Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA (Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.28 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA
(Phytophthora infestans (Mont.) de Bary) VÀ KHẢO SÁT
HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ
THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC TẠI HUYỆN
ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHÓA

: 2007-2011

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN TRIỆU VÂN

Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2011


ĐIỀU TRA DIỄN BIẾN BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA (Phytophthora
infestans (Mont.) de Bary) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG
TRỪ BỆNH CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC
TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM ĐỒNG



Tác giả

TRẦN TRIỆU VÂN

Khóa luận được đệ trình để yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN:
TS. VÕ THỊ THU OANH

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7/2011

i
 


LỜI CẢM TẠ
Con xin thành kính ghi ơn cha mẹ đã sinh thành, dưỡng dục cho con được đi học, cho
con cuộc sống để con có được ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm tạ:
-

Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Nông Học cùng toàn thể các thầy cô
trường Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.

-

Cô Võ Thị Thu Oanh đã tận tình hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt

nghiệp.

-

Kỹ sư Bùi Thị Thảo Nhi, kỹ sư Lê Văn Sang, các cán bộ tại trung tâm nông
nghiệp huyện Đơn Dương-Lâm Đồng, kỹ sư Chu Văn Tuấn đã giúp đỡ tôi trong
quá trình nghiên cứu.

-

Gia đình anh Lê Thanh Thảo đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm thí nghiệm tại
địa phương.

-

Các bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
 

Sinh viên: Trần Triệu Vân

ii
 


TÓM TẮT
Trần Triệu Vân, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7/2011: “ĐIỀU
TRA DIỄN BIẾN BỆNH MỐC SƯƠNG CÀ CHUA (Phytophthora infestans

(Mont.) de Bary) VÀ KHẢO SÁT HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ BỆNH CỦA MỘT
SỐ THUỐC HÓA HỌC, SINH HỌC TẠI HUYỆN ĐƠN DƯƠNG – TỈNH LÂM
ĐỒNG”.
Giáo viên hướng dẫn: Tiến sĩ Võ Thị Thu Oanh.
Đề tài được tiến hành tại 3 xã: Ka Đô, Lạc Xuân và Thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Đơn
Dương, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 15-3-2011 đến ngày 15-7-2011 với nội dung chính là:
-

Điều tra diễn biến bệnh mốc sương cà chua và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh phát triển bệnh mốc sương cà chua tại khu vực.

-

Thí nghiệm xử lý một số thuốc hóa học và sinh học phòng trừ bệnh mốc sương
cà chua.

Kết quả đạt được như sau:
Qua quá trình điều tra về diễn biến bệnh mốc sương và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh phát triển bệnh mốc sương trên cà chua, như giống, mức độ phân bón, mật
độ trồng cây và giai đoạn sinh trưởng,cho thấy:
-

Tại huyện Đơn Dương, nông dân thường sử dụng 2 giống cà chua trong canh
tác, là giống cà chua Kim cương đỏ và cà chua Anna. Cả 2 giống này đều bị
nhiễm bệnh mốc sương, trong đó giống cà chua Anna nhiễm bệnh ít hơn với tỉ
lệ bệnh và chỉ số bệnh là 10,96 % và 3,90 %. Giống cà chua Kim cương đỏ có tỉ
lệ bệnh và chỉ số bệnh trung bình là 12,87 % và 4,79 %.

-


Trong ba mật độ trồng khảo sát, có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp nhất là mật độ
trồng 3-4 vạn cây/ha, với các chỉ số lần lượt là 10,07 % và 3,43 %. Ở mật độ
trồng 5-6 vạn cây/ha có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh trung bình qua các lần theo dõi
là cao nhất, là 11,67 % và 4,22 %.

iii
 


-

Có 3 mức độ phân bón được sử dụng phổ biến tại Đơn Dương, Lâm Đồng (bón
trên 1000 m2), là các mức độ: mức độ I: bón lót 2 m3 phân hữu cơ + 100 kg
super Lân (Lâm Thao) + bón thúc 3 lần trong toàn bộ quá trình sinh trưởng của
cây với tổng lượng phân NPK 16-16-8 là 120 kg, mức độ II: bón lót 3 m3 phân
hữu cơ + 120 kg super Lân + bón thúc 3 lần với tổng lượng phân NPK 16-16-8
là 150 kg, mức độ III: bón lót 3 m3 phân hữu cơ + 150 kg super Lân + bón thúc
3 lần với tổng lượng phân NPK 20-20-15 là 150 kg. Trong đó những ruộng cà
chua bón theo mức độ I có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nhất, là 15,71 % và
6,53 %. Mức độ nhiễm bệnh thấp nhất được ghi nhận ở những ruộng cà chua
bón theo mức độ III, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh là 11,08 % và 3,97 %.

-

Giai đoạn cây bắt đầu cho quả có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh cao nhất, là 17,59 %
và 7,06 %. Giai đoạn cây sinh trưởng mạnh có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp
hơn, là 8,49 % và 2,59 %. Giai đoạn cây con có tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh thấp
nhất, là 4,56 % và 1,05 %.

Thí nghiệm khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương của một số thuốc hóa học,

sinh học cho thấy, hiệu quả kỹ thuật của các thuốc hóa học vẫn cao hơn của các loại
thuốc sinh học. Hiệu quả kỹ thuật cao nhất là thuốc Ridomil MZ 72WP với hiệu quả
kỹ thuật đạt 57,16 %. Kế đến là thuốc Mataxyl 500WP với hiệu quả 54,66 %. Thuốc
sinh học TP-Zep 18EC và Biobus 1.00WP có hiệu quả kỹ thuật thấp nhất là 41,90 %
và 40,53 %.

iv
 


MỤC LỤC
Trang tựa...........................................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC .......................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH ............................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ...................................................................................... xi
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG ...............................................................................1
1.1 Đặt vấn đề. .................................................................................................................1
1.2 Mục đích, yêu cầu......................................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu .................................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................3
2.1 Giới thiệu tổng quan về cây cà chua..........................................................................3
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây cà chua .......................................................3
2.1.1.1 Nguồn gốc và phân bố .........................................................................................3
2.1.1.2 Phân loại ..............................................................................................................4
2.1.2 Giá trị của cây cà chua............................................................................................6
2.1.3 Đặc điểm thực vật học cây cà chua ........................................................................7

2.1.3.1 Rễ .........................................................................................................................7
2.1.3.2 Thân .....................................................................................................................7
2.1.3.3 Lá .........................................................................................................................8
2.1.3.4 Hoa.......................................................................................................................8
2.1.3.5 Quả.......................................................................................................................9
2.1.3.6 Hạt .......................................................................................................................9
2.1.4 Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua ..........................................9
2.1.4.1 Nhiệt độ ...............................................................................................................9
2.1.4.2 Nước và ẩm độ...................................................................................................10
2.1.4.3 Ánh sáng ............................................................................................................10
v
 


2.1.4.4 Đất đai và dinh dưỡng .......................................................................................10
2.2 Tình hình sản xuất cà chua ......................................................................................12
2.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới...............................................................12
2.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam ...............................................................13
2.3 Giới thiệu về bệnh mốc sương hại cà chua..............................................................13
2.3.1 Nguyên nhân, triệu chứng bệnh............................................................................13
2.3.2 Sự phát sinh, phát triển bệnh ................................................................................16
2.3.3 Biện pháp phòng trừ .............................................................................................17
2.3.4 Tình hình nghiên cứu bệnh mốc sương cà chua trong nước và ngoài nước.........18
2.3.4.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước......................................................................18
2.3.4.2 Tình hình nghiên cứu trong nước ......................................................................19
2.4 Đặc điểm các loại thuốc dùng trong thí nghiệm ......................................................20
2.4.1 Mataxyl 500WP ....................................................................................................20
2.4.2 Norshield 86,2WG ................................................................................................20
2.4.3 Ridomil MZ 72WP ...............................................................................................21
2.4.4 Melody Duo 66,75WP ..........................................................................................22

2.4.5 Biobus 1.00WP .....................................................................................................22
2.4.6 TP-Zep 18EC ........................................................................................................23
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................24
3.1 Thời gian, địa điểm nghiên cứu ...............................................................................24
3.2 Tổng quan về huyện Đơn Dương-tỉnh Lâm Đồng ..................................................24
3.2.1 Vị trí địa lý: ..........................................................................................................24
3.2.2 Đất đai – Khí hậu – Thủy Văn..............................................................................24
3.2.2.1 Đất đai................................................................................................................24
3.2.2.2 Khí hậu ..............................................................................................................25
3.2.2.3 Thủy văn ............................................................................................................26
3.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.......................................................................26
3.3.1 Vật liệu nghiên cứu...............................................................................................26
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................26
3.3.2.1 Điều tra diễn biến bệnh mốc sương hại cà chua tại Đơn Dương ......................26
vi
 


3.3.2.2 Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương hại cà chua
của một số thuốc hóa học, sinh học ...............................................................................29
3.4 Xử lý số liệu ............................................................................................................32
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................33
4.1 Kết quả điều tra mức độ nhiễm bệnh mốc sương cà chua và các yếu tố ảnh hưởng
đến bệnh mốc sương tại huyện Đơn Dương-Lâm Đồng. ..............................................33
4.1.1 Mức độ nhiễm bệnh mốc sương trên cà chua tại huyện Đơn Dương-Lâm Đồng
năm 2011. ......................................................................................................................33
4.1.2 Ảnh hưởng của mức độ phân bón đến sự phát triển bệnh mốc sương. ................35
4.1.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương .........37
4.1.4 Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương ....................39
4.1.5 Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc

sương .............................................................................................................................41
4.2 Hiệu quả phòng trừ bệnh mốc sương của các thuốc hóa học, sinh học thử nghiệm
tại huyện Đơn Dương-Lâm Đồng..................................................................................42
4.2.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thử nghiệm đến tỉ lệ bệnh mốc sương cà chua tại
khu thí nghiệm ...............................................................................................................42
4.2.2 Ảnh hưởng của các loại thuốc thử nghiệm đến chỉ số bệnh mốc sương cà chua tại
khu thí nghiệm ...............................................................................................................45
4.2.3 Hiệu quả kỹ thuật của các thuốc thử nghiệm đối với bệnh mốc sương. .............48
4.2.4 Hiệu quả kinh tế của các thuốc thử nghiệm trên bệnh mốc sương cà chua
vụ xuân hè 2011 tại huyện Đơn Dương.........................................................................51
4.2.4.1 Ảnh hưởng của các loại thuốc thử nghiệm đến năng suất cà chua tại khu thí
nghiệm ...........................................................................................................................51
4.2.4.2 Hiệu quả kinh tế của các loại thuốc thử nghiệm ...............................................52
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................54
5.1 Kết luận....................................................................................................................54
5.2 Đề nghị ....................................................................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC ......................................................................................................................58
vii
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBS: Chỉ số bệnh
HC: Hữu cơ
LLL: Lần lặp lại
NSP: Ngày sau phun
NST: Ngày sau trồng
NT: Nghiệm thức
TLB: Tỷ lệ bệnh


viii
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt trái cà chua ...................................... 6
Bảng 2.2 Diện tích (ha) cà chua các khu vực trên thế giới từ 2004-2009 .................... 12
Bảng 2.3 Năng suất (tấn/ha) cà chua các khu vực trên thế giới từ 2004-2009 ............. 12
Bảng 2.4 Sản xuất cà chua ở Việt Nam từ 1997-2001 .................................................. 13
Bảng 3.1 Khí hậu thời tiết tại huyện Đơn Dương-Lâm Đồng
thời điểm thí nghiệm...................................................................................................... 25
Bảng 3.2 Các nghiệm thức thí nghiệm và liều lượng sử dụng ...................................... 29
Bảng 4.1 Mức độ nhiễm bệnh mốc sương trên cà chua
tại Đơn Dương – Lâm Đồng năm 2011 ......................................................................... 33
Bảng 4.2 Ảnh hưởng của mức độ phân bón
đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương ................................................................. 34
Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng
đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương ................................................................. 36
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của giống đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương ............. 38
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của giai đoạn sinh trưởng
đến sự phát sinh phát triển bệnh mốc sương ................................................................. 40
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của các thuốc thí nghiệm đến tỉ lệ bệnh
mốc sương cà chua tại khu thí nghiệm .......................................................................... 41
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của các loại thuốc thử nghiệm
đến chỉ số bệnh mốc sương cà chua tại khu thí nghiệm ................................................ 44
Bảng 4.8 Hiệu quả kỹ thuật của các loại thuốc thử nghiệm
đối với bệnh mốc sương cà chua tại huyện Đơn Dương ............................................... 47
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các loại thuốc đến năng suất cà chua
tại khu thí nghiệm .......................................................................................................... 50

Bảng 4.10 Hiệu quả kinh tế của các loại thuốc thử nghiệm
trên bệnh mốc sương cà chua ........................................................................................ 52
ix
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Triệu chứng bệnh mốc sương trên cây cà chua ............................................. 14
Hình 3.1 Phương pháp đánh dấu lấy mẫu điều tra........................................................ 27
Hình 3.2 Toàn cảnh khu thí nghiệm 45 NST ................................................................ 31
Hình 4.1 Bệnh mốc sương gây hại trên lá cà chua tại các điểm điều tra ...................... 34
Hình 4.2 Bệnh mốc sương gây hại trên cuống và quả tại các điểm điều tra ................ 34

x
 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ bệnh(%) trên các nghiệm thức qua các lần theo dõi ......................... 42
Biểu đồ 4.2 Chỉ số bệnh (%) trên các nghiệm thức qua các lần theo dõi ..................... 45
Biểu đồ 4.3 Hiệu quả kỹ thuật (%) của các loại thuốc tại các thời điểm theo dõi ........ 48

xi
 


Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề
Rau là nguồn thực phẩm không thể thiếu và không thể thay thế được trong khẩu phần

của mỗi người. Rau cung cấp cho cơ thể nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như vitamine,
chất khoáng, đạm… Trong đó cà chua là một loại rau ăn quả rất phổ biến và quen thuộc
với chúng ta, một sản phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế, đang
được chú trọng đầu tư phát triển về diện tích, năng suất và chất lượng để nâng cao khả
năng đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày càng cao của xã hội. Cà chua có thành phần
dinh dưỡng phong phú, chứa nhiều đường, vitamine như B1, B2, vitamine C, acid amin,
các chất khoáng như Ca, P, Fe... nên cà chua đã dần trở thành một món ăn thông dụng
của nhiều nước trên thế giới. Cà chua có nhiều cách sử dụng, như ăn tươi, trộn salad, làm
nước ép, nước sốt vang, làm thực phẩm chế biến... Về y học, cà chua cũng có giá trị trong
việc giảm thiểu các bệnh về tim mạch, giải độc, thanh nhiệt. Chính vì những tác dụng đó
mà cà chua đang là một mặt hàng thực phẩm được chú trọng phát triển, vì kỹ thuật canh
tác cà chua cũng không quá phức tạp. Diện tích trồng cà chua ở nước ta và trên thế giới
ngày càng tăng. Tuy vậy, song song với việc mở rộng canh tác, chúng ta cũng phải đối
mặt với nhiều vấn đề khó khăn, về sâu bệnh hại cà chua, về dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật, về côn trùng phá hoại. Một trong những vấn đề khó khăn hiện nay là bệnh hại cây cà
chua, là nguyên nhân quan trọng làm giảm sản lượng và chất lượng sản phẩm đầu ra cà
chua. Hiện nay bệnh hại cà chua rất nhiều, trong đó bệnh mốc sương hại cà chua là một
trong những bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của cây cà chua, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây, cây bị bệnh chậm phát triển,
gây thiệt hại nặng tới sản lượng, năng suất cũng như phẩm chất của sản phẩm. Bệnh có
khả năng bùng phát thành dịch gây giảm trầm trọng năng suất đôi khi mất mùa, nấm gây
1
 


bệnh còn có khả năng tồn dư trong đất trong nhiều năm. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành
đề tài “Điều tra diễn biến bệnh mốc sương cà chua (Phytophthora infestans (Mont.) de
Bary) và khảo sát hiệu lực phòng trừ của một số thuốc hóa học, sinh học tại huyện Đơn
Dương – tỉnh Lâm Đồng” nhằm có cái nhìn tổng quát về tình hình gây hại của bệnh, và
rút ra một số kết luận sơ bộ, từ đó có thể tìm ra những phương pháp phòng trừ bệnh một

cách có hiệu quả, để đảm bảo nâng cao năng suất và chất lượng cho đầu ra sản phẩm – cà
chua.
1.2 Mục đích, yêu cầu
- Nắm được tình hình diễn biến bệnh mốc sương hại cà chua và các yếu tố ảnh hưởng
đến sự phát sinh phát triển bệnh, đồng thời xác định hiệu lực phòng trừ bệnh mốc sương
hại cà chua của một số loại thuốc hóa học, sinh học nhằm chọn ra loại thuốc có hiệu quả
cao để khuyến cáo sử dụng trong việc phòng trừ bệnh.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra hiện trạng bệnh mốc sương hại cà chua và các yếu tố ảnh hưởng đến sự
phát sinh phát triển của bệnh như: giống, phân bón, giai đoạn sinh trưởng…
- Khảo sát hiệu lực phòng trừ bệnh của một số loại thuốc hóa học, sinh học

2
 


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu tổng quan về cây cà chua
2.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây cà chua
2.1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Cà chua có nguồn gốc từ Peru, Bolivia và Ecuador. Trước khi Christoph Colomb
phát hiện ra châu Mỹ, thì cà chua đã được trồng ở Peru và Mehico. Những loài cà chua
hoang dại gần gũi với loài cà chua ngày nay vẫn được tìm thấy ở dọc theo dãy núi Andes
(Peru), đảo Galapagos ( Ecuador) và Bolivia. Các nhà vườn đã trồng trọt, thuần dưỡng
những giống cà chua quả nhỏ và hoang dại. Những giống và loài hoang dại được mang từ
nơi xuất xứ đến Trung Mỹ, rồi đến Mehico.
Theo tài liệu của các nhà khoa học châu Âu, thì cà chua được người Aztec và người
Toltec mang đến. Đầu tiên người Tây Ban Nha đem cà chua về châu Âu rồi sau đó đem
đến Địa Trung Hải. Cà chua có nhiều tên khác nhau và được giới thiệu đi khắp thế giới.

Người ta gọi cà chua là “ quả táo tình yêu” (Love apple).
Năm 1554, nhà nghiên cứu về thực vật Pier Andrea Mattioli giới thiệu những giống
cà chua của Mehico có màu vàng và đỏ nhạt. Năm 1650 ở Bắc Âu cà chua chỉ được dùng
để trang trí và thỏa tính tò mò.
Thomas Jefferson (1710) đã trồng cà chua trong vườn nhưng không thu được những
kết quả mong muốn trong việc cải tiến giống cà chua.
Năm 1750 cà chua được dùng làm thực phẩm ở Anh, Ở Italia, cà chua được gọi là
“Pomid’ Oro” nghĩa là “quả táo vàng” (Golden apple). Ở Pháp thì cà chua lại được gọi là
“ Quả táo tình yêu” (Pomme d’ amour).
3
 


Mặc dù vậy, thời bây giờ cà chua vẫn chưa được chấp nhận là thực phẩm một cách
rộng rãi, vì vẫn còn quan niệm rằng trong cà chua có chứa chất độc vì cà chua là thành
viên họ cà, có họ hàng với cây cà độc dược. Quan niệm này vẫn tồn tại vài nơi cho đến
thế kỷ XX.
Đầu thế kỷ XVIII, các giống cà chua đã trở nên phong phú và đa dạng, nhiều vùng đã
trồng cà chua làm thực phẩm. Cuối thế kỷ XVIII, cà chua mới được dùng làm thực phẩm
ở Nga và ở Italia.
Đến thế kỷ XIX, cà chua đã trở thành loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn
thường ngày. Năm 1860, những giống cà chua mới đã được giới thiệu ở Mỹ, và trong
thời kỳ này, cà chua trở thành cây trồng chính thức ở Pháp.
Những tiến bộ ban đầu về dòng, giống cà chua là hoàn toàn dựa vào châu Âu. Năm
1863, có 23 giống cà chua được giới thiệu. Trong vòng hai thập kỷ, dòng, giống cà chua
đã phát triển tới hàng mấy trăm.
Năm 1886, chương trình thử nghiệm của Liberty Hyde Bailey ở Trường Nông nghiệp
Michigan (Mỹ) đã tiến hành chọn lọc và phân loại giống cà chua trồng trọt. Livingston là
người Mỹ đầu tiên giới thiệu 13 giống cà chua trồng trọt được chọn lọc theo phương pháp
chọn lọc cá thể. Cuối thể kỷ XIX, trên 200 dòng, giống cà chua được giới thiệu một cách

rộng rãi.
Quá trình cải tiến giống được các nhà chọn tạo giống thực hiện liên tục cho đến ngày
nay. Nhờ vậy giống cà chua ngày càng trở nên đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng ở mọi nơi trên thế giới (Tạ Thu Cúc, 2006)
2.1.1.2 Phân loại
Cây cà chua có tên khoa học là Lycopersicon esculentum Mill., thuộc họ cà
(Solanaceae).
Từ lâu đã có nhiều tác giả nghiên cứu về phân loại cây cà chua và lập thành hệ thống
phân loại theo quan điểm của riêng mình. Tuy nhiên đến nay, hệ thống phân loại cà chua
của Libner Nonnecke (1989) được sử dụng đơn giản và rộng rãi nhất. Chi Lycopersicon
có 2 chi phụ:
4
 


- Chi phụ Eriopersicon ( quả không bao giờ chín đỏ, luôn luôn có màu xanh, có sọc
tía, có lông, hạt nhỏ) gồm 5 loài hoang dại là L.cheesmanii, L.chilense, L.glandulosum,
L.hirsutum, L. peruvianum. Trong đó 2 loài quan trọng nhất là :
* Lycopersicum hirsutum Humb: Loài này thường ở độ cao 2200-2500 m, ít khi ở độ
cao 1100 m so với mực nước biển, là loại cây ngắn ngày, quả chỉ hình thành trong điều
kiện độ chiếu sáng trong ngày 8-10 giờ, quả chín xanh, mùi đặc trưng.
* Lycopersicum peruviarum Mill: Loài này thường mọc ở miền nam Peru, bắc Chile,
ở độ cao 30-2000 m, có xu hướng thụ phấn chéo cao hơn so với loài Lycopersicon
esculentum Humb. Trong điều kiện ngày ngắn, cây ra quả tốt hơn ngày dài, nó không có
đặc tính của loài L.hirsutum, loài này có khả năng chống bệnh cao hơn các loài khác.
- Chi phụ Eulycopersicon (Chi này quả chín đỏ hoặc vàng), hoa to, là cây trồng hàng
năm, gồm có 2 loài: L.esculentum-cà chua thông thường và L.pimpinellfolium- cà chua
bán hoang dại, cà chua nho.
Những biến chủng thực vật của loài cà chua trồng hiện nay Lycopersicon esculentum
Mill: đây là loài lớn nhất, các biến chủng và giống của loài này có khả năng thích nghi

rộng, do vậy chúng được trồng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, loài này không có phản
ứng ánh sáng. của I.B. Libner Nonnecke đã chia loài này thành những loài phụ và các
biến chủng sau:
L.esculentum var. commune : là cà chua thông thường. Biến chủng này chiếm 75 %
số giống cà chua trên thế giới, bao gồm các giống có thời gian sinh trưởng khác nhau, với
trọng lượng quả từ 50 đến trên 100 g. Hầu hết những giống cà chua đang được trồng đều
thuộc nhóm này.
L.esculentum var. grandifolium : cà chua lá to, giống lá ớt, cây trung bình, lá ít, mặt
lá bóng..
L.esculentum var. validum: cà chua thân bụi, cây thấp, thẳng, thân có lông tơ, lá
trung bình, cuống ngắn, mép cong, thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn.
L.esculentum var. puriforme: quả cà chua có hình quả lê, thuộc loại hình sinh trưởng
vô hạn.
Cà chua là là cây tự thụ phấn, là cây nhị bội thể với số lượng nhiễm sắc thể 2n=24
(Tạ Thu Cúc, 2006)
5
 


2.1.2 Giá trị của cây cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng cao, trong quả chín có nhiều đường,
chủ yếu là glucoza, nhiều vitamin: B1, B2, C, amino acid, caroten…, và các khoáng chất
quan trọng : Ca, P, Fe…. Thành phần dinh dưỡng trong 100 g cà chua chín như sau:
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong 100 g thịt trái cà chua
Thành phần
Hàm lượng
Thành phần
Hàm lượng
Nước
94,7 g

Kali
200 mg
Protein
1,0 g
Na
45,8 mg
Chất béo
0,1 g
Clo
38 mg
Cacbohydrate
3,6 g
P
16 mg
Vitamine A
1700 IU
Ca
8 mg
Thiamine (B1)
0,04-0,1 mg
S
24 mg
Vitamine C
18-21 mg
Mn
10 mg
β-caroten (quy đổi)
0.34 mg
Mg
10 mg

Axit citric
0,43 mg
Fe
0,3-0,6 mg
Axit Nicotinic (PP)
0,7 mg
Zn
0,2 mg
Riboflavin
0,02 mg
Năng lượng
56-80 KJ/100g
Axit Malic
0,08 mg
( Trích dẫn theo Phạm Hữu Nguyên, 2010)
Do có thành phần dinh dưỡng phong phú như vậy, nên cà chua đã trở thành món ăn
thông dụng của nhiều nước trên 150 năm nay và là rau ăn quả được trồng rộng rãi khắp
các châu lục. Về mặt y học, Võ Văn Chi (1997) và Lê Trần Đức (1997) khẳng định quả
cà chua có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tạo năng lượng, tiếp chất khoáng, tăng sức sống,
làm cân bằng tế bào, khai vị, giải nhiệt, chống hoại huyết, có tác dụng làm bổ
huyết,kháng khuẩn, chống độc, kiềm hóa máu có acid, lợi tiểu, hòa tan urea, điều hòa bài
tiết, giúp dễ tiêu hóa các loại bột và tinh bột. Cà chua làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch,
lycopen-thành phần tạo nên sắc đỏ của cà chua có tác dụng giảm nguy cơ về bệnh tim
mạch, có khả năng ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do gây ung thư, đặc biệt là ung
thư tuyến tiền liệt (Trích dẫn theo Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003)
Về mặt kinh tế, cà chua có giá trị cao trong xuất nhập khẩu, là mặt hàng tiềm năng để
đẩy mạnh kinh tế cho đất nước. Trồng cà chua thúc đẩy việc khai thác lao động, thu hút
lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, cải thiện đời sống xã hội.
6
 



2.1.3 Đặc điểm thực vật học cây cà chua
2.1.3.1 Rễ
Rễ cây cà chua thuộc dạng rễ chùm, có khả năng ăn sâu trong đất. Rễ phụ cấp 2 phân
bố dày đặc trong đất ở thời kỳ sinh trưởng mạnh. Rễ cà chua có thể ăn sâu tới 1,5 m,
nhưng ở độ sâu dưới 1m rễ ít, khả năng hút nước và dinh dưỡng ở tầng đất 0,5 m yếu. Hệ
rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 0 – 30 cm. Khả năng tái sinh của hệ rễ cà chua mạnh, khi
rễ chính bị đứt, rễ phụ phát triển mạnh. Cà chua còn có khả năng ra rễ bất định, loại rễ
này tập trung nhiều nhất ở đoạn thân dưới 2 lá mầm. Rễ cà chua tương đối chịu hạn,
nhưng hệ rễ sinh trưởng tốt ở đất có sức giữ ẩm đồng ruộng trong khoảng 70-80 % (Tạ
Thu Cúc, 2006)
2.1.3.2 Thân
Thân tròn, thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông. Khi cây lớn gốc thân sẽ dần hóa
gỗ. Thân mang lá và chùm hoa. Chồi nhánh mọc ở nách lá, chồi mọc ở các vị trí khác
nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác nhau. Chồi nhánh mọc ở lá ngay dưới chùm
hoa thứ nhất có khả năng tăng trưởng mạnh và phát dục sớm hơn chồi mọc ở gần gốc.
Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng, chiều cao cây, cà chua được phân thành 3 loại:
- Loại lùn: Cây thấp, chiều cao dưới 65 cm, cây lùn mập, khoảng cách giữa các lóng
ngắn, loại này trong sản xuất ít phải tạo hình, không phải làm giàn, hạn chế việc tỉa cành,
số cành từ 3 – 4. Loại này thích hợp cho thu hoạch bằng máy.
- Loại cao: Cây cao trên 120 cm đến trên 200 cm, như cà chua Phổ Yên (Thái
Nguyên), P375, Red Grown 250. Thân lá sinh trưởng mạnh, trong sản xuất phải tạo hình,
tỉa cành, tỉa hoa, quả, phải làm giàn.
- Loại cao trung bình: Một số tác giả, như Van Sloten (1975), Tạ Thu Cúc (1985) cho
rằng giữa 2 loại thấp và cao còn có loại trung gian. Loại này có chiều cao trên 65 cm đến
dưới 120 cm, thân lá sinh trưởng mạnh. Tuy nhiên sự phân loại này cũng chỉ là tương
đối, vì chiều cao cây còn phụ thuộc vào kỹ thuật trồng trọt (Trích dẫn theo Tạ Thu Cúc,
2006)
7

 


2.1.3.3 Lá
Lá cà chua là loại lá kép lông chim phân thùy, số lượng thùy không cố định. Lá chét
hình trứng thuôn, dài 7 – 12 cm, rộng 2 – 5 cm, đầu nhọn hay tù, gốc lệch, mép khía răng
thô, mỗi lá có từ 3 – 4 đôi lá chét, phía ngọn có một lá riêng gọi là lá đỉnh, các lá chét có
răng cưa nông, hay sâu tùy thuộc vào giống, cuống dài 2 – 3 cm. Đặc trưng lá của giống
biểu hiện đầy đủ nhất khi cây có chùm hoa đầu tiên. Màu sắc của lá có thể là xanh nhạt,
xanh đậm, xanh vàng tùy thuộc vào giống, điều kiện chăm sóc và điều kiện chiếu sáng
của ánh sáng mặt trời (Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003)
2.1.3.4 Hoa
Hoa mọc thành chùm trên thân, thông thường mỗi chùm có 6 – 12 hoa, đôi khi có từ
30 – 100 hoa. Chùm hoa có thể không phân nhánh, phân hai hay nhiều nhánh tùy thuộc
giống và điều kiện trồng. Hoa lưỡng tính, tự thụ phấn là chính. Sự thụ phấn chéo khó xảy
ra vì hoa tiết ra nhiều tiết tố độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không
bay xa được. Hoa gồm đài liên kết với 5 – 9 cánh màu xanh, tồn tại và phát triển cùng với
trái. Khi nở hoa có màu vàng tươi và rụng sau khi đậu quả (Phạm Hồng Cúc, 2008)
Căn cứ đặc điểm ra hoa, cà chua được phân thành 3 loại:
- Loại hình sinh trưởng hữu hạn: Cây thấp, chiều cao cây dưới 65 cm, thân cây mập,
chồi nách phát triển mạnh, cây dạng bụi. Khi trên thân chính có từ 7 – 8 lá thì xuất hiện
chùm hoa thứ nhất, sau đó cứ cách 1 – 2 lá thì có chùm hoa tiếp theo, cho đến khi thân
chính có 3 – 4 chùm hoa thì đỉnh sinh trưởng có chùm hoa cuối cùng, cây ngừng sinh
trưởng chiều cao.
- Loại hình sinh trưởng bán hữu hạn: Cây cao trung bình trên 65 cm và dưới 120 cm.
Khi trên thân chính có 7 – 8 lá (có trường hợp 9 – 10 lá) thì xuất hiện chùm hoa thứ nhất,
sau đó cứ cách 1 – 2 lá (có trường hợp 2 – 3 lá) lại có chùm hoa tiếp theo, khi trên thân
chính có 7 – 8 chùm thì cây ngừng sinh trưởng chiều cao.
- Loại hình sinh trưởng vô hạn: Cây cao trên 120 cm, có những giống cao hơn 200
cm. Khi trên thân chính có 9 – 10 lá (có trường hợp 10 – 12 lá) thì xuất hiện chùm hoa

thứ nhất, sau đó cứ cách 2 – 3 lá có chùm hoa tiếp theo cho đến khi cây già và chết.
Trung bình trên thân chính có từ 12 – 13 chùm hoặc nhiều hơn (Tạ Thu Cúc, 2006)
8
 


2.1.3.5 Quả
Quả cà chua thuộc loại mọng nước, hình dạng thay đổi từ tròn đến dài, vỏ trơn láng
hay có khía, màu xanh và có lông khi còn xanh, màu đỏ, hồng, cam hay vàng khi quả
chín. Quả có hai hay nhiều ngăn chứa hạt. Trọng lượng quả thay đổi từ 20 g loại nhỏ cho
đến 300 g loại lớn. Trong quả xanh có chứa một lượng khá nhiều chất độc là tomatine,
lượng chất này giảm dần theo mức độ chín của quả và biến mất hoàn toàn khi quả chín
đỏ. Do đó không nên sử dụng quả xanh để ăn tươi, vì có thể gây nhức đầu, chóng mặt,
buồn nôn.
Quá trình chín của cà chua được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chín xanh: quả phát triển đầy đủ về kích thước, có màu xanh sáng, keo
xung quanh hạt được hình thành, quả chưa có màu hồng hay vàng, nhưng khi đem dấm
quả chín hồng.
- Giai đoạn chín vàng: Đỉnh quả xuất hiện màu hồng, xung quanh cuống quả còn
xanh, quả cứng, chịu đựng chuyên chở đi xa.
- Giai đoạn chín đỏ: Đỉnh quả thể hiện màu đỏ, hồng hay vàng của giống, quả bắt
đầu mềm, hạt trong quả phát triển đầy đủ có thể thu làm giống. Quả chín đỏ dùng ăn tươi
hay chế biến, không thích hợp chở xa hay dự trữ lâu (Phạm Hồng Cúc, 2008)
2.1.3.6 Hạt
Hạt nhỏ, dẹp, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Trong quả, hạt nằm trong
buồng chứa dịch bào kìm hãm sự nảy mầm. Hạt khô ở ẩm độ 5,5 % vẫn có thể nảy mầm
tốt sau nhiều năm tồn trữ. Hạt cà chua nảy mầm 4 – 5 ngày sau khi gieo với điều kiện
nhiệt độ đất khoảng 20 – 24 oC và lá thật xuất hiện một tuần sau đó.
2.1.4 Yêu cầu đối với điều kiện ngoại cảnh của cây cà chua
2.1.4.1 Nhiệt độ

Cà chua sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu ấm và khô. Nhiệt độ tối
hảo cho sự sinh trưởng và phát triển là 21 – 24 oC. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển
khác nhau của cây đòi hỏi điều kiện nhiệt độ nhất định, đặc biệt sự chênh lệch nhiệt độ
ngày đêm càng lớn càng tốt cho sự phát triển của cà chua. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy
9
 


mầm là 24 – 26 oC. Sau khi cây có 2 lá mầm, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa. Lúc này
nhiệt độ ban ngày là 18 – 20 oC và ban đêm là 15 oC là thích hợp để có được nhiều hoa
sau này. Khả năng đậu trái của cây cũng chịu ảnh hưởng mạnh của sự chênh lệch nhiệt độ
ngày và đêm. Nhiệt độ ngày trên 30 oC và nhiệt độ đêm trên 21 oC thì cà chua giảm khả
năng đậu trái rõ rệt (Phạm Hồng Cúc, 2008)
2.1.4.2 Nước và ẩm độ
Nước đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất cây. Cà chua yêu cầu nước tùy
vào giai đoạn sinh trưởng cây. Khi cây ra hoa, đậu trái và trái đang lớn là giai đoạn cây
cần nước nhiều nhất. Đất quá ẩm, bộ rễ dễ bị tổn hại và làm cây chống chịu bệnh kém.
Lượng nước tưới thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng và loại đất. Do đó
cần phải có chế độ tưới nước phù hợp cho cây phát triển.
Ẩm độ không khí tốt nhất cho sự phát triển của cà chua là 45 – 60 %. Ẩm độ cao cây
dễ nhiễm bệnh hại. Ẩm độ đất thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển là 70 – 80 %.
2.1.4.3 Ánh sáng
Cà chua là cây ưa sáng, vì vậy gieo cây con ở dưới bóng râm hay gieo quá dày cây sẽ
mọc vóng, yếu, lá nhỏ. Cà chua thích ánh sáng trực tiếp, tuy nhiên nắng gay gắt vào buổi
trưa có thể làm cho cây bị héo, lá và quả bị cháy nắng. Trời âm u nhiều mây mù thì cà
chua sinh trưởng kém, phẩm chất giảm. Cà chua có thể đậu quả ở điều kiện chiếu sáng
trong ngày từ 7 – 19 giờ (Phạm Hồng Cúc, 2008)
2.1.4.4 Đất đai và dinh dưỡng
Cà chua trồng được trên nhiều loại đất khác nhau nhưng thích hợp nhất vẫn là đất thịt
pha cát, nhiều chất mùn hay đất phù sa, đất bồi giữ ẩm và thoát nước tốt. Cà chua yêu cầu

chế độ luân canh nghiêm ngặt, không được trồng cà chua trên loại đất mà cây trồng vụ
trước là những cây trong họ cà, nhất là khoai tây. pH đất 6,0 – 6,5 là thích hợp nhất, đất
chua phải bón vôi cày ải trước khi trồng (Phạm Hồng Cúc, 2008)
Dinh dưỡng là yếu tố thiết yếu để đảm bảo cho cà chua sinh trưởng và phát triển tốt,
cho năng suất phẩm chất cao. Tạ Thu Cúc (2006) liệt kê tác dụng của một số dinh dưỡng
thiết yếu như sau:
10
 


- N: N có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng thân lá, phân hóa hoa sớm, số lượng hoa
trên cây nhiều, hoa to, tăng khối lượng quả và làm tăng năng suất trên đơn vị diện tích.
Bón N, P, K không cân đối, bón đạm quá nhiều sẽ thúc đẩy thân lá phát triển mạnh, cây
chậm ra hoa, kết quả. Cây dư thừa đạm sẽ bị nhiều loại bệnh hại như mốc sương và làm
tăng hàm lượng nitrat trong quả. Trong đất thiếu N dẫn đến sự sinh trưởng thân lá bị kìm
hãm, lá vàng úa, cây còi cọc, sinh trưởng kém, giảm năng suất và chất lượng.
- P: Hệ rễ cà chua hút lân kém, đặc biệt trong thời kỳ cây non, và lân khó hòa tan nên
thường bón lót trước khi trồng. Lân có tác dụng kích thích hệ rễ sinh trưởng, cây sử dụng
lân nhiều nhất vào thời kỳ cây có 3 – 4 lá thật, thời kỳ cây bắt đầu ra hoa và hình thành
quả thì cây sử dụng kali nhiều nhất. Ở thời kỳ cây ra hoa rộ cần tất cả các chất. Lân giữ
vai trò quan trọng trong đời sống cây cà chua, xúc tiến sự tăng trưởng của hệ rễ, hình
thành chùm hoa sớm, hoa nở sớm và chín sớm, rút ngắn thời gian sinh trưởng.
- K: Kali cần thiết để hình thành thân, bầu quả, kali làm cho cây cứng, chắc, do làm
tăng bề dày của mô giác, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận.
Kali thúc đẩy quá trình quang hợp, tham gia tổng hợp nhiều chất quan trọng như glucid,
protein, vitamin..
Ngoài ra các nguyên tố trung và vi lượng như : Ca, Bo, Zn, Mn… cũng ảnh hưởng
nhiều đến quá trình sinh trưởng, đặc biệt là sinh trưởng sinh thực. Canxi có tác dụng kích
thích sự ra rễ, thân cứng, trung hòa độ chua trong đất, tạo điều kiên cho cây hấp thu các
chất khác. Thiếu Ca, các lá trên ngọn xuất hiện đốm vàng xám, sau đó héo và rụng, bị

nặng cây héo và chết. Thiếu Ca thì đỉnh quả có các vòng màu nâu đen, lõm, xuống, quả
cứng và thối. Bo ảnh hưởng đến số hoa, tỷ lệ đậu hoa của cà chua, ảnh hưởng trọng lượng
quả. Thiếu Bo, bộ lá và rễ kém phát triển, chồi đỉnh dễ bị thối, quả bị biến dạng, nhỏ,
không hạt, chín không đều và nứt trái. Đất nhiều cát và giàu Ca thì thường thiếu Bo vì đối
kháng, nếu Ca nhiều thì Bo không thể di chuyển đến vùng rễ cây được, nên cần chú ý bổ
sung thêm Bo cho cây đầy đủ (Phạm Hữu Nguyên, 2010)

11
 


2.2 Tình hình sản xuất cà chua
2.2.1 Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới
Theo FAO (2010), diên tích trồng cà chua trên thế giới trong năm 2009 khoảng 4,98
triệu ha với sản lượng 141,4 triệu tấn, năng suất bình quân khoảng 28,39 tấn/ha. Châu Á
là nơi sản xuất cà chua lớn nhất trên thế giới, trong đó Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước
có sản lượng cà chua lớn nhất. Năng suất cà chua cao nhất thế giới năm 2009 là Hà Lan
480 tấn/ha, kế đến là Anh 410 tấn/ha.
Bảng 2.2 Diện tích (ha) cà chua các khu vực trên thế giới từ 2004-2009.
Khu vực
2004
2005
2006
2007
2008

2009

Thế giới


4.497.756

4.557.446

4.689.576

4.792.928

4.837.576

4.980.424

Châu Phi

672.114

684.014

685.108

747.866

843.729

852.885

Châu Á

2.608.016


2.695.199

2.854.631

2.960.911

2.938.521

3.048.366

Châu Mỹ

531.312

523.859

525.518

524.371

509.042

516.461

Châu Âu

675.605

645.300


615.292

551.090

538.248

554.628

Châu Úc

9.708

9.074

9.027

8.690

8.036

8.084

( Nguồn www.fao.org/statistics, 2010, trích dẫn theo Phạm Hữu Nguyên)
Bảng 2.3 Năng suất ( tấn/ha) cà chua các khu vực trên thế giới từ 2004-2009.
Khu vực
2004
2005
2006
2007
2008

2009
Thế giới

28,34

28,05

27,73

28,07

28,16

28,39

Châu Phi

22,24

21,53

22,60

21,64

20,54

21,38

Châu Á


23,84

24,44

23,97

23,89

24,45

24,34

Châu Mỹ

35,27

35,72

35,26

38,02

38,39

41,18

Châu Âu

59,17


55,46

60,71

47,41

59,53

66,60

Châu Úc

48,74

45,18

45,51

50,06

50,90

49,57

( Nguồn www.fao.org/statistics, 2010, trích dẫn theo Phạm Hữu Nguyên)

12
 



2.2.2 Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam
Cà chua là cây trồng có tiềm năng do tính đa dụng và dễ canh tác. Hàng năm ở nước
ta diện tích trồng cà chua đều được tăng lên.
Bảng 2.4: Sản xuất cà chua ở Việt Nam từ 1997-2001
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
1996
7.509,0
157,40
1997
9.464,7
166,00

Sản lượng (tấn)
118.209,00
157.523,24

1998

10.633,0

164,40

175.195,00

1999

13.514,0


142,80

192.977,00

2000

13.729,0

151,26

207.658,00

2001

17.834,0

157,17

280.289,00

(Trích dẫn theo Trần Khắc Thi và Mai Thị Phương Anh, 2003)
Diện tích trồng cà chua tăng lên hàng năm, nhưng năng suất thấp và không ổn định.
Diện tích trồng cà chua chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng, trung du Bắc bộ (Hà Nội,
Hà Bắc, Hải Phòng…) và ở miền Nam, tập trung chủ yếu ở Lâm Đồng (Đơn Dương, Đức
Trọng, Lâm Hà), Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Tây Ninh...
2.3 Giới thiệu về bệnh mốc sương hại cà chua
Bệnh mốc sương là bệnh nguy hiểm của cà chua và khoai tây. Bệnh được mô tả trên
khoai tây năm 1845, trên cà chua năm 1847. Bệnh phổ biến ở vùng ôn đới và một số
vùng nhiệt đới như Trung Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Ấn Độ, Đông Dương và Việt Nam

2.3.1 Nguyên nhân, triệu chứng bệnh
- Triệu chứng bệnh:
Bệnh xuất hiện trên thân, lá, hoa và quả của cây. Trên lá vết bệnh thường xuất hiện
đầu tiên ở đầu lá, mép lá hoặc gần cuống lá. Vết bệnh lúc đầu hình tròn hoặc hình bán
nguyệt, màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen, giới hạn giữa phần bệnh và
phần khỏe không rõ ràng, mặt dưới vết bệnh màu nhạt hơn. Vết bệnh có thể lan rộng
khắp lá, lan qua cuống lá con làm toàn bộ lá chét bị bệnh, lá bị khô nâu. Khi trời ẩm ướt,
mặt dưới vết bệnh hình thành lớp mốc trắng, đó là cành bảo tử phân sinh và bào tử phân
13
 


×