Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỌ XÍT RHYNOCORIS SP. (HEMIPTERA: REDUVIIDAE) TRÊN HAI LOẠI THỨC ĂN LÀ NHỘNG KIẾN VÀ ẤU TRÙNG BỌ CÁNH CỨNG ALPHITOBIUS SP. TRONG ðIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.91 MB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỌ XÍT RHYNOCORIS SP.
(HEMIPTERA: REDUVIIDAE) TRÊN HAI LOẠI THỨC ĂN
LÀ NHỘNG KIẾN VÀ ẤU TRÙNG BỌ CÁNH CỨNG
ALPHITOBIUS SP. TRONG ðIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007-2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM NGỌC BẢO CHÂU

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2011


i

NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỌ XÍT RHYNOCORIS SP.
(HEMIPTERA: REDUVIIDAE) TRÊN HAI LOẠI THỨC ĂN


LÀ NHỘNG KIẾN VÀ ẤU TRÙNG BỌ CÁNH CỨNG
ALPHITOBIUS SP. TRONG ðIỀU KIỆN
PHÒNG THÍ NGHIỆM

Tác giả

PHẠM NGỌC BẢO CHÂU

Khóa luận ñược ñệ trình ñể ñáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:

ThS. Lê Cao Lượng

ThS. Nguyễn Lê ðức Trọng

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08/2011


ii

LỜI CẢM TẠ
Bằng tấm lòng chân thành và trân trọng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
Trường ðại Học Nông Lâm TP-HCM - những người ñã tận tâm truyền ñạt cho chúng
em những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ðại học Nông Lâm TP. Hồ
Chí Minh. Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông học, cùng toàn thể qúy thầy cô Trường ðại
Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh ñã tận tình dạy dỗ, giúp ñỡ em trong suốt thời gian

học tập ở trường.
Xin trân trọng biết ơn thầy LÊ CAO LƯỢNG, thầy NGUYỄN LÊ ðỨC
TRỌNG, những người thầy ñã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn.
ðể trưởng thành và học thành tài cho ñến nay với tất cả tấm lòng kính yêu cho
con ñược cảm ơn Ba Mẹ ñã nuôi dạy con khôn lớn.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả anh chị, bạn bè ñã chia sẻ trao ñổi và giúp ñỡ tôi
trong suốt quá trình học tập vừa qua.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2011
Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc Bảo Châu


iii

TÓM TẮT
ðể góp phần tìm hiểu về sự phát triển của bọ xít Rhynocoris sp. chúng tôi thực hiện ñề
tài “Nghiên cứu sự phát triển của bọ xít Rhynocoris sp. trên hai loại thức ăn là nhộng
kiến và ấu trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp. trong ñiều kiện phòng thí nghiệm”. ðề
tài ñược thực hiện trong phòng thí nghiệm của bộ môn bảo vệ thực vật của khoa Nông
Học, trường ñại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 2 ñến
tháng 6 năm 2011.
Nội dung nghiêm cứu chia làm 3 phần chính
So sánh sự phát triển vòng ñời của bọ xít Rhynocoris sp. khi nuôi cá thể bằng 2
loại thức ăn nhộng kiến và ấu trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp..
Khảo sát lượng thức ăn phù hợp với bọ xít Rhynocoris sp. với nguồn thức ăn là
nhộng kiến.
Khảo sát sự phù hợp mật số bọ xít Rhynocoris sp. trong cùng một ñiều kiện
nhân nuôi với thức ăn là nhộng kiến.
Kết quả thu ñược

Qua kết quả thí nghiệm ta nhận thấy sự phát triển của pha ấu trùng bọ xít với 2
loại thức ăn là như nhau trung bình từ 36 – 45 ngày.
Kích thước của bọ xít ở các giai ñoạn phát triển khi nuôi bằng hai loại thức ăn
là như nhau. Bọ xít tuổi 1 từ 3 – 3,5 mm, tuổi 2 từ 4 – 5 mm, tuổi 3 từ 5 – 8 mm, tuổi 4
từ 7 – 9 mm, tuổi 5 từ 10 – 10,2 mm.
Khi nuôi bằng thức ăn nhộng kiến thì khả năng ñẻ trứng của bọ xít trong 1
tháng (từ lúc ñẻ ổ trứng ñầu tiên) trung bình 254,33 ± 30,48 trứng cao hơn so với bọ
xít nuôi bằng ấu trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp. (trung bình 205,8 ± 10,3 trứng/
tháng).
ðã khảo sát ñược số nhộng kiến thích hợp ñối với từng giai ñoạn phát triển của
bọ xít. Trong 1 ngày thì khả năng tiêu thụ của bọ xít non tuổi 1 là 1 nhộng kiến, tuổi 2
là 1 nhộng kiến, tuổi 3 là 2 nhộng kiến, tuổi 4 là 3 nhộng kiến và tuổi 5 là 4 nhộng
kiến.


iv

Khi nhân nuôi bọ xít tập trung thì mật ñộ thích hợp cho việc nhân nuôi là 40 cá
thể/ hộp. Với ñiều kiện thức ăn là nhộng kiến và kích thước hộp nhựa (20x10x 9) cm3
, nhiệt ñộ trung bình 29 oC và ẩm ñộ khoảng 65 %.


v

MỤC LỤC

Trang
TRANG TỰA ....................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ....................................................................................................................ii
TÓM TẮT..........................................................................................................................iii

MỤC LỤC ........................................................................................................................v
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .............................................................................................ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ðỒ THỊ ..........................................................................x
Chương 1: MỞ ðẦU .........................................................................................................1
1.1 ðặt vấn ñề....................................................................................................................1
1.2 Mục ñích và yêu cầu....................................................................................................2
1.2.1 Mục ñích ...................................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu .....................................................................................................................2
1.3 Giới hạn ñề tài .............................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................3
2.1 Khái niệm chung về thiên ñịch ....................................................................................3
2.1.1 Vai trò thiên ñịch ......................................................................................................3
2.1.2 Phân loại thiên ñịch ..................................................................................................3
2.2 Giới thiệu chung về giống bọ xít Rhynocoris sp. . ......................................................4
2.2.1 Vị trí của giống Rhynocoris sp. trong hệ thống phân loại.......................................4
2.2.2 Các nghiên cứu về Rhynocoris .................................................................................4
2.3 Sơ lược về bộ cánh màng ...........................................................................................7
2.3.1 ðặc ñiểm hình thái bộ Hymenoptera........................................................................8
2.3.2 ðặc ñiểm sinh học nhóm Formicidae.......................................................................8


vi

2.4 Sơ lược về bọ cánh cứng Alphitobius sp. ...................................................................9
2.4.1 ðặc ñiểm hình thái....................................................................................................10
2.4.2 ðặc tính sinh vật học ................................................................................................11
2.5 Một số thí nghiệm nhân nuôi sinh khối và xác ñịnh vòng ñời của côn trùng
trong phòng thí nghiệm .....................................................................................................11
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................13

3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu ...............................................................................13
3.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................13
3.3 Vật liệu thí nghiệm ......................................................................................................13
3.4 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................15
3.4.1 Nuôi bọ xít Rhynocoris sp. chuẩn bị cho thí nghiệm ..............................................15
3.4.2 So sánh vòng ñời của bọ xít Rhynocoris sp. khi nuôi cá thể bằng thức ăn
nhộng kiến và ấu trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp. ......................................................16
3.4.2.1 Thí nghiệm theo dõi sự phát triển của pha ấu trùng ..............................................16
3.4.2.2 Thí nghiệm theo dõi khả năng bắt cặp, ñẻ trứng của bọ xít Rhynocoris sp. .........17
3.4.3 Khảo sát lượng thức ăn phù hợp ñối với sự phát triển của bọ xít Rhynocoris sp.
bằng nhộng kiến.................................................................................................................19
3.4.4 Khảo sát sự phù hợp mật ñộ bọ xít Rhynocoris sp. trong cùng một ñiều kiện
nhân nuôi với thức ăn là nhộng kiến .................................................................................22
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.........................................................................24
4.1 So sánh sự phát triển vòng ñời của bọ xít Rhynocoris sp. khi nuôi cá thể bằng
2 loại thức ăn nhộng kiến và ấu trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp. ...............................24
4.1.1 Thí nghiệm theo dõi sự phát triển của ấu trùng........................................................24
4.1.2 Thí nghiệm theo dõi khả năng bắt cặp, ñẻ trứng của bọ xít Rhynocoris sp. ............28
4.1.2.1 Thí nghiệm theo dõi khả năng bắt cặp ..................................................................28
4.1.2.2 Thí nghiệm theo dõi khả năng ñẻ trứng của bọ xít Rhynocoris sp........................30
4.2 Khảo sát lượng thức ăn phù hợp với bọ xít Rhynocoris sp. với nguồn thức
ăn là nhộng kiến.................................................................................................................33


vii

4.3 Khảo sát sự phù hợp mật số bọ xít Rhynocoris sp. trong cùng một ñiều kiện
nuôi nhốt với thức ăn là nhộng kiến ..................................................................................37
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ .............................................................................39
5.1 Kết luận........................................................................................................................39

5.2 ðề nghị ........................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................40


viii

DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
WHO: World Health Organization (Tổ chức Y Tế Thế Giới)
ðBSCL: ðồng Bằng Sông Cửu Long
WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương Mại Thế Giới)
Ctv: cộng tác viên
Ct: cá thể
BX: bọ xít
ðT: ñẻ trứng
TT: thành trùng
ATBX: ấu trùng bọ xít
ATBCC: ấu trùng bọ cánh cứng
TGBC: thời gian bắt cặp
NK: nhộng kiến
BC: bắt cặp
BXN: bọ xít non


ix

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Các nghiệm thức thí nghiệm ...............................................................................20
Bảng 4.1 Thời gian phát triển pha ấu trùng của bọ xít Rhynocoris sp. ..............................24
Bảng 4.2 So sánh thời gian phát triển của các giai ñoạn bọ xít non...................................25

Bảng 4.3 Kích thước cơ thể bọ xít ở pha ấu trùng .............................................................26
Bảng 4.4 Vòng ñời và khả năng ñẻ trứng của bọ xít cái ....................................................30
Bảng 4.5 Thời gian phát triển ở pha ấu trùng, tỉ lệ trưởng thành cái, tỉ lệ sống của bọ
xít Rhynocoris sp. Khi nuôi tập trung.................................................................................37


x

DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ ðỒ THỊ

Hình 3.1 Những vật liệu thí nghiệm và thức ăn thí nghiệm .............................................. 14
Hình 3.2 Lồng nuôi bọ xít với thức ăn sâu gạo ................................................................. 15
Hình 3.3 Thí nghiệm theo dõi sự phát triển của pha ấu trùng của bọ xít Rhynocoris sp. . 17
Hình 3.4 Hộp nhựa trong thí nghiệm theo dõi khả năng ñẻ trứng .................................... 19
Hình 4.1 Kích thước các giai ñoạn pha ấu trùng của bọ xít Rhynocoris sp. ..................... 27
Hình 4.2 Bọ xít ñang bắt cặp ñược nuôi bằng thức ăn nhộng kiến ................................... 29
Hình 4.3 Bọ xít ñang bắt cặp ñược nuôi bằng thức ăn ấu trùng bọ cánh cứng
Alphitobius sp. ................................................................................................................... 29
Hình 4.4 Vòng ñời bọ xít Rhynocoris sp. .......................................................................... 32
Hình 4.5 Ổ trứng mới ñẻ của bọ xít cái ............................................................................. 33
ðồ thị 4.1 Thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 1. ....................................................... 33
ðồ thị 4.2 Thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 2 ........................................................ 34
ðồ thị 4.3 Thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 3. ....................................................... 35
ðồ thị 4.4 Thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 4. ....................................................... 36
ðồ thị 4.5 Thời gian phát triển của bọ xít non tuổi 5. ....................................................... 36


1

Chương 1

MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Trong những năm gần ñây nền nông nghiệp Việt Nam ñã có những bước tiến
vượt bậc, không chỉ ñáp ứng nguồn lương thực, thực phẩm trong nước mà còn xuất
khẩu ñến nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chất lượng hàng hóa nông sản của nước
ta còn nhiều hạn chế so với các nước khác (bị sâu hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật).
ðể khắc phục vấn ñề này chúng ta cần quan tâm hơn ñến việc xây dựng nền nông
nghiệp theo hướng sinh thái bền vững, tăng nhanh số lượng và nâng cao chất lượng.
Do vậy công tác bảo vệ thực vật và giống cây trồng phải ñóng vai trò rất quan trọng
trong nông nghiệp.
Hiện nay, công tác phòng trừ sâu hại trong trồng trọt ñược áp dụng bằng nhiều
biện pháp, phổ biến nhất là phương pháp hóa học. Việc sử dụng thuốc hóa học không
ñúng cách của người dân ñịa phương ñã gây ảnh hưởng lớn ñến môi trường, mặt khác
gây hại nghiêm trọng ñến vấn ñề an toàn thực phẩm, làm cho hóa chất ñược tồn lưu
trong rau, củ, quả như nitrat, kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng trầm trọng
ñến sức khỏe người tiêu dùng. Vào năm 2002, từng có 7.170 trường hợp nhiễm ñộc
thuốc trừ sâu ñược ghi nhận tại Việt Nam theo báo cáo của WHO năm 2005. Kết quả
xét nghiệm máu ngẫu nhiên của 190 nông dân ở khu vực ðBSCL cho thấy hơn 35%
mẫu bị nhiễm thuốc trừ sâu cao và 21% bị nhiễm thường xuyên (báo cáo của Dasgupta
năm 2007). Ngoài ra một vài hóa chất trừ sâu có tính chọn lọc cao ít có hại cho môi
trường nhưng lại quá ñắt nên rất ít nông dân sử dụng
Trước tình hình ñó, biện pháp phòng trừ sâu hại bằng biện pháp sinh học ñã
ñược các nhà nghiên cứu ñã tìm hiểu và cho áp dụng trong ngành trồng trọt mặt dù
biện pháp này không mới nhưng nó có nhiều tiềm năng mà chưa ñược nghiên cứu và
khai thác hết. Việc nhân nuôi thiên ñịch ñược xem là rất cần thiết và ñược mở rộng


2

nghiên cứu từ ñầu thế kỷ 20. Từ ñó ñến nay, các nhà khoa học ñã tìm ra ñược nhiều

loài thiên ñịch có ích trong tự nhiên và ñã cho áp dụng rộng rãi trên thế giới và thu
ñược kết quả tốt như mong ñợi.
Rhynocoris sp. là một giống bọ xít thiên ñịch bắt mồi ñược tìm thấy rất nhiều
trên các loài cây trồng phổ biến như thuốc lá, ñậu ñỗ, bông vãi và chúng ñược xem là
một trong những ñối tượng rất tiềm năng ở lĩnh vực sử dụng thiên ñịch làm ñối tượng
phòng trừ sinh học côn trùng gây hại. Trên thế giới giống bọ xít Rhynocoris sp. ñã
ñược nghiên cứu và ñưa ra ứng dụng nhiều trong thực tiễn dùng ñể phòng trừ các loài
sâu hại như sâu khoang, sâu xanh, rầy mềm.
Và việc nghiên cứu về giống bọ xít Rhynocoris sp. này sẽ làm phong phú thêm
nguồn thiên ñịch sẵn có của nước ta từ ñó mà chúng tôi thực hiện ñề tài “Nghiên cứu
sự phát triển của bọ xít Rhynocoris sp. trên hai loại thức ăn là nhộng kiến và ấu
trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp. trong ñiều kiện phòng thí nghiệm”.
1.2 Mục ñích và yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Tìm hiểu khả năng phát triển của bọ xít Rhynocoris sp. ñể giúp cho việc tạo
nguồn sinh khối cần thiết cho việc phòng trừ sâu hại trong tự nhiên. Tìm hiểu khả
năng nuôi tập trung và thức ăn phù hợp ñối với bọ xít Rhynocoris sp.
1.2.2 Yêu cầu
Xác ñịnh ñược vòng ñời bọ xít khi nuôi tập trung và riêng lẻ.
Nắm ñược mật ñộ nuôi nhốt phù hợp cho bọ xít.
So sánh khả năng phát triển của bọ xít khi ñược nuôi bằng nhộng kiến và ấu
trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp..
1.3 Giới hạn ñề tài
ðề tài chỉ ñược thực hiện 2/2011 – 6/2011 trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
trên loài bọ xít ăn mồi Rhynocoris sp. và 2 loại thức ăn là nhộng kiến và ấu trùng
bộ cánh cứng Alphitobius sp..


3


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm chung về thiên ñịch
2.1.1 Vai trò thiên ñịch
Trong hệ sinh thái tự nhiên thiên ñịch có vai trò mắt xích trong sự chuyển hóa
năng lượng trong cộng ñồng sinh vật với nhau.
Việc ñiều chỉnh, hạn chế mật số và sự bộc phát thành dịch của sâu hại ở mức
quân bình là rất cần thiết. Do vậy biện pháp sinh học ñóng vai trò quan trọng trong quá
trình kiểm soát và phòng trừ sâu hại. Cá thể nào yếu hoặc không có khả năng tự vệ sẽ
bị loại thải bởi thiên ñịch theo quy luật chọn lọc tự nhiên.
Ngoài ra thiên ñịch còn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc ñẩy sự tiến hóa
của các loài sâu hại. Thông qua các hoạt ñộng săn mồi của thiên ñịch, sâu hại bắt buộc
phải phát triển những khả năng tự vệ trước sự tấn công của thiên ñịch, từ ñó hình thành
những dòng hoặc loài sâu hại mới có khả năng thích ứng cao hơn, giúp tạo sự cân bằng
giữa các loài. (Nguyễn Văn Huỳnh, 2003).
2.1.2 Phân loại thiên ñịch
a. Loài bắt mồi (predator) gồm những loài mà một cá thể có thể giết và ăn nhiều
con mồi trong 1 bữa ăn, một ngày hay trong một vòng ñời của nó.
b. Loài kí sinh (parasitoids) gồm những loài mà một cá thể chỉ cần 1 kí chủ ñể
sống trong suốt quá trình phát triển của nó. Do ñó nó thường nhỏ và yếu hơn
con mồi nhưng bù lại nó có khả năng ñặc biệt ñể có thể tấn công con mồi. Ở
ñây thành trùng của loài kí sinh ñẻ một trứng hay nhiều trứng bên trên hay bên
trong một côn trùng kí chủ, ấu trùng sẽ nở ra và kí sinh trong kí chủ ñến khi
trưởng thành. Thành trùng lại ra sống tự do bên ngoài kí chủ rồi lại tìm ñẻ trứng
trở lại trên nhiều kí chủ khác. Một thành trùng như vậy có thể làm chết nhiều


4

con mồi, nhưng thực ra mỗi cá thể chỉ lớn lên trên một ký chủ. Chúng thường là

loài ăn thịt chuyên biệt (specialists). (Nguyễn Văn Huỳnh, 1995).
2.2 Giới thiệu chung về giống bọ xít Rhynocoris sp.
2.2.1 Vị trí của giống Rhynocoris sp. trong hệ thống phân loại
Giới (King dom) :

ðộng vật – Animalia

Ngành (Phylum):

ðộng vật chân ñốt – Arthropoda

Lớp (Class):

Côn trùng – insecta

Bộ (Order):

Bộ cánh nửa – Hemiptera

Họ (Family):

Bọ ăn thịt – Reduviidae

Chi (Genus):

Rhynocoris

Loài (species):

Rhynocoris sp.


2.2.2 Các nghiên cứu về Rhynocoris
Trên thế giới ñã có khoảng 150 loài thuộc giống Rhynocoris ñược ghi nhận.
Chúng phân bố khắp mọi nơi trên thế giới, chủ yếu là khu vực rừng rậm và rừng mưa
nhiệt ñới. Một số loài cá biệt ñược tìm thấy ở Sitka và Alaska. Xuất hiện trên nhiều
loại cây trồng phổ biến như bông vải, thuốc lá, ñậu phộng, ñậu nành, ñậu garbanzo, cà
chua và là thiên ñịch tự nhiên của hơn 20 loài sâu hại khác nhau trong ñó chủ yếu là ấu
trùng bộ cánh vảy (Sahayaraj, 1995, 1998a). Họ Reduviidae là một họ lớn trong bộ
phụ Heteroptera, gồm nhiều loài thiên ñịch ăn mồi quan trọng và có vai trò rất lớn
trong việc kiểm soát quần thể gây hại (Ambrose và ctv., 2001; Sahayaraj và ctv.,
2003).
Rhynocorys (hay còn ñược gọi là Rhinocoris) là một giống bọ xít thuộc họ bọ
xít ăn mồi (Reduviidae), bộ cánh nửa cứng. Thành trùng có kích thước từ nhỏ ñến
trung bình khoảng 10 – 15 mm. Con cái thường to hơn con ñực và có phần bụng căng
phồng. ðốt râu ñầu tiên ngắn hơn ñầu. Có mắt ñơn. Chân có lông tơ nhằm giúp chúng
trụ vững hơn khi tấn công con mồi. Móng bàn chân có răng cưa hoặc có phần phụ chi.
Phần ñầu hơi thuôn dài. Miệng phân hóa thành kiểu miệng hút với một ống dài gọi là
rostrum, ñược dùng ñể chích và truyền chất ñộc làm tê liệt trước khi chúng hút dịch từ
con mồi (Sahayaraj, 2008). Trứng bọ xít ñược ñẻ thành khối, có một lớp dịch trong


5

suốt bao phủ bên ngoài giúp chúng dính vào thân cây và ñá. Màu sắc, kích thước và số
lượng trứng thay ñổi ña dạng tùy theo từng loài khác nhau. Theo Odhiambo (1959),
nghiên cứu về các loài bọ xít ăn mồi cho thấy trứng sắp sếp từ 4 ñến 6 hàng dài dọc
theo thân, lá của cây. Bọ xít non trải qua 5 lần lột xác trước khi thành thành trùng và
phát triển mạnh vào những tháng hè (Arnett, 2000). Bọ xít giết con mồi bằng cách ñưa
vòi hút và truyền chất ñộc vào trong con mồi, sau ñó con mồi sẽ bị tê liệt và bọ xít sẽ
dễ dàng hút chất lỏng bên trong con mồi (Shepard, Carner và ctv., 1999).

Một số loài thuộc giống Rhynocoris ñược nghiên cứu và ghi nhận
Rhynocoris albopilosus
Rhynocoris albopunctatus Stal
Rhynocoris iracundus (Poda, 1761)
Rhynocoris kumarii Ambrose and Livingstone
Rhynocoris leucospilus (Stål, 1859)
Rhynocoris marginatus (Fabricius)
Rhynocoris tristis
Rhynocoris ventralis (Say, 1832)
Heteroptera là nhóm ñộng vật ăn mồi rất quan trọng trong kiểm soát sinh học
các loại sâu hại ăn lá như sâu xanh da láng (De Clercq và Degheele 1994), bọ cánh
cứng hại khoai tây (Biever và ctv., 1992, Hough-Goldstein và ctv., 1996, Westich và
Hough- Goldstein, 2001), bọ xít xanh (De Clercq và ctv., 2002) và các sâu bộ cánh vảy
trên ñậu tương (Marston và ctv., 1978).
Các nghiên cứu về Rhynocoris ñược ghi nhận chủ yếu tập trung ở một số loài
như R. marginatus, R. kumarii, R. fuscipes, R. ventralis, R. persicus nhưng chủ yếu
vẫn là trên R. marginatus.
Theo Putshkov, 1996 loài Rhynocoris (Rhinocoris) linneaticornis (Reuter,
1895) ñược ghi nhận chủ yếu ở các quốc gia như Tây Ban Nha, Algeria, Morocco và
nước cộng hòa Chad.
Lozzia, 2000 khi nghiên cứu về tính ña dạng về quần thể bộ cánh nửa cứng và


6

bọ xít ăn thịt ở các vườn trồng nho khu vực Valtellina (bắc Ý) trong 2 năm 1997 ñến
1999 ghi nhận có 2 loài bọ xít là Rhynocoris iracundus (Poda, 1761) và Rhynocoris
rubricus (Germar, 1814).
Ambrose, 2006 khi ñiều tra diện rộng trên phạm vi ở Ấn ðộ ñã cho biết họ phụ
Hapactorinae chiếm ña số trong nhóm côn trùng ăn mồi, trong ñó ông thống kê ñược

có ñến 17 loài thuộc giống Rhynocoris, bao gồm R. Costalis, R. cruralis, R. fuscipes,
R. kumarii, R. lapidicola, R. longifrons, R. marginatus, R. marginellus, R. monticola,
R. nilgiriensis, R. nysiiphagus, R. pygmaeus, R. reuteri, R. shevroyensis, R. squalus, R.
tristicolor, R. varians.
Bigger, 2009 ñã ñưa ra một danh sách về sự phân bố ñịa lí của các loài côn
trùng sống trong các khu vườn trồng ca cao, trong ñó có sự hiện diện của 6 loài thuộc
giống Rhynocoris là R. albopilosus (Sig.), R. bicolor (Fab.), R. carmelita (Stal), R.
loratus Stal, R. obtusus (Palisot de Beauvois), R. tristis Stal.
Theo Ambrose và Claver (2009), R. fuscipes có khả năng tiêu diệt con mồi
trong một thời gian ngắn.
Ambrose và Claver, 1999 nhận thấy rằng khi nhân nuôi bọ xít Rhynocoris
marginatus trong ñiều kiện có bổ sung vật liệu lá cây hoặc chồi cây tươi sẽ có tác dụng
kích thích khả năng ñẻ trứng, tăng số lượng trứng ñẻ cũng như rút ngắn thời kì trước
ñẻ trứng của trưởng thành cái.
Sahajara và ctv., 2006 nghiên cứu chất ñộc tiết ra từ loài bọ xít Rhynocoris
marginatus khi dùng ñể vô hiệu hóa con mồi cho biết có thể dùng nó ñể ñiều chế thuốc
kháng khuẩn. Theo ñó nó có khả năng kháng ñược 4 loại vi khuẩn Gram âm là E. coli,
Pseudomonas aeruginosa, Proteus vulgaris, Salmonella typhimurium và 1 vi khuẩn
Gram dương là Streptococcus pyogenes.
Koffi, 2008 khi nghiên cứu ñặc ñiểm hình thái trứng của bọ xít Rhynocoris
albopilosus Signoret cho thấy có sự thay ñổi về màu sắc và kích thước trứng. Sự thay
ñổi kích thước chủ yếu là về chiều rộng của trứng qua các thời gian ủ. Kết quả này có
thể mang tính dự báo nhằm xác ñịnh thời kì nở của ấu trùng.


7

Sahayaraj, 2003 khi dùng Rhynocoris marginatus trong thí nghiệm phòng trừ
Aphis craccivora Koch trên ruộng ñậu phộng ở Ấn ðộ ñã kết luận rằng bọ xít non tuổi
1, 2 và 3 ñều có khả năng ăn một lượng lớn Aphid trong khi ở trưởng thành là không

ñáng kể. Ông cho rằng chính sự chênh lệch về kích thước ñã dẫn ñến hiệu quả phòng
trừ ở thành trùng bị giảm sút. Tuy nhiên, thí nghiệm này cho thấy bọ xít non có thể
ñược nhân nuôi sinh khối hàng loạt và ñược ứng dụng trong IPM như một tác nhân
quan trọng trong việc phòng trừ Aphid.
Christy, 2006 khi nghiên cứu về ñặc tính của loài R. tristis ñã nhận thấy trong
khi con ñực tỏ ra hung hãn và không có khả năng bảo vệ trứng thì con cái lại bảo vệ
trứng ñến khi nở. Tuy nhiên, ñối với những ổ trứng nở ra mà không có sự bảo vệ của
con cái thì khi ấu trùng trưởng thành, chúng cũng có khuynh hướng mất ñi khả năng
bảo vệ trứng sau khi ñẻ.
Ambrose và ctv., 2008 khi nghiên cứu bọ xít non tuổi 4, 5 và bọ xít trưởng
thành Rhynocoris kumarii Ambrose and Livingstone và R. marginatus (Fabricius) với
ấu trùng Euproctis fraterna (Moore) theo dạng 2 phản ứng Holling ñã nhận thấy các
pha phát triển của bọ xít phụ thuộc vào mật số của sâu ñược thả vào trong mỗi thí
nghiệm. Ở những nghiệm thức có mật ñộ sâu cao thì mức ñộ săn mồi cũng tăng lên so
với mật ñộ sau thấp. Mức ñộ săn mồi của thiên ñịch tăng dần khi mật ñộ con mồi tăng
từ 1 ñến 16 con mồi và ñồng thời kết quả cũng cho thấy khả năng săn mồi của bọ xít
non tốt hơn trưởng thành, và khả năng săn mồi của con cái cao hơn con ñực.
Theo Sahayaraj, 1999 thí nghiệm khi phóng thích 5000 cá thể Rhynocoris
marginatus và Rhynocoris spp. trên mỗi ha ruộng ñậu phộng thì ñã làm giảm khả năng
phá hại của sâu khoang và sâu xanh, làm năng suất tăng 182% so với ñối chứng.
2.3 Sơ lược về bộ cánh màng
Giới (King dom) :

ðộng vật - Animalia

Ngành (Phylum):

ðộng vật chân ñốt - Arthropoda

Lớp (Class):


Côn trùng - insecta

Bộ (Order):

Hymenoptera


8

Họ (Family):

Formicidae

2.3.1 ðặc ñiểm hình thái của bộ Hymenoptera
Bộ cánh màng bao gồm các loài như ong, kiến, ong bắp cày, ong ăn lá thông.
Trên thế giới bộ này mới ñịnh danh ñược khoảng 110.000 loài.
Thành trùng có hai cặp cánh ñều thuộc loại cánh màng, cặp cánh sau thường
nhỏ hơn cặp cánh trước và thường trên mép trước của cánh sau có một hàng móc câu
nhỏ móc lên nếp cuống của mép sau cánh trước, hệ thống mạch cánh thay ñổi, phức
tạp. Các mạch dọc thường gấp khúc, có tên gọi là mạch quay. Có loài mạch cánh thoái
hóa gần hết, có loài lại không có cánh. Miệng thuộc kiểu miệng nhai, nhưng ở nhóm
cánh màng cấp cao, môi dưới và hàm dưới hợp thành một cấu tạo giống như lưỡi,
dùng ñể lấy thức ăn. Râu ñầu thường có từ 10 ñốt trở lên và thường rất dài. Bàn chân
thường có 5 ñốt, có 1 – 2 ñốt chuyển. Bộ phận ñẻ trứng thường phát triển và ở một số
loài, ống ñẻ trứng thường có dạng ngòi châm và ñược sử dụng như một cơ quan tự vệ.
Ấu trùng ña số có ñầu phát triển, ngực gồm 3 ñốt và bụng có 10 ñốt. Ấu trùng
của bộ phụ Symphyta có dạng sâu non của bộ cánh vảy, với 3 ñôi chân ngực, tuy nhiên
khác với bộ cánh vảy vì ấu trùng của Symphyta có trên 5 ñôi chân bụng và chân bụng
không có móc và thường chỉ có một ñôi mắt ñơn.

Nhộng dạng nhộng trần, có nhiều loài có kén bao bọc nhộng. (Nguyễn Thị Thu
Cúc, 2009).
2.3.2 ðặc ñiểm sinh học nhóm Formicidae
Nhóm Formicidae rất phổ biến, gồm rất nhiều loài, phân bố hầu như khắp nơi
với số lượng nói chung rất cao, nhóm này có tập quán và hành vi rất tiến hoá, sống
thành xã hội. Trong tổ kiến ghi nhận có kiến chúa, kiến ñực và kiến thợ. Kiến chúa có
kích thước lớn hơn các nhóm khác, thường có cánh và thường biến mất sau khi giao
phối, kiến ñực có cánh và thường nhỏ hơn kiến chúa, ñời sống ngắn thường chết sau
khi bắt cặp, kiến ñực thuộc nhóm bất thụ không cánh chiếm số lượng cá thể cao nhất
trong tổ.


9

Trong các tập ñoàn tổ kiến nhỏ thường chỉ có ba dạng hình như vừa nêu trên
nhưng ở các tập ñoàn lớn thì từng nhóm có từ hai ñến ba dạng hình này có thể khác
nhau về kích thước dạng hoặc một số ñặc tính khác. Mặc dù dạng kiến rất dễ nhận diện
nhưng có nhiều loài côn trùng khác có hình dạng rất giống kiến, bên cạnh ñó nhiều
dạng kiến có cánh lại có hình dạng rất giống các loài ong. ðặc ñiểm cơ bản ñể phân
biệt kiến với các loài côn trùng khác là nhờ sự hiện diện của cuống bụng, cuống này
thường gồm có từ một ñến hai ñốt và thường mang nhiều phần lồi ở phía bụng, râu ñầu
thường có dạng hình ñầu gối và ñốt thứ nhất của râu ñầu rất dài. Tập quán sinh hoạt rất
thay ñổi. Nhiều loài ăn mồi chuyên tấn công những ñộng vật nhỏ khác, một số loài
khác sinh sống trên nấm, sáp phấn hoa, mật hoặc nhiều chất tương tự và một số loài
khác tấn công trên thực vật.
Do thích chất mật ngọt nên trong tự nhiên nhiều loài kiến thường sống cộng
sinh với các loại côn trùng thuộc nhóm chích hút như rầy mềm, rệp sáp, rầy bông.... Ví
dụ ñiển hình cho nhóm này là sự cộng sinh của rệp sáp Dysmicoccus brevipes gây hại
trên cây khóm (dứa, thơm) với loại kiến Pheidole megacephala. Kiến xây những tổ
bằng mùn chung quanh các quần thể rệp sáp nhằm bảo vệ loài này tránh khỏi sự tấn

công của các loài thiên ñịch cũng như những ñiều kiện bất lợi của môi trường như khô
hạn, ngược lại kiến sẽ sử dụng mật ngọt do rệp sáp tiết ra. Do bảo vệ các nhóm chích
hút (gây hại cho cây trồng), nên nhiều loại kiến thường ñược xếp vào nhóm gây hại
(Nguyễn Thị Thu Cúc, 2009).
Ở Việt Nam, trứng kiến trước ñây là loại mồi câu phổ thông, bình dân, thường
ñược dùng ñể câu các loại cá có vóc dáng không lớn như rô ñồng, sặc, sặc rằn. Ngoài
ra kiến vàng ñược người dân dùng làm thức ăn vì họ ñã phát hiện ra trứng của loại
kiến này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên nảy sinh ra ý tưởng dùng trứng kiến vàng
chế biến thành nhiều món ăn ngon thay cho thịt, cá thôn Phú Mỹ, Bình ðịnh tận dụng
kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn trong ñó, ba món ngon ñược ưa chuộng và khá
phổ biến là nộm trứng kiến, dưa cải kho trứng kiến và canh trứng kiến.
2.4 Sơ lược về bọ cánh cứng Alphitobius sp.
Tên khoa học Alphitobius sp.


10

Họ Tenebrionidae
Bộ Coleoptera
Phân bố và tác hại của Alphitobius sp.. Hầu hết Alphitobius sp. có mặt khắp thế
giới. Ở nước ta loài mọt này xuất hiện ở khắp các vùng, ở các vùng miền núi, mật ñộ
mọt này thường thấp hơn vùng ñồng bằng. Có mặt ở hầu hết các kho bảo quản nông
sản, nó phá hại thóc, gạo, bột mì, ngô, quả khô, dược liệu, tiêu bản ñộng vật, các chất
hữu cơ mục nát, ñôi khi ăn cả xác côn trùng. Mọt phát sinh và phát triển mạnh trong
nông sản có thủy phần cao, bảo quản lâu ngày và ñể nơi ẩm ướt tối tăm.
2.4.1 ðặc ñiểm hình thái
Thành trùng có thân dài 4,5 – 8 mm, rộng 2,5 – 3 mm, hình bầu dục dài. Toàn
thân màu ñen nâu ñậm, có ánh bóng. Râu ngắn có 11 ñốt. Ngực trước về phía lưng
mép trước hơi cong, ngực trước và gốc cánh khít lại với nhau. Trên cánh cứng có
những ñường chạy dọc. Phần bụng có lông ngắn màu nâu hồng thưa thớt.

Trứng ñược ñẻ thành chùm, dính vào thức ăn, dài từ 1 – 2 mm, hình bầu dục
dài, ở một phía, hơi lõm vào một ít, màu vàng trắng nhạt.
Sâu non lưu ñộng không ẩn nấp, dài 9 – 10 mm, khi ñẫy sức dài từ 11 – 13 mm,
phía lưng hơi cao lên, phía bụng bằng phẳng thành hình ống tròn, nhưng hơi dẹt. ðầu
lớn thành hình bán cầu màu ñen nâu, nhưng nơi gần nơi tiếp giáp ngực trước màu vàng
nâu. Miệng màu ñen nâu. Râu có 3 ñốt, ñốt thứ 2 dài nhất, ñốt thứ 3 nhỏ. ðốt ngực
trước dài nhất và trên lưng của ñốt ngực trước ở chính giữa (chiếm khoảng 2/3 ñốt) có
màu ñen nâu, còn mép trước và mép sau màu ñen nâu nhạt, ở giữa màu ñen và ñen nâu
nhạt có chen màu vàng nâu, phần sau màu ñen nâu nhạt. Từ ñốt bụng thứ 5 ñến ñốt
bụng cuối cùng ở phía lưng của mỗi ñốt thì nửa ñốt về trước màu ñen nâu, nửa ñốt về
phía sau màu cũng chia làm 2 phần, phần trước màu vàng nâu, phần sau màu ñen nâu
nhạt. Có tính giả chết khi gặp nguy hiểm
Về phía bụng của sâu non, từ ñốt ngực trước ñến ñốt bụng thứ 6 màu vàng nâu
nhạt, từ ñốt bụng thứ 7 ñến ñốt bụng cuối cùng màu nâu nhạt. ðốt cuối cùng có một
ñôi chân giả. Các ñốt của sâu ñều có lác ñác những lông nhỏ màu nâu, nhiều nhất là ở
hai bên của ñốt cuối cùng.


11

Nhộng dài 6 – 8 mm, phần ñầu và ngực to, rộng, phần bụng nhỏ bé, hai bên ñều
có lông gai màu ñen thưa thớt. Bụng có 6 hàng lông gai. Ở dưới cùng ñoạn ñuôi nhộng
cái có 1 cái ñuôi phụ vật mềm nhô ra, nhộng ñực thì hình lõm vào như hình máng.
2.4.2 ðặc tính sinh vật học
Mỗi năm sinh 1 – 3 lứa, sau khi hóa nhộng 5 – 7 ngày bắt ñầu giao cấu ñẻ
trứng, trứng ñẻ rải rác trên bề mặt hạt lương thực, mỗi chỗ 1 – 2 trứng hoặc ñẻ tập
trung ở trong các khe bao, vách kho, trong các lỗ thủng của hạt, mỗi chỗ 8 – 64 trứng.
Mỗi con cái trung bình ñẻ ñược 115 trứng, thời kỳ ñẻ trứng trung bình khoảng
85 ngày, ở trên 17 oC trứng bắt ñầu phát dục, ở 18 oC thời kỳ trứng phát dục khoảng 18
ngày, ở 32 – 34 oC khoảng 3 ngày. Sâu non khi ở trên 17 oC mới bắt ñầu phát dục, ở

32 oC thời kỳ sâu non trung bình khoảng 30 ngày, ở 21 oC hoặc 39 oC phải mất tới 45
ngày. Thời kỳ nhộng ở 32 – 36 oC mất 4 ngày, ở 18 – 24 oC mất 8 ngày. Khi ở 32 oC
và ñộ ẩm tương ñối của không khí 100 % thường một vòng ñời mất khoảng 37 ngày.
Sức sống của mọt trong ñiều kiện thích hợp có thể kéo dài tới 1 năm, thông
thường sống ñược 2 – 3 tháng. Mọt thường thích sống tập trung, hoạt ñộng rất nhanh
nhẹn, có tính giả chết, thường hay ăn thịt lẫn nhau hoặc ăn xác côn trùng khác. Nó
thường hay sinh sống và ẩn nấp dưới phên vách, trong trấu lót kho, dưới gầm kho. Sâu
non thường thích ăn các loại bột và lương thực ẩm, bò rất nhanh và cũng có tính giả
chết và tính ăn thịt.
Trong họ chân bò giả (Tenebrionidae) có 2 loài rất giống nhau là mọt khuẩn ñen
và mọt khuẩn nhỏ (Alphitobius diaperinus P.).
2.5 Một số thí nghiệm nhân nuôi sinh khối và xác ñịnh vòng ñời của côn trùng
trong phòng thí nghiệm
Theo Phạm Văn Lầm khi nuôi bọ rùa 6 vệt ñen trong ñiều kiện phòng thí
nghiệm, với 2 phương pháp là nuôi cá thể và nuôi tập thể, thức ăn là rệp muội, hàng
ngày thay thức ăn với lượng dư thừa, quan sát và ghi chép các nhận xét khi theo dõi thí
nghiệm, mỗi lần nuôi từ 30 – 50 cá thể. Kết quả, trong ñiều kiện phòng thí nghiệm
nhiệt ñộ 22 – 26 oC và ẩm ñộ 68 – 70% nuôi bằng rệp muội cam vòng ñời của bọ rùa


12

kéo dài 20,3 – 20,5 ngày, nuôi bằng rệp ñậu tương thì vòng ñời thay ñổi 19,6 – 20,8
ngày với nhiệt ñộ 25 – 26 oC và 30,1 – 32 ngày với nhiệt ñộ 22 – 24 oC.
Theo Vũ Tứ Mỹ, Lại Phú Hoàng, Phạm Hồng Thái việc nhân nuôi bướm sáp
Galleria mellonella lớn bằng thức ăn nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Kết quả, bướm
sáp ñược nuôi bằng thức ăn nhân tạo hơn bướm sáp nuôi bằng thức ăn tự nhiên 4 lần,
mặt khác cung cấp vật liệu cho nghiên cứu sinh học tuyến trùng kí sinh gây bệnh trên
côn trùng, và là nguyên liệu cho sản xuất in vivo thuốc tuyến trùng phòng trừ sâu hại.
Sinh học của sâu ăn rệp sáp ñược nghiên cứu ở ñiều kiện phòng thí nghiệm theo

phương pháp thường qui trong nghiên cứu côn trùng. ðã nuôi cá thể ñể theo dõi vòng
ñời của sâu ăn rệp sáp, mỗi ñợt nuôi 20 – 30 cá thể, thức ăn là các loài rệp sáp. Hằng
ngày thay thức ăn và theo dõi tình hình phát triển từng pha của sâu ăn rệp sáp. Kết quả,
nuôi trong ñiều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt ñộ khoảng 27,5 – 28,2 oC và ẩm ñộ
83,8 và 85,6 % với thức ăn là Planococcus lilacilus, sâu ăn rệp sáp Eublemma amibilis
vòng ñời biến ñộng từ 45,4 – 50,7 ngày, trưởng thành cái có khả năng ñẻ trứng không
cao, ấu trùng của sâu ăn rệp sáp có thể tấn công nhiều loại rệp sáp. (Vũ Thị Nga,
Nguyễn Thị Chắt).
Theo Sahayaraj và Paulraj khi nhân nuôi Rhynocoris marginatus Fab. trong
ñiều kiện phòng thí nghiệm với nguồn thức ăn là sâu khoang Spodoptera litura Fab.
tuổi 3. Kết quả, thời gian của các thời kì sinh trưởng, kể từ giai ñoạn trứng ñến thành
trùng là 46,71 ± 1,58 ngày. Thành trùng cái sống lâu (128,04 ± 8,48 ngày) so với thành
trùng ñực (82,84 ± 11,09 ngày). Thành trùng cái có thể ñẻ 405,28 ± 22,15 trứng trong
suốt thời gian sống của mình.


13

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
ðịa ñiểm các thí nghiệm ñược tiến hành tại phòng thí nghiệm của Bộ môn Bảo vệ
Thực vật, khoa Nông học, trường ñại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện từ 02/2011 – 06/2011.
3.2 Nội dung nghiên cứu
So sánh vòng ñời của bọ xít Rhynocoris sp. khi nuôi cá thể bằng thức ăn nhộng
kiến và ấu trùng bộ cánh cứng Alphitobius sp..
Khảo sát lượng thức ăn phù hợp ñối với sự phát triển của bọ xít Rhynocoris sp.
bằng nhộng kiến.
Khảo sát sự phù hợp mật số bọ xít Rhynocoris sp. trong cùng một ñiều kiện nhân

nuôi với thức ăn là nhộng kiến.
3.3 Vật liệu thí nghiệm
Hộp nhựa có kích thước (7x15x7) cm3, (20x10x9) cm3 và (15x10x5) cm3 ñể nuôi
nhốt bọ xít, phía trên nắp có khoét lỗ và dán lại bằng vải voan (hình 3.1c, 3.1d), bút
lông, băng keo giấy.
Thuốc tím ñể vệ sinh hộp, thiết bị ño nhiệt ñộ, ẩm ñộ.
ðĩa petri, thước dùng ñể ño kích thước bọ xít, cọ, kẹp gắp, kính hiển vi.
Sâu gạo (hình 3.1f)
Ấu trùng Alphitobius sp. (hình 3.1b).
Nhộng kiến (hình 3.1e).


14

a

b

c

d

f

e

Hình 3.1 Những vật liệu thí nghiệm và thức ăn thí nghiệm
a. Thước ño, cọ, keo giấy, kẹp

b. Ấu trùng bọ cánh cứng Alphitobius sp.


c. Hộp nhựa kích thước (20x10x9) cm3

d. Hộp nhựa kích thước (7x15x7) cm3

e. Nhộng kiến

f. Sâu gạo


×