Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI, ĐỒNG NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN
XOÀI, ĐỒNG NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH

Họ và tên sinh viên: LÊ HOÀNG OANH
Ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VÀ DLST
Niên khóa: 2007-2011

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
**************

3

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN
XOÀI, ĐỒNG NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH


Giáo viên hướng dẫn:
ThS. NGUYỄN ANH TUẤN

Sinh viên thực hiện:
MSSV: 07157130
LÊ HOÀNG OANH

Tháng 08/2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN




PHIẾU GIAO NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Lê Hoàng Oanh

MSSV: 07157130

Lớp: DH07DL


Khoa: Môi Trường và Tài Nguyên

Ngành: Quản lý môi trường và du lịch sinh thái

Khóa học: 2007-2011

1. Tên đề tài:
Nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Đồng Nai – nghiên cứu và đề xuất
biện pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch
2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:
- Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của khu du
lịch sinh thái Vườn Xoài
- Điều tra xã hội học nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công
tác quản lý môi trường tại khu du lịch.
- Phân tích các yếu tố và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du
lịch tốt hơn.
3. Thời gian thực hiện:
- Bắt đầu: tháng 01/2011
- Kết thúc: tháng 06/2011
4. Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Anh Tuấn
Nội dung và yêu cầu khóa luận tốt nghiệp đã được thông quan Khoa và Bộ môn.

Ngày … tháng … năm 2011
Ban Chủ nhiệm Khoa

Ngày … tháng … năm 2011
Giáo viên hướng dẫn


NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI VƯỜN XOÀI, ĐỒNG

NAI – NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG PHỤC VỤ DU LỊCH

Tác giả

LÊ HOÀNG OANH

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu để cấp bằng kỹ sư ngành
Quản lý môi trường

Giáo viên hướng dẫn
Thạc sĩ NGUYỄN ANH TUẤN

Tháng 08 năm 2011


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời tri ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, hỗ trợ và đóng góp những ý kiến quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện
khoá luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô khoa Môi Trường và Tài Nguyên – Trường
Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã ân cần dạy bảo, truyền đạt kiến thức, giải đáp
thắc mắc và kinh nghiệm sống trong bốn năm học, giúp tôi có được nền tảng cơ bản
của khoá luận.
Xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài đã tạo
điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi thực tập tốt nghiệp và thực hiện đề tài khoá
luận của mình.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên, ủng hộ

trong suốt quá trình tôi thực hiện khoá luận tốt nghiệp.
Người thực hiện khoá luận
Lê Hoàng Oanh

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang ii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Đồng
Nai – nghiên cứu và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch” được
tiến hành tại Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài, Đồng Nai, thời gian thực hiện từ
01/2011 đến ngày 30/06/2011 với các nội dung sau:
-

Khảo sát thực địa nhằm tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của
khu du lịch sinh thái Vườn Xoài
Điều tra xã hội học nhằm đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với
công tác quản lý môi trường tại khu du lịch.
Phân tích các yếu tố và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục
vụ du lịch tốt hơn.

Kết quả đạt được:
-

-


-

Về hiện trạng kinh doanh và các loại hình du lịch đặc trưng: dã ngoại, cắm trại,
vui chơi giải trí với các hoạt động gắn liền với thiên nhiên và động vật hoang dã
tại khu du lịch thu hút hầu hết đối tượng khách du lịch vào dịp cuối tuần, Lễ,
Tết.
Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi trường: khách
du lich khá hài lòng tuy nhiên những vấn đề môi trường không nhỏ chưa được
khu du lịch quan tâm đúng mức.
Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện tình hình môi trường phục vụ du lịch,
trong đó cần thiết nhất là xây dựng chính sách quản lý môi trường và cơ sở hạ
tầng, xử lý chất thải phù hợp với tình hình của khu du lịch.

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang iii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
TÓM TẮT KHOÁ LUẬN ....................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .....................................................................................viii
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ.................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH ẢNH ........................................................................................ x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu của đề tài.............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 2
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3
2.1 Du lịch và các vấn đề liên quan........................................................................... 3
2.1.1 Du lịch ......................................................................................................... 3
2.1.1.1 Khái niệm............................................................................................... 3
2.1.1.2 Nguyên tắc phát triển du lịch .................................................................. 3
2.1.1.3 Đặc trưng của du lịch ............................................................................. 4
2.1.1.4 Các loại hình du lịch............................................................................... 4
2.1.2 Tài nguyên du lịch ........................................................................................ 6
2.1.2.1 Khái niệm............................................................................................... 6
2.1.2.2 Phân loại ................................................................................................ 6
2.1.3 Khu du lịch ................................................................................................... 7
2.1.3.1 Khái niệm............................................................................................... 7
SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang iv


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1.3.2 Điều kiện để được công nhận là KDL..................................................... 7
2.1.3.3 Quản lý khu du lịch ................................................................................ 7
2.1.4 Du lịch và môi trường................................................................................... 8
2.1.4.1 Các khái niệm có liên quan đến môi trường ............................................ 8
2.1.4.2 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường .................................................. 8

2.2 Tổng quan về KDL sinh thái vườn xoài .............................................................. 9
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................... 9
2.2.2 Cơ cấu tổ chức............................................................................................ 10
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................... 12
3.1 Tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn Xoài
............................................................................................................................... 12
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu................................................................. 12
3.1.2 Phương pháp bản đồ ................................................................................... 12
3.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 12
3.2 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với công tác quản lý môi trường tại
KDL ....................................................................................................................... 13
3.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học:................................................................ 13
3.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................... 14
3.3 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du lịch tốt hơn ......... 14
3.3.1 Phương pháp ma trận SWOT ...................................................................... 14
3.3.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia ........................................................... 15
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 16
4.1 Quan sát và ghi nhận nét đặc trưng về tài nguyên du lịch của KDL sinh thái
Vườn Xoài.............................................................................................................. 16
4.1.1 Động vật ..................................................................................................... 16
4.1.1.1 Đà điểu................................................................................................. 16
4.1.1.2 Cá sấu Xiêm ......................................................................................... 18
4.1.2 Thực vât ..................................................................................................... 19
4.1.2.1 Vườn lan .............................................................................................. 19
4.1.2.2 Vườn tre ............................................................................................... 20
4.1.2.3 Cây cọ dầu ........................................................................................... 20
SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang v



KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

4.1.3 Nhà hàng .................................................................................................... 21
4.1.4 Nhà nghỉ ..................................................................................................... 22
4.1.5 Vui chơi giải trí .......................................................................................... 23
4.2 Hiện trạng hoạt động du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài............................... 24
4.2.1 Khách du lịch ............................................................................................. 24
4.2.2 Sản phẩm du lịch ........................................................................................ 26
4.3 Mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi trường tại KDL
............................................................................................................................... 30
4.3.1 Hiện trạng công tác quản lý môi trường tại KDL sinh thái Vườn Xoài........ 30
4.3.1.1 Quản lý chất thải rắn ............................................................................ 30
4.3.1.2 Quản lý nước thải ................................................................................. 31
4.3.1.3 Phòng cháy chữa cháy và bảo đảm an toàn cho khách du lịch............... 31
4.3.2 Đánh giá của du khách về môi trường tại KDL ........................................... 33
4.3.3 Xác định những khía cạnh môi trường cần quan tâm .................................. 37
4.4 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch .............................. 39
4.4.1 Phân tích các yêu tố ảnh hưởng đến đề xuất các giải pháp cải thiện môi
trường tại KDL.................................................................................................... 39
4.4.2 Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường tại KDL ................................... 40
4.4.3 Giải pháp ưu tiên hàng đầu ......................................................................... 42
4.4.3.1 Xây dựng chính sách quản lý môi trường phù hợp với tình hình của KDL
........................................................................................................................ 42
4.4.3.2 Xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải trong KDL .............................. 43
Chương 5. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 49
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 49
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 51
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 53


SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang vi


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTR

Chất thải rắn

KDL

Khu du lịch

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QT

Quá trình

Thuốc BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

TP


Thành phố

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang vii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 3.1: Nội dung hai đợt khảo sát thực địa tại KDL sinh thái Vườn Xoài............... 14
Bảng 3.2: Minh họa phương pháp ma trận SWOT ..................................................... 16
Bảng 4.1: Phân loại khoa học Đà Điểu ....................................................................... 17
Bảng 4.2: Phân loại khoa học cá sấu Xiêm................................................................. 19
Bảng 4.3: Các loài lan tại KDLsinh thái Vườn Xoài .................................................. 21
Bảng 4.4: Phân loại khoa học cây cọ dầu ................................................................... 21
Bảng 4.5: Danh mục các nhà hàng tại KDL sinh thái Vườn Xoài ............................... 22
Bảng 4.6: Phân loại nhà nghỉ KDLsinh thái Vườn Xoài ............................................. 23
Bảng 4.7: Danh mục các trò chơi tại KDLsinh thái Vườn Xoài .................................. 24
Bảng 4.8: Kết quả điều tra khách du lịch.................................................................... 26
Bảng 4.9: Các hoạt động thường niên tại KDL........................................................... 30
Bảng 4.10: Công tác quản lý chất thải rắn .................................................................. 31
Bảng 4.11: Lưu lượng nước thải phát sinh tại KDLtrong ngày ................................... 32
Bảng 4.12: Những hành động có liên quan đến môi trường tự nhiên của khách du

lịch ............................................................................................................................ 35
Bảng 4.13: Những khía cạnh môi trường cần quan tâm .............................................. 38
Bảng 4.14: Phân tích các yếu tố tác động có liên quan đến hiện trạng môi trường tại
KDL .......................................................................................................................... 40
Bảng 4.15: Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường .............................................. 41
Bảng 4.16: So sánh các phương pháp xử lý chất thải rắn............................................ 44

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang viii


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
BIỂU ĐỒ

TRANG

Biểu đồ 4.1: Thành phần khách du lịch đến KDLsinh thái Vườn Xoài ....................... 26
Biểu đồ 4.2: Mục đích chuyến du lịch của khách du lịch............................................ 27
Biểu đồ 4.3: Mức độ hài lòng của du khách đối với các sản phẩm du lịch .................. 28
Biểu đồ 4.4: Lý do thu hút khách du lịch của KDL .................................................... 28
Biểu đồ 4.5: Những khía cạnh làm phiền lòng khách du lịch ...................................... 29
Biểu đồ 4.6: Khoảng thời gian đi du lịch .................................................................... 29
Biểu đồ 4.7: Đánh giá của khách du lịch về môi trường nước, mảng xanh và không
khí tại KDL................................................................................................................ 34
Biểu đồ 4.8: Đánh giá của khách du lịch về rác thải tại KDL ..................................... 35
Biểu đồ 4.9: Vấn đề môi trường theo đánh giá của khách du lịch và nhân viên
KDL .......................................................................................................................... 36

Biểu đồ 4.10: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ................................................. 37
Biểu đồ 4.11: Biện pháp duy trì và nâng cao tình hình môi trường tại KDL ............... 38

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang ix


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của KDL sinh thái Vườn Xoài........................................... 10
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải ............................................................ 48

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang x


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự hội
nhập của đất nước, các ngành kinh tế nói chung và du lịch nói riêng đã phát triển mạnh

mẽ về số lượng và các loại hình dịch vụ. Du lịch đã trở thành nhu cầu cần thiết và phổ
biến của mọi người – cơ hội rất lớn cho ngành du lịch phát triển, đóng góp to lớn cho
thu nhập của toàn xã hội và mỗi quốc gia. Theo WTO, du lịch là một trong năm ngành
kinh tế lớn nhất hành tinh.
Trong đó, du lịch gắn với thiên nhiên đã và đang là xu hướng được các nhà đầu
tư quan tâm. Điển hình, các KDL gắn với thiên nhiên đang được đầu tư khai thác một
cách rộng rãi, đó là những khu có khí hậu mát mẻ, có cảnh quan thiên nhiên đẹp, xa
khu dân cư, yên tĩnh kèm theo các hoạt động vui chơi giải trí, thư giãn gắn liền với
thiên nhiên.
Đồng Nai, một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng phát triển kinh
tế trọng điểm phía Nam, bên cạnh sự phát triển của các khu công nghiệp, các đô thị thì
các khu du lịch cũng được xây dựng đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh và các
vùng lân cận. Trong đó, phải kể đến KDL Thác Giang Điền, KDL sinh thái Vườn
Xoài, KDL Bửu Long, KDL sinh thái Bò Cạp Vàng, …
Với các hoạt động du lịch ngày càng phong phú và đa dạng, các KDL đã và
đang mang lại những tác động đối với môi trường. Để có thể phát triển du lịch một
cách bền vững mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch đó là một điều không phải dễ.
Được sự chấp thuận của Khoa Môi trường & Tài nguyên, Đại học Nông Lâm,
TP.HCM, tôi thực hiện đề tài “Nét đặc trưng của khu du lịch sinh thái Vườn Xoài,
Đồng Nai – nghiên cứu và đề xuất biện pháp cải thiện môi trường phục vụ du lịch”.
SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 1


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

1.2 Mục tiêu của đề tài
-


Tìm hiểu về các tài nguyên du lịch và hiện trường môi trường tại KDLsinh thái
Vườn Xoài.

-

Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường để hoạt động du lịch hiệu quả hơn.

1.3 Nội dung nghiên cứu
-

Tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn
Xoài.

-

Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với công tác quản lý môi
trường tại KDL.

-

Đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường nhằm phục vụ du lịch tốt hơn.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
-

Tài nguyên du lịch và hiện trạng quản lý môi trường KDL sinh thái Vườn Xoài.

-


Du khách và nhân viên tại KDL sinh thái Vườn Xoài.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
-

Về không gian: tại KDL sinh thái Vườn Xoài, Đồng Nai.

-

Về thời gian: từ ngày 01/2011 đến ngày 30/06/2011.

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 2


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Du lịch và các vấn đề liên quan
2.1.1 Du lịch

2.1.1.1 Khái niệm
Theo Luật Du lịch 2005, du lịch được hiểu như sau:
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí,
nghĩ dưỡng của con người trong một khoảng thời gian nhất định.”
2.1.1.2 Nguyên tắc phát triển du lịch

Việc phát triển du lịch phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
1. Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa
kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng
du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của
tài nguyên du lịch.
2. Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an
toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch.
4. Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong
phát triển du lịch.
5. Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình ảnh
đất nước, con người Việt Nam.
6. Phát triển đồng thời du lịch trong nước và du lịch quốc tế, tăng cường thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam.
SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 3


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

2.1.1.3 Đặc trưng của du lịch
Những đặc trưng của ngành du lịch bao gồm:
-

Tính đa ngành:
+ Đối tượng được khai thác để phục vụ du lịch liên quan đến nhiều ngành
quản lý: sự hấp dẫn về cảnh quan tự nhiên, các giá trị lịch sử, văn hóa,
cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm.

+ Thu nhập xã hội từ du lịch mang lại lợi ích cho nhiều ngành kinh tế khác
nhau thông qua các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách du lịch: điện,
nước, nông sản, hàng hóa…

-

Tính đa thành phần: Biểu hiện ở tính đa dạng trong thành phần khách du lịch,
những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tổ chức chính phủ và
phi chính phủ, các tổ chức tư nhân tham gia vào các hoạt động du lịch.

-

Tính đa mục tiêu: Biểu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo bồn thiên nhiên,
cảnh quan lịch sử - văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của khách du lịch
và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng giao lưu văn hóa, kinh tế
và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên trong xã hội.

-

Tính liên vùng: Biểu hiện thông qua các tuyến điểm du lịch, với một quần thể
các điểm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với
nhau.

-

Tính mùa vụ: Biểu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thể hiện rõ nhất ở các loại hình du lịch
nghỉ biển, thể thao theo mùa, … hoặc loại hình du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi,
giải trí, …


-

Tính chi phí: Biểu hiện ở mục đích đi du lịch là hưởng thụ các sản phẩm du
lịch chứ không phải mục tiêu kiếm tiền.

-

Tính xã hội hóa: Biểu hiện ở chỗ thu hút mọi thành phần trong xã hội tham gia
và hoạt động du lịch.

2.1.1.4 Các loại hình du lịch
Việc phân loại các loại hình du lịch có ý nghĩa to lớn, cho phép định được vai
trò của du lịch.Từ đó, có thể xác định cơ cấu khách hàng, mục tiêu của điểm du lịch.
Sau đây là sự phân loại du lịch theo tác giả Trần Văn Thông, 2002:
SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 4


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

-

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
+ Du lịch quốc tế
+ Du lịch nội địa

-

Căn cứ vào nhu cầu đi du lịch của du khách:

+ Du lịch chữa bệnh
+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí
+ Du lịch thể thao
+ Du lịch thiên nhiên
+ Du lịch văn hóa
+ Du lịch tôn giáo
+ Du lịch xã hội

-

Căn cứ vào phương tiện lưu trú:
+ Du lịch ở khách sạn
+ Du lịch ở Motel
+ Du lịch nhà trọ
+ Du lịch cắm trại

-

Căn cứ vào thời gian đi du lịch:
+ Du lịch dài ngày
+ Du lịch ngắn ngày

-

Căn cứ vào hình thức tổ chức du lịch:
+ Du lịch theo đoàn
+ Du lịch cá nhân

-


Căn cứ vào thành phần của khách du lịch:
+ Khách du lịch thượng lưu
+ Khách du lịch bình dân

-

Căn cứ vào phương thức ký kết hợp đồng đi du lịch:
+ Du lịch trọn gói
+ Du lịch từng phần

-

Căn cứ vào phương tiện giao thông:
+ Du lịch xe đạp, mô-tô

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 5


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

+ Du lịch tàu hỏa
+ Du lịch tàu thủy
+ Du lịch xe hơi
+ Du lịch máy bay
-

Căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
+ Du lịch miền biển

+ Du lịch núi
+ Du lịch đô thị
+ Du lịch đồng quê

2.1.2 Tài nguyên du lịch
2.1.2.1 Khái niệm
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung, khái niệm tài
nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sang tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có
thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các
KDL, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.”
2.1.2.2 Phân loại
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ,
tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch
bền vững.
Tài nguyên du lịch tự nhiên: gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí
hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục
đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn: gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,
văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao
động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể
được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 6


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


2.1.3 Khu du lịch
2.1.3.1 Khái niệm
“Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du
lịch tự nhiên, được quy hoạch, đâu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.”
2.1.3.2 Điều kiện để được công nhận là KDL
Hiện nay, đối với các KDL, nước ta phân thành 2 cấp độ là KDLquốc gia và
khu du lịch địa phương với các điều kiện sau:
KDL quốc gia khi có đủ các điều kiện sau:
-

Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có
khả năng thu hút lượng khách du lịch cao.

-

Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây
dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường
của KDL; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà
nước về du lịch ở trung ương trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định.

-

Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo
đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở
lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của KDL.

KDL địa phương khi có đủ các điều kiện sau:
-


Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.

-

Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây
dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch.

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du
lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục
vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
2.1.3.3 Quản lý KDL
KDL phải thành lập Ban quản lý KDL; trường hợp KDLđược giao cho một
doanh nghiệp là chủ đầu tư thì chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý KDL đó theo các nội
dung sau:
-

Quản lý công tác quy hoạch và đầu tư phát triển.

-

Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ.

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 7


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


-

Bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn xã hội.

-

Thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.1.4 Du lịch và môi trường
2.1.4.1 Các khái niệm có liên quan đến môi trường
Môi trường: bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật.
Hoạt động bảo vệ môi trường: là hoạt động giữ cho môi trường trong lành,
sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi
trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử
dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học.
Chất thải: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
Quản lý chất thải: là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
2.1.4.2 Phát triển du lịch và bảo vệ môi trường
Du lịch là một ngành công nghiệp lớn nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất so
với các lĩnh vực kinh tế khác. Du lịch có tác động tiêu cực và tích cực trong đời sống
của con người và môi trường. Do vậy, phát triển du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi
trường du lịch:
1. Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội nhân văn cần được bảo vệ, tôn tạo và
phát triển nhằm bảo đảm môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn,
lành mạnh và văn minh.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành

các quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi
trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại
chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động
tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng,
chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình.
SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 8


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

5. Khách du lịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có
trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần
phong mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao
hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.
“Những chính sách phát triển du lịch bền vững và việc thực hiện quản lý theo
những chính sách này có thể áp dụng cho tất cả các loại hình du lịch tại các loại hình
địa điểm khác nhau. Nguyên tắc bền vững dựa vào điều kiện môi trường, kinh tế và
văn hóa – xã hội tại điểm du lịch, và sự cân bằng phải được thiết lập giữa ba nhân tố
này để đảm bảo sự bền vững lâu dài.” (Theo UNEP, 2007)
2.2 Tổng quan về KDL sinh thái vườn xoài
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Trang trại Vườn Xoài được chính thức xây dựng thành KDL từ tháng
30/04/2006.
KDL sinh thái Vườn Xoài ban đầu chỉ là mô hình trang trại chăn nuôi và trồng
rau của cô chủ Dương Thị Nhã. Từ mô hình trang trại chăn nuôi này, kết hợp với điều
kiện cảnh quan thiên nhiên có đựơc tại địa phương và ý thức giữ gìn môi trường thêm

xanh, sạch, đẹp đã dần dần từng bứơc phát triển thành một KDL hấp dẫn khách du
lịch.
Từ khi mở cửa đón khách đến nay KDL không ngừng cải tiến, hoàn thiện các
dịch vụ du lịch phù hợp với không gian xanh, mang đậm nét sinh thái và không ngừng
cải tiến chất lượng để đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của khách du lịch.
Với diện tích 35 ha, Vườn Xoài thực sự là KDL lý tưởng cho kì nghỉ cuối tuần
của du khách với các hoạt động giải trí phong phú như: trượt cỏ, bơi, chơi tenis, câu
cá, cưỡi đà điểu, tham quan trại cá sấu, chuồng gấu, vườn tre, …
Văn phòng chính thức
-

Tên: Công ty trách nhiệm hữu hạn Du lịch sinh thái Vườn Xoài

-

Tên thương mại: Khu du lịch sinh thái Vườn Xoài (Mango Garden Resort)

-

Số đăng ký kinh doanh: 4702003367.

-

Vốn điều lệ: 28.126.428.000 đồng (tính đến 2009)

-

Địa chỉ: số 114, ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai

-


Điện Thoại: 0613 968 163 (164)

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 9


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

-

Fax: 0613 968 165

-

Website:

-

Email:

Văn phòng đại diện
-

Địa chỉ: 15 Đặng Tất, phường Tân Định, quận 1, TP Hồ Chí Minh.

-

Điện thoại: (08) 3 8483836


-

Fax: (08) 3 8483836

2.2.2 Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của KDL sinh thái Vườn Xoài được thể hiện thông qua hình 2.1
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của KDL sinh thái Vườn Xoài

Trong đó:
-

Bộ máy quản lý của công ty gồm có: Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, phó
giám đốc.

-

Các bộ phận, phòng ban chịu trách nhiệm về một lĩnh vực cụ thể như sau:
+ Phòng kinh doanh: chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, phó giám đốc;
có chức năng thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá, giao dịch khách
hàng, tìm hiểu thị trường và cung cấp mọi thông tin cần thiết về thị
trường cho ban lãnh đạo.

SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 10


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


+ Phòng kế toán: là trợ thủ đắc lực nhất giúp giám đốc nắm rõ tình hình tài
chính của công ty, có trách nhiệm phản ánh chính xác toàn diện các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từ đó giúp phó giám đốc, giám đốc đề ra các
biện pháp tổ chức quản lý, kinh doanh thích hợp cho KDL.
+ Phòng nhân sự: quản lý, bố trí nhân sự, tham gia lập kế hoạch lao động
tiền lương, kế hoạch lao động, … đáp ứng kế hoạch sản xuất kinh doanh
của KDL, lập quy hoạch cán bộ trước mắt và lâu dài. Lập kế hoạch và
thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển cán bộ và lao động. Bảo đảm
chế độ cho người lao động theo chế độ chính sách hiện hành. Phối hợp
với các đơn vị, phòng ban liên quan để soạn thảo các quy chế hoạt động
của KDL và của các đơn vị. Quản lý văn phòng, trang thiết bị văn phòng,
xe con, điện nước phục vụ cho mọi hoạt động của văn phòng công ty và
công ty. Chăm lo sức khoẻ đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, công
nhân viên. Bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan và chỉ đạo công tác bảo vệ đối
với các đơn vị. Quan hệ chặt chẽ với địa phương trong việc tham gia
thực hiện các phong trào và thực hiện trách nhiệm của KDL đối với địa
bàn khu vực. Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
+ Phòng vật tư: Theo dõi quản lý toàn bộ máy móc, trang thiết bị. Lập dự
toán, dự toán dự trù mua sắm tài sản, vật tư. Phân phối cấp phát cho các
đơn vị nhỏ trực thuộc KDL.
+ Phòng xây dựng cơ bản: sửa chữa, tu bổ các công trình, tài sản bị hư
hỏng, xây dựng thiết kế mô hình kiến trúc của KDL.
+ Phòng dịch vụ du lịch: phục vụ nhu cầu của khách hàng khi đến với
KDL một cách hoàn hảo nhất. Đồng thời quản lý, giữ gìn tài sản của
KDL.
+ Bộ phận cảnh quan, môi trường: chăm lo cảnh quan thiên nhiên, cây
cảnh và thực hiện công tác giữ gìn vệ sinh môi trường trong KDL.
+ Bộ phận động vật hoang dã: chăn nuôi các loại động vật phục vụ nhu cầu
du lịch và cung cấp thực phẩm cho hoạt động của KDL.


SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 11


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tìm hiểu hiện trạng du lịch và tài nguyên du lịch của KDL sinh thái Vườn
Xoài
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp cơ bản nhất được tiến hành thường xuyên trước và trong
quá trình làm khóa luận. Nguồn tài liệu chủ yếu là thứ cấp, trước tiên là nguồn tư liệu
giảng dạy của thầy cô và những khóa luận tốt nhiệp trước đây để định hướng và xác
định mục tiêu cho đề tài.
Tiếp theo là nguồn thông tin được cung cấp từ KDL sinh thái Vườn Xoài, đây
là một nguồn tài liệu quan trọng, xác định hiện trạng phát triển du lịch thông qua số
lượng khách du lịch tới hằng năm và các nguồn tài nguyên du lịch – nhằm đánh giá
tiềm năng du lịch tại KDL sinh thái Vườn Xoài.
3.1.2 Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp giúp xác định được vị trí của KDL, trên cơ sở đó đánh giá
những mặt thuận lợi và khó khăn khi hoạt động du lịch được khai thác, cũng như
những ưu thế vốn có.
Dựa vào bản đồ, xác định các điểm du lịch hiện có và gắn kết với KDL sinh
thái Vườn Xoài trong các chương trình du lịch.
3.1.3 Phương pháp khảo sát thực địa
Là phương pháp tiếp cận rõ ràng, thực tế nhất giúp nhận diện được hiện trạng
và hướng đi của đề tài, nhìn thấy rõ nhất những gì đã tham khảo qua tài liệu. Công tác
khảo sát thực địa được chia thành 2 đợt, cụ thể theo bảng 3.1.


SVTH: LÊ HOÀNG OANH

Trang 12


×