Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa cơtu của tỉnh quảng nam ( Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.04 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ATING TƢƠI

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CƠTU CỦA TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

Hà Nội – Năm 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ATING TƢƠI

CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
VĂN HÓA CƠTU CỦA TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 8.34.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ HỒNG LÝ

Hà Nội – Năm 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của GS.TS Lê Hồng Lý, có tham khảo một số kết quả nghiên cứu đã được
công bố. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách
quan và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội
đồng khoa học về luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Ating Tƣơi


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, chương
trình đào tạo Thạc sỹ của Học viện Khoa học xã hội, chuyên ngành chính sách
công. Bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong học tập, nghiên cứu và làm
luận văn, tôi cũng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể qúi thầy giáo, cô giáo trong và ngoài
Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo GS.TS Lê Hồng
Lý người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn Ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam, Huyện ủy, UBND huyện Đông
Giang, Tây Giang, Nam Giang đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu
và viết luận văn tốt nghiệp.
Luận văn được viết trong thời gian có hạn. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và tất cả bạn đọc.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ating Tƣơi



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN DI SẢN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM ................................................8
1.1.Khái niệm ..............................................................................................................8
1.2. Vai trò của chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa của Việt Nam.......14
1.3. Các nhân tố tác động đến chính sách bảo tồn di sản văn hóa ở Việt Nam ........16
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN
HÓA CƠTU CỦA TỈNH QUẢNG NAM ..............................................................21
2.1. Dân tôc Cơtu và di sản văn hóa Cơtu của tỉnh Quảng Nam. ............................21
2.2. Chính sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa tỉnh Quảng Nam ....................39
2.3. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống Cơtu của tỉnh Quảng
Nam. ..........................................................................................................................47
2.4. Kết quả thực hiện chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu của tỉnh
Quảng Nam, giai đoạn 2010-2017 ............................................................................52
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT
TRIỂN VĂN HÓA CƠTU CỦA TỈNH QUẢNG NAM ......................................63
3.1. Quan điểm chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu của tỉnh Quảng Nam
đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ...................................................................................63
3.2. Một số giải pháp về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới. .........................................................................64
3.3. Những kiến nghị, đề xuất ...................................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DTTS


: Dân tộc thiểu số

HĐND : Hội đồng nhân dân
MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

NQ

: Nghị quyết

PTDTNT : Phổ thông dân tộc nội trú


: Trung ƣơng

UBND : Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hoá là nhân tố quyết định đến sự phát triển bền vững của một quốc gia,
dân tộc. Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa
độc đáo. 54 dân tộc là 54 sắc màu văn hoá đan xen tạo nên sự đa dạng của nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Chính bản sắc văn hóa đó đã tạo
động lực cho các dân tộc tồn tại và phát triển. Đảng ta trong suốt quá trình lãnh đạo
đất nƣớc phát triển kinh tế - xã hội luôn đề cao vai to lớn của văn hoá. Coi văn hoá
là một trong những yếu tố không thể thiếu trong việc hoạch định chính sách kinh tế
- xã hội và chính sách đối ngoại của Đảng. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tại hội nghị TW4, khoá VII (01/1993),
Đảng ta đã xác định: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, một động lực thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội”.
Trong suốt 15 năm sau khi NQ TƢ5 Khóa VIII đƣợc ban hành, Đảng và nhà nƣớc
ta đã ban hành nhiều chính sách về văn hóa. Bằng hệ thống các chính sách đã tạo
điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các
dân tộc Việt Nam. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc chính sách bảo tồn các di sản
văn hóa còn có những tồn tại, bất cập.
Trong những năm qua Đảng bộ và chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Nam
đã thực hiện theo quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của đảng, chính sách pháp luật
của nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ về lĩnh vực văn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển
kinh tế - văn hóa - xã hội tỉnh Quảng Nam.Tuy nhiên tỉnh Quảng Nam gặp không ít
những khó khăn trong việc thực hiện chính sách bảo tồn di sản văn hóa của các dân
tộc thiểu số. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, bản sắc văn hóa
dân tộc, một mặt, có điều kiện đƣợc tiếp cận nền văn hóa mới, làm đẹp thêm cho
văn hóa Việt Nam đã đƣợc khẳng định về giá trị và vai trò văn hóa trong đời sống.
Nhƣng mặt khác bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc thiểu số cũng có thể bị
phai nhạt, lãng quên, mai một và mất đi hoặc mang hình ảnh của văn hóa khác. Một

1


số bản sắc văn hóa truyền thống của ngƣời Cơtu có nguy cơ bị mai một, biến đổi, bị
lãng quên. Một dân tộc không thể tồn tại và phát triển nếu đánh mất nền văn hóa
của dân tộc mình. Bản sắc văn hóa của một dân tộc khẳng định đƣợc sự trƣờng tồn
của dân tộc đó. Chính vì vậy việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Cơtu
là việc làm rất cần thiết và cấp bách hiện nay.
Trƣớc những bất cập trong quá trình bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu tỉnh
Quảng Nam, việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tác động đến chính sách bảo
tồn và phát triển văn hóa Cơtu của tỉnh là rất cần thiết. Từ đó đề xuất các giải pháp

mới nhằm hoàn thiện chính sách giúp cho tỉnh Quảng Nam có chính sách tốt trong
việc bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu trên địa bàn tỉnh.
Vì vậy tôi chọn đề tài: “Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu của
tỉnh Quảng Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính sách công
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Nghiên cứu về văn hóa và chính sách văn hóa
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về văn hóa và chính sách văn hóa ở nhiều góc
độ khác nhau về các giá trị, bản sắc văn hóa đặc trƣng của mỗi vùng, miền và của
mỗi dân tộc, có các tài liệu nghiên cứu liên quan đến các chính sách văn hóa các
dân tộc nói chung và có một số tài liệu nghiên cứu về văn hóa Cơtu, cụ thể nhƣ sau:
“Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam” của tác giả Lê Ngọc Thắng và Lâm
Bá Nam, Nxb dân tộc, năm 1990.
Về bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, lễ hội văn hóa, đời sống tinh thần và
con ngƣời Cơtu đã có một số công trình nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về
giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể nhƣ:
“Nhà Gƣơl của ngƣời CơTu” tác giả Đinh Hồng Hải viết về kiến trúc Gƣơl và
các lễ hội văn hóa và đời sống tinh thần của ngƣời Cơ Tu ở Quảng Nam, Nxb Văn
hóa Dân tộc, Hà Nội, năm 2006.
“Góp phần tìm hiểu văn hóa Cơ Tu” tác giả Lƣu Hùng phản ánh những nét
chính của văn hóa trong đời sống của ngƣờiCơtu tỉnh Quảng Nam, Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, năm 2006.

2


“Tìm hiểu văn hóa Katu” tác giả Tạ Đức đã nêu những khía cạnh đời sống văn
hóa của dân tộc Katu ở Quảng Nam, Nxb Thuận Hóa, năm 2002.
“Katu - kẻ sống đầu nguồn nƣớc” tác giả Nguyễn Hữu Thông viết về nguồn
gốc, địa bàn cƣ trú, các tộc danh một số phong tục, tập quán, lễ hội của ngƣời Cơtu,
Nxb Thuận Hóa, năm 2005.

“Ngƣời Cơ Tu ở Việt Nam” của tác giả Trần Tấn Vịnh đã ghi lại bằng hình
ảnh về văn hóa trong sống hằng ngày của ngƣời Cơtu ở Quảng Nam, Nxb Thông
tấn, Hà Nội, năm 2009.
“Văn hóa ngƣời Cơ Tu” của tác giả Bh‟riu Liếc đã giới thiệu về tộc danh, địa
bàn cƣ trú, tính cách con ngƣời, những phong tục, tập quán và các lễ hội truyền
thống của ngƣời Cơ Tu tỉnh Quảng Nam, Nxb Đà Nẵng, năm 2009.
“Tiếng thông dụng C’tu- Kinh và văn hóa làng C’tu” tác giả Bh‟riu Liếc, Nxb
Sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Nam, năm2006
Nhìn chung: Những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu tìm hiểu, giới
thiệu, phản ánh các mặt về đời sống văn hóa của ngƣời Cơtu. Chƣa có công trình
nào nghiên cứu về chính sách Cơtu bảo tồn và phát triển văn hóa. Vì vậy việc
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chính sách Cơtu bảo tồn và phát triển văn hóa
Cơ Tu hết sức cần thiết.
2.2. Nghiên cứu về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu
Văn hóa nói chung và chính sách văn hóa nói riêng đã có nhiều công trình
nghiên cứu ở phạm vi khác nhau nhƣ:
“Văn hóa sức mạnh nội sinh của phát triển” Phùng Hữu Phú, Đinh Xuân
Dũng, Đồng chủ biên, Nxb chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2004. Các bài viết
của nhiều nhà khoa học về vấn đề lý luận và thực tiển phát triển văn hoa trong thời
kỳ đổi mới ở nƣớc ta, đề ra mục tiêu, định hƣớng và giải pháp có tầm chiến lƣợc
trong phát triển văn hóa phù hợp với xu thế phát triển chung hiện nay.
Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, nhà xuất
bản chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội, 2004 viết về quá trình đổi mới quan điểm
của đảng trong xây dựng và phát triển văn hóatừ năm 1986 đến nay.

3


Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Những vấn đề phương
pháp luận, Phạm Duy Đức đã nêu phƣơng pháp luận nghiên cứu, thực trạng và giải

pháp để phát triển văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2011-2020.
Về văn hóa Cơtu cũng đã có nhiều bài viết, có công trình nghiên cứu khoa học
về cội nguồn, nét độc đáo của bản sắc văn hóa Cơtu. Tuy nhiên về chính sách bảo
tồn và phát triển văn hóa Cơtu thì chƣa có công trình nghiên cứu nào.
Nhìn chung: Các công trình nghiên cứu chủ yếu khai thác những đặc điểm
chung về bản sắc văn hóa, bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc
thiểu số, văn hóa của dân tộc Cơtu ở nƣớc ta, những bài nghiên cứu chủ yếu chỉ
dừng lại ở việc tìm hiểu những giá trị văn hóa của ngƣời Cơtu nhằm giới thiệu về
con ngƣời và những nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp của văn hóa dân tộc Cơtu. Chƣa
nghiên cứu về thực trạng văn hóa Cơtu trong giai đoạn hiện nay và chƣa đi sâu
nghiên cứu việc thực hiện, quản lý chính sách và hiệu quả của chính bảo tồn và phát
triển văn hoa Cơtu.
Từ một số đề tài, các tác phẩm và một số công trình nghiên cứu nêu trên đã
giúp cho tôi có tƣ liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn, nghiên cứu văn hóa, chính sách
văn hóa theo chiều hƣớng phát triển mới từ đó đề ra các giải pháp về chính sách bảo
tồn và phát triển văn hóa Cơtu tỉnh Quảng Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chính sách bảo tồn di sản văn hóa nói chung.
Khảo sát, đánh giá thực trạng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Cơtu tại
ba huyện Đông Giang, Tây Giang và huyện Nam Giang của tỉnh Quảng Nam. Từ
đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện về chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
Cơtu tỉnh Quảng Nam và các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn giải quyết những nhiệm vụ nhƣ sau:
Một là, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách văn hóa, chính sách bảo tồn
và phát triển văn hóa các các dân tộc Việt Nam.

4



Hai là, đánh giá thực trạng chính sách bảo tồn và huy giá trị văn hóa Cơtu tỉnh
Quảng Nam, chỉ ra những ƣu điểm, những hạn chế và bƣớc đầu tìm hiểu những
nguyên nhân của những hạn chế đó.
Ba là, đề ra một số giải pháp cơ bản, nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu
tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa
Cơtu của tỉnh Quảng Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu ở 3 huyện Đông Giang, Tây Giang và huyện
Nam Giang, tỉnh Quảng Nam.
Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu công tác bảo tồn và phát triển văn hóa
Cơtu ở tỉnh Quảng Nam từ 2010 đến 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận:
Luận văn tiếp cận đa ngành và vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính sách
công về chu trình chính sách từ việc hoạch định, xây dựng, thực hiện và đánh giá
chính sách có sự tham gia của chủ thể chính sách. Cơ sở lý luận đƣợc làm rõ qua
thực tiễn chính sách công hình thành cơ sở lý luận về chính sách.
5. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn này sử dụng các phƣơng pháp kết hợp, cụ thể nhƣ sau: phƣơng pháp
nghiên cứu định tính, định lƣợng, phƣơng pháp sử lý số liệu, tổng hợp và thu thập
số liệu.
Phương pháp định lượng
Phỏng vấn bằng câu hỏi: nhân dân 30 xã, Thị trấn tại ba huyện miền núi của
tỉnh Quảng đó là huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, khảo sát hơn 300 câu
hỏi đối với: Trƣởng thôn, Bí thƣ chi bộ thôn, Già làng, ngƣời có uy tín, ngƣời cao
tuổi, chi hội phụ nữ, chi hội nông dân, đoàn thanh niên, Học sinh trƣờng PTDT nội


5


trú huyện, tỉnh, học sinh trƣờng THPT và nhân dân của ba huyện.
Phương pháp định tính
Phỏng vấn sâu: 60 cán bộ, công chức gồm 01đồng chí phó chủ tịch phụ trách
khối văn hóa - xã hội tỉnh, 02 đồng chí giám đốc và phó giám đốc Sở văn hóa thể
thao và du lịch tỉnh, 02 đồng chí phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa - xã hội, 15
cán bộ đang công tác tại phòng văn hóa - thông tin, 39 cán bộ văn hóa tại 30 xã, thị
trấn của ba huyện Đông Giang, Tây Giang và huyện Nam Giang.
Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thống của tỉnh: Số liệu chi cục thống kê tỉnh, Sở Văn hóa thể
thao và du lịch và ban dân tộc tỉnh Quảng Nam.
Thu thập qua khảo sát, điều tra thực tế tại địa bàn ba huyện Đông Giang, Tây
Giang và huyện Nam Giang.
Số liệu của ủy ban nhân dân, Chi cục thống kê, phòng văn hóa thông tin,
phòng tài chính - kế hoạchcủa 03 huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang tỉnh
Quảng Nam.
Các văn bản bao gồm: các nghị quyết của đảng, chính sách, pháp luật của nhà
nƣớc về bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích các số liệu thu thập đƣợc để rút ra những vấn đề mà luận văn quan
tâm. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu liên quan
với khoa học chính sách công.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiển của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài vận dụng lý thuyết về khoa học chính sách công để làm rõ vấn đề khoa
học và thực tiển của chính sách: Bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu tỉnh Quảng
Nam.

Kết quả nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ hệ thống lý luận khoa học chính
sách công và chính sách: Bảo tồn và phát triển văn hóa Cơtu tỉnh của Quảng Nam.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn

6


Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full














×