Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 117 trang )

KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY HỒ TIÊU
TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI

Tác giả

NGUYỄN PHI HÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Giáo viên hướng dẫn:
TS. Võ Thái Dân

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
đến:
- Ban chủ nhiệm khoa Nông học, các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu
trong suốt bốn năm qua.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đến Tiến sĩ Võ Thái Dân,
người trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu giúp
tôi hoàn thành luận văn.
- Cảm ơn gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi ăn học trong những năm
đã qua
- Phòng Nông nghiệp, phòng Thống kê và UBND các xã trên địa bàn huyện
Chưprông đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này
- Các nông hộ trồng tiêu huyện Chưprông đã trao đổi thông tin, kinh nghiệm tạo


điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập số liệu.
- Các bạn sinh viên lớp DH05NHGL đã chia sẻ vui buồn, động viên và góp ý
kiến cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Gia Lai, tháng 02 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Phi Hùng

ii


TÓM TẮT
Nguyễn Phi Hùng, 2011. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÂY HỒ
TIÊU TẠI HUYỆN CHƯPRÔNG, TỈNH GIA LAI. Trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cuối khóa.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thái Dân
Nhằm tìm hiểu thực trạng sản xuất tiêu của người dân huyện Chưprông, tỉnh
Gia Lai, qua đó nắm bắt được những thuận lợi – khó khăn mà người trồng tiêu gặp
phải, đề tài đã đước tiến hành từ 10/08/2010 đến 02/12/2010. Các thông tin về thực
trạng sản xuất tiêu được điều tra bằng mẫu in sẵn ở 90 hộ dân tại ba vùng trồng tiêu
(Thị trấn Chưprông, xã Ia me, xã Ia tô) của huyện, đồng thời thu thập số liệu từ phòng
Nông nghiệp, phòng Thống kê huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Kết quả điều tra cho thấy:
Sản xuất tiêu của huyện trong 3 năm trở lại đây phát triển nhanh về quy mô,
diện tích và năng suất. Điều kiện tự nhiên của huyện thuận lợi cho cây tiêu phát triển;
giống tiêu phong phú; việc sử dụng trụ cũng đa dạng; cây tiêu được chăm sóc tốt để
cho năng suất cao. Lợi nhuận mà cây tiêu mang lại ngày càng cao, giúp đời sống kinh
tế của người dân ngày càng ổn định và tăng gia sản xuất, mở rộng diện tích trồng tiêu.
Bên cạnh đó vẫn tồn tại một số vấn đề cản trở việc sản suất tiêu như: sâu bệnh hại, vấn
đề về giá cả sản phẩm, vốn đầu tư và kỹ thuật vẫn còn gặp khó khăn. Những định
hướng và dự báo về vấn đề phát triển cây tiêu của các nhà quản lý còn chưa mang lại

hiệu quả cao. Sự liên kết bốn nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh
nghiệp) trong vấn đề sản xuất tiêu còn nhiều bất cập và hạn chế.
Quy trình canh tác cây tiêu được nông dân áp dụng có thể tóm tắt như sau:

- Điều kiện khí hậu thời tiết, đất đai của huyện Chưprông phù hợp với yêu cầu
sinh thái của cây tiêu, thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc nhằm tăng năng suất và
sản lượng tiêu.
iii


- Quy mô diện tích đất Nông nghiệp của các nông hộ trồng tiêu tại huyện
Chưprông phổ biến là 1 - 3 ha, diện tích tiêu kinh doanh dao động từ 0,4 – 1,1 ha. Hầu
hết là các vườn tiêu trồng độc canh.
- Tuổi vườn tiêu của các hộ điều tra trong khoảng 4 – 6 năm. Giống được sử
dụng chủ yếu là giống tiêu Vĩnh Linh, nguồn giống là đi mua. Hom làm giống phần
lớn có độ tuổi là 1, chiều dài hom từ 25 – 30 cm; số mắt trên một hom khoảng 4 mắt
và lượng hom được trồng/trụ là 5 hom.
- Làm đất: kích thước hố trồng tiêu được người dân sử dụng nhiều nhất là 50 x
50 x50 cm, khoảng cách cây x cây là 2 x 2 m, hàng x hàng là 2,5 x 2,5 m và mật độ là
2000 trụ/ha.
- sau khi trồng trụ xong tiến hành bón lót vôi khoảng 0,5 kg/hố, phân chuồng
hoai bón khoảng 6,6 kg/hố.
- Các loại trụ được đưa vào sử dụng như đa số là trụ gỗ chết, nguồn trụ người
dân tự đi mua.
- Tình hình sử dụng phân bón: thời kỳ kiến thiết cơ bản lượng phân chuồng
được sử dụng từ 5,5 – 9 kg/hố, phân hoá học thời kỳ này hầu như người dân không sử
dụng nếu có cũng với lượng rất ít. Bước sang giai đoạn kinh doanh phân chuồng bón
cho tiêu được sử dụng với lượng cao hơn, dao động trong khoảng 7,8 – 11,3 kg/hố.
Các loại phân hoá học được dùng thêm như Urea 0,25kg/hố; phân vi sinh 0,3 – 0,5
kg/hố; KCl 0,3 kg/ h

- Tưới nước trong mùa nắng và cả khi có hạn trong mùa mưa khoảng 5 – 20
ngày/lần đối với tiêu kiến thiết cơ bản, 25 – 30 ngày/lần đối với tiêu kinh doanh. Tất
cả các hộ được phỏng vấn đều tưới nước bắt đầu từ đầu tháng 12 dương lịch năm trước
đến tháng 4 năm sau và phương pháp tưới được dùng là tưới dí.
- Tình hình cỏ dại trong vườn tiêu ở các hộ điều tra tại huyện Chưprông: các
loại cỏ dại xuất hiện trong vườn tiêu của các hộ điều tra bao gồm: dền, mè, cỏ chỉ, cỏ

iv


hôi, cỏ đuôi chồn. Phương pháp trừ cỏ của người dân là phương pháp thủ công (dùng
tay, sạc cỏ, quốc) và không sử dụng thuốc hoá học.
- Tình hình sâu bệnh hại trên tiêu của các hộ được phỏng vấn: các bệnh thường
gặp là bệnh đốm là và thán thư. Về sâu hại gặp chủ yếu đó là rệp và mối.
- Phòng trừ sâu bệnh hại của người dân theo điều tra tại huyện Chưprông: người
dân chăm chỉ thăm vườn tiêu để phát hiện bệnh sớm, phòng sâu bệnh bằng các loại
thuốc hóa học như dung dịch vôi + đồng sunfat với lượng 1- 2 lít/gốc cách 15 – 20
ngày. Đồng thời cũng sử dụng thuốc hoá học để trừ như Bassa, Subatox 75EC
- Hiện tượng tiêu bị chết trong các giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh
doanh xảy ra ở tất cả các hộ điều tra. Trong đó với tiêu kiến thiết cơ bản thì nguyên
nhân do mối và chất lượng hom không đạt, thì ở giai đoạn kinh doanh chủ yếu do mối
và một số nguyên nhân khác.
- Một số biện pháp kỹ thuật như làm giàn che bằng thân cây bắp, lưới đen. Tủ
gốc cho tiêu bằng rơm được hầu hết các hộ dân sử dụng.
- Tình hình thu hoạch và chế biến tiêu thương phẩm của những hộ được phỏng
vấn tại huyện Chưprông: đa số người dân thu hoạch 1 lần chính và thu hoạch vào
tháng 3. Sản phẩm chế biến tiêu sau thu hoạch của các hộ trồng tiêu được phỏng vấn
tại Chưprông 100% là tiêu đen.
- Chi phí đầu tư và lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) của những hộ điều tra: đa số
mức đầu tư cho 1 ha tiêu kinh doanh trong 1 năm của các hộ là 69 – 101 triệu đồng.

Lợi nhuận thu được của các hộ vào khoảng 95 – 140 triệu đồng/ha/năm.
- Một số thuận lợi và khó khăn về sản xuất tiêu của các hộ phỏng vấn: về thuận
lợi Chưprông là huyện có điều kiện tự nhiên tốt, phù hợp cho sinh trưởng, phát triển
cho cây tiêu, nhân công lao động dồi dào. Song song với đó là những khó khăn như
thiếu vốn đầu tư, hạn chế về khoa học kỹ thuật.

v


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa ............................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................ ii
Tóm tắt .................................................................................................................. iii
Danh mục các bảng............................................................................................... x
Danh mục các hìnhxiii
Chương 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục đích của đề tài................................................................................................. 2
1.3 Yêu cầu của đề tài................................................................................................... 2
1.4 Giới hạn của đề tài .................................................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây tiêu ........................................................................ 4
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây tiêu ........................................................................ 4
2.3 Sinh thái của cây tiêu .............................................................................................. 6
2.3.1 Khí hậu, thời tiết .................................................................................................. 6
2.3.2 Đất đai.................................................................................................................. 7
2.4 Tình hình sản xuất và xuất khẩu của hạt tiêu trên thế giới ..................................... 7
2.5 Tình hình sản xuất tiêu tại huyện Chưprông .......................................................... 12

2.6 Tình hình nghiên cứu tiêu trên thế giới và trong nước ........................................... 13
2.6.1 Trên thế giới ........................................................................................................ 13
vi


2.6.2 Trong nước .......................................................................................................... 13
2.6.3 Một số kết quả của Đỗ Văn Hiên về “Điều tra quy trình kỹ thuật canh tác cây Hồ
tiêu tại huyện Chưsê, tỉnh Gia Lai”. ............................................................................. 15
2.7 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu ................ 17
2.7.1 Vị trí địa lý........................................................................................................... 17
2.7.2 Đặc điểm về đất đai ............................................................................................. 18
2.7.3 Đặc điểm về khí hậu ............................................................................................ 18
2.7.4 Điều kiện kinh tế xã hội....................................................................................... 20
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 21
3.1 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.2 Thời gian, địa điểm thực hiện đề tài ....................................................................... 21
3.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21
3.3.1 Điều tra các biện pháp trồng và chăm sóc tiêu .................................................... 21
3.3.2 Điều tra về tình hình thu hoạch ........................................................................... 21
3.3.3 Điều tra về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh ............................... 22
3.3.4 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu ............................................... 22
3.4 Phương pháp nghiên cứu và tiến độ thực hiện đề tài ............................................. 22
3.4.1 Mẫu phiếu điều tra ............................................................................................... 22
3.4.2 Cơ sở chọn hộ điều tra ......................................................................................... 22
3.4.3 Số lượng mẫu ....................................................................................................... 23
3.4.4 Các bước thực hiện đề tài .................................................................................... 23
3.4.5 Xử lý số liệu ........................................................................................................ 23
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 24
4.1 Thông tin chung của các hộ sản xuất tiêu của huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai....... 24
4.2 Kết quả điều tra sơ bộ về hiện trạng sản xuất tiêu ở các hộ được điều tra ............. 25

vii


4.2.1 Diện tích đất nông nghiệp và diện tích tiêu của các hộ điều tra .......................... 25
4.2.2 Tuổi vườn tiêu và hình thức canh tác .................................................................. 26
4.2.3 Cơ cấu giống ........................................................................................................ 27
4.2.4 Kích thước hố và khoảng cách mọc tiêu ............................................................. 30
4.2.5 Xử lý đất .............................................................................................................. 31
4.2.6 Tình hình sử dụng các loại trụ trong sản xuất tiêu tại Chưprông ........................ 31
4.2.7 Tình hình sử dụng phân bón trong canh tác tiêu tại Chưprông ........................... 32
4.2.7.1 Bón lót phân chuồng ......................................................................................... 33
4.2.7.2 Tình hình bón thúc giai đoạn kiến thiết cơ bản ................................................ 34
4.2.7.3 Tình hình bón thúc giai đoạn kinh doanh ......................................................... 35
4.2.8 Tình hình tưới nước ............................................................................................. 37
4.2.9 Tình hình cỏ dại và sâu bệnh trong vườn tiêu của các hộ được phỏng vấn ở
Chưprông ...................................................................................................................... 39
4.2.9.1 Tình hình cỏ dại ................................................................................................ 39
4.2.9.2 Tình hình sâu, bệnh hại gặp trên cây tiêu của các hộ được phỏng vấn ............ 40
4.3 Tình hình tiêu chết giai đoạn kiến thiết cơ bản và tiêu chết trong giai đoạn kinh
doanh ............................................................................................................................ 41
4.4 Một số biện pháp kỹ thuật khác áp dụng trong canh tác tiêu ................................. 43
4.4.1 Làm giàn che sau khi trồng ................................................................................. 43
4.4.2. Tủ gốc ................................................................................................................. 43
4.5 Tình hình thu hoạch tiêu của các hộ trả lời phỏng vấn ở huyện Chưprông ........... 44
4.5.1 Thời gian thu hoạch và số lần thu hoạch chính ................................................... 44
4.5.2 Sản phẩm thu hoạch và cách chế biến thương phẩm........................................... 45
4.6 Năng suất tiêu thu hoạch của các hộ được phỏng vấn tại huyện Chưprông .......... 45

viii



4.7 Tình hình về chi phí đầu tư và lợi nhuận của tiêu kinh doanh của các hộ được
phỏng vấn tại hyện Chưprông ...................................................................................... 46
4.7.1 Tổng chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/năm) ............................................................. 46
4.7.2 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) thu được các hộ được phỏng vấn ...................... 47
4.8 Sự khác nhau giữa Quy trình kỹ thuật canh tác tiêu (được khuyến cáo) và thực tế
sản xuất của người trồng tiêu tại Chưprông ................................................................. 47
4.9 Một số thuận lợi và khó khăn trong sản xuất tiêu của các hộ được phỏng vấn tại
huyện Chưprông ........................................................................................................... 50
4.9.1 Thuận lợi.............................................................................................................. 50
4.9.2 Khó khăn.............................................................................................................. 51
4.10 Một số đề xuất và giải pháp đối với hiện trạng sản xuất cây tiêu tại huyện
Chưprông ...................................................................................................................... 51
4.11 Một số mô hình trồng tiêu có năng suất cao so với năng suất trung bình tại địa
bàn điều tra (hộ)............................................................................................................ 52
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 54
5.1 Kết luận................................................................................................................... 56
5.2 Kiến nghị ................................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 60
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 61

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện tích tiêu thu hoạch (ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương
mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)......................................8
Bảng 2.2 Năng suất tiêu bình quân (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu
thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011) .........................9

Bảng 2.3 Sản lượng tiêu (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại
chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)...........................................10
Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu tiêu của một số nước xuất nhập khẩu tiêu chính
trên thế giới năm 2008 (FAO, 2011) .............................................................................11
Bảng 2.5 Diện tích (ha) và sản lượng tiêu (tấn) của huyện Chưprông ..........................12
Bảng 2.6 Lượng phân bón cho tiêu kiến thiết cơ bản ở Chư sê ....................................15
Bảng 2.7 Lượng phân bón cho tiêu kinh doanh ở Chư sê .............................................16
Bảng 2.8 Điều kiện khí hậu thời tiết trung bình của tỉnh Gia Lai (2005-2009) ............19
Bảng 4.1 Kết quả điều tra về giới tính, tuổi, trình độ văn hóa các hộ điều tra ..............24
Bảng 4.2 Kết quả về dân tộc và tôn giáo của các hộ điều tra ........................................25
Bảng 4.3 Phân nhóm các hộ điều tra theo diện tích đất nông nghiệp và diện tích tiêu
kinh doanh (hộ)..............................................................................................................26
Bảng 4.4 Phân nhóm các hộ điều tra theo tuổi vườn tiêu và hình thức canh tác của các
hộ điều tra (hộ) ..............................................................................................................27
Bảng 4.5 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo độ tuổi vườn tiêu ở các hộ điều tra ........27
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng các giống tiêu của các hộ điều tra ....................................27
Bảng 4.7 Tình hình sử dụng nguồn giống và tuổi hom (tháng) của các hộ điều tra .... 28
Bảng 4.8 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo cơ cấu giống tiêu ở các hộ điều tra ........ 28

x


Bảng 4.9 Quy cách hom, số hom/trụ tiêu khi trồng mới của các hộ điều tra ................29
Bảng 4.10 Kích thước hố trồng tiêu (dài x rộng x sâu, cm) của các hộ điều tra ...........30
Bảng 4.11 Khoảng cách trồng giữa hai trụ tiêu (m), mật độ trụ (trụ/ha) của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................31
Bảng 4.12 Tình hình sử dụng loại trụ tiêu của các hộ điều tra ......................................31
Bảng 4.13 Biến thiên năng suất (tấn/ha) theo loại trụ sử dụng của các hộ điều tra ......32
Bảng 4.14 Tình hình sử dụng phân chuồng bón lót cho tiêu ở các hộ điều tra (hộ) .....33
Bảng 4.15 Biến thiên năng suất theo lượng phân chuồng bón lót của các nông hộ ......34

Bảng 4.16 Tình hình bón thúc phân chuồng cho tiêu kiến thiết cơ bản của các hộ điều
tra ...................................................................................................................................34
Bảng 4.17 Tình hình bón thúc phân hóa học giai đoạn kiến thiết cơ bản cho tiêu ở các
hộ điều tra (hộ) ..............................................................................................................35
Bảng 4.18 Tình hình bón thúc phân chuồng cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra
(hộ).................................................................................................................................36
Bảng 4.19 Tình hình bón phân vô cơ cho tiêu kinh doanh của các hộ điều tra ............36
Bảng 4.20 Lượng NPK tổng hợp bón cho tiêu giai đoạn kinh doanh ...........................37
Bảng 4.21 Tình hình tưới nước cho tiêu của các hộ điều tra.........................................38
Bảng 4.22 Chu kỳ tưới nước cho tiêu ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh
doanh .............................................................................................................................38
Bảng 4.23 Một số loại cỏ dại thường xuất hiện trong vườn tiêu của các hộ đièu tra ....39
Bảng 4.24 Tình hình một số sâu, bệnh hại gặp trên tiêu ở các hộ điều tra ...................40
Bảng 4.25 Tình hình phòng trừ một số sâu bệnh hại tiêu của các hộ điều tra ..............41
Bảng 4.26 Nguyên nhân tiêu chết trong giai đoạn kiến thiết cơ bản ............................42
Bảng 4.27 Tiêu chết trong giai đoạn kinh doanh ..........................................................42
Bảng 4.28 Thời gian và số lần thu hoạch tiêu của các hộ điều tra ................................44
xi


Bảng 4.29 Năng suất tiêu (tấn/ha) của các hộ được điều tra .........................................45
Bảng 4.30 Chi phí đầu tư (triệu đồng/ha/năm) cho tiêu kinh doanh của các hộ được
phỏng vấn ...................................................................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 4.31 Lợi nhuận (triệu đồng/ha/năm) của tiêu kinh doanh tại các hộ điều tra ......47
Bảng 4.32 So sánh một số yêu cầu kỹ thuật canh tác tiêu của các hộ điều tra với quy
trình khuyến cáo ............................................................................................................48
Bảng 4.33 Một số thuận lợi của các hộ trồng tiêu được điều tra...................................50
Bảng 4.34 Những khó khăn chủ yếu trong sản xuất tiêu của các hộ điều tra ...............51
Bảng 4.35 Một số hộ trồng tiêu có năng suất (tấn/ha) cao ở các hộ điều tra (hộ).........52
Bảng 4.36 So sánh một số chỉ tiêu canh tác của hộ điều tra có năng suất cao so với hộ

có năng suất thấp hơn năng suất trung bình ở các hộ điều tra (hộ). ..............................53

xii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Thân tiêu ........................................................................................................ 5
Hình 2.2 Cành tiêu ........................................................................................................ 5
Hình 2.3 Lá tiêu ............................................................................................................ 6
Hình 2.4 Hoa tiêu ......................................................................................................... 6
Hình 2.5 Trái tiêu.......................................................................................................... 6
Hình 2.6 Bản đồ hành chính tỉnh Gia Lai..................................................................... 16
Hình 2.7 Cơ cấu đất đai huyện Chưprông .................................................................... 17
Hình 2.8 Cơ cấu dân số huyện Chưprông .................................................................... 18
Hình 4.1 Giàn che cho tiêu bằng thân cây bắp ............................................................. 43
Hình 4.2 Giàn che cho tiêu bằng lưới .......................................................................... 43
Hình 4.3 Tủ gốc cho tiêu bằng rơm .............................................................................. 43
Hình 4.6 Thu hoạch tiêu ............................................................................................... 45

xiii


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cây tiêu, Piper nigrum L., thuộc họ hồ tiêu (Piperaceae), là cây công nghiệp lâu
năm có giá trị kinh tế cao; bên cạnh tiêu dùng trong nước, hạt tiêu là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng với thị trường khá ổn định. Hạt tiêu có rất nhiều công dụng, là một
trong các gia vị được biết trước tiên ngay từ thế kỷ thứ IV trước Công Nguyên ở La

Mã cổ đại. Hạt tiêu được xem như là một trong các sản phẩm quý dùng làm lễ vật triều
cống hoặc bồi thường chiến tranh. Ngày nay, ngoài việc được sử dụng làm gia vị trong
thực phẩm, tiêu còn được sử dụng với khối lượng lớn trong công nghiệp chế biến đồ
hộp, trong ngành công nghiệp hương liệu hóa dược và trong y học. Việt Nam là một
trong số các nước có diện tích và sản lượng tiêu vào hàng cao nhất thế giới.
Ở nước ta cây tiêu được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và ở
Miền Trung. Riêng Tây Nguyên, vùng đất giàu tiềm năng về đất đai, khí hậu, thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các cây công nghiệp dài ngày như:
tiêu, cà phê, cao su, chè và điều. Trong đó, cây tiêu là một trong những loại cây trồng
chủ lực trong cơ cấu nông nghiệp ở Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng.
Huyện Chưprông là nơi có diện tích canh tác tiêu thương mại lớn của tỉnh Gia Lai.
Triển vọng phát triển cây tiêu của huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai là tương đối lớn.
Người dân có nhiều kinh nghiệm về việc trồng và chăm sóc tiêu, hạt tiêu có chất lượng
tốt và ổn định nên được tiêu thụ dễ dàng. Sản xuất cây tiêu tại Chưprông rất phù hợp
với cả quy mô kinh tế của từng hộ gia đình lẫn thâm canh của các trang trại lớn, phần
nào giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông nghiệp ở địa
phương, điều này giúp người dân xóa đói giảm nghèo và từng bước vươn lên làm giàu.
Tuy sản phẩm hạt tiêu Chưprông có chất lượng tốt, nhưng trên thực tế việc sản
xuất cây tiêu tại địa phương gặp rất nhiều khó khăn như: thiếu định hướng, phát triển
1


mở rộng diện tích chưa mang tính chiến lược nên chưa tạo được sự phát triển bền
vững. Chi phí đầu tư ban đầu quá lớn nên khó khăn cho những hộ có vốn nhỏ, nhất là
bà con đồng bào dân tộc đang sinh sống tại đây. Kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, biện
pháp phòng trừ sâu bệnh hại còn mang tính tự phát; tiêu thụ hạt tiêu còn phụ thuộc
nhiều vào thương lái. Chính vì vậy, cây tiêu là cây cho giá trị kinh tế cao, nhưng độ rủi
ro cũng rất lớn.
Việc phát triển bền vững và an toàn cây tiêu với năng suất cao, phẩm chất tốt và
đạt hiệu quả kinh tế cao là yêu cầu cấp thiết của vùng tiêu Chưprông. Để có cơ sở nâng

cao năng lực sản xuất tiêu an toàn và bền vững của người dân, việc đánh giá hiện trạng
sản xuất cây hồ tiêu tại địa phương, xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất
là cần thiết.
Từ cơ sở trên, được sự phân công của Khoa Nông học, trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đề tài “Khảo sát hiện trạng sản xuất cây Hồ tiêu tại
huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai” đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 8
năm 2010 đến tháng 12 năm 2010.
1.2 Mục đích của đề tài
Đề tài được tiến hành nhằm đánh giá hiện trạng canh tác cây tiêu tại huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai; từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nông dân canh tác tốt hơn
để nâng cao năng suất, và phát triển trồng tiêu đi theo hướng bền vững.
1.3 Yêu cầu của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội đến cây tiêu tại
huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
- Nắm bắt quy trình trồng và sản xuất cây tiêu của các hộ nông dân tại huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai.
- Xác định lợi nhuận của người trồng tiêu tại huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
- Xác định những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất hồ tiêu tại địa phương.
2


1.4 Giới hạn của đề tài
Do thời gian giới hạn của đề tài so với chu kỳ sinh trưởng của cây hồ tiêu là cây
lâu năm. Nên chưa đánh giá hết được toàn bộ chi tiết tình hình hiện trạng sản xuất tiêu
tại huyện Chưprông, mà chỉ đánh giá kết quả chung qua 90 hộ trả lời phỏng vấn của 3
địa điểm (thị trấn, xã ia me, xã ia ve) của huyện Chưprông.

3



Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Nguồn gốc và phân bố của cây tiêu
Cây tiêu có tên khoa học là Piper nigrum L., thuộc họ Piperaceae, phân lớp
mộc lan; có nguồn gốc từ Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm ở vùng Tây
Ghats và Assam. Từ thế kỷ XIII tiêu được canh tác và sử dụng rộng rãi trong các bữa
ăn hàng ngày. Hiện nay cây tiêu được trồng ở nhiều nước khác vùng Viễn Đông,
Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái lan, Sri Lanka và Campuchia. Ở Đông Dương,
cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XVII mới có các
giống mới được đưa vào trồng, bắt đầu từ thế kỷ XIX mới được canh tác ở vùng Hà
Tiên – Việt Nam và vùng Kampot – Campuchia.
Từ cuối thế kỷ XIX cây tiêu bắt đầu được trồng phổ biến sang các nước Châu
Phi với Madagasca là địa bàn canh tác lớn nhất, sau đó là Nigieria, Conggo và Cộng
hòa Trung Phi. Ở Châu Mỹ với các đại diện như Brazil, Mexico, Ecuador là những
nước canh tác nhiều nhất, cho đến nay đã xếp vào một trong những nước đứng đầu về
sản xuất tiêu trên thế giới.
2.2 Đặc điểm thực vật học của cây
tiêu
- Rễ tiêu gồm có: rễ cọc (chỉ
có ở cây phát triển từ hạt), rễ cái, rễ
phụ và rễ bám.
- Thân tiêu là loại thân thảo,
mềm dẻo. Màu sắc của thân thay
Hình 2.1 Thân tiêu
4


đổi từ màu đỏ nhạt sau chuyển sang màu nâu xám rồi xanh, khi cây được 2 tuổi thì
thân tiêu chuyển sang màu nâu thẫm. Trong điều kiện tự nhiên thân tiêu có thể mọc dài
tới 10 m.

- Tùy theo vị trí xuất hiện và
khả năng mang trái, cành tiêu có thể
phân biệt thành các loại: cành tược
(cành vượt), cành lươn, cành cho trái
(cành ngang hoặc cành ác). Đa số
cành cho trái là cành cấp 2.
- Lá tiêu thuộc loại lá đơn,
hình tim, mọc cách, có cuống. Cuống
lá dài 2 – 3 cm, lá có 5 gân hình lông
chim, khích thước lá biến động tùy
theo giống, phiến lá đầy đủ nguyên
vẹn có chiều dài từ 10 – 25 cm, rộng
từ 5 – 10 cm. Mặt trên lá nhẵn bóng
màu xanh thẫm, mặt dưới có màu
xanh lục. Đôi khi thấy hai loại dạng

Hình 2.2 Cành tiêu
lá, các lá mọc từ cành tược có dạng
cân đối và màu xẫm, các lá mọc từ
cành trái có dạng mất cân đối so với
gân chính và màu nhạt hơn.
- Cây tiêu ra hoa dưới dạng hoa
tự gié, mỗi gié dài từ 7 – 12 cm,
khoảng 20 – 60 hoa/gié, xếp hình
xoắn ốc, dưới mỗi hoa là một lá bắc
rụng sớm. Hoa tiêu có thể đơn tính
hoặc lưỡng tính, màu vàng – xanh

Hình 2.3 Lá tiêu
5



nhạt không có bao hoa. Bộ nhụy gồm một noãn không cuống, có một ngăn. Bộ nhị có
2 – 4 nhị dài khoảng 1 mm nằm hai bên cạnh noãn, mỗi nhị có một chỉ nhị ngắn và
một bao phấn có hai ngăn, hạt phấn tròn rất nhỏ, đường kính khoảng 10 µm.
- Trái tiêu thuộc loại trái hạch
hầu như không cuống, mỗi trái mang
một hạt, trái hình cầu đường kính từ 4
– 8 mm, lúc đầu trái màu xanh sau
chuyển sang màu vàng, khi chín có
màu đỏ.
2.3 Sinh thái của cây tiêu
2.3.1 Khí hậu, thời tiết
- Nhiệt độ: về nhiệt độ, các tài

Hình 2.4 Hoa tiêu

liệu cho thấy cây tiêu có thể trồng

được ở giữa khu vực vĩ tuyến 20 bắc và nam, nơi có nhiệt độ từ 10 – 350C. Nhiệt độ
thích hợp cho cây tiêu từ 18 - 270C.
Nhiệt độ không khí cao hơn 400C và
thấp hơn 100C đều ảnh hưởng xấu
đến sinh trưởng của cây tiêu
- Lượng mưa và ẩm độ không
khí: cây tiêu cần lượng mưa trung
bình hàng năm từ 2.000 – 3.000 mm
và phân bố tương đối đều trong năm.
Cây tiêu có thể chịu được mùa khô


Hình 2.5 Trái tiêu

nhưng không kéo dài, lượng mưa tối thiểu khoảng 1.800 mm. Ẩm độ không khí thích
hợp cho tiêu khoảng 75 – 90%. Nếu gặp sương muối cây tiêu dễ bị chết, tiêu cũng rất
kị lượng mưa lớn vì mưa lớn sẽ làm đọng nước ở rễ.

6


- Ánh sáng: cây tiêu là cây thích bóng rợp ở một mức độ nhất định. Trong giai
đoạn cây con cần che bóng cho tiêu, nhưng khi tiêu đã trưởng thành chúng phát triển
xum xuê và có thể tự che rợp cho nhau.
2.3.2 Đất đai
- Độ cao: tiêu là cây thường sống ở vùng đất thấp, tuy nhiên có thể trồng tiêu ở
những vùng có độ cao từ 0 – 900 m, với điều kiện nhiệt độ không khí phải luôn trên
150C.
Tiêu có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như: đất vàng đỏ (Indonesia), đất sét
pha cát (Phú Quốc), đất đỏ do đá huyền vũ phân hủy (Thái Lan), đất đỏ basalt (Tây
Nguyên), đất xám (Đông Nam Bộ). Đất trồng tiêu đòi hỏi các đặc tính sau:
- Lý tính: Tầng canh tác từ 80 – 100 cm, mực thủy cấp sâu hơn 2 m, cơ cấu tơi
xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thấm và mau thoát nước, độ dốc tốt
nhất từ 3 – 10%.
- Hóa tính: Đất có hàm lượng mùn cao (> 2%), giàu đạm (> 15%), hàm lượng
kali và magiê khá, khả năng trao đổi cation ở mức 20 – 30 meq/100g đất, tỷ lệ C/N
cao, độ pH từ 5,5 – 7,0.
2.4 Tình hình sản xuất và xuất khẩu của hạt tiêu trên thế giới
Hạt tiêu là một trong những gia vị quý, có giá trị thương mại rất cao. Tiêu được
sử dụng rộng rải trên toàn thế giới, nhưng chỉ một số nước trồng thương mại hiệu quả
(khoảng 26 quốc gia có diện tích thu hoạch lớn hơn 500 ha, năm 2008) (FAO, 2011).
Tình hình sản xuất tiêu của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại chính của

thế giới trong những năm gần đây được tổng hợp và trình bày trong các bảng 2.1, 2.2
và 2.3.
Số liệu trong bảng 2.1 cho thấy Ấn Độ và Indonesia là hai nước có diện tích
tiêu thu hoạch chính của thế giới. Năm 2008, diện tích tiêu thu hoạch của Ấn Độ và
Indonesia lần lượt là 197.330 ha và 117.509 ha, chiếm 39,0% và 23,2% tổng diện tích
tiêu thu hoạch của thế giới.
7


Trong giai đoạn 2000 – 2008, trong khi diện tích tiêu thu hoạch của Ấn Độ và
Indonesia tương đối ổn định, thì diện tích tiêu thu hoạch của Việt Nam tăng mạnh
(tăng 79,0% so với năm 2000) (bảng 2.1). Số liệu thống kê năm 2009 (chưa đầy đủ)
cho thấy, diện tích tiêu thu hoạch của Ấn Độ tăng đột biến so với năm 2008, tăng thêm
41.380 ha.
Bảng 2.1 Diện tích tiêu thu hoạch (ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương
mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)
Năm

2000

2005

2008

2009

Thế giới

429.956


552.440

505.768

547.200

Ấn Độ

196.000

228.330

197.330

238.710

Indonesia

100.000

135.000

117.509

n/a

Việt Nam

27.900


49.100

50.000

n/a

Sri Lanka

28.440

31.150

34.070

36.180

Brazil

16.217

31.832

29.549

27.280

Trung Quốc

12.610


15.115

16.625

16.625

Malaysia

13.084

13.400

13.487

13.608

Madagascar

4.020

10.386

9.000

n/a

Ghana

4.000


4.500

4.900

n/a

Bảng 2.2 cho thấy, trong mười nước sản xuất tiêu chính của thế giới, năng suất
tiêu của Brazil, Việt Nam, Malaysia và Trung Quốc là cao nhất, đạt lần lượt là 2.396,3;
1.966,0; 1705,6 và 1.696,8 kg/ha; cao hơn năng suất bình quân của thế giới trên 2 – 3
lần. Nhìn chung, năng suất tiêu bình quân của thế giới và của các nước trồng tiêu
chính giai đoạn 2000 – 2009 tăng không đáng kể.
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy: năm 2008, Việt Nam, Indonesia và Brazil là
các nước có sản lượng tiêu cao nhất thế giới; đạt lần lượt là 98.300; 79.726 và 69.600
8


tấn, chiếm lần lượt 23,7%; 19,2% và 16,8% tổng sản lượng tiêu của thế giới (414.849
tấn). Sự gia tăng sản lượng tiêu của thế giới và ở các nước chủ yếu do tăng diện tích
thu hoạch,
Bảng 2.2 Năng suất tiêu bình quân (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu
thương mại chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)
2000

2005

2008

2009

732,0


789,7

820,2

756,7

Brazil

2.385,4

2.484,9

2.355,4

2.396,3

Việt Nam

1.827,9

1.635,4

1.966,0

1.966,0

Malaysia

1.919,2


1.417,9

1.816,5

1.705,6

Trung Quốc

1.400,8

1.500,4

1.636,6

1.696,8

Sri Lanka

592,8

587,1

671,2

699,2

Indonesia

690,8


698,5

678,4

678,4

Ghana

625,0

644,4

632,6

632,6

Madagascar

390,5

476,4

577,7

577,7

Niger

400,0


400,0

400,0

400,0

Ấn Độ

301,0

319,8

238,2

198,5

Thế giới

Tình hình xuất nhập khẩu tiêu của thế giới và một số quốc gia xuất nhập khẩu
chính của thế giới được tổng hợp và trình bày trong bảng 2.4.
Trong các nước nhập khẩu tiêu chính, các nước Đức, Singapore và Hà Lan nhập
khẩu tiêu không chỉ để tiêu dùng trong nước mà còn để tái xuất khẩu (đây cũng là các
nước xuất khẩu tiêu chính của thế giới) (bảng 2.4). Ấn Độ là nước xuất khẩu tiêu thứ
ba trên thế giới, năm 2008 xuất khẩu đạt 39.645 tấn, trị giá 113.557.000 USD (2.864
USD/tấn); đồng thời cũng đã chi ra 41.936.000 USD để nhập 11.567 tấn tiêu (3.625

USD/tấn). Năm 2008, giá xuất, nhập khẩu tiêu bình quân của thế giới lần lượt là 3.698
9



và 3.761 USD/tấn. Năm 2009, giá nhập khẩu tiêu của các nước nhập khẩu tiêu chính
dao động trong khoảng 1.725 USD/tấn (Liên bang Nga) đến 5.535 USD/tấn (Nhật
Bản). Mỹ là nước nhập khẩu tiêu nhiều nhất đạt 64.789 tấn, trị giá 237.375.000 USD
(3.664 USD/tấn)
Bảng 2.3 Sản lượng tiêu (kg/ha) của thế giới và mười nước sản xuất tiêu thương mại
chính của thế giới trong những năm gần đây (FAO, 2011)
2000

2005

2008

2009

Thế giới

314.769

436.280

414.849

414.075

Việt Nam

51.000

80.300


98.300

n/a

Indonesia

69.087

94.300

79.726

n/a

Brazil

38.685

79.102

69.600

65.373

Ấn Độ

59.000

73.020


47.010

47.400

Trung Quốc

17.665

22.680

27.210

28.210

Malaysia

25.111

19.000

24.500

23.210

Sri Lanka

16.860

18.290


22.870

25.300

Madagascar

1.570

4.948

5.200

n/a

Ghana

2.500

2.900

3.100

n/a

Niger

1.400

1.500


1.600

n/a

Trong các nước xuất khẩu tiêu chính của thế giới, Việt Nam là nước xuất khẩu
đứng đầu thế giới (bảng 2.4): năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu đạt 90.300 tấn, trị giá
311.475.000 USD (3.449 USD/tấn). Giá tiêu xuất khẩu của mười nước xuất khẩu
chính dao động trong khoảng 2.864 USD/tấn (Ấn Độ) đến 5.736 USD/tấn (Singapore).
Năm 2009 Việt Nam có diện tích canh tác tiêu trên 51.000 ha, sản lượng ước
đạt 110.000 tấn. Trong đó xuất khẩu đạt trên 134.000 tấn, kim ngạch đạt trên 348 triệu
USD, chiếm 50% tổng sản lượng xuất khẩu tiêu trên toàn cầu. Hiệp hội hồ tiêu thế giới
10


(IPC) nhận định tiêu dùng hồ tiêu toàn cầu năm 2010 đạt 320.000 tấn, tăng 10% so với
năm 2009 trong khi sản lượng và dự trữ đều giảm.
Bảng 2.4 Tình hình xuất nhập khẩu tiêu của một số nước xuất nhập khẩu tiêu chính
trên thế giới năm 2008 (FAO, 2011)
Xuất khẩu

Nhập khẩu
Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị


(tấn)

(1000 USD)

(tấn)

(1000 USD)

Mỹ

64.789

237.375

Việt Nam

90.300

311.475

Đức

28.084

114.444

Indonesia

52.407


185.701

Singapore

13.144

47.461

Ấn Độ

39.645

113.557

Hà Lan

13.090

56.072

Brazil

36.728

108.384

Ấn Độ

11.567


41.936

Đức

14.350

71.393

VQ Ả Rập thống nhất

10.782

27.009

Malaysia

13.592

51.986

Liên bang Nga

9.589

16.543

Singapore

12.363


70.915

Pháp

8.812

43.659

Hà Lan

9.705

47.524

Anh

8.066

41.869

Trung Quốc

6.620

31.398

Nhật Bản

7.781


43.067

Sri Lanka

6.237

26.225

Thế giới

286.649

1.078.007

Thế giới

322.586

1.193.009

Quốc gia

Quốc gia

Tại Ấn Độ, Ủy ban Gia vị Ấn Độ nhận định, xuất khẩu hồ tiêu của nước này
trong năm 2010 giảm 22% xuống mức 19.750 tấn. Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu hồ
tiêu đứng thứ 2 thế giới sau Việt Nam. Theo Uỷ ban Thương mại hồ tiêu Braxin, xuất
khẩu hồ tiêu của quốc gia này 7 tháng đầu năm 2010 đạt 17.245 tấn đạt kim ngạch
53,1 triệu USD. So với cùng kỳ năm ngoái khối lượng xuất khẩu hồ tiêu của quốc gia
này tăng 7% nhưng giá trị xuất khẩu tăng tới 40% do giá xuất khẩu tăng cao trong năm

nay, Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của Braxin, hai thị trường

11


truyền thống Mêhicô và Áchentina cũng là những điểm đến quan trọng của tiêu quốc
gia này.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, xuất
khẩu tháng 9/2010 ước đạt 10.000 tấn, kim ngạch đạt 40 triệu USD, đưa khối lượng
tiêu xuất khẩu 9 tháng năm 2010 đạt 102.000 tấn với giá trị xuất khẩu đạt 345 triệu
USD, giảm 5,6% về lượng nhưng tăng tới 30,5% về giá trị so với cùng kì năm 2009.
Giá tiêu xuất khẩu tăng đã khiến cho khiến cho giá trị xuất khẩu sang các thị trường
Hoa Kỳ, Đức, Tiểu vương quốc A-Rập thống nhất, Hà Lan tăng trên 150% so với cùng
kỳ năm ngoái, giá tiêu đen bình quân 8 tháng đầu năm2010 đạt 3.322 USD/tấn tăng
38,9% so với năm 2009. Giá hồ tiêu trên thị trường thế giới liên tục biến động tăng cao
từ cuối tháng 3. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu tăng mạnh, trong khi nguồn cung
khan hiếm, gây tác động tăng giá. Việt Nam đang chào hàng với mức giá cao từ 3.779
- 3.821 USD/tấn đối với tiêu đen và 5.077 USD/tấn đối với tiêu trắng. Giá tại Ấn Độ
vào khoảng 4.250 USD/tấn. Indonexia đã thu hoạch xong vụ hồ tiêu tại tỉnh Lampung
nhưng do thời tiết không thuận lợi nên chất lượng hạt tiêu không cao, mức giá đang
chào bán của nước này khoảng 3.300 - 3350 USD/tấn đối với tiêu đen và 5.270 –
5.350 USD/tấn đối với tiêu trắng, trong khi mức giá tiêu đen tại Braxin là 3.770 3.800 USD/tấn ( />2.5 Tình hình sản xuất tiêu tại huyện Chưprông
Diện tích (ha) và sản lượng (tấn) tiêu của huyện Chưprông giai đoạn 2006 –
2009 được trình bày trong bảng 2.5.
Bảng 2.5 Diện tích (ha) và sản lượng tiêu (tấn) của huyện Chưprông
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)


2006

420

1.001

2007

465

1.388

2008

539

1.448

2009

862

1.654
12


×