Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH SEPZONE LINH TRUNG (KHU II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN
ISO 14001:2004 TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH SEPZONE
LINH TRUNG (KHU II)

Họ và tên sinh viên: ĐỖ THỊ HUYỀN
Ngành : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niêm khóa: 2007-2011

TP.HCM, Tháng 7/2011


ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004
TẠI CÔNG TY LIÊN DOANH SEPZONE LINH TRUNG (KHU II)

Tác giả

ĐỖ THỊ HUYỀN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
Kỹ sư Nguyễn Huy Vũ


Tháng 7 năm 2011

Trang i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành báo cáo này cần một quá trình thu thập tài liệu và kiến thức lâu
dài. Trong quá trình này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên từ Thầy
Cô và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Thầy Nguyễn Huy Vũ đã nhiệt tình chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi hoàn thành Khóa luận Tốt nghiệp này.
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cùng toàn thể
Thầy Cô Khoa Môi trường & Tài nguyên thuộc Trường ĐH Nông Lâm TP HCM đã
dạy dỗ, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong 4 năm học.
Tập thể lớp DH07QM đã chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp những ý kiến quý báu
cho tôi.
Chị Hiếu, chị Hạnh, các anh trong nhà máy xử lý nước thải và toàn bộ các cô
chú, anh chị trong Công ty Sepzone Linh Trung (khu II) đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình trong 4 tháng thực tập.
Con xin cảm ơn gia đình đã luôn ở bên và là chỗ dựa vững chắc cho con trong
suốt quá trình học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2011
Sinh viên

Đỗ Thị Huyền

Trang ii



TÓM TẮT
Ngày nay số lượng các công ty, tổ chức xây dựng hệ thống quản lý môi trường
theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ngày càng nhiều. Tuy nhiên giữa xây dựng và thực
thi hệ thống trong thực tế còn nhiều chênh lệch. Thấy được vấn đề trên tôi đã nghiên
cứu và thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty liên doanh Sepzone Linh
Trung (khu II)” được thực hiện ở Khu Chế xuất Linh Trung II-Thủ Đức- TP. Hồ Chí
Minh trong thời gian thực tập từ tháng 03/2011 đến 07/2011.
Với đề tài này mục tiêu tôi đề ra là tìm hiểu về HTQLMT theo tiểu chuẩn ISO
14001:2004 của Sepzone Linh Trung (khu II) cũng như đánh giá hiệu lực thực hiện và
đề xuất một số biện pháp cải tiến giúp hoàn thiện hơn HTQLMT của công ty.
Trong thời gian thực tập tại Công ty tôi đã được tìm hiểu tài liệu về hệ thống ISO
14001:2004 gồm các chính sách mục tiêu, chỉ tiêu môi trường. Các thủ tục: Kiểm soát
tài liệu, hồ sơ, trao đổi thông tin, nhận biết xác định các khía cạnh và tác động môi
trường, chuẩn bị và đáp trả tình trạng khẩn cấp tai nạn môi trường, kiểm soát sản phẩm
không phù hợp, đánh giá nội bộ và thủ tục khắc phục phòng ngừa. Ngoài ra còn có các
hướng dẫn thực hiện công việc và quy định : giám sát và đo, công tác đào tạo quản trị
nguồn nhân lực, bảo trì các loại máy móc thiết bị, mua hàng, giải quyết khiếu nại
khách hàng và kiểm soát chất thải nguy hại.
Tôi đặc biệt quan tâm đến các khía cạnh và tác động môi trường của công ty,
phương pháp xác định khía cạnh môi trường đáng kể, khả năng đáp trả tình huống
khẩn cấp và hành động khắc phục phòng ngừa, công tác kiểm soát điều hành. Từ đó tôi
đã đề xuất bổ sung được một số thủ tục như yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, kiểm
soát điều hành. Xác định thêm được KCMT từ hoạt động chăm sóc cây xanh và khu
vực nhà kho chứa chất thải nguy hại theo phương pháp trọng số. Đưa ra được hướng
dẫn ứng cứu tai nạn lao động, kế hoạch đối phó sự cố tràn đổ hóa chất, hướng dẫn
kiểm tra các thiết bị phòng chống cháy nổ. Cập nhật thêm một số quy chuẩn mới trong
bản đăng kí luật của công ty.
Các đề xuất cải tiến trong bài, tôi hi vọng sẽ giúp hệ thống quản lý môi trường
của Công ty liên doanh Sepzone Linh Trung (khu II) hoạt động hiệu quả hơn.

Trang iii


MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................................. ii
TÓM TẮT .................................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG ...............................................................................................................viii
Chương 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................................... 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 2
1.6 Hạn chế của đề tài............................................................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 4
2.1 Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 ...................... 4
Chương 3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001: 2004
TẠI CÔNG TY SEPZONE LINH TRUNG ( KHU II) .............................................................. 6
3.1 Giới thiệu về công ty liên doanh Sepzone Linh Trung (khu II) ....................................... 6
3.1.1 Vị trí địa lý................................................................................................................. 7
3.1.2 Quy mô sản xuất ........................................................................................................ 7
3.1.3 Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức ............................................................................... 8
3.1.4 Tổng quan về công nghệ xử lý môi trường khu II ..................................................... 8
3.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 công ty Sepzone Linh
Trung ( khu II ) ..................................................................................................................... 12
3.2.1 Sự ra đời hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 của công ty ..................... 12
3.2.2 Thuận lợi , khó khăn khi áp dụng ISO 14001 :2004 tại công ty ............................. 14
3.2.3 Tình hình thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty. ....... 16

Chương 4 ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC THỰC HIỆN VÀ CẢI TIẾN HỆ THỐNG QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 ........................................................ 17
4.1 Chính sách môi trường của công ty ................................................................................ 17
4.1.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 17
4.1.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 18
4.1.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 18
4.2 Nhận diện những khía cạnh môi trường, mối nguy, đánh giá tác động môi trường, đánh
giá rủi ro và xác định các biện pháp kiểm soát..................................................................... 18
4.2.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 18
4.2.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 19
4.2.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 20
4.3 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác................................................................................. 20
4.3.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 20
4.3.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 21
4.3.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 22
4.4 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý ..................................................................... 22
4.4.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 22
4.4.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 25
4.4.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 26
4.5 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn ................................................................... 26
4.5.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 26
Trang iv


4.5.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 29
4.5.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 29
4.6 Năng lực đào tạo và nhận thức ....................................................................................... 29
4.6.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 29
4.6.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 30
4.6.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 30

4.7 Trao đổi thông tin ........................................................................................................... 30
4.7.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 30
4.7.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 32
4.7.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 32
4.8 Hệ thống tài liệu ............................................................................................................. 32
4.8.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 32
4.8.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 34
4.8.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 34
4.9 Kiểm soát tài liệu ............................................................................................................ 34
4.9.1 Tình hình áp dụng tại công ty .................................................................................. 34
4.9.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ..................................................................................... 36
4.9.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ..................................................... 37
4.10 Kiểm soát điều hành ..................................................................................................... 37
4.10.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 37
4.10.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 38
4.10.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 38
4.11 Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng các tình huống khẩn cấp .............................................. 38
4.11.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 39
4.11.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 40
4.11.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 41
4.12 Đo lường và giám sát .................................................................................................... 42
4.12.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 42
4.12.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 43
4.12.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 43
4.13 Đánh giá sự tuân thủ ..................................................................................................... 43
4.13.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 43
4.13.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 44
4.13.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa. .................................................. 44
4.14 Sự không phù hợp, hành động khắc phục, phòng ngừa và điều tra sự cố .................... 44
4.14.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 44

4.14.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 45
4.14.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 46
4.15 Kiểm soát hồ sơ ............................................................................................................ 46
4.15.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 46
4.15.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 47
4.15.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 47
4.16 Đánh giá nội bộ ............................................................................................................ 47
4.16.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 47
4.16.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 47
4.16.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 48
4.17 Xem xét lãnh đạo .......................................................................................................... 48
4.17.1 Tình hình áp dụng tại công ty ................................................................................ 48
4.17.2 Đánh giá hiệu lực thực hiện ................................................................................... 48
4.17.3 Yêu cầu cải tiến-hướng khắc phục- phòng ngừa ................................................... 49
Trang v


Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 50
5.1 Kết luận .......................................................................................................................... 50
5.2 Kiến nghị ........................................................................................................................ 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 53

Trang vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

HTQLMT

: Hệ thống quản lý môi trường


HTQL

: Hệ thống quản lý

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

ĐDLĐ

: Đại diện lãnh đạo

KCMT

: Khía cạnh môi trường

TĐMT

: Tác động môi trường

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

CTNH


: Chất thải nguy hại

KPH

: Không phù hợp

CBMT

: Cán bộ môi trường

KCX

: Khu chế xuất

XLNT

: Xử lý nước thải

Trang vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức............................................................ 8
Hình 3.2: Mô hình PDCA ................................................................................... 14
Hình 4.1: Nguồn lực môi trường .......................................................................... 27 

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh khu
chế xuất Linh Trung II........................................................................................... 10

Bảng 3.2: Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh trung bình tại cơ sở hạ tầng
KCX Linh Trung II ................................................................................................ 12
Bảng 4.1: Mục tiêu chỉ tiêu năm 2010 .................................................................. 23

Trang viii


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên doanh
SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Việt Nam đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế. Cùng với việc gia nhập vào tổ
chức thương mại thế giới (WTO), mở rộng quan hệ hợp tác đã đem lại cho các doanh
nghiệp trong nước nhiều điều kiện thuận lợi: được tiếp cận công nghệ tiên tiến, thị trường
rộng mở, cơ hội phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng
chịu những thách thức không nhỏ khi thị trường này đòi hỏi cao về tiêu chuẩn sản phẩm,
dịch vụ. Trong đó đặc biệt chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường.
Chính vì thế trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có rất nhiều công ty, tổ chức
áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 và hiện tại là ISO
14001: 2010( ISO 14001:2004/Cor.1:2009). Mặc dù họ đã thiết lập hoàn chỉnh hệ thống
và đưa vào áp dụng nhưng trên thực tế chưa đem lại hiệu quả thật sự còn nhiều hạn chế và
đôi khi mang tính đối phó.
Thấy được sự chênh lệch giữa việc thiết lập và thực thi hệ thống đạt hiệu quả tôi
quyết định thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “ Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải
tiến hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty
Sepzone Linh Trung(Khu II)”. Kết quả nghiên cứu khóa luận này tôi hi vọng sẽ góp
phần nào vào công cuộc bảo vệ môi trường và cải tiến hệ thống của Công ty ngày một tốt
hơn.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về tình hình thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiểu chuẩn ISO
14001:2004 của Công ty Sepzone Linh Trung (khu II).

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 1


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên doanh
SEPZONE Linh Trung ( khu II )

- Đánh giá hiệu lực thực hiện và đề xuất một số biện pháp cải tiến giúp hoàn thiện hơn
hệ thống quản lý môi trường của Công ty.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004. Mặt
thuận lợi, khó khăn khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001.
- Tổng quan về Công ty Liên doanh Sepzone Linh Trung (khu II).
- Khảo sát hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 và đánh giá hiệu lực
thực hiện.
- Đề xuất các biện pháp cải tiến.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Công ty liên doanh Sepzone Linh Trung ( khu Linh Trung II).
- Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động, quá trình và dịch vụ của công ty.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài có sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu (cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài):

 Sách: Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004, 19011:2003
hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng/môi trường.
 Internet: Thời gian ra đời và pháp triển của tiêu chuẩn môi trường quốc tế ở thế giới
và Việt Nam, giới thiệu về Công ty liên doanh Sepzone Linh Trung.
 Thư viện: Cách xác định khía cạnh môi trường đáng kể theo phương pháp cho điểm.
-

Phương pháp thu thập số liệu, thông tin từ Công ty:
 Sổ tay môi trường: giới thiệu về Công ty, chính sách mục tiêu môi trường, các khía
cạnh môi trường, tuân thủ các yêu cầu pháp luật.
 Tài liệu ISO: Các thủ tục, hướng dẫn và quy định cụ thể.
 Nhà máy nước sạch: quy trình xử lý sự cố rò rỉ Clo, quy trình châm hóa chất.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 2


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên doanh
SEPZONE Linh Trung ( khu II )

 Nhà máy xử lý nước thải: chất lượng nước thải trước và sau xử lý.
- Phương pháp nghiên cứu thực địa:
 Quan sát trực tiếp hiện trạng môi trường, hình ảnh. gián tiếp thông qua các thông số
đo.
- Phương pháp so sánh:
 So sánh việc khác biệt giữa tài liệu, thủ tục và thực tế áp dụng.
 Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước, không khí trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi

trường Việt Nam, quy chuẩn Việt Nam.
 Các yêu cầu pháp luật mà công ty tuân thủ với các yêu cầu bắt buộc của nhà nước
quy định.
- Phương pháp lập bảng thống kê các thông số: chất lượng nước thải trước và sau khi
xử lý.
- Phương pháp liệt kê:
 Các thủ tục công ty xây dựng.
 Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà Công ty tuân thủ.
 Tài liệu nội bộ.
 Các hoạt động Công ty tiến hành kiểm soát.
- Tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu.
1.6 Hạn chế của đề tài
Đề tài đánh giá hiệu lực và cải tiến hệ thống mang tính cụ thể cho Công ty Sepzone
Linh Trung (khu II) khó áp dụng cho hệ thống quản lý môi trường của công ty khác. Khi
áp dụng phải thay đổi sao cho phù hợp.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 3


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên doanh
SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004
Năm 1992, ISO (Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế) đã cam kết thiết lập Tiêu chuẩn

quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh tại Rio de Janeir.
Một loạt các công việc liên quan đến các Tiêu chuẩn môi trường được bắt đầu năm
1992 khi ISO thành lập Ủy ban kỹ thuật 207 là cơ quan sẽ chịu trách nhiệm xây dựng
HTQLMT quốc tế & các công cụ cần thiết để thực hiện hệ thống này.
Tiêu chuẩn ISO 14000 có thể áp dụng cho các Công ty, doanh nghiệp khu vực hành
chính hay tư nhân để quản lý tác động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm, liên
tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi
thành viên của cơ sở từ người sản xuất trực tiếp đến cán bộ quản lý.
Trong đó, tiêu chuẩn ISO 14001 là chứng nhận đầu tiên trong HTQLMT( Hệ thống
quản lý môi trường). Tiêu chuẩn ISO 14001 là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và
được triển khai bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO).
Tiêu chuẩn ISO 14001 nhắm tới khả năng có thể áp dụng được cho tất cả các loại
hình tổ chức và để thích nghi với các điều kiện địa lý văn hóa, xã hội khác nhau. Mục tiêu
chung của cả hệ thống Tiêu chuẩn ISO 14001 và các tiêu chuẩn khác trong tập hợp bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 là nhằm hỗ trợ việc bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm trong
sự hòa hợp với nhu cầu kinh tế xã hội.
ISO 14001 ứng dụng cho bất cứ tổ chức nào mong muốn cải thiện và chứng minh
hiện trạng môi trường của đơn vị mình cho các tổ chức khác thông qua sự hiện hữu của
một HTQLMT được chứng nhận.
GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 4


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên doanh
SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ giúp cho mọi tổ chức xử lý các vấn đề môi trường một

cách hệ thống và do đó sẽ cải thiện được các tác động đối với môi trường.
Tại Việt Nam chứng chỉ ISO 14001: 1996 đã cấp đầu tiên vào năm 1998 từ đó đến
nay số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 không ngừng tăng lên.Cuối năm
2007 đã có khoảng 230 chứng nhận ISO 14001 được cấp cho các doanh nghiệp với nhiều
loại hình sản xuất khác nhau.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 5


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Chương 3
HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 14001: 2004 TẠI CÔNG TY SEPZONE
LINH TRUNG ( KHU II)

3.1 Giới thiệu về công ty liên doanh Sepzone Linh Trung (khu II)
Khu chế xuất (KCX) Linh Trung, tên đầy đủ là: Công ty liên doanh khai thác và
kinh doanh KCX Sài Gòn Linh Trung. Là 1 công ty liên doanh giữa Việt Nam và Trung
Quốc (tên giao dịch là công ty liên doanh SEPZONE – Linh Trung), được thành lập theo
giấy phép đầu tư 412/GP do ủy ban Nhà nước về hợp tác đầu tư cấp ngày 31/8/1992
nhằm thực hiện việc kinh doanh cơ sở hạ tầng:
 Phía Việt Nam: KCX Sài Gòn (SEPZONE), trụ sở đặt tại số 01 Nam Kì Khởi
Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
 Phía Trung Quốc: tổng công ty xuất nhập khẩu điện máy Trung Quốc (China United

Electric Import and Export Cort), trụ sở đặt tại No 16A Da Hong Nen Xi Lu, Yong
Din Men Wai, Beijing China.
Khu chế xuất Linh Trung hiện có 3 khu
 KCX Linh Trung I: Thủ Đức, diện tích 62 ha
 KCX Linh Trung II: Thủ Đức, diện tích 61,75 ha
 KCX Linh Trung III: Tây Ninh, diện tích 202,67 ha
Tổng vốn đầu tư của dự án để thành lập KCX Linh Trung là 55.500.000 USD Trong
đó vốn pháp định là 17.000.000 USD, mỗi bên góp 50%.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 6


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

 Khu chế xuất Linh Trung II:
3.1.1 Vị trí địa lý
Khu chế xuất Linh Trung II nằm tại phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, TP HCM
với tổng diện tích quy hoạch là 61,75 ha. KCX Linh Trung II nằm ở phía Bắc của quận
Thủ Đức.
 Phía Đông Bắc giáp khu dân cư tỉnh lộ 43 và tỉnh Bình Dương.
 Phía Đông Nam giáp đường Nam KCX Đồng An.
 Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp đường Ngô Chí Quốc.
3.1.2 Quy mô sản xuất
Ngày 22/5/2000, Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cấp giấy phép cho công ty SEPZONE
Linh Trung chính thức đi và hoạt động khai thác và kinh doanh khu chế xuất Linh Trung

II với tổng diện tích 61,75 ha. Trong đó, một nửa là khu công nghiệp, một nửa là khu chế
xuất.
Tổng giá trị đầu tư: khoảng 80 triệu USD
Số nhà máy đã hoạt động: 41
Tổng số lao động: 16.000 lao động
Chính thức đi vào hoạt động vào năm 2001.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 7


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

3.1.3 Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức
Ban tổng giám đốc

Phòng
xây
dựng

Phòng
tiếp thị

Phòng
kế toán


Phòng
dịch vụ

Đội vận
hành & bảo
trì CSHT

BĐH LT
1&2

Bộ
phận
dịch vụ

Phòng
TC-HC

Văn
phòng

Phòng
TICC

CLB
thể
thao

Hình 3.1: Cơ cấu nhân sự và sơ đồ tổ chức
3.1.4 Tổng quan về công nghệ xử lý môi trường khu II
3.1.4.1 Nước sạch và nước thải

Nhà máy xử lý nước sạch:
Công suất: 5980 m3/ngày/đêm
Nguồn nước khai thác: Nước ngầm trong khuôn viên KCX
Tiêu chuẩn sau xử lý: Đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số QĐ 1329/2002/BYT và
Quyết định số 09/2005/QĐ/BYT của Bộ Y Tế.
Nhà máy xử lý nước thải tập trung:
Công suất: 3000 m3/ngày/đêm. Từ năm 2009 nâng công suất nhà máy xử lý nước
thải tập trung lên 5000 m3/ngày/đêm.
Tiêu chuẩn trước xử lý: Tiêu chuẩn nội bộ
Tiêu chuẩn sau xử lý: QCVN 24:2009 Loại B

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 8


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

3.1.4.2 Không khí
Để giảm thiểu khí thải phát sinh do hoạt động giao thông vận tải, khí thải phát tán từ
các nhà máy trong KCX, Công ty Sepzone đã tiến hành nhiều biện pháp:
Trồng cây xanh các loại trong khu vực KCX vừa làm cho không khí trong lành, mát
mẻ vừa tạo cảnh quan đẹp cho trong khuôn viên KCX. Cây xanh có tác dụng rất tốt trong
việc hạn chế ô nhiễm không khí: hút bụi và giữ bụi, lọc sạch không khí, giảm ồn, giảm
nhiệt độ không khí, một số loài cây có thể hấp thụ kim loại nặng... Diện tích cây xanh bao
phủ toàn KCX là 4,18 ha chiếm 6.77% tổng diện tích KCX.
Tráng nhựa tất cả các tuyến đường có lưu thông nhằm hạn chế lượng khói bụi bốc

lên trong quá trình lưu thông xe cộ.
Qui định xe chở vật liệu, đất đi vào KCX phải được che kín tránh rơi vãi trong quá
trình vận chuyển.
Công ty hạ tầng định kỳ 6 tháng 1 lần tiến hành quan trắc môi trường không khí tại
một số điểm trong khuôn viên KCX.:
 Cuối đường 3 – trước cổng công ty TNHH Bao bì giấy nhôm New Toyo
 Trên đường B – gần công ty Freetrend & công ty Vinawood
 Khu vực trước cổng ban quản lý
 Cuối đường 2, gần công ty Theodore Alexander
 Khu vực trước cổng B của KCX Linh Trung II
 Khu vực trước cổng KCN Đồng An (hộ dân số 1289, tỉnh lộ 43, khu phố 2, phường
Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP HCM)
Ngoài ra, KCX còn tiến hành quan trắc môi trường không khí bên trong phòng làm việc
của các phòng ban:
 Khu vực văn phòng nhà máy XLNT tập trung KCX Linh Trung II
 Khu vực phòng vận hành nhà máy nước cấp
 Khu vực phòng tiện ích công cộng

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 9


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Bảng 3.1: Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh khu
chế xuất Linh Trung II

Stt
1

2

3
4

5
6

Vị trí đo đạc

Bụi
(mg/m3)
0,2

NOx
(mg/m3)
0,14

SO2
(mg/m3)
0,23

CO
(mg/m3)
3,05

Hydrocacb

on (mg/m3)
2,7

Cuối đường 3–trước
cổng công ty
TNHH Bao bì giấy
nhôn New Toyo
Trên đường B–gần
0,3
0,16
0,27
4,01
3,8
công ty Freetrend &
công ty Vinawood
Khu vực trước cổng
0,2
0,11
0,18
2,53
1,3
ban quản lý
Cuối đường 2, gần
0,2
0,13
0,20
3,00
2,3
công ty Theodore
Alexander

Khu vực trước cổng
0,3
0,19
0,31
5,09
3,3
B của KCX
Khu vực trước cổng
0,3
0,20
0,34
8,15
4,6
KCN Đồng An (hộ
dân số 1289, tỉnh lộ
43,KP 2, Bình
Chiểu, Thủ Đức)
(Nguồn: Trung tâm công nghệ và quản lý môi trường, năm 2010)

3.1.4.3 Chất thải rắn không nguy hại
Được thu gom bởi công ty TNHH Ngọc Thu. Công ty đã kí hợp đồng thu gom chắt
thải rắn không nguy hại trong khu Linh Trung II.Tùy vào lượng rác thải và hợp đồng với
từng công ty khác nhau trong khu mà công ty TNHH Ngọc Thu có thời gian thu gom
khác nhau.
Đối với các loại rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên công ty Sepzone ở văn
phòng đại diện, nhà máy nước sạch, nhà máy nước thải, phòng tiện ích công cộng sẽ
được công nhân công ty TNHH Ngọc Thu trực tiếp thu gom tận nơi.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 


SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 10


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Riêng lượng rác thải là thân, cành cây phát sinh trong quá trình chăm sóc, tỉa cây
của đội cây xanh sẽ được nhân viên của đội cây xanh trực tiếp thu gom và chở đến điểm
tập kết trước lô của công ty TNHH Ngọc Thu gần nhà máy xử lý nước thải. Từ đây
lượng rác này sẽ được công ty TNHH Ngọc Thu chịu trách nhiệm vận chuyển và xử lý.
3.1.4.4

Chất thải rắn nguy hại

Ở KCX Linh Trung II, chất thải nguy hại của mỗi nhà máy cũng như của doanh
nghiệp hạ tầng cơ sở đều do mỗi nhà máy, mỗi doanh nghiệp tự kí hợp đồng thu gom
chất thải nguy hại với các doanh nghiệp có giấy phép thu gom chất thải nguy hại bên
ngoài công ty. Tùy thuộc vào số lượng CTNH tại mỗi doanh nghiệp mà thời hạn của hợp
đồng thu gom khác nhau.
Công ty hạ tầng KCX Linh Trung II trước đây đã ký kết hợp đồng thu gom chất thải
nguy hại với công ty Liên doanh Xi măng HOLCIM Việt Nam, là đơn vị chuyên xử lý,
tiêu huỷ chất thải nguy hại theo báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài
nguyên & Môi trường phê duyệt. Theo đó, công ty Liên doanh Xi măng HOLCIM Việt
Nam sẽ vận chuyển chất thải nguy hại về nhà máy để xử lý và tận dụng làm nguyên,
nhiên liệu thay thế .
Tuy nhiên, hiện nay CTNH tại KCX Linh Trung II chưa tìm được nguồn đầu ra vì
trong thành phần chất thải thí nghiệm có chứa Thủy ngân, vì chi phí để xử lý Thủy ngân
khá lớn, nên hiện CTNH chứa thủy ngân vẫn tồn đọng tại kho CTNH vẫn còn đang chờ

sự can thiệp của cơ quan chức năng.

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 11


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Bảng 3.2: Danh sách CTNH đã đăng ký phát sinh trung bình tại cơ sở hạ tầng
KCX Linh Trung II
STT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại
(rắn, lỏng, bùn)

Số lượng


CTNH

1
2

Dầu nhớt thải

Giẻ lau, bao tay dính dầu,
nhớt thải
Pin, ắc quy thải
Bóng đèn huỳnh quang thải

Lỏng
Rắn

3l/ tháng
5kg/tháng

07 03 05
18 02 01

Rắn
Rắn

16 01 12
16 01 06

Rắn/lỏng

6
7
8

Hóa chất phòng thí nghiệm
thải
Hộp mực in thải
Bao bì thải có chứa silicon

Sơn thải

1kg/tháng
20bóng/thá
ng
0.2l/tháng

9

Mỡ bò thải

3
4
5

09 05 02

Rắn
Rắn
Rắn/lỏng

2 hộp/tháng
08 02 04
7 hộp/tháng
08 02 01
5
16 01 10
thùng/tháng
Rắn
0.5

07 03 06
thùng/tháng
(Nguồn: nhà máy nước thải Linh trung II, năm 2010)

3.2 Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 công ty Sepzone
Linh Trung ( khu II )
3.2.1 Sự ra đời hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 của công ty
Chúng ta đều biết mọi loại hình doanh nghiệp, tổ chức khi hoạt động đều gây nên
những tác động môi trường với những mức độ ảnh hưởng khác nhau, vấn đề là các doanh
nghiệp với các quy mô khác nhau đó cần làm những gì để có thể quản lý, giảm thiểu tác
động lên môi trường của mình. Đó là lý do của sự ra đời của tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ
thống quản lý môi trường. Được ban hành lần đầu vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về
tiêu chuẩn hóa (ISO), tiêu chuẩn ISO 14001 hiện đã có mặt tại 138 quốc gia và vùng lãnh
thổ và đã có trên 140.000 doanh nghiệp/tổ chức được chứng nhận.
GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 12


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Tại Việt Nam, chứng chỉ ISO 14001:1996 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998
(2 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp
dụng tiêu chuẩn ISO 14001 và đạt chứng chỉ không ngừng tăng lên.
Là một công ty liên doanh đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển khá tốt trong HEPZA
(Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất thành phố Hồ Chí Minh) và sớm nhận
thấy tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001: 2004, Công ty Sepzone đã tìm hiểu, cử đại diện môi trường đi học, thuê chuyên
gia về hướng dẫn. Năm 2008 công ty đã thu thập tài liệu về môi trường và chuẩn bị cho
việc thiết lập hệ thống.
Năm 2009 công ty được tổ chức URS (United Registrar of Systems) kiểm tra và
chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 14001: 2004.
Hệ thống quản lý môi trường của Công ty thực hiện theo mô hình PDCA( Plan-DoCheck-Action) có thể được mô tả tóm tắt như sau:

GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 13


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

THỰC HIỆN (D)
- Cơ cấu trách nhiệm.
- Đào tạo.
- Thông tin liên lạc.
- Tư liệu quản lý môi
trường.
- Kiểm soát tài liệu.
- Kiểm soát hoạt động.

LẬP KẾ HOẠCH (P)
- Chính sách môi trường.
- Khía cạnh môi trường.
- Các yêu cầu pháp luật.

- Mục tiêu, chỉ tiêu,
chương trình môi trường.

CẢI TIẾN LIÊN TỤC

KIỂM TRA (C)
- Kiểm tra/đo đạc.
- Đánh giá sự tuân thủ
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.
- Xác định sự không phù
hợp

HÀNH ĐỘNG KPPN (A)
- Phân tích nguyên nhân
- Thực hiện hành động
KPPN
- Giám sát việc thực
hiện HĐKP

Hình 3.2: Mô hình PDCA
3.2.2 Thuận lợi , khó khăn khi áp dụng ISO 14001 :2004 tại công ty
3.2.2.1 Thuận lợi
1-Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Trong thời gian vừa qua, các văn bản có liên quan đến bảo vệ môi trường cho thấy
vấn đề bảo vệ môi trường đã từng bước được hoàn chỉnh và khẳng định là một vấn đề hệ
trọng và ngày càng được quan tâm, được thể chế hoá vào hầu hết các ngành luật.
GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 


Trang 14


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

Tiêu chuẩn ISO 14001 không đưa ra những quy định hay tiêu chí cụ thể về môi
trường mà chỉ đề ra các nguyên tắc trong công tác quản lý, và một trong những nguyên
tắc quan trọng là doanh nghiệp/tổ chức phải “phù hợp với các yêu cầu pháp quy sở tại”.
Chính vì thế khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 công ty sẽ đáp ứng được yêu cầu pháp
luật của nhà nước Việt Nam.
2-Sự quan tâm của cộng đồng
Sự quan tâm của nhà nước, cơ quan quản lý, khách hàng và cộng đồng đối với việc
áp dụng ISO 14001 cũng ngày càng gia tăng. Cộng đồng có cái nhìn thiện cảm hơn đối
với các công ty thực hiện tốt vấn đề môi trường.
3.2.2.2 Khó khăn
1-Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường nhưng cho tới nay, Nhà
nước, cơ quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp
trong việc áp dụng hệ thống QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001
cho tới nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp
dụng ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào.
2-Đưa chính sách môi trường trong chính sách phát triển chung của công ty
Việc thiết lập chính sách bảo vệ môi trường còn mang nặng tính hình thức.
3-Kết hợp mục tiêu môi trường trong mục tiêu phát triển chung
Việc xác định mục tiêu một cách phù hợp và thật sự hiệu quả là vấn đề công ty còn
vướng. Một số vấn đề trong việc thiết lập mục tiêu môi trường như sau:
Mục tiêu môi trường đề ra không thực sự liên quan tới các vấn đề môi trường nghiêm
trọng mà tổ chức đang gặp phải.

Thực tế hoạt động của công ty luôn hướng tới lợi nhuận cao nhất và công ty thường
đưa ra các mục tiêu liên quan tới tăng doanh thu, giảm sai lỗi, nâng cao hiệu quả, tiết
GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 15


Đánh giá hiệu lực thực hiện và cải tiến HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công Ty liên
doanh SEPZONE Linh Trung ( khu II )

kiệm chi phí… Bởi vậy mục tiêu môi trường nên được tích hợp chung với các mục tiêu
đó để tận dụng tối đa nguồn lực cho việc triển khai thực hiện.
4-Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình
đánh giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa
mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức.
3.2.3 Tình hình thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 tại công ty.
Từ khi bắt đầu thiết lập hệ thống đến nay Công ty luôn cố gắng thực hiện và cải tiến
hệ thống sao cho phù hợp với thực tế nhưng vẫn tuân thủ theo đúng nguyên tắc của hệ
thống quản lý môi trường. Ngoài những thủ tục và tài liệu bắt buộc phải thực hiện theo
bộ tiêu chuẩn thì công ty còn xây dựng nhiều quy định cho cán bộ công nhân viên và
khách hàng thực hiện để đem lại hiệu quả cho việc vận hành và cải tiến hệ thống.
Ban điều hành khu II có một cán bộ chuyên phụ trách về môi trường và đội vận
hành trên 20 người nhằm bảo đảm thực hiện hệ thống môi trường, công tác quản lý, ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm.
 Xây dựng nhà máy xử lý nước thải (hai giai đoạn) với công suất 5000m3/ngày đêm.
 Xây dựng nhà máy nước sạch cung cấp nước cho khuôn viên KCX đạt tiêu chuẩn.
 Công ty tiến hành hợp đồng với nhà thầu trong công tác xử lý chất thải rắn

 Đối với chất thải rắn thông thường của KCX được thu gom và xử lý bởi công ty
TNHH Ngọc Thu.
 CTNH trong KCX các công ty tự tìm đối tác xử lý. Sepzone kí hợp đồng với
công ty Holcim.
 Hàng năm công ty đều tiến hành quan trắc và đo đạc chất lượng môi trường theo
quy định của nhà nước.Các kết quả đo đều đạt chuẩn.
 Giáo dục, đào tạo cán bộ công nhân viên ý thức bảo vệ môi trường. Đặc biệt tiết
kiệm năng lượng.
GVHD: KS. NGUYỄN HUY VŨ 

SVTH: ĐỖ THỊ HUYỀN 

Trang 16


×