VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TUYẾT THƢƠNG
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
HÀ NỘI, năm 2018
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN TUYẾT THƢƠNG
CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ LAN HƢƠNG
HÀ NỘI, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng của tôi. Các số liệu,
tài liệu được trích dẫn trong luận văn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong
luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả
Trần Tuyết Thƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN ........................................8
1.1. Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ...........................8
1.2. Cơ sở thực tiễn về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển và bài học cho
Đà Nẵng.....................................................................................................................17
CHƢƠNG 2. THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .............................................................................28
2.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội Thành phố Đà Nẵng .................28
2.2. Thực trạng môi trường biển Đà Nẵng ................................................................32
2.3. Chủ trương và chính sách bảo vệ môi trường biển của thành phố Đà Nẵng .....38
2.4. Đánh giá việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở Đà Nẵng...........51
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG BIỂN CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG .......................................................................................................................61
3.1. Quan điểm và mục tiêu bảo vệ môi trường biển của Thành phố Đà Nẵng ........61
3.2. Các giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển của
Thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. ...................................................................68
KẾT LUẬN ..............................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVMT
Bảo vệ môi trường
CLB
Câu lạc bộ
CNH, HĐH
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa
HĐND
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
MT
Môi trường
QLNN
Quản lí nhà nước
TNMT
Tài nguyên môi trường
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1.
Tên bảng
Kết quả phân tích chất lượng nước biển ven bờ
Đà Nẵng
Trang
33
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
Tên hình
hình
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
Sơ đồ Tổ chức Bộ máy quản lý Nhà nước về Bảo
vệ môi trường tại ĐN
Sơ đồ tổ chức bộ máy Sở Tài nguyên và môi
trường Đà Nẵng
Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi cục Bảo vệ môi
trường Thành phố Đà Nẵng
Sơ đồ cơ cấu bộ máy Chi Cục Biển và Hải đảo
Thành phố Đà Nẵng
Trang
43
44
46
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở trung tâm Biển Đông, vì vậy biển có vị trí vô cùng quan
trọng đối với Việt Nam về các mặt chiến lược, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng
trước mắt và lâu dài. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán
quốc gia của Việt Nam chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong
phú, trong đó trước hết là cá biển với trữ lượng khoảng 3 triệu tấn, cho phép khai
thác từ 1,2 đến 1,4 triệu tấn /năm; dầu khí với trữ lượng khoảng 10 tỷ tấn dầu, 250300 tỷ m3 khí đồng hành. Với diện tích và vị trí địa lý thuận lợi về biển, biển Việt
Nam vừa là điều kiện để liên kết kinh tế giữa các vùng, các miền trong nước, vừa là
cửa ngõ thông thương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố Đà Nẵng nằm tại vị trí trung độ của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía nam và tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông,
với diện tích tự nhiên: 1.256,54 km2, đường bờ biển trải dài 92km với nhiều bãi tắm
đẹp lý tưởng như: Mỹ Khê, Non Nước, Bắc Mỹ An, Nam Ô, Xuân Thiều…Các bãi
tắm ở Đà Nẵng đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh
năm trong xanh. Việc sở hữu đường bờ biển dài cùng những bãi biển hoàn hảo, Đà
Nẵng luôn là điểm đến du lịch hàng đầu của các du khách trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường biển Đà Nẵng vẫn đang báo
động vì một số lí do như: Đà Nẵng có 29 cửa cống xả nước ra biển kể cả thu gom
và xả nước thải tính từ quận Liêu Chiểu về quận Thanh Khê, Hải Châu rồi đến cầu
Thuận Phước. Tại khu vực biển phía Đông từ quận Sơn Trà đến quận Ngũ Hành
Sơn có 15 cửa xả nước ra biển, trong đó trên địa bàn quận Sơn Trà có 7 cửa và ở
quận Ngũ Hành Sơn có 8 cửa. Tất cả hệ thống cống thoát này bao gồm cả cống xả
và hệ thống thu gom nước mưa và nước thải. Về mặt nguyên tắc, nước thải đều phải
được thu gom, xử lý trước khi chảy thải ra môi trường. Và khi trời không mưa thì
nước phải được thu gom bơm về trạm xử lý tập trung hiện có để đảm bảo thu gom
và xử lý, nhưng khi mùa mưa đến, nước thải theo nước mưa đổ tràn ra các cửa cống
xả này và đổ ra biển. Bên cạnh đó vẫn có một số tác động gây ô nhiễm môi trường
1
biển như: đất đai bị xói mòn, thoái hoá; chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh,
tài nguyên thiên nhiên trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, đa dạng sinh
học bị đe dọa nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường... Đỉnh điểm nhất là sự cố
môi trường biển miền Trung tháng 4 năm 2016 vừa qua diễn ra trên diện rộng (4
tỉnh miền trung) do việc vi phạm trong hoạt động xả thải của Công ty TNHH Gang
Thép Hưng Nghiệp Formosa (Khu kinh tế Vũng Áng), đã gây ra hậu quả lớn về
kinh tế, xã hội, môi trường trước mắt và lâu dài; ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành
đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, làm muối, dịch vụ hậu cần nghề cá, du
lịch; làm xáo trộn, gây mất an ninh trật tự, tâm lý bức xúc, bất an trong nhân dân.
Để xây dựng Thành phố Đà Nẵng trở thành Thành phố đáng sống, có đô thị du
lịch, dịch vụ kiểu mẫu và là trung tâm về giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, phát
triển kinh tế tri thức công nghệ cao, phát huy thế mạnh về dịch vụ - du lịch; có môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội lành mạnh theo Nghị quyết Đại hội đại biểu
Đảng bộ Thành phố lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã đề ra và xây dựng thương
hiệu “Thành phố môi trường” cần phải rà soát, đánh giá lại tình hình thực hiện các
chính sách bảo vệ môi trường trong thời gian qua, những thành tựu cũng như những
tồn tại, hạn chế chưa khắc phục được. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm thực hiện có
hiệu quả các chính sách bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.
Xuất phát từ yêu cầu đó, cùng với những kiến thức đã học, bản thân tôi nhận thấy
nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường biển cả nước nói chung và biển Đà nẵng
nói riêng có nhiều. Nhưng một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi
trường biển tại Đà Nẵng là do việc thiếu chính sách bảo vệ môi trường biển, việc
thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển chưa nghiêm, chính sách khi triển khai
thực hiện còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn... Vì vậy, tôi chọn đề tài
“Chính sách bảo vệ môi trường biển của Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã
nghiên cứu về bảo vệ môi trường (BVMT) biển và chính sách bảo vệ môi trường
biển. Tiêu biểu có các công trình sau:
2
2.1. Các công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển của Việt Nam
“Ô nhiễm môi trường biển Việt Nam luật pháp và thực tiễn” của tiến sĩ
Nguyễn Hồng Thao đã đề cập đến nhiều nội dung như: Khái niệm môi trường biển
và BVMT biển, tầm quan trọng của vấn đề BVMT biển, định nghĩa ô nhiễm môi
trường biển, các nguồn gây bô nhiễm môi trường biển; các điều ước quốc tế và khu
vực Đông Nam Á về môi trường biển và ô nhiễm môi trường biển; TN&MT và ô
nhiễm biển tại Việt Nam: TN&MT biển Việt Nam, Thực trạng ô nhiểm biển Việt
Nam, Các yếu tố khí tượng thủy văn ảnh hưởng đến ô nhiễm biển; chiến lược và
hoạt động liên quan đến BVMT biển, phòng chống ô niễm môi trường biển.
Công trình “ ảo vệ môi trường biển vấn đề và giải pháp” của tiến sĩ Nguyễn
Hồng Thao đề cập đến: Những vấn đề chung, có tính cấp thiết của việc BVMT biển
cùng những công ước quốc tế quan trọng liên quan đến vấn đề này. Đề cập tình hình
ô nhiễm môi trường biển Việt Nam hiện nay, việc tổ chức phòng chống, hạn chế ô
nhiễm. Đặc biệt cuốn sách còn giới thiệu một số văn bản luật quan trọng của Việt
Nam về bảo vệ, phòng chống, ô nhiễm môi trường biển.
“Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững”
là công trình khoa học do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến chủ biên, Trung tâm Luật biển
và Hàng hải quốc tế (Khoa Luật, ĐHQGHN) được thực hiện trong khuôn khổ Dự
án “Các nguyên tắc trong thực tiễn quản lý biển và đới bờ” (Principles in Practice:
Ocean and Coastal Governance) giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học
Dalhousie (Canada) và Trường Đại học Visayas (Philippines) dưới sự tài trợ của Cơ
quan hợp tác phát triển quốc tế Canada (CIDA). Nội dung cuốn sách trình bày tổng
quan về: Chính sách, pháp luật về biển và nguyên tắc phát triển bền vững; phân tích
17 thực trạng và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện chính sách biển của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; giới thiệu về một số hoạt động hợp tác quốc tế
trong khai thác, quản lý biển giữa Việt Nam và các nước trong khu vực.
Luận án tiến sĩ Hà Văn Hòa "Quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường biển ven
bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" tại Học viện Hành chính Quốc gia. Luận án
nghiên cứu những vấn đề lý luận về môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển;
thực trạng ô nhiễm môi trường biển ven bờ, nguyên nhân và công tác quản lý nhà
3
nước để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh thời gian qua. Trên
cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ
môi trường biển ven bờ ở Quảng Ninh.
“Chính sách bảo vệ môi trường biển từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” là Luận
văn Thạc sĩ chuyên ngành chính sách công , Học viện Khoa học xã hội của tác giả
Phạm Ngọc Hà Ny đã nêu lên được nhiều nội dung về chính sách bảo vệ môi trường
biển như: chính sách bảo vệ môi trường; chính sách bảo vệ môi biển phải là sự thể
chế hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ môi trường,
phải bám sát thực trạng môi trường của đất nước, chính sách bảo vệ môi trường
biển đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của quốc gia; thực trạng của
việc bảo vệ môi trường biển ở tỉnh Quảng Nam, nguyên nhân và các giải pháp hoàn
thiện chính sách bảo vệ môi trường biển của tỉnh Quảng Nam.
2.2. Các công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển của Đà Nẵng
Bài viết: “Nghiên cứu khảo sát hiện trạng ăn mòn phá huỷ của các công
trình bê tông cốt thép và khả năng xâm thực của môi trường vùng ven biển Thành
phố Đà Nẵng” của tác giả Trương Hoài Chính, Trần Văn Quang, Nguyễn Phan
Phú – Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng và tác giả Huỳnh Quyền trường Đại
học Bách khoa Hồ Chí Minh được đăng trong Tạp chí Khoa học và Công nghệ,
Đại học Đà Nẵng. Bài viết nhằm nêu ra cơ sở dữ liệu để minh chứng cho khả năng
xâm thực mạnh của môi trường ven biển Đà Nẵng, là cơ sở cho việc đánh giá đưa ra
những biện pháp, công nghệ phù hợp nhằm bảo vệ chống ăn mòn xâm thực, nâng
cao tuổi thọ cho các công trình vùng ven biển Đà Nẵng, đặc biệt là các công trình
cầu cảng, góp phần vào sự phát triểnbền vững kinh tế của thành phố.
Bài viết: “Đà Nẵng bảo vệ môi trường trong phát triển du lịch biển” của
Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tưởng được đăng trong Tạp chí Du lịch. Bài viết chỉ ra thực
trạng các bãi biển Đà Nẵng đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi nước thải, rác thải từ
các nguồn sinh hoạt, dịch vụ du lịch, công nghiệp... của thành phố và đề ra những
giải pháp cụ thể, lâu dài nhằm bảo vệ môi trường du lịch biển Đà Nẵng.
Các nghiên cứu này là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và đã nêu ra được
những tồn tại và giải pháp trong việc bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, các nghiên
4
cứu trên chỉ mới đề cập tới các lĩnh vực riêng, chưa có bài viết nào đánh giá một cách
toàn diện về tình hình thực hiện các chính sách về bảo vệ môi trường biển của địa
phương. Hiện nay, chúng ta đã có các văn bản, quy định về bảo vệ môi trường biển,
nhưng do con người (cá nhân, tổ chức) chưa tuân thủ hoặc tuân thủ chưa đúng quy định
này nên dẫn đến ô nhiễm môi trường biển.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “Chính sách bảo vệ môi trường biển
Thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình, luận văn có sự kế thừa, phát
triển những thành quả của các đề tài liên quan trước đó để đánh giá, phân tích, từ đó
đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế và chủ trương Thành phố Đà
Nẵng đến năm 2020 trở thành “Thành phố môi trường”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện
chính sách bảo vệ môi trường biển, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường biển trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển của thành phố Đà Nẵng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách bảo
vệ môi trường biển.
Thứ hai, phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường biển của Thành phố Đà Nẵng, từ đó xác định những mặt được, những hạn
chế cùng các nguyên nhân.
Thứ ba, đề xuất những giải pháp tăng cường thực hiện chính sách bảo vệ môi
trường biển của Thành Phố Đà Nẵng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xoay quanh về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở Thành
Phố Đà Nẵng hiện nay dưới góc độ chính sách công.
5
Luận văn đầy đủ ở file:Luận văn Full