Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.59 KB, 11 trang )

--------------------------------------------------- ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH
Câu 1: Nêu nguyên nhân gây tổn thương tế bào và mô.
Gồm 7 nguyên nhân:
1. Thiếu oxy.
- Là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp gây tổn thương và chết tế bào.
- Nguyên nhân thường gặp nhất là sự mất tưới máu ( thiếu máu cục bố), xảy ra khi
dòng máu ĐM bị ngăn cản bởi mảng xơ vữa ĐM hoặc huyết khối.
- Thứ 2 là sự giảm hấp thu oxy của máu do suy hô hấp- tuần hoàn.
- Thứ 3 là mất khả năng vận chuyển oxy như trong thiếu máu, nhiễm độc monoxide
carbon. Tùy thuộc mức độ thiếu oxy mà tế bào tổn thương khác nhau như đáp ứng
khả hồi, thay đổi hoặc chết tế bào.
2. Vật lý.
- Chấn thương, nhiệt độ( nóng, lạnh sâu), thay đổi áp suất đột ngột, tia xạ( tia X , tia
phóng xạ, tia tử ngoại), điện.
3. Hóa học và thuốc.
- Rất nhiều hóa chất và thuốc có thể gây tổn thương tế bào và mô.
- Chất đơn giản như glucose, muối ăn, oxy với nồng độ cao cũng có thể gây tổn thương
nghiêm trọng đến tế bào.
- Chất độc nguy hiểm như: arsenic( thạch tín), cyanide, muối thủy ngân có thể gây chết
hàng loạt tế bào trong thời gian ngắn với hàm lượng rất ít.
4. Nhiễm trùng.
- Là nguyên nhân thường gặp có thể do virus, vi khuẩn, KST.
5. Phản ứng miễn dịch.
- Bình thường có tác dụng bảo vệ cơ thể, nhưng trong một số trường hợp lại gây tổn
thương tế bào.
Ví dụ: + phản ứng phản vệ vs protein ngoại lai, thuốc,..
+ phản ứng tự kháng nguyên trong các bệnh tự miến.
6. Khiếm khuyết gen.
- Tổn thương gen đủ lớn gây tổn thương tế bào và mô , gây chết bào thai từ giai đoạn
rất sớm hoặc gây các hội chứng ( như HC Down hay các dị tật bẩm sinh khác).
- Có rất nhiều các bất thường bẩm sinh về chuyển hóa liên quan đến bất thường enzym


chuyển hóa gây tổn thương tế bào do các bất thường ở mức độ ADN .
Ví dụ: thiếu enzym gluco-6-phosphates trog bệnh Von Gierke gây nên tích tụ
glycogen quá mức trong Tb gan thận.
7. Mất cân bằng dinh dưỡng.
- Là nguyên nhân thường gặp.
- Liên quan đến thiếu protein- năng lượng dẫn đến suy dinh dưỡng, gây teo hoặc chết tế
bào.
- Dư thừa dinh dưỡng cũng gây tổn thương tế bào.
Ví dụ: dư thừa lipid có nguy cơ gây xơ vữa động mạch, béo phì.
Thiếu 1 số vitamin cũng gây các tổn thương.


Câu 2: Thoái hóa là gì? Mô tả hình ảnh đại thể và vi thể của các loại thoái hóa hạt, hốc ,
mỡ.
1. Định nghĩa.
- Thóai hóa là tình trạng bệnh lý làm cho tế bào có sự thay đổi về cấu trúc và chức
năng. Tổn thương chủ yếu ở bào tương tế bào. Những tổn thương này có thể hồi phục
được khi các kích thích bệnh lý giảm hoặc mất.
2. Các dạng thoái hóa
Dạng thoái
hóa
Thoái hóa
hạt

Thoái hóa
hốc ( nước)
Thoái hóa
mỡ

Đại thể

-Tạng trương to, mềm nhẽo nhạt
màu.
- Trên mặt cắt thấy bị vồng lên, mờ
đục, có ít dịch phù của tổ chức nhu
mô.
- Vì cơ quan chứa nhiều nước nên
to ra rõ rệt.
-Cắt ngang các tạng thường có
nhiều nước chảy ra.
-Tạng to, màu vàng nhạt hay vàng
sẫm, có khi loang lỗ chỗ vàng chỗ
trắng.

Vi thể
- Tế bào ứ nước trương to, bào
tương xuất hiện các hạt nhỏ, bắt
màu đỏ khi nhuộm H.E.
-Các tb to, sáng, nhạt màu.
- Trong bào tương có các hốc sang
ko đều nhau.
- Những hốc sang lớn , tròn đều
trong bào tương Tb khi nhuộm H.E.
- Khi nhuộm bằng thuốc nhuộm mỡ
, các hốc chứa mỡ trong bào tương
bắt màu vàng da cam.

Câu 3: Hoại tử là gì? Mô tả hình ảnh đại thể và vi thể của các loại hoại tử ướt, khô, hoại
thư.
1. Định nghĩa
- Hoại tử là qúa trình chết tế bào và tổ chức do tác động của các tác nhân gây tổn

thương Tb xảy ra ở cơ thể sống.
2. Hoại tử ướt (hoại tử lỏng- liquefactive necrosis).
- Đại thể: Có đặc điểm làm tan rã tổ chức. Tổ chức hoại tử thường mềm nhũn và loãng,
tạo ra ổ chứa dịch loãng hoặc nửa đặc nửa loãng. Thường hay gặp ở não trong các ổ nhồi
máu.
Hoại tử đông có thể hóa lỏng thường do có tác động của BCĐN, chúng xâm lấn
vào tổ chức hoại tử để tiêu hủy các Tb chết. Các men phân hủy của bạch cầu sẽ phân hủy
protein tạo nên hoại tử ướt.
- Vi thể: Tế bào nở to, ranh giới mờ nhạt, nhân vỡ hoặc tiêu đi. Mô hoại tử bị hóa lỏng,
mềm nhũn, trong mô hoại tử hay có xâm nhập vi khuẩn và có nhiều Tb viêm.
3. Hoại tử khô ( hoại tử đông- coagulative necrosis).


- Đại thể: Là loại hoại tử thường gặp. Tổ chức hoại tử là một khối rắn nhưng bở, tương
đối khô, màu vàng xám hay có thể trông giống như thịt đã được luộc trong nước sôi,
trong đó thành phần protein đông đặc lại do sức nóng.
- Vi thể: Nhân của Tb ko còn. Bào tương Tb đông khô thành các hạt nhỏ mịn, tuy nhiên
tổ chức hoại tử có đặc điểm là vẫn còn hình bóng của Tb và tổ chức cũ, nhưng kiến trúc
chi tiết của Tb thì hoàn toàn mất hẳn.
4. Hoại thư. ( gangrene)
Là loại hoại tử đông nhưng thường xảy ra ở đầu chi hay gặp ở ngón chân và chi
dưới , nguyên nhân là do bệnh của mạch máu ngoại vi như xơ vữa động mạch
( atherosclerosis ) .
Hoại thư gồm 2 loại: hoại thư ướt và hoại thư khô.
a. Hoại thư ướt ( wet gangrene)
- Ở vùng hoại thư ta thấy có dịch màu nâu bẩn lẫn máu , hôi thối và chứa nhiều bọt khí .
Tổ chức cơ trương to , mềm nhũn , nhợt màu và bở , đặc biệt hình ảnh vi thể thấy ít bạch
cầu đa nhân.
b. Hoại thư khô ( dry gangrene) .
- Là hoại tử đông bị mất nước do bốc hơi do sức nóng làm tổ chức khô kiệt và làm cho

các men tự phân huỷ bị ức chế . ví dụ như ở các xác ướp Ai Cập cổ đại , trong khí hậu
nóng của sa mạc , xác là tổ chức hoại tử khô , thấy da nhăn nheo , dai cứng , sẫm màu .
Hoại tử này còn gọi mô mi hoá ( mummy ) thường do thiếu máu nuôi dưỡng gây nên .
Các tế bào của hoại thư khô bị dúm dó và đông đặc .

Câu 4: Mô tả hình ảnh đại thể và vi thể của các loại hoại tử bã đậu, gôm? Nêu các khả
năng tiến triển của hoại tử?
1. Hoại tử bã đậu.: Là loại hoại tử đông đặc biệt.
- Đại thể: Mô hoại tử màu trắng vàng, bở, dễ vỡ nát ( giống bã đậu).
- Vi thể: + Mất giới hạn rìa nhân trong bào tương Tb.
+ Trung tâm là các Tb hoại tử đông dính vào nhau, bắt màu toan tính đỏ khi nhuộm
eosin, trong đó có những mảnh Tb , các sợi keo, sợi chun và sợi võng.
+ Trong tổ chức hoại tử ko thấy mạch máu.
2. Hoại tử gôm : Là tổn thương cơ bản đặc hiệu nhất của giang mai, cũng là một dạng đặc biệt
của hoại tử đông.
- Đại thể: Tổ chức hoại tử có một độ rắn tương tự như cao su hoặc chất keo.
- Vi thể: + Tổ chức hoại tử vùng trung tâm giống hoại tử đông thông thường , xung quanh nang
có hình ảnh xâm nhiễm tương bào quanh mạch máu, nhiều Tb lympho, một ít Tb khổng lồ.
+ Phía ngoài là vỏ xơ.
3. Các khả năng tiến triển của hoại tử.


Tuỳ theo loại hoại tử , nguyên nhân và vị trí mà có những tiến triển khác nhau .
- Tổ chức hoại tử bị tiêu biến bởi hiện tượng thực bào và được thay thế bằng tổ chức biểu mô
mới bình thường ( tái tạo tổ chức ) hay là một tổ chức xơ ( sửa chữa).
- Tạo thành ổ loét hay gặp ở tổ chức hoại tử trên các bề mặt như da, niêm mạc đường têu hoá .
- Tạo thành một nang khi tổ chức hoại tử hoá lỏng và nằm trong một bao xơ .
- Tạo thành các sỏi và được gọi là canxi hoá loạn dưỡng ( dystrophic -calcification ).
Câu 5: Thế nào là teo đét? Các loại teo đét? Hình ảnh đại thể và vi thể của teo đét?
1. Định nghĩa.

Là sự giảm kích thước của một tế bào , tổ chức, tạng hoặc toàn cơ thể ở mức độ tế bào,
teo đét làm giảm kích thước các bào quan, chức năng của tế bào giảm sút về cả chất và lượng.
2. Các loại teo đét.
a) Teo đét có thể chia làm hai cách : theo đáp ứng của cơ thể ( teo đét sinh lý và teo đét bệnh
lý ) và theo khu vực ( teo tại chỗ và teo toàn thể ).
- Teo sinh lý : Điển hình là teo ở tuổi già .
Thường là teo toàn bộ cơ thể .
Teo ở tuổi già có thể do nhiều yếu tố :
+ Những thay đổi nội tiết làm teo một số cơ quan tổ chức như teo vú ,.
+Teo não do neuron thần kinh chết không thể thay thế lam các cuộn não hẹp , khe
cuộn não rộng ra .
+Teo cơ do ít vận động.
+ Giảm sút canxi trong xương làm xương thưa mỏng dễ gãy .
+Teo tuyến ức , tuyến ức chỉ còn di tich khi đến tuổi trưởng thành.
+Teo buồng trứng , tử cung ở phụ nữ tuổi mãn kinh .
- Teo bệnh lý :+ Teo do thiếu dinh dưỡng sẽ đẫn đến teo toàn bộ cơ thể . Khi cơ thể có các tổn
thương ở đường tiêu hoá ( viêm loét , khối u , bệnh lý gan mật …) hoặc do chán ăn , do nuôi
dưỡng không đầy đủ cơ thể sẽ phải sử dụng vào phần dự trữ các chất glucid , lipid và protid là
cho cơ thể sẽ suy kiệt .
+Teo đét có thể ở một vùng nào đó , một cơ quan nào đó khi bị thiếu nuôi dưỡng
làm cho các cơ quan thường nhỏ như thận teo nhỏ khi bị xơ vữa động mạch .
Teo cơ do tổn thương dây thần kinh , cơ không hoạt động sẽ teo đi .
Các tuyến khi bị tắc thì các tế bào chế tiết liên quan đến ống đó cũng bị teo đi .
Sự mất kích thích nội tiết của tuyến yên trong bệnh Simmond sẽ dẫn đến teo
tuyến giáp , tuyến thượng thận , buồng trứng và một số tạng khác.
Câu 6: Thế nào là phì đại và tăng sản? Nêu hình ảnh vi thể và đại thể của chúng?
1 Phì đại.
Phì đại là sự tăng kích thước của tế bào dẫn đến tăng kích thước của tổ chức và cơ quan.
Có 2 loại: + Phì đại sinh lý: do đáp ứng như cầu sinh lý của cơ thể . Ví dụ: tập thể dục thì
cơ bắp phát triển, cắt 1 bên thận thì thận còn lại sẽ to lên.



+Phì đại bệnh lý: Do có yếu tố bất thường kéo dài. Ví dụ phì đại tâm thất trái
do biến chứng của tăng huyết áp.
Hình thái học:
- Đại thể: cơ quan tăng kích thước.
- Vi thể: các tế bào to lên, nhân to ra.
2. Tăng sản.
Tăng sản là sự tăng kích thước của tổ chức và cơ quan do tăng số lượng tế bào.
Có 2 loại: + Tăng sản sinh lý: Do đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể. Ví dụ tăng sản nội
mạc tử cung sau mỗi chu kì kinh nguyệt.
+ Tăng sản bệnh lý: Do đáp ứng với yếu tố kích thích kéo dài bất thường. Ví
dụ : tăng sinh nội mạc tử cung do estrogen kích thích kéo dài, tăng sinh tuyến thượng thận do
ACTH được tiết ra từ u tuyến yên.
Hình thái học:
- Đại thể: các cơ quan tăng kích thước.
- Vi thể: Mật độ tế bào dày lên, nhiều lên, hình ảnh cấu trúc Tb bình thường.
Câu 7: Thế nào là phù? Nêu hình ảnh tổn thương của phù và hậu quả của phù?
1. Định nghĩa.
- Phù là hiện tượng quá nhiều dịch trong tổ chức đệm và trong các hốc tự nhiên của cơ thể . Nói

một cách khác phù chỉ tình trạng tăng lượng dịch ngoài tế bào và ngoài mạch máu .
2. Hình ảnh tổn thương của phù.
a. Đại thể.
- Cơ quan bị phù thường sưng to hơn bình thường, trọng lượng tăng, màu nhạt, mềm, ấn vào để
lại vết lõm. Cắt ngang có dịch chảy ra.
- Dịch phù còn thường gặp ở các khoang màng của cơ thể như khoang màng phổi gọi là TDMP ,
màng tim gọi là tràn dịch màng tim, khoang màng bụng gọi là cổ chướng, trong bao khớp gọi là
tràn dịch màng khớp.
b. Vi thể.

- Dịch phù tương đối thuần nhất, đôi khi có dạng hạt.
- Tế bào phù to, nguyên sinh chất sang hơn bình thường do chứa những hốc nước nhỏ, nhân cũng
có thể phình to, sang, ứ nước phù.
- Ở mô, dịch phù làm phân tán các tế bào và các sợi liên kết.


3. Hậu quả của phù.
- Thiếu oxy và rối loạn trao đổi chất giữa các Tb và máu.
- Rối loạn trao đổi oxy máu ( trong phù phổi)
- Ngạt thở ( trong phù thanh môn)
- Tăng huyết áp nội sọ ( trong phù não)
- Nhiễm khuẩn do rối loạn trao đổi chất ở mô.

Câu 8: Thế nào là phù? Nêu cơ chế nguyên nhân gây nên phù?
1. Định nghĩa.
- Phù là hiện tượng quá nhiều dịch trong tổ chức đệm và trong các hốc tự nhiên của cơ thể . Nói
một cách khác phù chỉ tình trạng tăng lượng dịch ngoài tế bào và ngoài mạch máu.
2. Cơ chế nguyên nhân gây nên phù.
Phù sinh ra do sự rối loạn những cơ chế điều hòa sự trao đổi dịch khoảng kẽ và dịch trong
long mạch.
Bình thường trong lòng mạch có áp lực thủy tĩnh có tác dụng đẩy nước ra khỏi lòng mạch
và áp lực keo có tác dụng kéo nước vào lòng mạch. Hai áp lực này có sự cân bằng:
- Khi tăng áp lực thủy tĩnh: Làm nước bị đẩy ra khỏi lòng mạch nhiều hơn là nước trở về lòng
mạch gây phù.
- Khi giảm áp lực thẩm thấu keo huyết tương: khi giảm áp lực keo huyết tương thì nước trong
mạch bị áp lực thủy tĩnh trong lòng mạch đẩy ra ngoài gây phù.
- Tăng tính thấm thành mạch: Protein thoát qua vách mạch ra ngoài gian bào, làm áp lực thẩm
thấu keo ngoài lòng mạch có xu hướng ngang vs trong mạch do đó áp lực thủy tĩnh tự do đẩy
nước ra ngoài.
- Tăng áp lực thẩm thấu: Tạo môi trường ưu trương trong lòng mạch do đó giữ nước trong lòng

mạch gây phù.
- Tắc mạch bạch huyết: Khi máu đến mao mạch thì 1 phần nhỏ đến bạch mạch. Khi có cản trở
tuần hoàn bạch huyết gây thoát nước thoát ra bên ngoài tế bào.

Câu 9: Thế nào là nghẽn mạch( huyết khối) ? Nêu các nguyên nhân gây huyết khối?
1. Định nghĩa.


Huyết khối là sự hình thành cục máu trong lòng bộ máy tuần hoàn của một cơ thể sống.
Huyết khối có thể sinh ra ở ĐM, TM, vi mạch hoặc buồng tim.
2. Nguyên nhân.
- Tổn thương nội mô: Là yếu tố quyết định. Nội mạc có cấu trúc mỏng manh, dễ bị bong ra hoặc
sinh ra các khe nứt. Nguyên nhân : xơ vữa động mạch, độc tố vi khuẩn, phức hợp KNKT, chấn thương, phẫu thuật,…Hậu quả là tiểu cầu dính vào nơi nội mô đã bị tổn thương,
khởi đầu cho sự hình thành huyết khối.
- Tăng tính đông của máu: tình trạng tăng đông máu có thể do hoạt động quá mức của yếu tố tạo
đông máu và thiếu hụt các chất chống đông.
Ví dụ:+ Độ quánh của máu tăng sau mất máu nặng hoặc mất nước, bệnh đa hồng cầu
nguyên phát
+ Các bệnh nhiễm khuẩn nặng làm tăng khả năng kết dính của các Tb máu.
+ Các thuốc tránh thai cũng có nguy cơ gây huyết khối.
- Rối loạn huyết động học: Khi chảy máu chậm hay ứ đọng thì dễ gây huyết khối do : các Tb
máu gần nhau nên dễ kết dính, tiểu cầu, bạch cầu chạy sát thành mạch dễ bị tổn thương
do thiếu oxy nên dễ có điều kiện bám dính.
Nguyên nhân : chèn ép tĩnh mạch, suy thành tĩnh mạch, suy tim , nằm bất động quá lâu.
Câu 10: So sánh hình ảnh tổn thương của cục huyết khối và cục máu đông sau chết? Các
tiến triển của cục huyết khối?
1. So sánh.
Cục huyết khối
- Thô ráp, dễ vỡ
- Vằn vèo

- Màu đỏ trắng
- Dính chặt vào thành mạch.
2. Tiến triển của cục huyết khối.

Cục máu đông sau chết
- Bóng ướt,dai
- Không vằn vèo
- Đông nhanh: toàn 1 màu đỏ
Đông chậm : phần trên màu trắng. phần
dưới màu đỏ.
- Không dính vào thành mạch.

- Mô hóa: thông thường cục huyết khối được chuyển thành mô liên kết do mô bào và Tb sợi non
của lớp áo trong xâm nhập vào huyết khối. Các vi mạch mới được tái tạo. Cục huyết khối
lúc này được gắn chặt vào thành mạch chuyển thành một mô liên kết- huyết quản. Cục
huyết khối có thể ngấm Canxi tạo nên sỏi Tm.
- Nhuyễn hóa dạng nhú vô khuẩn: thường xảy ra ở các huyết khối lớn, chứa nhiều bạch cầu, khi
tự hủy nó giải phóng ra nhiều enzyme làm tiêu lỏng tơ huyết.
- Nhuyễn hóa mủ nhiễm khuẩn.


- Di chuyển: Cục huyết khối có thể tách rời toàn bộ hay một phần di chuyển theo dòng tuần
hoàn, dừng lại ở một nơi khác gây nên tắc mạch do huyết khối.
Câu 11: Phân biệt xung huyết chủ động và thụ động về nguyên nhân, hình ảnh, hậu quả?
Xung huyết chủ động
Gia tăng quá mức lượng máu vào
hoạt động mao mạch.
-Do sức nóng ( đắp khăn nóng…) .
-Do hóa chất ( độc tố vi khuẩn…)
-Do tia cực tím.

-Do chất nội tiết ( xung huyết ở
vú, ở niêm mạc tử cung diễn biến
từng đợt dưới ảnh hưởng của nội
tiết sinh dục).

Xung huyết thụ động
Dòng máu tĩnh mạch ngăn trở ,
máu ứ đầy trong tĩnh mạch khiến
tĩnh mạch giãn ra một cách thụ
động.
- Chèn ép tĩnh mạch kéo dài do
khối u và do tổn thương thành
mạch như viêm tắc, huyết khối,
suy trương lực các van tĩnh
mạch, suy tim.

Đại thể

-Vùng bị xung huyết có màu đỏ,
sưng to do phù.
- Nhiệt độ tăng cao.

Vi thể

- Mạch máu giãn,
- Tb nội mô sưng to, lồi và trong
lòng mạch.
- đôi khi kèm theo phù hoặc chảy
máu do thoát quản.
- Thường không gây nên hậu quả .

- Nếu kéo dài, có thể có những
biến đổi . vì có nhiều máu động
mạch chảy tới , o xy và chất dinh
dưỡng được đưa tới nhiều hơn do
đó kích thích sự chuyển hóa của
tế bào khiến chúng sinh sản nhiều
hơn mô bình thường dẫn đến xơ
hoá.

- Vùng mô, cơ quan bị xung
huyết sưng phù, màu tím sẫm.
- Nhiệt độ giảm, khi cắt ngang có
dịch máu đen chảy ra.
- Các mạch máu giãn.
- Thường kèm theo phù và chảy
máu mô kẽ.

Nguyên nhân

Hậu quả

- Tăng áp lực thủy tĩnh trong
lòng tiểu tĩnh mạch và vi mạch,
gây thiếu oxy làm ảnh hưởng
đến nuôi dương Tb.
- Thành mạch bị tổn thương 
tính thấm thành mạch tăng dịch
từ trong máu thấm qua được
thành mạch, ngấm vào tổ chức
gây nên phù , có khi hồng cầu

thoát ra được gây nên xuất
huyết.

Câu 12: Thế nào là xuất huyết? Các loại xuất huyết và hậu quả của xuất huyết?
1. Định nghĩa.
- Là hiện tượng hồng cầu thoát ra khỏi lòng mạch do nhiều tác nhân gây ra ( do vỡ mạch hay
không vỡ mạch)
2. Phân loại.


- Phân loại theo lâm sàng ta có chảy máu cấp tính, chảy máu mạn tính, chảy máu tái
phát, xuất huyết trong, xuất huyết ngoài.
+ Xuất huyết ngoài: là máu chảy ra ngoài cơ thể.
Ví dụ: Ho ra máu, nôn ra máu, đái máu, đi cầu ra máu, rong kinh.
+ Xuất huyết trong: là máu chảy vào các khoang khác nhau trong cơ thể hoặc máu có thể
nằm trong mô kẽ.
Ví dụ: Xuất huyết màng tim, xuất huyết màng phổi, xuất huyết màng bụng, các ổ tụ máu,
xuất huyết nhỏ trong da và niêm mạc ( xuất huyết dưới da, xuất huyết niêm mạc,…)
-

Dựa trên nguồn gốc chảy máu có thể được chia chảy máu tim , động mạch , tĩnh mạch và
mao mạch .
+ Chảy máu buồng tim thường do tai nạn dao đâm , súng bắn , và thường chết .
+ Chảy máu động mạch chủ thường do chấn thương như trong tai nạn ô tô , trong phình
động mạch chủ bệnh nhân tử vong .
+Chảy máu động mạch thường do vết thương bị đâm do dao hay đạn súng . Gãy xương gây
rách động mạch và gây xuất huyết .Trong chẩy máu động mạch , máu thường đỏ tươi máu
chảy như tia nước do áp lực và theo nhịp mạch đập .
+ Xuất huyết mao mạch thường thấy các diểm , máu thành giọt máu xuất hiện trên bề mặt
của da niêm mạc hoặc các tổ chức khác .

+ Xuất huyết tĩnh mạch do máu thiếu ô xy , nó có màu đỏ thẫm không chảy theo nhịp đập
của tim .

3. Hậu quả.
Dựa vào số lượng máu mất, vị trí xuất huyết, thời gian và một số yếu tố khác như khả
năng chịu đựng.
- Người trưởng thành có thể mất tới 500ml mà không có hậu quả bất lợi . Số lượng này là số lượng tối
thiểu có thể lấy để truyền cho người khác .Mất từ 1000 - 1500 ml gây sốc , mất quá 1500 ml có thể
chết người .
- Chảy máu mạn tính như chảy máu trong loét dạ dày dẫn đến thiếu máu , mất máu nhiều trong kinh
nguyệt , bình thường lượng máu khi hành kinh là 70 ml , nếu như mất sắt hemoglobin nó sẽ lại được
cung cấp thích đáng sự thiếu hụt không xẩy ra .
- Xuất huyết não “stroke” làm tổn thương tổ chức và tế bào , tổn thương không hồi phục tế bào thần
kinh và liệt , nguyên nhân do phá huỷ các trung tâm vận động . đè nén tổ chức và gây đau.
Câu 13: Thế nào là nghẽn mạch( huyết khối) ? Nêu các nguyên nhân gây huyết khối?
( giống câu 9)
Câu 14: Thế nào là nghẽn mạch (huyết khối) ? Nêu quá trình hình thành cục huyết khối?
1. Định nghĩa.


Huyết khối là sự hình thành cục máu trong lòng bộ máy tuần hoàn của một cơ thể sống.
Huyết khối có thể sinh ra ở ĐM, TM, vi mạch hoặc buồng tim.
2. Quá trình hình thành cục huyết khối.
Gồm 6 bước:
- Sự chảy chậm của dòng máu làm cho các thành phần hữu hình của máu với trục giữa,
chảy ra vùng ngoại vi của trục sát nội mô mạch máu.
- Sự ngưng kết tiểu cầu, tiểu cầu nhẹ nhất => tách ra khỏi trục sớm nhất và chảy sát
bên nội mô mạch máu, ngưng kết với nhau tạo thành khối tiểu cầu.
- Sự hình thành lá tiểu cầu, các tiểu cầu trực tiếp bám vào chỗ lồi lõm của khối tiểu
cầu, kéo dài ra tạo thành lá tiểu cầu,

- Sự ngưng kết bạch cầu: BC tách ra khỏi trục sau tiểu cầu và bám vào rìa của lá tiểu
cầu.
- Sự đông máu: Tiểu cầu ngưng kết, nhanh chóng bị thoái hóa giải phóng ra các yếu tố
đông máu, hình thành sợi tơ huyết ở khoảng giữa các lá tiểu cầu, Hồng cầu đến bám
vào đó  Đông máu.
- Sự kéo dài cục nghẽn: Cục nghẽn to lên, cản trở dòng máu => máu chảy chậm. Bề
mặt thô ráp của cục nghẽn làm khối máu bị ngừng nhanh chóng đông lại thành 1 khối
đông, khối này kéo dài đến khi tĩnh mạch chia nhánh.
Câu 15: Thế nào là nhồi máu? Cơ chế gây nhồi máu?
1. Định nghĩa.
Nhồi máu là hiện tượng hoại tử mô 1 vùng nào đó trong cơ thể , do tắc nghẽn trong lòng
động mạch cung cấp máu hoặc tĩnh mạch dẫn lưu máu gây nên thiếu máu cục bộ.
2. Cơ chế gây nhồi máu.
- Thiếu máu cục bộ: mạch máu bị tắc do nghẽn mạch hoặc do u chèn ép gây nên. Đồng
thời có thể có những yếu tố làm tăng tình trạng này như tạng to lên đòi hỏi lượng máu
nhiều hơn nhưng hệ tuần hoàn ko cung cấp đủ hay lưu lượng máu giảm , oxy và các
chất dinh dưỡng ko đủ.
- Tổ chức ko dk cung cấp máu trong 12h- 48h sẽ bị hoại tử
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Câu 16: Thế nào là tắc mạch? Các đường đi của tắc mạch và hậu quả của nó?
Câu 17: Thế nào là shock? Nêu hình ảnh tổn thương GPB của shock?
Câu 18: Thế nào là viêm cấp tính? Các loại viêm cấp tính hay gặp? Mô tả hình ảnh đại thể
và vi thể của ổ viêm cấp tính điển hình?
Câu 19: Thế nào là viêm mạn tính? Mô tả hình ảnh đại thể và vi thể của tổ chức viêm mạn
tính và giải thích tại sao lại có hình ảnh tổn thương đó?


Câu 20: Thế nào là u? Nêu các đặc điểm của u?
Câu 21: Phân biệt u lành tính và u ác tính?
Câu 22: Thế nào là di căn ung thư? Trình bày các đường đi của di căn ung thư?
Câu 23; Thế nào là ung thư? Nêu một số nguyên nhân sinh ung thư thường gặp?

Câu 24: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh ung thư biểu mô TB Gan?
Câu 25: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh ung thư dạ dày?
Câu 26: Trình bày cách phân loại và mô tả hình ảnh đại thể, vi thể của U lympho ác tính
không Hodgkin?
Câu 27: Trình bày cách phân loại và mô tả hình ảnh đại thể, vi thể của U lympho ác tính
Hodgkin?
Câu 28: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh u xơ tử cung?
Câu 29: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh ung thư biểu mô tuyến vú?
Câu 30: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của u xơ tuyến vú?
Câu 31: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh bướu giáp keo?
Câu 32: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh ung thư tuyến giáp?
Câu 33: Trình bày hình ảnh đại thể và vi thể của bệnh ung thư cổ tử cung?



×