Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA KON KA KINH TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA
KON KA KINH TỈNH GIA LAI

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: ĐẶNG THỊ THẢO
NGÀNH: QUẢN LÍ MÔI TRƢỜNG VÀ DLST
NIÊN KHÓA: 2007 - 2011

Tháng 7 năm 2011


ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI TẠI VƢỜN QUỐC GIA
KON KA KINH TỈNH GIA LAI

Tác giả

ĐẶNG THỊ THẢO

Khoá luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ ngành
Quản lý môi trƣờng và du lịch sinh thái

Giáo viên hƣớng dẫn
TS. CHẾ ĐÌNH LÝ


Tháng 07 năm 2011
i


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Tài Nguyên và Môi
Trường, trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt bốn năm qua để tôi có được nền tảng vững chắc, tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến T.S Chế Đình Lý- phó viện trưởng
viện Tài nguyên – Môi trường TP Hồ Chí Minh, và anh Nguyễn Hiền Thân đã trực tiếp
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn, luôn hướng dẫn tận tình, giúp đỡ,
nhắc nhở và đóng góp những ý kiến quý báu để tôi có hoàn thành đề tài đã chọn.
Tôi xin cám ơn toàn thể cán bộ VQG Kon Ka Kinh và anh Nguyễn Tùng Lâm –
nhân viên sở văn hoá và du lịch tỉnh Gia Lai. Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cám ơn
sự hợp tác giúp đỡ của Ban quản lí KBTTN Kon Chư Răng huyện Kbang tỉnh Gia Lai,
Ban quản lý VQG Chư Mom Rây tỉnh Kon Tum, đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp
những số liệu, thông tin hữu ích giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn bạn bè và tập thể lớp DH07DL đã luôn chia sẻ, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt suốt quá trình học và làm luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn ba mẹ và các anh chị đã luôn là nguồn động viên tinh thần
lớn lao và quan trọng nhất để tôi có thể có được thành công như ngày hôm nay.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 7 năm 2011
Sinh viên
Đặng Thị Thảo

ii



TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái
tại Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai” được thực hiện từ tháng 03/2011 đến
tháng 07/2011 với các nội dung:
- Khảo sát và đánh giá các tiềm năng DLST, hiện trạng đời sống – kinh tế, các sản phẩm
giá trị văn hoá và nhu cầu về sự tham gia hoạt động DL của cộng đồng dân cư và ban
quản lý của VQG Kon Ka Kinh.
- Xác định được các lợi thế phát triển du lịch của VQG Kon Ka Kinh từ các yếu tố bên
trong và bên ngoài và so sánh lợi thế đó với lợi thế phát triển du lịch của VQG Chư Mom
Rây tỉnh Kon Tum và KBTTN Kon Chư Răng huyện KBang tỉnh Gia Lai thông qua
phương pháp phân tích lợi thế so sánh (ma trận CPM).
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, phân tích các bên liên quan trong
hoạt động du lịch của VQG Kon Ka Kinh trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa và
các nguồn tài liệu liên quan. Từ đó, đề xuất giải pháp định hướng phát triển du lịch sinh
thái cho VQG Kon Ka Kinh thông qua 2 phương pháp: phương pháp ma trận SWOT và
phương pháp phân tích các bên liên quan (SA).
Kết quả đạt được:
- Đánh giá được tiềm năng DL tại VQG Kon Ka Kinh, ở đây có nhiều cảnh quan thiên
nhiên tuyệt đẹp, với hệ động – thực vật phong phú, với những nét sinh hoạt văn hoá đặc
sắc của người Ba Na hiện vẫn được lưu giữ như thuở sơ khai, ... Tuy nhiên, những tiềm
năng này chưa được khai thác, còn để ngỏ.
- Nắm bắt được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc khai thác, tận dụng các tiềm năng này,
và từ đó đề xuất một số định hướng phát triển DL cho VQG Kon Ka Kinh.

iii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ .......................................................................... ix
Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu đề tài ..................................................................................................................... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................. 2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Các khái niệm có liên quan .................................................................................................. 3
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái ........................................................................................ 3
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái ................................................................... 3
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ..................................................... 3
2.1.4 Khái niệm về tài nguyên và tài nguyên DLST ................................................................ 4
2.1.5 Đặc điểm của tài nguyên DLST ..................................................................................... 4
2.2 Tổng quan về Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai .................................................... 4
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................................................... 4
2.2.2 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức VQG Kon Ka Kinh .............................................. 5
2.2.3 Vị trí địa lý – Giới hạn – Diện tích ................................................................................. 5
2.2.5 Địa hình…. .................................................................................................................... 6
iv


2.2.6 Khí hậu – thuỷ văn ......................................................................................................... 6
2.2.7 Dân sinh, kinh tế - xã hội ............................................................................................... 7
Chƣơng 3: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 9

3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................................ 9
3.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 10
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu .................................................................................. 10
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa..................................................................................... 10
3.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học .................................................................................. 11
3.2.4 Phương pháp CPM (phương pháp phân tích lợi thế so sánh) ........................................ 11
3.2.5 Phương pháp SWOT .................................................................................................... 12
3.2.6 Phương pháp SA (PP phân tích các bên liên quan) ....................................................... 12
Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 13
4.1. Tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Kon Ka Kinh.......................................................... 13
4.1.1 Tiềm năng tự nhiên ...................................................................................................... 13
4.1.2 Tiềm năng nhân văn ..................................................................................................... 19
4.2 Ảnh hưởng tình hình du lịch của tỉnh Gia Lai đến khả năng phát triển du lịch của VQG Kon
Ka Kinh...................................................................................................................... 22
4.3 So sánh lợi thế cạnh tranh của VQG Kon Ka Kinh với các KDL lân cận ........................... 25
4.3.1. So sánh lợi thế tiềm năng du lịch của VQG Kon Ka Kinh với các khu du lịch lân cận
thông qua các yếu tố bên trong. ............................................................................... 25
4.3.2. So sánh lợi thế tiềm năng du lịch VQG Kon Ka Kinh với các khu du lịch lân cận thông
qua yếu tố bên ngoài ............................................................................................... 26
4.4 Thiết kế Tour – Tuyến ....................................................................................................... 28

v


4.4 Đề xuất một số định hướng phát triển DLST cho VQG dựa vào phương pháp ma trận WOT
và SA. ........................................................................................................................ 31
4.5.1 Định hướng phát triển DLST của VQG Kon Ka Kinh dựa vào ma trận SWOT ........... 31
4.5.2 Phân tích các bên liên quan trong hoạt động du lịch ở VQG nhằm có những giải pháp
định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Kon Ka Kinh thích hợp................. 35
4.5.2.1 Các bên liên quan chính và vai trò của họ trong sự phát triển khu du lịch.................. 35

4.5.2.2 Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động
của VQG Kon Ka Kinh đến mỗi bên liên quan........................................................ 36
4.5.2.3 Phối hợp một cách có hiệu quả các bên liên quan với nhau ....................................... 39
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................ 40
5.1. Kết luận ............................................................................................................................ 40
5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................................... 42

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQL

Ban quản lý

CPM

Competitive Profile Matrix

DL

Du lịch

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH


Đa dạng sinh học

ĐVHD

Động vật hoang dã

KBTTN

Khu bảo tồn thiên nhiên

KDL

Khu du lịch

SWOT

The Strength – Weakness – Opportunity – Threat Matrix

TNTN

Tài nguyên thiên nhiên

UBND

Uỷ ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia


vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung điều tra và cách thức thực hiện ......................................... 11
Bảng 4.1: Biểu Diện Tích Các Thảm Thực Vật Rừng Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh ........ 14
Bảng 4.2: Thành phần hệ thực vật vườn quốc gia Kon Ka Kinh ........................................ 15
Bảng 4.3: Thành Phần Hệ Động Vật Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh .................................. 18
Bảng 4.4: Kết quả khảo sát cộng đồng về phát triển DLST ............................................... 21
Bảng 4.5: Số liệu hoạt động DL tỉnh Gia Lai giai đoạn 2006 – 2010 ................................. 23
Bảng 4.6: Bảng so sánh lợi thế các yếu tố bên trong của VQG Kon Ka Kinh .................... 26
Bảng 4.7: So sánh lợi thế các yếu tố bên ngoài của VQG Kon Ka Kinh. ........................... 27
Bảng 4.8: Điểm yếu – Điểm mạnh – Cơ hội – Thách thức của VQG Kon Ka Kinh. .......... 32
Bảng 4.9: Đề xuất giải pháp phát triển du lịch VQG KKK dựa vào ma trận SWOT .......... 33
Bảng 4.10: Bảng liệt kê và đánh giá ảnh hưởng của các bên liên quan. ............................. 37

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH – BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 2.1: Bản làng người Ba Na ....................................................................................... 8
Hình 2.2: Cầu treo của người Ba Na ................................................................................. 8
Hình 4.1: Bằng công nhận di sản ASEAN của VQG Kon Ka Kinh ................................... 13
Hình 4.2: Các kiểu thảm thực vật ...................................................................................... 14
Hình 4.3: Một số loài thực vật........................................................................................... 15
Hình 4.4: Một số loài động vật lớp thú .............................................................................. 17
Hình 4.5: Một số loài động vật lớp chim ........................................................................... 17
Hình 4.6: Một số loài động vật lớp bò sát, ếch nhái........................................................... 18

Hình 4.7: Một số cảnh quan thiên nhiên ............................................................................ 19
Hình 4.8: Đỉnh núi Kon Ka Kinh ...................................................................................... 19
Hình 4.9: Một số hình ảnh về nét sinh hoạt văn hoá của người Ba Na ............................... 20
Hình 4.10: Hình ảnh tuyến tham quan cây Thông năm lá .................................................. 29
Hình 4.11: Một số hình ảnh tham quan Bãi Đá Trắng ....................................................... 30
Hình 4.12: Một số ảnh đến tham quan thác 95 .................................................................. 30
Hình 4.13: Khu căn cứ cách mạng xã Kroong ................................................................... 31
Biểu đồ 4.1: Kết quả khảo sát cộng đồng về phát triển DLST ............................................ 22
Biều đồ 4.2: Thống kê lượt khách du lịch đến Gia Lai từ năm 2006 – 2010 ...................... 24
Biều đồ 4.3: Thống kê doanh thu du lịch Gia Lai từ năm 2006 -2010 ................................ 25
Biểu đồ 4.4: Biểu đồ so sánh lợi thế cạnh tranh du lịch VQG Kon Ka Kinh,
VQG Chư Mom Rây và KBTTN Kon Chư Răng ............................................................... 28

ix


Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Du lịch đã và đang trở thành một nhu cầu ngày càng cao trong đời sống hiện nay.
Việt Nam với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với nhiều loại hình du lịch
hấp dẫn mà đặc biệt là DLST đang có tiềm năng rất lớn. Hiện nay, các hoạt động DLST
đang được hình thành và phát triển ở một số địa điểm như KBT, VQG, HST đất ngập
nước.... Một khu DLST tại các vườn quốc gia đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong
công tác bảo tồn và nâng cao chất lượng sống của cộng đồng như: VQG Cát Tiên, Phú
Quốc, Phong Nha Kẽ Bàng, Xuân Thủy,...Bên cạnh đó, hoạt động DLST tại đây cũng đã
tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cộng đồng, mang lại nguồn doanh thu không nhỏ vừa
tạo nguồn kinh phí riêng cho các VQG vừa đóng góp một phần kinh phí cho bảo tồn. Hơn
nữa nó còn quảng bá vẽ đẹp thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo tồn nguồn gen quý hiếm,

bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử lâu đời.
Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh có diện tích tự nhiên là 41.780 ha thuộc tỉnh Gia Lai
với tiềm năng quý giá về HST rừng nguyên sinh hiện có, đặc biệt là các loài động thực
vật đặc hữu, quý hiếm. Ngoài ra, VQG Kon Ka Kinh còn có tiềm năng rất lớn về cảnh
quan thiên nhiên. Đây là nguồn tài nguyên du lịch cho phát triển hoạt động du lịch sinh
thái. Tuy nhiên, những tiềm năng ấy vẫn chưa được khai thác. Vì thế phát triển du lịch
sinh thái VQG Kon Ka Kinh là một vấn đề cấp thiết đặt ra, chính vì vậy tôi thực hiện đề
tài “Đánh giá tiềm năng và định hướng phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia
Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai”.

1


1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Mục tiêu tổng quát:
Xác định các tiềm năng du lịch và định hướng phát triển du lịch tại VQG Kon Ka Kinh.
 Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu các tiềm năng du lịch của VQG Kon Ka Kinh.
- Xác định và so sánh tiềm năng phát triển du lịch của VQG Kon Ka Kinh với các khu du
lịch lân cận.
- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của VQG Kon Ka Kinh.
- Phân tích các bên liên quan để xác định vai trò của các bên trong phát triển du lịch.
- Xây dựng định hướng phát triển DL cho VQG Kon Ka Kinh.
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Tài nguyên du lịch của VQG Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai.
- Người dân sống trong vùng đệm vườn quốc gia.
- Ban quản lý vườn quốc gia.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn về không gian: đề tại chỉ nghiên cứu tại VQG Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai.
- Giới hạn về thời gian: thực hiện đề tài từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2011.


2


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN
2.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
“ Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự
tham gia tích cực của cộng đồng địa phương” (theo Luật du lịch, 2005).
2.1.2 Các nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái
- Có hoạt động giáo dục và diễn giải nhằm nâng cao hiểu biết về MT qua đó tạo ý thức
tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.
- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái.
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng.
- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
2.1.3 Những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Các yếu tố để phát triển DLST (theo Drumm, 2002):
- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN.
- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour
và các cơ quan tổ chức của chính phủ.
- Tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương.
- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia
khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân.
- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN.
- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn.
- Sẽ không thể có DLST nếu như không có thiên nhiên (được bảo vệ tốt) và sự hấp dẫn
của thiên nhiên để có thể thưởng thức.


3


2.1.4 Khái niệm về tài nguyên và tài nguyên DLST
- Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lích sử, di tích cách mạng, giá trị
nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể có được nhằm thỏa mãn nhu
cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự
hấp dẫn du lịch (Luật Du lịch, 2005).
- Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của tài nguyên DL bao gồm các giá trị tự
nhiên thể hiện trong các giá trị sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và
phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
2.1.5 Đặc điểm của tài nguyên DLST
- Tài nguyên DLST thường nằm xa các khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra các
sản phẩm du lịch.
+ Do sự tác động, khai thác vì các lý do khác nhau, phần lớn các tài nguyên DLST hiện
thường còn nằm xa các khu dân cư.
+ Khác với nhiều loại tài nguyên khác, tài nguyên DLST thường được khai thác tại chỗ
để tạo ra các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách.
- Tài nguyên DLST có khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài.
2.2 TỔNG QUAN VỀ VƢỜN QUỐC GIA KON KA KINH TỈNH GIA LAI
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh thành lập ngày 25/11/2002, chuyển hạng từ KBTTN
Kon Ka Kinh.
Ngày 18/12/2003, tại cuộc họp các Bộ trưởng tài nguyên môi trường tổ chức tại
Yangon, Myanmar, VQG Kon Ka Kinh là một trong bốn VQG của Việt Nam, một trong
27 VQG của Đông Nam Á được lựa chọn và công nhận là VQG Di sản thiên nhiên Đông
Nam Á. Ba VQG khác của Việt Nam cùng được vinh dự nhận danh hiệu này là Chư
Mom Rây, Ba Bể và Hoàng Liên.
4



2.2.2 Cơ cấu hoạt động và bộ máy tổ chức VQG Kon Ka Kinh
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh được thành lập với bộ máy như sau:
Ban Giám Đốc
(2)

Phòng hành chính
tổng hợp
(10)

Phòng khoa học kĩ
thuật
(6)

Hạt Kiểm Lâm
(44)

Phòng GDMT &
DLST
(5)

- Vườn ươm

7 trạm bảo vệ
1 đội cơ động

-Vườn thực vật
TTCH động vật

(Nguồn: Tài liệu VQG Kon Ka Kinh cung cấp, 2011)

2.2.3 Vị trí địa lý – Giới hạn – Diện tích
 Vị trí địa lý
VQG Kon Ka Kinh nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku 50 km,
phân bố trên phạm vi ranh giới hành chính của 7 xã: xã Đăk Roong, Kroong, Kon Pne
(huyện Kbang), xã Hà Đông (huyện Đăk Đoa), xã Hà Ra, xã Ayun, Đăkjơta (huyện Mang
Yang). Kon Ka Kinh là đỉnh núi cao nhất (1748m) trên cao nguyên Pleiku.
 Giới hạn
+ Phía Bắc: giáp tỉnh Kon Tum và một phần xã Đắk Rông, huyện Kbang.
+ Phía Nam: Giáp xã Hà Ra và một phần xã Ayun huyện Mang Yang.
+ Phía Đông: Giáp một phần xã Đăk Roong, xã Kroong, xã Lơ Ku huyện Kbang.
+ Phía Tây: Giáp một phần xã Hà Đông huyện Đăk Đoa.
 Diện tích
Diện tích của VQG là 41.780 ha.
5


2.2.4 Điều kiện tự nhiên
VQG Kon Ka Kinh nằm quanh vĩ độ 14o Bắc, ở nơi tiếp giáp giữa cao nguyên
Pleiku với cao nguyên Kon Hà Nừng, là khu rừng gồm nhiều dãy núi có độ cao trung
bình 1.200 - 1.500m. Đỉnh núi Kon Ka Kinh, cao 1748m, cùng với nhiều đỉnh khác thấp
hơn nhô lên trên một khu vực tương đối bằng phẳng và rộng lớn, địa hình thấp dần từ bắc
xuống nam. Sườn Đông tiếp giáp với cao nguyên Kon Hà Nừng, với độ dốc lớn và ngắn
có độ cao trong khoảng từ 800 – 1700 m. Sườn Tây của khối núi Kon Ka Kinh thấp dần
từ Đông sang Tây, dốc dài, thoải dần, mức độ chia cắt của địa hình không phức tạp; độ
cao dao động từ khoảng 900 – 1500 m.
2.2.5 Địa hình
Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh nằm ở nơi tiếp giáp giữa cao nguyên Pleiku với cao
nguyên Kon Hà Nừng nên có địa hình núi cao, dốc. Là khu rừng gồm nhiều dãy núi có độ
cao trung bình 1.200 – 1.500 m. Đỉnh núi Kon Ka Kinh (1748 m) cùng với nhiều đỉnh
khác thấp hơn định vị trên một vùng bằng và rộng lớn khoảng 20 km2, có độ cao dao

động từ 1500 – 1700 m, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Sườn Đông tiếp giáp với
cao nguyên Kon Hà Nừng, với độ dốc lớn và ngắn có độ cao dao động từ 800 – 1700 m.
Sườn Tây của khối núi Kon Ka Kinh thấp dần từ Đông sang Tây, dốc dài, thoải dần, mức
độ chia cắt của địa hình không phức tạp; độ cao dao động khoảng 900 – 1500 m.
2.2.6 Khí hậu – thuỷ văn
VQG Kon Ka Kinh có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Một năm có hai mùa
rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 2.000-2500 mm, nhiệt độ trung bình
210C, độ ẩm trung bình là 80%. Với khí hậu mát mẻ vùng núi cao, không khí trong lành
và dễ chịu, giàu ôxy, VQG Kon Ka Kinh là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi, an dưỡng.
Kon Ka Kinh nằm trong vùng phân thuỷ của hai con sông lớn là sông Ba và sông
Đăk Pne, cả hai vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp,
cây công nghiệp và thuỷ điện.
6


2.2.7 Dân sinh, kinh tế - xã hội
 Dân tộc
- Cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn Quốc Gia có 11 dân tộc khác nhau cùng sinh sống,
trong đó dân tộc Ba Na có tỷ lệ lớn, chiếm 68,3%. Phân bố chủ yếu ở tất cả các xã vùng
sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, các xã có tỷ lệ đồng bào Ba Na cao nhất là xã Kon Pne
(99,7%), xã Hà Đông (97,2%) xã KRoong (89,7%); thấp nhất là xã Hà Ra (54,4%).
- Dân tộc Kinh chiếm 29,1%, xã có tỷ lệ dân tộc Kinh cao nhất là xã Hà Ra (46,7%), xã
AJun (44,6%).
- Dân tộc ít người khác (Tày, Nùng, Hmông, Dao…) chỉ chiếm 2,6%. Phân bố ở các xã
AJun, Lơ Ku và xã Kroong.
 Tập quán canh tác, sinh hoạt văn hoá của các dân tộc
Cộng đồng dân tộc người Ba Na là người bản địa đã sinh sống lâu đời ở đây, họ đã
được định canh, định cư thành các thôn, bản ven các trục đường giao thông và ven các
thung lũng sông suối. Với mô hình sở hữu đất đai truyền thống theo hộ gia đình, diện tích

đất canh tác thường manh mún, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gặp
nhiều khó khăn. Nét văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc là văn hoá cồng chiêng, lễ hội
đâm trâu, bỏ mã, cưới hỏi… mang tính cộng đồng rất cao, họ đánh chiêng, múa hát tập
thể vào các dịp lễ tết, vào các mùa gieo tỉa và cuối mùa thu hoạch.

Hình 2.1: Bản làng người Ba Na.

Hình 2.2: Cầu treo của người Ba Na.
(Nguồn: VQG KKK, năm 2010).

7


Cộng đồng dân tộc Kinh đang sinh sống tại các xã trong vùng được hình thành chủ
yếu từ sau ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. Họ có nhiều kinh nghiệm
cũng như kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp.
 Kinh tế
Kinh tế các xã trong vùng nhìn chung còn ở điểm xuất phát thấp, chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, trình độ sản xuất lạc hậu, năng xuất lao động không cao, trong 7 xã thì
có 5 xã thuộc diện vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, sản xuất còn mang tính tự
cung tự cấp. Các nguồn thu nhập chính của nhân dân trong vùng là các sản phẩm nông
nghiệp, chăn nuôi và một phần sản phẩm thu hái từ rừng như chất đốt, mật ong, các loại
nấm…

8


Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Đề tài “Đánh giá tiềm năng và đinh hướng phát triển du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia
Kon Ka Kinh tỉnh Gia Lai” đi sâu vào đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn
Quốc Gia đồng thời đề xuất các giải pháp phát triển du lịch cho VQG, với nội dung
nghiên cứu cụ thể như sau:
-

Đánh giá các tiềm năng du lịch sinh thái của VQG Kon Ka Kinh.

+ Tìm hiểu các đặc trưng về hệ sinh thái của VQG.
+ Cập nhập về tính đa dạng sinh học nơi đây.
+ Tìm hểu, khảo sát những cảnh quan thiên nhiên (sông, suối, thác ghềnh, bãi đá,…) có
khả năng phục vụ DL.
+ Khảo sát hiện trạng đời sống – kinh tế, các sản phẩm giá trị văn hoá và nhu cầu về sự
tham gia hoạt động DL của cộng đồng dân cư của VQG Kon Ka Kinh.
-

Xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển DL của VQG
Kon Ka Kinh.

+ Xác định được các lợi thế phát triển du lịch của VQG Kon Ka Kinh từ các yếu tố bên
trong và bên ngoài và so sánh lợi thế đó với lợi thế phát triển du lịch của các KDL lân cận
thông qua phương pháp CPM.
+ Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức và các bên liên quan để xác định
vai trò của các bên trong phát triển du lịch của VQG thông qua 2 phương pháp SWOT và
SA.
-

Xây dựng một số định hướng phát triển du lịch sinh thái tại VQG Kon Ka
Kinh.
9



3.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp cho việc tổng hợp đầy đủ những tài liệu, số
liệu cần thiết và kế thừa kết quả của các nghiên cứu trước đó giúp cho bài luận văn hoàn
thiện hơn. Do đó phương pháp này được sử dụng để thu thập các thông tin có sẵn (tài liệu
thứ cấp) tại VQG Kon Ka Kinh và các tài liệu liên quan khác để hoàn thiện phần tổng
quan và phần cơ sở lý luận cho đề tài, làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng và đưa ra
các giải pháp. Gồm các tài liệu về: Lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, địa hình, khí
hậu - thuỷ văn, tình hình dân cư, kinh tế - xã hội, các tiềm năng về động thực vật, cảnh
quan thiên nhiên, văn hoá bản địa…của VQG Kon Ka Kinh. Lượng khách, doanh thu DL
qua các năm tại tỉnh Gia Lai. Thu thập tài liệu qua sách, mạng internet.
3.2.2 Phƣơng pháp khảo sát thực địa
Sử dụng phương pháp khảo sát thực địa nhằm kiểm tra lại những nguồn thông tin đã
thu thập được. Qua khảo sát thực địa sẽ đưa ra những ý kiến, nhận xét, phân tích những
tiềm năng của VQG Kon Ka Kinh. Đồng thời ghi nhận lại hình ảnh để làm tư liệu cho đề
tài. Các nguồn thông tin sau khi thu thập và phân tích sơ bộ sẽ được đem đối chiếu tại
thực địa để chỉnh lý bổ sung và đưa vào sử dụng trong đề tài.
 Thời gian tiến hành khảo sát thực địa:
- Khảo sát thực tế lần 1, 2, 3 (tháng 3/2011): thu thập thông tin về hiện trạng tài nguyên
có thể phục vụ du lịch tại VQG Kon Ka Kinh.
- Khảo sát thực tế lần 4, 5, 6 (tháng 4/2011): tham quan, quan sát, ghi nhận hình ảnh
những tiềm năng nổi bật.
- Khảo sát thực tế lần 7, 8, 9, 10, 11, 12 (tháng 4/2011): khảo sát, chụp ảnh, tham quan
hiện trạng đời sống – kinh tế, các sản phẩm giá trị văn hoá và nhu cầu về sự tham gia
hoạt động DL của cộng đồng dân cư trong và xung quanh VQG.
- Khảo sát thực tế lần 13, 14, 15 (tháng 5/2011): đi khảo sát, xây dựng những tuyến DL
có thể ở VQG Kon Ka Kinh.


10


3.2.3 Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Trong đợt khảo sát lần 7, 8, 9, 10, 11, 12 vào tháng 4/2011 đã tiến hành điều tra xã
hội học cộng đồng dân cư (tại 3 xã Ajun, Kroong và KonPne, số phiếu điều tra mỗi xã là
20 phiếu, tổng số phiếu phát ra là 60 phiếu) và BQL VQG (tổng số phiếu là 30 phiếu).
Bảng 3.1: Đối tượng, nội dung điều tra và cách thức thực hiện.
Đối tƣợng
Dân địa
phƣơng

Nội dung phỏng vấn

Cách thức thực hiện

- Hiện trạng về kinh tế - xã hội.
- Nhu cầu về sự tham gia hoạt động DL cải thiện đời
sống.
- Sự hiểu biết về DLST.

Mỗi xã lựa chọn ngẫu
nhiên 20 hộ tiến hành
phát phiếu điều tra phỏng
vấn thu thập thông tin
trực tiếp.

Phụ lục
3.1


- Các sản phẩm tiềm năng phục vụ phát triển DL…
Ban quản


- Sự gắn bó của ban quản lý đối với VQG.
- Tiềm năng phát triển DL của VQG.
- Sự mong muốn VQG phát triển DL của ban quản lý.

Tiến hành phát phiếu điều 3.2
tra ngẫu nhiên30 cán bộ
của VQG đang công tác
tại trụ sở chính (khu dịch
vụ hành chính).

- Những khó khăn của VQG khi phát triển DL.
3.2.4 Phƣơng pháp CPM (phƣơng pháp phân tích lợi thế so sánh)
Sử dụng phương pháp CPM để so sánh tiềm năng của VQG Kon Ka Kinh tỉnh Gia
Lai so với những KDL lân cận khác. Để thực hiện được sự so sánh này dựa trên sự so
sánh lợi thế giữa các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Phương pháp thực hiện:
 Tìm liệt kê các yếu tố chủ đạo quyết định thành công.
 Gán trọng số cho mỗi yếu tố tùy vào tầm quan trọng của yếu tố đối với sự thành
công của tổ chức. Trọng số sẽ phân bố từ 0 đến <1. Tổng điểm trọng số bằng 1.
 Đánh giá điểm đáp ứng của tổ chức đối với yếu tố. Điểm cho từ 1 -4 . 1 = đáp ứng
kém, 2= có đáp ứng , 3 = đáp ứng khá , 4 = đáp ứng rất tốt.
 Nhân điểm đáp ứng với trọng số để có điểm trọng số. Tính tổng điểm trọng số .

11


 Trung bình của tổng điểm trọng số là 2,5. Nếu một tổ chức nào có tổng điểm trọng

số nhỏ hơn 2,5 thì xem là yếu trong cạnh tranh.
3.2.5 Phƣơng pháp SWOT
Áp dụng phương pháp phân tích SWOT trong đánh giá tiềm năng VQG Kon Ka
Kinh phục vụ du lịch để xác định điểm mạnh (S: Strenghts), điểm yếu (W: Weaknesses),
cơ hội (O: Opportunities), thách thức (T: Threats) và xác định các chiến lược phù hợp để
định hướng phát triển du lịch sinh thái cho VQG Kon Ka Kinh nhằm mục tiêu bảo tồn tài
nguyên, phát triển du lịch, an ninh xã hội. Sau khi phân tích SWOT, thực hiện việc vạch
ra 4 chiến lược:
Chiến lược S/O: phát huy điểm mạnh để tận dụng thời cơ.
Chiến lược W/O: Không để điểm yếu làm mất cơ hội.
Chiến lược S/T: Phát huy điểm mạnh để khắc phục vượt qua thử thách.
Chiến lược W/T: Không để thử thách làm phát triển điểm yếu.
Sắp xếp các giải pháp ưu tiên.
3.2.6 Phƣơng pháp SA (PP phân tích các bên liên quan)
Phân tích các bên liên quan có thể giúp cho việc đánh giá và tận dụng tiềm năng của
VQG để phục vụ du lịch. Nội dung:
-

Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ.

-

Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan đến việc phát
triển du lịch và bảo tồn tài nguyên, văn hóa dân tộc.

-

Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất.

12



Chƣơng 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI CỦA VQG KON KA KINH
4.1.1 Tiềm năng tự nhiên
VQG Kon Ka Kinh có 33.146 ha đất có
rừng, chiếm gần 80% diện tích của Vườn với
các kiểu sinh cảnh rừng trên núi trải rộng theo
đai cao từ 700 – 1.748 m. Trong đó đặc biệt
quan trọng là 2.000 ha rừng hổn giao cây lá
rộng – lá kim (loài ưu thế là Pơmu FoKienia
hodginsii). Đây là kiểu rừng chỉ thấy ở Kon Ka
Kinh trong hệ thống rừng đặc dụng ở Việt Nam.
Theo phân loại của Thái Văn Trừng,
thảm thực vật rừng VQG Kon Ka Kinh có các
kiểu chính sau:
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi

Hình 4.1: Bằng công nhận di sản ASEAN
của VQG Kon Ka Kinh.

thấp: 11.837 ha, chiếm 28,9%.

+ Rừng kín hỗn giao lá rộng – lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: 1.253 ha, chiếm 3,1%,
phân bố ở đai cao 900 – 1.300 m. Trong kiểu rừng này, sự phong phú về hệ thực vật còn
thể hiện ở trạng thái hỗn giao giữa các loài cây trong ngành hạt trần và hạt kín. Các lâm
phần này tuỳ theo độ cao mà có các kiểu hổn giao khác nhau.
+ Rừng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: diện tích nhỏ, phân bố ở đai cao dưới 900m.
+ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác.

Bảng 4.1: Biểu Diện Tích Các Thảm Thực Vật Rừng Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh.
TT

Kiểu Thảm Thực Vật
Tổng

Diện Tích (ha)
40.988
13

Tỷ Lệ (%)
100


1
2
3
1
2
3
4
5
6
7

Rừng kính thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
11.837
28,9
Rừng kính hổn giao lá rộng lá kim mưa ẩm á nhiệt đới
1.253

3,1
Rừng kính thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới
45
0,1
Kiểu phụ thứ sinh nhân tác
Rừng kính thường xanh nghèo kiệt
13.253
32,3
Rừng kính thường xanh phục hồi
6.160
15,0
Rừng tre nứa
473
1,2
Rừng trồng
125
0,3
Đất trống trảng cỏ
1.115
2,7
Đất trống cây bụi
4.159
10,1
Đất trống cây gỗ rải rác
2.568
6,3
(Nguồn: VQG KKK, năm 2010).
VQG có nhiều hệ sinh cảnh đặc thù như vậy không những là một tài sản vô giá

bao gồm các loài cây lấy gỗ, cây thuốc và hàng trăm loại lâm sản quý giá khác mà còn có

ý nghĩa rất lớn cho DL – là nơi lý tưởng cho hoạt động tham quan, ngắm cảnh, nghỉ ngơi,
… đồng thời là điểm hẹn của các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà đầu tư, các cty DL.

R kín thường xanh

R TX mưa ẩm NĐ

R KHG lá rộng-lá kim

R phụ thứ sinh

Hình 4.2: Các kiểu thảm thực vật.
 Hệ thực vật
Bước đầu thống kê đã có 687 loài có mạch thuộc 459 chi, 140 họ. Kết quả điều tra
cho thấy: VQG KKK có hệ thực vật rất phong phú, đa dạng về thành phần loài, đặt biệt
có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.
+ Loài đặc hữu: 11 loài : Thông đà lạt (Pinus dalatensis), Hoa khế (Craibiodendron
scleranthum), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Trắc (Dalbergia cochinchinesis), Xoay
(Dialium cochinchinesis), Bọ nẹt trung bộ (Alchornea annamica), Du moóc (Baccaurea
14


sylvestris), Song bột (calamus poilanei), Lọng hiệp (Bulbophyllum hiepii), Hoàng thảo
vạch đỏ (Dendrobium ochrac).
+ Loài quý hiếm: 34 loài có giá trị bảo tồn nguồn gien và nghiên cứu khoa học đã được
ghi trong sách đỏ Việt Nam và Thế Giới.
Bảng 4.2: Thành phần hệ thực vật vườn quốc gia Kon Ka Kinh.
TT
I
II

III
IV
1
2
3

Cây hương

Ngành Thực Vật
Ngành hạt kính hai lá mầm
Ngành hạt kính một lá mầm
Ngành hạt trần
Các ngành khuyết thực vật
Ngành thông đất lycopodiophyta
Ngành tháp bút Equisetophyta
Ngành dương xĩ Polypodiophyta
Tổng cộng

Thông năm lá

Họ
Chi
Loài
104
337
528
15
82
111
5

8
8
16
32
40
2
3
4
1
1
1
13
28
35
140
459
687
(Nguồn: VQG KKK, năm 2010).

Râu hùm

Lan kim tuyến

Hình 4.3: Một số loài thực vật.
+ Về giá trị kinh tế: Trong 687 loài thực vật có 234 loài có công dụng làm gỗ (có những
loài cho gỗ đặc biệt quý hiếm như: Pơ mu (Fokienia hodginsi), Trắc (Dalbergia
cochinchinesis), Hương (Pterocarpus macrocarpus)), 110 loài làm dược liệu (Trầm
hương (Aquilaria crassna), Vàng đắng (Coscinium fenestratum), …), 85 loài làm thức ăn
động vật, 38 loài làm cây cảnh.
 Hệ động vật

VQG KKK có 428 loài động vật, trong đó có 223 loài động vật có xương sống ở
cạn thuộc 34 bộ, 74 họ khác nhau và 205 loài động vật không xương sống (Bướm)
thuộc 10 họ trong Bộ Cánh vẩy:
15


×