Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

NGHIÊN CỨU NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY ỔI (Psidium guajava L.)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ
TRÊN CÂY ỔI (Psidium guajava L.)

NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
NIÊN KHÓA: 2007-2011
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011

 


i
 

NGHIÊN CỨU NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ
TRÊN CÂY ỔI (Psidium guajava L.)

Tác giả
NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN

Khóa luận được đề nghị thực hiện để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành BẢO VỆ THỰC VẬT

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:


TS. Võ Thị Thu Oanh
ThS. Đặng Thùy Linh

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011
 


ii
 

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban lãnh đạo, Bộ môn Bảo Vệ Thực Vât – Viện cây ăn quả miền Nam – Long
Định – Châu Thành – Tiền Giang đã tạo điều kiện thuận lợi và nguồn kinh phí trong
quá trình thực hiện khóa luận. Chân thành cảm ơn ThS. Đặng Thùy Linh đã tận tình
hướng dẫn và chỉ dạy để tôi hoàn thành khóa luận.
TS. Võ Thị Thu Oanh – Khoa Nông Học, trường Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ
Chí Minh đã chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm
khoa Nông Học cùng tất cả giảng viên đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi
trong suốt quá trình học tập tại trường.
Các bạn lớp Bảo Vệ Thực Vật K33A và các bạn cùng thực tập tại phòng thí
nghiệm Bộ môn Bảo vệ thực vật – Viện cây ăn quả miền Nam đã giúp đỡ và chia sẻ
với tôi trong suốt quá trình học và thực tập.
Con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba má và gia đình luôn động viên, ủng
hộ và giúp đỡ con trong suốt quá trình học tại trường và trong suốt quá trình thực hiện
khóa luận.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 08 năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Yến

 


iii
 

TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ NGỌC YẾN 2011, Khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài: “Nghiên cứu nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi
(Psidium guajava L.)”.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Võ Thị Thu Oanh.
ThS. Đặng Thùy Linh.
Địa điểm thực hiện: Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Viện cây ăn quả miền Nam,
Long Định, Châu Thành, Tiền Giang.
Thời gian thực hiện: từ ngày 15/02 đến ngày 15/06/2011.
Mục đích: xác định tác nhân nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi và ảnh hưởng của
một số điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH) cũng như mối tương quan giữa các tác
nhân gây bệnh thối rễ trên cây ổi.
Nội dung thực hiện:
Phân lập, định danh dựa vào đặc điểm hình thái và khảo sát khả năng gây bệnh
của nấm thối rễ trên cây ổi.
Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ, pH đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm.
Đánh giá hiệu lực của 1 số loại thuốc hóa học phòng trừ nấm trong điều kiện in
vitro.
Kết quả đạt được:

Phân lập và định danh được tác nhân gây bệnh thối rễ trên cây ổi là nấm ký sinh
Nalanthamala sp.
Xác định khả năng gây bệnh của nấm khi có và không có sự hiện diện của tuyến
trùng Meloidogyne sp. cho kết quả: cả 2 dòng nấm đều có khả năng gây bệnh trên từng
giống ổi khi có hoặc không có tuyến trùng Meloidogyne sp. Tuy nhiên, sự hiện diện
của tuyến trùng giúp cho sự biểu hiện bệnh sớm hơn so với các nghiệm thức riêng lẻ
 


iv
 

(có nấm hoặc có tuyến trùng). Từ đó, ta có thể thấy rằng: tuyến trùng giống như một
tác nhân mở đường cho sự xâm nhập của nấm vào cây và gây hại cây ký chủ.
Tốc độ phát triển của 2 dòng nấm (Nalanthamala sp. B và Nalanthamala sp. KH)
trên môi trường PDA phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Nhiệt độ 28 – 300C là mức nhiệt
độ thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm Nalanthamala sp. B. Trong khi đó, nhiệt
độ 25 – 300C thích hợp cho sự phát triển của dòng nấm Nalanthamala sp. KH. Và cả 2
dòng nấm này đều có khả năng hình thành bào tử nhiều nhất ở nhiệt độ 28 ± 10C và
300C.
Ở các mức pH khác nhau có sự khác biệt về sự phát triển của 2 dòng nấm
Nalanthamala sp.. Nấm Nalanthamala sp. B thích hợp phát triển ở pH = 7,0 và
Nalanthamala sp. KH thích hợp với khoảng pH rộng hơn 7,0 – 7,5. Khả năng hình
thành bào tử nhiều nhất ở pH = 7,0 đối với nấm Nalanthamala sp. B và pH = 6,5 đối
với Nalanthamala sp. KH.
Kết quả khảo sát phản ứng của 2 dòng nấm Nalanthamala sp. với các loại thuốc
hóa học ở 2 nồng độ (50 ppm và 150 ppm) nhìn chung các loại thuốc Funomyl 50 WP
với hoạt chất benomyl, Folicur 250 EC với hoạt chất tebuconazole, Score 250 EC với
hoạt chất difenoconazole đều có khả năng ức chế hoàn toàn sự phát triển của 2 dòng
nấm, Man 80 WP với hoạt chất mancozeb không có khả năng ức chế 2 dòng nấm ở

nồng độ 50 ppm nhưng có khả ức chế hoàn toàn ở nồng độ 150 ppm.

 


v
 

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................................ii
TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC.......................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... ix
DANH SÁCH HÌNH.......................................................................................................... x
Chương 1 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................................1
1.2 Mục đích ....................................................................................................................2
1.3 Yêu cầu ......................................................................................................................2
1.3 Giới hạn đề tài ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................. 3
2.1 Tổng quan về cây ổi ..................................................................................................3
2.1.1 Phân loại .................................................................................................................3
2.1.2 Nguồn gốc và phân bố............................................................................................... 3
2.1.3 Giá trị của cây ổi.....................................................................................................4
2.2 Một số bệnh hại trên cây ổi .......................................................................................6
2.2.1 Bệnh thán thư..........................................................................................................6
2.2.2 Bệnh ung thư (cancer) ............................................................................................6
2.2.3 Thối trái Phytophthora ...........................................................................................6

2.2.4 Bệnh chết ngược (die back) ....................................................................................6
2.3 Bệnh thối rễ trên cây ổi .............................................................................................7
2.3.1 Thiệt hại ..................................................................................................................7
2.3.2 Nguyên nhân ...........................................................................................................7
2.3.3 Sơ lược về tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne sp....................................................8
2.3.4 Triệu chứng do nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi .................................................12
2.3.5 Sự tương tác giữa nấm và tuyến trùng..................................................................13
2.3.6 Các giống ổi ..........................................................................................................14
 


vi
 

2.3.7 Ẩm độ đất .............................................................................................................15
2.3.8 pH đất ...................................................................................................................15
2.4 Một số loại thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm phòng trừ nấm gây bệnh thối
rễ trên cây ổi. .................................................................................................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ..........................................................................17
3.2 Vật liệu, dụng cụ, thiết bị nghiên cứu: ....................................................................17
3.4 Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................18
3.4.1 Chuẩn bị môi trường và đổ đĩa: ............................................................................18
3.3.2 Phân lập và định danh nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi dựa vào hình thái. ........18
3.3.3 Xác định vai trò của nấm đối với bệnh thối rễ trên cây ổi khi có và không có sự hiện
diện của tuyến trùng Meloidogyne sp. (chủng Kock’s) .......................................................19
3.3.4 Khảo sát một số đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi ...........25
3.3.5 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với nấm gây bệnh thối rễ
trên cây ổi ......................................................................................................................26
3.3.6 Phương pháp xử lí thống kê..................................................................................27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................... 28
4.1 Kết quả phân lập, mô tả đặc điểm hình thái và định danh tác nhân gây bệnh thối rễ
trên cây ổi. .....................................................................................................................28
4.1.1 Kết quả phân lập ...................................................................................................28
4.1.2 Kết quả mô tả đặc điểm hình thái và định danh tác nhân gây bệnh thối rễ trên cây
ổi. ...................................................................................................................................28
4.2 Kết quả ảnh hưởng tương tác giữa tuyến trùng Meloidogyne sp. và nấm Nalanthamala sp.
trong sự biểu hiện triệu chứng bệnh thối rễ trên cây ổi........................................................32
4.3 Kết quả khảo sát một số đặc điểm sinh học của tác nhân gây bệnh. .......................34
4.3.1 Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm
Nalanthamala sp. ...........................................................................................................34
4.3.2 Khảo sát ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng, phát triển của nấm
Nalanthamala sp. ...........................................................................................................37
4.4 Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với các nấm Nalanthamala sp. trong
điều kiện in vitro. ...........................................................................................................41
 


vii
 

4.4.1 Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với
dòng nấm Nalanthamala sp. B. .....................................................................................41
4.4.2 Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học đối với
dòng nấm Nalanthamala sp. KH ...................................................................................45
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 48
5.1 Kết luận ................................................................................................................48
5.2 Đề nghị .................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 50
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 55


 


viii
 

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ctv: cộng tác viên
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
NSC: ngày sau cấy
PDA: Potato Dextrose Agar

 


ix
 

DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Thành phần hóa học của trái ổi so với một số loài cây ăn quả khác
(trên 100 g phần ăn được)................................................................................................5
Bảng 2.2: Sự tương tác giữa nấm và tuyến trùng .........................................................14
Bảng 3.1: Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm ở giống ổi Bôm Bến Tre .................22
Bảng 3.2: Các nghiệm thức tham gia thí nghiệm ở giống ổi không hạt .......................22
Bảng 3.3: Danh sách các thuốc hóa học sử dụng trong thí nghiệm ..............................26
Bảng 4.1: Đặc điểm hình thái của các dòng nấm Nalanthamala sp. B và Nalanthamala
sp. KH trên môi trường PDA.........................................................................................30
Bảng 4.2: Kết quả tương tác gây bệnh giữa tuyến trùng Meloidogyne sp. và dòng nấm

Nalanthamala sp. B ở 12 tuần sau chủng. .......................................................................32
Bảng 4.3: Kết quả tương tác gây bệnh giữa tuyến trùng Meloidogyne sp. và dòng nấm
Nalanthamala sp. KH ở 10 tuần sau chủng. ....................................................................32
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự sinh trưởng, phát triển của dòng nấm
Nalanthamala sp. B và dòng nấm Nalanthamala sp. KH .............................................36
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của pH đến sự sinh trưởng, phát triển của dòng nấm
Nalanthamala sp. B và dòng nấm Nalanthamala sp. KH .............................................38
Bảng 4.6: Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đến sự sinh trưởng, phát triển của dòng
nấm Nalanthamala sp. B ở mức nồng độ 50 ppm và 150 ppm .....................................42
Bảng 4.7: Hiệu lực của các loại thuốc hóa học đến sự phát triển của dòng nấm
Nalanthamala sp. KH ở nồng độ 50 ppm và 150 ppm ..................................................46

 


x
 

DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1: Hình thái tuyến trùng Meloidogyne sp.. .......................................................10
Hình 2.2: Triệu chứng bệnh thối rễ biểu hiện trên cành và rễ. .....................................13
Hình 3.1: Quy trình đếm mật số bào tử nấm Nalanthamala sp. ...................................21
Hình 3.2: Quy trình chủng tuyến trùng Meloidogyne sp. vào rễ cây ổi .......................24
Hình 4.1: Hình thái nấm Nalanthamala sp. ..................................................................31
Hình 4.2: Triệu chứng chủng tương tác gây bệnh ........................................................33
Hình 4.3: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đường kính khuẩn lạc
nấm Nalanthamala sp. ..................................................................................................34
Hình 4.4: Ảnh hưởng của pH đến đường kính khuẩn lạc nấm Nalanthamala sp. .......40

Hình 4.5: Ảnh hưởng của thuốc hóa học ở nồng độ 50 ppm và 150 ppm đến phát triển
của dòng nấm Nalanthama sp. B ...................................................................................44
Hình 4.6: Ảnh hưởng của thuốc hóa học ở nồng độ 50 ppm và 150 ppm đến phát triển
của dòng nấm Nalanthama sp. KH................................................................................47

 


1
 

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Ở nước ta, diện tích cây ăn quả đạt 775.000 ha (2007) và sản lượng khoảng 7
triệu tấn. Trong đó ở ĐBCSL, cây ăn quả được trồng với diện tích 274.000 ha, sản
lượng hàng năm đạt 2,7 triệu tấn cung cấp cho cả nước 70% sản lượng trái cây.
Ổi (Psidium guajava L.) thuộc họ sim (Myrtaceae) là loài cây ăn quả có khả năng
thích nghi (Khan, 1985) và cho năng suất cao cả trong điều kiện đất đai nghèo chất
dinh dưỡng, hơi chua đến hơi phèn pH = 4,5 – 8,2 (Kwee và Chong, 1990). Ổi còn là
loài cây ăn quả chứa nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C trong ổi gấp 2 – 5
lần so với cam (Singh và ctv, 2005), bên cạnh đó ổi còn chứa các chất khoáng như Ca,
Zn, Fe rất cần cho cơ thể.
Ngoài ra, những chất bay hơi từ lá ổi có khả năng xua đuổi rầy chổng cánh
(Diaphorina citri). Do đó, mô hình trồng cây ăn quả xen ổi được khuyến cáo (Nguyễn
Minh Châu và ctv., 2007). Vì thế, diện tích ổi ngày càng tăng ở các tỉnh ĐBSCL.
Tuy nhiên, năng suất ổi ở nước ta nói riêng và ở các nước trên thế giới nói chung
ngày một giảm do một số yếu tố gây ra. Trong đó, bệnh thối rễ gây thiệt hại kinh tế
đáng kể và bệnh có khả năng lan truyền qua đất. Theo Ariosa (1982) nguyên nhân của

bệnh là do nấm Phytophthora nicotianeae var. parasitica. Theo Mejia và ctv. (2002)
báo cáo nguyên nhân bệnh thỗi rễ trên cây ổi là do 4 loài nấm (Fusarium solani f.sp.
pisidii, Pythium aphanidermatum, Verticillium dahliae, Trichothecium roseum), 3 loài
tuyến trùng (Meloidogyne incognita, M. javanica và M. arenaria). Tại Việt Nam, đặc
biệt là ở ĐBSCL nguyên nhân của bệnh bướu rễ ổi là do tuyến trùng Meloidogyne sp.
(Iwachori, 2009) và khi bệnh nặng thì xuất hiện triệu chứng thối rễ trên cây ổi. Tuy
 


2
 

nhiên, việc khảo sát trên giống ổi Bôm Bến Tre và ổi không hạt cho thấy có sự hiện
diện của cả nấm và tuyến trùng. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU
NẤM GÂY BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY ỔI (Psidium guajava L.)”.
1.2 Mục đích
Xác định tác nhân nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi và ảnh hưởng của một số điều
kiện môi trường (nhiệt độ, pH) cũng như mối tương quan giữa các tác nhân gây bệnh
thối rễ trên cây ổi.
1.3 Yêu cầu
Phân lập, định danh dựa vào hình thái của nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi.
Xác định vai trò của nấm đối với bệnh thối rễ trên cây ổi khi có và không có sự
hiện diện của tuyến trùng Meloidogyne sp.
Khảo sát ảnh hưởng của một số điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH) đến nấm gây
bệnh thối rễ trên cây ổi.
Đánh giá hiệu lực của 1 số loại thuốc hóa học phòng trừ nấm gây bệnh thối rễ
trên cây ổi trong điều kiện in vitro.
1.3 Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện trong phòng thí nghiệm và nhà lưới trong khoảng thời gian
tương đối ngắn từ tháng 02/2011 đến tháng 06/2011.

Chỉ xác định được 1 số loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro.

 


3
 

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan về cây ổi
2.1.1 Phân loại
Cây ổi có tên khoa học là Psidium guajava L. thuộc họ Sim (Myrtaceae) được
biết đến với tên chung là Guava trong tiếng Anh và nhiều tên gọi khác như: Guayabo
hoặc Guyava trong tiếng Tây Ban Nha, Kuawa trong tiếng Hawaii, ở Malaysia ổi có
tên gọi là Jambu batu (Morton, 1987), được phân loại theo Linn (1753):
Bộ (order):

Myrtales

Họ (familia):

Myrtaceae

Chi (genus):

Psidium

Loài (species):


Psidium guajava L.

Tên tiếng anh (name english): Guava
(Nguồn: />2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Theo Morton (1987), cây ổi có thể có nguồn gốc từ phía Nam Mexico hoặc
Trung Mỹ. Ổi được trồng phổ biến khắp các khu vực nhiệt đới ở Mỹ và Tây Ấn
(1526), Bahamas, Bermuda và miền Nam Florida (1847), sớm được người Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha mang từ Mỹ đến Đông Âu, Guam và nhanh chóng trở thành một
loài cây trồng ở Châu Á và 1 phần ấm áp của Châu Phi. Những năm đầu thập niên
1800, ổi được trồng nhiều ở Hawaii. Hiện nay chúng được trồng ở khắp các đảo Thái
Bình Dương. Chúng được trồng như cây ăn quả trong nhà hoặc là những cây bụi nhỏ.
 


4
 

Ngoại trừ Ấn Độ, ổi được trồng để thương mại hóa với diện tích 50.720 ha, năng suất
27.319 tấn.năm-1 và được xuất khẩu sang thị trường Venezuela và Panama.
2.1.3 Giá trị của cây ổi
2.1.3.1 Giá trị dinh dưỡng
Ổi là loại quả có chứa hàm lượng các vitamin A, C, acid béo, omega 3, omega 6,
chất xơ và nhiều khoáng chất dinh dưỡng. Hàm lượng vitamin C tập trung cao nhất ở
phần vỏ ngoài, càng gần lớp vỏ ngoài, lượng vitamin càng cao; ít calori nhưng giàu
chất chống oxy hoá thuộc 2 nhóm carotenoids và polyphenols. Lá ổi, quả ổi có vị chua
và chát là do độ đậm đặc của những loại tanin có tính chống oxy hoá.
2.1.3.2 Giá trị kinh tế
Ổi có giá trị thương mại là do chúng có đặc điểm dinh dưỡng cao, dễ chế biến,
canh tác và khả năng thích ứng rộng. Ổi còn là loại quả có hương thơm, ngon và là

một trong những loại trái cây bổ dưỡng nhất. Năm 2005, Singh và ctv. đã báo cáo hàm
lượng vitamin C trong quả ổi gấp 2 - 5 lần so với cam, 10 lần so với cà chua. So với
những cây khác, ổi là một nguồn cung cấp canxi, photpho và sắt rất tốt cho cơ thể con
người. Kwee và Chong (1990), quả ổi có thể tiếp tục được chế biến thành các sản
phẩm phụ có giá trị thực phẩm. Những phần khác của cây ổi cũng có thể được sử dụng
cho nhiều mục đích. Cũng theo nhóm nghiên cứu này, quả ổi có thể được sử dụng để
ăn tươi, chế biến nước trái cây hoặc nghiền trái thành các sản phẩm đóng hộp, đóng
gói vô trùng, ướp lạnh hoặc đông lạnh. Hai mặt hàng nước ép ổi và Pure ổi chế biến từ
ổi ruột đỏ hiện đang được ưa chuộng trên toàn thế giới đã khẳng định giá trị thương
mại của nó. Lá, cành, rễ từ cây ổi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người như:
bệnh tiêu chảy, viêm dạ dày, phổi và nhiều bệnh khác ở Ấn Độ, Châu Âu và Malaisia.
Gỗ của cây ổi rất cứng, chắc có thể được sử dụng làm củi đốt, làm than hoặc làm đồ
gỗ.

 


5
 

Bảng 2.1: Thành phần hóa học của trái ổi so với một số loài cây ăn quả khác (trên 100 g phần ăn được)

Fruit
Chuối

Food
calories

Moisture


Protein Fat

Total
CHO

Fibre Ash

Ca

P

Fe

Na

K

β-carotene
equivalent

Vitamin
B1

B2

C

100

71,6


1,2

0,3

26,1 0,6

0,8

12

32

0,8

4

402

225

0,03

0,04

14

Carambola

28


92,3

0,3

0,4

6,7 1,0

0,3

8

15

0,9

2

161

160

0,05

0,04

38

Sầu riêng


124

66,8

2,5

1,6

28,3 1,4

0,8

20

63

0,9

1

601

10

0,27

0,29

57


Ổi

69

80,6

1,0

0,4

17,3 5,6

0,7

15

24

0,7

4

291

75

0,05

0,04


132

Mít

94

72,9

1,7

0,3

23,7 0,9

2,4

27

38

0,6

2

407

235

0,09


0,11

9

Xoài

62

82,6

0,6

0,3

15,9 0,5

0,6

10

15

0,3

3

214

1.880


0,06

0,05

36

Mangosteen

57

84,3

0,5

0,3

14,7 5,0

0,2

10

10

0,5

1

135


_

0,03

0,02

4

Cam

40

88,6

0,8

0,2

9,9 0,4

0,5

21

20

0,3

3


162

150

0,07

0,04

43

Đu đủ

45

87,1

0,5

0,1

11,8 0,5

0,5

34

33

0,7


4

221

710

0,03

0,05

73

Dứa

47

87,0

0,7

0,3

11,6 0,5

0,4

17

12


0,5

2

125

35

0,06

0,03

22

Chôm chôm

64

82,0

1,0

0,1

16,5 0,1

0,4

20


15

1,9

1

64

0

0,01

0,06

53

(Nguồn: Kwee và Chong,1990)

5

 


6
 

2.2 Một số bệnh hại trên cây ổi
2.2.1 Bệnh thán thư
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz. gây ra. Bệnh xuất hiện trên trái, lá

và cả trên thân cây. Ở trái sắp chín vết bệnh tròn, màu nâu đến màu đen; trong thời tiết
ẩm ướt ở trung tâm vết bệnh chứa stromata màu đen với khối lượng bào tử lớn, một
vài vết bệnh có thể liên kết với nhau tạo ra những vết bệnh lớn hơn và có thể xuất hiện
ở bất kỳ phần nào trên trái, khi bệnh nặng hình thành những vết nứt. Trên trái chín,
bệnh làm cho các mô trở nên mềm, mọng nước. Bệnh thường không xuất hiện trên trái
xanh. Trên lá, nấm gây các vết hoại tử ở đầu lá hoặc 2 bên mép lá (Naqvi, 2004; Kwee
và Chong, 1990).
2.2.2 Bệnh ung thư (cancer)
Do nấm Pestalotia psidii Pat. gây ra. Bệnh thường xảy ra trên trái xanh và hiếm
khi trên lá. Triệu chứng bệnh ban đầu xuất hiện trên quả là những chấm màu nâu hoặc
màu gỉ sét, sau đó tạo thành các vết hoại tử và cuối cùng xuất hiện các vết nứt như
miệng núi lửa. Tuy nhiên, các vết bệnh này chỉ giới hạn ở khu vực nhỏ và không thâm
nhập vào trong thịt quả. Và khi bệnh trở nên nặng với số lượng lớn các vết bệnh có thể
làm trái bị vỡ ra và để lộ hạt bên trong. Trái bị bệnh thì trở nên kém phát triển, cứng
(Naqvi, 2004).
2.2.3 Thối trái Phytophthora
Do nấm Phytophthora nicotianae var. nicotianae gây ra. Bệnh xảy ra trên trái
làm xuất hiện những đốm nhỏ. Sau đó, vết bệnh càng lớn dần trở thành màu xám nâu,
sũng nước. Nấm có thể tấn công vào bất kỳ nơi nào trên trái, nhưng thường hơn ở bên
và ở núm quả. Trong điều kiện ẩm ướt, sợi nấm và túi bào tử phát triển nhanh chóng
làm trái trở nên mềm, thối và mở rộng vào khoang hạt, có thể làm hư toàn bộ quả
trong vòng 14 ngày (Kwee và Chong, 1990).
2.2.4 Bệnh chết ngược (die back)
Do nấm Gloeasporium psidii Del. gây ra. Cây bị chết ngược từ đầu các nhánh.
Màu xanh của lá bị mất dần, xuất hiện màu nâu đậm và các vết đen hoại tử ngược lại
gây chết. Bệnh càng trở nên nặng hơn sau 1 thời gian ủ bệnh trong chồi và cành cây bị
 


7

 

nhiễm bệnh và cuối cùng phát triển ở ngã ba của các bộ phận bị bệnh và khỏe mạnh.
Sau đó tấn công lên các lá, thân non làm cho các cành cây trở nên không còn lá hoặc
khô gãy (Naqvi, 2004).
2.3 Bệnh thối rễ trên cây ổi
2.3.1 Thiệt hại
Thiệt hại của bệnh thối rễ trên các vườn ổi thương mại được báo cáo bởi
Chattopadhyay và Bhattacharjya (1968) làm năng suất thiệt hại lên đến 80%. Mathur
(1956) nghiên cứu và đưa ra kết quả các vườn ổi ở Pakistan bị bệnh thối rễ làm giảm
năng suất từ 15 – 30%.
Bokhari (2009) báo cáo về mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ bệnh thối rễ trên ổi dẫn
đến thiệt hại năng suất ước tính vào khoảng 37,1 – 93%, tuy nhiên chưa xác định được
rõ nguyên nhân. Bệnh thối rễ trên cây ổi còn được phát hiện ở các khu vực khác nhau
trong Ân Độ, trong đó 2 giống ổi Safeda và Purda là bị ảnh hưởng nặng (Misra, 1987).
Một số cuộc khảo sát mối tương quan giữa nấm và tuyến trùng ở Ấn Độ do Ruchi và
ctv. (2002) chỉ ra rằng nấm và tuyến trùng là nguyên nhân gây chết 50 – 60% cây ổi
trong vườn.
Theo Pereira và ctv. (2009), diện tích ổi bị thối rễ do nhiễm tuyến trùng được ước
tính khoảng 5000 ha trên 16 quốc gia, gây thiệt hại kinh tế vào khoảng 66 triệu USD
vào năm 2008. Ở Việt Nam nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung, diện tích và năng
suất ổi ngày một giảm do bệnh thối rễ gây ra.
2.3.2 Nguyên nhân
Cephalosporium sp. cùng với Fusarium sp. là nguyên nhân gây thối rễ trên cây ổi
ở giai đoạn đầu (Prasad và ctv., 1952). Chattopadhyay và Bhattacharjya (1968) nhận
định từ các phân lập có quy mô lớn trên các cây ổi héo ở các vùng đất phù sa và vùng
đất đá ong trong khu vực Ấn Độ cho thấy rằng hai loại nấm Fusarium solani f.sp psidii
và Macrophomina phaseoli xuất hiện ở khu vực hệ thống rễ. Bệnh này xuất hiện chủ
yếu ở các vườn cây từ 1 – 5 năm tuổi và cả 2 loại nấm này đều có khả năng gây héo
riêng lẻ hoặc kết hợp với các loại nấm gây bệnh khác.

 


8
 

Theo Ariosa (1982) báo cáo nguyên nhân bệnh héo ở Cuba là do Phytophthora
nicotianeae var. parasitica gây ra. Ở Nam Phi, 96% vườn ổi bị nhiễm Heterodera
dihystera (Willers và Grech, 1986). Moura và ctv. (1989) báo cáo ở Pernambuco,
Brazil xuất hiện một tỷ lệ M. incognita rất cao ở các vườn ổi và loài tuyến trùng này là
tác nhân gây bệnh liên quan đến bệnh thối rễ trên cây ổi. Đến năm 1990, Dwivedi và
ctv. cho rằng trong số tất cả các tác nhân được phân lập từ rễ ổi bị thối thì Fusarium
oxysporum f.sp. và Fusarium solani psidii f.sp. là tác nhân chính và tiếp theo là
Macrophomina phaseoli và Rhizoctonia solani.
Dwivedi và Dwivedi (1999) báo cáo nguyên nhân gây thối rễ trên cây ổi là do
Fusarium oxysporum f.sp. psidii, Macrophomina phaseoli, Rhizoctonia bataticola,
Cylindrocarpon sp. và Myxosporium psidii. Năm 2001, Khan và ctv. báo cáo về khả
năng tham gia của tuyến trùng đặc biệt là Helicotylenchus dihystera gây ra thối rễ trên
cây ổi.
Ở Ấn Độ, một cuộc khảo sát 2001 – 2003 trên cây ổi cho thấy sự kết hợp của F.
oxysporum f.sp. psiddi và Verticillium sp. gây ra héo. Gupta và ctv. (2003) phân lập và
chủng Kock’s đã chứng minh được khả năng gây bệnh của Verticillium albo-atrum và
đây là báo cáo đầu tiên về khả năng gây héo của V. alboatrum trên ổi.
Ở Thái Lan, bệnh thối rễ trên cây ổi có nguyên nhân là nấm Myxosporium psidii
đã được báo cáo bởi Schroers (2005). Ở Việt Nam, Iwachori (2009) báo cáo về tuyến
trùng gây hại ở vườn ổi xen canh cây có múi ở ĐBSCL là do Meloidogyne enterolobii.
Đến năm 2010, Gomes và ctv. báo cáo bệnh thối rễ cây ổi ở Brazil là do tuyến trùng
Meloidogyne mayaguensis kết hợp với nấm F. solani.
2.3.3 Sơ lược về tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne sp.
Tuyến trùng nốt sần rễ (root-knot nematodes) được coi là nhóm tuyến trùng ký

sinh quan trọng nhất cho nền nông nghiệp trên toàn thế giới.
2.3.3.1 Phân loại
Ngành:

Nematoda

Lớp:

Secernentea

Phân lớp:

Diplogasteria
 


9
 

Bộ:

Tylenchida

Bộ phụ:

Tylenchina

Liên họ:

Tylenchoidea


Họ:

Heteroderidae

Phân họ:

Meloidogyninae

Chi:

Meloidogyne

2.3.3.2 Hình thái và đặc điểm nhận dạng
Meloidogyne sp. là tuyến trùng nội ký sinh, ấu trùng có dạng con lãi kim, khi
phát triển giới tính, tuyến trùng cái đổi thành dạng quả lê, trong khi tuyến trùng đực
vẫn giữ dạng lãi kim. Ấu trùng tuổi 2 là giai đoạn cảm nhiễm, hoạt động mạnh, hình
sợi chỉ, đuôi hình chóp bẹt và thẳng (Krassen, 2002; Perry và ctv., 2009), vỏ cutin
phân đốt mảnh. Đầu không phân biệt với đường viền cơ thể, bên trong vùng môi kitin
hóa yếu với 3 vòng trên đầu. Kim chích mảnh với núm gốc kim chích tròn. Vị trí của
lỗ bài tiết ngang hoặc ở sau so với vòng thần kinh. Diều giữa hình tròn với van bên
trong phát triển.
Con cái ít hoạt động, màu trắng, cơ thể hình quả lê với cổ ngắn (Krassen, 2002),
vỏ cutin màu trắng đục, phân đốt rõ ràng. Phần trước thực quản hình trụ dài; diều giữa
lớn (20 – 23 µm x 10 – 12 µm) với van bên trong cơ hóa rất mạnh. Có 2 buồng trứng
rất phát triển. Trong tử cung chứa nhiều trứng. Khoảng cách từ hậu môn đến lỗ sinh
dục dài khoảng 2,5 – 3 µm. Lỗ giao phối hình tròn đến hình trứng (Perry và ctv.,
2009).
Con đực hoạt động mạnh hơn so với con cái, hình sợi chỉ, đuôi ngắn và thẳng
(Krassen, 2002), vỏ cutin phân đốt thô. Vùng môi tù, hơi hoặc không phân biệt với

đường viền cơ thể. Số đường bên của con đực non là 4 trong khi con đực trưởng thành
là 8.

 


10
 

b

a

c

d
(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Yến, 2011)

Hình 2.1: Hình thái tuyến trùng Meloidogyne sp. a: con cái; b: con đực; c: ấu trùng
tuổi 2 (J2); d: kim chích.
2.3.3.3 Vòng đời và sự phát tán 
Trứng được con cái đẻ ra ngoài trong bọc gelatin nằm trên bề mặt của bướu rễ
(đôi khi nằm bên trong bướu). Sau đó, ấu trùng tuổi 1 được hình thành ngay bên trong
trứng. Lần lột xác thứ nhất xảy ra bên trong trứng và phát triển thành ấu trùng tuổi 2
(J2). Trứng nở ra dạng J2 dạng cảm nhiễm.
J2 xâm nhập vào rễ ngay cạnh sần, vùng mô phân sinh của đỉnh rễ hoặc vào các
rễ mới. Sau khi xâm nhập vào trong rễ tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào vỏ rễ làm
cho các tế bào bị tách dọc ra, sau đó tuyến trùng định vị tại vùng mô phân sinh của vỏ
rễ và bắt đầu quá trình dinh dưỡng. Khi lấy dinh dưỡng, tuyến trùng cắm phần đầu vào
các tế bào mô mạch của rễ, tiết enzym tiêu hóa làm cho quá trình sinh lý sinh hóa của

mô rễ thay đổi và hình thành các điểm dinh dưỡng cho chúng. Vùng dinh dưỡng mà
tuyến trùng cư trú bao gồm 5 – 6 tế bào khổng lồ chứa nhiều nhân được tạo thành
trong vùng nhu mô hoặc vùng libe.
 


11
 

Tuyến trùng cần khoảng 41 giờ để đầu tuyến trùng xâm nhập được vào mô phân
sinh rễ. Tế bào võ rễ bắt đầu nở to và sinh sản nhanh để thành lập bướu trong vòng 72
giờ. Sau khi xâm nhiễm 4 ngày, các đại tế bào được hình thành. Tuyến trùng hoàn
thành chu kỳ đời sống từ 23 – 30 ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ (James và ctv., 2010).
Các loài Meloidogyne được lan truyền nhờ sự di chuyển của tàn dư thực vật bị
nhiễm bệnh, đất đai (đặc biệt là cho các giai đoạn trứng), hoạt động canh tác của con
người, nông cụ, dày dép. Ngoài ra, tuyến trùng Meloidogyne cũng lan truyền qua nước,
mưa và dòng chảy.
Tuyến trùng bướu rễ và các loài tuyến trùng khác thường tồn tại trong đất dưới
dạng bào xác trong thời kỳ ký chủ vắng mặt. Điều này cho phép các loài gây hại có thể
tồn tại trong nhiều năm mà không giảm bớt khả năng sinh sản và tấn công vào cây ký
chủ khi điều kiện trở nên thuận lợi.
2.3.3.4 Triệu chứng và cách gây hại của Meloidogyne sp.
Tuyến trùng Meloidogyne sp. sau khi ký sinh vào mô ký chủ, ngoài việc chích
hút dinh dưỡng của cây làm cho hệ thống rễ bị tổn thương, quăn queo do hàng loạt các
bướu rễ gần nhau gây ra, ít rễ con, tuyến trùng còn tiết ra các chất kích thích làm cho
các tế bào xung quanh vùng bị tấn công phát triển mạnh hình thành các đại bào tạo nên
các bướu rễ là nơi cư ngụ và sinh sản của tuyến trùng. Các đại bào này phá vỡ nguồn
cung cấp chất dinh dưỡng và nước cho các bộ phận bên trên. Qua vết thương ở rễ do
tuyến trùng gây ra làm cho các sinh vật khác dễ dàng xâm nhập và bệnh trở nên nặng
hơn. Đây là những triệu chứng điển hình ở rễ do tuyến trùng Meloidogyne sp. gây ra.

Biểu hiện của bộ phận trên mặt đất khi bị tuyến trùng tấn công có triệu chứng cây bị
mất sức sống, còi cọc, lá nhỏ, tán lá thưa thớt, phân nhánh rộng kèm theo hiện tượng
rụng lá, cây thiếu chất dinh dưỡng, lá bị bạc dần và trở nên vàng. Bên cạnh đó, chất
lượng và số lượng trái cũng bị ảnh hưởng khi cây bị nhiễm tuyến trùng làm cho cây có
xu hướng ra nhiều trái nhưng trái nhỏ, dễ rụng và dễ bị nhiễm nấm. Các trái lấy từ cây
bị nhiễm tuyến trùng có khối lượng 200 – 250 g mỗi trái so với những trái thông
thường đạt 450 – 600 g (Kwee và Chong, 1990).
 


12
 

2.3.3.5 Phổ ký chủ
Tuyến trùng bướu rễ Meloidogyne sp. hiện nay là loài tuyến trùng quan trọng
nhất chúng phân bố rộng khắp thế giới và ký sinh ở hầu hết các cây trồng quan trọng ở
các vùng khí hậu khác nhau.
Phổ ký chủ của Meloidogyne sp. rộng trong nhiều họ thực vật khác nhau bao gồm
các loại rau, ớt chuông (Capsicum annuum ), đậu tương (Glycine max), thuốc lá
(Nicotiana tabacum), dưa hấu (Citrullus lanatus). Một số loài cây ăn quả nhiệt đới, ổi
(Psidium guajava) cũng là cây ký chủ ưa thích của chúng (Perry, 2009).
2.3.4 Triệu chứng do nấm gây bệnh thối rễ trên cây ổi
Triệu chứng bệnh tương tự như bệnh wilt (héo) đã được báo cáo ở Ấn Độ theo
Suhag (1976) (trích dẫn Bokhari, 2009) và ở các nơi khác trên thế giới, các triệu chứng
tương tự như bị héo xanh đã được báo cáo là do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau.
Rangaswami (1984) mô tả triệu chứng thối rễ trên cây ổi như: lá bị héo, màu nâu, các
cành trở nên nhỏ, gốc bị biến màu và gây ra cái chết từ một phía của cây. Khi bệnh
nặng, hệ thống rễ hầu như bị thối làm cho chiều cao và trọng lượng cây giảm một cách
đáng kể. Bên cạnh đó, cây có thể bị rụng lá và cuối cùng làm cho cành bị chết. Trong
trường hợp nghiêm trọng có thể làm toàn bộ cây bị chết.

Triệu chứng bên ngoài của bệnh ban đầu xuất hiện trên lá làm lá có màu bạc, giai
đoạn sau lá đổi thành màu vàng ánh đỏ, sớm rụng. Một số cành cây trở nên cằn, không
ra lá và hoa mới, dần dần cành bị khô và chết. Trái kém phát triển, đen dần, thối và
rụng. Rễ xuất hiện những vệt đen, bị mục nát ở vùng chóp rễ, lan dần lên bên trên và
vỏ dễ dàng bị tuột ra khỏi mạch gỗ, các mô mạch hóa nâu đến đen hoàn toàn. Thời
gian để cây héo thông thường mất 15 ngày nhưng một số trường hợp có thể đến 1 năm
(Naqvi, 2004; Verma và Sharma, 1999).
Theo Tanden và Agarwala (1954), cây bị chết ngược từ đầu cành. Những cành, lá
và trái non rất dễ dàng bị tấn công làm xuất hiện những khu vực hoại tử màu đen gây
ra chết nhánh.

 


13
 

(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Yến, 2011)
Hình 2.2: Triệu chứng bệnh thối rễ biểu hiện trên cành và rễ.
2.3.5 Sự tương tác giữa nấm và tuyến trùng
Suarez và ctv. (1999) đã kiểm chứng vai trò của Macrophomina phaseolina và
Fusarium oxysporum f.sp. psidii có hay không có tuyến trùng Meloidogyne sp. trên
bệnh thối rễ cây ổi trong điều kiện nhà kính. Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng tỷ lệ
bệnh khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê trong điều kiện tưới tiêu và hạn hán.
Tuy nhiên, sự hiện diện đồng thời của nấm và tuyến trùng biểu hiện triệu chứng điển
hình, gây thiệt hại nhanh chóng hơn so với mỗi tác nhân độc lập.
Ravichandra (2008) nói về sự tương tác giữa nấm và tuyến trùng gây thối rễ trên
nhiều loài cây như cà chua, bông vải, chuối...được trình bày ở bảng 2.2

 



14
 

Bảng 2.2: Sự tương tác giữa nấm và tuyến trùng
Cây trồng
Tên bệnh
Tuyến trùng
Bông vải Chết rạp cây con Meloidogyne incognita
(Damping off) acrita
M. incognita acrita
Héo xanh
(Vascular wilt)

M. incognita acrita
Rotylenchulus reniformis
Belonolaimus gracilis
B. longicaudatus

Thuốc lá

Chuối
Cà chua

Black shank

M. incognita acrita

Chết rạp cây con

(Damping off)
Héo xanh
(Vascular wilt)
Héo xanh

M. incognita acrita
M.incognita
M. incognita

Thối vỏ
(Cortical rot)
Héo xanh
(Vascular wilt)

Radopholus similis
Globodera rostochiensis
Meloidogyne spp.

Nấm
Rhizoctonia solani
Pythium debaryanum
Fusarium oxysporum
F. oxysporum
F. oxysporum f. spp.
vasinfectum
F. oxysporum f. spp.
vasinfectum
Phytophthora pararasitica
var. nicotianae
P. debaryamum

Alternaria tenuis
F. oxysporum f. spp.
nicotianae
F. oxysporum f. spp.
cubense
R. solani
F. oxysporum f. spp.
lycopersicie
(Nguồn: Ravichandra, 2008)

2.3.6 Các giống ổi
Có rất nhiều giống ổi được trồng ở nước ta như ổi sẻ, xá lỵ Đà Lạt, xá lỵ ruột đỏ,
ruột hồng da sần, ruột hồng da láng, ổi Đài Loan. Bên cạnh đó, một số giống ổi khác
được nhập ở Thái Lan, Malaysia.
Hiện nay ở ĐBSCL, giống ổi không hạt Thái Lan được trồng nhiều do có những
đặc điểm nổi bật như sinh trưởng mạnh, cành chắc, quả có hình thuôn dài, trọng lượng
quả từ 350 – 600 g/quả, không hạt, tỷ lệ đậu quả thường đạt 60%, chất lượng ngon nên
dễ tiêu thụ, giá bán cao, cho năng suất 60 tấn/ha/năm đối với cây 4 năm tuổi (Nguyễn
Văn Hạnh, 1999). Ngoài ra, giống ổi Bôm Bến Tre cũng được trồng rất phổ biến ở
nhiều nơi do chúng có đặc điểm cây thấp đến cao trung bình, quả lớn có đường kính 8
– 10 cm, nặng 200 – 400 g, thịt quả dày 20-30 mm, màu trắng, giòn, ngọt; có vị và
 


×