Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XƯỞNG TĂNG SẢN LƯỢNG, XÍ NGHIỆP KHAI THÁC – XNLD VIETSOVPETRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-  -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XƯỞNG TĂNG SẢN
LƯỢNG, XÍ NGHIỆP KHAI THÁC – XNLD VIETSOVPETRO

Sinh viên thực hiện: Lại Thị Kim Nhung

Ngành: Quản lý môi trường
Niên khóa: 2007 - 2011

-Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7 năm 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
-  -

Tên đề tài:

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XƯỞNG TĂNG SẢN


LƯỢNG, XÍ NGHIỆP KHAI THÁC
– XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOVPETRO
Tác giả:

Lại Thị Kim Nhung
Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn:

ThS. Hoàng Thị Mỹ Hương
ThS. Vũ Thị Hồng Thủy

-Thành phố Hồ Chí MinhTháng 7/2011


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
*****

CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa: MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Họ và tên SV: LẠI THỊ KIM NHUNG


Mã số SV: 07149091

Khóa học: 2007 – 2011

Lớp: DH07QM

1. Tên đề tài: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung Chuyển Axít, Xưởng Tăng Sản Lượng,
Xí Nghiệp Khai Thác – Xí Nghiệp Liên Doanh Vietsovpetro
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
• Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
• Tổng quan và các vấn đề môi trường của Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL XNKT
– XNLD VSP.
• Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL XNTK – XNLD VSP.
• Kiến nghị thực hiện ISO 14001 tại đơn vị.
3. Thời gian thực hiện: Bắt đầu: tháng 03/2011 và kết thúc: tháng 06/2011
4. Họ tên GVHD1: ThS. HOÀNG THỊ MỸ HƯƠNG
5. Họ tên GVHD2: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn
Ngày……tháng…..năm 2011

Ngày 05 tháng 01 năm 2011

Ban chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn 2

ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY




LỜI CẢM ƠN
Sau 4 năm học tập tại trường ĐH Nông Lâm TP. HCM, cùng với sự cố gắng của
bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ gia đình, thầy cô và bạn bè
tới nay tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu, quý thầy cô trường ĐH
Nông Lâm TP.HCM, Ban chủ nhiệm cùng các thầy cô khoa Môi Trường & Tài
Nguyên, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý
báu làm hành trang giúp tôi vững bước vào đời.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới Cô Vũ Thị Hồng Thủy, người đã tận tình giảng
dạy, hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong quá trình học tập và
thực hiện khóa luận tốt nghiệp cũng như trong cuộc sống.
Xin cảm ơn Cô Hoàng Thị Mỹ Hương đã hỗ trợ, chỉ dẫn tôi trong học tập và thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Xin gửi đến Ban giám đốc và phòng Bảo Vệ Môi Trường, Trung Tâm An Toàn &
Môi Trường, XNLD VSP đã đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập, tạo
mọi điều kiện cho tôi thu thập dữ liệu và hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn cha mẹ đã luôn bên con, truyền sức mạnh cho mỗi bước đi của con, là chỗ
dựa tinh thần vững chắc cho con vượt qua mọi khó khăn.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tập thể lớp DH07QM đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian qua. Chúc các bạn sẽ gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được
những thiếu sót. Kính mong được sự chỉ bảo của thầy cô và sự đóng góp ý kiến của
mọi người.
Xin chân thành cảm ơn tất cả!!!
TP.HCM, ngày 01 tháng 07 năm 2011
Sinh viên thực hiện

Lại Thị Kim Nhung

Trang i


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Để tìm hiểu việc thiết lập HTQLMT theo ISO 14001 cho một doanh nghiệp cụ thể,
đồng thời tạo ra nền tảng cơ bản cho việc xây dựng HTQLMT tại Trạm Trung Chuyển
Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP nhằm giúp trạm giảm chi phí và cải thiện hiệu quả
trong công tác BVMT, do đó đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung Chuyển
Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP” được thực hiện. Đề tài được thực hiện với 6 nội
dung cơ bản như sau:
-

Tổng quan về bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001 bao gồm: Sự ra đời, nội
dung, cấu trúc và mục đích của tiêu chuẩn. Lợi ích thu được khi áp dụng tiêu
chuẩn. Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam, những thuận
lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.

-

Tổng quan về Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP bao
gồm: Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của trạm quy trình sản xuất,
những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại
trạm.

-

Hướng dẫn xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại Trạm Trung Chuyển Axít,
XTSL, XNKT – XNLD VSP.


-

Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo ISO 14001 tại Trạm
Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP.

Việc thiết lập HTQLMT theo ISO 14001 thật sự đem lại nhiều lợi ích cho trạm về
phương diện môi trường lẫn kinh tế. Với những kết quả mà đề tài đã đạt được sẽ giúp
ích cho việc thực hiện công tác BVMT tại Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT –
XNLD VSP.

Trang ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ............................................................................................ ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. v
Chương 1 ......................................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................. 1
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 2
1.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 2

1.3.1 Nội dung của đề tài ......................................................................................... 2
1.3.2 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................... 3

1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 4

Chương 2 ......................................................................................................................... 5

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................................ 5

2.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 ........................................................ 5

2.1.1 Khái niệm về ISO 14000 ................................................................................. 5
2.1.2 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .................................... 5

2.2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001/COR.1:2009 .......................................... 6

2.2.1 Giới thiệu về ISO 14001/Cor.1:2009 .............................................................. 6
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001 ................................................................. 7

2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI VIỆT NAM ................... 8

2.3.1 Thuận lợi ......................................................................................................... 8
2.4.2 Khó khăn ....................................................................................................... 10
Chương 3 ....................................................................................................................... 12
TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT – XNLD VSP . 12
3.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOVPETRO ............................. 12
3.2 TỔNG QUAN VỀ XNKT – XNLD VSP ................................................................... 12

3.2.2 Sơ đồ tổ chức của XNKT – XNLD VSP (Phụ lục 1A) ................................. 13

3.3 TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT – XNLD VSP 13

3.3.1 Vị trí địa lý .................................................................................................... 13
3.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của trạm ..................................................... 13
Chương 4 ....................................................................................................................... 14
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN TẠI TRẠM
TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT – XNLD VSP ............................................ 14


4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT –
XNLD VSP...................................................................................................................... 14

4.1.1 Qui trình và đặc điểm công nghệ sản xuất .................................................... 14

4.1.3 Sản phẩm hiện tại.................................................................................................... 15

4.1.4 Nhiên liệu, điện và nước ............................................................................... 15
4.1.5 Các loại thiết bị, công nghệ dùng trong sản xuất .......................................... 16

4.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ................................................................................. 16

4.2.1 Môi trường vi khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn .................................... 16
4.2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí ...................................................................... 16
4.2.3 Chất thải ........................................................................................................ 17
Trang iii


4.2.4 Nước thải ....................................................................................................... 18
4.2.5 Công tác phòng chống cháy nổ ..................................................................... 18

4.3 CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ....................................... 19

4.3.1 Xử lý khí ....................................................................................................... 19
Chương 5 ....................................................................................................................... 24
XÂY DỰNG HTQLMT THEO ISO 14001 .................................................................. 24
TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT – XNLD VSP ........................ 24
5.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HTQLMT VÀ THÀNH LẬP BAN ISO............................... 24


5.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT .................................................................. 24
5.1.2 Thành lập ban ISO ........................................................................................ 24

5.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG .................................................................................... 24

5.2.1 Các yêu cầu khi xây dựng CSMT ................................................................. 24
5.2.2 Nội dung chính sách môi trường ................................................................... 25
5.2.3 Cách thức thực hiện....................................................................................... 26
5.2.3 Kiểm tra CSMT ............................................................................................. 27

5.3 LẬP KẾ HOẠCH ...................................................................................................... 28

5.3.1 Xác định khía cạnh môi trường ..................................................................... 28
5.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác ............................................................... 29
5.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường ................................ 30

5.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ...................................................................................... 33

5.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn .................................................. 33
5.4.2 Năng lực, đào tạo, nhận thức ........................................................................ 35
Thủ tục đào tạo, nhận thức và năng lực (phụ lục 3B) ........................................... 35
5.4.3 Trao đổi thông tin .......................................................................................... 35
5.4.4 Tài liệu .......................................................................................................... 36
5.4.5 Kiểm soát tài liệu .......................................................................................... 37
5.4.5 Kiểm soát điều hành..................................................................................... 37
5.4.6 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình huống khẩn cấp ...................... 38

5.5 KIỂM TRA ............................................................................................................... 38

5.5.1 Giám sát và đo lường ................................................................................... 38

5.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ..................................................................................... 38
5.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục, phòng ngừa ................................ 39
5.5.4 Kiểm soát hồ sơ ............................................................................................. 39
5.5.5 Đánh giá nội bộ ............................................................................................ 39

5.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .................................................................................. 39

Chương 6 ...................................................................................................................... 41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 41

6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 41
6.2 KIẾN NGHỊ............................................................................................................... 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43

Trang iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTNH

:

Chất thải nguy hại

CTKNH

:

Chất thải không nguy hại


CTR

:

Chất thải rắn

CSMT

:

Chính sách môi trường

BVMT

:

Bảo vệ môi trường

TNMT

:

Tài nguyên môi trường

ĐDLĐ

:

Đại diện lãnh đạo


PCCC

:

Phòng cháy chữa cháy

HĐKPPN

:

Hành động khắc phục phòng ngừa

HTQLMT

:

Hệ thống quản lý môi trường

KCMT

:

Khía cạnh môi trường

KCMTĐK

:

Khía cạnh môi trường đáng kể


KPH

:

Không phù hợp

ISO

:

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

ISO 14001

:

Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

XTSL

:

Xưởng Tăng Sản Lượng

XNKT

:

Xí Nghiệp Khai Thác


XNLD VSP :

Xí Nghiệp Liên Doanh Vietsovpetro

EMS (Environmental Mangement System):

Trang v

Hệ thống quản lý môi trường


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng, sự phát triển của nền kinh tế đã làm cạn kiệt tài
nguyên gây sức ép mạnh mẽ tới môi trường sống. BVMT trở thành vấn đề quan tâm
hàng đầu của toàn cầu.
Với mong muốn góp sức vào sự nghiệp BVMT của cộng đồng thế giới và Việt
Nam đã đề ra nhiều chính sách, đạo luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường và
đưa vấn đề môi trường là một yếu tố cần xem xét khi phát triển nền kinh tế.
Vài năm gần đây, nước ta nhiều vụ xâm hại môi trường nghiêm trọng của các
doanh nghiệp bị phát hiện và xử phạt thì vấn đề môi trường lại trở trành tâm điểm chú
ý của nhân dân, nỗi trăn trở của các nhà chức trách. Vấn đề khuyến khích doanh
nghiệp tham gia BVMT bằng các công cụ mang tính tự nguyện là ưu tiên hàng đầu cần
phổ biến rộng rãi.
Khi đó, ISO 14001 (HTQLMT – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng) là tiêu chuẩn

áp dụng một cách tự nguyện. Khi áp dụng thành công tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh
nghiệp ngoài việc bảo đảm công tác BVMT, nâng cao hiểu biết, ý thức tự giác cũng
như tính sáng tạo trong công tác BVMT thì ISO 14001 còn góp phần đem lại lợi ý về
mặt kinh tế cho doanh nghiệp hơn hết là hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp trên thị
trường trước giai đoạn căng thẳng về công tác BVMT của các doanh nghiệp hiện nay.
Hơn nữa trong xu thế phát triển chung của cả nước, các ngành công nghiệp đua
nhau phát triển nhằm khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân và trong
đó ngành dầu khí là một ví dụ điển hình. Là một ngành hãy còn non trẻ nhưng ngành
dầu khí hiện đang gánh vác một sứ mệnh vô cùng to lớn. Là trụ cột, là đầu tàu của nền
kinh tế, ngành dầu khí còn đảm nhận vai trò là công cụ điều tiết vĩ mô của chính phủ,
nỗ lực đảm bảo các chương trình an ninh năng lượng, an ninh lương thực và an sinh xã
hội trên địa bàn toàn quốc. Ngoài nhiệm vụ khai thác, xuất khẩu dầu mỏ, ngành dầu
khí hiện nay đang nỗ lực chuyển hóa, biến các tài nguyên khai thác được thành sản
phẩm xăng dầu, thành điện, thành phân bón,…để phục vụ nền kinh tế nước nhà, góp
SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 1


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

phần nâng cao đời sống của nhân dân. Bên cạnh những lợi ích đem lại như trên thì ở
một chừng mực nào đó các hoạt động sản xuất, khai thác…của XNLD VSP đã, đang
và sẽ gây ra một số tác hại nhất định đến môi trường sinh thái. Do đó, phải có các biện
pháp tổ chức, quản lý và xử lý chất thải để giảm bớt các tác động tiêu cực tới môi
trường của ngành dầu khí.
Mà nhất là hiện nay toàn thể XNLD VSP với nhiều xí nghiệp nhưng vẫn chưa có
HTQLMT theo ISO 14001. Và nhằm mục đích tìm hiểu và áp dụng HTQLMT theo
ISO 14001 tại doanh nghiệp cụ thể, nên tôi đã quyết định chọn nghiên cứu và thực

hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp với nội dung: “Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001
tại Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP”.
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện với những mục tiêu đặt ra như sau:
-

Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng môi trường và các biện pháp kiểm soát của Trạm
Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP.

-

Nghiên cứu tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009.

-

Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.

-

Xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL,
XNKT – XNLD VSP.

1.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1 Nội dung của đề tài
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, đề tài phải thực hiện được các nội dung cụ
thể sau:
-

Tổng quan về bộ tiêu chuẩn 14000 và tiêu chuẩn 14001 bao gồm: nội dung, cấu

trúc và mục đích của tiêu chuẩn. Lợi ích thu được khi áp dụng tiêu chuẩn.
Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại Việt Nam.

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 2


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

-

Tổng quan về Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP bao
gồm: giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của trạm; quy trình sản xuất;
những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp dụng tại
trạm.

-

Hướng dẫn xây dựng HTQLMT theo ISO 14001 tại Trạm Trung Chuyển Axít,
XTSL, XNKT – XNLD VSP.

-

Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo ISO 14001 tại Trạm
Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD VSP.

1.3.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu là cách thức làm việc có khoa học để giải quyết các vấn

đề chính xác, khách quan nhằm thu được kết quả một cách tốt nhất.
• Tổng hợp tài liệu:
Đây là phương pháp tổng hợp tài liệu từ những tài liệu được cung cấp từ nhà
máy, trên mạng internet và những tài liệu được cung cấp từ giáo viên hướng
dẫn, tài liệu đúc kết được trong quá trình học tập. Những tài liệu trên được tổng
hợp lại và lựa chọn những thông tin, dữ liệu cần thiết.
• Phương pháp thực địa tại Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT –
XNLD VSP
Khảo sát trực tiếp qui trình sản xuất, khảo sát hiện trạng môi trường tại trạm,
nắm bắt được các giải pháp đã và đang thực hiện ở trạm. Nhận biết được các
vấn đề môi trường còn tồn tại, hoặc các biện pháp trạm đã thực hiện nhưng
chưa hoàn thiện. Từ đó, đưa ra các nhận xét, biện pháp khác phù hợp hơn nhằm
giảm thiểu ô nhiễm và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh.
• Phương pháp điều tra, phỏng vấn cán bộ, công nhân viên liên quan:
Đi thực tập tại trạm và đặt ra các câu hỏi cho cán bộ công nhân và nhân viên
của trạm về các vấn đề bản thân chưa nắm bắt được, đồng thời nắm được các ý

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 3


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

kiến đóng góp của cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt hơn bài báo cáo của
mình.
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
• Đề tài nghiên cứu thực hiện trong Trạm Trung Chuyển Axít, XTSL, XNKT –
XNLD VSP.

• Thống kê và phân tích các dòng chất thải từ quá trình nhập nhiên – nguyên vật
liệu đầu vào đến giai đoạn sản phẩm hoàn thiện
• Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trong khoảng 4 tháng (từ 01/03/2011 đến
01/07/2011)
1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT theo
ISO 14001 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống
tài liệu cho trạm.
Đề tài chỉ xây dựng trên lý thuyết chưa tính toán chi phí thực hiện và chưa được áp
dụng trên thực tế. Do đó, đề tài chưa đánh giá được hiệu quả áp dụng thực tế các hoạch
định đề ra.

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 4


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000
2.1.1 Khái niệm về ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về HTQLMT (Environmental Management System) do
tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế xây dựng và ban hành nhằm đưa ra các chuẩn mực để
xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng của tổ chức đến môi trường, đưa ra
phương pháp quản lý và cải tiến HTQLMT cho bất kỳ tổ chức mong muốn áp dụng nó.
2.1.2 Cấu trúc và thành phần của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm 2 nhóm tiêu chuẩn: các tiêu chuẩn đáng

giá tổ chức và các tiêu chuẩn đáng giá sản phẩm. Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn 14000
được thể hiện qua sơ đồ sau:
HỆ QUẢN TRỊ MÔI TRƯỜNG

Đánh giá tổ chức

Hệ thống
quản lý
môi
trường
(EMS)
14001
14002
14004

Đánh giá
thực hiện
môi
trường
(EPE)
14031
14032

Đánh giá sản phẩm và chu trình

Kiểm định
môi
trường
(EA)
14010

14011
14012
14013
14014
14015

Đánh giá vòng
đời sản phẩm
(LCA)
14040
14041
14042
14043
14047
14048
14049

Cấp nhãn
môi trường
(EL)
14020
14021
14022
14023
14024

Khía cạnh
môi trường
trong các
tiêu chuẩn

sản phẩm
(EAPS)
14062
14064

Hình 2.1: Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ Tiêu chuẩn ISO 14000 đề cập đến 6 lĩnh vực:
• Hệ thống quản lý môi trường (EMS).
• Kiểm toán môi trường (EA).
SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 5


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

• Đánh giá kết quả hoạt động môi trường (EPE).
• Ghi nhãn môi trường (EL).
• Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA).
• Các KCMT về tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS).
2.2 TỔNG QUAN VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001/COR.1:2009
2.2.1 Giới thiệu về ISO 14001/Cor.1:2009
Thuộc bộ ISO 14000, tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 “HTQLMT – các
yêu cầu và hướng dẫn sử dụng” cùng với tiêu chuẩn hướng dẫn kèm theo ISO 14004
“HTQLMT – hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và kỹ thuật hỗ trợ”.
ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với HTQLMT cho phép một tổ
chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình, có xem
xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ, cũng như có
xét đến các KCMT có ý nghĩa liên quan đến hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức

đó có thể kiểm soát và có ảnh hưởng.
Được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa.
Lần sửa đổi thứ nhất của tiêu chuẩn này vào năm 2004 dẫn đến việc ban hành ISO
14001:2004.
Ngày 15/7/2009, tiêu chuẩn ISO 14001:2004 đã được điều chỉnh số hiệu thành ISO
14001:2004/Cor.1:2009.
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 là tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, có thể áp dụng cho
mọi tổ chức không phân biệt quy mô, lĩnh vực, địa điểm hoạt động.
2.2.2 Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001
2.2.2.1 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường
HTQLMT là một chu kì liên tục từ lập kế hoạch, thực hiện, xem xét lại đến cải tiến
các quá trình và hành động của một tổ chức nhằm đạt được các nghĩa vụ môi trường
của tổ chức đó (EPA, 2001).
Hầu hết các mô hình quản lý môi trường được xây dựng dựa trên mô hình “Plan,
Do, Check, Act” (lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra, hành động) của Sheward và
SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 6


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

Deming (EPA, 2001). Mô hình này đảm bảo các vấn đề môi trường luôn được xác
định, kiểm soát và theo dõi một cách có hệ thống, tạo ra sự cải tiến liên tục của các kết
quả hoạt động môi trường.
2.2.2.2 Mô hình hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001

Cải tiến liên tục
Bắt đầu


Xem xét
của lãnh
đạo

KIỂM TRA
- Giám sát và đo lường.
- Đánh giá sự tuân thủ.
- Sự không phù hợp,
hành động khắc phục và
phòng ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.

Chính sách
môi trường

KẾ HOẠCH
- Khía cạnh môi trường.
- Các yêu cầu pháp luật
và yêu cầu khác.
- Mục tiêu, chỉ tiêu, và
chương trình môi
trường.
THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
- Cơ cấu, trách nhiệm và quyền hạn.
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Thông tin liên lạc.
- Hệ thống tài liệu.
- Kiểm soát tài liệu.

- Kiểm soát điều hành.
- Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình
trạng khẩn cấp.

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo ISO 14001
2.2.3 Các lợi ích khi áp dụng ISO 14001
Đối với lĩnh vực môi trường:
• Giúp cho tổ chức/doanh nghiệp quản lý môi trường một cách có hệ thống và kết
hợp chặt chẽ với cải tiến liên tục.
• Chú trọng vào phòng ngừa hơn là khắc phục.
SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 7


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

• Giảm thiểu các tác động môi trường do tổ chức/doanh nghiệp gây ra.
• Giảm thiểu các rủi ro, sự cố môi trường vào hệ sinh thái.
• Tăng cường được sự phát triển và góp phần vào các giải pháp BVMT.
• Nâng cao ý thức BVMT trong tổ chức.
• Đảm bảo với khách hàng về các cam kết môi trường.
Đối với cơ hội kinh doanh – lợi nhuận:
• Thỏa mãn các tiêu chuẩn cơ bản của nhà đầu tư, khách hàng nâng cao cơ hội
tiếp cận huy động vốn và giao dịch.
• Gỡ bỏ hàng rào thương mại, mở rộng thị trường ra quốc tế.
• Cải thiện hình ảnh, tăng uy tín và tăng thị phần.
• Cải tiến việc kiểm soát các chi phí.
• Tiết kiệm được vật tư và năng lượng.

Đối với lĩnh vực pháp lý:
• Tăng cường nhận thức về qui định pháp luật và quản lý môi trường.
• Quan hệ tốt với chính quyền và cộng đồng.
• Giảm bớt các thủ tục rườm rà và các rắc rối về pháp lý.
• Dễ dàng có được giấy phép và ủy quyền.
• Cải thiện được mối quan hệ giữa chính phủ và công nghiệp.
2.3 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Thuận lợi
2.3.1.1 Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Hệ thống pháp luật quy định về BVMT ở nước ta từ năm 1993 đến nay đã phát
triển cả nội dung lẫn hình thức, các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đã tăng
nhanh chóng. Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đã quy định từ chức năng,

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 8


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và BVMT. Các quy định pháp
luật đã chú trọng tới khía cạnh toàn cầu của vấn đề môi trường.
2.4.1.2 Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Cùng với xu thế toàn cầu hóa, hiện có nhiều công ty đa quốc gia đã có mặt tại Việt
Nam. Mặc dù, năm 2008 được coi là năm rất khó khăn đối với kinh tế Việt Nam
nhưng trong 8 tháng đầu năm 2008, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn đứng ở mức
kỷ lục là 48 tỷ USD. Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại
Việt Nam kéo theo đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình

độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và tách nhiệm xã hội. Đó là
thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn
thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.
Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình
phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và
chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó. Honda Việt Nam là một
trong các công ty của Nhật Bản đã áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, tiếp
sau đó là một loạt các nhà cung cấp phụ kiện như Goshi Thăng Long, Nissin Brake,
Tsukuba, Stanley… cũng áp dụng ISO 14001. Những hoạt động như vậy đã tạo ra một
trào lưu giúp nhân rộng mô hình. Trào lưu này bắt đầu xuất hiện phần lớn từ các công
ty nước ngoài, liên doanh, sau đó mở rộng ra các đối tượng là tổ chức/doanh nghiệp
Việt Nam.
2.4.1.3 Sự quan tâm của cộng đồng
Trong Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng năm 2020
cũng chỉ rõ “mục tiêu đến năm 2010: 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp
giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”, định hướng
tới năm 2020 “80% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu
chuẩn môi trường hoặc chứng chỉ ISO 14001”. Điều này đã thể hiện sự quan tâm của
Chính phủ trong công tác BVMT nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 9


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

cũng sẽ tạo tiền đề cho các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược
BVMT cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng
phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể
hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồng.
2.4.2 Khó khăn
2.4.2.1 Thiếu chính sách hỗ trợ từ nhà nước
Mặc dù có sự quan tâm trong công tác BVMT nhưng cho tới nay nhà nước, cơ
quan quản lý chưa có chính sách gì cụ thể để hỗ trợ các tổ chức/doanh nghiệp trong
việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001. Việc áp dụng ISO 14001 cho tới
nay vẫn chịu áp lực chính là từ phía khách hàng và các tổ chức/doanh nghiệp áp dụng
ISO 14001 vẫn chưa được hưởng ưu đãi hay chính sách khuyến khích nào. Trong khi
đó, tổ chức lại tốn các chi phí có liên quan bao gồm: chi phí cho việc xây dựng và duy
trì một HTQLMT, chi phí tư vấn, chi phí cho việc đăng ký với bên thứ ba.
Do đó, nếu không thật sự cần thiết (không có yêu cầu của khách hàng, để ký kết
hợp đồng, thâm nhập thị trường nước ngoài…) thì có những doanh nghiệp sẽ không áp
dụng ISO 14001 để tránh những khoản đầu tư nhất định.
2.4.2.2 Đưa CSMT trong chính sách phát triển chung của doanh nghiệp
Một trong các yêu cầu đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001 khi tổ chức xây dựng
HTQLMT là thiết lập, xác định và chỉ ra định hướng trong công tác BVMT trong quá
trình cung cấp dịch vụ và sản xuất kinh doanh (thuật ngữ tiêu chuẩn là xác định chính
sách môi trường). Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém
trong việc hoạch định hướng phát triển và tầm nhìn dài hạn. Điều này ảnh hưởng tới
khả năng và động lực phát triển của doanh nghiệp. Trong khi định hướng phát triển
còn chưa rõ ràng thì CSMT của tổ chức còn mờ nhạt hơn nữa. Việc thiết lập chính
sách BVMT còn mang tính hình thức, thậm chí nhiều cán bộ trong tổ chức cũng chưa

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 10



Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

biết, chưa hiểu CSMT của tổ chức mình. Điều đó đã gây hạn chế trong việc phát huy
sự tham gia của mọi người trong tổ chức trong công tác BVMT.
2.4.2.3 Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ nhằm
xác định hiệu quả cũng như tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của
HTQLMT. Như vậy, chất lượng cuộc đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc triển
khai đánh giá nội bộ cũng là một trong các điểm yếu đối với nhiều tổ chức. Họ thường
gặp khó khăn trong việc lựa chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình đánh
giá nhiều khi vẫn mang tính hình thức, bởi vậy các phát hiện đánh giá đôi khi chưa
mang lại giá trị thực sự cho việc cải tiến môi trường cho tổ chức. Điều này cũng một
phần do sự quan tâm của lãnh đạo chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 11


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL,
XNKT – XNLD VSP
3.1 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP LIÊN DOANH VIETSOVPETRO
Hoạt động khai thác dầu khí của XNLD VSP đã diễn ra trong hơn hai mươi năm
qua, nó đã mang lại cho nước ta rất nhiều nguồn lợi lớn lao thực sự như: mang lại

nhiều lợi nhuận về kinh tế - xã hội qua các khoản thuế, thu nhập quốc dân, làm tăng
dịch vụ thương mại của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như tạo ra công ăn việc làm, tăng mức
sống cho người dân địa phương, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của nền
kinh tế nước nhà.
Chính thức đi vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí từ năm 1981, các nguồn
thải từ hoạt động khai thác dầu khí của XNLD VSP bao gồm: nước thải sinh hoạt,
nước thải công nghiệp trong đó có nước thải từ vỉa có nhiễm dầu, nước nhiễm axít từ
quá trình rửa tay và rửa máy tại các nhà xưởng. Chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công
nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Từ các nguồn thải này, VSP đã áp dụng các biện
pháp xử lý với công nghệ tiên tiến, hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng từ
quá trình thăm dò và khai thác dầu khí đến môi trường.
3.2 TỔNG QUAN VỀ XNKT – XNLD VSP
XNKT dầu khí được thành lập vào ngày 13/02/1987, là một đơn vị trực thuộc
XNLD VSP. Với hơn hai mươi năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển, đến nay xí
nghiệp có gần 1500 kỹ sư, công nhân với kinh nghiệm dày dặn trong ngành dầu khí
bao gồm: tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, công nhân. Xí nghiệp hiện đang quản lý một cơ sở vật
chất quan trọng như: 12 giàn khai thác cố định, 10 giàn nhẹ, 2 giàn công nghệ trung
tâm, 2 giàn bơm ép nước, 3 tàu chứa dầu với tổng sức chứa 476.000DWT và 257km
đường ống dẫn dầu khí ngầm dưới biển. Ngoài ra, xí nghiệp còn có các cơ sở phục vụ
sản xuất và dịch vụ cho các công trình biển, như căn cứ dịch vụ sản xuất, xưởng đo
lường tự động hóa, đội khảo sát giếng khoan và hệ thống kho bãi hiện đại.

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 12


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro


Hiện nay, xí nghiệp đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 do
công ty DNV chứng nhận.
3.2.2 Sơ đồ tổ chức của XNKT – XNLD VSP (Phụ lục 1A)
3.3 TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT – XNLD
VSP
3.3.1 Vị trí địa lý
Trạm Trung Chuyển Axít có diện tích 0.77 ha, nằm tại khu căn cứ tổng hợp trên bờ
thuộc XNKT – XNLD VSP
Mặt bằng xây dựng hình chữ nhật, được bao bọc bởi hàng rào kiên cố. Trước cổng
của mặt bằng là tuyến đường nội bộ của khu công nghiệp dẫn đến đường 991.
Nằm trong khuôn viên tại khu công nghiệp nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật đã có.
Trạm nằm xa khu vực dân cư nên không gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt,
môi trường của nhân dân.
3.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của trạm
Với mục tiêu thay thế các thiết bị chứa và pha chế axít lạc hậu bằng hệ thống thiết
bị sản xuất mới, cải thiện chất lượng môi trường lao động và chất lượng không khí
xung quanh khu vực sản xuất cũ; tăng chất lượng dung dịch hóa chất sử dụng và tăng
khả năng thu hồi dầu giếng khoan thông qua sử dụng hóa chất thông lại mạch dầu và
bảo dưỡng giếng khoan; tăng năng suất pha chế và tăng khả năng lưu trữ hóa chất từ 36 tháng, tháng 09 năm 2004 XNLD VSP đã quyết định: “xây dựng Trạm Trung
Chuyển Axít” trực thuộc XTSL, XNKT dầu khí. Nguồn vốn đầu tư xây dựng và sản
xuất được lấy từ vốn phát triển sản xuất của XNLD VSP.
Được đưa vào vận hành từ 21/10/2010 với công suất pha chế và trung chuyển axít:
2.900 tấn/năm, tương đương 2.400m3/năm; công suất pha chế và trung chuyển dung
dịch trơ: 4.200 tấn/năm, tương đương 3.600m3/năm; năng lực kho chứa của trạm bảo
đảm dự trữ chất phục vụ khai thác từ 3 – 6 tháng.

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 13



Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

Chương 4
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC
HIỆN TẠI TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL, XNKT –
XNLD VSP
4.1 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA TRẠM TRUNG CHUYỂN AXÍT, XTSL,
XNKT – XNLD VSP
4.1.1 Qui trình và đặc điểm công nghệ sản xuất
Mục tiêu sản xuất:
• Thỏa mãn nhu cầu dung dịch hóa chất của các công trình khai thác dầu mỏ
của XNLD VSP với công suất như sau:
Công suất pha chế và trung chuyển axít: 2.900 tấn/năm, tương đương
2.400m3/ năm.
Công suất pha chế và trung chuyển dung dịch hóa chất trơ: 4.200 tấn/năm,
tương đương 3.600m3/năm.
• Năng lực kho chứa của trạm bảo đảm dự trữ phục vụ khai thác từ 3 - 6
tháng.
Công nghệ sản xuất:
Công nghệ sản xuất của Trạm Trung Chuyển Axít là công nghệ phối trộn các
loại hóa chất hiện đang áp dụng tại XNKT để tạo ra hai loại sản phẩm: dung dịch axít
pha chế và dung dịch hóa chất trơ.
Trong quá trình pha trộn, việc cân đong hóa chất được định lượng chính xác
thông qua hệ thống cân tự động, vít định lượng và van lưu lượng kế, kết hợp với hệ
thống hút chân không.
Việc vận chuyển các bồn chứa nguyên liệu và sản phẩm được cơ giới hóa cao
để giảm nhẹ cường độ lao động và tăng năng lực sản xuất.
Trạm Trung Chuyển Axít có hai dây chuyền sản xuất, gồm:


SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 14


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

• Dây truyền sản xuất – công đoạn pha chế axít
• Dây truyền sản suất – công đoạn pha chế dung dịch trơ
Thiết minh quy trình sản xuất (phụ lục 2A)
4.1.2 Nguyên liệu
Thống kê các nguyên liệu hóa chất chính (phụ lục 3A)
4.1.3 Sản phẩm hiện tại
Sản phẩm của trạm gồm hai loại: dung dịch axít đã được pha chế theo nồng độ yêu
cầu và dung dịch hóa chất trơ được bảo quản trong các bồn kín, hình trụ kiểu đứng
bằng chất dẻo, bên ngoài có khung thép đạc biệt để bảo vệ bồn và bốc dỡ vận chuyển
bằng phương tiện cơ giới được dễ dàng.
4.1.4 Nhiên liệu, điện và nước
Điện
Trạm Trung Chuyển Axít sử dụng nguồn điện được cung cấp từ khu căn cứ tổng
hợp trên bờ lấy từ nguồn điện quốc gia.
Hiện tại, khu căn cứ tổng hợp trên bờ thuộc XNLD VSP đã có trạm biến thế KP-O
cách Trạm Trung Chuyển Axít 200m về phía Bắc. Dung lượng của trạm biến thế là
2 × 630 KVA − 6.8 KV / 0.4 có đủ công suất đáp ứng cho nhu cầu của trạm.

Nước
Trạm sử dụng nguồn nước từ khu căn cứ tổng hợp trên bờ để cấp nước cho sản
xuất, sinh hoạt và cứu hỏa.

Nước dùng trong sản xuất chủ yếu ở khu vực pha chế dung dịch axít và dung dịch
hóa chất trơ. Để sản phẩm pha chế đạt chất lượng cao, chất lượng nước cấp cho sản
xuất phải đảm bảo theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Lưu lượng nước dùng cho sản xuất
khoảng 4m3/h.
Nước sinh hoạt được cấp cho phòng thí nghiệm và phục vụ sinh họat của cán bộ
công nhân viên. Lượng nước dùng cho sinh hoạt khoảng 10m3/ngày.

SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 15


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Trạm Trung
Chuyển Axít, XTSL, XNKT – XNLD Vietsovpetro

Nước cứu hỏa được lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố hoặc từ bể nước sinh
hoạt, nhờ các bơm cứu hỏa đặt tại trạm bơm nước.
Nhiên liệu: Tại trạm nhiên liệu được sử dụng chủ yếu là dầu DO, xăng.
4.1.5 Các loại thiết bị, công nghệ dùng trong sản xuất
Bảng thiết bị, công nghệ dùng trong quá trình sản xuất của trạm. (Phụ lục 4A)
4.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
4.2.1 Môi trường vi khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn
Tiếng ồn
Trong cả hai dây chuyền sản xuất, tiếng ồn chủ yếu do hoạt động máy khuấy và
máy bơm với độ ồn vừa phải; và do hệ thống thông gió của nhà trạm và kho chứa
nguyên vật liệu, kho hóa chất, kho sản phẩm.
Nhiệt độ
Nhiệt độ tại trạm tương đối nóng do sự tỏa nhiệt của máy móc trong quá trình hoạt
động.
4.2.2 Nguồn gây ô nhiễm không khí

Hoạt động của trạm gây ra các nguồn ô nhiễm không khí sau:
• Hơi axít từ thùng pha chế dung dịch axít.
• Hơi axít từ thùng pha chế dung dịch trơ.
• Bụi hóa chất khi nạp axít (dạng bột) vào thùng trộn.
• Hơi axít từ tủ hút phòng phân tích hóa học.
• Khí thải từ hoạt động vận chuyển, chạy máy móc, thiết bị.
Hơi axít từ thùng pha chế dung dịch axít
Trong quá trình pha chế dung dịch axít, có một lượng hơi axít bay ra khỏi dung
dịch. Hơi bay ra bao gồm: HCl, HF, CH 3 COOH và C 3 H 12 NO 9 P 3 . Lượng hơi axít thoát
ra tương đối ít do thiết bị pha chế kín hoàn toàn và làm việc ở nhiệt độ thường và áp
suất chân không.
SVTH: Lại Thị Kim Nhung

Trang 16


×