Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004COR.1:2009 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 157 trang )

xdhtql

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG

Họ và tên sinh viên: LÊ CHÍ CƯỜNG
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Niên khóa: 2007 - 2011

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2011

SVTH: Lê Chí Cường

Trang 1


XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004/COR.1:2009
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG

Tác giả


LÊ CHÍ CƯỜNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư chuyên ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn: ThS. VŨ THỊ HỒNG THỦY

Tháng 7 năm 2011

SVTH: Lê Chí Cường

Trang i


LỜI CẢM ƠN
Em xin gởi lời biết ơn chân thành đến:
Cô ThS.Vũ Thị Hồng Thủy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho Em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
Ban lãnh đạo Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long, các Cô
Chú, Anh Chị đặc biệt là Anh Thành đã nhiệt tình giúp đỡ Em
trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.
Quý Thầy Cô của khoa Môi Trường & Tài Nguyên thuộc
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho
Em những kiến thức quý báu và tận tình giúp đỡ Em trong suốt 4
năm học vừa qua.
Gia đình và 43 Thành Viên trong tổ ấm DH07QM đã luôn
sát cánh bên mình trong suốt những năm học đã qua.
Mặc dù khóa luận đã hoàn thành, song do kiến thức còn hạn
chế nên báo cáo này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy

Em rất mong được sự quan tâm góp ý của quý Thầy Cô.
Em xin chân thành cảm ơn !
Lê Chí Cường

SVTH: Lê Chí Cường

Trang ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long chuyên sản xuất chế biến các sản phẩm
tôm đông lạnh, hoạt động của Công ty cũng gây nhiều tác động xấu tới môi trường. Do
đó, việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 cho Công ty là rất cần thiết để nâng cao công
tác quản lý môi trường tại Công ty cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Kết quả của luận văn này là xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 trong điều kiện thực của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
Đề tài đã thực hiện các nội dung sau:
 Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001 bao gồm: Sự ra
đời, nội dung, cấu trúc của tiêu chuẩn. Lợi ích thu được khi áp dụng tiêu chuẩn.
Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam, những
thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam.
 Tổng quan về Công ty cổ phần thủy sản Cửu Long bao gồm: Giới thiệu lịch sử
hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long, quy trình
sản xuất, những vấn đề môi trường phát sinh và các biện pháp kiểm soát đang áp
dụng tại Công ty.
 Thiết lập hệ thống các văn bản hướng dẫn vận hành cho hệ thống quản lý môi
truờng theo ISO 14001 cho Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
 Đưa ra những kiến nghị nhằm thực hiện tốt HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.

Việc thiết lập HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 thật sự đem lại nhiều lợi ích
cho Công ty về phương diện môi trường lẫn kinh tế. Tôi hy vọng với những kết quả
mà đề tài đã đạt được sẽ giúp ích cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại
Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.

SVTH: Lê Chí Cường

Trang iii


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

===oOo===

***************

PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KLTN
Khoa : MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN

Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Họ và tên SV: LÊ CHÍ CƯỜNG


MSSV: 07149016

Khoá học: 2007 – 20111

Lớp : DH07QM

1. Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long”.
2. Nội dung KLTN: SV phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
 Tìm hiểu tiêu chuẩn ISO 14001 và tình hình áp dụng tại Việt Nam và trên thế giới.
 Tổng quan và các vấn đề môi trường của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
 Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cho Công Ty Cổ Phần Thủy
Sản Cửu Long.
 Kiến nghị thực hiện ISO 14000 ở Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 02/2011 và kết thúc 6/2011
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thị Hồng Thủy
Nội dung và yêu cầu của KLTN đã được thông qua Khoa và Bộ môn.
Ngày … tháng …. năm 2011

Ngày 05 tháng 01 năm 2011

Ban Chủ nhiệm Khoa

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Vũ Thị Hồng Thủy

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................. Error! Bookmark not defined.

SVTH: Lê Chí Cường

Trang iv


MỤC LỤC
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. x
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................... xii
Chương 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................1
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................2
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................3
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000 ........................4
2.1.1.Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000.........................................................4
2.1.1.1 Khái niệm về ISO 14000: .......................................................................4
2.1.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000..................................................4
2.1.2 Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ........................................................5
2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm hai nhóm tiêu chuẩn ................5
2.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001 ...................................................6
2.2.1 . Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001 ...........................................................6
2.2.2. Các lợi ích thu được từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 .......................6
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 ..................................................................7
2.3.1 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới .................................7
2.3.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ở Việt Nam..................................7
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ................8

2.3.3.1 Thuận lợi ................................................................................................8
SVTH: Lê Chí Cường

Trang v


2.3.3.2. Khó khăn ...............................................................................................9
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ................................................................. 10
3.1. TỔNG QUAN ..................................................................................................10
3.1.1 Những thông tin cơ bản ...............................................................................10
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty .............................................10
3.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty ..........................................................................11
3.1.4 Quy mô hoạt động .......................................................................................11
3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh ....................................................................11
3.2 QUY TRÌNH SẢN XUẤT................................................................................12
3.2.1. Thiết bị máy móc ........................................................................................12
3.2.2. Nguyên liệu đầu vào ...................................................................................12
3.2.3. Quy trình sản xuất ......................................................................................12
3.3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ..........................................12
3.3.1 Nước thải .....................................................................................................12
3.3.2 Chất thải rắn ................................................................................................13
3.3.3 Chất thải nguy hại........................................................................................14
3.3.4 Khí thải ........................................................................................................14
3.3.5 Mùi .............................................................................................................16
3.3.6 Tiếng ồn và nhiệt thải .................................................................................17
3.3.7 Các sự cố do hoạt động của Công ty ...........................................................17
3.4 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG........................18
3.4.1 Nước thải .....................................................................................................18
3.4.2 Chất thải rắn ................................................................................................18
3.4.3 Chất thải nguy hại........................................................................................18

3.4.4 Khí thải ........................................................................................................19
3.4.5 Mùi ..............................................................................................................19
SVTH: Lê Chí Cường
Trang vi


3.4.6 Tiếng ồn và nhiệt thải ..................................................................................19
Chương 4: THIẾT LẬP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRUỜNG ........................ 20
4.1 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA HỆ THỐNG QLMT .......................................20
4.1.1 Xác định phạm vi của HTQLMT ................................................................20
4.1.2 Thành lập ban ISO.......................................................................................20
4.2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG ......................................................................21
4.2.1 Nội dung của chính sách .............................................................................21
4.2.2 Cách thức thực hiện ....................................................................................22
4.2.3 Kiểm tra lại chính sách ................................................................................23
4.3 LẬP KẾ HOẠCH .............................................................................................23
4.3.1 Nhận dạng các khía cạnh môi trường ..........................................................23
4.3.1.1 Yêu cầu chung ......................................................................................24
4.3.1.2 Quy trình hướng dẫn nhận dạng và xác định các KCMTĐK...............24
4.3.1.3 Tài liệu và hồ sơ ...................................................................................27
4.3.2 Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác .............................................................27
4.3.2.1 Yêu cầu chung ......................................................................................27
4.3.2.2 Tiếp cận và triển khai các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác ......27
4.3.2.3 Lưu hồ sơ tài liệu ..................................................................................27
4.3.3 Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình môi trường ...............................................28
4.3.3.1 Yêu cầu chung ......................................................................................28
4.3.3.2 Quy trình thực hiện...............................................................................28
4.3.3.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................29
4.4 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH ....................................................................29
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn. ...........................................29

4.4.1.1 Yêu cầu chung ......................................................................................29
4.4.1.2 Quy trình thực hiện...............................................................................29
SVTH: Lê Chí Cường
Trang vii


4.4.1.3 Tài liệu và hồ sơ ...................................................................................30
4.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực ...................................................................30
4.4.2.1 Yêu cầu chung ......................................................................................30
4.4.2.2 Quy trình thực hiện...............................................................................31
4.4.2.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................31
4.4.3 Trao đổi thông tin ........................................................................................32
4.4.3.1 Yêu cầu chung ......................................................................................32
4.4.3.2 Quy trình thực hiện...............................................................................32
4.4.3.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................32
4.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường ..........................................................32
4.4.5 Kiểm soát tài liệu.........................................................................................33
4.4.5.1 Yêu cầu chung ......................................................................................33
4.4.5.2 Quy trình thực hiện...............................................................................33
4.4.5.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................34
4.4.6 Kiểm soát điều hành ....................................................................................34
4.4.6.1 Yêu cầu chung ......................................................................................34
4.4.6.2 Quy trình thực hiện kiểm soát điều hành .............................................34
4.4.6.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................34
4.4.7 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp .........................35
4.4.7.1 Yêu cầu chung ......................................................................................35
4.4.7.2 Quy trình hướng dẫn CBSS & đáp ứng với tình trạng khẩn cấp .........35
4.4.7.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................35
4.5 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC ............................................36
4.5.1 Giám sát và đo lường ..................................................................................36

4.5.1.1 Yêu cầu chung ......................................................................................36
4.5.1.2 Các thông số cần giám sát và đo ..........................................................36
SVTH: Lê Chí Cường

Trang viii


4.5.1.3 Quy trình hướng dẫn công việc giám sát và đo....................................36
4.5.1.4 Lưu hồ sơ ..............................................................................................36
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ ....................................................................................37
4.5.2.1 Yêu cầu chung ......................................................................................37
4.5.2.2 Quy trình đánh giá sự tuân thủ ............................................................37
4.5.2.3 Tài liệu và hồ sơ ...................................................................................37
4.5.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục, phòng ngừa ..........................37
4.5.3.1 Yêu cầu chung ......................................................................................37
4.5.3.2 Quy trình xác định SKPH và HĐKPPN ...............................................38
4.5.3.3 Tài liệu và hồ sơ ...................................................................................39
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ ...........................................................................................39
4.5.4.1 Quy định ...............................................................................................40
4.5.4.2 Tài liệu và hồ sơ ...................................................................................40
4.5.5 Đánh giá nội bộ ..........................................................................................40
4.5.5.1 Yêu cầu chung ......................................................................................40
4.5.5.2 Quy trình đánh giá nội bộ .....................................................................41
4.5.5.3 Lưu hồ sơ ..............................................................................................42
4.6 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO .........................................................................42
4.6.1 Yêu cầu chung .............................................................................................42
4.6.3 Lưu hồ sơ .....................................................................................................43
4.7 ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT ..........................43
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 47
5.1 KẾT LUẬN .......................................................................................................47

5.2 KIẾN NGHỊ ......................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................49

SVTH: Lê Chí Cường

Trang ix


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSMT

Chính sách môi trường

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CTNH

Chất thải nguy hại

CTMT

Chương trình môi trường

ISO 14001 Tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009

CTCP

Công ty cổ phần

BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu Oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐDLĐ

Đại diện lãnh đạo

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

HTTL

Hệ thống tài liệu

HTQLMT Hệ thống quản lý môi trường
HĐKPPN

Hành động khắc phục phòng ngừa

ISO


Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

CBSS

Chuẩn bị sẵn sàng

KCMT

Khía cạnh môi trường

KCMTĐK Khía cạnh môi trường đáng kể
MSDS

Bảng thông tin an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)

SKPP

Sự không phù hợp (Non-Conformity)

ÔNMT

Ô nhiễm môi trường

ÔNKK

Ô nhiễm không khí

PCCC


Phòng cháy chữa cháy

PXSX

Phân xưởng sản xuất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TĐMT

Tác động môi trường

SVTH: Lê Chí Cường

Trang x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất ................................................................11
Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước xử lý ................................12

Bảng 3.3: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trước xử lý ................13
Bảng 3.4: CTNH phát sinh trung bình trong năm ........................................................14
Bảng 3.5: Kết quả phân tích nồng độ khí thải của máy phát điện ................................15
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ...................................15
Bảng 4.1. Tổng hợp các KCMTĐK tại CTCP thủy sản Cửu Long ..............................25
Bảng 4.2: Quy trình xác định trách nhiệm và quyền hạn..............................................29
Bảng 4. 3. Quy trình đào tạo, đánh giá nhận thức.........................................................31
Bảng 4.4: Phân công trách nhiệm ................................................................................35
Bảng 4.5: Quy trình đánh giá sự tuân thủ .....................................................................37
Bảng 4.6: Quy trình xác định SKPH và hành động khắc phục phòng ngừa .................38
Bảng 4.7: Quy trình đánh giá nội bộ .............................................................................41
Bảng 4.8: Quy trình xem xét HTQLMT .......................................................................42

SVTH: Lê Chí Cường

Trang xi


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: Sơ đồ tổ chức của Công ty ...................................................................51
PHỤ LỤC 2: Chức năng của các phòng ban ............................................................52
PHỤ LỤC 3A: Danh mục các máy móc thiết bị .......................................................56
PHỤ LỤC 3B: Danh mục lượng hóa chất sử dụng ..................................................57
PHỤ LỤC 4A: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất.................................................58
PHỤ LỤC 4B: Thuyết minh quy trình sản xuất.......................................................59
PHỤ LỤC 5: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải ..........................................................62
PHỤ LỤC 6: Đánh giá thực trạng CSMT tại Công ty .............................................65
PHỤ LỤC 7A: Thủ tục xác định các KCMT ............................................................66
PHỤ LỤC 7B: Các KCMT tại Công ty .....................................................................70
PHỤ LỤC 7C: Xác định KCMTĐK tại Công ty ......................................................80

PHỤ LỤC 8A: Danh mục các văn bản pháp luật .....................................................88
PHỤ LỤC 8B: Bảng đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật ..........................95
PHỤ LỤC 9A: Xác định mục tiêu, chỉ tiêu ...............................................................96
PHỤ LỤC 9B: Bảng báo cáo thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu .....................................102
PHỤ LỤC 10: Cơ cấu trách nhiệm thực hiện .........................................................103
PHỤ LỤC 11A: Chương trình đào tạo ....................................................................107
PHỤ LỤC 11B: Phiếu đánh giá kết quả đào tạo ....................................................109
PHỤ LỤC 11C: Biên bản đào tạo, huấn luyện nhân viên .....................................109
PHỤ LỤC 12A: Quy trình hướng dẫn thông tin liên lạc .......................................110
PHỤ LỤC 12B: Chương trình thông tin liên lạc ....................................................112
PHỤ LỤC 13A: Thủ tục kiểm soát tài liệu .............................................................114
PHỤ LỤC 13B: Danh mục tài liệu ...........................................................................116
PHỤ LỤC 13C: Phiếu kiểm soát tài liệu .................................................................116
PHỤ LỤC 13D: Phiếu phân phối tài liệu ................................................................116
PHỤ LỤC 13E: Phiếu báo cáo thay đổi tài liệu ......................................................116
PHỤ LỤC 14A: Quy trình hướng dẫn thực hiện kiểm soát điều hành ................117
PHỤ LỤC 14B: Chương trình kiểm soát điều hành ............................................ 119
SVTH: Lê Chí Cường

Trang xii


PHỤ LỤC 14C: Phiếu kiểm tra việc thực hiện kiểm soát điều hành ...................126
PHỤ LỤC 14D: Một số biểu mẫu thực hiện hoạt động KSĐH .............................126
PHỤ LỤC 15A: Thủ tục CBSS và đáp ứng tình trạng khẩn cấp .........................128
PHỤ LỤC 15B: Phiếu kiểm tra sự CBSS và đáp ứng ...........................................130
PHỤ LỤC 15C: Phiếu ghi nhận kết quả thực tập chuẩn bị ..................................130
PHỤ LỤC 15D: Biên bản ghi nhận tình huống khẩn cấp .....................................130
PHỤ LỤC 16A: Kế hoạch giám sát và đo ...............................................................131
PHỤ LỤC 16B: Bảng tổng hợp kết quả giám sát và đo ........................................133

PHỤ LỤC 16C: Danh mục các thiết bị đo chỉ tiêu môi trường ............................133
PHỤ LỤC 17A: Phiếu đánh giá sự tuân thủ ...........................................................134
PHỤ LỤC 17B: Phiếu đề nghị HĐKPPN ................................................................134
PHỤ LỤC 18A: Phiếu báo cáo HĐKPPN ...............................................................135
PHỤ LỤC 18B: Phiếu theo dõi HĐKPPN ...............................................................135
PHỤ LỤC 19A: Thủ tục kiểm soát hồ sơ ................................................................136
PHỤ LỤC 19B: Danh mục hồ sơ..............................................................................137
PHỤ LỤC 19C: Phiếu kiểm soát hồ sơ ....................................................................137
PHỤ LỤC 19D: Phiếu báo thay đổi hồ sơ ...............................................................137
PHỤ LỤC 20A: Thủ tục đánh giá nội bộ ................................................................138
PHỤ LỤC 20B: Lịch đánh giá nội bộ ......................................................................140
PHỤ LỤC 20C: Kế hoạch đánh giá nội bộ .............................................................140
PHỤ LỤC 20D: Phiếu báo cáo đánh giá nội bộ ......................................................140
PHỤ LỤC 20E: Phiếu báo cáo tóm tắt về đánh giá nội bộ ....................................140

SVTH: Lê Chí Cường

Trang xiii


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, khoa học và kỹ thuật thì
vấn đề cấp bách đặt ra đối với nhân loại chính là bảo vệ môi trường. Đó không chỉ là
nhiệm vụ của mỗi cá nhân mà còn là nhiệm vụ quan trọng của các tổ chức doanh
nghiệp.

Việt Nam cũng đang trong giai đoạn hòa nhập vào tiến trình hội nhập kinh tế
thế giới nên tham gia vào bảo vệ môi trường cũng là một trong những mục tiêu quan
trọng hàng đầu để giảm tác động đến môi truờng do các hoạt động của con nguời gây
ra.
Vài năm gần đây, nước ta phát hiện nhiều Công ty, doanh nghiệp gây ô nhiễm
môi trường nghiêm trọng và bị xử phạt thì vấn đề môi trường lại trở thành tâm điểm
chú ý của nhân dân, nỗi trăn trở của các nhà chức trách. Vấn đề khuyến khích Công ty,
doanh nghiệp tham gia bảo vệ môi trường bằng các công cụ mang tính tự nguyện là ưu
tiên hàng đầu cần phổ biến rộng rãi.
Khi đó, tiêu chuẩn ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu và
hướng dẫn sử dụng) là tiêu chuẩn áp dụng một cách tự nguyện. Khi áp dụng thành
công tiêu chuẩn này sẽ giúp doanh nghiệp ngoài việc bảo đảm công tác bảo vệ môi
trường, nâng cao hiểu biết, ý thức tự giác cũng như tính sáng tạo trong công tác bảo vệ
môi trường thì ISO 14001 còn góp phần đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho doanh
nghiệp hơn hết là hình ảnh uy tín của doanh nghiệp trên thị trường trước giai đoạn
căng thẳng về công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp hiện nay.

SVTH: Lê Chí Cường

Trang 1


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

Nhằm mục đích tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001 tại doanh nghiệp cụ thể, tôi đã chọn và thực hiện đề tài khóa luận
tốt nghiệp với nội dung: “Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long”.
1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về hiện trạng QLMT tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.

- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp quản lý môi trường một cách có hệ thống theo
tiêu chuẩn ISO 14001.
1.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tổng quan về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 và tiêu chuẩn ISO 14001.
- Tình hình áp dụng ISO 14001 trên thế giới và Việt Nam, những thuận lợi và khó
khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tại Việt Nam.
- Tổng quan về Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long, các nguồn gây ô nhiễm và
hiện trạng quản lý môi trường tại Công ty.
- Thiết lập hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại Công Ty Cổ
Phần Thủy Sản Cửu Long.
- Kết luận và kiến nghị.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường.
- Phương pháp tham quan và khảo sát trực tiếp tại cơ sở sản xuất của Công ty.
- Tiếp cận nguồn tài liệu từ các phòng, các phân xuởng và bộ phận liên quan.
- Tiếp xúc và tìm hiểu thông tin qua công nhân.
- Thu thập qua sách báo, internet.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Địa điểm: Công ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
- Thời gian thực hiện: Tháng 2 đến tháng 6 năm 2011.
- Đối tựơng:
 Các vấn đề môi trường liên quan đến các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất
của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
SVTH: Lê Chí Cường

Trang 2


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long


 Tiêu chuẩn ISO 14001: Hệ thống quản lý môi trường-các quy định và hướng
dẫn sử dụng.
1.6 Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Tạo sự cân bằng và hoàn thiện hệ thống quản lý trong phát triển kinh tế và bảo vệ
môi trường nhằm hướng đến một nền kinh tế bền vững trong tương lai.
Thiết lập thành công hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại
Công ty và kết hợp với hệ thống ISO 9001: 2008 sẽ tiết kiệm được chi phí, quản lý
đơn giản và tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty trong tiến trình hội nhập quốc tế. Đồng
thời, Công ty đã góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
1.7 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ đưa ra các hướng dẫn thực hiện ban đầu khi thiết lập hệ thống quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 với các thủ tục quan trọng chứ không thiết lập
toàn bộ hệ thống tài liệu cho tất cả các hoạt động của Công ty.
Hơn nữa, đề tài chỉ thiết lập HTQLMT cho Công ty trên lý thuyết, chưa có điều
kiện áp dụng thực tế nên chưa tính toán được chi phí thực hiện cũng như chưa đánh giá
được hiệu quả áp dụng của các kế hoạch được nêu ra trong đề tài.

SVTH: Lê Chí Cường

Trang 3


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14000
2.1.1.Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
2.1.1.1 Khái niệm về ISO 14000:



ISO là tên viết tắt của Tổ Chức Tiêu Chuẩn Quốc Tế (International

Organization for Standardization).


ISO 14000 là một bộ các Tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường, trong đó

ISO 14001 và ISO 14004 là các Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường. ISO
14001 là các yêu cầu đối với hệ thống (mà theo đó việc đánh giá chứng nhận các hệ
thống quản lý môi trường sẽ được tiến hành), ISO 14004 là các văn bản hướng dẫn
xây dựng hệ thống theo các yêu cầu đó.
2.1.1.2 Sự ra đời của bộ tiêu chuẩn ISO 14000


ISO: Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn thành lập năm 1947.



Hệ thống Quản lý chất lượng theo ISO 9000 (1987) .



Thành lập nhóm tư vấn chiến lược môi trường (1992) .



BS 7750: Tiêu chuẩn quản lý môi trường Anh (1992) .




Tiểu ban kỹ thuật ISO TC 207 được thành lập (6/1993).



BS 7750 được xem xét sửa đổi (1994)



Ban hành ISO 14001, ISO 14004 (01/10/1996) .



Ban hành ISO 14010, 14011, 14012 (01/11/1996) .



Tháng 11 năm 2004 ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 14001:2004.



Tháng 7 năm 2009 sửa đổi tiêu chuẩn ISO 14001:2004 thành tiêu chuẩn ISO

14001:2004/Cor.1:2009
SVTH: Lê Chí Cường

Trang 4



Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

2.1.2 Nội dung của bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Tiêu chuẩn ISO 14000 có một số nội dung chính sau:
 Cung cấp cho các tổ chức những yếu tố của hệ thống quản lý chất lượng môi
trường.
 Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường cho các khu công
nghiệp, khu chế xuất.
 Chứng nhận về sự quản lý của hệ thống quản lý môi trường..
2.1.3 Cấu trúc của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm hai nhóm tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn ISO có thể áp dụng cho các công ty, doanh nghiệp, khu vực hành chính
hay tư nhân để quản lý tác động của họ đối với môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm và liên
tục cải thiện môi trường với sự cam kết của lãnh đạo và sự tham gia có ý thức của mọi
thành viên của tổ chức.
- Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chia theo hai hệ thống là đánh giá về tổ chức và đánh giá
về sản phẩm bao gồm 6 lĩnh vực.
Hệ thống quản lý môi trường
(ISO 14001, ISO 14004)

Tiêu chuẩn về KCMT của Sản
phẩm (ISO 14060)

Đánh giá môi trường

Nhãn môi trường
(ISO 14020, ISO 14021, ISO
14022, ISO 14023, ISO 14024)

(ISO 14010, ISO 14011, ISO 14012)


Đánh giá hoạt động môi trường
(ISO 14021)

Đánh giá vòng đời sản phẩm
(ISO 14040, ISO 14041, ISO
14042, ISO 14043)

Tiêu chuẩn đánh giá tổ chức

Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm

Hình 2.1 Cấu trúc của tiêu chuẩn ISO 14000
(Nguồn: />B44D0/View/Thong-tin-chung_ISO_14000/)
SVTH: Lê Chí Cường

Trang 5


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

2.2 GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001
2.2.1 . Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 là một tiêu chuẩn quản lý chung, không nêu ra các yêu cầu thực hiện,
phương thức giải quyết cụ thể mà chỉ tập trung giải quyết các vấn đề quản lý môi
trường. Nội dung chính của ISO 14001 được thể hiện qua mô hình sau
Xem xét của
lãnh đạo

Kiểm tra
- Giám sát và đo

- Đánh giá sự tuân thủ
- Sự không phù hợp, hành
động khắc phục và phòng
ngừa.
- Kiểm soát hồ sơ.
- Đánh giá nội bộ.

Chính sách môi
trường

CẢI
TIẾN
LIÊN
TỤC

Lập kế hoạch
- Khía cạnh môi
trường.
- Yêu cầu pháp luật
và các yêu cầu khác.
- Mục tiêu, chỉ tiêu
và chương trình MT.

Thực hiện và điều hành
- Cơ cấu trách nhiệm và quyền hạn
- Năng lực, đào tạo và nhận thức.
- Thông tin liên lạc
- Tư liệu hệ thống quản lý môi trường
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành

-Chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng
khẩn cấp.

Hình 2.2: Mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
2.2.2. Các lợi ích thu được từ việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
 Đối ngoại:
o Tạo niềm tin đối với khách hàng và các bên hữu quan.
o Nâng cao hình ảnh & uy tín của doanh nghiệp trên thị trường .
SVTH: Lê Chí Cường

Trang 6


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

o Tạo được mối quan hệ tốt với các tổ chức bảo vệ môi trường và các cơ quan
quản lý Nhà nước.
o Được hưởng các ưu đãi khác.
 Đối nội:
o Nâng cao hiệu quả nhờ hoạt động cải tiến liên tục.
o Tối ưu hóa các quá trình .
o Tiết kiệm tài nguyên (nguyên, nhiên liệu...).
o Giảm chi phí xử lý cuối đường ống (do giảm lượng chất thải) .
o Tạo niềm tin với các thành viên về sự phát triển bền vững của doanh nghiệp .
o Nhân viên được làm việc trong một môi trường an toàn .
o Môi trường sinh thái tốt đồng nghĩa với điều kiện sản xuất kinh doanh tốt .
o Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan.
o Tăng cường sức khoẻ nhân viên, thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, xây dựng các
mối quan tâm về môi trường cho nhân viên.
o Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự

cố môi trường.
2.3 TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14001 TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM
2.3.1 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới
Tính đến cuối tháng 12 năm 2009, đã có ít nhất 223.149 chứng chỉ ISO 14001
được cấp tại 159 quốc gia. Năm 2009 đã có thêm 34 334 chứng chỉ được cấp, cao hơn
một chút so với 34 242 chứng chỉ được cấp trong năm 2008. Số liệu này tiếp tục chứng
tỏ số doanh nghiệp áp dụng và chứng nhận theo ISO 14001 ngày càng tăng trong giai
đoạn hiện nay.
Nguồn: />2.3.2 Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 ở Việt Nam
Hiện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức
được tầm quan trọng của hệ Tiêu chuẩn QLMT nên còn bàn quan với chứng chỉ ISO
14001 bởi để áp dụng thành công tiêu chuẩn này các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả
SVTH: Lê Chí Cường

Trang 7


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

về tiền bạc lẫn thời gian. Chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 tương đối cao đối
với các công ty vừa và nhỏ nên việc áp dụng ISO 14001 còn hạn chế ở Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng thành công hệ thống này là Dệt Phong Phú,
Dệt Việt Thắng, Giày Thuỵ Khuê, INAX Giảng Võ... Honda, Ford, Suzuki, Sony,
Panasonic, Nidec Tosok, Nitto Denko, Yazaki, Esquel, Dona Victo Taekawang Vina,
Kem Kido’s, Unilever, Elida P/S & Unilever Best Foods, SC Johnson, Coat Phong
Phu, PPGM, Sika VN. Mitani, Thép Việt Úc, Vinamilk (một số nhà máy)….
2.3.3 Thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
2.3.3.1 Thuận lợi



Mang lại nhiều lợi ích
Tiêu chuẩn ISO 14001 mang lại khá nhiều lợi ích như đã trình bày ở trên,

việc áp dụng hệ thống tiêu chuẩn ISO 14001 đã trở thành động lực lớn thúc đẩy các
doanh nghiệp tự nguyện tham gia.


Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn
Hệ thống pháp luật quy định về bảo vệ môi trường ở nước ta từ năm 1993 đến

nay đã phát triển cả nội dung lẫn hình thức ngày càng có chế tài mạnh hơn (Thí dụ
như hiện nay đã ban hành 1 số quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường).
 Việc tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế tự nguyện
Việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn ISO đã
được tăng cường hơn trước. Thỏa thuận chung về thuế quan và mậu dịch (General
Aggreemenon Tariffs and Trade – GATT) đã chính thức tạo điều kiện thuận lợi cho
việc sử dụng những tiêu chuẩn quốc tế thông qua thỏa thuận về các hàng rào kỹ
thuật đối với thương mại.
 Sự kiện gia nhập WTO và kết quả tất yếu phải áp dụng ISO 14001 tại Viêt
Nam
Các doanh nghiệp muốn vươn ra thị trường quốc tế thì buộc phải cải tiến, nâng
cao hiệu quả hoạt động bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, con đường tất yếu cho hội
nhập kinh tế thị trường thế giới là phải áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001.

SVTH: Lê Chí Cường

Trang 8


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long




Sức ép từ các công ty đa quốc gia
Việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam kéo theo
đó là các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn
hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Hiện có những tập
đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/ nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề
môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001
như sự bảo đảm cho các yếu tố đó.

2.3.3.2. Khó khăn
 Vấn đề nhận thức
Các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm và nhận thức
được tầm quan trọng của hệ tiêu chuẩn quản lý môi trường, chưa thực hiện nghiêm
túc. Có tư tuởng cho rằng HTQLMT chỉ áp dụng cho những nhà máy, Công ty lớn,
những Công ty đa quốc gia chứ không áp dụng cho những cơ sở dịch vụ, những
Công ty vừa và nhỏ.


Hiệu quả công tác đánh giá nội bộ chưa cao
Đánh giá nội bộ là một hoạt động bắt buộc và cần được triển khai định kỳ
nhằm tìm ra các cơ hội để cải tiến nâng cao hiệu quả của hệ thống QLMT. Tuy
nhiên việc triển khai đánh giá nội bộ cuả nhiều tổ chức gặp khó khăn trong việc lựa
chọn đánh giá viên đủ năng lực, trình độ. Quá trình đánh giá nhiều khi vẫn mang
tính hình thức.

 Chi phí tăng
o Để áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 14001, các doanh nghiệp cần phải đầu
tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Thời gian tối thiểu để tiến hành áp dụng các tiêu

chuẩn bắt buộc của ISO 14001 là 8 tháng. Và chi phí để áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 lên đến hàng trăm triệu đồng, tùy theo quy mô sản xuất, loại hình sản
xuất, số lượng công nhân của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là nhỏ và vừa nên ít doanh nghiệp dám đầu tư
hàng trăm triệu đồng để thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001.

SVTH: Lê Chí Cường

Trang 9


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

Chương 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN CỬU LONG

3.1. TỔNG QUAN
3.1.1 Những thông tin cơ bản
Tên giao dịch

Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long

Tên tiếng anh

Cuulong Seaproducts Company

Trụ sở chính

36 Bạch Đằng, Phường 4, TP. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh..


Điện thoại

074. 3852321/3852236/ 3852052/ 3853390

Fax

0743852078

E-mail



Wed

www.cuulongseapro.vn

Vốn điều lệ

40 tỷ

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
 Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long tiền thân là Công Ty Hải Sản Tỉnh Cửu
Long. Qua vài lần thay đổi tên gọi như Công ty thu mua- chế biến- xuất khẩu Cửu
Long, Liên hiệp các xí nghiệp thủy sản Cửu Long, đến năm 1992, được chuyển thành
Công ty thủy sản Cửu Long tỉnh Trà Vinh theo quyết định số 423/QĐ-UBT ngày
22/10/1992 của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Trà Vinh. Khi đó Công ty có 1 phân xưởng
chế biến thủy hải sản với năng lực sản xuất 1.500 tấn sản phẩm/năm.

SVTH: Lê Chí Cường


Trang 10


Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor.1:2009 tại CTCP Thủy Sản Cửu Long

 Năm 2000, Công ty đã xây dựng mới và đưa vào hoạt động phân xưởng chế
biến II (EU code DL31). Từ đó, năng lực sản xuất của Công ty đã được nâng lên 4.000
tấn sản phẩm/năm. Công ty đã chế biến được các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng.
 Tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, năm 2003 công ty đã xây dựng và đưa
vào hoạt động kho trữ đông 300 tấn, đồng thời cải tạo nhà xưởng và nâng cấp máy
móc thiết bị của phân xưởng chế biến I. Năng lực sản xuất của Công ty tăng lên 6.000
tấn sản phẩm/năm.
 Năm 2007 Công ty đã xây dựng mới và đưa vào sử dụng kho trữ đông công
suất 1.000 tấn, nâng tổng công suất trữ đông lên 1.500 tấn. Hệ thống kho trữ đông luôn
bảo đảm chất lượng thành phẩm theo đúng tiêu chuẩn quản lý chất lượng.
 Năm 2008 Công ty đã xây dựng mới và đưa vào hoạt động phân xưởng chế biến
III. Năng lực sản xuất của Công ty tăng lên 10.000 tấn sản phẩm/năm.
3.1.3 Cơ cấu tổ chức tại Công ty
Xem phụ lục 1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cửu Long.
Xem phụ lục 2: Chức năng các phòng ban
3.1.4 Quy mô hoạt động
- Tổng số cán bộ công nhân viên 1200 người.
- Nhu cầu sử dụng điện: 1.025.400KW/năm (sử dụng điện lưới quốc gia).
- Nhu cầu sử dụng nước: 500 m3/ngày (sử dụng nước cấp thủy cục cho sản xuất và
nước giếng sau xử lý cấp cho sinh hoạt và vệ sinh thiết bị máy móc).
3.1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Bảng 3.1: Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất của Công ty trong những năm gần đây
Nguyên liệu

2007


2008

2009

2010

Tôm sú

6.423

9.196

10.591

12.433

320

390

496

600

6.743

9.586

11.087


13.033

Tôm thẻ, chì, sắt,..
Tổng cộng (tấn)

(Nguồn CTCP Thủy Sản Cửu Long)
SVTH: Lê Chí Cường

Trang 11


×