Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNGTÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11, 12 TẠI MỘT SỐTRƯỜNG THPT Ở HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNGTÍCH
CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY VÀ HỌC
MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 11, 12 TẠI MỘT
SỐTRƯỜNG THPT Ở HUYỆN MỎ CÀY TỈNH BẾN
TRE

GVHD:PHẠM QUỲNH TRANG
SVTH:NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG_07158091
LỚP: DH07SK




Tp.HCM, tháng 5 năm 2011
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH ĐỔI MỚIPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO
HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY VÀ HỌCMÔN
CÔNG NGHỆ LỚP 11, 12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT Ở HUYỆN MỎ
CÀY, TỈNH BẾN TRE

Tác giả
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Cử nhân ngành
SƯ PHẠM KỸ THUẬT CÔNG NÔNG NGHIỆP



Giáo viên hướng dẫn:
ThS. PHẠM QUỲNH TRANG

Tháng 05năm 2011

 

 


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên con xin gởi lời tri ân sâu sắc đến Cha Mẹ - người đã có công
sinh thành, dưỡng dục con nên người. Cảm ơn anhchị đã giúp đỡ, động viên và tạo
mọi điều kiện thuận lợi nhất để em có thể hoàn thành tốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện
cho em trong thời gian thực hiện đề tài.
- ThS Phạm Quỳnh Trang đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong
việc hoàn thành đề tài.
- Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã tạo
điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
- Quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM đã hết lòng dạy bảo và
truyền thụ kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Ban giám hiệu trường THPT Lê Anh Xuân, THPT Cheguevara, THPT An
Thạnh đã nhiệt tình cộng tác và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình
tiến hành đề tài ở trường.
- Các bạn sinh viên trường Đại học Nông Lâm, tập thể lớp DH07SK đã
động viên, chia sẽ và giúp đỡ emtrong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài

tốt nghiệp.

Tp.HCM, ngày 30 tháng 5 năm 2011

Nguyễn Thị Thúy Hằng

 

 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Dành cho giáo viên hướng dẫn)
Họ và tên GVHD: Phạm Quỳnh Trang
Chức năng:Giảng viên
Chuyên ngành: Giáo dục học
Học vị: Thạc Sĩ
Cơ quan công tác: Khoa Ngoại Ngữ - Sư phạm, Đại học Nông Lâm Tp.HCM
Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng_07158091. Niên khóa: 2007 – 2011
Tên đề tài: Tìm hiểu tình hình đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa
người học trong dạy và học môn Công Nghệ 11, 12 tạimột sốtrường THPTở
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.

PHẦN NHẬN XÉT

1.HÌNH THỨC LUẬN VĂN
- Bố cục:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Hành văn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

 

 


- Sử dụng thuật ngữ chuyên môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
-Trình bày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. NỘI DUNG LUẬN VĂN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3.PP NGHIÊN CỨU
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày….tháng….năm 2011

Người nhận xét
ThS. Phạm Quỳnh Trang
 

 


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM
KHOA NGOẠI NGỮ - SƯ PHẠM
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc


PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Dành cho giáo viên phản biện)
Họ và tên GVPB: ……………………………………………………………
Chức năng: ……………………………………………………………………
Chuyên ngành: ………………………………………………………………
Học vị: ………………………………………………………………………
Cơ quan công tác: Khoa Ngoại Ngữ - Sư phạm, Đại học Nông Lâm Tp.HCM

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Thúy Hằng_07158091. Niên khóa: 2007 – 2011
Tên đề tài: Tìm hiểu tình hình đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa
người học trong dạy và học môn Công Nghệ 11,12 tại một số trường THPT ở
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre

PHẦN NHẬN XÉT
1. HÌNH THỨC LUẬN VĂN
- Bố cục:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
- Hành văn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

 

 


- Sử dụng thuật ngữ chuyên môn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
-Trình bày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. NỘI DUNG LUẬN VĂN

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. PP NGHIÊN CỨU
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. KẾT QUẢ VÀ KẾT LUẬN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày….tháng….năm 2011

Người nhận xét

 

 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
THPT

Trung học Phổ thông

Tp.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

PP

Phương pháp

PPDH

Phương pháp dạy học

SPKT

Sư phạm kỹ thuật

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

CN

Công nghệ


 

 


TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đề tài: Tìm hiểu tình hình đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người
học trong dạy và học môn Công Nghệ 11, 12 tại các trường PTTH ở huyện Mỏ
Cày, tỉnh Bến Tre.Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 9/2010 đến tháng 5/2011
Đề tài thực hiện ở 3 trường THPT:
- THPT Lê Anh Xuân, ấp Chợ Xếp, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày
Bắc, tỉnh Bến Tre.
- THPT An Thạnh, ấp An Lộc Giồng, xã An Thạnh, huyện Mỏ Cày Nam,
tỉnh Bến Tre.
- THPT Cheguevara, quốc lộ 60, khu phố 4, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ
Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
Kết quả đạt được như sau:
- Thời gian tham gia công tác giảng dạymôn CN 11, 12 của các GV tại 3
trường THPT trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre (người nghiên cứu đã nêu
tên ở trên)đều trên 3 năm. Điều này chứng tỏcác GV rất có kinh nghiệm trong giảng
dạymôn học này.
- Các cơ sở lựa chọn PPDH của các GV giảng dạy môn CN 11, 12 gồm:
mục tiêu, nội dung, PP, phương tiện DH, tâm lý HS, trình độ HS và trình độ GV.
Trong đó, cơ sở mục tiêu, nội dung, trình độ HS và trình độ GV rất được chú trọng.
Điều này giúp GV có sự chọn lựa tối ưu các PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học.
- Các PP đang sử dụng để dạy môn CN 11, 12 ở các trường THPT trên
gồm 5 PP là: thuyết trình, vấn đáp, thảo luận, nêu và giải quyết vấn đề, thực hànhvà
sự phối hợp các PPDH.Trong đó, các giáo viên chú trọng sử dụng PP vấn đáp, PP

thuyết trìnhvà PP nêu và giải quyết vấn đề hơn các PP khác vì các PP này phù hợp
với đặc điểm của học sinh ở các vùng nông thôn.




- Mức độ hứng thú, khả năng tiếp thu và kếtquả của HS khi GV áp dụng
những PPDH trong quá trình dạy học nhìn chung được giáo viên và học sinh đánh
giá cao.

- Bên cạnh đó có một số hạn chế như sau:
+ Các trường còn thiếu GV dạy môn CN 11, 12 nên các GV phải dạy quá
nhiều tiết khiến họ cảm giác quá tải không có thời gian đầu tư cho PP dạy.
+ Phương tiện hỗ trợ cho PPDH còn ít và hiệu quả sử dụng thấp, đặc biệt
với PP thực hành và thảo luậnkhông sử dụng thường xuyên trong khi học sinh rất
mong muốn được thực hiện nhiều.
- Một số PP khắc phục khó khăn trên như sau:
+ Nhà trường cần bổ sung thêm GVvà phương tiện dạy học để giảm áp
lực và tạo điều kiện tốt cho giáo viên đầu tư vào tiết dạy góp phần nâng cao hiệu
quả dạy và học.
+ Thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư
phạm cũng như tổ chức việc trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các GV.
+ Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên – nhà trường – các đơn vị
khác trong việc thực hiện đổi mới PPDH góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học môn CN 11, 12.

ii 



MỤC LỤC
 

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... iii
PHIẾU NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ....................................................... iv
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................... i
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
Chương 1 ....................................................................................................................... 1
GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1
1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
1.2 Vấn đề nghiên cứu ........................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu : ........................................................................................ 4
1.4 Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................... 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5
1.7 Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................. 6
1.8 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 6
1.9 Các khái niệm của đề tài .................................................................................. 6
1.10 Tính mới mẻ và hướng phát triển của đề tài .................................................... 7
1.10.1 Tính mới mẻ: ........................................................................................... 7
1.10.2 Hướng phát triển của đề tài: .................................................................... 7
1.11 Kế hoạch nghiên cứu ....................................................................................... 8
1.12 Cấu trúc của khóa luận ..................................................................................... 8
Chương 2 ..................................................................................................................... 10
CƠ SỞ LÍ LUẬN......................................................................................................... 10
2.1 Lược khảo vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 10
iii 


2.2 Các khái niệm PPDH tích cực ....................................................................... 11

2.2.1 Khái niệm về phương pháp dạy học ...................................................... 11
2.2.2 Khái niệm đổi mới PPDH ..................................................................... 13
2.2.3 Khái niệm PPDH theo hướng tích cực hóa người học .......................... 13
2.3 Phân loại phương pháp dạy học. ...................................................................... 14
2.4 Đặc trưng của PPDH theo hướng tích cực hóa người học ............................ 15
2.4.1 Dạy học thông qua tổ chức hoạt động của học sinh. ............................. 15
2.4.2 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học ................................ 16
2.4.3 Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác .................... 16
2.4.4 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò................................ 17
2.4.5 Vai trò của giáo viên và học sinh trong quá trình đổi mới PPDH ........ 18
2.4.7 Yếu tố lựa chọn phương pháp dạy học.................................................. 21
2.4.7.1

Mục đích và nội dung bài giảng .................................................. 22

2.4.7.2

Trình độ, đặc điểm và tâm lý học sinh THPT ............................. 22

2.4.7.3

Phương tiện dạy học .................................................................... 23

2.4.7.4

Khả năng sư phạm của giáo viên ................................................. 24

2.4.7.5

Thời gian ...................................................................................... 24


2.4.7.6

Nguyên tắc dạy học ..................................................................... 24

2.4.8 Tiêu chuẩn đánh giá phương pháp dạy học hiệu quả ............................ 25
2.5 Các phương pháp dạy học trong trường THPT hiện nay .............................. 26
2.5.1 Phương pháp thuyết trình ...................................................................... 26
2.5.1.1

Định nghĩa ................................................................................... 26

2.5.1.2

Cấu trúc........................................................................................ 26

2.5.1.3

Ưu điểm ....................................................................................... 27

2.5.1.4

Nhược điểm ................................................................................. 27

2.5.2 Phương pháp vấn đáp (đàm thoại) ........................................................ 27
2.5.2.1

Định nghĩa ................................................................................... 27
iv 



2.5.2.2

Cấu trúc........................................................................................ 28

2.5.2.3

Ưu điểm ....................................................................................... 29

2.5.2.4

Nhược điểm ................................................................................. 29

2.5.3 Phương pháp thảo luận trên lớp ............................................................ 29
2.5.3.1

Định nghĩa ................................................................................... 29

2.5.3.2

Cấu trúc........................................................................................ 29

2.5.3.3

Ưu điểm ....................................................................................... 30

2.5.3.4

Nhược điểm ................................................................................. 30


2.5.4 Phương pháp Seminar ........................................................................... 31
2.5.4.1

Định nghĩa ................................................................................... 31

2.5.4.2

Cấu trúc........................................................................................ 31

2.5.4.4

Khuyết điểm ................................................................................ 32

2.5.5 Phương pháp thực hành ......................................................................... 33
2.5.5.1

Định nghĩa ................................................................................... 33

2.5.5.2

Cấu trúc........................................................................................ 33

2.5.5.3

Ưu điểm ....................................................................................... 33

2.5.5.4

Khuyết điểm ................................................................................ 33


2.5.6 Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề .................................... 34
2.5.6.1

Định nghĩa ................................................................................... 34

2.5.6.2

Cấu trúc........................................................................................ 35

2.5.6.3

Ưu điểm ....................................................................................... 35

2.5.6.4

Nhược điểm ................................................................................. 36

2.5.7 Phương pháp trò chơi ............................................................................ 36
2.5.7.1

Định nghĩa ................................................................................... 36

2.5.7.2

Cấu trúc........................................................................................ 36

2.5.7.3

Ưu điểm ....................................................................................... 37


2.5.7.4

Nhược điểm ................................................................................. 37

2.5.8 Phương pháp tham quan ........................................................................ 37
2.5.8.1

Định nghĩa ................................................................................... 37



2.5.8.2

Cấu trúc........................................................................................ 37

2.5.8.3

Ưu điểm ....................................................................................... 38

2.5.8.4

Nhược điểm ................................................................................. 38

2.6 Giới thiệu về môn Công nghệ 11, 12 ở trường THPT ................................... 39
2.6.1 Mục đích của môn Công nghệ 11, 12 ở trường THPT.......................... 39
2.6.2 Vai trò của môn Công Nghệ 11, 12 ở trường THPT ............................. 39
2.6.3 Tổng quan môn Công nghệ 11, 12 ở trường THPT .............................. 40
2.6.3.1

Tổng quan môn Công nghệ 11 .................................................... 40


2.6.3.2

Tổng quan về Công nghệ 12 ........................................................ 40

2.7 Đặc điểm nội dung môn Công nghệ 11, 12 ở trường THPT ......................... 41
2.7.1 Tính cụ thể và tính trừu tượng............................................................... 41
2.7.2 Tính thực tiễn ........................................................................................ 41
2.7.3 Tính tổng hợp, tích hợp ......................................................................... 42
2.8 Đặc điểm hoạt động học tập của HS THPT................................................... 42
2.8.1 Đặc điểm hoạt động học tập .................................................................. 42
2.8.2 Đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi HS THPT......................................... 43
2.8.2.1

Đặc điểm sinh lý .......................................................................... 43

2.8.2.2

Đặc điểm tâm lý ........................................................................... 43

Chương III ................................................................................................................... 45
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................... 45
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................. 45
3.1.1 Thời gian ............................................................................................... 45
3.1.2 Địa điểm ................................................................................................ 45
3.2 Các bước chuẩn bị ......................................................................................... 45
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 45
3.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu ........................................................... 45
vi 



3.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát ............................................................. 47
3.3.3 PP phỏng vấn ......................................................................................... 48
3.3.3 PP quan sát ............................................................................................ 48
3.3.4 Phương pháp phân tích định lượng ....................................................... 49
3.3.5 Phương pháp phân tích định tính .......................................................... 49
Chương 4 ..................................................................................................................... 51
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 51
4.1 Tổng quan về các trường THPT huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre ...................... 51
4.2 Kết quả khảo sát về những hiểu biết của HS về môn CN ............................. 52
4.2.1 Kết quả khảo sát về những hiểu biết của HS khối 11 về môn CN ........ 52
4.2.2 Kết quả khảo sát về những hiểu biết của HS khối 12 về môn CN ........ 53
4.3 Kết quả khảo sát của GV về chuyên ngành và thời gian tham gia công tác
giảng dạy môn CN ....................................................................................................... 58
4.4 Kết quả khảo sát ở GV về mức độ quan trọng của PPDH trong quá trình
dạy học…………......................................................................................................... 59
4.5 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của PPDH đối với kết quả học tập
của HS………… ......................................................................................................... 60
4.5.1 Kết quả khảo sát ở GV về mức độ ảnh hưởng của PPDH đối với kết
quả học tập của HS…. ................................................................................................. 60
4.5.2 Kết quả khảo sát ở HS về mức độ ảnh hưởng PPDH của GV đến kết
quả học tập…………………………………………………………………………61
4.6 Kết quả khảo sát về cơ sở lựa chọn PPDH của giáo viên.............................. 62
4.6.1 Kết quả khảo sát ở HS về mức độ sử dụng những đồ dùng dạy học
trong quá trình dạy học môn CN ................................................................................. 63
4.7 Kết quả khảo sát ở GV về các PPDH đang sử dụng phổ biến tại trường
THPT hiện nay…. ....................................................................................................... 65
vii 



4.8 Kết quả khảo sát ở GV về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học môn
CN………………........................................................................................................ 66
4.8.1 Kết quả khảo sát của GV về PPDH giúp học sinh đạt chất lượng học
tập tốt nhất………….. ................................................................................................. 71
4.9 Kết quả khảo sát về mức độ tiếp thu kiến thức của HS khi GV sử dụng các
PPDH………….. ......................................................................................................... 72
4.9.1 Kết quả khảo sát ở GV về mức độ tiếp thu kiến thức của HS khi GV
sử dụng các PPDH…… ............................................................................................... 72
4.9.2 Kết quả khảo sát ở HS khối 11 về mức độ tiếp thu kiến thức khi GV
sử dụng các PPDH……. .............................................................................................. 72
4.9.3 Kết quả khảo sát ở HS khối 12 về mức độ tiếp thu kiến thức khi GV
sử dụng các PPDH…… ............................................................................................... 73
4.9.4

Kết quả khảo sát ở HS nữ về mức độ tiếp thu kiến thức khi GV sử dụng các

PPDH………………….. ................................................................................................ 73
4.9.5 Kết quả khảo sát ở HS nam về mức độ tiếp thu kiến thức khi GV sử
dụng các PPDH………................................................................................................ 74
4.10 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS khi GV sử dụng các PPDH .. 80
4.10.1 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS lớp 11 khi GV sử dụng
các PPDH……………................................................................................................. 80
4.10.2 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS lớp 12 khi GV sử dụng
các PPDH……………................................................................................................. 81
4.10.3 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS nữ khi GV sử dụng các
PPDH…………………. .............................................................................................. 82
4.10.4 Kết quả khảo sát về mức độ hứng thú của HS nam khi GV sử dụng các PPDH . 83
4.10.5 Kết quả khảo sát ở HS về không khí của lớp học trong giờ học CN .... 85
4.11 Kết quả khảo sát ở GV về mức độ hiểu bài của HS khi GV dạy môn CN .... 90
4.12 Kết quả khảo sát về PP học của HS trên lớp ................................................. 91

viii 


4.12.1 Kết quả khảo sát ở GV về yêu cầu PP học của HS trên lớp.................. 91
4.12.2 Kết quả khảo sát ở HS khối 11 về PP học môn Công Nghệ trên lớp .... 93
4.12.3 Kết quả khảo sát ở HS khối 12 về PP học môn Công Nghệ trên lớp .... 94
4.13 Kết quả khảo sát về PP học ở nhà của HS ..................................................... 97
4.13.1 Kết quả khảo sát ở GV về yêu cầu PP học của HS ở nhà ..................... 97
4.13.2 Kết quả khảo sát ở HS khối 11 về PP học môn Công Nghệ ở nhà ....... 98
4.13.3 Kết quả khảo sát ở HS khối 12 về PP học môn Công Nghệ ở nhà ....... 98
4.13.4 Kết quả khảo sát ở HS nam về PP học môn Công Nghệ ở nhà ........... 99
4.13.5 Kết quả khảo sát ở HS nữ về PP học môn Công Nghệ ở nhà ............... 99
4.14 Kết quả khảo sát ở HS về phương tiện cần thiết khi học môn CN .............. 106
4.14.1 Kết quả khảo sát ở HS khối 11 về phương tiện cần thiết khi học môn
CN…………………….............................................................................................. 106
4.14.2 Kết quả khảo sát ở HS khối 12 về phương tiện cần thiết khi học môn
CN…………………….............................................................................................. 107
4.15 Kết quả khảo sát thời gian HS dành cho môn Công nghệ ........................... 111
4.16 Kết quả khảo sát ở GV về những thuận lợi khi sử dụng PPDH theo hướng
tích cực hóa người học .............................................................................................. 112
4.17 Kết quả khảo sát của GV về những khó khi sử dụng những PPDH tích
cực……………. ....................................................................................................... 113
4.18 Kết quả khảo sát của HS về những khó khăn trong quá trình học môn Công
nghệ……………. ...................................................................................................... 114
4.18.1 Kết quả khảo sát của HS khối 11 về những khó khăn trong quá trình
học môn Công nghệ

............................................................................................... 114

4.18.2 Kết quả khảo sát của HS khối 12 về những khó khăn trong quá trình

học môn Công nghệ

............................................................................................... 115

ix 


4.19 Kết quả khảo sát ở HS về những PPDH của GV nhằm mang lại kết quả
cao………………...................................................................................................... 119
4.19.1 Kết quả khảo sát ở HS khối 11 về những PPDH của GV nhằm mang
lại kết quả cao……….. .............................................................................................. 119
4.19.2 Kết quả khảo sát ở HS khối 12 về những PPDH của GV nhằm mang
lại kết quả cao………. ............................................................................................... 119
5.1 Kết luận ....................................................................................................... 123
5.1.1 Các PPDH đang được sử dụng để dạy môn Công Nghệ 11, 12 ở các
trường THPT trên địa bàn huyện Mỏ Cày tỉnh Bến Tre ........................................... 123
5.1.2 Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi sử dụng các PPDH
vào quá trình dạy học ............................................................................................... 126
5.2 Kiến nghị ..................................................................................................... 127
5.2.1 Về phía Bộ GD-ĐT ............................................................................... 127
5.2.2 Nhà trường........................................................................................... 128
5.2.3 Giáo viên ............................................................................................. 129
5.2.4 Về phía học sinh .................................................................................. 129
5.3 Đề xuất

....................................................................................................... 129

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 135
1.


Sách giáo khoa ............................................................................................. 135

2.

Luận văn cử nhân......................................................................................... 136

3.

Tạp chí ....................................................................................................... 136

Phụ lục 1 .................................................................................................................... 138
PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN ........................................................................... 138
Phụ lục 2 .................................................................................................................... 145
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH .............................................................................. 145
 




LỜI NGỎ
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục
tiêu cụ thể là đến năm 2020 Việt Nam từ một nước nông nghiệp trở thành nước
công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực
được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng
cao. Việc này bắt đầu từ giáo dục phổ thông.
Tại điều 2, Luật giáo dục (1988) cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào
tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và nghề
nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân chủ với chủ nghĩa xã hội; hình thành
và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tổ Quốc”. Như vậy, để đạt được mục tiêu trên, ở từng cấp học, từng
bậc học phải có những phương pháp, cách thức tổ chức dạy và học khác nhau để
giáo dục và đào tạo người học đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Trong thời đại ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão, dẫn đến
sự ra đời của kinh tế tri thức, khối lượng tri thức ngày càng nhiều, nội dung kiến
thức càng lớn, mà kiến thức nhà trường cung cấp không thể theo kịp tốc độ phát
triển của khoa học kĩ thuật. Vậy thì câu hỏi đặt ra là dạy và học như thế nào ở nhà
trường để học sinh trở nên tích cực, sáng tạo, biết tự rèn luyện tri thức cho chính
mình?
Hơn lúc nào hết, lúc này chúng ta càng phải quan tâm đến việc cải tiến
PPDH vì xã hội ngày nay là xã hội tri thức và thông tin. Sự đổi mới với tốc độ rất
nhanh trong các lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ tác động đến thông tin ở
ba khía cạnh là: thông tin có giá trị không dài, khối lượng thông tin tăng nhanh, nội
dung ngày càng phân hóa và phức tạp. Như vậy, cách dạy chỉ hướng tới cung cấp
kiến thức (thông tin) sẽ luôn lạc hậu với thời đại. Xã hội tri thức và thông tin đòi hỏi
một nền giáo dục suốt đời cho mọi người. Giáo viên phải hướng cho học sinh tới
cách học là chủ yếu. Sản phẩm không phải là những con người học gạo với một lô
kiến thức sách vở mà là vận dụng một cách sáng tạo những kiến thức ấy để giải
xi 


quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống: “Dạy học không phải là rót kiến thức
vào một chiếc thùng rỗng mà là thắp sáng lên những ngọn lửa”- Ngạn ngữ Hy Lạp.
Đứng trước tình hình đó người nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài “TÌM
HIỂU TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
LỚP 11, 12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPT HUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN
TRE”. Để nhằm tìm hiểu tình hình đổi mới PPDH của các giáo viên ở trường
THPT ở huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre hiện nay và từ đó có những đề xuất từng bước
nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

 

xii 


GVHD : PHẠM QUỲNH TRANG

SVTH : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG 

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, công nghiệp là ngành kinh tế đang phát triển và đóng vai trò là
ngành mũi nhọn trong nền kinh tế của nhiều quốc gia.Cùng với sự phát triển ngày
càng cao của khoa học kĩ thuật, nhu cầu cơ khí hóa, hiện đại hóa cũng ngày càng
tăng.Trách nhiệm ấy không chỉ riêng của người hoạt động trong lĩnh vực này mà
còn là trách nhiệm của toàn xã hội.Đặc biệt là thế hệ trẻ bởi họ chính là những
người tiếp cận sớm nhất những thành tựu mới, là những người có sự cảm nhận tinh
tế nhất với sự thay đổi của xã hội – một xã hội hiện đại có nhiều biến động. Do đó
chúng ta cần phải trang bị cho thế hệ trẻ nhất là học sinh phổ thông những kiến thức
cơ bản về công nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Một trong những
môn học ở trường THPT có thể trang bị cho các em những kiến thức cơ bản về công
nghiệp đó là mônCN 11, 12. Đây là môn học cung cấp cho học sinh những kiến
thức cơ bản về mạch điện, lý thuyết điện tử, ứng dụng mạch điện tử trong cuộc
sống, các động cơ thường gặp…. Bên cạnh đó, việc hướng nghiệp cho học sinh
THPT cũng không nằm ngoài mục đích của việc giảng dạy môn này.
Tuy nhiên, việc giảng dạy môn CN 11, 12 ở các trường THPT hiện nay vẫn
chưa được chú trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội đặt ra. Vì thế hiệu quả
môn này rất thấp và chỉ nặng về tính hình thức theoyêu cầu của chương trình. Hiện
nay chương trình học của học sinh phổ thông nhìn chungcòn mang nặng lý thuyết, ít

thực hành. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc học tập của môn học kém chất
lượng, không đảm bảo tính hướng nghiệp cho học sinh.
Hơn lúc nào hết việc nâng cao chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu của
tất cả các trường THPT.Mục tiêu này, về lâu dài nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
của đất nước, của sự nghiệp “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” và hội nhập kinh tế thế
giới. Thật vậy, theo tinh thần quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT mà Bộ trưởng
BGD&ĐT đã ký ngày 02/12/2004 thì tiêu chí hàng đầu của một trường THPT có




GVHD : PHẠM QUỲNH TRANG

SVTH : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG 

chất lượng cao là phải duy trì và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đào
tạo.
Công tác giáo dục dựa trên bốn trụ cột chính: học để biết, học để làm, học để
cùng chung sống và học để tự khẳng định mình. Cùng với xu hướng phát triển của
thời đại ngày nay nền giáo dục nước ta đã có những biến đổi về nội dung và phương
pháp. Để đáp ứng nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội, phát triển
tương lai, việc đổi mới PPDH là một trong những yêu cầu bức thiết hiện
nay.Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm là một trong những
mục tiêu được nhà giáo dục nghiên cứu.
Nâng cao chất lượng giáo dục là trọng tâm của Đảng và Nhà nước đề ra
trong những năm gần đây.Điều khoản 35 Hiến Pháp Việt Nam (công bố năm 1992)
quy định giáo dục là ưu tiên số một của chính sách quốc gia. Chúng ta tốn không ít
thời gian và giấy mực, song trên thực tế PPDHthật sự trở thành một chìa khóa, một
công cụ để giúp giáo viên trong giảng dạy nhưng vẫn còn nằm trong chữ nghĩa giấy
tờ, khiến những ai quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn.

Định hướng đổi mới PPDH đã được xác định trong Nghị Quyết TW 4 khóa
VII (1/1993), Nghị quyết TW2 khóa VIII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật
giáo dục (12/1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của BGD&ĐT, đặc biệt là chỉ
thị số 15 (4/1999). Luật giáo dục, Điều 28.2, đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp
với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng tự học, rèn luyện kĩ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú
học tập cho học sinh”.
Có thể nói cốt lõi của đổi mới PPDH là hướng tới hoạt động học tập chủ
động, thay đổi thói quen học tập thụ động.Nhưng trên thực tế nhiều trường phổ
thông hiện nay vẫn còn duy trì PPDHnặng về truyền đạt kiến thức, chưa phát huy
tính chủ động và khuyến khích sự vận dụng sáng tạo của học sinh. Việc đổi mới
phương pháp dạy học chỉ dừng lại ở bề nổi của hình thức mà chưa đi vào chiều sâu
của chất lượng và chưa được thường xuyên, liên tục (Phạm Quỳnh Trang,2008).




GVHD : PHẠM QUỲNH TRANG

SVTH : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG 

Nhân tố quyết định sự hình thành trong việc đổi mới PPDH đó là đội ngũ
giáo viên. Bởi vì PPDH của người giáo viên là một yếu tố rất quan trọng để quyết
định sự thành công của môn học. Theo Nguyễn Gia Cầu (2008) cho biết: “Một
phương pháp dù tốt đến đâu, nếu người giáo viên không nắm vững bản chất, thì mọi
hoạt động chỉ mang tính hình thức”. Để làm được điều này thì người giáo viên phải
có PPDH đúng, hay, độc đáo nhằm hướng học sinh vào nội dung bài giảng, làm cho
học sinh thật sự bị lôi cuốn, tiếp thu bằng tất cả trí tuệ và tình cảm của mình.Thế
nhưng để làm được điều đó thật không đơn giản, đòi hỏi người giáo viên không

những phải có kiến thức vững vàng, lòng yêu nghề mà còn phải biết tìm tòi và
không ngừng sáng tạo.
Là một sinh viên ngành SPKT và sẽ là một giáo viên trong tương lai, người
nghiên cứu nhận thức được vai trò quan trọng của người giáo viên hiện nay với hi
vọng sẽ trang bị cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc về phương pháp dạy
học sau này, để đóng góp vào sự nghiệp đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Tuy nhiên việc đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ PP truyền thống mà phải
vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH hiện có theo quan điểm dạy học tích cực
kết hợp với các PP hiện đại. Từ đó, người nghiên cứu quyết định chọn đề tài: “TÌM
HIỂU TÌNH HÌNH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH CỰC HÓA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY VÀ HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
LỚP 11, 12 TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG THPTHUYỆN MỎ CÀY, TỈNH BẾN
TRE”.
1.2 Vấn đề nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu nhằm làm rõ ba vấn đề:
- Thứ nhất là tìm hiểu PP dạy của GV và PP học của HS theo hướng tích
cực hóa người họctrong dạy và họcmôn Công Nghệ 11, 12 ở3trường THPT trên địa
bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
- Thứ hai là tìm hiểu cơ sở lựa chọn, mức độ sử dụng và hiệu quả
củaPPDH theo hướng tích cực hóa người học được áp dụng trong dạy học môn CN
11, 12 ở 3trường THPTtrên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.



GVHD : PHẠM QUỲNH TRANG

SVTH : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG 

- Thứ ba là tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của GV và HS khi áp
dụng PPDH theo hướng tích cực hóa người học. Từ đó, đưa ra kiến nghị và đề xuất

các PPDH môn Công Nghệ 11, 12 phù hợp, mang lại hiệu quả cho giáo viên và học
sinh ở 3trường THPT trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu :
1. Những PP dạy và PP học theo hướng tích cực hóa người học trong dạy và
học môn Công Nghệ 11, 12 đang được áp dụng ở 3 trường THPT trên địa bàn
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre?
2. Nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ sở lựa chọn PPDH, mức độ sử
dụng và hiệu quảcủa các PPDH được áp dụng trong dạy và học môn Công Nghệ 11,
12 ở 3 trường PTTH trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre?
3. Giáo viên và HS gặp những thuận lợi và khó khăn gì khi áp dụng PPDH
theo hướng tích cực hóa người học? Từ đó đưa ra những đề xuất và kiến nghị để
khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các PPDH
theo hướng tích cực hóa người học trong dạy học môn Công Nghệ 11, 12 ở 3 trường
PTTH trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre?
1.4 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm giúp giáo viên, sinh viên và học sinh lựa chọn
PPDH môn Công Nghệ 11, 12 phù hợp nhất để nâng cao chất lượng giáo dục PTTH
nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
1.5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới PPDH theo hướng tích
cực hóa người học.
Nhiệm vụ 2: Điều tra, khảo sát về tình hình đổi mới PPDH theo hướng tích
cực hóa người học ở 3trường THPT trên địa bàn huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.




GVHD : PHẠM QUỲNH TRANG

SVTH : NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG 


Nhiệm vụ 3: Tiến hành phân tích và tổng hợp kết quả khảo sát thu được từ
nhiệm vụ 2, kết hợp với cơ sở lí luận ở nhiệm vụ 1 để đánh giá, kết luận và hoàn
thành đề tài nghiên cứu.
Nhiệm vụ 4: Đề xuất các PPDH theo hướng tích cực hóa người học để nâng
cao chất lượng giảng dạy ở trường THPT nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

1.6 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu ( phục vụ nhiệm vụ 1,2)
Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong đề tài để tìm hiểu các lý
thuyết về hoạt động giảng dạy,hoạt động học tập qua sách,báo, tạp chí, internet…Từ
đó, phân tích và tổng hợp tài liệu về tình hình đổi mới PPDH theo hướng tích cực
hóa, sắp xếp tài liệu hợp với lý luận của đề tài.
Phương pháp điều tra, khảo sát (phục vụnhiệm vụ 2)
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài bằng cách phát phiếu điều tra
nhằm thu thập các ý kiến của học sinh và giáo viên về các vấn đề nghiên cứu. Cụ
thể là:
- Xây dựng kế hoạch điều tra: điều tra về tình hình đổi mới PPDH theo
hướng tích cực hóa người học.
- Xây dựng phiếu điều tra thu thập dữ liệu từ giáo viên và học sinh về tình
hình đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa người học.
- Chọn mẫu điều tra về giáo viên và học sinh
- Tiến hành điều tra giáo viên và học sinh.
Phương pháp phỏng vấn (phục vụ nhiệm vụ 2)
Đưa ra những câu hỏi để phỏng vấn GV và HS về việc sử dụng phương pháp
dạy và học nhằm tìm hiểu sâu những vấn đề có liên quan đến đề tài một cách trực
tiếp, nhanh chóng, chính xác.
PP quan sát
Qua quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh 3 trường THPT
Lê Anh Xuân, Cheguevara, An Thạnh.




×