: do Chỉnh phủ hoặc Thủ tướng Chỉnh phủ quyết định thành lập, trong khu
công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất ” (KCN là khu tập trung các doanh
nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công
nghiệp, có ranh giới địa lý xác định (có tường rào bao quanh) không có dân cư sinh
sống, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập). Trong quy chế
này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
"Doanh nghiệp KCN" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN,
gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
"Doanh nghiệp sản xuất KCN" là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được

thành lập và hoạt động trong KCN.
"Doanh nghiệp dịch vụ KCN" là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động
trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản
xuất công nghiệp.
Quy chế này cũng nêu rõ "ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh" (trừ trường
hợp có quy định riêng cho từng loại ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các
khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương hoặc ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh hoặc ban
quản lý một KCN (trường hợp cá biệt) do thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
Trong KCN có các loại doanh nghiệp sau đây:
+ Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế.
+ Doanh nghiệp có vốn nước ngoài.
Trang 1


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TÓC ĐỘ PHÁT TRIẾN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

0 ?
*■**

+ Các bên tham gia Hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật Đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam.
Trong KCN, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam
thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư
vào các lĩnh vực:
+ Xây dựng và kinh doanh các công trình kết cấu hạ tầng.
+ Sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm công nghiệp để xuất khẩu và tiêu
thụ tại thị trường trong nước; phát triển và kinh doanh bằng sáng chế, bí
quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ.

+ Nghiên cứu - triển khai khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng sản
phẩm và tạo ra sản phẩm mới.
+ Dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Việc phát triển các KCN phải tuân theo quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ
phê duyệt. Trường hợp muốn hình thành KCN đã có trong quy hoạch tổng thể, thì
ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ủy ban nhân
dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập KCN và trình
duyệt theo quy định hiện hành. Trường hợp muốn hình thành KCN chưa có trong
quy hoạch tổng thể thì bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối họp với bộ công nghiệp,
bộ xây dựng, ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các cơ quan liên quan
(nếu cần) trên cơ sở đề nghị của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trình thủ tướng chính
phủ xem xét quyết định chủ trương hình thành KCN đó.
- Các đặc điểm của KCN:
+ Là khu tập trung các doanh nghiệp, có vị trí địa lý xác định được giới hạn
bằng hàng rào bao quanh và không có dân cư sinh sống.
+ Là khu vực sản xuất công nghiệp được hình thành trên cơ sở quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền
+ Các doanh nghiệp trong KCN chỉ chuyên sản xuất hàng công nghiệp hoặc
cung cấp dịch vụ cho việc sản xuất công nghiệp.
*

+ Doanh nghiệp phải đăng ký và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng ý
mới được vào hoạt đông trong KCN. Thời gian hoạt động có hạn định, phải
đăng kí về số lượng, khối lượng sản phẩm xuất khẩu hay tiêu thụ nội địa.

Trang 2


MỘT SỒ GIẢI PHÁP NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỐC Đ ộ PHÁT TRIẺN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CẦN THƠ


*- ***

?

+ Các doanh nghiệp trong KCN nộp thuế theo các quy định áp dụng riêng cho
KCN. Doanh nghiệp trong KCN khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài phải chịu
một mức nộp thuế riêng theo quy định.
+ Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng các ưu đãi riêng theo quy định so
với các doanh nghiệp bên ngoài.
- Khái niệm về mặt lý luận:
Hiểu theo nghĩa hẹp KCN là một vùng đất được phân chia theo hệ thống nhằm
cung cấp mặt bằng cho các ngành công nghiệp. Quan niệm rộng hơn coi KCN như
một khu đô thị công nghiệp hay thành phố công nghiệp, ngoài việc cung cấp cơ sở
hạ tầng, tiện ích công cộng, KCN còn bao gồm khu thương mại, dịch vụ hành chính,
trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí, nhà ở cho người lao động,... ngoài
hàng rào KCN, KCX.
Trong vài năm trở lại đây, khái niệm KCN được nhiều quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á láng giềng nhìn nhận và tiến hành quy hoạch, phát triển theo nghĩa
rộng. Trên thế giới, ở nhiều nước công nghiệp từ lâu khái niệm KCN được nhìn
nhận theo nghĩa “khu đô thị cồng nghiệp”, sử dụng khái niệm KCN theo phạm trù
rộng. Trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo chiều rộng lẫn
chiều sâu, khái niệm KCN mà chính phủ Việt Nam nhìn nhận ngày càng được mở
rộng và chuyển hướng tư duy phù họp với tình hình thực tế. KCN cần được nhìn
nhận như là một “đô thị công nghiệp” trong tương lai gần.

1.2. Vai trò của khu công nghiệp trong việc phát triển kỉnh tế xã hội của địa
phương

Các KCN đã và đang trở thành nhân tố chủ yếu trong việc tăng trưởng công

nghiệp theo quy hoạch, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh nguồn hàng xuất
khẩu, tạo việc làm và hạn chế tình trạng ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra.
Chính sự phát triển các KCN cũng đã thúc đẩy việc phát triển các đô thị mới, phát
triển các cơ sở phụ trợ và dịch vụ, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội
chung. Ảnh hưởng tích cực từ tác động của các KCN có thể xác định rõ trên một số
khía cạnh chủ yếu như:

Trang 3


MỘT SỔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẢY NHANH TỒC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CẢN THƠ

ỆỆ y
*■**

- KCN với mặt bàng được quy hoạch cụ thể, chính sách và quy định về quyền lợi
và nghĩa vụ rõ ràng đối với các doanh nghiệp tham gia sẽ tạo điều kiện đê thu
hút các luồng đầu tư cho sản xuất công nghiệp. Bên cạnh các nguồn đầu tư


trong nước, KCN còn giúp địa phưcmg mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài hay các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài vốn có yêu
cầu cao về môi trường sản xuất - kinh doanh.
- Hạ tầng kỹ thuật hiện đại của KCN giúp địa phương thu hút các nhà đầu tư
trong lĩnh vực công nghệ cao, nhiều chất xám. Bản thân các nhà đầu tư này lại
thu hút thêm nhiều nhân tài đến làm việc tại địa phương (trong KCN của địa
phương).
- Tạo điều kiện để tập trung xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thuận lợi hơn, hợp
lý hơn, đặc biệt là đảm bảo việc hình thành một đô thị hợp lý, bền vững.

- Trên cơ sở thuận lợi về mặt bằng sản xuất, các doanh nghiệp có điều kiện phát
triền sản xuất, thu hút thêm lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao



động (kể cả làm việc tại các KCN, các việc làm phụ trợ ngoài KCN, các dịch vụ
cần thiết để hỗ trợ cho sự phát triển KCN,...).
- Các KCN thường phải đặt ngoài ngoại ô thành phố nhưng đòi hỏi phải đảm bảo
về hệ thống đường giao thông cho việc chuyên chở hàng hóa vào ra đến các địa
điểm phân phối hàng. Việc xây dựng các KCN góp phần thúc đẩy địa phương
nâng cấp hệ thống đường giao thông, mở rộng đô thị và xây dựng thêm các khu
dân cư mới.
- Tổng hợp các lợi ích vừa nêu trên, KCN góp phần đáng kể vào sự phát triển của
ngành công nghiệp và qua đó đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của bản thân các địa phương có KCN và cả nước nói chung. Quá trình phát
triển các KCN ở Việt Nam thời gian qua đã có những tác động tích cực đối với
nền kinh tế nói chung và công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nói riêng.
1.3. Mục tiêu và việc hình thành các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm



2015 và định hướng đến năm 2020

Ngày 21 thảng 8 năm 2006, Thủ tướng Chỉnh phủ đã ban hành Quyết định so
r

1107/QĐ - TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến

Trang 4



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẤM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CẢN THƠ

7

năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Theo đó, những nội dung chủ yêu đã được
khẳng định tại Quyết định này là mục tiêu (mục tiêu tông quát, mục tiêu cụ thê) và
việc hình thành các KCN trên địa bàn lãnh thổ cũng với danh mục các KCN dự kiến
ưu tiên thành lập mới đến năm 2015; danh mục KCN dự kiến mở rộng. Dưới đây
xin được trích hai nội dung chủ yếu trên:
- Mục tiêu
+

Mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu phát triển các KCN tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020 là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát
triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô họp lý để
tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những
địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp; đưa tỉ lệ đóng góp của các
KCN vào tồng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39
- 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo; tăng tỷ lệ xuất
khẩu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện
nay lên khoảng 40% vào năm 2010 và cao hơn vào giai đoạn tiếp theo.

+

Mục tiêu cụ thê:
Giai đoạn đến năm 2010:


° Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các KCN đã được thành lập;
thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với diện tích tăng thêm
khoảng 15.000 ha - 20000 ha, nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2010
lên khoảng 45.000 - 50.000 ha.
° Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN hiện
có, đặc biệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng
cây xanh trong các KCN theo quy hoạch xây dựng được duyệt nhằm bảo
vệ môi trường và phát triển công nghiệp bền vững.
Giai đoạn đến năm 2015:

° Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có
chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20000 ha - 25000
ha; nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65000 ha - 70000

Trang 5


MỘT SỒ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIÊN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

AW ?
*■-" -M

ha. Phấn đấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng
trên 60%.
° Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp
trong các KCN đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hoá phù hợp với
tính chất và đặc thù của các dịa bàn lãnh thổ.
° Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở
những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh tế trọng điểm.

° Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN;
phấn đấu thu hút thêm khoảng 6500 —6800 dự án với tổng vốn đầu tư
đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện
khoảng 50%.
Giai đoạn đến năm 2020:

° Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây
dựng KCN.
° Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thố với tổng diện tích
các KCN đạt khoảng 80000 ha vào năm 2020.
° Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thành lập
theo hướng đồng bộ hoá.
- Các điều kiện và tiêu chí hình thành các KCN trên các địa bàn lãnh thố phải:
+ Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội; quy
hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng địa phương.
+ Có điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng
và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát
triển KCN, KCX với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và
các công trình xã hội phục vụ cho công nhân trong KCN, KCX.S
+ Có quỹ đất dự trữ để phát triển và có điều kiện liên kết thành cụm các KCN;
riêng đối với địa phương thuần tuý đất nông nghiệp, khi phát triển các KCN
để thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế cần tiến hành phân kỳ đầu tư
chặt chẽ nhằm đảm bảo sử dụng đất có hiệu quả.
+ Có khả năng thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài.

Trang 6


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẢM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ

ĐẢY NHANH TÓC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

§ậ 7
c

+ Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
+ Đảm bảo các yêu cầu về an ninh quốc phòng.
+ Đối với các địa phương đã phát triển KCN, việc thành lập mới các KCN chỉ
được thực hiện khi tổng diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện có đã
được cho thuê ít nhất 60%.
+ Việc mở rộng các KCN hiện có chỉ được thực hiện khi tổng diện tích đất
công nghiệp của KCN đó đã được cho thuê ít nhất là 60% và đã xây dựng
xong công trình xử lý nước thải tập trung.
+ Đối với KCN có quy mô diện tích trên 50 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia
đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch
chung xây dựng KCN theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy
hoạch chi tiết KCN để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống
hạ tầng kỳ thuật KCN.
+ Trong KCN, KCX không có khu dân cư. Trong KCN có thể có KCX, doanh
nghiệp chế xuất.
(Thống kê về các KCN Việt Nam tính đến tháng 05/2007 và danh mục các KCN
dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015; danh mục KCN dự kiến mở rộng xem
chi tiết ở phần phụ lục - phụ lục 5)
(Nguồn: Trích dãn từ website: )

Trang 7


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆỤ QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÂY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIÊN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ


CHƯƠNG II
NHỮNG ĐIÈU KIỆN CÀN THIẾT ĐẺ PHÁT TRIỂN THÀNH CÔNG CÁC
KHƯ CỒNG NGHIỆP Ở MIÈN NAM, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TỈNH
BÌNH DƯƠNG VÀ THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH

2.1. Những điều kiện cần và đủ cho việc phát triển thành công KCN
2.1.1. Những điều kiện cần

Khi xem xét các điều kiện cần để phát triền một KCN ta nên xem xét dưới góc
độ nhu cầu từ phía nhà đầu tư. Nhà đầu tư cần có một vùng đất có vị trí tốt, có hạ
tầng sẵn sàng cho hoạt động sản xuất công nghiệp, có sẵn lao động với giá thuê địa
phưcmg nhưng chất lượng vẫn phải đảm bảo. Cụ thể hóa những điều này ta có ba
điều kiện cần cho xây dựng và phát triễn KCN như sau:
- Điều kiện tự nhiên

Việc chọn vị trí chiến lược để thành lập khu công nghiệp (KCN) rất quan
trọng. Địa điểm thích hợp sẽ góp phần rất lớn trong việc quyết định sự thành bại của
công ty phát triển hạ tầng KCN nói riêng và KCN nói chung.
Đất đai ở miền Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng
vốn rất màu mỡ và từ bao đời nay đã được sử dụng để trồng trọt là chính. Đây là
vùng đất tuyệt vời để Việt Nam sản xuất nông nghiệp. Khi chọn lựa vùng đất để cải
tạo, san lấp mặt bằng xây dựng khu công nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng địa
hình tự nhiên cũng như phân tích các yếu tố chí phí cải tạo, chi phí cơ hội và lợi ích
về lâu dài đối với cư dân địa phương quanh vùng và môi trường sinh thái. Một số
yếu tố địa lý tự nhiên cần được xem xét như sau:
+ Khu vực được chọn để xây dựng KCN phải tọa lạc gần trục đường giao
thông chính xuyên tỉnh. Các đường giao thông nối KCN với các địa điểm
phân phối hàng hóa phải đảm bảo yếu tố kỹ thuật về kết cấu hạ tầng như làn
đường đủ rộng, mặt đường đủ chác để đảm bảo lưu thông cho các xe

Container...
+ Khu vực được chọn để thành lập KCN phải có vị trí tương đối gần với cảng
biển, cảng sông, sân bay, và khu đô thị để thuận tiện cho việc cung ứng

Trang 8


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TÔC ĐỘ PHÁT TRIỀN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

, Ịp

c ***

?

nguyên vật tư đầu vào; vận chuyển, phân phối hàng hóa thành phẩm cho
tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu.
+ KCN phải tọa lạc trên một vị trí cao ráo và thuận tiện đi lại. Ven sông lớn là
một vị trí thường được chọn làm nơi xây dựng KCN. Tuy nhiên, ĐBSCL có
hệ thống sồng Cửu Long —là phần hạ lưu của sông Mekong, tuy là sông lớn
đổ ra biển nhưng do nằm ở hạ nguồn nên bị phù sa bồi tụ rất nhiều ảnh
hưởng rất lớn đến việc vận chuyển đường sông đối với các tàu có tải trọng
lớn, đồng thời gây ra hiện tượng ngập lụt vào mùa mưa và các đợt triều
cường. Xây dựng KCN ở ĐBSCL mà đặt biệt là khu vực ven sông phải tính
đến khả năng bị ngập lụt mà đặc biệt là vào mùa mưa, và dự trù chi phí nạo
vét sông nếu có dự định xây cảng sông trong KCN.
+ Cần xem xét đến các thành phần đất làm nền cho việc xây dựng hạ tầng
KCN. Nền đất lý tưởng cho khu công nghiệp phải có tính ổn định cao và
vững chác. Vùng đồng bằng miền Nam mà đáng chú ý là ĐBSCL có thành

phần đất chủ yếu là đất phù sa rất màu mỡ cho việc trồng trọt nhưng lại kém
rắn chắc cho việc xây dựng. Khi chọn đất phải tình đến chi phí xử lý mặt
bằng cho xây dựng hạ tầng cơ bản của KCN và đảm bảo cho việc xây dựng
các nhà máy về sau.
+ Phải so sánh chi phí cơ hội, chi phí cải tạo, giá trị sử dụng như là đất nông
nghiệp với các lợi ích khi cải thành KCN.
- Điều kiện kinh tế - xã hội

KCN xét cho cùng không phải là một công trình làm đẹp hay một công trình
nhằm cạnh tranh về tốc độ xây dựng giữa các địa phương. Nó là một công trình với
chức năng chính là thu hút các nhà đầu tư vào kinh doanh sản xuất trong một khu
vực tập trung có hạ tầng đảm bảo cho sản xuất công nghiệp, gián tiếp đem về thu
nhập cho địa phương, giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi địa phương và hàng
loạt các lợi ích tiềm tàng không kém phần quan trọng khác. Nhìn nhận vấn đề ở góc
độ lợi ích kinh tế - xã hội thì rõ ràng một công trình xây dựng tầm cở như KCN phải
tính toán thật kỹ về các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết có hội đủ hay chưa. Một
số điều kiện nên xem xét khi lập đề án xây dựng như:

Trang 9


MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÂY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIÊN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CẦN THƠ

%Ệ?

*• **

+ CÓ đủ lực lượng lao động có trình độ tiên tiến đảm bảo các yêu cầu cho việc
lao động trong một môi trường kỹ thuật hiện đại và tập trung với tính kỷ

luật cao trong các nhà máy thuộc khu công nghiệp. Có rất nhiều người trong
độ tuổi lao động ở các địa phương nhưng rõ ràng là chỉ có một số rất ít các
lao động được đào tạo nghề, có kỹ năng nghề nghiệp theo đúng nhu cầu của
nhà tuyển dụng. Khi chuẩn bị xây dựng một KCN cần tiến hành xây dựng
song song một lực lượng lao động lành nghề để cung ứng trong tương lai
khi KCN hoàn tất.
+ Có thị trường tiêu thụ nội địa tại địa phương kế cận KCN dồi dào và rộng
lớn. Thị trường tiêu thụ địa phương luôn là một hấp lực quan trọng đối với
các nhà đầu tư khi đầu tư vào KCN, các sản phẩm sản xuất ra bán ngay cho
thị trường nội địa sẽ giảm được nhiều chi phí, lợi nhuận cao.
+ Một vấn đề mắc phải cốt lỏi thường thấy ở các địa phương miền Nam là nền
kinh tế địa phương còn kém phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp. Thiếu và yếu kém trong việc cung cấp các dịch vụ phụ trợ cho sản
xuất công nghiệp; không có khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào cho
quá trình sản xuất dẫn đến phải nhập khẩu nguyên - nhiên liệu làm tăng chí
phí sản xuất và giá thành; thiếu kinh nghiệm trong việc quản lý sản xuất
hiện đại... Các nhà đầu tư cần là một KCN nằm đủ gần một đô thị hiện đại
để tận dụng cơ sở hạ tầng phát triển của nó, nhưng cũng cách khoảng ở
vùng ven để hạn chế bớt lưu lượng giao thông và tận dụng được lao động
với giá cạnh tranh.
+ Các yếu tố về chăm sóc y tế, giáo dục - đào tạo, phúc lợi xã hội... thường
được dùng đế đánh giá tình trạng xã hội. Các yếu tố như hệ thống tài chính
ngân hàng, bưu chính - viễn thông, bảo hiểm, hệ thống phân phối sĩ và lẻ
hàng hóa, hệ thống kho vận... được sử dụng để đánh giá địa phương về mặt
kinh tế. Địa phương cần xem xét các đánh giá một cách khách quan nhất về
tình hình kinh tế - xã hội của địa phương mình để có thể ước lượng được
“sức hấp dẫn” của địa phương trong mắt các nhà đầu tư, từ đó đưa ra các
quyết định đúng đắn về quy mô, số lượng và chất lượng mà các KCN cần
có. Rất nhiều địa phương ĐBSCL đã ồ ạt xây dựng liên tiếp nhiều KCN


Trang 10


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI1THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỐC Đ ộ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

ỆỆ y
*•

trong tình trạng thiếu hụt vốn, và sau đó lại không có nhiều nhà đầu tư đăng
kí thuê đất sản xuất trong khu gây ra tổn thất lớn một cách không cần thiết.
- Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật

Sản xuất hiện đại đòi hỏi phải có hạ tầng kỹ thuật hiện đại và đồng bộ về nhiều
mặt. Một số điều kiện về hạ tầng cơ sở cần cho việc phát triển KCN có thể nêu ra
như sau:
+ Hạ tầng kỹ thuật bên trong hàng rào KCN phải đảm bảo cho sản xuất hiện
đại như cung ứng đầy đủ điện, nước cho sản xuất (nên có lưới điện riêng ba
pha cho sản xuất công nghiệp, có hệ thống cấp nước riêng). Đảm bảo hạ
tầng viễn thông (điện thoại, internet...), hạ tầng cho vận tải vào và ra đến
từng nhà máy trong khu, hệ thống kho chứa hàng, bóc xếp hàng (nếu cần),
hệ thống cống thoát nước, hệ thống chiếu sáng các con đường nội bộ của
KCN, hệ thống nhà xưởng xây sẩn... Một vấn đề cần được quan tâm và tính
vào như chi phí bắt buộc khi xây dựng một KCN là việc xử lý chất thải công
nghiệp, KCN cần có nhà máy xử lý chất thải riêng. Tóm lại, cần cung cấp cơ
sở vật chất hiện đại đến tận chân hàng rào khu công nghiệp.
+ Bên cạnh các yếu tố trong hàng rào KCN, hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào
nối liền với bên trong cũng cần được đảm bảo. Trục đường giao thông nối kết
KCN với đô thị liền kề hay dẫn đi các địa phương khác cần được xem xét tính
toán xem có phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện có

tải trọng lớn như xe container hay không, cần phải có hạ tầng kỹ thuật cần
thiết cho việc cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất kinh doanh trong
KCN như: Các dịch vụ kiểm định hàng hóa; các dịch vụ kho vận; dịch vụ cho
ăn uống, ở, nghỉ ngơi và giải trí; dịch vụ chăm sóc y tế; dịch vụ tư vấn, giáo
dục cho công nhân viên, cho các chuyên gia, nhà quản lý và gia đình của họ.
Cơ sở hạ tầng cho các nhu cầu này phải được quy hoạch thật tốt để đảm bảo
tính liên kết và hỗ trợ cho các nhu cầu trong KCN.
Điều kiện cần thiết để phát triển thành công KCN về mặt hạ tầng là đảm bảo hạ
tầng kỹ thuật cần có cho sản xuất hiện đại bên trong hàng rào KCN đồng thời có
môi trường bên ngoài hỗ trợ tốt trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật bên ngoài hàng rào cũng
phát triển đồng bộ và có quy hoạch tốt.

T rang 11


MỘT SÔ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHẠI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỐC Đ ộ PHÁT TRIẺN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

Ị0 y

2.1.2. Những điều kiện đủ để KCN hoạt động hiệu quả

Nhà đầu tư thường nhạy bén trong việc nhìn nhận tiềm năng của địa phương,
họ sằn sàng chung lưng góp vốn cho các công trình xây dựng để có được lợi ích về
lâu dài. Yếu tố khiến nhà đầu tư lo ngại nhất và cũng là yếu tố khó thay đổi nhất là
tư duy của giới chức lãnh đạo địa phương thể hiện qua cách mà chính quyền “đối
xử” - quan hệ với nhà đầu tư. Các yếu tố như quản lý hành chính, quy hoạch đầu tư,
tiếp thị đầu tư là những điệu kiện đủ để KCN hoạt động hiệu quả. Một số điểm đáng
lưu ý về các yếu tố này như sau:
- KCN cho sản xuất công nghiệp hiện đại cần được quản lý một cách “hiện đại”,

quản lý bằng các công cụ quản lý mới - phương cách làm việc mới với các thủ
tục hành chính tinh gọn, có sự trợ giúp của phần cứng lẫn phần mềm để xử lý
hành chính theo cơ chế “một cửa”. Thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế, thủ tục
cấp phép và nhiều thủ tục có liên quan đến việc sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp trong khu phải được giải quyết một cách nhanh chóng và không
quan liêu.
- Ban quản lý KCN cần được chủ động trong việc giải quyết các vấn đề thuộc
KCN, hạn chế việc phải để doanh nghiệp hay nhà đầu tư chờ đợi. Ban quản lý
KCN cần được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ ở mức
cao nhất để các yêu cầu họp lý đệ trình lên được giải quyết mau lẹ. Giới chức
địa phương cần phải tiếp xúc, lắng nghe và tập trung giải quyết tận lực các khúc
mắc của nhà đầu tư.
- Bài toán cho phát triển thành công một KCN phải được tính toán trên cơ sở so
sánh giữa chi phí cho đầu tư một KCN trên một diện tích hạn định, chi phí cho
cơ sở hạ tầng trên lợi ích mà các nhà đầu tư đăng ký thuê đất sản xuất - kinh
doanh trong khu mang lại từ đó có quy hoạch và chiến lược phát triển hợp lý.
- Làm tốt công tác marketing địa phương. Các địa phương ở ĐBSCL đồng loạt
tuyên bố là trãi thảm dở cho nhà đầu tư nhưng thực chất những gì mà nhà đầu
tư có được chỉ là thuê đất với giá ưu đãi, miễn giảm thuế trong thời gian đầu...
Rõ ràng là các công cụ tiếp thị này kém hấp dẫn khi đặt vào thực tế là doanh
nghiệp gần như bị nhà lãnh đạo địa phương bỏ rơi với vô số khó khăn khi đầu
tư vào một khu vực kinh tế kém phát triển. Chính yếu tố quản lý hành chính

Trang 12


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẢY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

Aß y


thông thoáng, chính quyền sát cánh cùng doanh nghiệp - nhà đầu tư mới thực
sự là hấp lực lớn nhất. Khi nhà đầu tư cảm thấy hài lòng thì họ sẽ tự mình trở
thành công cụ tiếp thị đác lực cho chính quyền địa phương.
- Phải tiếp thị đến đúng các nhà đầu tư tiềm năng, những nhà đầu tư dự định rót
vốn vào các dự án kinh doanh thuộc các lĩnh vực —ngành nghề mà địa phương
mong muốn, có thể đem lại các giá trị kinh tế - xã hội lâu dài... Công tác tiếp
thị phải được quan tâm hỗ trợ đúng mức từ lãnh đạo địa phương cũng như có sự
phối hợp đồng bộ với mọi hoạt động khác.
Tóm lại, KCN có thể ví như một khoản đầu tư nhiều vốn trong dài hạn của một
địa phương ngay tại sân nhà của mình. Đất có mức tiền có hạn, cần xem xét và tính
toán kỹ các điều kiện cần và điều kiện đủ xem đã đạt hay chưa trước khi đầu tư.

2.2. Phân tích một số nhân tố giúp TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương phát
triển thành công khu công nghiệp, bài học kỉnh nghiệm

TP.HỒ Chí Minh và tỉnh Bình Dương là hai địa phương đi đầu trong cả nước
về thu hút vốn đầu tư nước ngoài. TP.HỒ Chí Minh có khu chế xuất (KCX) Tân
Thuận là KCX đầu tiên của cả nước, việc thành lập, quản lý và hoạt động của khu
được xem là một khuôn mẫu KCX -KCN đầu tiên của Việt Nam mà các địa
phương trên cả nước học tập theo. Tỉnh Bình Dương có KCN việt Nam - Singapore
là một dien hình thành công trong hợp tác khai thác và quản lý KCN cực kỳ hiệu
quả giữa hai quốc gia với nhau; danh tiếng của khu này đã vượt tầm Việt Nam từ
nhiều năm nay. Bên cạnh hai KCX và KCN danh tiếng trên, TP.HỒ Chí Minh và
tỉnh Bình Dương còn có nhiều KCN thành công khác mà con số cho đến ngày hôm
nay đã vượt quá 10 KCN - KCX trên mỗi địa phương. Trên cơ sở tham khảo nhiều
nguồn thông tin khác nhau tác giả đã đúc kết một số điểm chung tạo nên thành công
như sau:
- Chuẩn bị và đảm bảo các điều kiện cần
+ Vị trí địa lí:

° TP.HỒ Chí Minh là trung tâm phát triển kinh tế năng động nhất cả nước, có
cảng hàng hải quốc tế, có sân bay quốc tế, có ga đường sát quốc nội. Nằm ở
khu vực miền Nam có khí hậu ôn hòa và ít có thiên tai.


7

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆỤ QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẤY NHANH TỔC ĐỘ PHÁT TRỈẾN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÂN THƠ

*

0 Bình dương ngoài những lợi thế địa hình tương tự các tỉnh Đông Nam bộ
khác còn có một lợi thế về vị trí địa lý to lớn là nàm nằm sát vách TP.HỒ
Chí Minh. Các KCN của Bình Dương được bố trí sau cho có thể tận dụng
tốt hệ thống cảng, sân bay, ga tàu hỏa và các hệ thống hạ tầng phát triển
khác của TP.HỒ Chí Minh
+

Kinh tế - xã hội:
° Là đầu tàu kinh tế của cả nước, ở TP.HỒ Chí Minh các nhà đầu tư có được
nhiều cái nhất về kinh tế xã hội như: Dân số đông nhất, thị trường tiêu thụ
,

'S

r

nội địa mạnh mẽ nhât; lực lượng lao động có trình độ cao dôi dào nhât; có
các ngành dịch vụ hỗ trợ cho sản suất công nghiệp đầy đủ nhất...

° Bình Dương có dân số tự nhiên không đông, kinh tế kém phát trien hơn
TP.HỒ Chí Minh. Những gì Bình Dương cố gắng làm để bù đắp hạn chế
này trong ngắn hạn là tận dụng tối đa các lợi thế kinh tế xã hội của TP.HỒ
Chí Minh thành lợi thế của mình nhờ nằm sát bên. Trong dài hạn, tỉnh này
tiến hành một công cuộc xây dựng kinh tế quy mô, có quy hoạch tốt, ra sức
,

xây dựng và thu hút một đội ngũ lao động có trình độ cao đặc biệt là các
chuyên gia hàng đầu và các nhà quản trị.
+

Điều kiện về hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài KCN:
° TP.HỒ Chí Minh có sẵn vốn, khoa học - công nghệ, có sẵn một đội ngũ các
chuyên gia xây dựng, những nhà kỹ trị và nhiều công ty xây dựng hạ tầng
tầm cở. Việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng KCN nằm trong tầm tay của
địa phương này và thực tế hạ tầng của các KCN ở đây vào loại tốt trong cả
nước.
° Bình Dương lại một lần nữa tận dụng tốt lợi thế nằm sát TP.HỒ Chí Minh
khi mời gọi các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng KCN có đủ trình độ xây
dựng, trình độ quản lý và tiềm lực vốn dồi dào từ TP.HỒ Chí Minh sang đầu
tư xây dựng. Tỉnh còn chú trọng đến việc tận dụng tốt các lợi thế của “đầu
tàu kinh tế” lân cận bằng cách xây dựng và nâng cấp các tuyến đường giao
thông nối Bình Dương với TP.HỒ Chí Minh đảm bảo giao thông cho các xe
container hạng nặng di chuyển từ các KCN của tỉnh đến các địa điểm chủ

'
'

chốt như cảng, sân bay và ga tàu hỏa trong thời gian ngắn nhất có thể.
- Hoàn thiện các điều kiện đủ:

+ Thủ tục hành chính và đâu tư:


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẤM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHẠI THÁC VÀ
ĐÂY NHANH TỐC Đ ộ PHÁT TRIÉN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CẢN THƠ

° TP.HỒ Chí Minh nổi tiếng là địa phương tiến hành cải cách hành chính với
quy mô lớn nhất, tốc độ cải cách nhanh, ứng dụng công nghệ nhanh và sớm
có khả năng tiến đến một chính quyền điện tử.
° Tỉnh Bình Dương nổi tiếng khắp cả nước về một chính quyền trong sạch,
hành chính thông thoáng, quy hoạch phát triển tốt. Tỉnh còn được biết đến
như một địa phương rất trọng dụng nhân tài và có chính sách mời gọi nhân
tài cạnh tranh.
+

Tiếp thị đầu tư:
° TP.HỒ Chí Minh có mối quan hệ kinh tế tốt với nhiều doanh nhân, tổ chức
kinh tế và các địa phương vượt tầm lãnh thổ quốc gia. Địa phương này còn
có một đội ngũ marketing lành nghề. Hai yếu tố này giúp cho công tác tiếp
thị đầu tư, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào KCN khá hiệu quả.
° Bình Dương là nơi mà thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore từng có một
thời gian sinh sống và làm việc (trước khi lên làm thủ tướng). Khi ký kết
hợp tác xây dựng KCN Việt Nam —Singapore, Bình Dương đã được chọn.
Chính uy tín từ hoạt động của ban quản lý KCN Việt Nam - Singapore,
kinh nghiệm tiếp thị đầu tư từ khu này và các KCN TP.HỒ Chí Minh đã góp
phần quan trọng giúp Bình Dương thành công trong tiếp thị - xúc tiến đầu
tư vào các KCN của mình.

+ Yeu tố sau cùng nhưng rất quan trọng trong sự thành công của hai địa phương
này chính là lãnh đạo địa phương có tầm nhìn và năng lực quản lý tốt.

° Nhà lãnh đạo có tầm nhìn đã giúp TP.HỒ Chí Minh có đề xuất thành lập
KCX sớm nhất cả nước. Nhà lãnh đạo có năng lực quản lý nên thường
xuyên có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế, có khả năng đưa ra
chiến lược trong dài hạn đồng thời hoàn thành tốt các mục tiêu trong ngắn
hạn.
° Nhà lãnh đạo có tầm nhìn giúp Bình Dương đi tắt đón đầu trong thu hút đầu
tư xây dựng KCN Việt Nam —Singapore và mời gọi các nhà đầu tư tầm cỡ.
Lãnh đạo có tầm nhìn nên các quy hoạch phát triển hợp lý, tận dụng tốt các
lợi thế địa chính trị, địa kinh tế của mình. Nhà lãnh đạo có năng lực quản lý
giúp cho Bình Dương xây dựng được một nền hành chính thông thoáng và
hoạt động hiệu quả.

Trang 15


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẨY NHANH TỔC ĐỘ PHÁT TRIẺN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CẢN THƠ

ị$ y

- Bài học kinh nghiệm: Yếu tố địa lí tự nhiên là yếu tố nền tảng không thế thay
đổi. Các yếu tố về kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở... là những yếu tố có the thay
đổi và phát triển được nhưng đòi hỏi sự thay đổi đó phải phù hợp với từng địa
phương và tùy vào từng thời điểm khác nhau, cần Thơ có vị thế địa chính trị,
địa kinh tế khác Bình Dương; TP.Cần Thơ không thể so sánh ngang với TP.HỒ
CHÍ Minh về quy mô kinh tế; cần Thơ không thể rập khuôn theo khuôn mẫu
của TP.HỒ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Vậy vấn đề đặt ra là phải phát triển
như thế nào, cần học hỏi ai, cần gạn lọc lại các yếu tố phù hợp nào trong bài học
kinh nghiệm đó, cần phải làm như thế nào để tính toán chính xác bài toán phát
triển bền vững của địa phương mình... Chỉ có một giải pháp cho tất cả các vấn

đề trên, một nhân tố phát triển cốt lõi nhất trong nhiều nhân tố phát triển đó
chính là “con người cho quản lý”. Xây dựng một đội ngũ những nhà kỹ trị có
sức trẻ để phát triển, có kiến thức để quản lý, có đủ đức độ, lòng kiên trì và có
sự hỗ trợ kinh nghiệm từ nhừng người đi trước là một việc làm trong dài hạn.
Địa phương nào có những nhà kỹ trị như vậy thì địa phương đó sẽ sớm “cất
cánh” phát triển, (quan điểm thiên về vai trò của cá nhân kiệt xuất trong phát
triển kinh tế là chủ quan của tác giả).

Trang 16


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KHƯ CÔNG NGHIỆP TP. CẦN
THO HIỆN NAY
3.1. Tổng quan về TP.Cần Thơ

Thành phố cần Thơ nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, trên trục
giao thương giữa vùng tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười và
thành phố Hồ Chí Minh. TP.Cần Thơ có vị trí địa - kinh tế phù hợp và đang tiến
hành nâng cấp hoàn thiện hạ tầng cơ sở để phát triển các khu công nghiệp, trở thành
một đô thị công nghiệp —dịch vụ của đồng bằng sông Cửu Long, đô thị loại 1 trực
thuộc trung ương vào năm 2010.
-

về vị trí địa lí: TP.Cần Thơ nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, phía

Tây sông Hậu. Phía Bắc giáp An Giang, phía Nam giáp Hậu Giang, phía Tây

giáp Kiên Giang, phía Đông giáp Vĩnh Long và Đồng Tháp. Diện tích tự nhiên
là 138.959,99 ha. Có 04 quận là Ninh Kiều (2.922,04 ha), Bình Thủy (6.877,69
ha), Cái Răng (6.253,43 ha) và quận Ồ Môn (12.557,26 ha). Có 04 huyện là
Phong Điền (11.948,24 ha), Cờ Đỏ (40.256,41 ha), Thốt Nốt (17.110,08 ha) và
huyện Vĩnh Thạnh (41.034,84 ha).
-

về dàn số và lao động: Dân số: 1.121.141 người, trong đó, nam: 550.334, nữ:

570.807. Người kinh: 1.082.703; Hoa: 19.018; Khmer: 18.830; các dân tộc khác:
590 người. Khu vực thành thị: 559.040 người, nông thôn: 562.101 người. Tổng
số lao động: 696.003 người, trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế: 484.872 người; lao động dự trữ: 211.176 người (thống kê 2005).
-

về giao thông vận tải:

+ Đường bộ: Quốc lộ 1A đoạn chạy qua TP.Cần Thơ dài 40 km là tuyến giao
thông huyết mạch nối cần Thơ với TP.HỒ Chí Minh; quốc lộ 91A dài 30 km
nối cảng Cần Thơ, sân bay Trà Nóc, Khu công nghiệp Trà Nóc với quốc lộ
1A; quốc lộ 91 từ cần Thơ đi An Giang; quốc lộ 80 từ cần Thơ đi Kiên
Giang... Dự án cầu dây văng cần Thơ bắc qua sông Hậu giang nối cần thơ
với Vĩnh Long và nối liền tuyến đường bộ từ TP.HỒ Chí Minh - TP.Cần Thơ
dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2008. Hệ thống bến xe khách liên tỉnh cần
Thơ và 6 bến xe nội tỉnh đáp ứng tốt nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa
đường bộ.
TRƯỜNG ĐẠI HQC MỜ TP.HCM

THƯ VIỆN


Trang 17


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẨM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẢY NHANH TÓC ĐỘ PHÁT TRIẺN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

&

+ Đường thủy: TP.Cần Thơ có ưu thế về giao thông đường thủy do vị trí nằm
bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc
biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu
có trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến thành phố cần Thơ
dễ dàng. Tuyến cần Thơ - Xà No - Cái Tư, là cầu nối quan trọng giữa TP.HỒ
Chí Minh, tỉnh Hậu Giang và Cà Mau, có bến tàu khách liên tỉnh và 7 bến tàu
huyện phục vụ vận tải hành khách cho tuyến đường sông này. Công ty vận tải
biển có đội tàu viễn dương tống trọng tải 2000 tấn là phương tiện chở hàng
hóa xuất nhập khẩu qua cảng cần Thơ. Thành phố cần Thơ có 03 bến cảng
phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng:
° Cảng Cần Thơ diện tích 60.000m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn,
hiện là cảng lớn nhất ĐBSCL.
° Cảng Cái Cui đang trong giai đoạn xây dựng, với qui mô thiết kế phục vụ
cho tàu từ 10.000 - 20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2
triệu tấn/năm.
° Cảng Trà Nóc có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng
40.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000
tấn/năm và một bến cảng Container chuyên dùng gồm bãi Container 28.000
m2, kho chứa hàng 3.600m2 và bãi hàng khác 8.000 m2.
+ Đường không: cần thơ có sân bay Trà Nóc đang được nâng cấp, mở rộng để
thực hiện các chuyến bay nội địa. Trong tương lai không xa, sân bay Trà Nóc
còn có thể phát triển thành một sân bay quốc tế tầm cở.

-

về điện, nước, thông tin liên lạc:.
+ Hệ thống bưu điện, viễn thông của TP.Cần Thơ gồm 01 bưu điện trung tâm,
04 bưu điện huyện và hơn 90 bưu cục đủ điều kiện cung cấp thông tin liên
lạc giữa Cần Thơ với các nước trên thế giới. Mạng lưới Internet qua đường
truyền ADSL đã triển khai rộng khắp các quận, huyện trong thành phố, đang
được đầu tư để bao phủ xuống các xã ngoại thành. Hệ thống trạm phát sóng
điện thoại di động của các nhà cung cấp đã phủ sóng hơn 95% diện tích thành
phố (còn hạn chế ở một số xã ngoại thành).
+ Hệ thống điện, nước của thành phố cần Thơ có khả năng đáp ứng nhu cầu của
các nhà đầu tư với các Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, công suất 200 MW; Nhà
máy nhiệt điện Ô Môn (đang được xây dựng, công suất 600 MW (giai đoạn I)

Trang 18


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐẨY NHANH TỐC ĐỘ PHÁT TRIÉN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

&

và 1.200 MW (giai đoạn II)); hai nhà máy cung cấp nước sạch, công suất 90
nghìn m3/ngày đêm. Hiện nay, thành phố cần Thơ có kế hoạch xây dựng thêm
hai nhà máy cung cấp nước sạch, công suất 200 nghìn m3/ngày đêm nhằm
cung cấp nước sạch cho các khu vực khác trên địa bàn đến năm 2010.
- về khoa học, giáo dục - đào tạo: Ngoài hệ thống giáo dục phổ thông, thành phố
Cần Thơ có 24 trường đào tạo và trung tâm dạy nghề các loại. Trường Đại học
Cần Thơ (Khu I và II) và Viện nghiên cứu Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long (nằm
ở quận Ô Môn, TP.Cần Thơ) là hai trung tâm khoa học kỹ thuật và đào tạo lớn

của khu vực và cả nước. Hàng năm, đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cán bộ khoa
học kỹ thuật. Trong những năm qua, cần Thơ đã đào tạo hơn 20 nghìn sinh viên
và cán bộ có trình độ và năng lực.
-

về V tế: Cần Thơ là nơi tập trung khá nhiều bệnh viện (BV) và cơ sở y tế từ

tuyến quận, huyện đến xã, phường. “Bệnh viện đa khoa trung ương cần Thơ"()
trực thuộc bộ y tế là trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực đồng bàng sông
Cửu Long, đang được triển khai xây dựng mới hoàn toàn với quy mô 700 1.000 giường với trang thiết bị hiện đại. Ngoài ra thành phố còn có các BV lớn
khác như “BV 30 tháng 4” (,), “BV Quân y 121”, “BV Nhi đồng”, “BV Da liễu”
và “BV Y học dân tộc” (**’ tên riêng).
-

về tài chính - ngân hàng: Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán trong nước

và nước ngoài hoạt động hiệu quả và đồng bộ. Các ngân hàng lớn trong và ngoài
nước đều có chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại thành phố như: Ngân hàng
(NH) Công thương, NH Nông nghiệp và PTNT, NH Đông Á, NH đầu tư và phát
triển BIDV, NH Á Châu, văn phòng đại diện ANZ, HSBC; Các chi nhánh bảo
hiểm Prudential, AIA, Bảo Việt, PJCO ...
-

về vui chơi - giải trí, mua sắm: Thành phố có 01 sân vận động, 01 nhà thi đấu

đa năng, các khu vui chơi, giải trí như công viên nước, các vườn du lịch sinh
thái, sân golf (đang xây dựng) (hiện đang xây dựng hai khu du lịch sinh thái lớn
Cồn Ấu và Cồn Khương). Hệ thống các nhà hàng, khách sạn hiện đại, cao cấp
như Golf cần Thơ, Victoria cần Thơ (04 sao)... và hơn 30 khách sạn đạt tiêu
chuẩn du lịch khác. Thành phố hiện có 04 siêu thị bán lẻ, 01 siêu thị bán sĩ và

một trung tâm thương mại.

Trang 19


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẤM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC VÀ
ĐÁY NHANH TÔC ĐỘ PHÁT TRIÊN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TP. CÀN THƠ

S

7

- về thương mại, đầu tư: Tính đến cuối tháng 6/2007, các KCN cần Thơ hiện có
147 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đàu tư đăng ký là 816,05 triệu USD và vốn
thực hiện là 241,91 triệu USD.
Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, TP.Cần Thơ đã và đang
tích cực xây dựng hình ảnh của một thành phố công nghiệp trẻ năng động và hành
chính thông thoáng. Trong quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2010 và định
hướng đên 2010, thành phố im tiên phát triển công nghiệp chế biến lương thực —
thực phâm, nông thủy sản; công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp; công nghiệp
hóa chất - dược phẩm, công nghiệp điện - điện tử và công nghệ thông tin; công
nghiệp đóng tàu, sửa chĩva và lắp ráp ô tô, vật liệu xây dựng; công nghiệp dệt may
và sản xuất hàng tiêu dừng. Trong hiện tại và tầm nhìn 2020, TP.Cần Thơ sẽ vẫn là
cửa ngỏ của cả vùng hạ lưu sông Mê-Kông; là trung tâm công nghiệp; trung tâm
thương mại - dịch vụ, du lịch; trung tâm giáo dục - đào tạo và khoa học - công
nghệ, trung tâm văn hóa; trung tâm y tế; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải
nội vùng và liên vận quốc tế.
3.2. Khái quát về điều kiện phát triển các khu công nghiệp của TP.Cần Thơ,
những thuận lọi và hạn chế
3.2.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

-

về vị trí địa lí:
+ Mặt thuận lợi: tận dụng vị trí địa - kinh tế chiến lược, các KCN cần Thơ
được chọn lựa xây dựng ở những vị trí thuận tiện cho giao thông và sản xuất.
Cụ thể ở từng khu như sau:
° KCN Trà Nóc 1 và 2: Tuy nằm ở hai quận là Bình Thủy và Ồ Môn nhưng
chỉ cách nhau một cây cầu. Tổng diện tích quy hoạch:300 ha, nằm cách
trung tâm Tp cần Thơ 10 Km về phía Bẳc, cặp Quốc lộ 91A đi An Giang,
Kiên Giang và cặp bờ hữu ngạn sông Hậu đi Campuchia và ra biển Đông ;
cách sân bay 2 km, cách Cảng 3 km.
° KCN Hưng Phú 1 và 2: Khu công nghiệp Hưng Phú I & II nằm sát nhau và
trải dài bên bờ hữu ngạn sông Hậu, cách trung tâm Thành phố cần Thơ 9
km về phía Nam, cách sân bay Trà Nóc 18 km. Có cảng biển quốc tế Cái
Cui nằm ngay trong KCN Hưng Phú 1 (đang xây dựng). Từ KCN Hưng Phú

Trang 20


×